You are on page 1of 5

ĐỀ LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ (Lần 2)

Câu 1: a. Trong một phép lai Aa x Aa, đời con thu được một cá thể đột biến mang kiểu gen Aaa. Hãy trình bày cơ chế sinh ra cơ thể đột biến
này?
b. Giả sử trong phép lai trên, đời con thu được một cá thể đột biến mang kiểu gen AAaa. Hãy trình bày cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này?
Câu 2: a. Trình bày các phương pháp nhận biết thể đa bội?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đa bội có số lượng bộ nhiễm sắc thể là 36 từ một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18.
Câu 3: Trong phân tử ADN, adenine (A) liên kết với timin (T) bởi 2 liên kết hydro và xitozin (X) liên kết với guanine (G) bởi 3 liên kết hydro.
Số liên kết hydro của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến gen sau đây?
- Mất 1 cặp nucleotit - Thêm một cặp nucleotit.
- Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
Câu 4: a. Trong số các dạng đột biến gen, dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn, giải thích?
b. Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 14, người ta thấy trong một tế bào có 13 nhiễm sắc thể bình thường và 1 nhiễm sắc thể có tâm
động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế nào?
Câu 5: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc
thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
Câu 6: Một cặp gen Aa dài 0,408 micromet. Gen A có 3120 liên kết hidrô, gen a có 3240 liên kết hidrô. Do đột biến thể dị bội đã xuất hiện thể
(2n+1) có số nuclêôtit thuộc các gen trên với Ađênin bằng 1320 và Guanin bằng 2280 nuclêôtit. Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói trên –
Giải thích?
Câu 7: a. Cơ thể có kiểu nhiễm sắc thể AaXY, ở một số tế bào, có hiện tượng không phân li của cặp NST XY tại giai đoạn giảm phân II.
Theo lí thuyết, hãy viết các loại giao tử có thể được tạo ra.
b. Nếu trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự cặp đôi nhầm ( ví dụ: A cặp đôi với G) thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 8: Một người đàn ông mù màu (bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên) có vợ là một phụ nữ đồng hợp bình thường về
gen này. Họ sinh được 2 con, không may cả hai đứa trẻ đều mắc bệnh Tơcnơ (OX), đồng thời một trong hai đứa còn bị bệnh mù màu.
a. Đối với đứa con vừa bị Tơcnơ vừa bị mù màu, sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở mẹ hay bố? Giải thích.
b. Đối với đứa con chỉ bị Tơcnơ (không bị mù màu), sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở bố hay mẹ? Giải thích.
Câu 9: Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen 0d. Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát
sinh các đột biến đó?
Câu 10: a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?
b. Gen B có 20% Ađênin và có số liên kết hyđrô là 3120 liên kết. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp đã làm phá vỡ
9375 liên kết hyđrô, quá trình này cần 7212 nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào.
b1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B.
b2. Đột biến từ gen B thành gen b thuộc dạng nào của đột biến gen? Giải thích?
Câu 11: a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch xoắn kép, hãy cho biết
- Dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ (A+G)/(T+X)?
- Có thể rút ra nhận xét gì về tỷ lệ (A + T)/(G + X) ở các loài khác nhau?
b. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể gây hại cho sinh vật?
Câu 12: Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự
nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn? - Xác định chiều dài của gen B và gen b. - Xác định số liên kết hiđrô của gen b.
Câu 13: a. Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là
thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó.
b. Trong thực tế, đột biến dị bội và đột biến đa bội loại nào được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng? Vì sao?
Câu 14: Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta
phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến I II III IV V
a 3 3 3 3 3
b 3 2 2 2 2
c 1 2 2 2 2
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
Câu 15: a. Các loại biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền của loài? Nêu nguyên nhân làm xuất hiện các loại
biến dị đó?
b. Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ. Giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát sinh trường hợp trên?
Câu 16: a. Thể đa bội là gì? Nêu đặc điểm của thể đa bội. Trình bày các phương pháp nhận biết thể đa bội.
b. Nêu cơ chế hình thành thể đa bội có số lượng bộ nhiễm sắc thể là 36 từ một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18.
- Hết -
ĐỀ LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ
Câu 1: a. Trong một phép lai Aa x Aa, đời con thu được một cá thể đột biến mang kiểu gen Aaa. Hãy trình bày cơ chế sinh ra cơ
thể đột biến này?
b. Giả sử trong phép lai trên, đời con thu được một cá thể đột biến mang kiểu gen AAaa. Hãy trình bày cơ chế sinh ra cơ thể đột
biến này?
HD: a. Có 2 trường hợp, đột biến tam bội hoặc tam nhiễm:
b. Thể tứ bội (đb phát sinh trong nguyên phân ở lần đầu tiên của hợp tử hoặc ở giảm phân) hoặc tứ nhiễm.
Câu 2: a. Trình bày các phương pháp nhận biết thể đa bội?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đa bội có số lượng bộ nhiễm sắc thể là 36 từ một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18.
HD: - Phương pháp nhận biết thể đa bội:
+ Bằng mắt thường: Thông qua dấu hiệu tăng kích thước của cơ quan sinh dưỡng như thân, cành, lá đặc biệt là kích thước của
khí khổng và hạt phấn.
+ Bằng phương pháp tế bào: Đếm số lượng nhiễm sắc thể của tế bào thể đột biến so với tế bào lưỡng bội bình thường.
- Sự hình thành thể tứ bội:
+ Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tất cả nhiễm sắc thể không phân li tạo thể tứ bội (4n).
+ Trong giảm phân: Sự không phân li xảy ra ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành giao tử ở bố và mẹ tạo giao
tử đột biến 2n. Sự kết hợp của các giao tử đột biến (2n) với nhau tạo thể tứ bội (4n).
Câu 3: Trong phân tử ADN, adenine (A) liên kết với timin (T) bởi 2 liên kết hydro và xitozin (X) liên kết với guanine (G) bởi 3
liên kết hydro. Số liên kết hydro của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến gen sau đây?
- Mất 1 cặp nucleotit - Thêm một cặp nucleotit.
- Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
HD:
- Mất một cặp nucleotit
+ Mất một cặp A – T số lkh giảm đi 2.
+ Mất một cặp G – X số lkh giảm đi 3.
- Thêm một cặp nucleotit
+ Thêm một cặp A – T số lkh tăng lên 2.
+ Thêm một cặp G – X số lkh tăng lền 3.
- Thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác
+ Thay một cặp A – T bằng một cặp G – X , số lkh tăng lên 1.
+ Thay một cặp G – X bằng một cặp A – T , số lkh giảm đi1.
+ Thay một cặp A – T bằng một cặp T – A hoặc thay một cặp G – X bằng một cặp X – G , số lkh không thay đổi.
Câu 4: a. Trong số các dạng đột biến gen, dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn, giải thích?
b. Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 14, người ta thấy trong một tế bào có 13 nhiễm sắc thể bình thường và 1 nhiễm sắc
thể có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành
bằng cơ chế nào?
HD:
a. - Các loại đột biến gen gồm: Mất cặp nu, thêm cặp nu, thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
- Trong trường hợp thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác thì chỉ làm ảnh hưởng đến 1 bộ ba do vậy chuỗi axit amin ít bị thay đổi.
Trong trường hợp mất hoặc thêm cặp nu thì trình tự các nu bị thay đổi kể từ điểm đột biến do vậy, chuỗi axit amin bị thay đổi
nhiều nên gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
2. Nhiễm sắc thể có vị trí tâm động ở vị trí khác thường này có thể được hình thành bằng cơ chế:
- Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể mà đoạn đảo có chứa tâm động.
- Đột biến chuyển đoạn trên 1 nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể.
- Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.
- Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 5: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua kính hiển
vi thấy kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan
đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
a. - Tế bào của cây 1: kì giữa nguyên phân.
- Tế bào của cây 2: kì sau nguyên phân.
- Tế bào của cây 3: kì đầu nguyên phân.
b. Cơ chế: Trong giảm phân hình thành giao tử chỉ một bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không
phân li) tạo giao tử (n-1) và (n+1).
- Qua thụ tinh giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n +1) = 15, phát triển thành cây thứ nhất;
- Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n – 1) = 13, phát triển thành cây thứ hai;
- Cả 2 bên bố mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) sẽ tạo giao tử (n-1) và (n+1); qua thụ tinh 2 giao
tử (n+1) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (2n+2) = 16, phát triển thành cây thứ 3.
Câu 6: Một cặp gen Aa dài 0,408 micromet. Gen A có 3120 liên kết hidrô, gen a có 3240 liên kết hidrô. Do đột biến thể dị
bội đã xuất hiện thể (2n+1) có số nuclêôtit thuộc các gen trên với Ađênin bằng 1320 và Guanin bằng 2280 nuclêôtit. Cho
biết kiểu gen của thể dị bội nói trên – Giải thích?
- Số Nu của gen A và gen a:
+ Có: Ngen A = Ngen a = (4080/3,4) x 2 = 2400
+ Gen A có: 2A + 3G = 3120 và 2A + 2G = 2400  A = T = 480 Nu và G = X = 720 Nu
+ Gen a có: 2A + 3G = 3240 và 2A + 2G = 2400  A = T = 360 Nu và G = X = 840 Nu
- Tế bào thể dị bội 2n+1 có: A = T = 480 +480 + 360 = 1320 và G = X= 720 +720 + 840 = 2280  Kiểu gen thể 2n + 1 là: AAa
Câu 7: a. Cơ thể có kiểu nhiễm sắc thể AaXY, ở một số tế bào, có hiện tượng không phân li của cặp NST XY tại giai
đoạn giảm phân II. Theo lí thuyết, hãy viết các loại giao tử có thể được tạo ra.
b. Nếu trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự cặp đôi nhầm ( ví dụ: A cặp đôi với G) thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?
HD: a. Các giao tử có thể có: AXX, aXX, AYY, aYY, AX, aX, AY, aY, AO, aO.
b. - Nếu trong quá trình...sẽ dẫn tới hậu quả đột biến gen, thường có hại cho bản thân sinh vật, vì chúng...
- Ví dụ: HS tự lấy ví dụ.
Câu 8: Một người đàn ông mù màu (bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên) có vợ là một phụ nữ đồng
hợp bình thường về gen này. Họ sinh được 2 con, không may cả hai đứa trẻ đều mắc bệnh Tơcnơ (OX), đồng thời một
trong hai đứa còn bị bệnh mù màu.
a. Đối với đứa con vừa bị Tơcnơ vừa bị mù màu, sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở mẹ hay bố? Giải
thích.
b. Đối với đứa con chỉ bị Tơcnơ (không bị mù màu), sự không phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính xảy ra ở bố hay mẹ?
Giải thích.
HD:
Theo đề ra: Quy ước: A không bị bệnh mù màu; a bị bệnh mù màu
Ta có: P: mẹ XAXA (không bị bệnh) x bố XaY (bị bệnh)
a. Đứa con bị mù màu: OXa đã nhận Xa từ bố (tinh trùng mang Xa thụ tinh với trứng không có NST giới tính)  XaO (Tơcnơ,
mù màu)  Sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở mẹ.
b. Đứa con không bị mù màu: OXA đã nhận XA từ mẹ (trứng mang XA thụ tinh với tinh trùng không có NST giới tính)  XAO
(Tơcnơ, không mù màu) Sự không phân li cặp NST giới tính xảy ra ở bố.
Câu 9: Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen 0d. Loại đột biến nào đã có thể xảy ra?
Cơ chế phát sinh các đột biến đó?
HD: Đã có thể xảy ra loại đột biến:
+ Mất đoạn nhiễm sắc thể.
+ Dị bội.
Cơ chế:
+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen
D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen d) tạo nên cơ thể có kiểu gen 0d.
+ Thể dị bội: Cặp NST t¬ng ®ång (mang cặp gen t¬ng øng Dd) không phân li trong giảm ph©n, t¹o nên giao tử 0. Giao tử này
kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội 0d.
Câu 10: a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?
b. Gen B có 20% Ađênin và có số liên kết hyđrô là 3120 liên kết. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp đã
làm phá vỡ 9375 liên kết hyđrô, quá trình này cần 7212 nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào.
b1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen B.
b2. Đột biến từ gen B thành gen b thuộc dạng nào của đột biến gen? Giải thích?
HD:
a. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN
ARN ADN
- Chuỗi xoắn đơn - Chuỗi xoắn kép
- 4 loại nu A,U,G,X - 4 loại nu A,T,G,X
- Kích thước và khối lượng nhỏ - Kích thước và khối lượng lớn
- Đường đêôxyribo - Đường ribo
b. Số nu mỗi loại của gen B
b1. N = 100%; A= T = 20% => A = T = 20% x N = 1/5 x N G = X = 30% => G = X = 3/10 x N
Liên kết H = 2A + 3G = 2/5 x N + 9/10 N = 3120 lk => N = 2400 nu
 A = T = 1/5 x N = 480 nu; G = X = 720 nu
Số nu mỗi loại của gen B: A = T = 480 nu; G = X = 720 nu (1)
Số nu mỗi loại của gen b: (2A + 2G) (22 – 1) = 7212; (2A + 3G) (22 – 1) = 3120
è G = X = 721 nu; A = T = 481 nu (2). Từ (1) và (2) è đột biến thuộc dạng thêm 2 cặp nu: 1 cặp nu loại A=T và 1 cặp nu loại
G=X.
Câu 11: a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch xoắn kép, hãy cho biết
- Dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ (A+G)/(T+X)?
- Có thể rút ra nhận xét gì về tỷ lệ (A + T)/(G + X) ở các loài khác nhau?
b. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể gây hại
cho sinh vật?
HD:
a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch,
AG
- Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A = T; G = X. Nên tỉ lệ luôn không đổi.
TX
- Tỷ lệ (A + T)/(G+X) khác 1 và đặc trưng cho loài.
b. Những biến đổi trong cấu trúc NST gây hại cho sinh vật vì:
- Trong quá trình tiến hóa các gen đã được sắp xếp hài hòa trên nhiễm sắc thể.
- Biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.
Câu 12: Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết
khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14
nuclêôtit.
- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
- Xác định chiều dài của gen B và gen b.
- Xác định số liên kết hiđrô của gen b.
HD:
* Số chu kỳ xoắn của gen B: Error! Objects cannot be created from editing field codes.= 150.
* Chiều dài các gen:
- Chiều dài gen B: = Error! Objects cannot be created from editing field codes.x 3,4 = 5100 A0.
- Chiều dài gen b: Tổng số nuclêôtit của gen b: 3000 – 6 = 2994Error! Objects cannot be created from editing field codes.
Chiều dài gen b: = Error! Objects cannot be created from editing field codes.x 3.4 = 5089,8 A0
* Số liên kết hiđrô của gen b:
- Số nuclêôtit loại Ađênin của gen B bị mất: 14/(23-1) = 2
Gen B bị mất 2 cặp A-T và 1 cặp G – X
Gen b ít hơn gen B 7 liên kết hiđrô; số liên kết hiđrô của gen b: 3500 – 7 = 3493.
Câu 13: a. Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc
thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó.
b. Trong thực tế, đột biến dị bội và đột biến đa bội loại nào được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng? Vì
sao?
a. * Thể đột biến: Thể dị bội (2n +1).
* Cơ chế phát sinh: Do một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân, tạo giao tử (n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử
bình thường (n) tạo hợp tử thừa 1 nhiễm sắc thể (2n+1) Error! Objects cannot be created from editing field codes. thể dị bội
(2n + 1).
b. * Trong thực tế đột biến đa bội được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng.
Vì: Tế bào đột biến đa bội bộ nhiễm sắc thể có số lượng tăng lên gấp bội, hàm lượng ADN tăng lên tương ứng, quá trình tổng
hợp các chất diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước của tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống
chịu tốt.
Câu 14: Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của
loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả
sau:
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I II III IV V
a 3 3 3 3 3
b 3 2 2 2 2
c 1 2 2 2 2
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử như sau:
- Cơ chế nhân đôi của ADN : Các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn của ADN liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường
nội bào theo nguyên tắc bổ sung ( A -T, G - X) và ngược lại.
- Cơ chế tổng hợp ARN: Các nuclêôtit ở mạch mã gốc của gen liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào
theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch
gốc ; G của môi trường liên kết với X mạch gốc và ngược lại).
- Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: Các nuclêôtit ở bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung với các nuclêôtit của bộ ba mã
sao trên mARN ( A -U, G -X) và ngược lại.
b. * Tên gọi của 3 thể đột biến
- Thể đột biến a có 3n NST: Thể tam bội .
- Thể đột biến b có (2n + 1) NST: Thể dị bội (2n + 1) hay thể tam nhiễm.
- Thể đột biến c có (2n - 1) NST: Thể dị bội (2n – 1) hay thể một nhiễm.
* Đặc điểm của thể đột biến a:
- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng => thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất
hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn => kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu
tốt.
- Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật.
* Cơ chế hình thành thể đột biến c:
- Trong giảm phân, cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân ly tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST.
- Khi thụ tinh, giao tử (n–1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n–1) NST => phát triển thành thể dị bội (2n – 1).
Câu 15: a. Các loại biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền của loài? Nêu nguyên nhân
làm xuất hiện các loại biến dị đó?
b. Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ. Giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát sinh trường hợp
trên?
b. - Loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền của loài:
+ Biến dị tổ hợp
+ Thường biến
- Nguyên nhân xuất hiện các biến dị đó
+ Biến dị tổ hợp: quá trình giảm phân tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao
tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau
+ Thường biến: do sự thay đổi môi trường sống của sinh vật.
b. - Giải thích:
+ một trong hai cơ thể bố mẹ giảm phân bình thường đã sinh giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính X, cơ thể kia giảm phân không
bình thường sinh giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.
+ Trong quá trình thụ tinh sự kết hợp hai giao tử này đã tạo hợp tử OX phát triển thành cơ thể mắc bệnh Tớcnơ
- Sơ đồ:
+ Sơ đồ 1
P: Mẹ bình thường XX x Bố bình thường XY
GP X O
F OX Con bị bệnh
+ Sơ đồ 2
P: Mẹ bình thường XX x Bố bình thường XY
GP O X
F OX Con bị bệnh
(Nếu học sinh giải thích và viết đúng một trong hai sơ đồ thì cho 0,5đ)
Câu 16: a. Thể đa bội là gì? Nêu đặc điểm của thể đa bội. Trình bày các phương pháp nhận biết thể đa bội.
b. Nêu cơ chế hình thành thể đa bội có số lượng bộ nhiễm sắc thể là 36 từ một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18.
- Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là bội số của n (nhiều hơn 2n).
- Đặc điểm của thể đa bội:
+ Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN tăng gấp bội => Tăng cường độ trao đổi chất, tăng kích thước tế bào, cơ quan.
+ Tăng sức chống chịu.
+ Đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản.
- Phương pháp nhận biết thể đa bội:
+ Bằng mắt thường: Thông qua dấu hiệu tăng kích thước của cơ quan sinh dưỡng như thân, cành, lá đặc biệt là kích thước
của khí khổng và hạt phấn.
+ Bằng phương pháp tế bào: Đếm số lượng nhiễm sắc thể của tế bào thể đột biến so với tế bào lưỡng bội bình thường.
- Sự hình thành thể tứ bội:
+ Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tất cả nhiễm sắc thể không phân li tạo thể tứ bội (4n).
+ Trong giảm phân: Sự không phân li xảy ra ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành giao tử ở bố và mẹ tạo
giao tử đột biến 2n. Sự kết hợp của các giao tử đột biến (2n) với nhau tạo thể tứ bội (4n).

You might also like