You are on page 1of 3

Đề 13

Câu 1: Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào?
A. Lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất.
B. Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → màng sinh chất.
C. Bộ máy Gôngi → lưới nội chất trơn → màng sinh chất.
D. Lưới nội chất hạt → riboxom → màng sinh chất.

Câu 2. Ở động vật có ống tiêu hóa

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống?

A. Tăng tỷ lệ dị hợp của các cặp alen của các thế hệ sau làm cây thoái hóa.

B. Có sự phân tính ở thế hệ sau.

C. Tỉ lệ dị hợp đều bị chết.

D. Tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về NST trong tế bào sinh dưỡng của
các loài?

A. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

B. NST thường bao giờ cũng tồn tạo thành từng cặp tương đồng và có số lượng nhiều
hơn NST giới tính.

C. NST giới tính chỉ có một cặp có thể tương đồng hoặc không tương đồng, ở một số
loài NST giới tính chỉ có một chiếc.
D. Cặp NST giới tính ở giới cái bao giờ cũng gồm 2 chiếc có thể tương đồng hoặc không
tương đồng.

Câu 5: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc
thể khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao
thêm 10 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn
cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2.
Cho một số phát biểu sau:
(1). Cây cao nhất có chiều cao 170cm.
(2). Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 4 kiểu gen qui định.
(3). Cây cao 150 cm ở F2 chiếm tỉ lệ 15/64.
(4). Trong số các cây cao 130 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/5.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất
hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên
Trái Đất?
A. Giải phẫu so sánh.
B. Sinh học phân tử.
C. Tế bào học.
D. Hoá thạch.
Câu 7: Đặc trưng nào dưới đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Độ đa dạng.
C. Mật độ cá thể.
D. Nhóm tuổi.
Câu 8: Một nhà khoa học sau một thời gian dài nghiên cứu hoạt động của 2 đàn cá hồi
cùng sinh sống trong một hồ đã đi đến kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Hiện tượng
nào dưới đây có thể là căn cứ chắc chắn nhất giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như
vậy?
A. Các con cá hồi của hai đàn đẻ trứng ở những khu vực khác nhau trong mùa sinh sản.
B. Các con cá hồi của hai đàn có màu sắc cơ thể đậm nhạt khác nhau.
C. Các con cá hồi của hai đàn có kích thước cơ thể khác nhau.
D. Các con cá hồi của hai đàn giao phối với nhau sinh ra con lai không có khả năng sinh
sản

You might also like