You are on page 1of 3

Đề 18

Câu 1: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?

A. Màng tế bào đã bị phá vỡ.

B. Tế bào chất đã bị biến tính.

C. Nhân tế bào đã bị phá vỡ.

D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc.

Câu 2. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?

(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ.

(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và
tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2), và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (3) và (4)

Câu 3: Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì:

A. Các tế bào thực vật có nhân lớn hơn.

B. Các gen ở thực vật không chứa intron.

C. Có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật.

D. Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh
Câu 4: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số
lượng bằng nhau trong tế bào là

A. số lượng NST.

B. nguồn gốc NST.

C. hình dạng NST.

D. kích thước NST.

Câu 5: Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là

Biết rằng không xảy ra đột biến, không xảy ra hoán vị gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F3, tần số alen A = 0,6.

II. F4 có 12 kiểu gen.

III. Ở F3, kiểu gen đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ gần bằng 161/640.

IV. Ở F4, kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ bằng 867/5120.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4

Câu 6: Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào?

(1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp
giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau.

(2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài
phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào
tháng 3.
(3) Mỗi loài chim có 1 cách ve vãn bạn tình khác nhau nên các cá thể khác loài không
giao phối với nhau.

(4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối
với nhau.

Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là:

A. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li sinh thái – cách li cơ học.

B. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li tập tính – cách li cơ học.

C. Cách li tập tính – cách li sinh thái – cách li thời gian – cách li cơ học.

D. Cách li tập tính – cách li tập tính – cách li thời gian – cách li cơ học.

Câu 7: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây
đúng?

A. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của
quần thể.

C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều
kiện sống.

D. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất

Câu 8: Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
sinh vật?

A. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.

B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ.

C. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ

You might also like