You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT PHÚ RIỀNG

TỔ SỬ-ĐỊA-GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDCD 12

I/ Lý thuyết:
Các quyền tự do cơ bản của công dân
a)Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
 Khái niệm:
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm
sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
 Nội dung :
Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không
chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.
Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong ba trường hợp sau đây, nhưng phải theo
đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật qua định:
TH1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra
lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
TH2: Bắt người trong TH khẩn cấp được tiến hành khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định
của pháp luật và chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra
lệnh bắt
TH3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay
đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất
b)Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công
dân
*Khái niệm:
Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và
nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người
khác.
*Nội dung:
Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người
gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết
người, làm chết người.
Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại
về danh dự cho người đó.
*Ý nghĩa:
Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.
Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Khái niệm: (Xem SGK)
*Nội dung:
Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép
khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ,
phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu
liên quan đến vụ án.
Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt
người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
*Ý nghĩa: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Nhằm đảm bảo cho công dân – con người có được cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ,
văn minh.
Tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan
và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
d) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người
làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho
người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp
cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo
đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời
sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
e) Quyền tự do ngôn luận
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực
tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách
và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái
đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp
đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày,
đề đạt nguyện vọng.
II. Trắc nghiệm:

Câu 1: Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc bị truy nã công dân phải làm gì?
A. Đánh cảnh cáo.
B. Bắt về nhà giam giữ
C. Thả ra nếu người đó chối tội
D. Giải ngay đến cơ quan Công an.
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây thì ai cũng có quyền bắt người?
A. Hai thanh niên đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
B. Một nhóm thanh niên đang lên kế hoạch đua xe trái phép.
C. Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản
D. Đang chuẩn bị gây án.
Câu 3: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt người?
A. Cơ quan điều tra.
B. Chi cục thuế.
C. Quỹ tín dụng.
D. Phòng tài nguyên và môi trường.
Câu 4: Bà B nợ tiền của ông A 100 triệu đồng nhưng bà B không chịu trả. Ông A đã cho
người đến bắt con của bà B, để buộc bà phải trả khoản nợ đó. Hành vi của ông A đã xâm
phạm tới
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe
D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây không có quyền bắt và giam giữ người?
A. Cơ quan điều tra.
B. Viện kiểm sát.
C. Tòa án.
D. Sở tư pháp.
Câu 6: Trong trường hợp nào sau đây được coi là bắt người khẩn cấp?
A. Bắt người bị truy nã.
B. Người dân vây bắt hai tên trộm xe máy.
C. Cơ quan công an điều anh C đến làm việc.
D. Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 7: Do mâu thuẫn cá nhân tên H đã cầm dao đâm chết ông K. Hành vi của tên H đã vi
phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể
Câu 8: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, là
một trong những nội dung của quyền
A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 9: Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân pháp luật nghiêm cấm những hành vi
nào sau đây
A. bắt và giam giữ người.
B. hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích.
C. nói xấu người khác.
D. ăn cắp số tài khoản.
Câu 10: Bán rượu giả làm chết người, hành vi này là xâm phạm tới
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 11: Do ganh ghét đồng nghiệp, nên chị S đã có những lời lẽ xúc phạm đến chị H trước
toàn thể cơ quan. Hành vi này đã xâm phạm tới
A. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. quyền được đảm bảo về tinh thần.
D. quyền được đảm bảo về sức khỏe.
Câu 12: Để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân pháp luật nghiêm cấm những hành vi
nào sau đây
A. bịa đặt điều xấu, tung tin xấu. nói xấu.
B. nói bóng nói gió.
C. tung tin đồn thất thiệt.
D. nói không có căn cứ.
Câu 13: Hành vi vu khống người khác là vi phạm đến
A. tính mạng của người khác.
B. danh dự, nhân phẩm của người khác
C. danh dự, nhân phẩm của người khác
D. tinh thần của người khác.
Câu 14: Anh A và chị B quen nhau được một năm và hai người chia tay. Sau đó anh A đã
tung ảnh nóng của chị B lên mạng xã hội. Hành vi này đã xâm phạm tới
A. quyền tự do cá nhân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. quyên được pháp luật bảo hộ về nhân thân.
Câu 15: Hành vi nào sau đây không bị coi là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người
khác?
A. Vu khống người khác.
B. Chửi bới người khác nơi đông người.
C. Nói xấu người khác trên mạng xã hội.
D. Nói lên ưu điểm và khuyết điểm của người nào đó trong cuộc họp cơ quan.
Câu 16: Hành vi nào sau đây bị coi là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Tung tin đồn về người nào đó bị nhiễm HIV.
B. Chống người thi hành công vụ.
C. Cưỡng đoạt tài sản người đi đường.
D. Phạt cảnh cáo người vi phạm giao thông
Câu 17: Hành vi nào sau đây bị coi là xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Chê bai người khác thậm tệ.
B. Bẫy chuột làm chết người.
C. Vào nhà người khác ăn trộm
D. Tống tiền người khác.
Câu 18: Hành vi nào sau đây không bị coi là xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người
khác?
A. đe dọa giết người.
B. Giết người cướp tài sản.
C. Hiếp dâm.
D. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Câu 19: Để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
A. công dân.
B. nhà nước
C. nhà nước và công dân.
D. cá nhân.
Câu 20: Học sinh trung học cơ sở tham gia viết thư UBU, nội dung này thể hiện quyền
A. tự do ngôn luận.
B. học tập.
C. phát triển.
D. sáng tạo.
Câu 21: Chọn câu trả lời đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác.
B. Trong bất kì hoàn cảnh nào cơ quan chức năng cũng có quyền khám xét chỗ ở của công dân.
C. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền khám xét chỗ ở của công dân nhưng
phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
D. Mọi công chức nhà nước có thẩm quyền đều có quyền khám xét chỗ ở của công dân
Câu 22: Khám xét chỗ ở đúng pháp luật là
A. Ai cũng có quyền khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền
B. khám chỗ ở theo lệnh thủ trưởng của mình
C. khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định.
D. khám chỗ ở khi nghi ngờ có tội phạm trong đó.
Câu 23: Giả sử em đến nhà bạn N, nhà bạn mở cửa nhưng không có ai ở nhà. Em sẽ chọn
cách xử lý nào sau đây để không bị coi là xâm phạm đến chỗ ở của người khác?
A. Cứ thế xông thẳng vào nhà tìm bạn N.
B. Vào trong nhà ngồi đợi.
C. Vào trong nhà và gọi điện thoại cho N.
D. Ở ngoài cổng và gọi điện thoại cho N.
Câu 24: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thuộc nhóm quyền nào sau đây?
A. Quyền dân chủ.
B. Quyền tự do dân chủ.
C. Quyền tự do cơ bản.
D. Quyền riêng tư.
Câu 25: Bà M nợ tiền của ông K, hiện tại bà chưa có khả năng trả nợ. Nên ông K đã tới
chiếm nhà và đuổi bà M ra khỏi nhà. Vậy hành động của ông K là
A. xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. được pháp luật cho phép
C. xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Câu 26: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có ý nghĩa:
A. Đề cao tính cá nhân.
B. Đề cao tính cá nhân.
C. Là điều kiện cần thiết để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội.
D. Đề cao giá trị con người.
Câu 27: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước”. Nội dung này thể hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền tự do phát biểu ý kiến.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do sáng tạo.
D. Quyền tự do học tập.
Câu 28: Tự do ngôn luận có nghĩa là
A. công dân muốn nói gì cũng được.
B. nói gì cũng được miễn là không làm hại ai.
C. được tự do, thỏa mái phát biểu ý kiến riêng của mình.
D. tự do phát biểu ý kiến nhưng phải theo khuôn khổ của pháp luật.
Câu 29: Hành vi nào sau đây là vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín?
A. Đọc tin nhắn của người khác.
B. Kiểm soát thư từ, điện thoại của bị can để phục vụ cho công tác điều tra.
C. Đọc bài viết trên các tập chí.
D. Đọc thư của người khác khi người đó đồng ý.
Câu 30: Ông H đã có hành vi dâm ô cháu D 11 tuổi. Hành vi này đã xâm phạm tới
A. tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cháu D.
B. tính mạng, sức khỏe của cháu D.
C. danh dự, nhân phẩm của cháu D.
D. không xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của cháu H.
Câu 31: Trường hợp nào là vi phạm pháp luật khi tiến hành khám xét địa điểm, chỗ ở của
công dân?
A. Nhà bà B tổ chức đánh bạc.
B. Do nghi ngờ hàng xóm bắt trộm gà nên cha con ông A đã qua nhà đó tìm.
C. Nhà bà Đ tàng trữ pháo nổ.
D. Cơ sở giết mổ X đã bom nước vào bò trước khi giết mổ.
Câu 32:  Bộ luật Hình sự quy định “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm” . Từ đó cho biết những trường hợp xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm
của người khácnhư trên sẽ phải chịu
A. trách nhiệm hình sự.
B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm dân sự.
D. trách nhiệm kỷ luật.
Câu 33: Trong trường hợp nào sau đây thì ai cũng có quyền bắt người?
A. Có quyết định của cơ quan điều tra.
B. Bị nghi ngờ phạm tội.
C. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. Phạm tội quả tang.
Câu 34: Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là nội dung của
quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần, thể chất.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm về danh dự, nhân phẩm.
Câu 35: Cơ sở làm giá đỗ X sử dụng hóa chất trong quá trình làm giá. Vậy hành vi này đã
xâm phạm tới
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần, sức khỏe của công dân.
D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 46: Hành vi đặt điều, nói xấu người khác là vi phạm đến quyền nào sau đây của công
dân
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.
Câu 41: Hành vi đánh người, giết người, đe dọa giết người là vi phạm đến quyền nào sau
đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể

You might also like