You are on page 1of 34

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2

TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC MÔN GDCD LỚP 12


NĂM HỌC 2022-2023

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN


Câu 1: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó
khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?
A. Giám đốc công ty. B. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.
C. Công an. D. Viện Kiểm sát, Tòa án.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về than thể của
công dân?
A. Bắt cóc con tin. B. Đe dọa giết người.
C. Khống chế tội phạm. D. Theo dõi nạn nhân.
Câu 3: Quyền nào dưới đây là quan trọng nhất đối với mỗi công dân?
A. Bí mật thư tín. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Tự do ngôn luận.
Câu 4: Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của
Viện kiểm sát, trừ trýờng hợp
A. gây khó khăn cho việc điều tra. B. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
C. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ. D. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 5: Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
B. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
C. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và giam, giữ người chỉ được
thực hiện khi có quyết đinh hoặc phê chuẩn của
A. ủy ban nhân dân. B. Hội đồng nhân dân.
C. Tổng thanh tra. D. Viện Kiểm sát.
Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác
khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khống chế con tin. B. Theo dõi nghi phạm.
C. Giải cứu nạn nhân. D. Điều tra tội phạm.
Câu 9: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự do đi lại và lao động. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được đảm bảo về tính mạng. D. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Câu 10: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành
vi nào sau đây?
A. Cướp giật tài sản. B. Thu thập vật chứng.
C. Theo dõi nghi phạm. D. Điều tra vụ án.
Câu 11: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc
A. bắt người phạm tội quả tang. B. bắt người đang bị truy nã.
C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp. D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
Câu 12: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân. B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bắt người hợp pháp của công dân. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 13: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 14: Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khiến anh S tức giận
dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Tự do ngôn luận và báo chí.
C. Bảo vệ các thành quả lao động. D. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
Câu 15: Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tự ý bắt, giam, giữ người là đảm bảo quyền tự do cơ bản nào
dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được PL bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân
thể?
A. Bắt người đang thực hiện phạm tội.
B. Bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội.
C. Bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang.
D. Bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.
Câu 17: Bắt người trong trường hợp nào khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận đúng là người đã
thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được?
A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã. D. Trường hợp có quyết định của Tòa án.
Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã
C. Những người chưa từng phạm tội mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Ngoài công an ra .không ai được quyền bắt người đang bị truy nã.
Câu 19: Bắt người trong trường hợp nào khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chổ ở của người bị tình
nghi thực hiện phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn?
A. Trường hợp khẩn cấp. B. Trường hợp quả tang.
C. Trường hợp truy nã. D. Trường hợp Tòa án, Viện Kiểm sát ra quyết định
Câu 20: Cho rằng ông A lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A
chửi mắng và bị con ông A bắt, rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư. D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 21: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. tự do ngôn luận.
Câu 22: Việc làm nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi. B. Trêu chọc bạn trong lớp.
C. Giáo viên phê bình học sinh trên lớp. D. Trêu đùa người khác trên facebook.
Câu 23: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự ?
A. Vu khống người khác.
B. Vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý
C. Bóc mở thư của người.
D. Tung tin nói xấu người khác trên Face book.
Câu 24: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi. B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. D. Quyền được PL bảo hộ về nhân phẩm của CD.
Câu 25: Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. về nhân phẩm, danh dự của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. tinh thần của công dân. D. thể chất của công dân.
Câu 26: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự ý thực hiện
hành vi nào dưới đây ?
A. Phát tán thông tin mật của cá nhân. B. Bảo mật danh tính cá nhân .
C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác . D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.
Câu 27: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.
Câu 28: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy cứu hình sự?
A. 11%. B. 12%. C. 13%. D. 14%.
Câu 29: Hành vi nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung. B. Khống chế và bắt giữ tên trộm ở nhà mình.
C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài. D. Đánh người gây thương tích.
Câu 30: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 31: Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc đó em của
K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L bị thương phải nhập viện băng bó. Hành vi của G đã xâm
phạm tới quyền gì của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do sáng tạo và phát triển. D. Được PL bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 32: Hành vi đánh người, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản
nào của công dân?
A. Bảo đảm an toàn, bí mật đời tư. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Được chăm sóc, giáo dục toàn diện.
Câu 33: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ
khẳng định ở đó có
A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 34: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ
căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. người đang bị truy nã. B. phương tiện gây án.
C. bạo lực gia đình. D. tội phạm đang lẩn trốn.
Câu 35: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của
Câu 36: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất ừộm.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ
để khẳng định ở đó có
A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng.
C. tổ chức sự kiện. D. bạo lực gia đình.
Câu 38: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn. B. Đe dọa đánh người.
C. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
Câu 39: Nghi ngờ cháu M lấy điện thoại của mình, ông P đã xông vào nhà cháu M trong lúc chỉ có mình M
ở nhà để khám xét. Hành vi của ông P xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. bất khả xâm phạm chỗ ở. B. nhân thân và tài sản.
C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. D. được đảm bảo bí mật đời tư.
Câu 40: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân
A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
Câu 41: Chị I thuê căn phòng của bà B. Một lần chị không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra.
Bà B có quyền tự ý vào phòng chị I khi chị không có nhà hay không? Vì sao?
A. Bà B có quyền vào vì sau đó nói với chị .
B. Bà B có quyền vào vì đây là nhà của bà.
C. Bà B có quyền vào vì bà chỉ kiểm tra không lấy tài sản.
D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác.
Câu 42: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là
A. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý
B. không ai được tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý
C. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết
D. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác
Câu 43: Công dân tự ý khám xét chỗ ở của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về
A. chỗ ở. B. danh tính. C. bí mật đời tư. D. thân thể.
Câu 44: Tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân, là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi sum họp
nghỉ ngơi của công dân là gì?
A. Chỗ ở của công dân. B. Khách sạn công dân ở.
C. Chỗ làm của công dân. D. Cơ sở tôn giáo.
Câu 45: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Giúp chủ nhà phá khóa để vào nhà. B. Con cái vào nhà không xin phép bố mẹ.
C. Trèo qua tường nhà hàng xóm để lấy đồ bị rơi.D. Hết hạn thuê nhà nhưng không chịu dọn đi.
Câu 46: Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây?
A. Do pháp luật quy định. B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý. D. Do một người chỉ dẫn.
Câu 47: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. đính chính thông tin cá nhân. B. thống kê bưu phẩm đã giao.
C. cần chứng cứ để điều tra vụ án. D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
Câu 48: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. cần phục vụ công tác điều tra. B. xác minh địa chỉ giao hàng.
C. sao lưu biên lai thu phí. D. thống kê bưu phẩm thất lạc.
Câu 49: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín
của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính.
C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí.
Câu 50: Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc rồi
xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.
B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Được tự do lựa chọn thông tin.
D. Được bảo đảm an toàn về tài sản.
Câu 51: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự ý mở
ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 52: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được
A. phổ biến rộng rãi và công khai. B. niêm phong và cất trữ.
C. phát hành và lưu giữ. D. bảo đảm an toàn và bí mật.
Câu 53: Chị H là nhân viên chuyển thư của bưu điện. Do thấy có một bức thư của người lạ gửi cho chồng mình nên
chị H đã mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị H đã xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
Câu 54: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín?
A. Tự ý bóc thư của người khác B. Đọc trộm nhật kí của người khác
C. Bình luận bài viết của người khác trên mạng xã hội D. Nghe trộm điện thoại người khác
Câu 55: Theo qui định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm
soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Đội ngũ phóng viên báo chí. B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Nhân viên chuyển phát nhanh. D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Câu 56: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền
A. bí mật của công dân. B. bí mật của công chức.
C. bí mật của nhà nước. D. bí mật đời tư.
Câu 57: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ
quan, trường học, địa phương mình
A. ở những nơi có người tụ tập. B. trong các cuộc họp của cơ quan.
C. ở những nơi công cộng. D. ở bất cứ nơi nào.
Câu 58: Anh B viết bài đăng báo kiến nghị về tình trạng một số hộ kinh doanh không tuân thủ quy định bảo
vệ môi trường. Việc làm của anh B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 59: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi phạm quyền
A. quản lí cộng đồng. B. tự do ngôn luận.
C. quản lí truyền thông. D. tự do thông tin.
Câu 60: Cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã
hội là pháp luật đảm bảo quyền nào của công dân?
A. Học tập nghiên cứu. B. Kinh tế chính trị.
C. Sáng tạo phát triển. D. Tự do ngôn luận.
Câu 61: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết. B. Quản trị truyền thông
C. Tự do ngôn luận. D. Quản lí nhân sự.
Câu 62: Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp là một nội dung thuộc quyền
A. tự do hội họp. B. tự do ngôn luận. C. tự do thân thể. D. tự do dân chủ.
Câu 63: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Khiếu nại tố cáo B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bầu cử, ứng cử. D. Quyền được phát triển.
Câu 64: Ông B viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế biến
thức ăn. Ông B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tích cực đàm phán. B. Quản lí nhà nước.
C. Tự do ngôn luận. D. Xử lí thông tin.
Câu 65: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 66: Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các
chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại và tố cáo. B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.
C. Quyền tự do thông tin. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 67: Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương
là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến. B. Quyền tự do hội họp.
C. Quyền xây dựng đất nước. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 68: Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là
A. tự do nói chuyện trong giờ học. B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan. D. nói những điều mà mình thích.
Câu 69: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối quan hệ
cơ bản giữa Nhà nước và
A. Nhân dân. B. Công dân. C. Dân tộc. D. Cộng đồng.
Câu 70: Ông A là trưởng thôn, bà B là bí thư Chi bộ thôn X. Trong cuộc họp toàn dân bàn về việc xây
dựng đường liên thôn, khi anh M nêu ý kiến trái chiều đã bị ông A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy,
anh M vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Bực tức, bà B đã ép anh M dừng lời và chỉ đạo anh
Y là công an viên đuổi anh M ra khỏi cuộc họp. Có mặt tại cuộc họp chị H đã lấy điện thoại ra quay lại
toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông A và bà B. B. Ông A, anh Y và anh M.
C. Anh Y và chị H. D. Anh Y, chị H và bà B.
Câu 71: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu
đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và
anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây không vi phạm quyền
bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông D, bà H. B. Anh Y, anh T, anh CT.
C. Ông D, anh T, anh Y. D. Ông D, anh T, anh CT.
Câu 72: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của
mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng
chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. K, chị H và chồng B. Chị H và K.
C. Chị M, H và K. D. Chị H và chồng.
Câu 73: D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh. Tức giận,
anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của anh hai ngày.
Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể, B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
C. Được pháp luật bảo hộ về tài sàn. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 74: Do mâu thuẫn cá nhân, K đã viết bài đăng lên mạng xã hội bịa đặt T lấy trộm quỹ lớp khiến T bị
bạn bè dị nghị và xa lánh. Việc làm của K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
C. Được pháp luật bảo hộ về thân thể. D. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.
Câu 75: Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không
được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân
B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Bất khả xâm phạm về đời tư.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 76: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng
lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. B. Được pháp luật bảo đảm bí mật
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 77: Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỷ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông T
với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là G đã nhờ P và N đến
nói chuyện với K nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên N đã chửi bới vợ anh K, còn P đã đánh anh K
bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung
ông T thuê người đánh chồng mình để xiết nợ nhằm hạ uy tín của ông T. Những ai đã vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Ông T, anh P, N và anh K. B. Anh K, anh N và chị Q.
C. Anh K, N và anh P. D. Chị Q, ông T, anh K và N.
Câu 78: Nghi ngờ cửa hàng chị C bán hàng kém chất lượng, anh D đã buông những lời nhục mạ chị C. Thấy
cảnh đó, anh T là chồng của chị C đã đánh anh D gãy tay. Thấy vậy, Ông B đã quay video và tung lên
facebook để hạ uy tín cửa hàng chị C. Hành vi của ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm của công dân?
A. Anh T và chị C. B. Anh D và anh T.
C. Anh D và ông B. D. Ông B và anh T
Câu 79: N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và vợ là bà S bắt được H, còn N chạy thoát. Ông K nhốt H vào
nhà kho rồi sai hai con là M và T xuống canh chừng. Vì tức giận nên M và T đã xông vào đánh H bị thương nặng.
Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. M, T và ông K, bà S B. M và T
C. Ông K và bà S D. H và N
Câu 80: Phát hiện ông B trưởng phòng đào tạo một trường đại học X làm bằng giả cho anh H. Sau bàn bạc,
anh K và anh M yêu cầu ông B phải đưa cho hai anh 20 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo. Ông B liền nói
chuyện với anh H về sự việc này. Anh H đã thuê anh C và anh D đến gặp anh K và M để nói chuyện, trong
lúc lời qua tiếng lại, anh C và anh D đánh anh K bị thương tật 15%. Những ai dưới đây đã xâm phạm về
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?
A. Anh C, anh D, ông B. B. Anh C, anh D.
C. Ông B, anh H, anh C. D. Anh H, anh C và anh D.
Câu 81: Nhân dịp cuối tuần gia đình ông A đóng cửa về nhà ngoại chơi thì bị hai thanh niên là X và N lẻn
vào nhà mở tủ lấy 50 triệu đồng, khi ra khỏi cửa thì bị bà H phát hiện và hô hoán lên, ông B và ông C chạy
đến và ngăn hai thanh niên lại. Trong lúc giằng co, ông B đã đẩy X ngã và bị trọng thương, thấy vậy N xông
vào đánh ông B. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công
dân?
A. X và N. B. Anh X và B
C. Anh X, N và BDT. D. Ông B và N.
Câu 82: Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D tán tỉnh S nên đã kéo vào nhốt D tại phòng trọ
nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi 2 tiếng sau mới thả cho về. Vài hôm sau, D và
K (bạn của D) gặp V và H trong đám cưới. Sẵn có hơi men, K và D đã gây gổ và dạy cho V và H bài học để
trả thù. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. V, và H B. V, H, K, D. C. V, H và K D. D và K.
Câu 83: Cho rằng ông A cố tình gây rối khi ông này nhiều lần đến đòi gặp Chủ tịch xã, bảo vệ xã Y đuổi
ông A về. Hai bên to tiếng, bảo vệ đã đánh ông A gãy tay và đẩy xe máy của ông A xuống hồ. Việc làm của
bảo vệ xã Y đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. B. Được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 84: Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn thấy P, K đã
đuổi theo và đánh P bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập phải mặt K. Lúc đó, H chứng
kiến toàn bộ sự việc đe dọa giết P nếu tố cáo sự việc này với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an.
Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công
dân?
A. Chỉ có K. B. Chỉ có P. C. K và H. D. K, H và P.
Câu 85: Anh Q đi uống rượu về, đang chạy xe máy trên đường thì bị 1 cảnh sát giao thông yêu cầu dừng
xe kiểm tra. Lo sợ bị phạt nên anh Q đã không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy. Lúc đó, 2 cảnh sát mặc thường
phục cùng với người cảnh sát đó phối hợp khống chế anh Q, buộc phải dừng xe. Khi bị bắt, anh Q đã
chống đối và lấy con dao nhọn trong cốp xe đâm vào bụng một cảnh sát mặc thường phục, gây thương
tích 2%. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Anh Q và 2 cảnh sát mặc thường phục. B. Anh Q và 3 cảnh sát.
C. Anh Q. D. Người cảnh sát yêu cầu dừng xe.
Câu 86: Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty chỉ đạo hai
nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh G, H, K B. Anh G, T, K C. Anh K, G, H D. Anh H, T, K
Câu 87: Anh H say rượu đã đánh anh A trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Khi ra tù, anh H có đến công ty
F xin việc. Tuy nhiên, giám đốc Q sau khi xem hồ sơ đã từ chối anh với lí do anh H từng đi tù. Bực tức vì bị từ chối,
tối đó anh H rủ anh D xông vào nhà giám đốc Q đập phá đồ đạc và đánh anh Q trọng thương. Những ai dưới đây
đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh H, A, Q B. Anh H và D C. Anh A, Q, D. D. Anh D, H, A.
Câu 88: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên
quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình
cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới
được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Đảm bảo an toàn tính mạng.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
Câu 89: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền mới biết
mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách đã mất, bên trong túi xách có
hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm vì lúc dựng xe ở vỉa hè bà
thấy em T (lớp 8) đang chơi gần đó. Bà H gọi anh N (con trai) và chồng bà (ông Q) cùng vào nhà T để nói
chuyện nhưng bố mẹ em không có nhà nên anh N và ông Q đã vào các phòng để tìm. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh N và ông Q. B. Ông Q và bà H.
C. Bà H, em T và anh N. D. Bà H, anh N và ông Q.
Câu 90: Chị T tự ý kiểm tra điện thoại của con và phát hiện con trai thường xuyên nhắn tin hẹn bạn đi chơi
đỉện tử nên đã đưa cho chồng xem. Chồng chị giận dữ đánh con và đập nát điện thoại đó. Vợ chồng chị T đã
vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín. B. Bất khả xâm phạm về sức khỏe.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bất khả xâm phạm về tài sản.
Câu 91: Do ghét N nên A đã bàn với anh M nhân viên bưu điện để mình đưa thư cho N giúp anh. Vì bận
việc và thấy cũng tiện đường với A nên anh M đã đồng ý. Nhưng A không đưa thư cho N mà mở ra xem và
hủy luôn thư. Khi biết chuyện, N cùng với bạn của mình là T đến nhà đập phá và đe dọa đánh A. Sự việc đến
tai ông H trưởng công an xã, ông H đã cho người đến mời N và A về cơ quan để giải quyết. Những ai dưới
đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. M, A và T. B. M,A và H. C. M và A. D. H và T.

BÀI 7
Câu 1: Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. chấp hành hình phạt tù. B. công tác ngoài hải đảo.
C. mất năng lực hành vi dân sự. D. bị tước quyền công dân.
Câu 2: Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào
sau đây?
A. Được ủy quyền. B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín. D. Gián tiếp.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang đảm nhiệm chức vụ. B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang đi công tác xa. D. Người đang điều trị tại bệnh viện.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền
A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận,
C. độc lập phán quyết. D. khiếu nại và tố cáo.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu. B. tìm hiểu thông tin ứng cử viên.
C. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu. D. theo dõi kết quả bầu cử.
Câu 6: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí
và nguyện vọng của mình.
A. Tham gia quản lý nhà nước B. Khiếu nại tố cáo.
C. Bầu cử và ứng cử D. Quản lý xã hội.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua đại biểu
đại diện bằng hình thức thực hiện quyền
A. kiểm tra, giám sát. B. khiếu nại, tố cáo. C. bầu cử, ứng cử. D. quản lí nhà nước.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử
khi
A. độc lập lựa chọn ứng cử viên. B. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
C. đồng loạt sao chép phiếu bầu. D. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
Câu 9: Công dân không được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. chấp hành hình phạt tù. B. bị nghi ngờ phạm tội.
C. điều trị sau phẫu thuật. D. hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Câu 10: Quyền bầu cử và ứng cử là
A. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.
D. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã họi của công dân.
Câu 11 Quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân là quyền dân chủ cơ bản của công dân gắn với
hình thức dân chủ
A. gián tiếp. B. thảo luận. C. trực tiếp. D. biểu quyết.
Câu 12: Điều kiện nào dưới đây là đúng khi công dân tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp?
A. Công dân đủ 18 tuổi, được cử tri tín nhiệm và không vi phạm pháp luật.
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và được cử tri tín nhiệm.
C. Công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 13: Đâu là nguyên tắc của bầu cử
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. D. Phổ thông, có lợi.
Câu 14: Cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi thực hiện hành vi nào dưới đây ?
A. Nghiên cứu tiểu sử ứng cử viên. B. Ủy quyền tham gia bầu cử.
C. Tìm hiểu danh sách đại biểu. D. Chứng kiến niêm phong hòm phiếu.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. tìm hiểu thông tin ứng cử viên. B. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.
C. chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu. D. theo dõi kết quả bầu cử.
Câu 16: Để thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế Nhà nước bảo đảm cho công dân thực
hiện tốt quyền
A. bầu cử, ứng cử B. khiếu nại. C. học tập. D. tố cáo.
Câu 17: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp
quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là
A. dân chủ trực tiếp. B. dân chủ gián tiếp. C. dân chủ tập trung. D. dân chủ xã hội.
Câu 18: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện của mình quyết
định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là
A. dân chủ trực tiếp. B. dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ cá nhân. D. dân chủ xã hội.
Câu 19: Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết
hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử ?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 20: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp
luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Phổ thông . B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.
Câu 21: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là
A. bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D. bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
Câu 22: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia
quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cả nước. B. lãnh thổ. C. cơ sở. D. quốc gia.
Câu 23: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện
theo cơ chế
A. dân kiểm tra. B. dân bàn. C. dân quản lí. D. dân biết.
Câu 24: Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và
xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. B. cả nước. C. lãnh thổ. D. quốc gia.
Câu 25: Công dân T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư của xã. Điều này
cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Được cung cấp thông tin nội bộ. B. Đóng góp ý kiến nơi công cộng
C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 26: ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh
ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Độc lập phán quyết. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Tự do ngôn luận. D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia.
Câu 27: Trước khi công bố phương án thi. Bộ giáo dục và đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước.
Điều đó nhằm phát huy quyền cơ bản nào của công dân
A. xây dựng Nhà nước pháp quyền. B. tham gia quản lý Nhà nước, xã hội.
C. xây dựng xã hội học tập. D. quyết định của mọi người
Câu 28: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Tham gia thảo luận xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
B. Đóng góp ý kiến với nhà nước những vấn đề vướng mắc, bất cập.
C. Dân biết, dân hỏi, dân nói, dân nghe.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 29: Một trong các nội dung của quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là
A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước. B. phê phán cơ quan nhà nước trên face book.
C. tự do trình bày quan điểm cá nhân D. giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
Câu 30: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc
nội dung quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín.
D. Quyền khiếu nại và tố cáo.
Câu 31: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại
địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ trực tiếp. D. Dân chủ tập trung
Câu 32: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ
A. gián tiếp. B. tập trung. C. trực tiếp. D. đại diện.
Câu 33: Nhân dân xã A biểu quyết công khai việc xây dựng nhà văn hóa với sự đóng góp của các hộ gia
đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền công khai minh bạch. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 34: Để tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, công dân sử dụng quyền nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền khiếu nại, tố cáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 35: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra?
A. Xây dựng các hương ước, quy ước dòng họ.
B. Mức đóng góp xây dựng ngân sách địa phương.
C. Đề án xây dựng nhà máy thủy điện.
D. Việc giải quyết khiếu nại của công dân tại địa phương.
Câu 36: Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là
A. chỉ cá nhân. B. chỉ tổ chức.
C. cán bộ công chức. D. cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Câu 37: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ đại diện. D. Dân chủ XHCN.
Câu 38: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích
của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 39: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ
chức hoặc công dân là mục đích của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 40: Người khiếu nại là
A. chỉ tổ chức. B. chỉ cá nhân.
C. cơ quan, tổ chức và cá nhân. D. chỉ những người trên 18 tuổi.
Câu 41: Người tố cáo là
A. chỉ tổ chức. B. chỉ cá nhân.
C. cơ quan,tổ chức và cá nhân. D. chỉ những người trên 18 tuổi.
Câu 42: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải
quyết
A. khiếu nại. B. tố cáo. C. Việc làm. D. rắc rối.
Câu 43: Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành
chính bị khiếu nại là người giải quyết
A. khiếu nại. B. tố cáo. C. Việc làm. D. rắc rối.
Câu 44: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức có đều quyền khiếu nại. B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có tổ chức mới có quyền tố cáo. D. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại.
Câu 45: Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Công dân, tổ chức không có quyền khiếu nại. B. Chỉ có công dân mới có quyền khiếu nại.
C. Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo. D. Công dân, tổ chức không có quyền tố cáo.
Câu 46: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?
A. Xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết. B. Xác minh, kết luận và ra quyết định xử lý.
C. Xác minh, kết luận và đưa ra tòa. D. Xác minh, kết luận và trình Viện kiểm sát.
Câu 47: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải làm gì?
A. Xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết. B. Xác minh, kết luận và ra quyết định xử lý.
C. Xác minh, kết luận và đưa ra tòa. D. Xác minh, kết luận và trình Viện kiểm sát.
Câu 48: Mọi quá trình khiếu nại theo con đường hành chính đều kết thúc sau quyết quyết định giải quyết
khiếu nại lần thứ hai. Tuy nhiên người khiếu nại vẫn còn quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khiếu nại của mình
theo
A. thủ tục tố tụng. B. thủ tục dân sự.
C. thủ tục hình sự. D. thủ tục địa phương.
Câu 49: Bước hai của quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo quy định trong thời hạn của luật định, việc làm
đầu tiên người giải quyết tố cáo phải tiến hành là gì?
A. Ra quyết định. B. Kỷ luật cấp dưới.
C. Xác minh, xem xét. D. Đưa lên cấp trên.
Câu 50: Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu có dấu hiệu phạm tội kinh tế thì cơ quan, tổ chức
tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển hồ sơ cho cơ quan nào để giải quyết theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự?
A. Kho bạc nhà nước. B. Sở Tài chính.
C. Ngân hàng nhà nước. D. Cơ quan điều tra.
Câu 51: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền khiếu nại khi nhận được
A. thông báo tuyển dụng nhân sự. B. kế hoạch giao kết hợp đồng lao động.
C. phiếu thăm dò ý kiến cá nhân. D. quyết định buộc thôi việc không rõ lí do.
Câu 52: Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ
quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền nhân thân. D. Quyền dân chủ.
Câu 53: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị hạ bậc lương không rõ lí do. B. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
C. Bị giao thêm việc ngoài thỏa thuận. D. Phát hiện đường dây cá độ bóng đá.
Câu 54: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe. B. Bị thu hồi giấy phép kinh dọanh.
C. Nhận tiền bồi thường chưa thỏa đáng. D. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
Câu 55: Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền
nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền dân chủ. C. Quyền tố cáo. D. Quyền bình đẳng.
Câu 56: Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường đây sản xuất xăng trái phép,
giám đốc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vì chị A từ
chối nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyên nào sau đây?
A. Truy tố. B. Thẩm định. C. Tố cáo. D. Khiếu nại.
Câu 57: Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công
nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên S vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Khiếu nại. B. Đàm phán. C. Tố cáo. D. Kiến nghị.
Câu 58: Ông H đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải phóng mặt bằng nhà ông để xây
dựng khu đô thị mới. Ông H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Kiểm tra. B. Giám sát. C. Khiếu nại. D. Tố cáo.
Câu 59: Gia đình ông Q bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho
rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình ông Q
cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật?
A. Làm đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại.
C. Làm đơn nộp tiền . D. Kiên quyết chống đối.
Câu 60: Hôm trước trên đường đi học về, N nhìn thấy anh T và K đang điều khiển 1 chiếc xe tải chở các loài
động vật quý hiếm bị chú cảnh sát giao thông P giữ lại. Anh T dúi vào tay chú cảnh sát một phong bì tiền và
được chú cho đi. Theo quy định của pháp luật, ai là người cần bị tố cáo?
A. T, K B. P C. T, K, P D. T, P
Câu 61: Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông M đã sang nhà hàng xóm nói
chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội đen
về hành hung ông M. Trong trường hợp này ông M phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
theo đúng quy định của pháp luật?
A. Khiếu nại với công an xã. B. Huy động gia đình sang gây sự với nhà hàng xóm
C. Tố cáo với công an xã. D. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
Câu 62: Nghi ngờ nhà bà X có chứa tội phạm đang bị truy nã, ông A đã báo cho ông C là công an xã. Ông
C lập tức tới và xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ, bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có
mâu thuẫn với ông C nên ông G đã giấu đứa bé vào nhà kho. Sau hơn một ngày tìm kiếm không được, bà X
đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông A và bà X. B. Ông C, ông G và bà X.
C. Ông A, ông G và bà X. D. Ông A và ông G.
Câu 63: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều
khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà
chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình
làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K
năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí
của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh B, chị A và anh D. B. Anh B và chị A.
C. Anh D, chị A và anh K. D. Anh B và anh D.
Câu 64: Ông C là giám đốc, chị N là kế toán và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Lo sợ anh S biết
việc mình sử dụng xe ô tô của cơ quan cho thuê để trục lợi, ông C chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống
anh S làm thất thoát tài sản của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị N đã vu
khống mình nên anh S nhờ anh M viết bài công khai bí mật đời tư của chị N trên mạng xã hội. Bức xúc, chị
N đã trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp của anh S. Hành vi của những ai sau đây có thể vừa bị khiếu
nại, vừa bị tố cáo?
A. Ông C và chị N. B. Chị N, anh M và anh S.
C. Anh S và anh M. D. Ông C, chị N và anh M.
Câu 65: Nghi ngờ anh D biết mình với giám đốc A rút tiền của cơ quan cho vay nặng lãi, chị T đã xúi giục
ông A đuổi việc anh D. Thấy mình bị sa thải không đúng, lại bị chị T trì hoãn thanh toán các khoản tiền theo
đúng quy định, anh D làm đơn phản ánh với ông Q cán bộ cơ quan chức năng, do mang ơn chị T đã giúp
mình làm giả chứng chỉ để được bổ nhiệm, ông Q đã không giải quyết đơn khiếu nại cho anh D. Thấy vậy
anh D thuê anh K đánh ông Q gãy chân. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông A, anh D và chị T. B. Ông A, chị T và anh K.
C. Ông A, anh D và anh K. D. Ông A, chị T và ông Q.
Câu 66: Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết đơn xin nghỉ
làm 5 ngày và đã được hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 5 ngày nghỉ trở lại làm việc, chị nhận được quyết
định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lí do đã bố trí đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết
định đó làm đơn khiếu nại. Ai sẽ là người giải quyết khiếu nại lần đầu của chị?
A. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh. B. Công đoàn trường THPT X.
C. Chủ tịch UBND tỉnh. D. Hiệu trưởng trường THPT X.
Câu 67: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, trường hợp ông tổ trưởng dân phố đang phổ biến những quy định
mới của luật hôn nhân, gia đình thì thuộc loại quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội nào sau đây?
A. Dân biết và thực hiện. B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và ý kiến. D. Dân giám sát và kiểm tra.
Câu 68: Bộ giáo dục lấy ý kiến về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bạn Y cho rằng việc góp ý này chỉ có
giáo viên mới có quyền, bạn P cho rằng chỉ có các cấp lãnh đạo mới có quyền góp ý. Còn bạn R cho rằng mọi công
dân đều có quyền tham gia góp ý. Ai là người hiểu đúng về quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công
dân?
A. Bạn Y B. Bạn P C. Bạn R D. Cán bộ giáo viên.
Câu 69: Nhân dân thôn A họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ để xây dựng điểm sinh hoạt cộng
đồng, việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con
thôn A thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. B. xã hội. C. văn hóa. D. cả nước.
Câu 70: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây
dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D
vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau
đó, chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền
tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Ông A và chị G. B. Ông A, chị K, chị G và bà M.
C. Ông A và chị K. D. Ông A, chị K và chị G.
Câu 71: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến của chị K
đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người
thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng
phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí
nhà nước và xã hội?
A. Ông N, chị M và chị S. B. Chị K, chị S, chị M và bà Q.
C. Chị K, chị M và ông N. D. Chị K, bà Q, ông N và chị M.
Câu 72: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ T nhờ anh P
viết hộ phiếu bầu theo ý của cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ T đã thực hiện nguyên tắc bầu cử
nào dưới đây?
A. Gián tiếp. B. Đại diện. C. Trực tiếp. D. Công khai.
Câu 73: Ngày bầu cử Hội đồng nhân dân, anh B có việc nên nhờ em là anh H đi bỏ phiếu giúp. Tại điểm bỏ
phiếu, anh H gặp bạn là S cũng đi bỏ phiếu giúp mẹ là bà D vì hiện tại bà đang nằm viện và bị hôn mê. Khi
chuẩn bị bỏ phiếu, Tổ trưởng tổ kiếm phiếu là ông N đề nghị hai anh H và S bỏ phiếu cho cháu mình là Y.
Trong trường hợp trên, người nào dưới đây đã vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử?
A. Anh B, Anh H, anh S và bà D B. Amh B, bà D.
C. Anh B, Anh H và anh S. D. Ông N, Y, anh H và anh S.
Câu 74: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi độc lập viết phiếu bầu, anh Q nhờ
chị B và được chị B đồng ý bỏ giúp phiếu bầu của anh vào hòm phiếu. Anh Q vi phạm nguyên tắc bầu cử
nào sau đây?
A. Trực tiếp. B. Đại diện. C. ủy quyền. D. Gián tiếp.
Câu 75: Tại điểm bầu cử, chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu theo đề xuất của anh. Phát hiện cụ M không biết
chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết hộ phiếu bầu theo đúng ý của cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ
vào thùng. Những ai dưới đây đã thực hiện đúng pháp luật về bầu cử?
A. Cụ M và nhân viên S. B. Chị H, cụ M và nhân viên S.
C. Anh T, chị H và nhân viên S. D. Anh T và chị H.
Câu 76: Trong ngày đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Bố mẹ N bận nên cho N, đang là học
sinh lớp 11 đi bỏ phiếu hộ. Đến nơi em còn được ông X tổ trưởng bầu cử phố K hướng dẫn bỏ cho ai và gạch
tên ai. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. bố mẹ N,N. B. Bố mẹ N, N , ông X.
C. Ông X, N. D. Ông X, Bố mẹ N.
Câu 77: Trong quá trình bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H và M là nhân viên dưới
quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn giám đốc,
anh H buộc phải đồng ý. Giám đốc T và anh H đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Bỏ phiếu kín. C. Phổ thông. D. Trực tiếp.
Câu 78: Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện
nên nhân viên S thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên S đã vi phạm nguyên tắc bầu
cử nào dưới đây?
A. Trực tiếp. B. Thụ động. C. Công khai. D. ủy quyền.
Câu 79: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B
đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của
mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là
người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua
chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
A. Chị N và cụ P. B. Chị N, cụ P và chị C.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C. D. Chị N, ông K và cụ P.
Câu 80: Sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, một số bạn học sinh lớp 12 ( đã đủ 18 tuổi) đến trường với niềm
tự hào rất lớn trước các em lớp dưới vì lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử của công dân. A hãnh diện khoe.
“ tớ không chỉ có một lá phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng
phiếu luôn”. Việc làm đó của A và gia đình đã vi phạm đến những nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Nguyên tắc trực tiếp, bỏ phiếu kín. B. Nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp .
C. Nguyên tắc bình đẳng, bỏ phiếu kín. D. Nguyên tắc phổ thông, trực tiếp.
Câu 81: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện, nên không thể tham gia bầu cử được.
Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông T tổ trưởng phụ trách tổ
bầu cử nơi ông K đăng kí bầu cử đã chỉ đạo ông C mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ, do vợ ông K
không có ở nhà nên ông C đã tự ý gạch luôn một số người trong phiếu của ông K rồi bỏ vào hòm phiếu.
Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử
A. Ông T và vợ ông K B. Ông T, ông C và vợ ông K
C. Ông C và vợ ông K D. Ông T và ông C
Câu 82: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi được chị B viết hộ phiếu bầu theo
ý mình, cụ Q là người cao tuổi nhờ anh D bỏ giúp phiếu bầu đó vào hòm phiếu nhưng anh D lại nhờ chị H
và được chị H đồng ý bỏ phiếu bầu của cụ Q thay mình. Tranh thủ cơ hội này, chị H đã tự ý sửa phiếu bầu
của cụ Q theo ý mình rồi mới bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Những ai sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử
bỏ phiếu kín?
A. Cụ Q, chị H và anh DT. B. Chị B, cụ Q và anh DT.
C. Chị B, cụ Q và chị H. D. Chị B, anh D và chị H.
Câu 83: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm
phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất
viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C không đồng
ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ
phiếu kín?
A. Chị A, anh B và anh C. B. Anh B và anh C.
C. Chị A và cụ K. D. Chị A, cụ K và anh C..
Câu 84: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do cụ N là người không biết chữ nên ông
B tổ trưởng tổ bầu cử đề nghị chị P viết phiếu bầu giúp cụ N. Sau khi giúp cụ N viết phiếu chị P phát hiện
anh V và ông K cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu.
Tuy nhiên, anh V không sửa mà vẫn lấy phiếu của anh và phiếu của ông K bỏ vào hòm phiếu rồi ra về. Những
ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?
A. Ông B và cụ N. B. Anh V và ông K.
C. Chị P, cụ N và anh V. D. Chị P, cụ N, ông K.

-------------------HẾT---------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC MÔN GDCD LỚP 11
NĂM HỌC 2022-2023

A. LÝ THUYẾT
1. Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Nguồn gốc của Nhà nước
Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hoá thành các giai cấp,
mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hoà được.
2. Bản chất của nhà nước
- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước
bao giờ cũng mang bản chất giai cấp.
- Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện:
* Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
* Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đôí với giai cấp khác.
Như vậy, xét về mặt bản chất, Nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.
3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
b. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
* Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
c. Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Có hai chức năng cơ bản sau đây:
- Một là: Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
- Hai là: chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp
của công dân
* Hai chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, trong đó chức năng tổ chức và xây dựng
là căn bản nhất và giữ vai trò quyết định.
d. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị (đọc thêm)
3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù
địch.
2. BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Dân chủ là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.
- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa xã hội, được thể hiện
trên 5 phương diện sau:
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX.
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
* Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, được thực hiện chủ yếu bằng Nhà nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. ( nhấn mạnh )
* Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ((HDHS Tự học)
- Nội dung:
Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với TLSX, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và
phân phối sản phẩm.
- Biểu hiện
* Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần kinh tế.
* Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp
luật.
Tóm lại, Làm chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở củng cố quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể
cả lĩnh vực chính trị.
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
- Nội dung:
Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
- Biểu hiện
+ Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây:
* Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức CT - XH
* Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa
phương.
* Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
* Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
* Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
* Quyền khiếu nại, tố cáo..........
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá
- Nội dung
Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá.
- Biểu hiện
* Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.
* được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình.
* Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
* Giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến
cho mọi người.
d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội (HDHS Tự học)
- Nội dung
Đảm bảo những quyền xã hội của công dân.
- Biểu hiện
* Quyền lao động; Quyền bình đẳng nam, nữ;
* Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội;
* Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ;
* Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động;
* Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.
3. Những hình thức cơ bản
của dân chủ
Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản:
a. Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu
quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.
b. Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những
người đại diện, cơ quan đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà
nước.
3. BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Chính sách dân số.
a. Tình hình dân số ở nước ta hiện nay.
( Đọc thêm)
b. Mục tiêu và phương hướng thực hiện chính sách dân số.
* Mục tiêu:
- Giảm tỉ lệ tăng dân số
- Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí
- Nâng cao chất lượng dân số.
* Phương hướng:
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí trong việc thực hiện chính sách dân số.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân bằng nhiều con đường, biện pháp.
- Nhà nước đầu tư đúng mức cho công tác dân số.
c. Trách nhiệm công dân
- Chấp hành chính sách, pháp luật về dân số .
- HS: Không nên yêu sớm, không quan hệ tình dục trước hôn nhân.
2. Chính sách giải quyết việc làm.
a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay
Thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn.
b. Mục tiêu và phương hướng
* Mục tiêu:
- Tập trung giải quyết việc làm cả ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo.
* Phương hướng:
- Thúc đấy phát triển sản xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
c. Trách nhiệm công dân:
- Chấp hành chính sách việc làm và pháp luật về lao động.
- Chủ động tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập.
- HS: + Tích cực học tập và rèn luyện
+ Có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Phát triển giáo dục công lập. B. Duy trì kinh tế nhà nước.
C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. D. Phát triển kinh tế tập thể.
Câu 2: Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước
A. của dân, do dân, vì dân. B. của giai cấp thống trị.
C. của đảng viên và công chức nhà nước. D. của tầng lớp tiến bộ.
Câu 3: Nội dung nào sau đây là chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN?
A. Bảo đảm lợi ích của tầng lớp trí thức. B. Bảo đảm lợi ích của đảng viên.
C. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. D. Bảo vệ lợi ích của người cầm quyền.
Câu 4: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính
A. văn minh, tiến bộ. B. nhân dân và dân tộc.
C. khoa học đại chúng. D. quần chúng rộng rãi.
Câu 5: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện cụ thể trên mấy phương diện?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 6: Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội
là dân chủ
trên lĩnh vực
A. xã hội. B. chính trị. C. văn hoá. D. kinh tế.
Câu 7: Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ
A. tư hữu về quá trình sản xuất. B. công hữu về quá trình sản xuất.
C. tư hữu về tư liệu sản xuất D. công hữu về tư liệu sản xuất.
Câu 8: Nhân dân có quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền giám sát các hoạt động của các
cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là dân chủ trên lĩnh vực
A. xã hội. B. văn hoá. C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 9: Nội dung nào sau đây thể hiện một trong những mục tiêu của chính sách dân số?
A. Nâng cao chất lượng dân số. B. Phân tầng giai cấp.
C. Tăng cường quản lí thu nhập. D. Chia đều của cải.
Câu 10: Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số được thể hiện ở nội dung nào sau
đây?
A. San bằng mọi nguồn phúc lợi xã hội. B. Tăng cường công tác quản lí.
C. Phân hóa trình độ giữa các giai cấp. D. Chia đều ngân sách quốc gia.
Câu 11: Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ là một trong những phương hướng của chính sách nào sau đây?
A. Bảo vệ tài nguyên. B. Xóa bỏ thị trường.
C. Giải quyết việc làm. D. Gia tăng dân số.
Câu 12: Chức năng nào của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là căn bản nhất và giữ vai trò quyết
định?
A. Thiết lập và xây dựng. B. Bảo đảm an ninh chính trị.
C. Xây dựng và trấn áp. D. Tổ chức và xây dựng.
Câu 13: Bác T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư của xã. Điều này cho thấy
bác T đã
thực hiện tốt trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ?
A. Quyền đóng góp ý kiến. B. Quyền được cung cấp thông tin.
C. Tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 14: Nhà nước ta thực hiện nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức
khỏe sinh
sản, nhằm góp phần
A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. B. Giảm quy mô dân số.
C. Nâng cao chất lượng dân số. D. Phân bố dân số hợp lí.
Câu 15: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của
A. mọi công dân. B. các doanh nghiệp C. lực lượng vũ trang. D. thế hệ trẻ
Câu 16: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của tổ chức nào
sau đây?
A. Hội nông dân. B. Đảng Cộng sản.
C. Mặt trận Tổ quốc. D. Hội chữ thập đỏ.
Câu 17: Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây ?
A. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình. B. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng.
C. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc D. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường. B. Bác D tuyên truyền mọi người thực hiện pháp luật
C. Anh G không vi phạm pháp luật. D. Anh C không tố giác tội phạm.
Câu 19: Tại hội nghị toàn dân, nhân dân biểu quyết công khai về mức đóng góp xây dựng đường liên thôn của địa
phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Đại diện. D. Trung gian.
Câu 20: Quyền nào dưới đây là một trong các nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác văn học. B. Quyền lao động.
C. Quyền tự do báo chí. D. Quyền bình đẳng nam nữ.
Câu 21: Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực
tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là Nhà nước là
A. dân chủ phân quyền. B. dân chủ liên minh.
C. dân chủ gián tiếp. D. dân chủ trực tiếp.
Câu 22: Để góp phần tạo nhiều việc làm mới với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước, nhà nước cần có biện pháp nào sau đây?
A. Khôi phục ngành nghề truyền thống. B. Thúc đẩy mọi loại cạnh tranh.
C. Khuyến khích mọi nguồn thu nhập. D. Chia đều nguồn quỹ phúc lợi.
Câu 23: Tuyên truyền thông điệp “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” là công dân góp phần thực hiện mục tiêu
nào sau đây của chính sách dân số?
A. Đẩy mạnh phân hóa dân cư. B. Phân chia địa giới hành chính.
C. Nâng cao chất lượng dân số. D. Ổn định quy mô dân số.
Câu 24: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì
phải
A. phân bố lại dân cư. B. khuyến khích tăng dân số.
C. có chính sách dân số đúng đắn D. giảm nhanh việc tăng dân số.
Câu 25: Đảng, Nhà nước ta coi chính sách dân số là một yếu tố cơ bản để
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội B. ổn định quy mô dân số
C. phát huy nhân tố con người D. giảm tốc độ tăng dân số
Câu 26: Chất lượng dân số được đánh giá bằng yếu tố nào dưới đây?
A. Tinh thần, niêm tin, mức sống. B. Tinh thần, trí tuệ, thể chất.
C. Thể chất, tinh thần, nghề nghiệp. D. Thể chất, trí tuệ, gen di truyền.
Câu 27: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí
C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật. D. Nhà nước ta thể hiện ý chí của nhân dân
Câu 28: Có mấy hình thức cơ bản của dân chủ ?
A. 3. B.4. C. 2. D. 5
Câu 29: Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, đội trật tự của phường X - Thành phố VT đã yêu
cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Việc làm này là biểu hiện của việc
thực hiện chức năng nào dưới đây của nhà nước ta?
A. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội B. Tổ chức thực hiện quyền công dân.
C. Xây dựng và phát triển kinh tế. D. Đảm bảo quyền của công dân.
Câu 30: Nhân dân thôn A họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng,
việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn A là
thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền phát biểu ý kiến trong cuộc họp.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền kiến nghị, quyền thông tin.
Câu 31: Công dân T tham gia thảo luận cho dự án định canh định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư của huyện
Y và đưa ra những góp ý xác đáng cho dự án. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh
vực nào dưới đây?
A. Xã hội. B. Chính trị C. Văn hóa D. Kinh tế.
Câu 32: Chị A tích cực tham gia lớp tập huấn truyền thông về dinh dưỡng và sức khỏe sinh sản vị thành niên để
nuôi dạy
con tốt. Chị A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số?
A. Nâng cao hiểu hiết của người dân về dân số. B. Xã hội hóa công tác dân số.
C. Kế hoạch hóa gia đình. D. Làm tốt công tác tuyên truyền.
Câu 33: Vợ chồng chị M sinh được hai cô con gái nên anh K chồng của chị M muốn sinh thêm con trai để nối dõi
tông đường. Nhưng chị lại không muốn vì cho rằng dù con gái hay con trai thì chỉ hai là đủ. Bà H là mẹ đẻ anh K
đã nhờ chị X là cán bộ dân số đến giải thích cho anh K hiểu để từ bỏ ý định sinh thêm con. Ai là người thực hiện
tốt trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số?
A. Anh K và chị X. B. Bà H, M và X. C. Bà H và X. D. Bà H và chị M.
Câu 34: Ông H có 2 người con một trai, một gái. Người con trai đã có việc làm ổn định, cô con gái đang chuẩn bị
thi đại học. Ông H cho rằng con gái không cần học nhiều, nên ông không đồng ý cho con gái thi đại học mà bắt
ở nhà lấy chồng. Ông H đã vi phạm quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào?
A. Chính tị. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Kinh tế
Câu 35: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được ra đời vào năm nào?
A. 1930. B. 1975. C. 1945. D. 1954
Câu 36: Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N
là người
trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị
G đã
quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã
nhờ anh
K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Trong trường hợp trên, những ai đã thực hiện chưa tốt trách nhiệm
của công
dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh M, chị G và chị N. B. Anh K, chị N và G.
C. Anh K và anh M. D. Vợ chồng anh M và chị N.
Câu 37: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng
nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên
bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là
con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền dân chủ của công
dân?
A. Ông A và chị G B. Ông A, chị K và chị G
C. Ông A và chị K D. Ông A, chị K, chị G và bà M.
Câu 38: Trong buổi họp dân cư tổ X, mọi người họp bàn và thống nhất mức góp tiền để xây dựng sân thể thao
chung của tổ. Ông Y là lãnh đạo địa phương thấy vậy cũng rất ủng hộ cách làm nói trên của bà con, đồng thời
ông còn quyên góp kinh phí cho tổ. Việc họp bàn và quyết định của bà con dân cư tổ X thể hiện quyền dân chủ
trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị C. Xã hội. D. Văn hóa
Câu 39: Tại cuộc họp thôn X để bình xét các lao động đủ điều kiện được nhà nước hỗ trợ đi học nghề. Do đã nhận
tiền của anh D từ trước nên ông B trưởng thôn đã đưa D và H vào danh sách được tham gia đợt này. Thấy D và
H dù không đủ điều kiện vẫn được tham gia các lớp học nghề miễn phí. T đã làm đơn khiếu nại lên UBND
huyện. Sau khi xem xét, ông Q cánbộ phòng lao động thương binh xã hội đã chấp nhận để T được tham gia lớp
đào tạo với điều kiện T rút đơn khiếu nại về nhưng anh không đồng ý. Những ai dưới đây đã thực hiện chưa
đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước.
A. Anh D, anh H. B. Anh D, anh H, ông B và ông Q.
C. Anh D, anh H, ông B và anh T. D. Ông B và ông Q.
Câu 40: Anh N tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau
đây?
A. Quyên góp ủng hộ lũ lụt. B. Góp ý vào các dự thảo luật.
C. Tham gia các hoạt động xã hội. D. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
Câu 41: Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt
mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, Nhà nước là
A. dân chủ phân quyền. B. dân chủ liên minh.
C. dân chủ gián tiếp. D. dân chủ trực tiếp.
Câu 42: Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây của Nhà
nước ta ?
A. Tính giai cấp. B. Tính quần chúng. C. Tính nhân dân. D. Tính xã hội.
Câu 43: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
A. một nhóm người. B. người có chức quyền.
C. nhân dân. D. số đông.
Câu 44: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công
dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. chính sách. B. pháp luật. C. dư luận xã hội. D. niềm tin.
Câu 45: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. nhân dân lao động. B. những người quản lý.
C. giai cấp công nhân. D. giai cấp nông dân.
Câu 46: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?
A. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội. B. Nhân dân làm chủ.
C. Quyền lực thuộc về nhân dân. D. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước.
Câu 47: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về
A. tư liệu sản xuất. B. tài sản công. C. việc làm. D. thu nhập.
Câu 48: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp
A. tiểu thương. B. công nhân. C. nông dân. D. trí thức.
Câu 49: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
A. Tiếp tục tăng quy mô dân số. B. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
C. Tiếp tục tăng chất lượng dân số. D. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư .
Câu 50: Việc xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản là việc làm thực hiện mục tiêu nào về chính sách giải
quyết việc làm?
A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. D. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Câu 51: Việc đưa chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào trong trường học phổ thông, là thể
hiện hoạt động giáo dục ý thức thực hiện chính sách
A. phát triển. B. dân số. C. xã hội. D. giải quyết việc làm.
Câu 52: Biểu hiện nào dưới đây là chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tổ chức các hoạt động từ thiện B. Tổ chức các hoạt động giải trí
C. Tổ chức và xây dựng D. Tổ chức các sự kiện truyền thống
Câu 53: Trong các kiểu nhà nước, nhà nước nào dưới đây khác về chất so với các nhà nước trước đó?
A. Phong Kiến B. Chiếm hữu nô lệ C. Tư sản D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 54: Lịch sử nhân loại đã tồn tại mấy nền dân chủ?
A. 2 B. 4. C.3. D. 5
Câu 55: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
A. Công nhân. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Nông nô.
Câu 56: Nội dung nào sau đây là một trong những chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam?
A. Sùng bái quyền lực cá nhân. B. Bảo vệ địa vị thống trị.
C. Đàn áp bóc lột nhân dân. D. Đảm bảo an ninh chính trị.
Câu 57: Trong mọi trường hợp, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dùng phương tiện chủ yếu nào
sau đây để quản lí xã hội?
A. Thói quen. B. Tín ngưỡng. C. Pháp luật. D. Tập quán.
Câu 58: Tại hội nghị toàn dân,nhân dân biểu quyết công khai về mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa của địa
phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Đại diện. D. Chuyên chế.
Câu 59: Tham gia truyền thông về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên là công dân thực hiện chính sách nào
sau đây?
A. An ninh. B. Dân số. C. Đối ngoại. D.Quốc phòng.
Câu 60: Quyền nào sau đây thể hiện nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Đăng ký danh hiệu trong xây dựng địa phương. B. Tham gia quản lý di sản văn hóa của địa phương.
C. Được bình bầu danh hiệu gia đình văn hóa. D. Hưởng ứng cuộc thi viết thư UPU 40.
Câu 61: Nhà nước tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở là thực hiện phương hướng
nào sau đây của chính sách dân số?
A. Tăng cường công tác quản lí. B. Chia đều mọi nguồn thu nhập.
C. Khuyến khích phát triển dân số. D. Phân cấp tầng lớp dân cư.
Câu 62: Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống là công dân góp phần thực hiện chính sách giải quyết
việc làm ở phương hướng nào sau đây?
A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. B.Cung ứng nguồn nhân lực xuất khẩu.
C.Thúc đẩy hiện tượng lạm phát. D.Chia đều mọi nguồn thu nhập.
Câu 63: Tham gia phong trào lập nghiệp ở địa phương là thanh niên thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở
phương hướng nào sau đây?
A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. B. Phân bổ ngân sách quốc gia.
C.Thúc đẩy xuất khẩu lao động. D. Chủ động khai thác tài nguyên.
Câu 64:Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. B.Thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
C. Giữ gìn trật tự và an toàn xã hội. D. Xuyên tạc, chống phá chính quyền.
Câu 65: Quyền lao động là thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa. B. Kinh tế. C. Xã hội. D. Chính trị
Câu 66: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?
A. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội. B. Dân giám sát và kiểm tra
C. Quyền lực thuộc về nhân dân. D. Dân bàn và quyết định.
Câu 67: Hội đồng nhân dân xã B tổ chức họp để đánh giá hoạt động định kỳ của Ủy ban nhân dân và cán bộ công
chức của xã, thông qua cuộc họp này nhiều vấn đề về giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được làm sáng tỏ.
Việc làm này thể hiện bản chất nào dưới đây của nhà nước ta
A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực.
C. Tính dân tộc. D. Bản chất giai cấp công nhân.
Câu 68: Chính quyền phường T tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây dựng nếp sống văn minh đô thị
và phân loại rác thải tại nguồn. Xét về bản chất nhà nước, việc lấy ý kiến của người dân là thể hiện bản chất nào
của nhà nước ta?
A. Bản chất giai cấp. B. Tính nhân dân. C. Tính dân tộc. D. Tính Đảng.
Câu 69: Trong buổi họp thôn, bác A tham gia góp ý kiến về việc xây dựng đường bê tông của thôn mình. Vậy,
bác A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ công khai.
Câu 70: Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì bà K phải điều trị chấn thương cột sống tại
bệnh viện nên nhân viên tổ bầu cử là anh A đã tự động viết phiếu bầu thay bà K theo ý của anh và bỏ phiếu bầu đó
vào hòm phiếu. Bà K bị vi phạm quyền dân chủ trong lĩnh vực nào của công dân?.
A. Văn hóa B. Chính trị C. Xã hội. D. Kinh tế.
Câu 71: Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao
động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp H đã góp phần thực hiện tốt chính sách nào dưới
đây của Đảng và Nhà nước?
A. Giáo dục và đào tạo. B. Xã hội. C. Giải quyết việc làm. D. Kinh tế.
Câu 72: Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành đối với công tác dân số là nói đến phương hướng nào của chính sách dân số?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. B. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
C. Nâng cao hiểu biết của người dân. D. Nhà nước đầu tư đúng mức.
Câu 73: Thấy Y đang chặt trộm gỗ trong rừng phòng hộ, anh K liền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường của Y. Vậy anh K thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Chính trị
Câu 74: Phụ nữ khi mang thai, trẻ em đều được tiêm vắc xin phòng bệnh miễn phí là thể hiện của nội dung dân
chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Văn hóa. D. Chính trị
Câu 75: Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N
là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm
theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng.
Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Trong trường hợp trên, những ai đã thực
hiện chưa tốt trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
A. Anh M, chị G và chị N. B. Anh K, chị N và G.
C. Anh K và anh M. D. Vợ chồng anh M và chị N.
Câu 76: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện, nên không thể tham gia bầu cử được.
Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông T tổ trưởng phụ trách tổ bầu
cử nơi ông K đăng kí bầu cử đã chỉ đạo ông C mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ, do vợ ông K không có
ở nhà nên ông C đã tự ý gạch luôn một số người trong phiếu của ông K rồi bỏ vào hòm phiếu. Trong trường hợp
trên những ai đã thực hiện chưa đúng quyền dân chủ của công dân?
A. Ông T, ông C và vợ ông K B. Ông T và vợ ông K.
C. Ông C và vợ ông K. D. Ông T và ông CL.
Câu 77: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng
nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên
bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con
gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền dân chủ của công dân?
A. Ông A và chị G B. Ông A, chị K và chị G
C. Ông A và chị K D. Ông A, chị K, chị G và bà M.
Câu 78: Tại cuộc họp thôn X để bình xét các lao động đủ điều kiện được nhà nước hỗ trợ đi học nghề. Do đã nhận
tiền của anh D từ trước nên ông B trưởng thôn đã đưa D và H vào danh sách được tham gia đợt này. Thấy D và H
dù không đủ điều kiện vẫn được tham gia các lớp học nghề miễn phí. T đã làm đơn khiếu nại lên UBND huyện.
Sau khi xem xét, ông Q cán bộ phòng lao động thương binh xã hội đã chấp nhận để T được tham gia lớp đào tạo
với điều kiện T rút đơn khiếu nại về nhưng anh không đồng ý. Những ai dưới đây đã thực hiện chưa đúng chính
sách giải quyết việc làm của nhà nước.
A. Anh D, anh H. B. Anh D, anh H, ông B và ông Q.
C. Anh D, anh H, ông B và anh T. D. Ông B và ông Q.
Câu 79: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ gắn liền với
A. đạo đức. B. văn hóa. C. truyền thống. D. pháp luật
Câu 80: Học sinh tham gia làm báo tường kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam là thể hiện của dân chủ trong lĩnh vực
A. Giáo dục. B. Văn hóa. C. Xã hội. D. Nhà trường

-----------------------HẾT-------------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10
NĂM HỌC 2022-2023

I. LÝ THUYẾT
BÀI 11: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
Khái niệm, đặc điểm pháp luật.
+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bát buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực nhà nước.
+ Pháp luật có các đặc điểm sau:
Tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với
tất cả mọi người. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Tính quyền lực, bắt buộc chung: pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của
quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện
pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thầm quyền xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ
vi phạm
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức
luật định. Chỉ các cơ quan nhả nước có thầm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bàn quy
phạm pháp luật.
+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp. không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật
do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội


Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu,
bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật
không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được
quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Nếu không có pháp luật,
xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn
quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao. Pháp luật sẽ bảo
đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình

Bài 12: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM (2 tiết)

1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM


1. Hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có
mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và
được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyển ban hành theo những hình thức, thủ tục
nhất định để điếu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cấu trúc: hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: ngành luật; chế định pháp luật; quy phạm pháp luật.
+ Quy phạm pháp luật: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
+ Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội có đặc điểm
chung và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
+ Ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điếu chinh một loạt các quan hệ xã hội có cùng tính chất,
nội dung thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
- Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM


a) Văn bản quy phạm pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, được ban hành
theo đúng thẩm quyển, hình thức, trình tự, thù tục pháp luật quy định. Dựa vào sơ đổ Hệ thống
pháp luật Việt Nam để kể tên văn bản và cơ quan ban hành các văn bản đó.
- Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
+ Có chứa các quy phạm pháp luật. Được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi cả nước.
+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyến ban hành.
+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
- Văn bản quy phạm pháp luật gốm văn bản luật và văn bản dưới luật.
+ Văn bản luật là văn bản do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, bao gốm:
Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.
+ Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, thông tư, thông tư liên
tịch.
b) Văn bản áp dụng pháp luật.
- Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công
chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với quan hệ cụ thể,
cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách
nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
- Là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong
thực tiễn.

BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT


1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi
vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tồ chức

2. Các hình thức thực hiện pháp luật


Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tồ chức, cá
nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá
nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực
hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật
cho phép làm).
Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ
chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ the của cá nhân, tổ chức

II. THỰC HÀNH


.Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền
lực nhà nước là
A. pháp luật. B. thỏa thuận. C. hương ước. D. quyết định.
Câu 2: Theo quy định, ở nước ta hiện nay pháp luật do tổ chức nào sau đây ban hành?
A. Tòa án. B. Quốc hội. C. Nhà nước. D. Viện kiểm soát.
Câu 3: Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả
mọi người là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính kỉ luật và nghiêm minh.
Câu 4: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ
quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Câu 5: Ở nước ta hiện nay, nhà nước sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí xã hội một cách dân chủ
và hiệu quả nhất?
A. giáo dục. B. đạo đức. C. pháp luật. D. kế hoạch.
Câu 6: Việc anh A bị xử phạt hành chính vì không nộp thuế khi kinh doanh là thể hiện đặc điểm nào sau
đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực phổ biến chung. B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính xác định về nội dung. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 7: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật giao thông đường bộ
là phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm bắt buộc. B. Tính xác định về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm quyền lực chung. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 8: Dựa vào đặc điểm cơ bản nào của pháp luật để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm
đạo đức?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 9: Người tham gia giao thông luôn chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn giao thông đã phản
ánh đặc điểm cơ bản nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính áp chế bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, hành vi bày bán hàng hóa dưới lề đường là vi phạm
A. đạo đức. B. pháp luật. C. quyền. D. nề nếp.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
D. Pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi trả lời câu hỏi tại sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp
luật?
A. Để đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân.
B. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
D. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến.
Câu 13: Công trình xây dựng K không tuân thủ các quy định về an toàn lao động nên đã xảy ra sự cố sập
giàn giáo làm ba công nhân tử vong. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi
tố hình sự đối với chủ đầu tư công trình K. Việc làm của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc điểm nào dưới
đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính nghiêm khắc của pháp luật.
C. Tính đặc thù về mặt nội dung. D. Tính giáo dục phổ biến pháp luật.
Câu 14: Cục thông tin và truyền thông đã ra quyết định xử phạt việc chị A có hành vi đăng tải lên trang cá
nhân những thông tin không chính xác về dịch bệnh Covid 19, gây hoang mang cho nhân dân. Việc làm
của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật và nghiêm minh.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính răn đe phổ biến của pháp luật.
Câu 15: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 10, Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh X đã ra các quyết định chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công
tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của
pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính nghiêm khắc của pháp luật.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính phù hợp thực tiễn xã hội.
Câu 16: Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm
giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Sau đó Q và các bạn
bị công an xử phạt rồi thông báo về gia đình và nhà trường. Việc xử phạt trên đã thể hiện đặc trưng nào
dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính răn đe giáo dục của pháp luật.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 17: Trong một thời gian dài, do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Chính
phủ đã có công văn chỉ đạo các tỉnh trên cả nước xử lí nghiêm các hoạt động đưa đón người vượt biên trái
phép vào Việt Nam. Việc làm này đã thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính giáo dục trực tiếp của pháp luật.
C. Tính đe dọa và bắt buộc chung. D. Tính nghiêm minh của Chính phủ.
Câu 18: Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau mỗi buổi học, em C đã cùng với anh trai lén lút phá
rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. Em H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của
C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. Thương
bạn nên K đã phản đối gay gắt H vì đã gián tiếp khiến C bị bắt. Hành vi của những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Hai anh em C. B. Anh em C và H.
C. Anh em C, H và K. D. Bạn H và K.
Câu 19: Bạn M không cho B nhìn bài trong lúc kiểm tra nên B rủ X chặn đường đe doạ M khiến M hoảng
loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và B đã rủ thêm L đánh B và X. Hành
vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Bạn B và X. B. Bạn B, X và M. C. Bạn B, X, H và L. D. Bạn H và L.
Câu 20: Tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và
thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các
văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là đề cập đến khái niệm nào sau đây?
A. Quy phạm pháp luật Việt Nam. B. Hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hệ thống chính trị Việt Nam. D. Thực hiện pháp luật Việt Nam.
Câu 21: Về cấu trúc, hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật

A. các ngành luật. B. các giá trị xã hội. C. các giá trị đạo đức. D. các quy tắc xử sự.
Câu 22: Các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh
các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định là nội dung khái niệm nào
sau đây?
A. Quy phạm pháp luật. B. Chế định pháp luật. C. Hệ thống pháp luật.D. Thực hiện pháp luật.
Câu 23: Việc tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng
trong một hoặc nhiều ngành luật là khái niệm nào sau đây?
A. Quy phạm pháp luật. B. Chế định pháp luật.
C. Hệ thống pháp luật D. Thực hiện pháp luật.
Câu 24: Loại văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình
tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập là nói đến văn bản
A. quy phạm pháp luật. B. thực hiện pháp luật.
C. chế định pháp luật. D. ban hành pháp luật.
Câu 25: Trong các văn bản sau đây thì văn bản bản nào là văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay?
A. Quyết định của Hiệu trưởng. B. Nghị quyết của Đoàn thanh niên.
C. Nghị định của UBND cấp tỉnh. D. Nội quy của khu dân cư.
Câu 26: Trong các văn bản sau đây thì văn bản bản nào không phải là văn bản quy phạm pháp luật ở nước
ta hiện nay?
A. Thông tư của Bộ trưởng. B. Quyết định của Chỉ tịch nước.
C. Quyết định của UBND cấp xã. D. Quyết định của Hiệu trưởng.
Câu 27: Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh H và
anh B bị cảnh sát giao thông yêu cầu cả hai người dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan,
anh H và anh B đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0.5
miligam/1 lít khí thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe trong vòng 24 tháng theo quy định của pháp luật. Vậy biên ản xử phạt của cảnh sát
giao thông là văn bản
A. áp dụng pháp luật. B. phổ biến pháp luật.
C. giải đáp pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 28: Trong giờ học môn Kinh tế và pháp luật, giáo viên H yêu cầu học sinh lấy ví dụ về văn bản quy
phạm pháp luật. Bạn A xung phong và trả lời rằng: Quyết định của Hiệu trường nhà trường là văn bản quy
phạm pháp luật. Bạn B thì cho rằng: quy định của khu dân cư mới là văn bản quy phạm pháp luật. Bạn C thì
nói: Các nội quy do làng xã đặt ra mới là văn bản quy phạm pháp luật. Còn bạn D thì cho rằng quyết định
xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông mới là văn bản quy phạm pháp luật. Theo em, trong các văn bản
trên thì đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Hiệu trưởng. B. Quy định của khu dân cư.
C. Nôi quy do làng xã đặt ra. D. Quyết định xử phạt hành chính.
Câu 29: Khi thảo luận về hệ thống pháp luật Việt Nam thì bạn T có quan điểm: lệnh của Chủ tịch nước mới
là một trong những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý nhất định. Tuy nhiên bạn B thì cho rằng:
Nghị quyết của Quốc hội mới là văn vản quy phạm pháp luật. Bạn C thì nói: Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ mới là văn bản quy phạm pháp luật. Còn bạn D thì cho rằng Nghị quyết của HĐND cấp huyện
mới là văn bản quy phạm pháp luật. Theo em, trong các văn bản trên thì đâu không phải là văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật?
A. Nghị quyết của Quốc hội. B. Lệnh của Chủ tịch nước.
C. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. D. Nghị quyết của HĐND cấp huyện.
Câu 30: Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hành vi
A. xã hội kì vọng. B. pháp luật cấm.
C. tập thể hạn chế. D. đạo đức chi phối.
Câu 31: Cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là
A. tuân thủ nội quy. B. thi hành pháp luật.
C. vận dụng chính sách. D. chấp hành đường lối.
Câu 32 : Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở
thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. áp dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 33 : Hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền tự do của mình
theo quy định của pháp luật là
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 34: Việc các cơ quan, cán bộ, công công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào qui định của pháp
luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá
nhân, tổ chức là
A. áp dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 35: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã
A. không sử dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật.
C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật.
Câu 36 : Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến. B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
C. Theo dõi tư vấn pháp lí. D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
Câu 37: Khi 17 tuổi, A chủ động đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ
khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ. Vậy A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 38: Chị T khiếu nại Chủ tịch ủy ban nhân dân phường A vì không cấp giấy khai sinh cho con chị với lý
do chị là mẹ đơn thân. Chị T đang
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 39: Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân quận N ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
anh D vì hành vi lấn chiếm đất công là hình thức
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật
Câu 40: Công ty của anh P luôn chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong
sản xuất, kinh doanh là đang
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 41: Vì chị K thường xuyên bị ông N lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh B chồng chị là phóng viên
đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông N sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông N nhờ chị T là
Chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị K nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị K từ chối. Vì thế
ông N không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp
luật ?
A. Anh B, ông M và chị K. B. Anh B và ông N.
C. Ông M và chị K. D. Anh B, ông N và chị T.
Câu 42: Ông Q xây nhà lấn chiếm đất mặt đường, thanh tra xây dựng đã lập biên bản về hành vi vi phạm
của ông Q và yêu cầu ông tự dỡ bỏ, khôi phục lại nguyên trạng phần đất đã lấn chiếm trước khi xât dựng.
Sau thời gian quy định, ông Q không dỡ bỏ phần nhà lấn chiếm, thanh tra xây dựng đã áp dụng biện pháp
cưỡng chế dỡ bỏ phần nhà lẫn chiếm và xử phạt ông Q về hành vi vi phạm cùng toàn bộ chi phí dỡ bỏ này.
Trong trường hợp này, thanh tra xây dựng đã
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 43: Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân và
sự trợ giúp tài chính của gia đình, anh N đã đăng kí mở cửa hàng bách hóa tự chọn và đã được cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp này, anh N đã
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 44: Công việc kinh doanh của bà X rất thuận lợi vì có nhiều khách hàng quen thường xuyên đến mua
hàng. Gần đây, thấy nhu cầu hút thuốc lá điện tử của thanh niên tăng mạnh, bà X quyết định nhập hàng về
bán, dù cửa hàng của bà không đăng kí kinh doanh thuốc lá. Việc làm này của bà X bị cơ quan quản lí thị
trường kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng ghi
trong giấy phép kinh doanh được cấp. Vậy cơ quan quản lí thị trường đã
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 45: Cục thông tin và truyền thông đã ra quyết định xử phạt việc chị A có hành vi đăng tải lên trang cá
nhân những thông tin không chính xác về dịch bệnh Covid 19, gây hoang mang cho nhân dân. Việc làm
của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật và nghiêm minh.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính răn đe phổ biến của pháp luật.
Câu 46: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 10, Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh X đã ra các quyết định chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công
tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của
pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính nghiêm khắc của pháp luật.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính phù hợp thực tiễn xã hội.
Câu 47: Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm
giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Sau đó Q và các bạn
bị công an xử phạt rồi thông báo về gia đình và nhà trường. Việc xử phạt trên đã thể hiện đặc trưng nào
dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính răn đe giáo dục của pháp luật.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 48: Trong một thời gian dài, do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Chính
phủ đã có công văn chỉ đạo các tỉnh trên cả nước xử lí nghiêm các hoạt động đưa đón người vượt biên trái
phép vào Việt Nam. Việc làm này đã thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính giáo dục trực tiếp của pháp luật.
C. Tính đe dọa và bắt buộc chung. D. Tính nghiêm minh của Chính phủ.
Câu 49: Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên sau mỗi buổi học, em C đã cùng với anh trai lén lút phá
rừng lấy gỗ để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình. Em H là bạn của C đã quay clip cảnh vận chuyển gỗ lậu của
C và đăng tải trên trang cá nhân nên cả hai anh em C bị cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra. Thương
bạn nên K đã phản đối gay gắt H vì đã gián tiếp khiến C bị bắt. Hành vi của những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Hai anh em C. B. Anh em C và H.
C. Anh em C, H và K. D. Bạn H và K.
Câu 50: Bạn M không cho B nhìn bài trong lúc kiểm tra nên B rủ X chặn đường đe doạ M khiến M hoảng
loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và B đã rủ thêm L đánh B và X. Hành
vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Bạn B và X. B. Bạn B, X và M.
C. Bạn B, X, H và L. D. Bạn H và L.
Câu 51: Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác dựa vào đặc điểm nào của pháp luật?
A. Quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Đồng nhất. D. Phức tạp.
Câu 52: Văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Cả nước thực hiện chỉ thị 16 về phòng chống dịch Covid -19.
B. UBND tỉnh Đồng Tháp lập Ban chỉ đạo kỳ thi Trung học phổ thông.
C. UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt kế hoạch thời gian năm học 2022 – 2023.
D. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 53: Khoản 1, điều 16 Hiến pháp (2013) nước ta quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 54: Do ông K có việc gấp nên khi đến ngã tư đang đèn đỏ, quan sát ít xe cộ nên ông K đã vượt đèn đỏ
và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Dù đã giải thích nguyên nhân nhưng ông K không được cảnh sát giao
thông thông cảm. Cảnh sát giao thông xử phạt ông K thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 55: Phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước phát huy được quyền lực, vừa kiểm tra, kiểm soát được
các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi cả nước?
A. Pháp luật B. Tòa án, lực lượng an ninh, vũ trang.
C. Chủ trương, chính sách. D. Giáo dục đạo đức, thuyết phục.
Câu 56: Hiến pháp 2013 quy định « Đối xử công bằng, bình đẳng giữa các con», Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014 quy định «cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, giáo dục các con, không được phân biệt
đối xử giữa con trai, con gái, con chung con riêng ». Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp
luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 57: Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể
hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 58: Tất cả những người tham gia sản xuất kinh doanh đều phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường,
nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính nhân văn.
C. Tính nhân đạo. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 59: Phát hiện hộ của ông H nuôi heo nhưng chuồng trại của ông không có hệ thống xử lí chất thải.
Cán bộ môi trường của địa phương đã đến lập biên bản nhắc nhở. Dựa vào đâu địa phương đã tiến hành lập
biên bản hộ chăn nuôi của ông H?
A. Vai trò của pháp luật B. Đặc điểm của pháp luật
C. Đặc tính của pháp luật D. Khái niệm của pháp luật.
Câu 60: Gia đình anh chị G muốn mở cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nên anh chị đã đăng kí
kinh daonh để được cấp phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Anh chị đã sử dụng pháp luật để:
A. thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. bảo vệ quyền lợi của mình.
C. làm điều mình muốn. D. tự do làm những điều mình thích.
Câu 61: Trong giai đoạn người toàn xã hội đang thực hiện Chỉ thị 16 phòng chống dịch, một số cửa hàng
bán hàng thiết yếu được hoạt động đã lợi dụng ưu thế của mình tự tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu để
thu lợi bất chính, gây rối loạn thị trường. Sau khi nhận phản ánh Ban quản lí thị trường đã đến các cửa
hàng đó lập biên bản xử phạt hành chính, mục đích của việc sử phạt thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính nhân văn.
B. Tính nhân đạo. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 62: Do nhà chị K gần bờ kênh chung nên khi xây dựng nhà cửa chị đã cố ý lấn kênh để mở rộng diện
tích nhà làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của các phương tiện trên kênh. Khi được tin báo cơ quan
chức năng đã đến lập biên bản và yêu cầu chị K tháo dỡ công trình xây dựng lấn kênh. Trong trường hợp
này pháp luật đã thực hiện vai trò nào dưới đây?
A. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ quyền lợi về đầu tư, xây dựng.
D. Bảo vệ tình làng nghĩa xóm.
Câu 63: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều
kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính nghiêm minh của pháp luật.
C. Tính nhân dân và xã hội. D. Tính quần chúng rộng rãi.
Câu 64: Văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta:
A. Hiến pháp. B. Nghị quyết của Quốc hội.
C. Lệnh của Chủ tịch nước. D. Pháp lệnh.
Câu 65: Văn bản dưới luật nào thấp nhất trong sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã B. Nghị quyết của HĐND cấp Tỉnh
C. Quyết định của UBND cấp Huyện D. Nghị quyết của HĐND cấp Huyện
Câu 66: Sắp xếp các văn bản gồm: Nghị định, Pháp lệnh, Luật, Chỉ thị theo trật tự thứ bậc trong hệ
thống văn bản pháp luật nước ta:
A. Luật – Pháp lệnh – Nghị định – Chỉ thị. B. Pháp lệnh – Luật – Nghị định – Chỉ thị.
C. Pháp lệnh – Nghị định – Luật – Chỉ thị. D. Nghị định – Luật – Pháp lệnh – Chỉ thị.
Câu 67: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc thể hiện ý chí của:
A. Nhà nước. B.Tổ chức kinh tế
C. Tổ chức xã hội. D. Tổ chức chính trị – xã hội.
Câu 68. Cơ quan nào dưới đây không có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?
A. HĐND, UBND cấp tỉnh
B. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
C. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
D. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 69: Tìm sắp xếp đúng theo thứ bậc văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật B. Luật, Hiến pháp, Bộ luật
C. Bộ luật, Luật, Hiến pháp D. Nghị quyết, Luật, Hiến pháp.
Câu 70: Văn bản áp dụng pháp luật nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật
để đưa ra các quyết định làm phát sinh
A. các quyền cụ thể của công dân B. những quan điểm trái chiều
C. tất cả nhu cầu của cá nhân D. mọi giao dịch dân sự.
Câu 71: Mục đích của việc áp dụng pháp luật là cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để
ra quyết định nhằm chấm dứt
A. nghĩa vụ của công dân. B. các loại hình tín ngưỡng dân gian
C. sự phát triển của xã hội D. mọi nguồn lực tự nhiên
Câu 72: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm nào?
A. bắt đầu có hiệu lực. C. Thời điểm thông qua
C. Thời điểm ký ban hành D. Thời điểm đăng công báo
Câu 73: Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành là:
A. Chính phủ. B. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
C. Thủ tướng chính phủ. D. Chủ tịch nước.
Câu 74: Cơ quan nào chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết
định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định?
A. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
B. Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
C. Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Sở Nội vụ
Câu 74: Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh?
A. Ủy ban Thường vụ Quốc hội B. Văn phòng Chính phủ
C. Bộ Nội vụ D. Bộ Tư pháp
Câu 76: Nội dung nào sau đây thuộc văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục?
A. Thông tư 58 về đánh giá, xếp loại THCS, THPT
B. Kế hoạch năm học của trường THPT X
C. Quyết định buộc thôi việc của giám đốc công ty
D. Quyết định kỷ luật đối với công nhân Nguyễn Văn B.
Câu 77: Văn bản pháp luật nào sau đây do Quốc hội ban hành?
A. Hiến pháp 2013 B. Luật giáo dục 2019
C. Bộ luật hình sự D. Chỉ thị 16 của chính phủ
Câu 78: Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới
đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật
Câu 79: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành
vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là
A. thực hiện pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 80: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi
vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của
A. các cá nhân, tổ chức. B. cá nhân.
C. công dân. D. tất cả mọi người.
Câu 81: Các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Nội dung này thể hiện hình thức nào sau đây của pháp luật?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 82: Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?
A. Làm những việc mà pháp luật cấm.
B. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
C. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 83: Nhận định nào không phải là thực hiện pháp luật ?
A. Làm những việc tùy thuộc vào khả năng của mình.
B. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
C. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm
D. Không làm những việc mà pháp luật cấm làm.
Câu 84: Anh H điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp
này, anh H đã
A. không thi hành pháp luật. B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật.
Câu 85: Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức
năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 86: Bà M có cửa hàng ăn uống, thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho
người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy Công an phường đã hực hiện pháp luật
theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 87:Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã mua xe máy cúp 50 cho A. Nhưng A đã
nói với bố: Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ. Bạn A đã thực hiện đúng hình thức thực
hiện pháp luật nào?
A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 88: Công ty X ở tỉnh Y do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông A còn phối hợp
với anh B tìm cách bí mật xả chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường. Biết được việc đó, anh C đã bàn
với D, E và G đi tố cáo ông A. Nhưng vì mục đích riêng nên G đã không những không tố cáo ông A mà
còn đe dọa tính mạng con anh C nhằm gây áp lực để anh C từ bỏ ý định trên. Những ai dưới đây đã không
thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Ông A, anh B, G. B. Chỉ mình ông A.
C. Anh D, E và B. D. Anh C, G và B.

----------------------HẾT------------------------

You might also like