You are on page 1of 6

BÀI THÍ NGHIỆM 1.

XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI MẪU TINH BỘT


1. Giới thiệu
Tinh bột là chất dự trữ có hàm lượng cao và phổ biến trong các phần của cây, đặc biệt là ở các cơ quan
như củ, rễ, hạt … Tinh bột được tạo thành từ 2 dạng carbohydrate, bao gồm amylose - dạng mạch thẳng,
xoắn ốc và amylopectin - có cấu trúc mạch phân nhánh. Để quan sát kích thước và hình dạng các hạt tih
nột, phương pháp phổ biến nhất là nhuộm với dung dịch Lugol (có chứa iod) và quan sát dưới kính hiển
vi quang học. Khi được nhuộm với Lugol, các hạt tinh bột đều bắt màu nhưng có hình dạng và kích
thước khác nhau, trình bày trong bảng sau:
Nguồn Loại tinh bột
gốc Ngô (bắp) Gạo Sắn (khoai mì) Khoai tây
- Hạt không đều - Hạt không đều
- Hạt đồng đều, kích
Đặc nhau: 1-7 μm (hạt - Hạt đồng đều, kích nhau: 1-20 μm (hạt
thước 15-20 μm.
điểm hạt nhỏ), 15 - 20 μm (hạt thước nhỏ 3-5 μm. nhỏ), 20 - 110 μm
- Hình tròn, ovan
tinh bột to) - Hình đa giác (hạt to)
hoặc bị mất 1 góc
- Hình đa giác - Hình ovan
2. Mẫu vật, hóa chất và dụng cụ (cho 1 thí sinh)
Stt Tên dụng cụ, hóa chất Đơn vị Số lượng
I. Mẫu vật – hóa chất
1 4 loại mẫu tinh bột chứa trong 4 ống có nhãn Mẫu A, B, C, Ống 4
D
2 Thuốc thử Lugol Lọ 50ml 1
3 Nước cất (ít nhất 50mL) Lọ 50ml 1
II. Dụng cụ
1 Ống nghiệm Chiếc 10
2 Giá để ống nghiệm trên đó có chứa 10 ống nghiệm sạch Giá 1
3 Kính hiển vi vật kính 10X (hoặc 4X), 40X (hoặc 45X) Cái 1
4 Phiến kính lớn (lam kính) Cái 8
5 Lá kính (lamen) Cái 8
6 Công tơ hút (ống nhỏ giọt) Cái 5
7 Bút viết kính Cái 1
8 Giấy dán nhãn Cuộn 1
9 Giấy thấm Tờ 1
3. Nội dung thí nghiệm
Lấy 4 ống nghiệm và dùng giấy dán nhãn hoặc bút viết kính ghi nhãn A, B, C, D. Tiếp theo ghi các nhãn
A, B, C, D lần lượt trên 4 công tơ hút khác nhau.
* Chuẩn bị dung dịch mẫu thí nghiệm:
- Lấy ống ghi mẫu A:
+ Dùng công tơ hút để lấy 1 mL nước cất cho vào ống ghi Mẫu A. Đậy nắp ống, lắc nhẹ và chuyển dung
dịch sang ống nghiệm A. Tiếp tục lấy 1mL nước cất để tráng lại ống va cho lại vào ống nghiệm A.
+ Thêm 8 mL nước cất vào ống nghiệm A.
+ Lắc nhẹ và trộn đều ống nghiệm A trong thời gian 3 phút.
- Làm tương tự với các ống ghi Mẫu B, C và D.
* Tiến hành quan sát mẫu
- Dùng công tớ hút có nhãn A lấy 1 giọt dung dịch từ ống nghiệm A cho lên phiến kính lớn, tiếp theo
cho 1 giọt thuốc thử Lugol vào giọt dung dịch trên và giữ 2 phút.

1
- Đật phiến lá kính lên mẫu, dùng giấy thấm loại bỏ bớt phần mẫu thừa bên ngoài lá kính và quan sát
hình dạng, kích thước hạt tinh bột dưới vật kính 10X hoặc 40X.
- Tiến hành tương tự với các ống nghiệm B, C và D.
Trả lời các câu hỏi dưới đây vào Phiếu trả lời và đánh giá kết quả
Câu hỏi 1.1 Các mẫu A, B, C, D tương ứng với loại tinh bột nào?
Câu hỏi 1.2 Dùng dung dịch Lugol sẽ nhận biết được những thành phần nào sau đây?
A. Amylose
B. Amylopectin
C.Cellulose
D. Sucrose
Câu 1.3 Phát biểu sau đây là đúng hay sai về tinh bột?
A. Tinh bột được hình thành từ các phân tử glucose.
B. Tinh bột được hình thành từ các phân tử glucose và fructse.
C. Liên kết trong tinh bột là α 1,4-glycoside và α 1,6-glycoside.
D. Liên kết trong tinh bột là α 1,4-glycoside và β 1,6-glycoside
BÀI THÍ NGHIỆM 2. XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG MÔ THỰC VẬT
1.1. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ
Stt Tên dụng cụ, hóa chất Đơn vị Số lượng
I. Mẫu vật – hóa chất
1 4 mẫu bột khô Mẫu 50g/mẫu
2 Thuốc thử Benedict Lọ 50ml 1
3 Thuốc thử Lugol Lọ 50ml 1
4 HCl Lọ 50ml 1
5 CuSO4 Lọ 50ml 1
6 NaOH Lọ 50ml 1
II. Dụng cụ
1 Ống nghiệm Chiếc 10
2 Giá để ống nghiệm Chiếc 1
3 Đèn cồn Chiếc 1
4 Diêm Hộp 1
5 Giấy dán nhãn Cuộn 1
6 Bút viết kính Cây 1
7 Ống hút Cái 1
8 Chậu đổ hóa chất Cái 1
9 Nước cất Lọ 500ml 1
10 Đũa thủy tinh Chiếc 1
11 Muỗng thủy tinh để lấy hóa chất Chiếc 1

1.2. Các bước tiến hành thí nghiệm


Bước 1. Dùng giấy dán nhãn đánh dấu 4 ống nghiệm theo trình tự giống trên mẫu khô
Bước 2. Hòa các mẫu vào trong nước cất tạo dung dịch
Bước 3. Lấy 3ml các dung dịch thu được cho vào các ống nghiệm
Bước 4. Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết các chất hữu cơ trong 4 mẫu khô
Thí sinh sau khi hoàn thành 4 bước trên hãy giơ tay báo cho giám thị đến xác nhận hoàn thành
các bước thí nghiệm và ghi vào Phiếu xác nhận kĩ năng.
2
1.3. Trả lời các câu hỏi
Hãy trả lời các câu hỏi sau, ghi kết quả vào phiếu trả lời
Câu hỏi 1.1. Đánh dấu (√) vào bảng dưới đây (trong phiếu trả lời) cho biết các chất hữu cơ trong mẫu
khô theo trình tự từ 1→ 4 là chất gì ?

Mẫu Protein Tinh bột Glucose Saccarose


1
2
3
4

Câu hỏi 1.2. Cho thêm 2 giọt HCl đậm đặc vào ống nghiệm 3 và đun sôi 10 phút. Sau đó
trung hòa bằng NaOH. Nhỏ thêm 1ml dd Benedict. Dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu gì?
Giải thích ?

Câu hỏi 1.3. Ở ống nghiệm 3, tiến hành thí nghiệm tương tự, sau khi trung hòa bằng NaOH, nếu nhỏ
vào dung dịch 1ml dd Lugol thì dung dịch trong ống nghiệm có màu gì? Giải thích ?

BÀI THÍ NGHIỆM 3. PHÁT HIỆN NGUYÊN TỐ KHOÁNG MAGIE TRONG MÔ THỰC VẬT
1.1. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ
Stt Tên dụng cụ, hóa chất Đơn vị Số lượng
I. Mẫu vật – hóa chất
1 Dung dịch tro thực vật chiết bằng HCl 10% Lọ 50ml 1
2 Dung dịch NH4OH 10% Lọ 50ml 1
3 Dung dịch Na2HPO4 2% Lọ 50ml 1
II. Dụng cụ
1 Kính hiển vi Kính 1
2 Lam kính Cái 5
3 Lamen Cái 5
4 Đèn cồn Cái 1
5 Bật lửa Cái 1
6 Giấy dán nhãn Cuộn 1
7 Bút viết kính Cây 1
8 Pipet Cái 1
9 Kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm Chiếc 1
10 Kim mũi mác Chiếc 1
1.2. Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Dùng pipet nhỏ một giọt tro lên lam kính, tiếp tục nhỏ lên trên dung dịch tro
1 giọt dung dịch NH4OH 10% .
- Bước 2: Cách giọt dịch tro khoảng 2cm nhỏ 1 giọt dung dịch Na 2HPO4 2%. Lấy kim mũi mác nối liền
giọt dịch tro với giọt dung dịch Na2HPO4 2%, tạo 2-3 đường nối mảnh. Phản ứng sẽ xảy ra ở đường nối
liền.
- Bước 3: Hơ nhẹ lam kính qua đèn cồn cho phản ứng dễ xảy ra. Mg trong dung dịch tro là MgCl 2 phản
ứng với NH4OH và Na2HPO4 xảy ra như sau:
MgCl2 + NH3 + Na2HPO4 → NH4MgPO4 ↓ + 2 NaCl
3
- Bước 4: Quan sát để tìm tinh thể muối magie amoni phosphat (NH 4MgPO4) kết tủa trên lam kính bằng
kính hiển vi.
Thí sinh sau khi hoàn thành 4 bước trên hãy giơ tay báo cho giám thị đến xác nhận hoàn thành
các bước thí nghiệm và ghi vào Phiếu xác nhận kĩ năng.
1.3. Trả lời các câu hỏi
Hãy trả lời các câu hỏi sau, ghi kết quả vào phiếu trả lời
Câu hỏi 1.1. Hãy vẽ vào phiếu trả lời hình của tinh thể magie amoni phosphat quan sát được
trên kính hiển vi ?
Câu hỏi 1.2. Vai trò của magie đối với thực vật là ? Đánh dấu (√) vào phiếu trả lời.
A. Làm vững chắc tế bào và mô thực vật
B. Cần cho sao chép ADN
C. Tổng hợp diệp lục
D. Mở khí khổng
E. Tổng hợp protein
Câu hỏi 1.3. Tinh thể magie amoni phosphat quan sát được có hình dạng là ? Đánh dấu (√) vào phiếu
trả lời.
A. Bó tinh thể hình kim vô sắc
B. Hình hộp, nắp hộp
C. Hình ngôi sao
D. Hình tam giác đều
E. Cả B và C
BÀI THÍ NGHIỆM 4. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH PROTEIN TRONG MẪU DỰA
VÀO MÀU SẮC CỦA PHẢN ỨNG BIURE
2.1. Mẫu vật, hóa chất và dụng cụ
Stt Tên dụng cụ, hóa chất Đơn vị Số lượng
I. Mẫu vật – hóa chất
1 NaOH 10% Lọ 50ml 1
2 CuSO4 1% Lọ 50ml 1
3 Dung dịch protein A, B, C Cốc 50ml 3
II. Dụng cụ
1 Ống hút nhựa có chia vạch (ml) Chiếc 3
2 Giấy trắng để ghi nhãn Tờ 1
3 Giấy thấm Tờ 5
4 Ống nghiệm Ống 8
5 Đũa thuỷ tinh Chiếc 1
6 Bút viết kính Chiếc 1

2.2. Tiến hành thí nghiệm


- Bước 1 – Dùng ống hút có chia vạch hút 2ml dung dịch protein A, B, C lần lượt cho vào 3 ống nghiệm
có nhãn 1,2,3.
- Bước 2 – Dùng ống hút có chia vạch hút 1ml NaOH 10% rồi cho vào từng vào từng ống nghiệm 1, 2,
3. Sau đó nhẹ nhàng lắc đều.
- Bước 3 – Bổ sung 5 giọt CuSO4 1% vào từng ống nghiệm, nhẹ nhàng lắc đều rồi để yên khoảng 5 phút
và quan sát màu.
Thí sinh sau khi hoàn thành 4 bước trên hãy giơ tay báo cho giám thị đến xác nhận hoàn thành
các bước thí nghiệm và ghi vào Phiếu xác nhận kĩ năng
2.3. Thu thập kết quả và trả lời câu hỏi sau vào phiếu trả lời
4
Câu hỏi 2.1. Xác định nồng độ dung dịch prôtein A, B, C. Đánh dấu (√) vào phiếu trả lời.
Nồng độ dung dịch prôtein 0,1% 1% 10%
Mẫu A
Mẫu B
Mẫu C

Câu hỏi 2.2. Sắp xếp các dung dịch A, B, C theo thứ tự tăng dần về màu sắc của phản ứng Biure?
Câu hỏi 2.3. Màu sắc của phản ứng Biure thay đổi từ màu xanh tím đến tím đỏ do yếu tố nào quyết định
?
BÀI THÍ NGHIỆM 5. HÌNH THÁI THÍCH NGHI THỰC VẬT
3.1. Mẫu vật:
Có 3 mẫu lá thực vật đựng trong 3 đĩa petri riêng biệt được đánh dấu A, B, C.
3.2. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ
Stt Tên dụng cụ, hóa chất Đơn vị Số lượng
I. Dụng cụ
1 Dao lam (dao mỏng) Chiếc 2
2 Đĩa đồng hồ Chiếc 10
3 Phiến kính (lam kính) Chiếc 10
4 Lá kính (lamen) Chiếc 10
5 Ống nhỏ giọt (Congtohut) (loại nhỏ) Chiếc 3
6 Kim nhọn Chiếc 1
7 Kim mũi mác Chiếc 1
8 Chậu thủy tinh (để đổ hóa chất thừa) Chiếc 1
9 Đĩa petri Chiếc 5
10 Giấy thấm Tờ 5
11 Kính hiển vi điện tử Chiếc 1
12 Khay nhựa để dụng cụ và mẫu thí nghiệm Chiếc 1
II. Hóa chất
1 Nước cất Lọ 100 ml
2 Nước tẩy Javen 12% Lọ 100 ml
3 Acid acetic 5% Lọ 20 ml
4 Dung dịch Iot Lọ 100 ml

Thí sinh sau khi hoàn thành 4 bước trên hãy giơ tay báo cho giám thị đến xác nhận hoàn thành
các bước thí nghiệm và ghi vào Phiếu xác nhận kĩ năng
3.3. Các bước tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1 – Cắt mẫu: Dùng dao mỏng cắt ngang qua các mẩu trên những lát cắt thật mỏng sao cho có thể
quan sát được dưới kính hiển vi hình dạng tế bào và các mô của mẫu cây.
- Bước 2 – Tẩy mẫu: Ngâm hoàn toàn các lát cắt vào đĩa đồng hồ đựng thuốc tẩy javen 12% trong thời
gian 10-20 phút.
- Bước 3 – Rửa mẫu: Dùng kim mũi mác vớt các lát cắt từ đĩa đồng hồ đựng thuốc tẩy javen sang đĩa
đồng hồ đựng nước cất. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất. Sau đó ngâm lát cắt vào đĩa đồng hồ có
đựng dung dịch acid acetic 5% trong thời gian 3 phút.
- Bước 4 – Nhuộm mẫu: Dùng kim mũi mác vớt mẫu ra sau đó nhuộm mẫu với dung dịch Iot trong thời
gian 2 phút.
5
- Bước 5 – Rửa mẫu: Dùng kim mũi mác vớt các lát cắt từ đĩa đồng hồ đựng thuốc nhuộm sang đĩa đồng
hồ đựng nước cất. Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
- Bước 6 – Quan sát mẫu: Dùng kim mũi mác vớt mẫu ra, đặt mẫu lên lam kính, đậy lamen, và quan sát
mẫu dưới kính hiển vi (lần lượt từ vật kính nhỏ đến vật kính lớn).
Thí sinh sau khi hoàn thành 6 bước trên hãy giơ tay báo cho giám thị đến xác nhận
hoàn thành các bước thí nghiệm và kí vào Phiếu xác nhận kĩ năng.
3.4. Trả lời các câu hỏi
Đánh dấu (√) vào phiếu trả lời.
Câu hỏi 3.1. Quan sát mẫu dưới kính hiển vi và xác định loại thực vật tương ứng với từng mẫu.
Đánh dấu kết quả quan sát được vào bảng dưới đây:
Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM
Mẫu A
Mẫu B
Mẫu C

Câu hỏi 3.2. Đánh dấu kết quả quan sát được vào bảng dưới đây:
Thực vật 1 lá mầm Thực vật 2 lá mầm
Mẫu A
Mẫu B
Mẫu C

Câu hỏi 3.3. Quan sát mẫu dưới kính hiển vi và xác định loại thực vật tương ứng với từng mẫu. Đánh
dấu kết quả quan sát được vào bảng dưới đây:
Thuỷ sinh Hạn sinh Trung sinh
Mẫu A
Mẫu B
Mẫu C
Câu hỏi 3.4. Nếu loại bỏ tinh bột ra khỏi lục lạp của lá thì quang hợp của cây nào sẽ bị ảnh hưởng ?
A. C3
B. C4
C. CAM
D. Không cây nào bị ảnh hưởng
E. Tất cả các cây đề bị ảnh hưởng

You might also like