You are on page 1of 4

BÀI 29

Câu 1. Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen
giữa các quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Cách li địa lí.
Câu 2. Trong quá trình tiến hóa, sự cách li địa lí có vai trò
A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các cá thể khác loài.
C. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
D. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
Câu 3. Vai trò của các điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí là
nhân tố
A. tạo những biến đổi khác nhau trên cơ thể sinh vật.
B. chọn lọc các kiểu gen thích nghi.
C. tạo ra các biến dị di truyền.
D. tạo ra sự cách li sinh sản giữa các nhóm cá thể
Câu 4. Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Cách li địa lí tất yếu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
B. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật.
C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở
động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời
gian ngắn.
Câu 5. Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen
thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài
mới?
A. Cách li tập tính. B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái. D. Cách li sinh sản.
Câu 6. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tạo nên sự khác biệt về
vốn gen của quần thể là
A. các nhân tố tiến hóa.
B. cách li địa lý.
C. giao phối ngẫu nhiên.
D. điều kiện môi trường.
Câu 7. Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí là
A. gây ra các biến đổi tương ứng trên co thể SV.
B. tích lũy các biến dị cá thể có lợi dẫn đến hình thành nòi mới rồi đến loài mới.
C. gây ra sự phân li tính trạng tạo các nòi khác nhau dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp có lợi theo những hướng khác nhau tạo ra các nòi
địa lí rồi đến loài mới.
Câu 8 (TK 2021) Trong các phương thức hình thành loài mới, hình thành loài khác khu vực địa

A. thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.
D. không liên quan đến quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa
lí (hình thành loài khác khu vực địa lý)?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị
tổ hợp theo những hướng khác nhau.
B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
C. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh
vật, từ đó tạo ra loài mới.
D. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.
Câu 10. Trong quá trình hình thành loài khác khu, các nòi địa lí hình thành là do xuất hiện
A. các đột biến và biến dị tổ hợp B. các trở ngại về mặt địa lí.
C. sự cách li sinh sản giữa các QT. D. các quần thể phân hóa thành những QT khác nhau
BÀI 30
Câu 1. Một trong những con đường hình thành loài mới chủ yếu xảy ra ở thực vật và rất hiếm
gặp ở động vật là hình thành loài mới bằng con đường
A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hóa. D. biến động di truyền.
Câu 2. Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
A. cách li địa lý B. lai xa và đa bội hóa
C. cách li sinh thái D. cách li tập tính
Câu 3. Thể song nhị bội là cơ thể có:
A. tế bào mang bộ NST tứ bội. B. tế bào mang bộ NST lưỡng bội.
C. tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.
D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ.
Câu 4. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở:
A. thực vật. B. động vật ít di động đi xa. C. động vật di động đi xa.
D. thực vật và động vật ít di chuyển.
Câu 5. Một loài côn trùng sống trên cây A, một số cá thể của loài chuyển sang sống trên loài cây
B ở cùng khu vực địa lí. Chúng sinh sản và phát triển thành quần thể mới, các cá thể của quần
thể mới chủ yếu giao phối với nhau. Quá trình cứ thể tiếp diễn và cùng với các nhân tố tiến hóa
khác làm phân hóa vốn gen của quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc tạo nên
loài mới. Đây là ví dụ chứng minh sự hình thành loài bằng
A. cách li sinh thái B. cách li tập tính C. cách li địa lí D. các đột biến lớn
Câu 6. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình
thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù, cùng sống
trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các
cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá
thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài
bằng
A. cách li sinh sản. B. cách li địa lí. C. cách li tập tính. D. cách li sinh thái.
Câu 7. Hình thức cách li nào xảy ra giữa các nhóm cá thể trong quần thể hoặc giữa các quần thể
trong loài sống trong cùng một khu vực địa lý và thích ứng với những điều kiện sinh thái khác?
A. Cách li sinh sản B. Cách li sinh thái C. Cách li di truyền D. Cách li địa lý
Câu 8. Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do:
A. Bộ NST của 2 loài bố mẹ khác nhau gây ra sự trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản, bộ máy sinh dục không tương ứng ở ĐV.
C. Chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhuỵ của loài kia ở TV.
D. Hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ của loài kia ở TV.
Câu 9. Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí, con đường lai xa và đa bội hoá. B. Con đường địa lí và cách li tập tính.
C. Con đường sinh thái; con đường lai xa và đa bội hoá. D. Con đường địa lí và sinh thái.
Câu 10. Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới

A. Cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. Cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. Cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.

You might also like