You are on page 1of 7

Bài 6

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ


I. ĐB LỆCH BỘI:
1) K/niệm và phân loại:
- K/niêm: là ĐB làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng (chương trình
học chỉ quan tâm tới thay đổi số NST ở 1 cặp tương đồng)
- Phân loại:
+ Thể một (2n-1): mất 1 NST ở 1cặp (có 1 cặp có 1 NST, các cặp còn lại 2 NST)
+ Thể ba (2n+1): thêm 1 NST vào 1 cặp (có 1 cặp có 3 NST, các cặp còn lại 2 NST)

2n = 8 2n – 1 = 7 2n + 1 = 9
(bình thường) (Thể một) (Thể ba)
2) Cơ chế phát sinh:
- Trong giảm phân có 1 cặp NST không phân li: tạo 2 loại giao tử không bình thường:
+ 1 loại thừa 1 NST (n+1)
+ 1 loại thiếu 1 NST (n-1)
Khi thụ tinh:
+ giao tử (n +1) x giao tử (n) → hợp tử (2n + 1) → thể ba.
+ giao tử (n - 1) x giao tử (n) → hợp tử (2n -1) → thể một
- Trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng có 1 cặp NST không phân li, làm 1 phần cơ thể
mang ĐB lệch bội, hình thành thể khảm.
3) Hậu quả:
Thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài
Vd: ở người:
+ bệnh đao (3 NST 21),
+ tơcnơ: chỉ có 1 NST giới tính X (XO),
+ claiphentơ: 3NST giới tính (XXY)

II. ĐB ĐA BỘI:
1) Thể tự đa bội:
a. K/niệm:
+ là sự tăng nguyên lần bộ NST đơn bội (n) và lớn hơn 2n của cùng 1 loài
+ gồm đa bội chẵn (4n, 5n…) và lẻ (3n, 5n…)

2n = 8 3n = 12 4n = 16
(bình thường) (Thể tam bội) (Thể tứ bội)
b. Cơ chế hình thành:
- Trong qúa trình giảm phân, tất cả các cặp NST không phân li, tạo giao tử 2n (giao tử không
bình thường)
Khi thụ tinh:
+ giao tử 2n x giao tử n → hợp tử 3n → thể tam bội (bất thụ)
+ giao tử 2n x giao tử 2n → hợp tử 4n → thể tứ bội (hữu thụ)
- Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, tất cả các cặp NST không phân li ⟶ hợp tử
4n → thể 4n
c. Đặc điểm:
- Ở thực vật: khá phổ biến:
+ Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội, q/tr tổng hợp chất hữu cơ mạnh mẽ, tế bào to,
cơ quan sinh dưỡng to, p/triển khỏe, chống chịu tốt
+ Thể tự đa bội lẻ (3n, 5n…) không có khả năng sinh giao tử bình thường nên cây đa bội lẻ
cho quả không hạt
- Ở động vật: hiếm gặp,
2) Thể dị đa bội:
a. K/niệm: hiện tượng tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào
b. Cơ chế hình thành:
P: cá thể loài A (2nA) x loài B (2nB)
G: nA nB
F1: con lai xa: (nA+nB) (bất thụ)
ĐB đa bội
F2 : (2nA+ 2nB)
(thể song nhị bội, hữu thụ)
+ Phát sinh ở con lai khác loài (con lai xa)
+ Con lai xa bất thụ.
+ Nếu con lai xảy ra ĐB đa bội làm tăng gấp đôi số lượng NST của 2 loài tạo thể dị đa bội
(2nA+2nB) hữu thụ (còn gọi là thể song nhị bội)
3) Vai trò:
- Đóng vai trò q/trọng trong hình thành nên loài mới, chủ yếu là ở thực vật có hoa
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, chọn giống.
BÀI TẬP
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là thể lệch bội?
A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống
B. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống.
C. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó.
D. Số NST trong tb tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.
Câu 2: Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 NST. Số NST trong thể một, thể ba và thể tứ bội lần
lượt là
A. 23, 25 và 26. B. 22, 23 và 26. C. 23, 25 và 48. D. 22, 25 và 48.
Câu 3: Loại đột biến có thể làm giảm số NST trong tế bào là
A. mất đoạn NST. B. lệch bội. C. tự đa bội. D. dị đa bội.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây gây ra đột biến lệch bội?
A. Trong quá trình phân bào, một hay vài cặp NST không phân li.
B. Trong phân bào, tất cả các cặp NST không phân li.
C. Sự sao chép sai các cặp Nu trong quá trình nhân đôi ADN
D. Trong quá trình giảm phân, xảy ra sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.
Câu 5: Sự thụ tinh giữa giao tử (n + 1) với giao tử bình thường, tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể đơn bội.
Câu 6: Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với giao tử bình thường sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.
Câu 7: Sự thụ tinh giữa giao tử 2n với nhau sẽ tạo hợp tử có bộ NST thuộc
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể một. D. thể tứ bội.
Câu 8: Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra giao tử
A. 2n. B. thừa và giao tử thiếu 1 NST.
C. thừa 1 hoặc 1 số NST. D. thiếu 1 hoặc 1 số NST.
Câu 9: Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen
AAaBBDdEe Bộ NST của cá thể này gọi là
A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể tứ bội.
Câu 10: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là thể đa bội?
A. Một hay vài cặp NST nào đó có số lượng tăng lên hay giảm xuống.
B. 1 hay vài cặp NST nào đó có số gen tăng lên hay giảm xuống.
C. Sự thay đổi số gen của một cặp NST nào đó.
D. Số NST trong tb tăng lên theo một hay một số nguyên lần bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.
Câu 12: Đột biến tự đa bội phát sinh khi có
A. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.
B. sự thay đổi trong bộ NST.
C. hiện tượng các NST bị đứt đoạn hoặc nối các đoạn NST bị đứt.
D. sự không phân li của một cặp NST trong phân bào.
Câu 13: Trong quá trình nguyên phân của hợp tử 2n, bộ NST 2n không phân li đã tạo ra thể
A. tự tứ bội. B. song nhị bội. C. bốn nhiễm. D. dị đa bội.
Câu 14: Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen
AAaaBBBBDDDdEEee Bộ NST của cá thể này gọi là
A. thể bốn. B. thể tứ bội.
C. thể tứ bội hoặc thể bốn. D. thể tam bội.
Câu 15: Trong giảm phân, toàn bộ các cặp NST đều không phân li sẽ tạo ra
A. giao tử 2n. B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST.
C. thừa 1 hoặc một số NST. D. thiếu 1 hoặc một số NST.
Câu 16: Thể tự tam bội có thể được tạo ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Giao tử 2n thụ tinh với nhau. B. Giao tử n thụ tinh với nhau.
C. Giao tử 2n thụ tinh với giao tử bình thường. D. tế bào 2n ko phân li trong nguyên phân.
Câu 17: Các thể tự đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng lớn, khả năng chống chịu tốt, tế bào to,…
là do
A. có số loại NST tăng lên gấp bội. B. số loại alen tăng lên gấp bội.
C. hàm lượng ADN trong tế bào tăng gấp bội. D. số lượng tế bào tăng lên gấp bội.
Câu 18: Các thể đa bội lẻ thường không:
A. phân bào. B. sinh sản hữu tính. C. sinh sản vô tính. D. sinh sản
Câu 19: Các cây ăn quả không hạt thường là
A. thể lệch bội lẻ. B. đa bội lẻ. C. lệch bội chẵn. D. đa bội chẵn.
Câu 20: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội
Câu 21: Một cá thể có bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác
nhau gọi là
A. thể lệch bội. B. thể dị đa bội. C. thể tự đa bội. D. thể đa bội chẵn
Câu 22: Sự lai xa và đa bội hoá đã tạo ra đột biến
A. lệch bội. B. cấu trúc NST. C. tự đa bội. D. dị đa bội.
Câu 23: Thể tứ bội khác thể song nhị bội ở điểm nào sau đây?
A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ.
B. Thể tứ bội có sức sống mạnh, năng suất cao còn thể song nhị bội thì không có các đặc điểm
đó.
C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ.
D. Thể tứ bội chứa bộ NST của 1 loài, thể song nhị bội chứa bộ NST của 2 loài khác nhau.
Câu 24: Các thể tự đa bội và dị đa bội thường gặp ở
A. thực vật, hiếm gặp ở ĐV. B. ĐV, hiếm gặp ở thực vật.
C. thực vật và ĐV, hiếm gặp ở vi sinh vật. D. SV nhân thực hiếm gặp ở SV nhân sơ.
Câu 25: Khi lai giữa loài cây 2n = 50 với loài có 2n = 70 rồi cho cơ thể lai F 1 đa bội hoá. Số NST
trong tế bào cơ thể lai và thể dị đa bội hình thành lần lượt là
A. 50 ; 70. B. 25 ; 35. C. 60 ; 120. D. 100 ; 140.
Câu 26: Loài A có kiểu gen là AAdd lai với loài B có kiểu gen bbEE. Khi cho 2 loài này lai với
nhau rồi gây đa bội hoá cơ thể lai thì kiểu gen của thể song nhị bội là
A. AbdE B. AAbbddEE
C. AaBbDdEe D. AAAAbbbbddddEEEE
Câu 27: 1 loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 số loại thể ba có thể có là
A. 4. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 28: Kiểu gen nào sau đây là kết quả đa bội hoá thành công từ kiểu gen Aa?
A. Aa. B. Aaaa. C. AAaa. D. AAAa
2014- 1: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
B. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế
bào lưỡng bội.
D. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
2016- 1: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với g/tử (n + 1).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao.
2017- 1: Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cá
thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe. IV. ABbDdEe.
V. AaBbDde. VI. AaBDdEe.
A. 4. B. 5. C. 2. D. 1.
2017- 2: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm
sắc thể là
A. 2n + 1. B. 2n - 1. C. n - 1. D. n + 1.
2018- 1: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần
nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 1 loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2018- 2: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với
giao tử lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể một.
2019-1: Thể đột biến nào sau được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?
A. Thể ba B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể song nhị bội.
2021: Theo lí thuyết, bằng pp gây ĐB tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen BB, Bb, bb,
không tạo ra được tế bào tứ bội có KG nào sau đây?
A. Bbbb. B. bbbb C. BBbb D. BBBB.

You might also like