You are on page 1of 11

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1. Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng:
A. Loài H.Sapiens từ châu Phi di cư sang các châu lục khác, sau đó tiến hóa thành loài H.Erectus.
B. Loài H.Erectus hình thành nên H.Sapiens ở Châu Phi, sau đó loài Sapiens mới phát tán sang châu lục khác.
C. Loài H.Erectus được hình thành từ H.sapiens ở châu phi, sau đó phát tán sang châu lục khác.
D. Loài H.Erectus di cư từ châu Phi sang châu lục khác rồi tiến hóa thành H.Sapiens
Câu 2. Câu nào dưới đây phản ánh đúng nhất nội dung của học thuyết Đacuyn ?
A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá
trình chọn giống và tiến hóa.
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và
tiến hóa.
D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến
hóa.
Câu 3. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:
A. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
D. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 4. Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa
của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng
thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn
trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng
cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?
A. Ức chế cảm nhiễm B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Kí sinh. D. Hội sinh.
Câu 5. Tháp sinh thái nào thường là tháp lộn ngược (có đỉnh quay xuống dưới)?
A. Tháp năng lượng của hệ sinh thái dưới nước vùng nhiệt đới.
B. Tháp số lượng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
C. Tháp sinh khối của hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
D. Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới.
Câu 6. Những dạng đột biến nào sau đây dùng để xác định vị trí của gen trên NST:
A. Chuyển đoạn và lặp đoạn B. Mất đoạn và lệch bội
C. Lặp đoạn và mất đoạn D. Chuyển đoạn và lệch bội
Câu 7. Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
B. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
C. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8. Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối
biến đổi nhanh nhất khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. quần thể được cách li với các quần thể khác.
C. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
D. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
Câu 9: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
B. thực hiện các chức phận giống nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau.
D. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
Câu 10: Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, trong kỉ Phấn trắng thuộc Đại trung sinh, các đại lục liên kết với
nhau khí hậu bớt ẩm và trở nên khô hơn. Sinh vật điển hình của kỉ này là
A. bò sát và con trùng phân hóa đa dạng, nhiều loài động vật biển bị tuyệt chủng.
B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị.
C. cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị, chim phân hóa đa dạng.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. xuất hiện thực vật có hoa, tiến hóa của động vật có vú, nhiều loài bò sát cổ bị tuyệt chủng.
Câu 11: Khi nói về công nghệ tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung hợp hai tế bàao trần của hai loài thực vật tạo ra giống mới có kiểu gen thuần chủng.
B. Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm.
C. Nuôi cấy các hạt phấn tạo ra các giống cây trồng đồng nhất về kiểu gen
D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra các giống cây trồng mới có kiểu gen đồng nhất.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng di nhập gen
A. tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể.
C. làm giảm bớt sự phân hóa kiểu gen giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài.
D. không phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.
Câu 13: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
B. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 gen Z, Y,A.
C. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
D. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng với 3 vùng điều hoà, mã hoá, kết thúc trên gen
Câu 14: Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm so với các bằng chứng còn lại
A. Các axit amin trong chuỗi β – hemoglobin của người và tinh tinh
B. Hoá thạch ốc biển được tìm thấy ở mỏ đá Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An
C. Vây cá voi và cánh dơi có cấu tạo xương theo trình tự giống nhau
D. Các loài sinh vật sử dụng khoảng 20 loại axit amin để cấu tạo nên các phân tử
Câu 15: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?
A. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ B. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau
C. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau D. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ
Câu 17. Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hoá là:
A. Cá thể. B. Quần thể C. Loài. D. NST
Câu 18. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng họp tử về tất cả các gen.
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
C. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khá năng tồng hợp - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
D. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa .
Câu 19. Khi nói về đặc điểm mã di truyền, nội dung nào sau đây sai ?
A. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin
B. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit không đọc gối lên nhau
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bố ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin
D. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hoá axit amin
Câu 20. Một nhóm gen liên kết có trình tự phân bố các gen ABCDE.GHI, xuất hiện một đột biến cấu
trúc làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đồi thành ABEDC.GHI. Hậu quả của dạng đột biến này là :
A. Làm thay đổi nhóm gen liên kết, vì vậy thể đột biến thường mất khả năng sinh sản
B. Làm gia tăng số lượng gen trên NST dẫn tới mất cân bằng hệ gen nên có thể gây hại cho thể đột biến
C. Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, do đó có thể làm thay đổi sự hoạt động của gen.
D. Làm giảm số lượng gen, làm mất cân bằng hệ gen nên thường gây chết cho thể đột biến.
Câu 21: Đóng góp quan trọng của Đacuyn là
A. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
B. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
C. Đưa ra khái niệm “tiến hóa”, cho rằng SV có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại
cảnh.
D. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 22: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Câu 23: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. Đột biến và biến dị tổ hợp. B. Do ngoại cảnh thay đổi.
C. Biến dị cá thế hay không xác định. D. Biến dị cá thể hay xác định
Câu 24: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của mèo
B. Xương cùng và ruột thừa của người
C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
D. Cánh chim và cánh côn trùng
Câu 25: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu
thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
B. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
Câu 26: Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất,khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự
sống thành các đại:
A. Thái cổ → Nguyên sinh →Cổ sinh → Trung sinh→Tân sinh
B. Cổ sinh→ Thái cổ →Nguyên sinh → Trung sinh→Tân sinh
C. Thái cổ → Nguyên sinh →Cổ sinh→ Trung sinh→Tân sinh
D. Thái cổ → Nguyên sinh → Trung sinh→Cổ sinh →Tân sinh
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen
A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống
B. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn
bội của loài đó
C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết
D. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
A. Cơ thể mang cặp NST giới tính XX gọi là giới dị giao tử
B. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
C. NST giới tính không có ở tế bào sinh dưỡng.
D. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
Câu 29: Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
A. cấu trúc NST B. đột biến gen C. đa bội. D. lệch bội.
Câu 30: Kết luận nào sau đây sai khi nói về đột biến nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhiễm sắc thể.
C. Sử dụng đột biến mất đoạn có thể xác định được vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
D. Trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể khác nguồn gây nên đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
Câu 31: Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng thêm một liên kết?
A. Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X).
B. Thêm một cặp (A – T).
C. Mất một cặp (A – T).
D. Thay thế một cặp (G – X) bằng một cặp (A – T)
Câu 32: Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
5’…GXT XTT AAA GXT…3’.
Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi
pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là
A. – Leu – Ala – Lys – Ala – B. – Ala – Leu – Lys – Ala –
C. – Lys – Ala – Leu – Ala – D. – Leu – Lys – Ala – Ala –

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 33: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường đo ngoại cảnh quyết định.
C. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
D. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 34: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo
chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng
A. cách li tập tính B. cách li cơ học. C. cách li thời gian D. cách li nơi ở.
Câu 35: Khi nói về tiến hoá nhỏ theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá nhỏ
B. Tiến hoá nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 36: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm xuất hiện một số kiểu gen mới
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể
C. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể mang đến cho quần thể những alen mới
Câu 37: Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
B. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không lảm thay đổi tẩn số alen,
C. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. Làm lăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
Câu 38: Khi nói về gen ngoài nhân, phát hiểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
Câu 39: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các alen lặn đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra một số kiểu gen thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gen.
Câu 40: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
khác nhau thì chúng
A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1. Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng:
A. Loài H.Sapiens từ châu Phi di cư sang các châu lục khác, sau đó tiến hóa thành loài H.Erectus.
B. Loài H.Erectus hình thành nên H.Sapiens ở Châu Phi, sau đó loài Sapiens mới phát tán sang châu lục
khác.
C. Loài H.Erectus được hình thành từ H.sapiens ở châu phi, sau đó phát tán sang châu lục khác.
D. Loài H.Erectus di cư từ châu Phi sang châu lục khác rồi tiến hóa thành H.Sapiens
Đáp án C
Giả thuyết “ra đi từ Châu Phi” cho rằng: Loài H.Erectus được hình thành từ H.sapiens ở châu phi, sau đó phát
tán sang châu lục khác.
Câu 2. Câu nào dưới đây phản ánh đúng nhất nội dung của học thuyết Đacuyn ?
A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu
cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn
giống và tiến hóa.
D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống
và tiến hóa.
Đáp án B
A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.  sai
B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá
trình chọn giống và tiến hóa.  đúng
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và
tiến hóa.  sai
D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến
hóa.  sai
Câu 3. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:
A. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.
B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
D. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
Đáp án B
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh
tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 4. Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa
của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng
thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn
trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng
cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?
A. Ức chế cảm nhiễm B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Kí sinh. D. Hội sinh.
Đáp án A
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B
mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ
một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các
bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết.
Đây là một ví dụ về mối quan hệ ức chế cảm nhiễm trong quần xã.
Câu 5. Tháp sinh thái nào thường là tháp lộn ngược (có đỉnh quay xuống dưới)?
A. Tháp năng lượng của hệ sinh thái dưới nước vùng nhiệt đới.
B. Tháp số lượng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
C. Tháp sinh khối của hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
D. Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng nhiệt đới.
Đáp án D
Tháp sinh thái có dạng tháp lộn ngược (có đỉnh quay xuống dưới): Tháp sinh khối của hệ sinh thái nước vùng
nhiệt đới.
Câu 6. Những dạng đột biến nào sau đây dùng để xác định vị trí của gen trên NST:

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Chuyển đoạn và lặp đoạn B. Mất đoạn và lệch bội
C. Lặp đoạn và mất đoạn D. Chuyển đoạn và lệch bội
Đáp án B
Những dạng đột biến dùng để xác định vị trí của gen trên NST: Mất đoạn và lệch bội
Câu 7. Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
B. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án D
Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và
có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8. Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối
biến đổi nhanh nhất khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. quần thể được cách li với các quần thể khác.
C. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
D. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
Đáp án D
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi tần số
của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
Câu 9: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
B. thực hiện các chức phận giống nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau.
D. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
Đáp án A
Cơ quan tương đồng là các cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ
quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau. Sự khác nhau về 1 số chi tiết là do CLTN đã diễn ra theo
các hướng khác nhau.
Câu 10: Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, trong kỉ Phấn trắng thuộc Đại trung sinh, các đại lục liên kết với
nhau khí hậu bớt ẩm và trở nên khô hơn. Sinh vật điển hình của kỉ này là
A. bò sát và con trùng phân hóa đa dạng, nhiều loài động vật biển bị tuyệt chủng.
B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị.
C. cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị, chim phân hóa đa dạng.
D. xuất hiện thực vật có hoa, tiến hóa của động vật có vú, nhiều loài bò sát cổ bị tuyệt chủng.
Đáp án D
Sinh vật điển hình của kỉ Phấn trắng là xuất hiện thực vật có hoa, tiến hóa của động vật có vú, nhiều loài bò sát
cổ bị tuyệt chủng.
Câu 11: Khi nói về công nghệ tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung hợp hai tế bàao trần của hai loài thực vật tạo ra giống mới có kiểu gen thuần chủng.
B. Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm.
C. Nuôi cấy các hạt phấn tạo ra các giống cây trồng đồng nhất về kiểu gen
D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra các giống cây trồng mới có kiểu gen đồng nhất.
Đáp án B
A sai, nếu 2 tế bào này không thuần chủng thì giống mới cũng không thuần chủng
C sai, các hạt phấn có kiểu gen khác nhau nên không tạo các cá thể có cùng kiểu gen
D sai, nuôi cấy mô tế bào không tạo ra giống mới
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng di nhập gen
A. tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể.
C. làm giảm bớt sự phân hóa kiểu gen giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài.
D. không phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.
Đáp án B

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Phương án A sai vì chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới, còn di nhập gen chỉ có thể làm xuất hiện
alen mới trong quần thể do quá trình nhập gen.
Phương án B sai vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.
Phương án C đúng vì sự di nhập của các cá thể sẽ là giảm bớt sự phân hóa kiểu gen và tần số alen giữa các
quần thể khác nhau của cùng một loài.
Phương án D sai vì di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi
ra khỏi quần thể.
Câu 13: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
B. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 gen Z, Y,A.
C. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
D. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng với 3 vùng điều hoà, mã hoá, kết thúc trên gen
Đáp án B
Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, khi phiên mã sẽ tạo ra 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3
phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
Câu 14: Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm so với các bằng chứng còn lại
A. Các axit amin trong chuỗi β – hemoglobin của người và tinh tinh
B. Hoá thạch ốc biển được tìm thấy ở mỏ đá Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An
C. Vây cá voi và cánh dơi có cấu tạo xương theo trình tự giống nhau
D. Các loài sinh vật sử dụng khoảng 20 loại axit amin để cấu tạo nên các phân tử
Đáp án B
Bằng chứng thuộc nhóm khác là B (bằng chứng trực tiếp) các bằng chứng còn lại là bằng chứng gián tiếp
Câu 15: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Đáp án B
Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì mỗi giao tử chỉ chứa một
nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ
Mỗi giao tử CHỈ chứa một trong 2 nhân tố di truyền, hoặc nguồn gốc từ bố hoặc nguồn gốc từ mẹ. Điều này
được sinh học hiện đại giải thích qua quá trình giảm phân
Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?
A. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ B. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau
C. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau D. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ
Di truyền qua tế bào chất có đặc điểm: đời con có kiểu hình giống mẹ
Chọn D
Câu 17. Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hoá là:
A. Cá thể. B. Quần thể C. Loài. D. NST
Theo Dacuyn, đối tượng của tiến hoá là cá thể
Chọn A
Câu 18. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng họp tử về tất cả các gen.
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
C. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khá năng tồng hợp - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
D. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa .
VD A là ứng dụng của công nghệ tế bào
B,C,D là ứng dụng của công nghệ gen
Chọn A
Câu 19. Khi nói về đặc điểm mã di truyền, nội dung nào sau đây sai ?
A. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin
B. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit không đọc gối lên nhau
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bố ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin
D. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hoá axit amin
Phát biểu sai là D, mã di truyền có tính phổ biến là tất cả các loài sv đều dùng chung 1 bộ mã di truyền Chọn D
Câu 20. Một nhóm gen liên kết có trình tự phân bố các gen ABCDE.GHI, xuất hiện một đột biến cấu
Tài liệu lưu hành nội bộ 7
Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
trúc làm cho nhóm gen liên kết này bị thay đồi thành ABEDC.GHI. Hậu quả của dạng đột biến này là :
A. Làm thay đổi nhóm gen liên kết, vì vậy thể đột biến thường mất khả năng sinh sản
B. Làm gia tăng số lượng gen trên NST dẫn tới mất cân bằng hệ gen nên có thể gây hại cho thể đột biến
C. Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, do đó có thể làm thay đổi sự hoạt động của gen.
D. Làm giảm số lượng gen, làm mất cân bằng hệ gen nên thường gây chết cho thể đột biến.
Trước đột biến: ABCDE.GHI
Sau đột biến: ABEDC.GHI
đây là đột biến đảo đoạn CDE
Đột biến này không làm thay đổi nhóm gen liên kết, số lượng NST, số lượng gen. Hậu quả: thay đổi trình tự
gen do đó có thể làm thay đổi sự hoạt động của gen
Chọn C
Câu 21: Đóng góp quan trọng của Đacuyn là
A. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
B. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
C. Đưa ra khái niệm “tiến hóa”, cho rằng SV có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại
cảnh.
D. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
Đáp án B
Đóng góp quan trọng của Đacuyn là phát hiện vai trò sáng tạo cửa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Câu 22: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Đáp án D
Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào là sự sinh sản của tế bào – tức là nguyên phân
Câu 23: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. Đột biến và biến dị tổ hợp. B. Do ngoại cảnh thay đổi.
C. Biến dị cá thế hay không xác định. D. Biến dị cá thể hay xác định
Đáp án A
Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:biến dị đột biến, biến dị tổ
hợp
Câu 24: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của mèo
B. Xương cùng và ruột thừa của người
C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
D. Cánh chim và cánh côn trùng
Đáp án D
Cơ quan tương tự là các cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng thực hiện 1 chức năng
Ví dụ D là cơ quan tương tư: cánh chim có nguồn gốc từ chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc biểu bì
A,C là cơ quan tương đồng
B là cơ quan thoái hoá
Câu 25: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu
thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
B. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng
C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
D. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
Đáp án D
Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ Tam điệp là:Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển.
Phát sinh thú và chim.
Câu 26: Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất,khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự
sống thành các đại:
A. Thái cổ → Nguyên sinh →Cổ sinh → Trung sinh→Tân sinh
B. Cổ sinh→ Thái cổ →Nguyên sinh → Trung sinh→Tân sinh
C. Thái cổ → Nguyên sinh →Cổ sinh→ Trung sinh→Tân sinh

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Thái cổ → Nguyên sinh → Trung sinh→Cổ sinh →Tân sinh
Đáp án C
Các đại là: Thái cổ → Nguyên sinh →Cổ sinh→ Trung sinh→Tân sinh
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen
A. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống
B. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn
bội của loài đó
C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết
D. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp
Đáp án D
Phát biểu sai về hiện tượng liên kết gen là: D, liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
A. Cơ thể mang cặp NST giới tính XX gọi là giới dị giao tử
B. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
C. NST giới tính không có ở tế bào sinh dưỡng.
D. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
Đáp án B
Phát biểu đúng là B
A sai, XX là giới đồng giao tử
C sai, NST giới tính có ở tất cả các tế bào của cơ thể
D sai, tuỳ loài mà XY là đực hay cái
Câu 29: Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
A. cấu trúc NST B. đột biến gen C. đa bội. D. lệch bội.
Đáp án D
Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào gây ra đột biến lệch bội
Câu 30: Kết luận nào sau đây sai khi nói về đột biến nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhiễm sắc thể.
C. Sử dụng đột biến mất đoạn có thể xác định được vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
D. Trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể khác nguồn gây nên đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
Đáp án D
Phát biểu sai về đột biến NST là D, trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể cùng nguồn gây nên đột
biến lặp đoạn và mất đoạn
Câu 31: Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng thêm một liên kết?
A. Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X).
B. Thêm một cặp (A – T).
C. Mất một cặp (A – T).
D. Thay thế một cặp (G – X) bằng một cặp (A – T)
Đáp án A
Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X) làm tăng 1 liên kết hidro
B : Tăng 2
C : giảm 2
D : giảm 1
Câu 32: Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
5’…GXT XTT AAA GXT…3’.
Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi
pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là
A. – Leu – Ala – Lys – Ala – B. – Ala – Leu – Lys – Ala –
C. – Lys – Ala – Leu – Ala – D. – Leu – Lys – Ala – Ala –
Đáp án B
Mạch bổ sung : 5’…GXT XTT AAA GXT…3’.
Mạch mã gốc : 3’ …XGA GAA TTT XGA…5’
Mạch mARN : 5’…GXU XUU AAA GXU…3’.
Trình tự a.a : – Ala – Leu – Lys – Ala –
Câu 33: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường đo ngoại cảnh quyết định.
C. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
D. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Đáp án B
Phát biểu sai về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình là B, khả năng phản ứng của cơ thể trước
môi trường do kiểu gen quy định
Câu 34: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo
chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng
A. cách li tập tính B. cách li cơ học. C. cách li thời gian D. cách li nơi ở.
Đáp án B
Đây là ví dụ về cách ly cơ học
Câu 35: Khi nói về tiến hoá nhỏ theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá nhỏ
B. Tiến hoá nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Đáp án D
Phát biểu đúng về tiến hoá nhỏ theo quan điểm của thuyết tiến hoá hiện đại là D
A sai, đột biến tạo nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá
B sai, dưới tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tiến hoá nhỏ vẫn diễn ra
C sai, tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành loài mới
Câu 36: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm xuất hiện một số kiểu gen mới
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể
C. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể mang đến cho quần thể những alen mới
Đáp án B
Phát biểu đúng về các yếu tố ngẫu nhiên là B
A sai, chỉ có đột biến mới tạo ra kiểu gen mới
C sai, các yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng
D sai, đột biến và di nhập gen mang đến cho quần thể những alen mới
Câu 37: Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
B. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không lảm thay đổi tẩn số alen,
C. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. Làm lăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
Đáp án B
Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm là chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không lảm thay đổi tẩn số alen
Câu 38: Khi nói về gen ngoài nhân, phát hiểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
Đáp án B
Phát biểu đúng về gen ngoài nhân là B
A sai, biểu hiện ở cả 2 giới
C sai, biểu hiện ngay ra kiểu hình
D sai, gen trong tế bào chất được phân chia không đều cho các tế bào con
Câu 39: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các alen lặn đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra một số kiểu gen thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gen.
Đáp án B
Phát biểu đúng về CLTN là B
A sai, không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C sai, CLTN không tạo được kiểu gen mới
D sai, thông qua loại bỏ KH có thể bỏ đi kiểu gen
Câu 40: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
khác nhau thì chúng
A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau.
Đáp án B
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử

Tài liệu lưu hành nội bộ 11

You might also like