You are on page 1of 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 6&7 CD 12

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng khi khám chỗ ở của người khác?
  A. Không được khám chỗ ở của người khác từ 11giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
  B. Không được khám chỗ ở của người khác vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được.
  C. Không được khám chỗ ở của người khác khi chủ nhà vắng mặt.
  D. Không được khám chỗ ở của người khác vào ngày nghỉ cuối tuần.
Câu 2: Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in
sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã
vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
  A. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K. B. Chị T và anh P.
  C. Giám đốc B, chị T và anh P. D. Giám đốc B và chị T.
Câu 3: Thấy K ra ngoài không tắt máy tính. T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K
và mạo danh K để làm quen với các bạn gái. T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
  A. Được bảo hộ về tài sản riêng. B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
  C. Được bảo hộ về nơi làm việc. D. Được bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?
  A. Tự tiện bắt người. B. Tự tiện giam giữ người.
  C. Đe dọa đánh người. D. Đánh người gây thương tích.
Câu 5: Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc,
nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?
  A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  C. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 6: Hành vi xâm phạm rất nghiêm trọng do cố ý bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác thì
bị xử lí
  A. dân sự. B. hành chính. C. kỉ luật. D. hình sự.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân
  A. Đe dọa, ngăn công dân viết thư cho đại biểu Quốc hội để trình bày những vấn đề nổi cộm ở địa phương.
  B. Giám đốc Công ty X đe dọa sẽ đuổi việc nếu nhân viên để lộ những thông tin về sai phạm của công ty cho báo
trí biết.
  C. P bị xử phạt 2 năm tù giam do tham gia tuyên truyền, phát tán các tài liệu chống lại Nhà nước Việt Nam.
  D. A chuyển tiền cho B để đổi lấy việc B sẽ không đăng bài báo viết về những sai phạm của A.
Câu 8: Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với
anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói
nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
  A. Ông B, anh D và chị Q. B. Anh A, anh D, ông B và chị Q.
  C. Anh A, ông B và anh D. D. Anh A, anh D và chị Q.
Câu 9: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ làm nương rẫy, ông S nhân viên kiểm lâm bắt và giữ ông K tại trụ sở kiểm
lâm vói sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng kiểm lâm đang di công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống
gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho nên đã báo cho cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?
  A. Ông K,ông S và chị Q B. Ông K và chị Q C. Ông S và chị Q D. Ông K, ông S và ông M
Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chổ ở của công dân
  A. Có căn cứ để khẳng định chổ ở của người nào đó có tài liệu liên quan đến vụ án.
  B. Nghi ngờ chổ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
  C. Có căn cứ để khẳng định chổ ở của người nào đó có công cụ để thực hiện tội phạm.
  D. Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
Câu 11: Hiểu như thế nào là đúng về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
  A. Thư tín không bị bóc mở. B. Thư tín được đảm bảo an toàn và bí mật.
  C. Thư tín được bảo đảm bí mật tuyệt đối. D. Thư tín không bị thất lạc.
Câu 12: Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, Công an phường Q đã bắt giam ông S và dọa nạt, ép ông phải
nhận tội. Việc làm này của Công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?
  A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
B. Quyền tự do cá nhân.
khỏe.
  C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do đi lại.
Câu 13: Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối
buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S
kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai
bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự,
nhân phẩm của công dân?
  A. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
  B. Giám đốc P và trưởng phòng S.
  C. Giám đốc P trưởng phòng S, chồng cô B
  D. Chồng cô B và bảo vệ.
Câu 14: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân?
  A. Tố cáo người phạm tội B. Truy lùng đối tượng gây án
  C. Vây bắt đối tượng bị truy nã D. Đánh người gây thương tích
Câu 15: Ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan nào sau đây?
  A. Viện Kiểm sát. B. Cơ quan báo chí. C. Tòa án nhân dân. D. Cơ quan điều tra.
Câu 16: Nghi ngờ chị D viết bài nói xấu mình trên mạng xã hội nên ông H là Chủ tịch xã đã ngăn cản chị phát biểu
trong cuộc họp Hội đồng nhân dân. Thấy vậy, anh M lên tiếng bảo vệ chị D nhưng bị ông K chủ tọa cuộc họp ngắt
lời không cho phát biểu. Chúng kiến sự việc, chị P rủ bà T ngồi bên cạnh bỏ họp ra về. Những ai dưới đây vi phạm
quyền tự do ngôn luận của công dân?
  A. Ông H và ông K B. Chị P và bà T
  C. Ông H, ông K và chị P D. Ông H,ông K và chị D
Câu 17: Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được,
công nhân B có lời lẽ xúc phạm nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B xông vào đánh bảo
vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
  A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
  B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
  C. Bất khả xâm phạm về đời tư
  D. Bất khả xâm phạm về tài sản
Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
  A. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
  B. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
  C. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.
  D. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
Câu 19: Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong
thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?
  A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  B. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông.
  C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  D. Quyền được đảm bảo về nhân thân.
Câu 20: Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức
ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. Vốn là
đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng
bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng
quyền tự do ngôn luận của công dân?
  A. Bố con anh H, anh P, anh K và anh M. B. Bố anh H, phóng viên và anh P.
  C. Bố anh H, anh P, anh K và anh M. D. Bố anh H, anh K, anh P và phóng viên.
Câu 21: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
  A. Bất kì ai cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
  B. Chỉ những người thân trong gia đình mới có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
  C. Những cơ quan nào có thẫm quyền đều có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
  D. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy
định.
Câu 22: Hành vi nào dưới đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của
công dân?
  A. Đặt điều nói xấu người khác. B. Xúc phạm người khác để hạ uy tín.
  C. Phản bác ý kiến của người khác. D. Tung tin xấu, nói xấu người khác.
Câu 23: Hai anh sinh viên L và M cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu
cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng L và M không đồng ý. Thấy vậy, ông N khóa trái cửa nhà và nhốt hai bạn lại. Vậy,
hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?
  A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Được bảo đảm an toàn thân thể.
Câu 24: Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng bạn M sau giờ tan học. Hành vi
của 3 bạn này đã xâm phạm
  A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  D. quyền được đảm bảo an toàn cá nhân.
Câu 25: Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm
cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt, giam giữ rồi bỏ đói cháu nhỏ con cùa chị M một ngày. Những
ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe cửa công dân?
  A. Ông X và anh H. B. Ông X, anh K và anh H.
  C. Anh K và anh H. D. Ông X và anh K.
Câu 26: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T
phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản,
ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở
về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân?
  A. Anh T, anh S và anh K. B. Anh C, anh T và anh S.
  C. Anh T và anh S. D. Anh S và anh C.
Câu 27: Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của
  A. Công an. B. Tòa án. C. Kiểm sát viên. D. Luật sư.
Câu 28: Vì đã được trao đổi từ trước nên trong cuộc họp cơ quan X, dù không muốn, anh A vẫn phải dùng danh
nghĩa cá nhân mình trình bày quan điểm của ông B trưởng phòng nhân sự về vấn đề khen thưởng. Vô tình được chị
M thông tin về việc này, vốn sẵn có mâu thuẫn với ông B nên khi anh A đang phát biểu, anh D đã tìm cách gây rối
và ngăn cản buộc anh A phải dừng ý kiến. Những ai dưới đây thực hiện chưa đúng quyền tự do ngôn luận của
công dân?
  A. Ông B và anh A. B. Ông B và anh D.
  C. Ông B, anh A và anh D. D. Ông B, chị M và anh D.
Câu 29: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?
  A. Mọi công dân. B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
  C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. D. Chỉ nhà báo.
Câu 30: C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm
  A. quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.
  B. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
  C. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
  D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 31: Phát hiện khách sạn không đảm bảo an toàn về cháy nổ, anh Tdọa sẽ làm đơn tố cáo. Bực tức, giám đốc
cùng nhân viên công ty khống chế và nhốt anh T trong tầng hầm 3 ngày khiến anh hoảng loạn tinh thần. Giám đốc
khách sạn Z đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
  A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe B. Bất khả xâm phạm về thân thể
  C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 32: Để cạnh tranh, chị B thuê ngưởi phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy
tín của chị H chủ cửa hàng kế bên. Phát hiện sự thật, chị H sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị
H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
  A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
  B. Được bảo mật thông tin liên ngành
  C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở
  D. Bất khả xâm phạm về thân thể
Câu 33: Cơ quan nào dưới đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
  A. Ủy ban nhân dân. B. Tòa án nhân dân các cấp.
  C. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp. D. Cơ quan điều tra các cấp.
Câu 34: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều
  A.  bị xử lí theo pháp luật. B.  vi phạm pháp luật.
  C. .Trái với đạo đức xã hội. D.  Không quá nguy hiểm cho xã hội.
Câu 35: Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người?
  A. Người vi phạm luật giao thông. B. Người bị tòa án đưa ra xét xử.
  C. Người bị khởi tố hình sự. D. Người đang đang bị truy nã.
Câu 36: Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai giường trống. Bức xúc, anh T đã lăng
nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su
vào mặt, anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi yêu cầu ra khỏi xe.
Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
  A. Anh G và anh N. B. Anh T, anh G và anh N.
  C. Anh T, anh G, anh N và anh M. D. Anh T và anh G.
Câu 37: Theo qui định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi
thục hiện hành vi nào dưới đây?
  A. Theo dõi nghi phạm B. Giải cứu con tin C. Điều tra tội phạm D. Khống chế con tin
Câu 38: Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện
kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?
  A. Người đang gây rối trật tự công cộng.
  B. Người đang bị nghi là phạm tội.
  C. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.
Câu 39: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó
  A. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
  B. đang họp bàn thực hiện tội phạm.
  C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
  D. đang có ý định phạm tội.
Câu 40: Trong cuộc họp khu dân cư X, biết anh A bất bình với ý kiến áp đặt của tổ trưởng dân phố, anh B ngồi
bên cạnh khuyên anh A nên thể hiện chính kiến cá nhân. Thấy anh A vẫn im lặng vì sợ mất lòng tổ trưởng nên anh
B đã đứng lên thẳng thắn phê bình anh A đồng thời bày tỏ toàn bộ quan điểm của mình. Anh B đã thực hiện quyền
nào dưới đây của công dân?
  A. Kiểm tra, giám sát. B. Cung cấp thông tin. C. Khiếu nại, tố cáo. D. Tự do ngôn luận.
Câu 41: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân?
  A. Công dân chỉ được bày tỏ ý kiến của mình trong các cuộc họp thuộc phạm vi thẩm quyền quy định.
  B. Công dân có quyền đóng góp ý kiến với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
  C. Công dân không được tùy tiện viết bày đăng báo.
  D. Công dân được tự do lập hội, tự do biểu tình dưới bất kì hình thức nào.
Câu 42: Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây ?
  A. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học. B. Ở bất cứ nơi nào.
  C. Ở nhà riêng của mình. D. Ở nơi tụ tập đông người.
Câu 43: Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm xe máy chạy vào một nhà dân, hai
anh cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để vừa có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật ?
  A. Đề nghị chủ nhà cho khám, nếu không đồng ý thì bỏ đi.
  B. Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì vẫn cứ khám.
  C. Chạy ngay vào nhà khám xét.
  D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám.
Câu 44: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây
  A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
  B. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
  C. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
  D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.
Câu 1: Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo ?
  A. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước. B. Chỉ có công dân.
  C. Mọi cá nhân, tổ chức. D. Chỉ những người có thẩm quyền.
Câu 2: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây
  A. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
  B. Vận động người khác giới thiệu mình.
  C. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
  D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 3: Học sinh lớp 12 B đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Giáo dục là thể hiện quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội.nào ở phạm vi nào dưới đây ?
  A. cơ sở. B. Trung ương. C. địa phương. D. Cả nước
Câu 4: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cừ theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có hành vi gian lận
phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân cùa mình là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với D nên anh H lập tức
đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D lên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây vi phạm
nguyên tắc bầu cử?
  A. Vợ chồng chị A và anh D. B. Vợ chồng chị A, anh D, H và T.
  C. Chị A, anh D và H. D. Chồng chị A, anh D và H.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ?
  A. Giữ gìn vệ sinh môi trường.
  B. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng, xóm.
  C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.
  D. Tham gia hoạt động từ thiện.
Câu 6: Cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện tại phạm vi
  A. cấp trung ương. B. cấp tỉnh. C. cơ sở. D. cấp huyện.
Câu 7: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
  A. phổ biến, rộng rãi, chính xác.
  B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
  C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
  D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 8: Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực
hiện
  A. quyền tham gia quản lý nhà nước. B. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
  C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 9: Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho
rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn
gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật ?
  A. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.
  B. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
  C. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.
  D. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Câu 10: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là
nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
  A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.
Câu 11: Mỗi cử tri đều tự mình chọn ứng cử viên và bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử
nào dưới đây ?
  A. Tự nguyện. B. Phổ thông. C. Gián tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 12: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia
  A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
  B. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
  C. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
  D. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
Câu 13: Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết
chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng.
Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cừ?
  A. Chị H, cụ M và nhân viên S. B. Anh T, chị H và nhân viên S.
  C. Chị H và nhân viên S. D. Anh T và chị H.
Câu 14: Mặc dù ông H có tên trong danh sách họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng thôn A nhưng vì thường
xuyên có ý kiến trái chiều nên chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy mời cho ông. Thấy vợ có giấy mời họp và được
chỉ định thay mặt cho hội phụ nữ xã đề xuất về các khoản đóng góp, ông H càng bức xúc nên muốn vợ phải ở nhà.
Vì bị chồng đe dọa sẽ li hôn nếu vợ không chịu nghe lời, chị H buộc lòng phải nghỉ họp. Những ai dưới đây vi
phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
  A. Chủ tịch xã và vợ chồng ông H. B. Vợ chồng ông H.
  C. Chủ tịch xã và ông H. D. Vợ ông H và chủ tịch xã.
Câu 15: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ
anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D
sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ
theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây
không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
  A. Chị N, ông K, cụ P và chị C. B. Chị N, ông K và cụ P.
  C. Chị N, cụ P và chị C. D. Chị N và cụ P.
Câu 16: Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện
cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu.
Bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh anh M gãy tay. Hành vi của những ai dưới
đây cần bị tố cáo?
  A. Anh M, vợ anh Q và anh K. B. Anh M, anh K, vợ anh Q và anh T.
  C. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q. D. Anh M, anh K và anh T.
Câu 17: Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để
bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới
đây của bà H ?
  A. Bình đẳng. B. Bỏ phiếu kín. C. Phổ thông. D. Trực tiếp.
Câu 18: Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và
công dân là
  A. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. B. mục đích của tố cáo.
  C. trách nhiệm của người tố cáo. D. nguyên tắc của tố cáo.
Câu 19: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân
phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã
vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
  A. Người dân xã X và ông K. B. Chủ tịch và người dân xã X.
  C. Chủ tịch xã và ông K. D. Kế toán M, ông K và người dân xã X.
Câu 20: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn
nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám
theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của
những người nào dưới đây cần bị tố cáo?
  A. Vợ chồng anh B và sinh viên T. B. Anh B, sinh viên K và T.
  C. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T. D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.
Câu 21: T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông Kh. ghé nhìn rồi nói nhỏ: “Cháu gạch tên
ông N đi nhé”. Hành vi của ông Kh. vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
  A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Bỏ phiếu kín. D. Phổ thông.
Câu 22: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người
thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào
hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
  A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Phổ thông. D. Ủy quyền.
Câu 23: Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, nhân dân thôn H đã nêu một số kiến nghị với đại biểu về
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhân dân đề xuất kiến nghị là thể hiện quyền nào của
công dân ?
  A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  C. Quyền tham gia phát triển kinh tế - xã hội. D. Quyền dân chủ trong xã hội.
Câu 24: Ai dưới đây có quyền khiếu nại
  A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Những người từ 20 tuổi trở lên.
  C. Chỉ có cá nhân. D. Chỉ những người là công chức nhà nước.
Câu 25: Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử
  A. trực tiếp. B. bình đẳng. C. bỏ phiếu kín. D. phổ thông.
Câu 26: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở, cán bộ cơ quan có thể làm gì để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
  A. Khiếu nại quyết dịnh của Giám đốc Sở. B. Đăng thông tin trên Facebook.
  C. Nói chuyện đó với nhiều người. D. Tố cáo với người có thẩm quyền.
Câu 27: Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây ?
  A. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo.
  B. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
  C. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép.
  D. Bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt quá mức.
Câu 28: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
  A. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.
  B. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của giám đốc cơ quan.
  C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.
  D. Phát hiện một ổ cờ bạc.
Câu 29: B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ?
  A. Truy bắt người ăn trộm. B. Báo cho cơ quan công an gần nhất.
  C. Lờ đi coi như không biết. D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết.
Câu 30: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?
  A. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.
  B. Người đang đi công tác xa nhà.
  C. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
  D. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.

You might also like