You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (2023- 2024)

MÔN GDCD - K12


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát,
trừ trường hợp
A. đang đi lao động. B. phạm tội quả tang. C. đang trong trại an dưỡng. D. đang đi công tác.
Câu 2. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
khi
A. theo dõi phạm nhân vượt ngục. B. đánh người gây thương tích.
C. mạo danh lực lượng chức năng. D. thực hiện tố cáo nặc danh.
Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. bảo trợ người già neo đơn. B. theo dõi nhân chứng.
C. giam, giữ người trái pháp luật. D. theo dõi tội phạm nguy hiểm.
Câu 4: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều
A. được giảm nhẹ hình phạt. B. phải xét xử lưu động. C. bị xử lí theo pháp luật. D. cần bảo mật tuyệt đối.
Câu 5. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người
A. tôn tạo. B. tôn trọng. C. bảo mật. D. bảo vệ.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi
có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi. B.công cụ để thực hiện tội phạm.
C. quyết định điều động nhân sự. D. đối tượng tố cáo nặc danh.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng
A. kiểm soát nội dung. B. sao kê đồng loạt. C. bảo đảm bí mật. D. niêm yết công khai.
Câu 8: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. nói chuyện với các bạn về buổi diễn văn nghệ. B. theo dõi diễn biến dịch bệnh.
C. phát biểu ý kiến trong hội nghị. D. tuyên truyền thông tin thất thiệt.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác
khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khống chế con tin. B. Theo dõi nghi phạm. C. Giải cứu nạn nhân. D. Điều tra tội phạm.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm
của người khác?
A. Khống chế và bắt giữ tên trộm. B. Điều tra hiện trường gây án
C. xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác. D. theo dõi phạm nhân vượt ngục.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe dọa giết người là hành vi xâm phạm quyền
được pháp luật bảo hộ về
A. nhân phẩm của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. danh dự của công dân.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ
căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. bạo lực gia đình. B. phương tiện gây án. C. tội phạm đang lẩn trốn. D. người đang bị truy nã.
Câu 13: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước là nội dung quyền nào sau đây?
A.Tự do cá nhân. B. Tự do ngôn luận. C. Tự do tranh luận. D. Tự do hội họp.
Câu 14: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A.Nhận xét chương trình nghệ thuật. B. Né tránh đấu tranh phê bình.
C. Bảo mật quan điểm cá nhân. D. Phát tán tin đồn thất thiệt.
Câu 15: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C.dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất trộm.
Câu 16: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
của công dân?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi. B. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. D. Chuyển giúp thư cho người khác.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được
A. niêm phong và cất trữ. B. phổ biến rộng rãi và công khai.
C. bảo đảm an toàn và bí mật. D. phát hành và lưu giữ.
Câu 18: Người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quy định quyền đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín của
khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tiêu hủy thư không rõ địa chỉ nhận. B. Tăng mức cước phí dịch vụ.
C. Tra cứu địa chỉ giao nhận. D. Làm chậm quá trình chuyển phát thư tín.
Câu 19: Quyền tự do ngôn luận là quyền
A. tự do chính trị. B. tự do dân chủ. C. tự do kinh tế. D. tự do cơ bản.
Câu 20: Công dân được trực tiếp phát biểu ý kiến tại cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố, thuộc nội
dung quyền nào sau đây?
A. Tự do tiếp cận thông tin. B. Tự do ngôn luận. C. Tham gia tổ chức sự kiện. D. Phát triển cá nhân.
Câu 21. Đánh người là hành vi xâm phạm tới quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần và danh dự của công dân.
Câu 22. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ
trường hợp
A. đang đi lao động. B. phạm tội quả tang. C. đang trong trại an dưỡng. D. đang đi công tác.
Câu 23. Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Khống chế tội phạm. B. Đe dọa giết người. C. Bắt cóc con tin. D. Theo dõi nạn nhân.
Câu 24. Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều
A. được giảm nhẹ hình phạt. B. phải xét xử lưu động. C. bị xử lí theo pháp luật. D. cần bảo mật tuyệt đối.
Câu 25. Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm
của người khác?
A. đang thực hiện hành vi phạm tội. B. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
C. theo dõi tội phạm nguy hiểm. D. lan truyền bí mật quốc gia.
Câu 26. Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe của công dân?
A. Tố cáo nghi phạm. B. Bảo vệ nhân chứng. C. Giải cứu con tin. D. Đầu độc nạn nhân.
Câu 27. Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang?
A. Mọi công dân. B. Chính quyền địa phương. C. Cơ quan điều tra. D. Người có thẩm quyền.
Câu 28. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là sai. B. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
C. Không ai được bắt và giam giữ người. D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm.
Câu 29. Đâu là hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác ?
A. Đánh người gây thương tích. B. Bắt người do nghi ngờ không có căn cứ.
C. Đánh đập người khác đến chết. D. Vu khống người khác phạm tội.
Câu 30. Công dân bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân?
A. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. B. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
C. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. D. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
Câu 31: Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ
bản của công dân là trách nhiệm của
A. nhân dân. B. công dân. C. nhà nước. D. lãnh đạo nhà nước.
Câu 32: Cần rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ
pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác là thể hiện trách nhiệm của công dân
đối quyền
A. tự do hội họp. B. tự do cơ bản. C. bầu cử, ứng cử. D. về đời sống xã hội.
Câu 33: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền
A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận.
C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. khiếu nại và tố cáo.
Câu 34: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự
A. quyết định. B. vận động. C. tranh cử. D. ứng cử.
Câu 35: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. giám sát hoạt động bầu cử. B. bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
C. nghiên cứu lí lịch ứng cử viên. D. kiểm tra niêm phong hòm phiếu.
Câu 36: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào
hòm phiếu là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 37: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?
A.Văn hóa. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Giáo dục.
Câu 38: Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Ủy quyền. B. Phổ thông. C. Bình đẳng. D. Trực tiếp.
Câu 39: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân, thông qua đó nhân dân thực thi
hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. tập trung. D. chuyên chế.
Câu 40: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường
A. tự đề cử. B. tự bầu cử. C. tự tiến cử. D. giới thiệu ứng cử.
Câu 41: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích
của quyền
A. tố cáo. B. đền bù. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 42: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ
chức hoặc công dân là mục đích của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 43: Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của bất
cứ cá nhân, tổ chức nào là biểu hiện của quyền
A. Truy tố. B. Xét xử.. C. Khiếu nại. D. Tố cáo
Câu 44: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Nhận tiền công khác với thỏa thuận. B. Xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
C. Bị buộc thôi việc không rõ lí do. D. Phải kê khai tài sản cá nhân.
Câu 45: Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?
A. Khiếu nại. B. Tự do ngôn luận. C. Tố cáo. D. Bầu cử.
Câu 46: Quyền khiếu nại là quyền của công dân được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm
A. quyền, lợi ích của mình. B. quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
C. bí mật đời sống riêng tư. D. quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 47: Khi thường xuyên bị người khác dùng vũ lực đe dọa giết, công dân có thể thực hiện quyền nào sau
đây?
A.Khiếu nại. B.Tố cáo. C. Bãi nại. D. Tố tụng.
Câu 48: Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị hạ bậc lương không rõ lí do. B. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn.
C. Bắt gặp hành vi sử dụng bạo lực. D. Chứng kiến việc chuyển nhượng tài sản.
Câu 49: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện tài sản bị thất lạc. B. Chứng kiến hiến tặng nội tạng.
C. Bắt gặp người nhập cư trái phép. D. Bị tính sai hóa đơn dịch vụ.
Câu 50: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau
đây?
A. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn. B. Chứng kiến hành vi hung hãn.
C. Bắt gặp đối tượng khủng bố. D. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng
Câu 51:Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. theo dõi kết quả bầu cử. B. tìm hiểu thông tin ứng cử viên.
C. công khai nội dung phiếu bầu. D. bí mật viết phiếu và bỏ phiếu.
Câu 52: Theo quy định, người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử
tri. Việc này thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. phổ thông, trực tiếp. B. bỏ phiếu kín, phổ thông. C. bình đẳng, bỏ phiếu kín. D. trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 53: Trong quá trình bầu cử, việc mỗi người được tự do, độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình đối với
những người trong danh sách ứng cử viên đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử ?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 54: Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến của hội
nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng viên chính thức?
A. Hội đồng nhân dân. B. Uỷ ban nhân dân. C. Huyện ủy. D. Mặt trận tổ quốc.
Câu 55: Theo quy định của pháp luật, mỗi cử tri đều được tự viết phiếu và bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu là thể
hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Phổ thông. B. Gián tiếp. C. Trực tiếp. D. Đại diện.
Câu 56: Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri
nhận phiếu và bầu cử thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 57: Dân chủ ở cơ sở thì những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là
A. xây dựng chiến lược phát triển kinh tế. B. xây dựng quy ước, hương ước.
C. xét xử lưu động của Tòa án. D. đạo đức của cán bộ xã.
Câu 58: Ở phạm vi cơ sở thì những việc dân thảo luận, góp ý trước khi chính quyền xã quyết định là
A. quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. B. xây dựng quy ước hương ước.
C. xây dựng các công trình phúc lợi. D. kiểm tra việc sử dụng các loại phí.
Câu 59: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong
trường hợp nào sau đây?
A. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến. B. Theo dõi kết quả bầu cử.
C. Giám sát việc giải quyết khiếu nại. D. Độc lập lựa chọn ứng cử viên.
Câu 60: Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân giám sát việc chi trả tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch
bệnh tại địa phương là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở B. lãnh thổ. C. cả nước. D. quốc gia.
Câu 61: Công dân không được thực hiện quyền bầu cử tại thời điểm nào sau đây?
A.Làm nhân chứng vụ án. B. Thực hiện lệnh tạm giam.
C. Bị quản chế hành chính. D.Thi hành hình phạt tù.
Câu 62: Công dân không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị mất năng lực hành vi dân sự. B. Tạm thời chưa có thu nhập ổn định.
C. Đề xuất thay đổi hộ tịch cá nhân. D. Được đề nghị làm nhân chứng vụ án.
Câu 63: Công dân tham gia thảo luận các công việc chung của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội là thực hiện quyền tham gia
A. xây dựng bộ máy nhà nước. B. ban hành chính sách kinh tế.
C.quản lý nhà nước và xã hội. D. tự do ngôn luận.
Câu 64: Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của công dân được
A. kiến nghị với cơ quan nhà nước. B. số hóa tài nguyên khoáng sản.
C. tự chủ thay đổi kiến trúc thượng tầng. D. chia đều nguồn ngân sách quốc gia.
Câu 65: Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được Nhà nước trưng cầu ý dân là thực hiện
quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. khu vực B. cả nước C. vùng miền D. cơ sở
Câu 66: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện
theo cơ chế
A. dân kiểm tra. B. dân bàn. C. dân quản lí. D. dân biết.
Câu 67: Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện tốt quy chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
chính là đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở B. lãnh thổ C. cả nước . D. quốc gia.
Câu 68: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, phường là những việc
A. dân biết. B. dân bàn. C. dân làm. D. nhân kiểm tra.
Câu 69: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong
trường hợp nào sau đây?
A. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. B. Thay đổi kiến trúc thượng tầng.
C. Sử dụng dịch vụ công cộng. D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
Câu 70: Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là
A. chỉ cá nhân. B. chỉ tổ chức. C. cán bộ công chức. D. cá nhân, tổ chức.
TÌNH HUỐNG VẬN DỤNG CAO:
Câu 71. Trên đường đi làm về, anh A lái xe quá tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên đã tông vào
chị M khiến chị phải đi cấp cứu. Trong thời gian nằm viện, anh A không đến thăm, hỏi, xin lỗi chị M.
Sau đó còn to tiếng chửi chị. Sau khi khỏe lại chị M kể chuyện này với anh trai là H và biết được anh
A làm cùng cơ quan với X là bạn thân của mình. Anh H rủ anh X cầm theo gậy tìm đến anh A để trả
thù. Khi gặp cả hai cùng to tiếng, trong lúc đó thì X đã đánh anh A trọng thương. Hành vi của ai dưới
đây cần bị tố cáo?
A. Anh A và X. B. Anh A, anh H và X.
C. Anh H và X. D. Anh A, X và chị M.
Câu 72. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã
cùng với Q và K tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Khi thấy T nói không đúng về mình, B đã
cùng với H đến nhà và đe dọa đánh T. Trưởng thôn biết chuyện đã mời cả năm người về trụ sở thôn
để làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
của công dân?
A. B, T và Q. B. T, Q và H.
C. T, Q và K. D. Q, K và B.
Câu 73. Anh B vào nhà ông C lấy trộm máy vi tính thì bị ông C cùng anh H và anh M bắt quả tang.
Thấy vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc bảo đem anh B vào nhốt ở nhà kho của
hợp tác xã. Nghe lời anh E, H và M đem nhốt anh B vào kho. Chẳng may đến sáng hôm sau, anh B vì
lạnh và đói ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh E và anh M. B. Anh H, anh E, anh M.
C. Anh M và anh H. D. Ông C, anh H, anh M.
Câu 74. Nhân dịp cuối tuần gia đình ông A đóng cửa về nhà ngoại chơi thì bị hai thanh niên là X và
N lẻn vào nhà mở tủ lấy 50 triệu đồng, khi ra khỏi cửa thì bị bà H phát hiện và hô hoán lên, ông B và
ông C chạy đến và ngăn hai thanh niên lại. Trong lúc giằng co, ông B đã đẩy X ngã và bị trọng
thương, thấy vậy N xông vào đánh ông B. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh X và B. B. Ông B và N.
C.Anh X, N và B. D. X và N.
Câu 75. Ông A mất một máy bơm nước. Do nghi ngờ con ông B nhà kế bên lấy trộm, nên ông A yêu cầu
ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý nhưng ông A cùng con trai cứ tự tiện xông vào nhà để
khám. Biết chuyện, anh P là con trai lớn của ông B đã nhờ anh K và Q sang nhà ông A chửi bới, đánh bố
con ông A và đập phá một số tài sản trong nhà ông A. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp
luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Cha con ông A, anh K, anh Q. B. Anh P, anh K, anh Q.
C. Anh K và anh Q, ông B. D. Cha con ông A, ông B.
Câu 76. Phát hiện ông B trưởng phòng đào tạo một trường đại học X làm bằng giả cho anh H. Sau khi
bàn bạc, anh K và anh M yêu cầu ông B phải đưa cho hai anh 20 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Ông B
liền nói chuyện với anh H về sự việc này. Anh H đã thuê anh C và anh D đến gặp anh K và M để nói
chuyện, trong lúc lời qua tiếng lại, anh C và anh D đánh anh K bị thương tật 15%. Những ai dưới đây đã
vi phạm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?
A. Ông B, anh H, anh C. B. Anh C, anh D, ông B.
C. Anh C, anh D. D. Anh H, anh C và anh D.
Câu 77. Ông A, chủ nhà trọ, đã kí hợp đồng cho vợ chồng cô B thuê một phòng trọ trong thời hạn một
năm. Sau ba tháng kể từ khi kí hợp đồng, vợ chồng cô B đã thực hiện đúng các thoả thuận đã kí trong hợp
đồng với ông A. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông A lại tự ý mở cửa để vào phòng trọ của vợ chồng cô B. Cô
B phản đối không được nên cô B đã chửi, mắng ông A rất thậm tệ, còn chồng cô B rủ thêm anh H, K
xông vào đánh ông A trọng thương. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở của công dân?
A.Vợ chồng cô B và K. B. Ông A. C. Chồng cô B và H. D. Vợ chồng cô B, H.
Câu 78. Được anh M nhờ nên H đã bỏ phiếu cho C. Biết được sự việc, lại nhìn thấy H gạch tên mình và chọn
C nên X liền báo lại cho Z là tổ trưởng tổ bầu cử. Thấy vậy ông Z đã tới gặp và yêu cầu H thay đổi lựa chọn.
Tuy nhiên, bị H kiên quyết phản đối. Không hài lòng X liền lăng mạ, chửi bới H. Trong lúc đó chị T là nhân
viên bầu cử đã dùng điện thoại quay lại sự việc rồi tung lên mạng xã hội và được A chia sẻ với mọi người.
Trong trường hợp trên ai không vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh M, ông Z, H, X. B. Chị T, A, H và C.
C. A và C. D. Chị T, A và C.
Câu 79. Do phải đi làm ăn xa nên chị A đã gửi cháu V vừa tròn 16 tuổi, nhờ gia đình anh họ tên T chăm sóc
và nói sẽ gửi tiền nhờ anh T nuôi cháu V ăn học. Vợ chồng anh T đã chiếm đoạt số tiền chị A gửi về còn bắt
cháu V phải nghỉ học và đi làm nhân viên cho quán karaoke X. Một lần đang dọn dẹp phòng hát, cháu V đã
bị anh H giở trò đồi bại. Hoảng sợ V đã lấy chai rượu đập vào người anh H làm anh H bị thương. Hành vi của
ai không bị tố cáo?
A. Vợ chồng anh T, H và cháu V. B. Chủ quán X, chị A và cháu V.
C. Vợ chồng anh T, A và chủ quán X. D. Cháu V, vợ chồng anh T, chủ quán X.
Câu 80. Vào ngày bầu cử, ông A có việc bận nên nhờ con trai là anh S đi bỏ phiếu thay mình. Tới nơi bầu cử,
anh S gặp X là bạn học cũng đang đi bỏ phiếu cho mẹ. Khi anh S và X chuẩn bị bỏ phiếu, anh K tổ kiểm
phiếu, lại đề nghị hai em bỏ phiếu cho cháu mình là Y. Những ai vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử?
A. Ông A và S. B. Anh S và X.
C. Ông A, anh K và mẹ X. D. Ông A, mẹ X, anh S và X.
Câu 81. Nghi ngờ nhà bà X có chứa tội phạm đang bị truy nã, ông A đã báo cho ông C là công an xã. Ông C
lập tức tới và xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ, bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu
thuẫn với ông C nên ông G đã giấu đứa bé vào nhà kho. Sau hơn một ngày tìm kiếm không được, bà X đến
nhà ông C đập phá đồ đạc. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông A và ông G. B. Ông A và bà X.
C. Ông C, ông A, ông G và bà X. D. Ông A, ông G và bà X.

PHẦN II: TỰ LUẬN


Xem nội dung bài 6,7 SGK để giải quyết tình huống và trả lời câu hỏi
…………………………..HẾT……………………………..

You might also like