You are on page 1of 5

BÀI 16:

Câu 1: Khi thực hiện quyền của mình về bảo vệ Tổ quốc, công dân không được thực hiện hành vi nào?
A. Tìm hiểu về đường lối quân sự. C. Tham gia dân quân tự vệ.
B. Từ chối đăng ký nghĩa vụ quân sự. D. Từ chối lưu hành vũ khí trái phép.
Câu 2: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc có thể gây hậu quả nào?
A. Gia tăng tỷ lệ lạm phát. C. Củng cố đoàn kết dân tộc.
B. Nâng cao tiềm lực quốc phòng. D. Gây mất an ninh chính trị.
Câu 3: Công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc khi
A. phá bỏ thủ tục lạc hậu. C. tham gia lực lượng quốc phòng và an ninh.
B. đăng ký hiến máu nhân đạo. D. giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Câu 4: Việc làm nào không phản ánh nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về
bảo vệ tổ quốc?
A. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Tham gia hiến máu nhân đạo.
B. Tham gia dân quân tự vệ. D. Tham gia bảo vệ biên giới.
Câu 5: Đối với cơ quan Nhà nước, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ
quốc là
A. nguy hại chủ quyền quốc gia. C. truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. cản trở quyền và nghĩa vụ của công dân. D. ảnh hưởng khối đại đoàn kết dân tộc.
Câu 6: Đối với các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần
A. học tập, noi gương. C. lên án, ngăn chặn.
B. khuyến khích, cổ vũ. D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 7: Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, mọi công dân có nghĩa vụ
A. thúc đẩy diễn biến hòa bình. C. kích động biểu tình trái phép.
B. giữ gìn an ninh trật tự xã hội. D. từ chối nghĩa vụ quân sự.
Câu 8: Vì cha mẹ không muốn cho Q đi bộ đội nên mẹ Q đã đưa cho ông P một khoản tiền để lo lót cho
ông T là cán bộ quân sự địa phương để loại Q ra khỏi danh sách trúng tuyển. Những ai đã vi phạm chính
sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước ta?
A. Bố Q, mẹ Q và ông T. C. Bố Q, mẹ Q và Q.
B. Bố Q, mẹ Q và ông P. D. Mẹ Q, ông P, ông T.
Câu 9: Hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
A. Gian dối khám nghĩa vụ quân sự. C. Chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
B. Từ chối xâm phạm đất quốc phòng. D. Hỗ trợ lực lượng dân phòng.
Câu 10: Sau khi tìm hiểu các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, K nhận thấy mình có đầy đủ các điều
kiện nên đã quyết định đi khám nghĩa vụ quân sự. Khi có kết quả trúng tuyển, K đã xin phép bố mẹ cho
bảo lưu kết quả học tập để tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn K đã thực hiện tốt quyền nào?
A. Quyền bảo vệ Tổ quốc. C. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước. D. Quyền bầu cử và ứng cử.

BÀI 17:
Câu 1: Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. điều tra hiện trường gây án C. giam giữ người tố cáo.
B. bảo mật thông tin quốc gia. D. truy tìm đối tượng phản động.
Câu 2: “Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho
phép” thuộc quyền nào của công dân?
A. Tự do ngôn luận. C. Bất khả xâm phạm thân thể.
B. Bất khả xâm phạm chỗ ở. D. Tự do tín ngưỡng.
Câu 3: Hành vi nào xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác?
A. Tung tin sai sự thật. C. Xúc phạm danh dự bạn.
B. Bày tỏ sở thích. D. Đánh người gây thương tích.
Câu 4: Hành vi nào vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Theo dõi nạn nhân. C. Khống chế tội phạm.
B. Bắt cóc con tin. D. Đe dọa giết người.
Câu 5: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát,
trừ trường hợp
A. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ. C. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. gây khó khăn cho việc điều tra. D. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
Câu 6: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người
A. đang thực hiện hành vi phạm tội. C. đã chứng thực di chúc thừa kề.
B. đã tham gia giải cứu nạn nhân. D. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
Câu 7: Hành vi nào xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
A. Khống chế và bắt giữ tên trộm. C. Xúc phạm hạ uy tín bạn.
B. Theo dõi phạm nhân vượt ngục. D. Đánh người gây thương tích.
Câu 8: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác,
anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố
tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã.
Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân?
A. Anh C, anh T và anh S. C. Anh T và anh S.
B. Anh T, anh S và anh K. D. Anh S và anh C.
Câu 9: Đối với người bị vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể là
A. truy cứu trách nhiệm. B. ảnh hưởng sức khỏe. C. bồi thường vật chất. D. xử lý kỉ luật.
Câu 10: Thấy chị M hàng xóm dùng điện thoại quay lại cảnh mình đánh hai nhân viên bị thương
nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ và bỏ đói
cháu nhỏ con của chị M suốt hai ngày. Những ai đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
công dân?
A. Ông X, anh H. B. Ông X, anh K và anh H. C. Anh K và anh H. D. Ông X,
anh H.
Câu 11: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị
A. xét xử lưu động. B. tước bỏ nhân quyền. C. bắt giữ khẩn cấp. D. xử lí theo pháp luật.
Câu 12: Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang
chuẩn bị thực hiện
A. cách li y tế theo quy định C. hủy hồ sơ tham gia đấu thầu
B. kế hoạch phản biện xã hội D. tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Câu 13: Câu trắc nghiệm đúng, sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai:
Do mẫu thuẫn trong buôn bán nên chị Q đã nhiều lần tung tin bịa đặt anh K bán hàng giả, kém chất
lượng trên mạng xã hội khiến việc buôn bán bị ảnh hưởng, thu nhập của nhà anh K giảm sút. Bức xúc,
anh K cùng vợ là chị T đã nói chuyện với chị Q nhưng không thành và anh K bị anh M chồng chị Q đánh
trọng thương. Thấy vậy, chị T liền thuê anh G và anh H bắt con chị Q về nhà mình và giữ trong nhiều giờ
với mục đích khủng bố tinh thần gia đình chị Q.
A. Anh K vừa bị xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm vừa bị xâm phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. Đ
B. Chị Q không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, anh M phải chịu trách nhiệm pháp
lý về hành vi vi phạm của mình. S
C. Chị T không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. S
D. Anh G và anh H vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Đ

BÀI 18:
Câu 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định
chỗ ở của người đó có
A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi. C. công cụ để thực hiện tội phạm.
B. quyết định điều động nhân sự. D. đối tượng tố cáo nặc danh.
Câu 2: Hành vi nào vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn. C. Đe dọa đánh người.
B. Tự ý vào nhà người khác. D. Xúc phạm danh dự bạn.

Câu 3: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo
A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. C. chỉ đạo của cơ quan điều tra.
B. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của Tòa án.
Câu 4: Việc khám xét chỗ ở công dân được tiến hành khi chỗ ở đó có
A. người già neo đơn sinh sống. C. căn cứ có đối tượng bị truy nã lẩn trốn.
B. có hoạt động giải trí diễn ra. D. trẻ em khuyết tật sinh hoạt tập thể.
Câu 5: Hành vi nào vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý mở điện thoại của bạn. C. Đe dọa đánh người.
B. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook.
Câu 6: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông H để
tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 7: Một trong những hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là
xâm phạm đến
A. quyền bầu cử, ứng cử. C. quyền bí mật đời tư.
B. tài sản công cộng. D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 8: Đối với xã hội, việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có thể dẫn đến hậu
quả nào?
A. Gây thiệt hại về tinh thần. C. Gây thiệt hại về danh dự.
B. Gây mất ổn định xã hội. D. Ảnh hưởng đến tính mạng.
Câu 9: Phát hiện bài đăng của nhà báo G viết sai lệch về doanh nghiệp do mình làm chủ, giám đốc K đã
chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Những ai đã vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh K, H, G. B. Anh K, T, G. C. Anh K, G, H. D. Anh K, T, H.
Câu 10: P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đã tự ý vào nhà P để
tìm nhưng bị em trai của P mắng chửi và đuổi về. (Hảo em trai) H đã vi phạm quyền nào của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. C. Được bảo vệ quan điểm cá nhân.
B. Bất khả xâm phạm về tài sản. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

BÀI 19
Câu 1: Trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền. B. cơ quan ngôn luận. C. lực lượng bưu chính. D. phóng viên báo chí.
Câu 2: Công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
A. an sinh xã hội. B. thông tư liên ngành. C. thư tín, điện tín. D. di sản quốc gia.
Câu 3: Đối với thư tín, điện thoại điện tín của công dân, pháp luật nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức có
hành vi nào?
A. Gửi thư đúng chủ nhân. C. Chiếm đoạt thư tín.
B. Công khai thời gian phát. D. Thu phí vận chuyển.
Câu 4: Cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. phục vụ công tác điều tra. C. xác minh địa chỉ giao hàng.
B. sao lưu biên lai thu phí. D. thống kê bưu phẩm thất lạc.
Câu 5: Hành vi nào là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ. C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
B. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. D. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.
Câu 6: Câu trắc nghiệm đúng, sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai:
Anh M làm nhân viên bưu điện - đang có nhiệm vụ giao thư cho N. Do mâu thuẫn với N nên A năn nỉ
anh họ là anh M để mình đưa thư cho N. Vì bận việc và thấy cũng tiện đường với A nên anh M đã đồng
ý. Nhận thư từ anh M nhưng A không đưa thư cho N mà mở ra xem và hủy luôn thư. Không nhận được
thư, N đã liên lạc với anh M và biết chuyện nên N đã cùng T đến nhà đập phá và đe dọa đánh A.
A. Anh M nhờ A đưa hộ thư cho N là phù hợp với quy định về trách nhiệm của nhân viên làm nhiệm
vụ chuyển phát. S
B. A chỉ là người đưa hộ nên không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.
S
C. Anh M và A đều là người vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân. Đ
D. N và T đều vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Đ
Câu 7: Chị H có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, anh D tự ý mở máy tính của chị H ra để đọc
những dòng tâm sự của chị H trên email. Hành vi của anh D xâm phạm đến quyền nào của chị H?
A. Quyền bảo vệ tài sản cá nhân. C. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
B. Quyền được bảo hộ về danh dự. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 8: Câu trắc nghiệm đúng, sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai:
Cuộc họp tổng kết năm của xã X có ông A là chủ tịch, ông V là phó chủ tịch, anh M bí thư Đoàn thanh
niên, anh G là trưởng công an xã và chị H, anh D, anh Y là đại diện các hộ dân của xã cùng tham gia. Khi
chị H có ý kiến đề nghị xem xét việc một vài gia đình trong xã sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích,
cũng như việc cấp đất của chính quyền địa phương có dấu hiệu sai phạm. Vì trong đó có người thân của
ông A nên ông đã yêu cầu chị dừng phát biểu và cho rằng việc này do lãnh đạo xã quyết định, người dân
không cần phát biểu ý kiến. Thấy chị H vẫn tiếp tục trình bày ý kiến của mình nên ông V cắt ngang lời và
đuổi chị ra ngoài rồi chỉ đạo anh D giám sát chị. Sau cuộc họp, anh Y đã viết thư bày tỏ ý kiến của mình
rồi nhờ anh M gửi cho chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, anh M nhận lời nhưng lại hủy thư của anh Y
đi. Khi phát hiện sự việc, chị H, anh Y cùng một vài hộ dân đã kéo lên Ủy ban nhân dân xã để làm rõ vấn
đề.
A. Chị H và anh Y đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận. Đ
B. Ông A và ông V vừa vi phạm quyền tự do ngôn luận vừa vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội của công dân. Đ
C. Anh Y viết thư bày tỏ với cơ quan chức năng là phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận
thông tin. Đ
D. Chị H và anh Y cùng các hộ dân đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố
cáo. Đ

BÀI 20
Câu 1: Công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình là quyền
A. tiếp cận thông tin. B. tự do ngôn luận. C. tự do báo chí. D. tự do tín ngưỡng.
Câu 2: Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân có nghĩa vụ
A. trình bày mọi quan điểm. C. xuyên tạc về mặt nội dung.
B. tuân thủ quy định pháp luật. D. ủng hộ mọi quan điểm đưa ra.
Câu 3: Công dân đủ năng lực có quyền được
A. xúc phạm danh dự người khác. C. miễn mọi loại phí dịch vụ.
B. mạo danh tác giả để xuất bản. D. sáng tạo tác phẩm báo chí.
Câu 4: Quyền tự do báo chí của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân đều được
A. phản hồi thông tin báo chí. C. phản bác mọi quan điểm.
B. viết bài sai nội dung phản ánh. D. đăng mọi bài viết cá nhân.
Câu 5: Theo qđpl công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành vi nào?
A. Tham gia phát biểu ý kiến. C. Truy tìm đối tượng phản động.
B. Bảo quản bưu phẩm đường dài. D. Xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.
Câu 6: Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, công dân không được
A. xâm phạm lợi ích Nhà nước. C. tự mình trình bày quan điểm.
B. tự do phát biểu ý kiến. D. ủy quyền người khác trình bày.
Câu 7: Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và pháp
luật của Nhà nước thông qua quyền nào?
A. Ứng cử, bầu cử. B. Khiếu nại. C. Tự do báo chí. D. Tố cáo.

Đọc thông tin và trả lời câu 8, 9


Nghi ngờ chị D nói xấu mình, ông H - Chủ tịch xã đã ngăn cản khi chị D phát biểu trong cuộc họp Hội
đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt lời không
cho phát biểu. Chứng kiến sự việc, sau đó chị P đã viết bài đăng báo về việc thực hiện quyền tự do ngôn
luận của công dân trong các cuộc họp.
Câu 8: Những ai thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông H và ông K. B. Chị D và anh M. C. Ông H, ông K và chị P. D. Chị P, chị D và ông K.
Câu 9: Chị P viết bài đăng báo về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân trong các cuộc họp
là thực hiện quyền
A. khiếu nại, tố cáo. B. tự do ngôn luận. C. tự do báo chí. D. quản lí xã hội.

You might also like