You are on page 1of 4

ÔN LUYỆN THI CẤP TỐC – ĐÁNG GIÁ NĂNG LỰC – MÔN SINH HỌC

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt keo này có khả năng trao đổi chất và đã
chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
B. Axit nuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim.
C. Quá trình hình thành nên chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học, nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
D. Nguồn năng lượng từ các hợp chất hữu cơ đã góp phần đáng kể cho giai đoạn tiến hóa hóa học.

Câu 2. Ở cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24, một thể đột biến có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 1 bị mất một đoạn; có một chiếc trong
cặp nhiễm sắc thể số 3 bị đảo một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 4 bị lặp một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 6 bị
chuyển một đoạn trên cùng NST này. Khi thể đột biến này giảm phân hình thành giao tử, giả sử rằng các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường và
không có trao đổi chéo xảy ra. Theo lý thuyết, trong số các giao tử mang đột biến, tổng loại giao tử mang ít nhất 3 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ:
A.1/3. B. 15/16 C. 4/5. D. 5/16.

Câu 3. Cho lai 2 cơ thể lưỡng bội AaBB x aabb. Kiểu gen của đời con sau khi cơ thể lai xa được đa bội hoá là:
A. AAaaBBbb; AaaaBBb. B. AAaaBBbb; aaaabbbb.
C. AAaaBBbb; aaaaBBbb. D. aaaaBBBB, AAaaBBbb.

Câu 4. Các cặp gen PLĐL, trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng. Phép lai AaBBDdee x aaBbddEe cho đời con kiểu hình gồm 3 tính
trạng trội và 1 tính trạng lặn bằng:
A. 50%. B. 37,5% C. 75% D. 62,5%

Câu 5. Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng
số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm:
A. 2067 B. 2132 C. 2130 D. 2097

BUỔI 7 (21/3/2024) TRANG 1


ÔN LUYỆN THI CẤP TỐC – ĐÁNG GIÁ NĂNG LỰC – MÔN SINH HỌC

Câu 6. Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(2) Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
(3) Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
(4) Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
A. 1 B. 2 C. 3. D. 4

Câu 7. Quần thể chim sẻ Nam Mỹ bị cuốn đi một phần do một cơn bão sang một hòn đảo ngoài khơi xa; phần quần thể này tự xoay xở để sống sót
và sinh sản ở đó trong vòng 10.000 năm. Sau một thời gian, khí hậu thay đổi làm biến đổi mực nước biển và hòn đảo đó được nối liền với đất liền.
Những cá thể trước đây tạo ra quần thể chim sẻ nhờ cách li địa lý bây giờ qua lại dễ dàng với những thành viên thuộc quần thể chim sẻ trên đất liền.
Dấu hiệu nào sau đây giúp chúng ta kết luận chắc chắn rằng quần thể trên đảo đã tiến hành trở thành một loài khác?
A. Chim trên đảo đều màu đỏ, chim trên đất liền chỉ có màu xanh lá cây.
B. Các cá thể từ 2 quần thể giao phối dễ dàng với nhau và con lai dễ dàng giao phối với chim sẻ trên đảo và trên đất liền.
C. Cá thể từ 2 quần thể khác nhau đôi khi giao phối với nhau nhưng trứng đều bất thụ.
D. Con lai giao phối giữa các cá thể từ 2 quần thể trông không giống bố mẹ của chúng.

Câu 8. Ở ruồi giấm, giả sử cặp gen thứ nhất gồm 2 alen A, a nằm trên cặp NST số 1, cặp gen thứ 2 gồm 2 alen B, b và cặp gen thứ 3 gồm 2 alen D,
d cùng nằm trên NST số 2 và cách nhau 30cM, cặp gen thứ 4 gồm 2 alen E, e nằm trên cặp NST giới tính. Nếu mỗi gen quy định một tính trạng và
𝐵𝑑 𝑏𝑑
tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai Aa XEY × aa XEXe sẽ cho đời con có kiểu hình lặn về một trong 4 tính trạng trên chiếm tỉ lệ
𝑏𝐷 𝑏𝑑
A. 32,75%. B. 12,5%. C. 37,5%. D. 34,25%.

Câu 9. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở
F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp trong các phương pháp dưới đây có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2?
(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P (2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn
(3) Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 (4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P
A. 1 B. 2 C. 3. D. 4

BUỔI 7 (21/3/2024) TRANG 2


ÔN LUYỆN THI CẤP TỐC – ĐÁNG GIÁ NĂNG LỰC – MÔN SINH HỌC

Câu 10. Cho sơ đồ về lưới thức ăn.


(1) Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
(2) Mối quan hệ giữa trăn và diều hâu là mối quan hệ cạnh tranh.
(3) Nếu số lượng thằn lằn giảm xuống thì không làm ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa trăn và diều hâu vì diều hâu không ăn thằn lằn.
(4) Nếu số lượng sóc giảm xuống sẽ làm tăng số lượng cây thông.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.

Câu 11. Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?
(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.
(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 12. Cho các thông tin sau:


(1) Áp lực của chọn lọc tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi.
(2) Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến.
(3) Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
(4) Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

BUỔI 7 (21/3/2024) TRANG 3


ÔN LUYỆN THI CẤP TỐC – ĐÁNG GIÁ NĂNG LỰC – MÔN SINH HỌC

Sự nhiễm khuẩn thịt được nghiên cứu ở


Karachi, Pakistan năm 2010. Trong 342 mầm bệnh
vi khuẩn được phân lập từ các mẫu thịt, 120 (35%)
được xác định là Escheriachia coli và 51 (15%) số
E. coli là chủng O157:H7, được biết đến là nguyên
nhân gây ra Hemorrhagic colitis (viêm loét và xuất
huyết đại tràng).
Các mầm bệnh tiềm năng khác được phân lập
bao gồm các loài Listeria 14 (4%), Klebsiella 27
(8%), các loài Enterobacter 51 (15%), và
Staphylococcus aureus 24 (7%).
Tính nhạy cảm với kháng sinh được kiểm tra
trên toàn bộ quần thể vi sinh vật nghiên cứu và kết
quả được thể hiện ở hình bên.
Chú thích hình ảnh:
- Trục hoành: tỉ lệ kháng kháng sinh của quần thể
vi sinh vật (%)
- Trục tung: các loại kháng sinh khác nhau
Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai.
(1) Ofloxacin là một kháng sinh phổ rộng.
(2) Có thể sử dụng tetracycline để tiêu diệt quần thể
vi khuẩn trên một cách hiệu quả.
(3) Khả năng một mầm bệnh vi khuẩn được chọn
ngẫu nhiên là E. coli O157:H7 có khả năng kháng
với Novobiocin là 10.50%.
(4) Khả năng một mầm bệnh vi khuẩn được chọn ngẫu nhiên là Staphylococcus aureus có khả năng kháng với Cefaclor là 14.55%.

BUỔI 7 (21/3/2024) TRANG 4

You might also like