You are on page 1of 8

THREEBIOWORD ĐỀ KHAI BÚT XUÂN GIÁP THÌN

ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM 2024


(Đề thi có 5 trang gồm 20 câu) MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………………………….


Số báo danh:……………………………. Mã đề: 001
PDF hóa bởi team Three BioWord
Câu 1: Thược dược đỏ, hoa mai vàng, v.v… là những loài hoa đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Trong các đại
phân tử sau đây, phân tử nào có vai trò quyết định đặc điểm sinh học của các loài hoa đó?
A. Protein. B. Cacbonhidrat. C. ADN. D. Lipit.
Câu 2: Quy luật di truyền nào có thể giải thích hiện tượng càng nhiều alen trội thì sự biểu hiện của một kiểu
hình càng tăng lên?
A. Di truyền theo dòng mẹ. B. Tác động cộng gộp.
C. Liên kết gen hoàn toàn. D. Phân li độc lập.
Câu 3: Vào dịp lễ Tết, thường có nhiều người mua hoa ly (Lilium longiflorum) từ vùng ngoại ô để trang trí cho
nhà cửa. Các dòng hoa ly hiện nay trên thị trường Việt Nam thường xuất phát từ các quốc gia phương Tây.
Ngày nay, loại công nghệ nào có thể giúp duy trì và nhân giống hoa ly mà không phải phụ thuộc vào nguồn
cung từ nước ngoài?
A. Chon giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. B. Dung hợp tế bào trần.
C. Nuôi cấy mô tế bào. D. Tạo giống bằng tế bào xôma.
Câu 4: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên
cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ %
giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn
Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa
người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự.
A. Người – tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
B. Người – tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Vervet.
C. Người – tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.
D. Người – tinh tinh - vượn Gibbon- khỉ Vervet - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
Câu 5: Để phục vụ cho ngày Tết ông Công ông Táo, một người nông dân muốn nuôi thêm đàn cá chép, tuy
nhiên trong ao đã có sẵn cá trắm đen nên đã tham khảo ý kiến của kĩ sư nông nghiệp. Người kĩ sư cho biết cá
trắm đen là một loài sống ở tầng đáy nên ông hoàn toàn có thể nuôi cá chép do chúng sinh sống ở tầng trên.
Theo em việc nuôi thả cá trên đã lợi dụng đặc điểm nào sau đây?
A. Nơi ở. B. Ổ sinh thái. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ.
Câu 6: Xuân hóa – sự kiện điển hình gây ra nhiều câu chuyện bi hài “Hoa ngủ đông” ngày Tết đối với những
người có thú chơi hoa. Hiện tượng này có sự góp mặt của một loại protein FLC (Flowering Locus C), cơ chế
sản sinh loại protein trên diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
A. Phiên mã – Dịch mã. B. Phiên mã ngược – Nhân đôi – Phiên mã – Dịch mã.
C. Dịch mã – Phiên mã. D. Nhân đôi – Dịch mã – Phiên mã.
Câu 7: Các kiểu hình nào sau đây không do cùng một kiểu gen quy định?

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 1


A. Cây cẩm tú cầu thay đổi màu sắc dựa trên độ pH.
B. Màu lông của thỏ Himalaya ở vùng trước và sau khi cạo lông.
C. Ruồi giấm có thể có cánh dạng dài hoặc dạng cụt.
D. Lá của cây rau mác có nhiều hình dạng khác nhau do thay đổi môi trường sống.
Câu 8: Chuyển nhân tế bào xôma là một kỹ thuật của
phương pháp nhân bản vô tính ở động vật. Quy trình
nhân giống lợn bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào
xôma được biểu hiện ở hình bên. Nhận định nào sau
đây là đúng khi nói về kỹ thuật trên?
A. Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống
với lợn B.
B. Đột biến ti thể gây bệnh ở lợn con nhân bản
được di truyền từ lợn mẹ C.
C. Lợn B không đóng góp cho vật chất di truyền của lợn con.
D. Kiểu gen nhân của lợn con nhân bản giống hoàn toàn với giống lợn A.
Câu 9: Lá dâu tằm – một trong những vật phẩm giúp xua đuổi tà ma ngày Tết, trong nông nghiệp, lá cây này
cũng được sử dụng làm thức ăn cho một số sinh vật. Loại đột biến nào sau đây thường được áp dụng để tăng
năng suất lá?
A. Đột biến đa bội chẵn. B. Đột biến đa bội lẻ.
C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến gen.
Câu 10: Ở một loài thực vật, xét một gen có hai alen (trội lặn hoàn toàn) nằm trên NST thường. Đem cây có
kiểu gen đồng hợp trội lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con có kiểu hình:
A. Giống cây có kiểu gen đồng hợp trội. B. Giống cây có kiểu gen đồng hợp lặn.
C. Cây con có kiểu hình khác cây bố mẹ. D. Cây con có kiểu hình giống cả cây bố và cây mẹ.
AB
Câu 11: Hai tế bào sinh dục cái của cơ thể có kiểu gen giảm phân có hoán vị gen tạo ra tối đa bao nhiêu
ab
loại trứng?
A. 6. B. 2. C. 8. D. 4.
Câu 12: Những năm trở lại đây, thú vui chơi hoa lan trong dịp Tết Nguyên đán càng trở nên rầm rộ hơn. Việc
ứng dụng công nghệ di truyền để tạo giống hoa Lan hồ điệp (Phalaenopsis) mới có thể mang lại những lợi ích
gì cho người chơi cây cảnh trong dịp Tết?
A. Giảm khả năng chống chịu của cây trong điều kiện môi trường lạnh giá.
B. Tạo ra những loài hoa mới với màu sắc và hình dáng độc đáo bán vào dịp Tết.
C. Tăng giá thành và làm cho cây trồng trở nên phổ biến hơn ở lễ Tết trong các hộ gia đình.
D. Giảm hiệu suất sản xuất hoa trong thời gian ngắn để chơi vào dịp Tết.
Câu 13: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 2


Câu 14: Ở vi khuẩn E. coli kiểu dại, sự biểu hiện của gen lac Z (mã hóa β–galactôzidaza), gen lac Y (mã hóa
permase) thuộc operon Lac phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ trong môi trường nuôi cấy. Bằng kỹ thuật
gây đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các chủng vi khuẩn khác nhau và được nuôi cấy trong hai môi
thuộc vào sự có mặt của lactôzơ trong môi trường nuôi cấy.trường: không có lactôzơ và có lactôzơ. Sự biểu
hiện gen của các chủng vi khuẩn được thể hiện ở bảng 1. Dựa vào kết quả, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
Chủng Môi trường không có lactôzơ Môi trường có lactôzơ
vi khuẩn β–galactôzidan permase β–galactôzidan permase
A – – + +
B – – – +
C – – – –
D + + + +
Bảng 1. Sự biểu hiện gen của các chủng vi khuẩn E. coli:
I. Chủng A là chủng vi khuẩn E. Coli kiểu dại (chủng bình thường).
II. Chủng E. Coli kiểu dại bị đột biến ở gen lac Z tạo ra chủng B.
III. Chủng C có thể do đột biến ở cả gen lac Z và gen lac Y của chủng E. coli kiểu dại.
IV. Chủng D có thể do đột biến ở vùng vận hành của chủng E. coli kiểu dại.
A. 1. B. 2 C. 3. D. 4.
Câu 15: Ở Rồng Komodo (Varanus komodoensis), xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn
toàn và gen nằm trên NST thường. Khi cho rồng đực dị hợp 2 cặp gen giao phối với con cái dị hợp 2 cặp gen
(P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 12: 3: 3: 2. Biết rằng không xảy ra đột biến và chỉ có Rồng cái mới xảy ra hoán
vị gen trong quá trình phát sinh giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, kiểu gen có 1 alen trội chiếm 30%.
II. Ở F1, kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm 20%.
III. Nếu cho con cái ở thế hệ P lai phân tích thì sẽ thu được đời con có 20% cá thể đồng hợp lặn.
IV. Trong số các cá thể có 2 tính trạng trội ở F1, cá thể mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ 1/3.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Trong công nghệ tế bào thực vật, các nhà khoa học có thể sử dụng 2 phương pháp tạo nuôi cấy tế bào
được mô tả như hình dưới. Dựa vào 2 phương pháp đó, nhà khoa học đã tạo ra 4 cây cà rốt (B, C, D, E) từ cây
ban đầu (cây A). Giả sử cây A có kiểu gen là AaBbDdEE. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 3


I. Cây B và cây C có kiểu gen giống nhau.
II. Cả 2 phương pháp đều có bước tạo thành mô sẹo.
III. Cho lai cây B với cây C không thể tạo ra cây có kiểu gen giống cây D.
IV. Các cây A, B, C, D, E có ADN trong tế bào giống nhau.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 17: Trong một nghiên cứu gần đây về năm
loài chim chích chòe có cùng kích thước, hình
dạng và đều ăn côn trùng, người ta thấy rằng
mỗi loại có một vùng kiếm ăn nhất định trên cây
thông như minh họa ở hình bên. Biết rằng, nhiệt
độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các
loài côn trùng phân bố trên cây thông. Trong các
phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng
khi nói về sự phân chia vùng kiếm ăn của loài
chim chích chòe được được nghiên cứu?
I. Loài 1 và loài 2 có thể có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
II. Các loài chim chích chòe có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.
III. Loài 3 và loài 4 có sự cạnh tranh khốc liệt nhất do phần lớn khu vực kiếm ăn của chúng là trùng nhau.
IV. Sự phân bố của các loài chim giúp chúng có thể khai thác tối đa tài nguyên ở môi trường sống.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Lactate dehydrogenase (LDH) là một loại enzyme được tìm thấy trong nhiều loài sinh vật. Trong cùng
một loài sinh vật, nó có thể được tìm thấy dưới nhiều dạng khác nhau được gọi là isoenzym. Các isoenzym
Lactate dehydrogenase là các protein hình cầu, mỗi protein gồm 4 polypeptide. Các isoenzym Lactate
dehydrogenase được tạo thành từ hai loại polypeptide: polypeptide M, được mã hóa bởi gen LDH–A và
polypeptide H, được mã hóa bởi LDH–B. Trình tự bazơ của gen LDH–A và LDH–B cũng như trình tự axit
amin do các gen này mã hóa đã được xác định. Hình 1 cho thấy 10 axit amin đầu tiên của polypeptide M và H
và trình tự bazơ tương ứng của một trong các chuỗi DNA của mỗi gen. Hình 2 mô tả cho quá trình tổng hợp
năm acid amin đầu tiên cho chuỗi polypeptide LDH.

Dựa vào những kiến thức được cung cấp hãy tìm số phát biểu đúng trong các phát biểu sau :
I. Trình tự chuỗi nucleotide được cho ở hình thứ nhất là mạch khuôn thực hiện quá trình phiên mã.
II. Cấu trúc mang đang chứa 2 kí hiệu G và H là đơn vị tiểu phần bé của riboxom.
III. F–G–H–I là các codon lần lượt có trình tự là XGA–UGA–GAA–UUU.
IV. Với mỗi protein gồm 4 chuỗi polypeptide thì số loại enzym tạo ra tối đa là 5 loại.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 4


A. 1. B. 2. C.3. D. 4.
Câu 19: Ở một loài động vật, khi cho con đực lông vàng giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1 có tỉ
lệ: 1 con cái lông đen: 1 con cái lông vàng: 1 con đực lông đen: 1 con đực lông trắng. Biết rằng tính trạng do
một gen quy định, các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Cho con cái F1 lai phân tích, ở đời con tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở hai giới giống nhau.
II. Cho các con lông đen ở F1 giao phối ngẫu nhiên, đời con có tối đa 4 kiểu gen và 4 kiểu hình.
III. Nếu cho các cá thể ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì F2 có 12,5% con đực lông trắng.
IV. Nếu cho các cá thể lông đen giao phối ngẫu nhiên với cá thể lông vàng thì xảy ra tối đa 5 phép lai.
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: “Ngô Bt” là loại ngô chuyển gen có khả năng kháng
sâu hại do nhận được gen Bt từ vi khuẩn Bacillus. Để tạo ngô
Bt, các nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn Agrobacterium để
chuyển gen Bt vào ngô. Vi khuẩn này mang một thể truyền
có chứa gen Bt và gen KanR kháng kháng sinh kanamycin.
Các bước chính trong quy trình chuyển gen Bt vào ngô như
sau:
– Bước 1: Đưa thể truyền mang 2 gen Bt và KanR vào tế bào
vi khuẩn tạo Bt – Agrobacterium.
– Bước 2: Chuyển gen Bt vào ngô bằng cách nuôi các tế bào
ngô trên đĩa chứa vi khuẩn Bt – Agrobacterium.
– Bước 3: Chuyển các tế bào ngô sang môi trường chứa
kanamycin.
– Bước 4: Nuôi cấy mô các tế bào sống thành cây ngô Bt.
Có bao nhiêu nhận định nào sau đây là đúng?
I. Vi khuẩn Bt – Agrobacterium ở bước 1 có thể sống được
trên môi trường có chứa kanamycin.
II. Để chọn giống ngô có chứa gen Bt cần phải chọn lọc từ giống ngô chết trên đĩa có chứa kamamycin.
III. Nuôi cấy các tế bào sống thành cây ngô Bt thường được thực hiện trong môi trường nhân tạo.
IV. Các tế bào ngô ở trước bước 2 không thể kháng kanamycin do chưa chứa gen của vi khuẩn Bt –
Agrobacterium.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
–––––– HẾT ––––––

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 5


ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C B C C B A C D B A B B D D D C B A C A
Câu 7: Các kiểu hình màu hoa cẩm tú cầu, màu lông của thỏ Himalaya hay dạng lá của cây rau mác là kết quả
của thường biến, dù kiểu hình khác nhau nhưng chúng đều do cùng một kiểu gen quy định.
Câu 8: Đáp án D
Lợn A cho nhân, lợn B cho trứng (đã loại bỏ nhân) → Lợn con sẽ có kiểu gen nhân giống lợn A, kiểu gen tế
bào chất giống lợn B.
→ Gen quyết định nhóm máu thuộc gen nhân.
→ A,B,C sai.
Câu 11: Đáp án B
AB
Hai tế bào sinh dục cái của cơ thể có kiểu gen ab giảm phân có hoán vị gen tạo ra tối đa 2 loại trứng: AB
và ab.
Câu 12: Đáp án B
Việc ứng dụng di truyền để tạo giống hoa Lan hồ điệp (Phalaenopsis) có thể mang lại lợi ích chủ yếu là việc
tạo ra những loài hoa mới với màu sắc và hình dáng độc đáo. Kỹ thuật di truyền tạo giống giúp chọn lọc các
đặc tính mong muốn và kết hợp chúng để tạo ra cây lan mới có những đặc điểm độc đáo, thu hút sự chú ý và
quan tâm của người chơi cây cảnh.
Câu 13: Đáp án D
A. Sai. Vì trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản. Trên mỗi phân tử
ADN của sinh vật nhân sơ mới chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B. Sai. Vì Enzyme ADN pôlimeraza lắp ráp các nucleotit của môi trường bổ sung với các nucleotit của gen,
ADN poplimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn. Nhiệm vụ tháo xoắn ADN là chức năng của enzim gyrase.
C. Sai. Sự nhân đôi của ADN trong nhân và ADN ti thể là độc lập nhau.
D. Đúng. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ → 3’ được tổng hợp
gián đoạn do enzim ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’
Câu 14: Đáp án D
Kí hiệu gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành lần lượt là I, P, O.
I. Đúng vì gen cấu trúc chỉ hoạt động trong môi trường có lactozơ.
II. Đúng vì
+ Khi không có lactôzơ, không có sản phẩm được tạo ra → I, P, O bình thường.
+ Khi có lactôzơ, chỉ có permase là sản phẩm của gen lac Y được biểu hiện → gen lac Y bình thường, gen
lac Z bị đột biến.
III. Đúng vì khi có và không có lactôzơ đều không có sản phẩm được tạo ra → Có thể đột biến ở P hoặc đột
biến cả I và P hoặc đột biến ở cả gen lac Z và gen lac Y.
IV. Đúng vì khi có và không có lactôzơ đều có các sản phẩm được tạo ra → Gen I hoặc O bị đột biến dẫn
tới không ức chế quá trình phiên mã.
Câu 15: Đáp án D
ab AB Ab
= 0,1 = 0,5ab × 0,2ab → f = 40% → P: ×
ab ab aB

Ab aB AB Ab
+ = 0, 3  0, 5  2 = 30%. + = 0,5 × 0,2 × 2 = 20%.
I đúng, ab ab II đúng, ab aB

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 6


0, 2 1
= .
Ab ab ab 12 3
× → = 0, 2  1 = 20%.
III đúng, aB ab ab IV đúng, 20

Câu 16: Đáp án C


I. Sai, các cây B và C được đa bội hóa từ các hạt phấn, cây A là di hợp về các cặp A, B, C, D cây B và C có
thể có kiểu gen khác nhau.
II. Đúng. Vì công nghệ tế bào dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật, đều có sự hình thành mô sẹo
hay tế bào gốc.
III. Sai, nếu cây B có kiểu gen AABBDDEE và cây C có kiểu gen aabbccEE (hoặc nhiều trường hợp khác)
thì cây con lai giữa cây B và cây C có kiểu gen giống cây D.
IV. Sai, các cây B và C được đa bội hóa từ hạt phấn cây A kiểu gen là đồng hợp, mà cây A, D, E có kiểu
gen dị hợp về các cặp A, B, D các cây B, C không thể có kiểu gen giống các cây A, D, E dẫn đến ADN khác
nhau.
Câu 17: Đáp án B
I. Sai. Ổ sinh thái của loài 1 trùng với loài 2 nhưng không trùng hoàn toàn do khu vực kiếm ăn của loài 2
được mở rộng xuống dưới.
II. Đúng. Các loài gần nhau về nguồn gốc (Các loài chim chích chòe) khi sống trong một sinh cảnh và
cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.
III. Sai. Loài 1 và 2 có sự cạnh tranh lớn nhất. Ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài 3 và 4 chỉ trùng nhau về
một phần nhỏ.
IV. Đúng.
Câu 18: Đáp án B
I. Sai. Protein Met được mã hóa bởi codon là AUG → Do đó Triplet: TAX. Do đó, mạch trên là mạch bổ
xung không phải mạch gốc thực hiện quá trình phiên mã.
II. Đúng.
III. Sai. Codon → Anticodon.
IV. Đúng. 5 loại đó lần lượt là MMMM, MMMH, MMHH, MHHH, HHHH.
Câu 19: Đáp án C
♀ Đen  ♂ Vàng → 2 Đen: 1 Vàng: 1 Trắng → Gen đa alen.
Quy ước: A1: Đen >> A2: Vàng >> A3: Trắng.
1 1 1 1
P: ♀ XA1XA3  ♂ XA2Y → F1: 4 XA1XA2: 4 XA2XA3: 4 XA1Y: 4 XA3.

Xét các phát biểu:


1 1 1 1
I. Đúng, XA1XA3  XA3Y → 4 XA1XA3: 4 XA3XA3: 4 XA1Y: 4 XA3Y.

II. Sai, XA1XA2  XA1Y → XA1XA1: XA1XA2: XA1Y: XA2Y → 4 KG và 2 KH.


 1 A1 A3 1 A2 A3   1 A1 1 A3 
 X X : X X  ×  X Y: X Y 
III. Đúng, F1 giao phối ngẫu nhiên:  2 2  2 2 

1 1 1 1 1 1 1
      +   = = 12, 5%
Đực lông trắng (X Y) =  2 2   2 2 2 2  8
A3

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 7


IV. Đúng, có: (XA1XA1, XA1XA2, XA1XA3)  XA2Y và XA1Y  (XA2XA2, XA2XA3) → 5 PL

Câu 20: Đáp án A


I. Đúng, vi khuẩn Bt – Agrobacterium ở bước 1 đã được đưa thể truyền chứa gen KanR kháng kháng sinh
kanamycin vào tế bào → có thể sống được trong môi trường chứa kháng sinh kanamycin.
II. Sai, Để chọn giống ngô có chứa gen Bt cần phải chọn lọc từ giống ngô sống trên đĩa có chứa kamamycin.
III. Đúng, nuôi cấy các tế bào sống thành cây ngô Bt thường được thực hiện trong môi trường nhân tạo,
chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, hoocmon,...
IV. Đúng, các tế bào ở trước bước 2 chưa được nuôi cấy trên đĩa chứa vi khuẩn Bt – Agrobacterium mang thể
truyền chứa gen Bt và gen KanR kháng kháng sinh kanamycin → không thể kháng kanamycin.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebiowordTrang 8

You might also like