You are on page 1of 7

THREE BIOWORD ĐỀ KHAI BÚT ĐẦU NĂM QUÝ MÃO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022 – 2023


(Đề thi có 7 trang) Môn thi SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………………………….


Số báo danh:…………………………….
Biên soạn bởi team Three BioWord

Câu 1. Thược dược đỏ, hoa mai vàng, v.v… là những đặc trưng của ngày Tết cổ truyền, trong các đại phân
tử sau đây, cấu trúc nào có vai trò quyết định những đặc điểm sinh học của các loài hoa đó?
A. Protein B. Cacbonhidrat C. ADN D. Lipit.
Câu 2. Ở người, sau khi thức ăn đi vào ruột non, enzyme lipase, enzyme protease và enzyme amylase được
tiết vào ruột non bởi
A. Gan. B. Túi mật. C. Tuyến nước bọt. D. Tuyến tụy.
Câu 3. Cá thể nào sau đây được gọi là đồng hợp 3 cặp gen trội:
A. AABBdd B. AABBddee C. AABBddEE D. AABBDdEe
Câu 4. Kiểu gen nào sau đây được gọi là dạng đột biến thể ba nhiễm:
A. AAAbbb B. aaabbb C. AAAbb D. aaaBBB
Câu 5. Dây tơ hồng sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng quốc gia Cúc Phương thuộc mối quan hệ nào
sau đây?
A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Cạnh tranh.
Câu 6. Trong tạo giống cây trồng, kĩ thuật nào sau đây tạo ra sinh vật mang gen của một loài khác?
A. Lai khác dòng. B. Gây đột biến. C. Nhân giống vô tính. D. Chuyển gen.
Câu 7. Hóa chất 5-BU là tác nhân gây là dạng đột biến nào sau đây:
A. Mất một cặp Nu B. Thay thế một cặp Nu
C. Thêm một đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất một đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 8. Trong một quần thể cá chép, nhân tố nào dưới đây có thể điều chỉnh số lượng cá thể?
A. Cạnh tranh B. Di cư
C. Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh D. Tất cả các ý trên.
Câu 9. Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng?
A. Ngà voi và sừng tê giác. B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Cánh dơi và cánh tay người. D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
Câu 10. Thấy Đào, thấy Mai là thấy Tết. Ở hai loài hoa trên, nhờ có quá trình sinh sản hữu tính mà loại đột
biến nào sau đây không được di truyền?
A. Đột biến giao tử. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến ở hợp tử. D. Đột biến xoma
Câu 11. Xuân hóa – sự kiện điển hình gây ra nhiều câu chuyện bi hài “Hoa ngủ đông” ngày Tết đối với
những người có thú chơi hoa. Hiện tượng này có sự góp mặt của một loại protein FLC (Flowering Locus C), cơ
chế sản sinh loại protein trên diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
A. Phiên mã – Dịch mã. B. Phiên mã ngược – Nhân đôi – Phiên mã – Dịch mã.
C. Dịch mã – Phiên mã D. Nhân đôi – Dịch mã – Phiên mã.

Câu 12. Theo vĩ độ, rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) là khu sinh học phân bố ở vùng nào?
A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Bắc Cực. D. Cận Bắc Cực.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 1


Câu 13. Loài nào sau đây không thuộc lớp thú:
A. Cá heo B. Cá mập C. Cá voi D. Cá nhà táng
Câu 14. Nội dung cơ bản của quá trình tiến hóa nhỏ theo quan niệm tiến hóa tổng hợp hiện đại là gì?
A. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
B. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Quá trình tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình tiến hóa ở cấp phân tử.
Câu 15. Lá dâu tằm – một trong những vật phẩm giúp xua đuổi tà ma ngày Tết, trong nông nghiệp, lá cây
này cũng được sử dụng làm thức ăn cho một số sinh vật. Loại đột biến nào sau đây thường được áp dụng để
tăng năng suất lá?
A. Đột biến đa bội chẵn. B. Đột biến đa bội lẻ.
C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến gen.
Câu 16. Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA: 0,8Aa. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?
A. 0,2. B. 0,125. C. 0,1. D. 0,4.
Câu 17. Nồng độ đường huyết đối với một người trưởng thành khỏe mạnh là 65-104 mg/dL. Biểu đồ nào
minh họa tốt nhất bình thường mức đường huyết ở một người trưởng thành khỏe mạnh trong suốt một
ngày?

A. II. B. III. C. IV. D. I.


Câu 18. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức chỉ gặp ở:
A. Thực vật và động vật có khả năng di động xa.
B. Thực vật và động vật ít có khả năng di động xa.
C. Động vật đơn tính.
D. Thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
Câu 19. Phép lai nào dùng để xác định xem gen có nằm trong tế bào chất hay không?
A. Dung hợp tế bào trần khác loài. B. Lai phân tích.
C. Lai thuận nghịch. D. Lai khác dòng.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về về cơ chế di truyền của các sinh vật như Phong Lan, Đào,
Cúc?
A. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
B. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
C. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ nhân tế bào này sang tế bào chất nhờ cơ chế nhân đôi
ADN.
D. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 2


Câu 21. Xuân hóa là một quá trình phức tạp với sự tham gia của rất nhiều gen. Hiện tượng này có sự góp
mặt của một loại protein FLC (Flowering Locus C) được sản sinh bởi gen FLC. Sự kiểm soát lượng protein do
gen này tạo thành là ví dụ điển hình cho quá trình nào sau đây.
A. Dịch mã. B. Phiên mã.
C. Điều hòa hoạt động gen. D. Nhân đôi ADN.
Câu 22. Các đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng
trưởng.
B. Sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
C. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. Độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 23. Giấy tẩm clorua côban khi ướt có màu hồng, khi khô có màu xanh lá. Người ta ép giấy tẩm clorua
côban vào mặt trên và mặt dưới của lá trên cây X và cây
Y. Sơ đồ dưới đây là kết quả của thí nghiệm được thực
hiện trong phòng thí nghiệm ước tính thời gian giấy
clorua côban chuyển sang màu hồng. Kết quả nào sau đây
là chính xác khi nói kết thí nghiệm trên?
A. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở
hai mặt lá như nhau.
B. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá cây Y sẽ
hồng chậm hơn mặt trên.
C. Tốc độ thoát hơi nước ở thực vật X chậm hơn so với
thực vật Y.
D. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá cây X diễn ra nhanh hơn mặt dưới.

Câu 24. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của
quần thể.
B. Điều kiện môi trường thay đổi, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi.
C. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể mà còn đối với cả quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên thông qua kiểu hình mà chọn lọc kiểu gen, làm phân hóa vốn gen của quần thể giao
phối.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loài động vật:
A. Tất cả các loài biết bay đều thuộc lớp chim. B. Tất cả các loài bơi được đều là lớp cá.
C. Tất cả các loài đẻ con đều thuộc lớp thú. D. Tất cả các loài có lông vũ đều thuộc lớp chim.
Câu 26. Ở chi Cúc thuộc họ Asteraceae, 2n = 8. Ở một số tiêu bản người ta quan sát thấy có những tế bào có
bộ NST 2n = 9 ( thể ba nhiễm). Theo lý thuyết, có bao nhiêu dạng đột biến thể 3 có thể được tạo ra?
A. 8. B. 4. C. 1. D. 9.
Câu 27. Để phục vụ cho ngày Tết ông Công ông Táo, một người nông dân muốn nuôi thêm đàn cá chép, tuy
nhiên trong ao đã có sẵn cá trắm đen nên đã tham khảo ý kiến của kĩ sư nông nghiệp. Người kĩ sư cho biết
cá trắm đen là một loài sống ở tầng đáy nên ông hoàn toàn có thể nuôi cá chép do chúng sinh sống ở tầng
trên. Theo em việc nuôi thả cá trên đã lợi dụng đặc điểm nào sau đây?

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 3


A. Nơi ở. B. Ổ sinh thái. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ.
Câu 28. Cho cây hoa vàng lai với hoa vàng, thu được F1 có 100% hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu
được F2 gồm có 56.25% cây cho hoa đỏ; 37.5% cây cho hoa vàng; 6.25% cây cho hoa trắng. Theo lý thuyết ở
F2, có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định hoa vàng và hoa trắng.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 29. Những sắp xếp gen sau đây trên 1 NST đã thấy ở ruồi giấm D. melanogaster tại các vùng địa lý khác
nhau:
Vùng 1: ABCDEFGHI Vùng 2: HEFBAGCDI Vùng 3: ABFEDCGHI
Vùng 4: ABFCGHEDI Vùng 5: ABFEHGCDI
Cho rằng loài ở vùng 1 là loài sơ khai, các đảo đoạn khác nhau có thể xuất hiện theo trình tự nào?
A. 1 – 2 – 4 – 5 – 3. B. 1 – 3 – 5 – 2 và 4. C. 1 – 4 – 3 – 5 – 2. D. 1 – 5 – 2 – 3 – 4.
Câu 30. Các phân tử protein như FLC được tạo thành thông qua quá trình dịch mã, trình tự đúng trong giai
đoạn kết thức dịch mã là?
I. Enzyme thủy phân aa mở đầu
II. Riboxom tách thành hai tiểu phần bé và lớn rời khỏi mARN
III. Chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein
IV. Riboxom trượt gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại
A. 4 – 3 – 1 – 2 B. 4 – 2 – 3 – 1 C. 4 – 1 – 3 – 2 D. 4 – 2 – 1 – 3
Câu 31. Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với
cây lá hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 30% số cây lá nguyên, hoa đỏ. Tần số hoán
vị là:
A. 0 B. 30% C. 40% D. 50%
Câu 32. Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau. Trong đó, A quy
định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; Hai cặp gen Bb và Dd quy định tính trạng màu
hoa, trong đó có cả 2 gen trội B và D thì quy định hoa tím; chỉ có gen B thì quy định hoa đỏ; chỉ có gen D thì
quy định hoa vàng; kiểu gen bbdd quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa tím giao phấn với cây thân
cao, hoa tím (P), thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 2 kiểu hình là thân cao, hoa
tím và thân thấp, hoa tím. Tiếp tục cho F2 giao phấn, thu được F3. Ở F3, cây có 5 alen trội chiếm tỉ lệ?
A. 25% B. 12,5%. C. 6,25% D. 37,5%.
Câu 33. Trong các phát biểu sau về quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Sinh giới đã tiến hóa từ các dạng đơn bào đơn giản đến các cơ thể đa bào phức tạp.
II. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với điều kiện của môi trường.
III. Tốc độ tiến hóa hình thành loài mới ở các nhánh tiến hóa khác nhau là không như nhau.
IV. Loài người hiện đại là loài tiến hóa siêu đẳng, thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 4


Câu 34. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu về quá trình diễn thế sinh thái tại vùng đất đá sau khi
sông băng tràn qua ở vùng Đông Nam Alaska. Biểu đồ
dưới đây cho thấy sự thay đổi về nồng độ nitrogen trong
đất sau khi diễn ra quá trình diễn thế sinh thái tại vùng
đất này. Nhận định nào sau đây là đúng, khi nói về kết
quả nghiên cứu trên?
A. Các loài thực vật và vi khuẩn cộng sinh ở rễ đã làm
giảm nồng độ nitrogen trong đất.
B. Độ pH của đất giảm không ảnh hưởng tới chu trình
nitrogen trong đất.
C. Ở giai đoạn tiên phong các loài thực vật thường
sinh trưởng chậm.
D. Thảm thực vật tăng cao làm thay đổi môi trường sống dẫn tới suy giảm hệ động vật sinh sống.
Câu 35. Ở một loài thực vật, khi cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa vàng (P), thu được
F1 có tỉ lệ: 40% cây thân cao, hoa đỏ: 19% cây thân cao, hoa vàng: 16% cây thân cao, hoa trắng: 10% cây thân
thấp, hoa đỏ: 6% cây thân thấp, hoa vàng: 9% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen
nằm trên NST thường quy định, các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; Nếu có hoán vị gen thì tần
số hoán vị ở 2 giới là như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình giảm phân của cơ thể P, các gen liên kết hoàn toàn với nhau.
II. Cho 1 cây thân cao, hoa vàng ở thế hệ P tự thụ phấn, thì đời con sẽ có 9% cây thân thấp, hoa trắng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao, hoa trắng ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/4.
IV. Cho 1 thân cao, hoa đỏ ở thế hệ P tự thụ phấn, thì đời con sẽ có 4% cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đã bắt đầu được con người quan tâm và nghiên cứu từ thế
kỉ trước. Lượng CO2 cao tạo ra hiệu ứng nhà kính
gây nóng lên toàn cầu. Sự biến động về nhiệt độ
do hiệu ứng nhà kính đã gây ra biến đổi khí hậu
trên toàn thế giới, và các nhà khoa học cũng đã
thiết lập công cụ biểu diễn sự biến đổi của nồng
độ CO2 và nhiệt độ các năm qua đồ thị ở hình
sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ
khiến nhiều vùng đất sẽ bị nhấm chìm bởi đại
đương.
II. Trong khoảng hơn 40 năm, nồng độ CO2 trong
khí quyển tăng lên cao gấp 3 lần so với trước đó,
chủ yếu là do hoạt động của con người.
III. Nồng độ CO2 tỷ lệ thuận với nhiệt độ trung bình toàn cầu, làm cho trái đất càng trở nên nóng hơn.
IV. Nhiệt độ tăng cao làm cho các thảm thực vật trên toàn cầu bị suy giảm nhanh chóng và có thể dẫn tới
tuyệt chủng.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 5


Ab DeG
Câu 37. Xét một cơ thể đực có kiểu gen . Giả sử có 10 tế bào giảm phân không đột biến. Trong quá
aB dEg
trình giảm phân, mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo nhiều nhất ở 1 cặp NST, tại 1 điểm. Quá trình giảm phân đã
Ab
tạo ra được 6 loại giao tử, trong đó giao tử có 4 alen trội chiếm 10%. Biết rằng ở cặp NST sự trao đổi
aB
chéo chỉ xảy ra ở cặp Bb. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 tế bào xảy ra trao đổi chéo ở cặp gen Bb.
II. Có thể tạo ra giao tử có 5 alen trội chiếm 5%.
III. Giao tử có 1 alen trội chiếm 10%.
IV. Giao tử có 3 alen trội chiếm 40%.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 38. Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất
phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,4AABb: 0,2AaBB: 0,4AaBb. Cho biết các giao tử có hai
alen lặn không có khả năng thụ tinh và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 100%.
II. Ở F1, cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 68/81.
III. Cho tất cả các cây thân cao, hoa trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có 100% số cây thuần chủng.
IV. F1 giao phấn ngẫu nhiên thì ở F2 có số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 89,6%.
A. 1 B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 39. Hội chứng Claiphenter ở người là do có 3 NST ở cặp NST giới tính, kí hiệu là XXY. Trên NST giới
tính X, xét 3 lôcut gen là A, B và D, các gen liên kết hoàn toàn và đều nằm trên đoạn không tương đồng. Một
gia đình có bố mẹ ở thế hệ I, các con ở thế hệ II, sinh ra 2 người con, trong đó có 1 đứa bị hội chứng
Claiphenter. Kết quả phân tích ADN của những người trong gia đình này thể hiện trên hình dưới đây:

Biết rằng, lôcut A có 2 alen là A1; A2. Lôcut B có 3 alen là B1; B2; B3. Lôcut D có 3 alen là D1; D2; D3. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người con II1 bị hội chứng Claiphenter.
II. Quá trình giảm phân xảy ra sự rối loạn không phân li ở người mẹ.
A1B1D2
III. Người số II2 có kiểu gen là .
A2 B2 D1

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 6


IV. 2 người con của cặp vợ chồng này có giới tính khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Một nhà khoa học P nọ làm thí nghiệm để xác định vai trò của một số loại enzym trong quá trình
biểu hiện gen nhưng hắn ta lại làm mất nhãn đánh dấu ống nghiệm chứa thành phần enzym quan trọng.
Ống nghiệm 1: chứa 8 loại nucleotid, enzyme X và một số đoạn ADN nhỏ.
Ống nghiệm 2: chứa 8 loại nucleotid, enzyme X, Y và một số đoạn ADN nhỏ.
Ống nghiệm 3: chứa 8 loại nucleotid, enzyme X, Z và một sô đoạn ADN nhỏ.
Trong các nucleotid tự do, đường ribose được đánh dấu phóng xạ màu xanh và đường deoxyribose được
đánh dấu phóng xạ màu đỏ. Tách chiết ống nghiệm và tiến hành thí nghiệm, ta có:
- Đối với ống nghiệm 1:
+ Không bổ sung, P chỉ thấy các chấm đỏ và xanh rời rạc trong môi trường.
+ Bổ sung Y vào, P thấy các mảnh phân tử màu xanh xen lẫn các chấm đỏ trong môi trường.
+ Bổ sung Z vào, P thấy hiện tượng như khi không bổ sung thêm gì.
- Đối với ống nghiệm 2:
+ Không bổ sung, P thấy ống nghiệm có màu sắc tương tự trường hợp thêm Y vào ống nghiệm 1.
+ Bổ sung Z vào, P thấy các mảnh phân tử màu xanh và mảnh phân tử màu đỏ chiếm nhiều trong môi
trường.
- Đối với ống nghiệm 3:
+ Không bổ sung, P thấy ống nghiệm có có màu sắc tương tự trường hợp không bổ sung gì vào ống nghiệm
1.
+ Bổ sung Y vào, P thấy ống nghiệm có màu sắc tương tự khi bổ sung Z vào ống nghiệm 2.
Dựa vào những dữ kiện đã cho, hãy giúp P tìm ra X, Y, Z là gì và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
Biết rằng các loại enzyme cần thiết khác cho quá trình nhân đôi và phiên mã là đầy đủ.
A. X có thể là một loại enzyme quan trọng trong khởi đầu nhân đôi và phiên mã.
B. Z có thể là ARN polymerase.
C. Mức độ phân bố của màu sắc phóng xạ liên quan mật thiết tới sự phân bố của các nucleotid trong môi
trường.
D. Y có vai trò quan trọng trong việc hình thành các mảnh phân tử màu xanh.

–––––– HẾT ––––––

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 7

You might also like