You are on page 1of 3

Câu 1: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, kết luận nào

sau đây không đúng?


A. Sự hình thành nòi địa lí là bước trung gian để hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
C. Là phương thức hình thành loài có cả ở động vật và thực vật.
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
Câu 2: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể sinh vật. B. tế bào. C. loài sinh học. D. quần thể sinh vật.
Câu 3: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 4: Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
B. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
Câu 5: Quá trình nào sau đây nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới?
A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh thái.
C. Lai xa và đa bội hóa. D. Cách li địa lí.
Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với tiến hoá lớn?
A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài.
C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn. D. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 7: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta
nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính
theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau:

Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ
Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là
A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
B. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.
Câu 8: Theo học thuyết tiến hóa của Đacuyn, cơ chế nào dưới đây là cơ chế chính của quá trình tiến hóa
của sinh giới?
A. Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục
của loài.
B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt
động.
C. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Sự tích lũy các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những
hướng không xác định.
Câu 9: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Trang 1/3 - Mã đề thi 132
D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở là
A. quần xã. B. loài. C. quần thể. D. cá thể.
Câu 11: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai.
A. (3), (4) và (5). B. (4), (5) và (6). C. (2), (4) và (5). D. (2), (3) và (5).
Câu 12: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách
nhanh chóng, đặc biệt làm kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. đột biến.
C. di-nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 13: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là
A. đột biến. B. di nhập gen.
C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối.
Câu 14: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng giải phẫu học so sánh. B. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
C. bằng chứng địa lý sinh học. D. bằng chứng phôi sinh học.
Câu 15: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng về các nhân tố
tiến hóa?
A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
C. Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 16: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến. (2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (4).
Câu 17: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
B. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
Câu 18: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho
hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2).
Câu 19: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử.
D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ.
Câu 20: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ
phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. di - nhập gen. B. thoái hoá giống
C. biến động di truyền. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 21: Hai loài thân thuộc M và N đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để
phân biệt là
Trang 2/3 - Mã đề thi 132
A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.
C. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. D. tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Câu 22: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không
thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài
tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
C. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc
được gọi là cơ quan tương đồng.
D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại
các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
Câu 23: Để xác định các hoá thạch có độ tuổi khoảng 75.000 năm, người ta thường sử dụng chất đồng vị
phóng xạ nào?
A. Urani 235 (235U). B. Cacbon 14 (14C). C. Kali 40 (40K). D. Urani 238 (238U).
Câu 24: Ví dụ nào sau đây là ví dụ cơ quan tương đồng?
A. Vòi voi và vòi bạch tuộc. B. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
C. Ngà voi và sừng tê giác. D. Cánh dơi và tay người.
Câu 25: Trình tự các giai đoạn chính trong quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái đất là
A. tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học.
B. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học.
C. tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hóa sau sinh học.
Câu 26: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học đã hình thành nên
A. các tế bào nhân thực. B. các giọt côaxecva.
C. các tế bào sơ khai. D. các đại phân tử hữu cơ.
Câu 27: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia
lịch sử phát triển sự sống thành các đại
A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh, Nguyên Sinh.
B. Thái Cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
C. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Tiền Cambri, Cổ Sinh.
D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh, Thái Cổ.
Câu 28: Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lí tương đối vì
A. khi môi trường thay đổi thì đặc điểm thích nghi có thể trở nên bất hợp lí, thậm chí có hại.
B. mỗi đặc điểm thích nghi có thể phù hợp với toàn bộ yếu tố môi trường.
C. đặc điểm thích nghi của loài này được loài khác bắt chước.
D. đặc điểm thích nghi được không được di truyền cho các thế hệ sau.
-----------------------------------------------

Trang 3/3 - Mã đề thi 132

You might also like