You are on page 1of 8

CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIẾM SẮC THỂ

I- CÂU HỎI LÝ THUYẾT


Câu 1. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là:
A. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST bị rối loạn
B. Cấu trúc NST bị phá vỡ
C. Quá trình nhân đôi NST bị rối loạn
D. Sự không phân li của NST ở kì sau của quá trình phân bào
Câu 2. Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì ?
A. Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
B. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
C. Tất cả tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
D. Trong cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào : dòng bình thường và dòng mang đột biến.
Câu 3. Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST trong bộ NST 2n tạo nên:
A. thể 1 nhiễm B. thể không nhiễm C. thể lệch bội D. thể đa nhiễm
Câu 4: Đột biến lệch bội là hiện tượng
A. thay đổi NST trong tế bào khác đi so với bình thường
B. thay đổi số lượng NST ở 1 vài cặp NST trong tế bào so với bình thường
C. NST không phân li trong giảm phân của tế bào sinh dục
D. bộ NST trong tế bào có số lượng khác với bình thường
Câu 5. Thể không nhiễm là:
A. Tế bào không còn chứa nhiễm sắc thể
B. Mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào
C. Tế bào không có các cặp nhiễm sắc thể thường
D. Tế bào không có cặp nhiễm sắc thể giới tính
Câu 6. Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?
A. Thừa 1 nhiễm sắc thể ở 2 cặp tương đồng B. Mỗi cặp nhiễm sắc thể đều trở thành có 3 chiếc
C. Thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó D. Thiếu 1 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp
Câu 7. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
sinh vật?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 8. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể
ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 9. Khi nói về cơ chế phát sinh đột biến thế lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
(1) Khi phân bào giảm phân, thoi vô sắc vẫn hình thành nhưng một số cặp NST kép không phân li.
(2) Do không hình thành một số sợi tơ vô sắc dẫn đến sự phân li của cặp NST kép tương đồng bị rối loạn
trong phân bào giảm phân.
(3) Thụ tinh giữa hai giao tử chứa bộ NST lệch bội
(4) Bộ NST nhân đôi nhưng không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Cho các thông tin
(1) làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(3) không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
(4) làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
(5) làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Trong số 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

Câu 11. Ở một loài sinh vật (2n = 12), trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở con cái cặp NST thứ 2
không phân ly tạo giao tử (n+1); ở con đực cặp NST thứ 5 không phân ly tạo giao tử (n+1). Sự thụ tinh
giữa 2 giao tử (n+1) nói trên sẽ tạo ra hợp tử phát triển thành
A. thể ba kép. B. thể ba kép hoặc thể bốn.
C. thể ba hoặc thể bốn. D. thể bốn.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế phát sinh đột biến NST là đúng?
A. Do rối loạn quá trình nhân đôi của ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể.
B. Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội.
C. Do rối loạn trao đổi chéo và rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
D. Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 13. Sự rối loạn phân li một NST trong một tế bào xô ma dẫn tới hậu quả:
A. Tạo ra thể dị bội có bộ NST trong tế bào là 2n+1.
B. Tạo ra cơ thể có 3 dòng tế bào là 2n, 2n+ 1, 2n – 1.
C. Tạo cơ thể có mọi tế bào đều mang đột biến số lượng NST.
D. Tạo ra cơ thể có 3 dòng tế bào là: 2n, 2n+2, 2n-2.
Câu 14. Cơ chế góp phần phát sinh thể đa bội là:
A. Một số cặp NST nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào
B. Sự rối loạn cơ chế tiếp hợp NST trong quá trình phân bào
C. Tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào do không có thoi vô sắc
D. Sự rối loạn quá trình tập hợp NST trên thoi vô sắc
Câu 15. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội có
A. Các cặp NST đều có ba nhiễm sắc thể B. Ba nhiễm sắc thể
C. Một cặp NST có ba nhiễm sắc thể D. Ba cặp NST đều có ba nhiễm sắc thể
Câu 16. Thể tam bội hình thành do
A. Sự không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng 2n
B. Sự không hình thành thoi vô sắc trong giảm phân I sinh giao tử 2n rồi thụ tinh với giao tử n
C. Sự rối loạn phân li của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân của hợp tử 2n
D. Sự giao phối giữa các cơ thể 3n với nhau
Câu 17. Khi nói về đột biến số lượng NST, có các phát biểu sau:
(1) Thể đa bội lẻ hầu như không sinh sản hữu tính được là do không có khả năng sinh giao tử bình thường
(2) Thể tam bội, thể tứ bội có thể được hình thành qua các cơ chế nguyên phân và giảm phân
(3) Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, khi các NST đã tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không
hình thành thì thể đột biến được tạo ra là thể tứ bội.
(4) Cơ chế góp phần hình thành thể đa bội chẵn là tất cả các NST nhân đôi nhưng đều không phân li trong
phân bào
(5) Thể tứ bội mang kiểu gen Aaaa hình thành qua cơ chế nguyên phân hoặc giảm phân và thụ tinh
Số đáp án đúng là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18. Đặc điểm chung của tất cả các thể đa bội là:
(1) Cây ăn quả thường cho quả không có hạt
(2) Di truyền các tính trạng tốt qua sinh sản hữu tính
(3) Cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn so với lưỡng bội
(4) Thường không có khả năng sinh sản.
(5) Thể đa bội gặp phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Số đáp án đung: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19. Đặc điểm nào dưới đây của thể tự đa bội là không đúng ?
(1) Bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n
(2) Được chia làm hai dạng: đa bội cùng nguồn và đa bội khác nguồn
(3) Ở động vật giao phối ít gặp thể đa bội do gây chết rất sớm, cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh
hưởng tới quá trình sinh sản
(4) Cây đa bội lẻ bị bất thụ tạo nên giống không hạt
Số đáp án đúng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

Câu 20. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số
lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
(1) Đột biến đa bội. (2) Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. (4) Đột biến lệch bội dạng thể một.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 21. Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Thể đa bội có thể hình thành do thoi phân bào không hình thành.
(2) Thể đa bội thường được ứng dụng để tạo ra giống cây thu hoạch thân lá rễ củ.
(3) Thể lệch bội làm mất cân bằng hệ gen nên thường có hại cho sinh vật.
(4) Thể đa bội lẻ được hình thành do sự rối loạn phân li của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 22. Một loài có bộ NST 2n = 40. Khi nghiên cứu các thể đột biến A, B, C phát sinh từ loài này người
ta nhận thấy cá thể A có 39 NST, cá thể B có 38 NST và cá thể C có 60 NST. Phát biểu nào sau đây là sai
khi nói về 3 thể đột biến nói trên?
(1) Đây đều là các thể đột biến dị bội NST
(2) Cá thể A thuộc dạng thể một nhiễm còn cá thể B thuộc dạng thể khuyết nhiễm
(3) Cá thể C mỗi cặp NST đều có 3 chiếc
(4) Cả 3 cá thể A, B, C đều bị rối loạn quá trình giảm phân không có khả năng sinh sản
Số đáp án đúng là :
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 23. Thể tứ bội có cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt. Giải thích nào sao đây đúng?
A. Do thể tứ bội có sự kết hợp vật chất di truyền của các loài có nguồn gốc xa nhau.
B. Do thể tứ bội không có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Do thể tứ bội dễ bị đột biến trong quá trình sinh sản.
D. Tế bào có số lượng ADN tăng gấp bội, quá trình sinh tổng hợp diễn ra mạnh mẽ.
Câu 24. Sử dụng chất cônsixin để gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ở
đỉnh sinh trưởng của một cành cây lưỡng bội tạo thể đột biến. Kết quả của quá trình đó là tạo nên
A. Cành tứ bội trên cơ thể lưỡng bội. B. Thể đa bội. C. Thể lệch bội. D. Thể tứ bội.
Câu 25. Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Thể đa bội có thể được hình thành do dung hợp tế bào trần cùng loài.
(2) Đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho thể đột biến.
(3) Thể lệch bội khá phổ biến ở động vật.
(4) Thể đa bội lẻ được hình thành do sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể.
(5) Thể đa bội vẫn có thể sinh sản hữu tính.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 26: Xét các loại đột biến sau:
(1) mất đoạn NST (2) lặp đoạn NST
(3) đảo đoạn NST (4) đột biến thể ba
(5) đột biến thể một (6) đột biến thể bốn
Trong 6 loại đột biến trên, có bao nhiêu đột biến thay đổi độ dài phân tử ADN?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

II- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Cơ thể 2n ở kì sau I của giảm phân có 1 cặp NST không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử:
A. 2n và 0. B. n +1 và n – 1. C. 2n và n. D. 2n +1 và 2n – 1.
Câu 2. Ở người sự rối loạn cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân ở lần phân bào 1 của 1 TB sinh
tinh trùng sẽ tạo ra các loại tinh trùng:
A. 0, XY B. X, Y, XY C. XX, YY, O D. Tất cả các loại trên
Câu 3. Ở người sự rối loạn cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân ở lần phân bào 2 ở cả 2 TB của 1
TB sinh tinh trùng sẽ tạo ra các loại tinh trùng:
A. 0, XY B. X, Y, XY C. XX, YY, O D. Tất cả các loại trên
Câu 4. Ở người sự rối loạn cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân ở lần phân bào 1 của 1 TB sinh
trứng sẽ tạo ra các loại trứng:
A. X hoặc O B. XX hoặc O C. X hoặc O hoặc XX D. XX
Câu 5. Ở người sự rối loạn cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân ở lần phân bào 2 của 1 TB sinh
trứng sẽ tạo ra các loại trứng:
A. X hoặc O B. XX hoặc O C. X, hoặc O hoặc XX D. XX
Câu 6. 1 loài ĐV con cái có cặp NST giới tính là XX. Trong quá trình phát sinh giao tử, cặp NST giới
tính XX không phân ly ở lần phân bào I. Biết số TB sinh trứng có ĐB trên 1/8 số TB sinh trứng GF ở
vùng chín và đã hình thành 52 thể định hướng không có X (O) và 44 thể định hướng có XX.
Số lượng mội loại trứng ĐB và số lượng trứng bình thường:
A. Số lượng trứng ĐB= 32 Số lượng trứng bình thường= 224
B. Số lượng trứng ĐB= 24 Số lượng trứng bình thường= 168
C. Số lượng trứng ĐB= 32 Số lượng trứng bình thường= 256
D. Số lượng trứng ĐB= 24 Số lượng trứng bình thường= 192
Câu 7. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen
XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc
NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ ?
A. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
Câu 8. Đột biến số lượng NST có thể tạo ra các thể đột biến sau:
1. Thể không. 2. Thể một. 3. Thể tứ bội. 4. Thể bốn. 5. Thể ba.
Công thức NST của các thể đột biến 1, 2, 3, 4 và 5 được viết tương ứng là :
A. O, 2n + 1, 2n + 4, 4n và 3n. B. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 4n và 3n.
C. 2n - 2, 2n + 1, 4n, 2n + 4 và 2n + 3. D. 2n – 2, 2n – 1, 4n, 2n + 2 và 2n + 1.
Câu 9. Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính XAXa . trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở
một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ
thể nói trên:
A. XAXa, XaXa ,XA, Xa , O B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O
A A a a A a
C. X X , X X , X , X , O D. XAXa, O, XA, XAXA
Câu 10. Một người đàn ông bị mắc bệnh đao, công thức nhiễm sắc thể của người đó là:
A. 44 + XY B. 44 + XXY C. 45 + XY D. 45 + XO
Câu 11. Một tế bào sinh dưỡng có kiểu gen AaBbHh (mỗi gen nằm trên một NST) trải qua nguyên phân,
có một NST kép không phân li, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Kí hiệu kiểu gen một trong hai tế
bào con sau nguyên phân này có thể là
A. AAaaBbHh. B. aaBbbHHh. C. AABbbHh. D. AAaBbHh.
Câu 12. Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 10 thể đột biến số lượng NST được kí
hiệu từ (1) đến (10). Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
(1) có 22 NST. (2) có 25 NST. (3) có 12 NST. (4) có 15 NST.
(5) có 21 NST. (6) có 9 NST. (7) có 11 NST.
(8) có 35 NST. (9) có 18 NST. (10) có 5 NST.
Trong 10 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST?

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 13. Một cơ thể mang cặp NST giới tính XY, trong quá trình giảm phân hình thành tinh trùng người ta
phát hiện thấy một số ít tế bào rối loạn phân li NST ở lần giảm phân I, một số tế bào khác rối loạn phân li
NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho ra những loại tinh trùng nào trong những loại tinh trùng
dưới đây?
A. X, Y, XX, YY, O. B. X, Y, O, XY.
C. X, Y, YY, O. D. X, Y, XX, YY, XY, O.
Câu 14. Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số
tế bào, cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có
kiểu gen Aabb giảm phân sẽ có khă năng tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. Aabb, aabb, Ab, ab. B. AAb, aab, Ab, ab, b.
C. Aab, aab, b. D. Aab, aab, b, Ab, ab.
Câu 16. Ở cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng tiến hành nguyên phân đã xảy ra sự
không phân li ở một NST kép, kết thúc quá trình nguyên phân sẽ tạo ra:
A. 2 tế bào con, trong đó có một tế bào thể ba và một tế bào thể một.
B. 2 tế bào con, trong đó có một tế bào thể ba và một tế bào lưỡng bội.
C. 2 tế bào con, trong đó có một tế bào lưỡng bội và một tế bào thể một.
D. 2 tế bào con đều bị đột biến thừa hoặc thiếu một nhiễm sắc thể.
Câu 17. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1) đến
(8) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
(1) 8 NST (2) 12 NST (3) 7 NST (4) 5 NST
(5) 20 NST (6) 28 NST (7) 10 NST (8) 24 NST
Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến là đa bội lẻ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 18. Ở cơ thể có kiểu gen AaXBY, nếu trong lần phân bào II của giảm phân, cặp NST giới tính không
phân ly thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?
A. AXBXB, AYY, aXBXB và aYY
B. AXBXB, A, aYY, a hoặc AYY, A, aXBXB, a
C. AXBXB, AYY, aXBXB, aYY, AXB, aXB, AY, aY, A và a
D. AXBXB hoặc AYY hoặc aXBXB hoặc aYY hoặc A hoặc a
Câu 19. Ở khoai tây 2n = 48. Khi phân tích tế bào ở một cây, người ta phát hiện ra một tế bào 2n = 50 xen
lẫn với các tế bào 2n = 48. Khi sử dụng cây này trong các phép lai, tất cả con lai sinh ra đều có 2n = 48.
Điều nào sau đây đúng ?
A. Đột biến sinh ra trong quá trình giảm phân và tế bào 2n = 50 là tế bào hạt phấn hoặc noãn.
B. Đột biến sinh ra trong quá trình nguyên phân và tế bào 2n = 50 là tế bào sinh hạt phấn hoặc sinh
noãn.
C. Đột biến sinh ra trong quá trình nguyên phân và tế bào 2n = 50 là tế bào xôma.
D. Đột biến sinh ra trong quá trình nguyên phân và tế bào 2n = 50 là tế bào hạt phấn hoặc noãn.
Câu 20. Xét cơ thể mang cặp gen dị hợp Bb, 2 alen đều có chiều dài 4080 Å. Alen B có hiệu số giữa
nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 20 %, alen b có 3200 liên kết hiđro. Cho cơ thể trên tự thụ
phấn thu được F1. Ở F1 xuất hiện loại hợp tử có chứa 1640 nuclêôtit loại A. Loại hợp tử có chứa 1640
nucleotit loại A có kiểu gen là
A. Bbbb. B. Bbb. C. Bb. D. BB.
Câu 21. Cho một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân, một số tế bào có một
cặp nhiễm sắc thể không phân li ở giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác
giảm phân bình thường. Cơ thể này giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về số
lượng nhiễm sắc thể?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 12.
Câu 22. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 8% số tế bào đã bị rối loạn
phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST
khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra các loại giao tử không đột biến mang gen ABD với tỉ lệ
A. 16% B. 11,5% C. 1% D. 8%

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

Câu 23. Ở đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào
sinh hạt phấn, người ta thấy 15 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 6 không phân li trong giảm phân I, các sự
kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết,
trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 6 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:
A. 0,5%. B. 0,75%. C. 0,25%. D. 1%.
Câu 24. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen
Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có một số tế bào có
cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở đời con
của phép lai (P) ♂ AaBbDd × ♀AaBbDd, hợp tử đột biến có thể có kiểu gen là
A. AaaBbDDd. B. AaBbbDDd. C. AabbbDDd. D. AaBbDDD.
Câu 25. Gen A quy định hoa đỏ,gen a quy định hoa trắng(gen A trội hoàn toàn). Lai hai cây tứ bội hoa
đỏ và hoa trắng thuần chủng. Kết quả kiểu hình ở F2 là:
A. 100 % hoa đỏ B. 35 đỏ:1 trắng C. 11 đỏ : 1 trắng D. 5 đỏ : 1 trắng
Câu 26. Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=10. Có thể có bao nhiêu loại thể ba nhiễm kép được
dự đoán
A. 8 B. 10 C. 12 D. 14
Câu 27. Cho biết N: hạt nâu, n: hạt trắng. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Phép lai
không thể tạo ra kiểu hình hạt trắng ở con là:
A. P: NNnn x NNnn B. P: NNNn x nnnn C. P: NNn x Nnnn D. P: Nnn x NNnn
Câu 28. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là:
(1) AAaa x Aaa (2) AAaa x Aa (3) AAa x Aa
(4) Aaaa x AAaa (5) Aaaa x Aaaa
Số đáp án đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Xét
phép lai sau: P. AAaa x aa
(1) Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa
(2) Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 5 cao: 1 thấp
(3) Cây P AAaa khi giảm phân cho giao tử lặn chiếm 1/3
(4) Tỉ lệ cây cao đồng hợp trong tổng số cây cao ở F1 là 1/6
Số đáp án đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tế bào 2n mang kiểu gen Aa không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân dẫn đến tạo ra kiểu gen
AAaa ở tế bào con.
(2) Cơ thể sinh vật có bộ NST trong nhân chứa số lượng NST tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội
(lớn hơn 2n) gọi là thể đa bội.
(3) Tế bào tam bội của cơ thể lai xa giũa củ cải (2n= 18) và cải bắp (2n= 18) có số lượng NST là 54.
(4) Rối loạn phân ly của toàn bộ NST trong nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng TB 4n
(5) Rối loạn phân ly của toàn bộ NST trong lần phân bào 1 của phân bào giảm phân của 1 TB sinh dục sẽ
tạo ra giao tử n và 2n
Số phát biểu đúng:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 31. Tế bào giao tử của loài A có bộ NST đơn bội n = 24, loài B có bộ NST lưỡng bội 2n = 52, thể
song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có bộ NST gồm :
A. 24 cặp. B. 26 cặp. C. 50 cặp. D. 76 cặp.
Câu 32. Ở ngô, hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh, nhưng TB noãn n+ 1 vẫn có thể thụ tinh bình
thường. Nếu R quy định màu đỏ là trội hoàn toàn so với r quy định không màu. Biết rằng các cây 3 nhiễm
giảm phân bình thường. Hãy dự đoán KQ của phép lai: Rrr đực x cái Rrr
A. 27 không màu: 9 đỏ B. 12 đỏ: 6 ko màu C. 8 đỏ: 1 ko màu D. 3 đỏ: 1 ko màu
Câu 33. Phép lai nào sau đây tạo ra cơ thể lai có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội?
A. BBDD x eegg --> BDeg. B. BBDD x bbdd --> BBbbDDdd.
C. BBDD x bbdd --> BbDd. D. BBDD x eegg --> BBDDeegg.

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

Câu 34. Ở một loài thực vật xét một gen có 3 alen A, a, a1 nằm trên NST thường, trong đó: alen A quy
định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a và a1; alen a quy định tính trạng hoa hồng trội hoàn
toàn so với alen a1 quy định tính trạng hoa trắng. Trong trường hợp cây tứ bội khi giảm phân tạo ra các
giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra, cây tứ bội có kiểu gen Aaa1a1 tự
thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ tiếp theo là
A. 27 trắng : 8 hồng : 1 đỏ. B. 27 hồng : 8 đỏ : 1 trắng.
C. 26 đỏ : 9 hồng : 1 trắng. D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng.

Câu 35. Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng phương pháp lai xa
và đa bội hóa, biết rằng không có đột biến gen xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen của thể song nhị bội có thể
là:
A. AABBDe. B. aaBBDDee. C. AAbbDDee. D. AAbbDdee.
Câu 36. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có ba alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn
là A > a > a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Khi cho thể tứ bội
có kiểu gen Aaa1a1 tự thụ phấn thu được F1. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có
khả năng thụ tinh bình thường thì theo lý thuyết, loại cây hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ:
2 5 3 1
A. B. C. D.
9 6 4 2
Câu 37. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho
các phép lai giữa các thể tứ bội sau:
(1) AAaa × AAaa. (2) Aaaa × AAaa. (3) AAaa × AAAa.
(4) aaaa × AAaa. (5) AAaa × AAAA. (6) Aaaa × Aaaa.
Biết rằng các cây tứ bội chỉ cho giao tử lưỡng bội, không có đột biến mới phát sinh. Trong các phép lai
trên, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 : 1?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Khi phân tích sự giảm phân không bình thường ở một cá thể ,người ta nhận thấy: số giao tử chứa
XY bằng số giao tử chứa O và bằng 10, số giao tử chứa X được tạo ra từ giảm phân bình thường bằng số
giao tử chứa Y được tạo ra từ sự giảm phân bình thường và bằng 125. Tần số đột biến là
A. 12%. B. 8%. C. 4%. D. 16%.
Câu 39. Biết A→ quả ngọt trội hoàn toàn so với a→ quả chua, quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ
xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Đem lai
các cây tứ bội với nhau trong 2 trường hợp, kết quả như sau:
- Trường hợp 1: thế hệ sau xuất hiện 240 cây quả ngọt trong số 320 cây.
- Trường hợp 2: thế hệ sau xuất hiện 350 cây quả ngọt: 350 cây quả chua.
Phép lai nào dưới đây có thể cho kết quả của trường hợp 1 và trường hợp 2 ?
1. AAaa x AAaa; 2. AAaa x Aaaa; 3. AAaa x aaaa
4. Aaaa x Aaaa; 5. Aaaa x aaaa.
Đáp án đúng là:
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 5
Câu 40. Ở ngô, đột biến thể ba (2n+1) khi giảm phân cho 2 loại giao tử, giao tử lệch bội (n + 1) và giao
tử bình thường (n). Hạt phấn lệch bội không đủ sức cạnh tranh với hạt phấn bình thường nên không tham
gia thụ tinh, còn noãn lệch bội vẫn tham gia thụ tinh bình thường. Nếu R quy định màu đỏ và r quy định
màu trắng thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con trong trường hợp bố có kiểu gen RRr và mẹ có kiểu gen Rrr là
A. 1đỏ : 1trắng. B. 5đỏ : 1trắng. C. 3đỏ : 1trắng. D. 11đỏ : 1trắng.
Câu 41. Ở một loài thực vật, Gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; Gen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây cao, hoa trắng thuần chủng
giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng Conxixin tác động lên hợp tử F1 để gây
đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến này phát triển thành cây tứ bội. Cho các cây đột biến này giao
phấn với cây lưỡng bội thân thấp, hoa đỏ dị hợp. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng
bội. Theo lí thuyết, ở đời con có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 36:6:6:1. B. 5:5:1:1. C. 25:5:5:1. D. 5:1.

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2021- 2021

Câu 42. Ở một loài sinh vật, giới cái ở một số tế bào có cặp NST mang cặp Bb không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; giảm phân ở giới đực diễn ra bình thường thì phép lai:
♂ AaBb x ♀ aaBb tạo ra thể một có kiểu gen là:
A. Aab, aab, AaB, aaB B. aaB, aab, Aab, aaB
C. AaB, aab, Aab, aaB D. AaB, Aab, aaB, aab
Câu 43. Ở một loài thực vật, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp
Cho các phép lai giữa các thể tứ bội sau:
(a) BBbb × BBbb. (b) Bbbb × BBbb. (c) BBbb × BBBb.
(d) bbbb × BBbb. (e) BBbb × BBBB. (f) Bbbb × Bbbb.
Biết rằng các cây tứ bội chỉ cho giao tử lưỡng bội, không có đột biến mới phát sinh. Trong các dự đoán
sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có 3 phép lai đều cho đời con có 3 loại kiểu gen.
(2) Có 1 phép lai cho đời con có 12 kiểu tổ hợp.
(3) Có 1 phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1.
(4) Có 3 phép lai đều cho đời con có 5 loại kiểu gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Ở một loài thực vật, xét các thể tứ bội sau, các thể tứ bội giảm phân cho giao tử 2n. Theo các
phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1?
(1) AAaa × Aaaa. (2) Aaaa × AAAa. (3) AAaa × aaaa.
(4) Aaaa × Aaaa. (5) AAAa × AAAa. (6) AAaa × AAAA.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng;
alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh
đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho
cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 105:35:9:1. B. 35:35:1:1. C. 105:35:3:1. D. 33:11:1:1.

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH

You might also like