You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II – GDCD 12 (NĂM HỌC 2021 – 2022)

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản


Câu 1. Cơ quan nào sau đây có quyền ra quyết định hoặc phê chuẩn để bắt người?
A. Công an, Tòa án. B. Tòa án, Viện kiểm sát.
C. Viện kiểm sát, Công an. D. Sở Tư pháp, Viện Kiểm sát.
Câu 2. Theo qui định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây
được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Đội ngũ phóng viên báo chí. B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Nhân viên chuyển phát nhanh. D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Câu 3. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây khi có người chính mắt trong thấy và xác nhận
đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được?
A. Khẩn cấp. B. Quả tang. C. Truy nã. D. Có quyết định của Tòa án.
Câu 4. Để bảo bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, pháp luật quy định, trong
mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cùng cấp
nào để xét phê chuẩn?
A. Công an. B. Tòa án. C. Viện kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 5: Ai có quyển ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo
sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?
A. Giám đốc công ty.
B. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.
C. Công an.
D. Viện Kiểm sát, Tòa án.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, khi kiểm soát điện thoại,
điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính.
C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí.
Câu 7: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc
A. bắt người phạm tội quả tang.
B. bắt người đang bị truy nã.
C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. bắt người trường hợp có quyết định của Viện Kiểm sát.
Câu 8: Trong thời gian bao nhiêu lâu kể từ khi Viện Kiểm sát nhận được đề nghị xét phê chuẩn
mà không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay?
A. 12 giờ. B. 24 giờ. C. 36 giờ. D. 48 giờ.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi
đủ căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm có
A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng.
C. bạo lực gia đình. D. tổ chức sự kiện.
Câu 10.Trường hợp nào sau đây bắt người đúng pháp luật?
A. Mọi trường hợp cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đều có quyền bắt người.
B. Bắt, giam, giữ người dù nghi ngờ không có căn cứ.
C. Việc bắt, giam, giữ người phải đúng trình tự và thủ tục do pháp luật qui định.
D. Do nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Câu 11. Trong trường hợp phải bắt giam, giữ người thì người có thẩm quyền phải tiến hành như
nào cho đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định?
A. Lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được phê chuẩn.

1
B. Đưa lệnh cho người bị bắt xem trước khi thực hiện nhiệm vụ bắt người.
C. Đọc lệnh bắt người cho người bị bắt và người nhà họ nghe , đưa cho họ giữ một bản phô tô
lệnh bắt.
D. Đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và lập biên bản về việc bắt
người.
Câu 12. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền
A. bí mật của công dân. B. bí mật của công chức.
C. bí mật của nhà nước. D. bí mật đời tư.
Câu 13. Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận và
không được
A. giao gián tiếp. B. cho người khác. C. làm hư hỏng. D. giao nhầm, để mất.
Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa
phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến. B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tự do hội họp. D. Quyền xây dựng đất nước.
Câu 14. Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện ở
A. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
C. Quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các Đại biểu Quốc hội.
D. Quyền xây dựng đất nước.
Câu 15. Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự
ý thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.
B. Bảo mật danh tính cá nhân.
C. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.
D. Phát tán thông tin mật của cá nhân.
Câu 16. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
B. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
D. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.
Câu 17. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây
dựng cơ quan, trường học, địa phương mình
A. ở những nơi có người tụ tập. B. trong các cuộc họp của cơ quan.
C. ở những nơi công cộng. D. ở bất cứ nơi nào.
Câu 18. Để bảo bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, pháp luật quy định, trong
mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cùng cấp
nào để xét phê chuẩn?
A. Công an. B. Tòa án. C. Viện kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 19.Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở là thể hiện nội dung của quyền nào
sau đây?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 20. Giết người, đe dọa giết người, làm chết người là những hành vi xâm phạm đến
A. tính mạng của người khác.

2
B. sức khỏe của người khác.
C. thân thể của người khác.
D. tinh thần của người khác.
Câu 21. Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh X cùng phòng mở
ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.
B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Được tự do lựa chọn thông tin.
D. Được bảo đảm an toàn về tài sản.
Câu 22. Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi
phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết.B. Quản trị truyền thông
C. Tự do ngôn luận. D. Quản lí nhân sự.
Câu 23. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của
H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền bí mật đời sống riêng tư của công dân.
Câu 24. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 25.Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự tiện bắt, giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. Khi cần thiết, có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Khi cần thiết, công an có thể bắt người để điều tra.
D. Chỉ những người có thẩm quyền và được pháp luật cho phép mới có quyền bắt người.
Câu 26. Trong trường hợp nào dưới đây, bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây là sai khi nói về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Được phép đánh người khi người đó phạm tội.
B. Nghiêm cấm các hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích.
C. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác.
D. Không ai được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Câu 28: Bắt người trong trường hợp nào sau đây không thuộc trường hợp khẩn cấp?
A. Khi có người trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm.
B. Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi là tội phạm có dấu vết của tội phạm.
C. Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Khi nghi ngờ người đó đã phạm tội trước đó.
Câu 29..Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà mà ông P là chủ nhà đã khóa trái cửa
nhà lại, giam lỏng bạn K, L gần 4 tiếng đồng hồ. Sau đó, họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp

3
của công an phường. Ông P cho rằng đây là nhà ông nên ông có quyền khóa lại chứ không phải
là nhốt K, L. Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền
A. pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 30.Nghi ngờ chị M ngoại tình vợi chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà
kho của mình đề xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuên can vợ dừng lại
và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những
ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị H và chống B. Chị H và K.
C. Chị M, H và và K. D. K, chị H và chồng
Câu 31. Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S. Sau khi nhận tiền đặt cọc
tám trăm triệu đồng của anh T và anh C, ông D đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi
phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H đi cấp cứu. Những
ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông D, bà H. B.Anh Y, anh T, anh C.
C. Ông D, anh T, anh Y. D. Ông D, anh T, anh C.
Câu 32 Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với ông an xã. Do
có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Do
cố tình ngăn cản nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giảm giữ.
Những ai dưới đây vi phạm quyền bất về thân thể cùa công dân?
A. Anh M và anh D B. Anh M và ông N
C. Anh M, anh D và ông N D. Anh D và ông N
Câu 33. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty TNHH của ông K và bà
Y là chủ nhà, bà Y đã gọi hai con trai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị chấn thưong.
ông K vội vàng gọi tổ' bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các cọn bà Y, tiếp tục
dùng vũ lực ép M, N đến nhà kho của công ty gần đó và giam họ suốt gần 8 tiếng đồng hồ cho
đến khi có lực lựợng chửc năng đến giải quyết mới thả ra. Vậy ai là người đã xâm phạm đến
quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? I
A. BàY, M,N. B. M,N và bảo vệ. C. Ông K và bảo vệ. D. Ông K, bà Y, M,N và bảo vệ.
Câu 34.Vợ chồng anh H dự định đi Hà Nội khám bệnh, do vợ bị say xe nên trước khi đi anh H đã
đến gặp gặp lái xe A và đặt ghế đầu cho vợ và được A đồng ý nhưng khi lên xe ghế mà anh đặt,
anh X phụ xe đã dành ghế đó cho người yêu của mình. Anh H rất bức xúc nên đã chửi bới lái xe
và phụ xe không giữ lời, anh A đã túm cổ áo đe dọa và xô ngã anh H. Những ai dưới đây vi
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
A. Vợ chồng anh H. B. Anh A, X. C.Anh H, A, X. D. Anh A.
Câu 35. Cho rằng bác sĩ S đã bỏ mặc con mình trong lúc nguy cấp, L đã làm đon tố cáo S với lý
do bịa đặt, rằng S đã nhận nhiều tiền hối lộ của mình. Thấy vậy, bạn của S là G đã đến nhờ A
dàn xếp với L nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên A đã đánh L bị thương phải nhập viện.
Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung bác sĩ S thuê
người đánh chồng mình nhằm hạ uy tín của S. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo
hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Chỉ mình chị Q B. Vợ chồng L và Q C. S, G, L và A D. X, S, L và G

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ


Câu 1.Cử tri được tự do và độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình đối với những người trong
danh sách ứng cử viên, bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông.
4
Câu 2: Công dân tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên
quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền xây dựng và quản lí.
D. Quyền xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Câu 3: Nhân dân giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương là thực hiện tham gia
quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. B. cả nước. C. lãnh thổ. D. quốc gia.
Câu 4: Nhằm phát hiện,ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà
nước, tổ chức và công dân là mục đích của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 5: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm là
mục đích của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 6. Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện
nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Được ủy quyền. B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín. D. Gián tiếp.
Câu 7.Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân là thể hiện quyền
A. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở. B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. thay đổi kiến trúc thượng tầng. D. phê duyệt chủ trương và đường lối.
Câu 8. Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. chấp hành hình phạt tù. B. công tác ngoài hải đảo.
C. mất năng lực hành vi dân sự. D. bị tước quyền công dân.
Câu 9. Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là
A. cá nhân. B. tổ chức. C. cán bộ công chức D. cá nhân, tổ chức.
Câu 10.Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là những
việc
A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. dân được thảo luận, tham gia ý kiến.
D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang bị tạm giam.
B. Người đang điều trị tại bệnh viện.
C.Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người đang di công tác xa.
Câu 12: Điều kiện nào dưới đây đúng khi công dân tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp?
A. Công dân đủ 18 tuổi , được cử tri tín nhiệm và không vi phạm pháp luật.
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và được cử tri tín nhiệm.
C. Công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 13: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Phát hiện đường dây sản xuất vắc xin giả.
B. Nhận tiền bồi thường chưa thỏa đáng.
C. Bị hạ bậc lương không rõ lí do.

5
D. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
Câu 14:Khi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, người dân thực thi hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ đại diện. B. Dân chủ trực tiếp. C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ tập trung
Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình
thức dân chủ nào?
A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ tập trung.
Câu15:Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ
phiếu được thì
A. người thân có thể đi bỏ phiếu thay. B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
C. không cần tham gia bầu cử.
D. tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
Câu 16.Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ
trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?
A. Trực tiếp B. Bình đẳng C. Phổ thông D. Bỏ phiếu kín
Câu 17. Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào
trong bầu cử?
A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín
Câu 18: Nhân dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử để hình thành nên cơ quan nào trong bộ
máy nhà nước?
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Tòa án tối cao và Tòa án nhân dân các cấp.
D. Viện kiểm sát tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Câu 19: Cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện ở phạm vi
A. cơ sở B. cả nước. C. rộng. D. hẹp.
Câu 20: Ở phạm vi cơ sở, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp tại các hội nghị toàn thể nhân
dân được thực hiện bằng cách
A. tự do phát biếu ý kiến. B. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
C. không có biểu hiện gì. D. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Câu 22: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm
phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền
A. khiếu nại. B. tố cáo C. được bảo vệ. D. tự do ngôn luận.
Câu23: Việc nhà nước lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là thực
hiện dân chủ ở phạm vi
A. cả nước B. cơ sở C. tổ chức xã hội D. phường, xã
Câu 24: Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật
mà công dân có quyền tố cáo là
A. cán bộ, công chức nhà nước. B. cơ quan và các tổ chức chính trị-xã hội.
C. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. D. cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền
Câu 25,Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì họ có thể làm
cách nào trong các cách dưới đây?
A. Khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu
nại lần đầu.
B. Rút đơn khiếu nại.
C. Gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết lại.
D. Gửi đơn yêu cầu người giải quyết khiếu nại hủy quyết định giải quyết lần đầu.
Câu 26: Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị quyết định về những
vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A.Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.

6
D. Quyền công khai, minh bạch.
Câu 27.Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở
phạm vi cơ sở?
A. Công dân tham gia thảo luận xây dựng các văn bản pháp luật.
B. Công dân bàn bạc việc xây dựng các công trình phúc lợi địa phương.
C. Công dân phản ánh những bất cập trong việc thực hiện các chính sách.
D. Công dân tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức lấy ý kiến.
Câu 28: Ở phạm vi cơ sở, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 29: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Phát hiện một ổ cờ bạc.
B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm
C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.
D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan.
Câu 30: Trường hợp nào dưới đây công dân thực hiện quyền tố cáo?
A. Chị B nhận được giấy báo của Công ty cho nghỉ việc sau khi sinh con.
B. Anh K phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
C. Chị P nhận được giấy thông báo mức đền bù đất đai không thỏa đáng.
D. Nhà ông Th phải nộp tiền điện cao gấp 5 lần những tháng trước.
Câu 31: Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước là
A. những việc phải được thông báo để dân biết.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân cần quan tâm.
D. những việc cán bộ xã quyết định.
Câu 32: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến.
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 33.Công dân có quyền tố cáo trong trường hơp nào dưới đây?
A. Có căn cứ về hành vi tham nhũng tài sản.
B. Nghi ngờ ông Chủ tịch xã tham ô tài sản.
C. Nghe người khác kể lại về hành vi trộm cắp.
D. Phát hiện trong gia đình bị mất cắp.
Câu 34. Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là
những việc
A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. dân được thảo luận, tham gia ý kiến.
D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 35.Vì muốn anh K vào diện quy hoạch cán bộ xã, nên vợ anh K là chị C đã gợi ý để anh T
bỏ phiếu cho chồng mình nhưng anh T không đồng ý. Chị C đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào
dưới đây?

7
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 36. Bác Q tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp
trên, bác Q đã thực hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân xây dựng và dân quản lí.
B. Dân biết và thực hiện.
C. Dân bàn và quyết định.
D. Dân kiểm tra, giám sát.
Câu 37. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ
vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền khiếu nại. B.Quyền tố cáo. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền dân chủ.
Câu 38. Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí
nhà nước và xã hội theo hướng nào?
A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.
B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.
C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.
D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phường
Câu 40: Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không
đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường. B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. D. Tòa án nhân dân.
Câu 41: Nhân dân xã M làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét lại quyết định chuyển
đổi sử dụng đất nông nghiệp mà nhân dân đang canh tác sang mục đích khác. Nhân dân xã M đã
thực hiện quyền cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận. B. Tố cáo. C. Khiếu nại. D. Tự do thông tin
Câu 42; Cháu H mới 13 tuổi nhưng đã phải thường xuyên chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ trong
lúc say rượu. Chiều nay đi học về cháu lại thấy bố đang đánh mẹ, mặc dù rất sợ nhưng cháu vẫn
chạy vào can ngăn. Trong lúc giằng co cháu và mẹ đẩy bố ngã nhẹ xuống đất. Ông A hàng xóm
là bạn thân của bố H chạy sang thấy vậy đã gọi điện tố cáo H với trưởng công an xã. Anh Q
công an xã đã đến và bắt cháu H về nhốt ở trụ sở ủy ban. Theo em trong trường hợp này những
ai sẽ bị tố cáo vi phạm pháp luật?
A. Mẹ H và H. B. Ông A và anh Q. C. Ông A, H và anh Q. D. Bố H, Ông A và anh Q.
Câu 43. Bà T là cán bộ Sở Công thương bị Giám đốc sở này ra quyết định kỉ luật "Chuyển
công tác khác”. Bà T có thể gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. B. Thanh tra Chính phủ.
C. Giám đốc Sở Công thương. D. Cơ quan Công an Tỉnh.
Câu 44. Khu phố A tổ chức cho nhân dân góp ý vào dự thảo Luật Đất đai. Trong trường hợp
này, nhân dân khu phố đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền bày tỏ ý kiến.
Câu 45: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ
mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chửi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào dưới đây
để bảo vệ mình?
A. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin làm việc ở cửa hàng khác.
B. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.
C. Gửi đơn khiếu nại đến UBND thị trấn X.
D. Gửi đơn tố cáo đến Công an thị trấn X.
Câu 46: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh phí
đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư ký cuộc họp
không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc này, ông A ngắt

8
lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên
mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công
dân?
A. Ông A và chị G B. Ông A, chị K, chị G và bà M
C. Ông A và chị K D. Ông A, chị K và chị G
Câu 47. Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R hàng xóm đi
bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 48. Anh C là cảnh sát giao thông của huyện D, anh thường xuyên tuần tra giao thông ở
những đoạn đường vắng người và yêu cầu người vi phạm đưa hối lộ để khỏi bị xử phạt. Trong
trường hợp này, ai là người có quyền tố cáo anh C với cơ quan chức năng?
A. Người bị yêu cầu đưa hối lộ. B. Người chứng kiến anh C nhận hối lộ.
C. Không ai có quyền tố cáo. D. Ai cũng có quyền tố cáo.
Câu 49: Được chị M đồng nghiệp cho biết việc chị N là kế toán đã lập hồ sơ khống rút 200 triệu
đồng của cơ quan X, chị K đã đe dọa chị N, buộc chị phải chia cho mình một nửa số tiền đó.
Biết chuyện ông G là Giám đốc Sở Xđã ký quyết định điều chuyển chị M xuống đơn vị cơ sở ở
xã và đưa anh T vào thay thế vị trí của chị M sau khi nhận của anh này một trăm triệu đồng.
Nhân cơ hội đó, chị N đã có ý trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp theo đúng quy định
cho chị M. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo?
A. Chị N và ông G. B. Chị N, ông G và anh T
C. Chị N và chị K D. Chị M, ông G và anh T
Câu 50: Do phải đi làm ăn xa nên chị A đã gửi cháu V vừa tròn 16 tuổi, nhờ gia đình anh họ tên
T chăm sóc và nói sẽ gửi tiền nhờ anh T nuôi cháu V ăn học. Vợ chồng anh T đã chiếm đoạt số
tiền chị A gửi về còn bắt cháu V phải nghỉ học và đi làm nhân viên cho quán karaoke X. Một lần
đang dọn dẹp phòng hát, cháu V đã bị anh H giở trò đồi bại. Hoảng sợ V đã lấy chai rượu đập
vào người anh H làm anh H bị thương. Hành vi của ai cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng anh T B. Chủ quán X, H C. Vợ chồng anh T, H D. Cháu V

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân.


Câu 1:Công dân có thể học bằng nhiều hình thức, học ở các loại hình trường lớp khác nhau thể
hiện nội dung nào sau đây của quyền học tập ?
A. Học không hạn chế. B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, suốt đời. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu2: Ý kiến nào sau đây đúng với nội dung quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học bất cứ trường nào mà mình muốn.
B. Công dân được học bất cứ ngành nào không phụ thuộc điều kiện gì.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
D.Công dân được học bất kì nghề nào không bị bó buộc bởi năng khiếu
Câu3: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn
công học tập của các cháu”, là thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường vào năm nào?
A. Năm 1945. B. Năm 1946. C. Năm 1950. D. Năm 1954.
Câu4.Quyền nào sau đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 5: Pháp luật nước ta quy định: mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về
A. khả năng học tập B. cơ hội học tập. C. ước mơ học tập. D. hoàn cảnh học tập.
Câu 6: Công dân có quyền học ở các bậc học: từ Tiểu học đến Đại học và Sau đại học theo qui
định của pháp luật là thể hiện
A. quyền học tập không hạn chế. B. quyền học tập thường xuyên.
C. quyền học tập ở nhiều bậc học. D. quyền học tập theo sở thích.

9
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?
A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học vượt lớp.
B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.
C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
D. Những người đạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
Câu 8: Quyền học tập không hạn chế của công dân có nghĩa là
A. công dân có quyền học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. công dân có quyền học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.
C. công dân có quyền học ở mọi lúc mọi nơi.
D. công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào tùy theo sở thích.
Câu 9: Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm
A. giáo dục, bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân.
B. giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước
C. đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người .
D. tạo môi trường ổn định, tạo sự phát triển cho công dân.
Câu 10: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp
khác nhau là biểu hiện của quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. học không hạn chế.
C. học bất cứ nơi nào. D. bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 11: Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào
A. theo sở thích của mình.
B. theo nguyện vọng của mình.
C. phù hợp với năng khiếu của mình.
D. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
Câu 12. Cá nhân tự do đưa ra những cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động là đã thực
hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Thẩm tra. B. Phản biện. C. Học tập. D. Sáng tạo.
Câu 13. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền:
A. tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ.
B. tác giả, sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học công nghệ.
C. tác giả, hoạt động khoa học công nghệ, sáng chế.
D. tác giả, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu khoa học.
Câu 14. Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá do công dân sáng tạo ra thuộc
quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 15. Công dân có thế học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích
và điều kiện của mình là một trong các nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền học tập của công dân. B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền phát triển của công dân. D. Quyền học tập theo sở thích.
Câu 16 Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là những
việc
A. phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. dân được thảo luận, tham gia ý kiến.
D. nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 17. Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bảo hành trọn gói sản phẩm. B. Sử dụng hộp thư điện tử.
10
C. Chuyển quyền nhân thân. D. Đưa ra phát minh, sáng chế.
Câu 26. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học bất cứ trường nào mà mình muốn.
B. Công dân được học bất kì ngành nào không phụ thuộc điều kiện gì.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
D. Công dân được học bất kì nghề nào không bị bó buộc bởi năng khiếu.
Câu 18. Khẳng định nào dưới đây thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên.
B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập.
C. Học sinh người dân tộc thiếu số được ưu tiên trong tuyển chọn.
D. Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng.
Câu 19. Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật được gọi với tên gọi khác là
A. Quyền sở hữu công nghiệp. B. Quyền phát minh, sáng chế.
C. Quyền tác giả. D. Quyền nghiên cứu.
Câu 20: Công dân thực hiện quyền học không hạn chế trong trường hợp nào sau đây?
A. Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn H tiếp tục vào học Đại học chuyên ngành X.
B. K có năng khiếu âm nhạc và đã thi đỗ vào trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
C. Do không đủ điều kiện để theo học đại học, T đã lựa chọn hệ đào tạo từ xa.
D. Học sinh P tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật giành cho học sinh THPT.
Câu 21: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Giám sát quy hoạch đô thị.
B. Hợp lí hóa sản xuất.
C. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
D. Kiểm tra sản phẩm.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng quyền được phát triển của công dân?
A. Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Có mức sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.
C. Được phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật.
D. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
Câu 23: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bình đẳng về cơ hội tìm kiếm việc làm.
B. Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng.
C. Người có tài được tạo điều kiện để làm việc và phát triển.
D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, khám phá khoa học.
Câu 24: Nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân
A. được chăm sóc y tế đặc biệt là trẻ em.
B. được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng.
C. được học vượt lớp, học trước tuổi đối với những người phát triển sớm về trí tuệ.
D. theo học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích.
Câu 25.Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, giới tính,
nguồn gốc gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Bình đẳng về thời gian học tập. D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình
Câu 26: Nhà nước ta có chính sách ưu đãi đối với các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực là
nhằm thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền học tập. C. Quyền được phát triển .D. Quyền được ưu tiên.
Câu 27: Quy chế tuyển sinh Đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh
giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường Đại học là thể hiện quyền nào
sau đây của công dân?
11
A. Quyền được khuyến khích. B. Quyền học tập.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền được ưu tiên.
Câu 28.: Học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là
biếu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển,
C. Quyền được hưởng thông tin. D. Quyền học tập.
Câu 30. Nhà nước công bố thị trường lao động làm cơ sở cho học sinh lớp 12 lựa chọn nghành,
nghề. Việc làm này nhằm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền nào sau đây?
A. Quyền được phát triển. B. Quyền học tập. C. quyền sáng tạo. D. Quyền dân chủ.
Câu 29: Nhà nước ban hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền học tập. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền được phát triển
Câu 30: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ
thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền tinh thần. D. Quyền văn hóa.
Câu 31: Công dân được sáng tác và sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật do mình sáng tạo
ra là thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền nghiên cứu khoa học. B. Quyền sở hữu trí tuệ.
C. Quyền học tập. D. Quyền tác giả.
Câu 32: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo?
A. Hướng dẫn học sinh Trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
B. Sao chép tác phẩm của người khác rồi đem dự thi.
C. Thiết kế máy cắt cỏ thay thế phương tiện cắt cỏ thủ công.
D. Đăng kí bản quyền đối với công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Câu 33: Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa do công dân sáng tạo ra thuộc
quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền sáng tác. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng. D. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 34: Công dân được sáng tác và sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật do mình sáng tạo
ra là thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền nghiên cứu khoa học. B. Quyền sở hữu trí tuệ.
C. Quyền học tập. D. Quyền tác giả.
Câu 35: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Thu gom và phân loại rác. B. Thiết kế máy thu hoạch rau màu.
C. Tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ ở cụm dân cư.
D. Tham gia đội bóng chuyền của xã.
Câu 36: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh
có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. công dân được phát triển.
C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 37: Khẳng định nào dưới đây thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Học sinh xuất sắc được học trong các trường chuyên thông qua thi tuyển.
B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập.
C. Học sinh người dân tộc thiếu số được ưu tiên trong tuyển chọn.
D. Học sinh con nhà nghèo được miễn, giảm học phí.
Câu 38: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh có quyền lựa chọn ngành học phù hợp
với nguyện vọng và khả năng của mình. Điều này thể hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Học tập không hạn chế. B. Học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học vì sự phát triển toàn diện bản thân.
Câu 39: Nhà nước mở các trường năng khiếu và Trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay
là nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.

12
C. đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho đất nước. D. đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 40: Khi tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học nhà nước có mức điểm chuẩn đầu vào khác nhau
cho thí sinh ở từng khu vực, từng vùng miền. Điều này thể hiện
A. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. bất bình đẳng trong giáo dục
C. định hướng đổi mới giáo dục D. đường lối phát triển giáo dục
Câu 41: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ
thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền sáng tạo B. Quyền được phát triển. C. Quyền tinh thần. D. Quyền văn hoá.
Câu 42. Sau khi biết ông N được cấp chứng nhận bản quyền sáng chế máy bóc tách vỏ lạc, anh
M đã bí mật sao chép, tự nhận mình là người tạo nên mẫu thiết kế và sản xuất ra máy đó rồi bán
cho người tiêu dùng. Anh M đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân ở nội dung nào sau đây?
A. Quyền tác giả. B. Quyền chuyển giao kĩ thuật.
C. Nâng cấp sản phẩm. D. Quyền ứng dụng công nghệ
Câu 43. Cuối năm học lớp 12, Mai đã lựa chọn và làm hồ sơ thi vào trường Đại học Luật là
ngành học mà Mai yêu thích. Điều này thể hiện nội dung nào trong quyền học tập của Mai?
A. Học tập không hạn chế. B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học vì sự phát triển toàn diện bản thân
Câu 44. Hoa sáng tác được nhiều bài thơ hay nên được nhận giải thưởng thơ Lê Thánh Tông. Hoa
đã được thực hiện quyền nào sau đây ?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền tác giả.
C. Quyền được khuyến khích để phát triển tài năng. D. Quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 45. Ông Nguyễn Quốc Hòa, giám đốc công ty cơ khí Quốc Hòa thành phố Thái Bình đã chế
tạo thành công tàu ngầm từ những vật dụng đơn giản. Ông N có quyền gì đối với sản phẩm của
mình?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ. D. Quyền được phát triển.
Câu 46: Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi
phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định
chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tác giả B. Chuyển giao công nghệ
C. Sáng chế C. Sở hữu công nghiệp
Câu 47. Trẻ em được hưởng chế độ tiêm chủng mở rộng quốc gia. Điều này phù hợp với quyền
A. sáng tạo của công dân. B. học tập của công dân.
C. phát triển của công dân. D. tự do của công dân.
Câu 48. Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết
nên T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết
kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử
dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự
cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K và chị S. B. Anh K, ông N và chị S
C. Anh K và ông N. D. Anh K, chị S, ông N và anh T
Câu 49: Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp
bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho
chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh
dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công
dân?
A. Anh S và chị M B. Anh S, chị M và chị B
C. Chị B và anh S D. anh A, chị M và chị B
Câu 50. A đã nhờ anh K và N sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của A có mẫu
thiết kế máy gặt lúa liên hoàn, anh K và N đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự với giám đốc
công ty Z. Vì mẫu mới và hữu ích, nên đã được giám đốc mua mới một khoản tiền lớn. Sau đó

13
giám đốc tiến hành sản xuất theo mẫu thiết kế lấy thương hiệu công ty Z và bán ra thị trường.
Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K và giám đốc công ty Z B. Giám đốc công ty Z
C .Anh K, N và giám đốc công ty Z D. Anh K, N

14

You might also like