You are on page 1of 21

Bộ môn Bào chế

Khoa Dược Thực hành Bào chế và sinh dược học 1

XỬ LÝ BAO BÌ ĐỰNG
THUỐC TIÊM - NHỎ MẮT

BỘ MÔN: BÀO CHẾ


Mục tiêu

 Nêu được vai trò của bao bì trong việc đảm bảo chất lượng thuốc
 Thực hiện tốt các thao tác kỹ thuật trong xử lý bao bì thuốc
Nội dung

1. Ôn lý thuyết
2. Xử lý lọ chất dẻo đựng thuốc nhỏ mắt
3. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm
Ôn lý thuyết

1. Vai trò của bao bì trong việc đảm bảo chất lượng thuốc
I. c
2. Yêu cầu bao bì đựng thuốc vô khuẩn
3. Các giai đoạn xử lý bao bì
Bao bì thuốc tiêm- nhỏ mắt
Vai trò của bao bì trong việc đảm bảo chất lượng thuốc

 Bao bì hay đồ đựng thuốc có chức năng quan trọng: bảo vệ, ổn định
chất lượng của thuốc trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
-chống lại sự tác động của các tác nhân môi trường
-chống đổ vỡ trong quá trình vận chuyển, sắp xếp hàng hóa
Bao bì cấp 1 đựng thuốc tiêm, nhỏ mắt là vật dùng mà mặt trong của chúng
tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Do vậy bao bì cần được lựa chọn cẩn thận để chất liệu cấu tạo không ảnh
hưởng tới bản chất của chế phẩm thuốc
Bao bì thuốc tiêm- nhỏ mắt
Yêu cầu chất lượng chung

1. Phải bền vững, không nhả tạp vào thuốc: độ bền cơ - lý - hoá học
2. Phải kín: đảm bảo vô trùng trong thời gian bảo quản
Bao bì trước khi đóng thuốc phải sạch, khô và vô khuẩn
Bao bì thuốc tiêm- nhỏ mắt

Các giai đoạn thực hiện:


 Rửa sạch

 Tiệt khuẩn

 Sấy khô
1. Xử lý lọ chất dẻo đựng thuốc nhỏ mắt

Rửa sạch

 Chuẩn bị dụng cụ
- Chai nhựa dẻo 10ml, nút trong, nắp ngoài
- Tủ sấy, bếp điện,...
- Nước cất pha tiêm, nước cất để rửa, ...
1. Xử lý lọ chất dẻo đựng thuốc nhỏ mắt

Rửa sạch

 Rửa ngoài chai bằng nước máy


 Rửa ngoài, rửa trong chai bằng dung dịch natri laurylsulfat 0,5%
 Rửa ngoài, rửa trong chai lại (nhiều lần) bằng nước máy
 Rửa ngoài, rửa trong chai lại (nhiều lần) bằng nước cất
 Soi kiểm tra nước rửa dưới đèn
 Tráng chai lần cuối bằng nước cất pha tiêm
1. Xử lý lọ chất dẻo đựng thuốc nhỏ mắt

Tiệt khuẩn

- Hấp (hoặc luộc) tiệt khuẩn ở 100°C/60 phút


1. Xử lý lọ chất dẻo đựng thuốc nhỏ mắt
Sấy khô
 Chuyển lọ nhựa vào tủ sấy, sấy khô ở nhiệt độ 60°C - 70°C
2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Rửa sạch
 Chuẩn bị dụng cụ
- Ống thuốc tiêm đầu nhọn sạch, rỗng, khay
đựng ống.
- Máy hút chân không, tủ sấy, chuông chân
không, bếp điện,...
- Bocal; becher 100ml,
- Nước cất pha tiêm, nước cất để rửa, ...
2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Rửa sạch

Tiến hành rửa: Chọn khoảng hơn 8 ống thủy tinh một đầu nhọn đồng đều
về kích cỡ, chất lượng, tương đối sạch
 Rửa bên ngoài: Rửa bên ngoài nhiều lần bằng nước chảy dưới vòi: úp
ngược ống cho đầu ống hướng xuống dưới, đặt ống vào giữa 2 lòng bàn
tay xoay nhẹ dưới vòi nước, mỗi lần rửa khoảng 4 ống. Rửa lần cuối bằng
nước cất pha tiêm bằng cách tương tự.
2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Rửa sạch

Rửa bên ngoài:


2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Rửa sạch
Rửa bên trong:
• Chuyển 8 ống thủy tinh vào cốc 100, đầu ống hướng xuống dưới

• Cho khoảng 10 ml nước cất vào cốc đựng ống

• Cho cốc vào hệ thống máy chân không, mở máy hút chân không, không
khí trong chuông sẽ được hút hết ra bên ngoài, tạo 1 áp suất giảm
• Khi ngưng hút và thông khí, không khí từ bên ngoài tràn vào trong
chuông, tạo áp suất đẩy nước dâng vào ống thủy tinh.
2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Rửa sạch
Rửa bên trong:
 Lấy cốc ống thủy tinh ra, lắc (bằng cách úp ngược) vài lần để nước làm
sạch bên trong ống
 Chuyển cốc ống qua cốc khác (đáy có đục lỗ), cho vào chuông chân
không, mở máy hút chân không. Không khí được hút ra ngoài tạo 1 áp
suất giảm trong chuông, làm nước đi ra khỏi ống
 Lặp lại thao tác rửa nước cất như vậy vài lần (2 lần)
 Soi kiểm tra nước rửa dưới đèn
 Lần cuối cùng rửa như vậy bằng nước cất pha tiêm.
2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Tiệt khuẩn & làm khô


Bằng nhiệt khô: trong tủ sấy 160°C/2 giờ
2. Xử lý ống thủy tinh đựng thuốc tiêm

Đóng gói

You might also like