You are on page 1of 5

BÀI 5.

KỸ THUẬT HÒA TAN, LÀM TRONG DUNG DỊCH

Mục tiêu:
1. Nêu được tên cách sử dụng các dụng cụ hoà tan;
2. Trình bày được các phương pháp hoà tan.
Nội dung:
1. Hoà tan
Hoà tan là quá trình phân tán một hay nhiều chất tan vào một hay hỗn hợp dung môi
tạo thành một hệ phân tán đồng thể trong đó chất tan có kích thước phân tử hoặc ion.
Để chỉ mức độ hoà tan của các chất ta dùng khái niệm độ hoà tan và hệ số hoà tan:
- Độ hoà tan: Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định (20°C và áp suất của khí
quyển). Độ hoà tan của một chất là số phần dung môi tối thiểu để hoà tan một phần chất
tan.
Ví dụ nói ở 20°C và áp suất khí quyển 1 phần cafein hoà tan trong 70 phần nước.
Số phần dung môi để hoà tan một chất càng nhỏ thì chất đó càng dễ tan và ngược
lại.
Dược điển Việt Nam quy định cách gọi độ tan của dược chất như sau:
Số ml dung môi cần để hòa tan
Độ tan
hoàn toàn 1 gam dược chất
Rất dễ tan Dưới 1ml
Dễ tan Từ 1 – 10ml
Tan được Từ 10 – 30ml
Hơi tan Từ 30 – 100ml
Khó tan Từ 100 – 1000ml
Rất khó tan Từ 1000 – 10.000ml
Không tan Trên 10.000ml

- Hệ số hoà tan: Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định (20°C và áp suất của
khí quyển). Hệ số hoà tan của một chất là số phần tối đa của một chất hoà tan được trong
100 phần dung môi
Ví dụ nói ở 20°C và áp suất khí quyển hệ số hoà tan của Natri Clorid trong nước là
35,9 có nghĩa là lượng tối đa của natri clorid hoà tan được trong 100ml nước là 35,9gam.
Ở giới hạn đó chúng ta được dung dịch Natri Clorid bão hoà trong nước.
Hệ số hòa tan của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất cấu tạo của chất
tan và dung môi, nhiệt độ, áp suất khí quyển.

2. Các dụng cụ hoà tan và phương pháp hoà tan


2.1. Cối chày
Dùng để hoà tan các dược chất có cấu trúc tinh thể rắn chắc như iod, calci
hypoclorid.
Phương pháp hoà tan là phương pháp nghiền hoà tan
Cho chất tan và dung môi vào cối, dùng chày nghiền để hoà tan
2.2. Cốc thuỷ tinh có chân
Dùng để hoà tan các chất dễ tan trong dung môi ở nhiệt độ thường
Cho dung môi và chất tan vào cốc, một tay giữ chân cốc bằng ngón trỏ và ngón giữa
tay kia cầm đũa thuỷ tinh khuấy tròn (không chạm thành cốc) cho tới khi tan hoàn toàn
(phương pháp hoà tan ở nhiệt độ thường)
2.3. Cốc có mỏ
Dùng để hoà tan những chất chỉ dễ tan khi đun nóng (phương pháp hoà tan nóng)
Cho dung môi và chất tan vào cốc, đun nóng đến 70 - 80°C, dùng đũa thuỷ tinh
khuấy cho tới khi tan hoàn toàn.
2.4. Bình cầu hoặc bình nón có nút mài
Dùng để hoà tan các chất dễ bay hơi
Cho dược chất và dung môi vào bình đậy nút, cầm cổ bình lắc đều
Nếu dược chất dễ tan ở nhiệt độ cao thì có thể đun nóng thỉnh thoảng lắc đều cho tới
khi dược chất tan hoàn toàn.
3. Các dụng cụ và phương pháp hoà tan chiết suất
Các phương pháp hoà tan chiết suất được sử dụng để hoà tan các dược chất từ dược
liệu và người ta thu được dịch chiết để bào chế cao thuốc, cồn thuốc…
3.1. Bình ngâm thường
Được làm bằng thuỷ tinh, sành sứ, thép không rỉ có kích thước khác nhau, dùng để
thu dịch chiết từ dược liệu chứa dược chất tan trong dung môi ở nhiệt độ thường (phương
pháp ngâm lạnh)
Dược liệu được phơi, sấy khô, phân chia đến kích thước thích hợp cho vào bình đổ
ngập dung môi, đậy kín ở nhiệt độ thường, thỉnh thoảng đảo đều.
Nếu dung môi là cồn thời gian ngâm từ 3 - 10 ngày, gạn dung dịch chiết
Nếu dung môi là nước thời gian ngâm không quá 24 giờ
3.2. Bình ngâm nhỏ giọt (bình ngấm kiệt)

Bình ngâm nhỏ giọt được làm bằng thuỷ tinh hoặc
kim loại có hình nón ngược dưới có khoá đóng mở để rút
dịch chiết theo giọt (hình 9).
Phương pháp ngâm nhỏ giọt hay phương pháp
ngấm kiệt được sử dụng để thu dịch chiết từ các dược
liệu quý cần rút hết hoạt chất.
Cách tiến hành như sau:

Hình 9: Bình ngấm Kiệt

Dược liệu phơi hoặc sấy khô, phân chia tới dạng bột thô làm ẩm bằng dung môi
(thường là cồn có độ cồn thích hợp) đậy kín ủ từ 1 - 2 giờ cho dung môi ngấm sâu vào
bột dược liệu, cho bột đã làm ẩm vào bình, phía dưới có lót bông gạc để tránh tắc khi rút
dịch chiết.
- Cho bột dược liệu đã làm ẩm vào bình, vỗ nhẹ thành bình để bột dược liệu được
san phẳng đều từng lớp tới 2/3 bình. Phía trên đậy bằng miếng giấy lọc cắt khít có chèn
vật nặng hoặc đặt một vỉ bằng kim loại đục lỗ, giữ cho bột dược liệu không nổi lên phía
trên.
Mở khoá K ở phía đáy bình, đổ từ từ dung môi vào bình, khi có một vài giọt nhỏ ra
ngoài thì đóng khoá K, đổ tiếp dung môi tới ngập mặt thoáng của bột chứng 2 – 3cm.
- Đậy kín bình, ngâm ở nhiệt độ thường không khuấy trộn thời gian từ 24 - 48 giờ
- Mở khoá K để rút dịch chiết theo giọt
- Trong quá trình rút dịch chiết, luôn bổ sung cho dung môi ngập bột dược liệu sao
cho rút được một lượng dịch chiết gấp 6 lần lượng bột dược liệu thì ngừng.
3.3. Dụng cụ hầm, hãm, sắc
Là những dụng cụ làm bằng sành, sứ hoặc bằng kim loại có thể chịu được nhiệt khi
đun nóng dùng để hầm, hãm, sắc dược liệu rồi thu lấy dịch chiết.
3.3.1. Phương pháp hầm
Cho dược liệu đã cắt nhỏ hoặc thái lát vào bình, đổ ngập nước, đun nóng đến dưới
nhiệt độ sôi của nước, trong thời gian từ 4 - 8 giờ thì rút dịch chiết, cũng có thể hầm bằng
cách đặt dụng cụ hầm như trên vào một thùng và đun sôi thùng nước phía dưới thời gian
từ 4 - 8 giờ người ta gọi là hầm cách thuỷ hay là chưng.
3.3.2. Phương pháp hãm
Cho dược liệu đã được phân chia nhỏ vào bình. Đổ ngập nước sôi, đậy kín trong
khoảng 15-20 phút, thỉnh thoảng lắc rồi rút dịch chiết.
3.3.3. Phương pháp sắc
Cho dược liệu đã cắt nhỏ hoặc thái lát vào nồi, đổ ngập nước đậy kín đun sôi nhỏ
lửa thời gian từ 20 - 45 phút, có thể sắc 1 - 2 hoặc 3 lần. Thời gian sắc và số lần sắc là tuỳ
thuộc vào loại dược liệu.
4. Làm trong dung dịch
Lọc là phương pháp làm trong được áp dụng trong bào chế thuốc
Lọc là quá trình loại các tiểu phân không tan ra khỏi dung dịch thuốc bằng cách cho
dung dịch thuốc chảy qua một lớp vật liệu lọc để thu dung dịch trong suốt.
4.1. Các vật liệu lọc
4.1.1. Vải dệt bằng len, da hoặc nilon
Vải len dạ thớ to dùng để lọc sợi hoặc lọc sơ bộ, vải nilon mịn thớ nhỏ dùng để lọc
trong dung dịch thuốc.
Cách sử dụng: có thể may thành túi lọc hoặc cuốn quanh một ống lọc có đục lỗ cho
dung dịch chảy qua màng lọc và ống lọc.
4.1.2. Giấy lọc
Giấy lọc là loại giấy không hồ, làm bằng cellulose nguyên chất
Loại giấy lọc thớ thưa lỗ lọc lớn dùng để lọc siro, dầu thuốc
Loại lỗ lọc nhỏ: dùng lọc dung dịch thuốc nước.
4.1.3. Bông là loại bông thấm nước
Đặt miếng bông nhỏ trên phẫu thuỷ tinh, rót dung dịch cần lọc cho chảy qua lớp
bông thu lấy dung dịch trong.
4.1.4. Màng lọc milipor
Màng lọc milipor là màng lọc chế bằng polyamid hoặc polyester, có lỗ lọc xác định.
Màng milipor có kích thước lỗ lọc 0,22 micromet (mcm) có khả năng loại được vi khuẩn
được dùng để lọc thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt.

4.2. Các dụng cụ lọc


4.2.1. Phễu thủy tinh
Làm bằng thuỷ tinh tốt thân phễu hình chóp nón
ngược cuống phễu dài hình ống (hình 10)
Khi lọc người ta dùng phễu như giá đỡ, đặt vật liệu
lọc trên phễu rồi rót dung dịch cần lọc qua phễu, hứng lấy
dung dịch

Hình 10: Phễu thuỷ tinh

4.2.2. Phễu lọc dầu có cấu tạo giống phễu thường nhưng thành dày có gờ
4.2.3. Phễu thuỷ tinh xốp:

- Làm bằng thuỷ tinh, thân phễu hình trụ đáy có gắn màng
lọc bằng thuỷ tinh xốp, phía dưới gán cuống phễu hình ống
(hình 11)
Phễu thuỷ tinh xốp được đánh số theo kích thước lỗ lọc
thuỷ tinh xốp từ G1 - G5
Loại G4, G5 dùng để lọc thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt

Hình 11: Phễu thuỷ tinh xốp.

4.3. Phương pháp lọc


Trong pha chế thuốc người ta thường áp dụng các phương pháp lọc sau:
4.3.1. Lọc áp suất thường
- Đặt phễu thuỷ tinh trên giá lọc
- Đặt một trong các loại vật liệu sau: Bông, vải, hoặc giấy lọc đã gấp trên phễu
- Rót dung dịch cần lọc lên phễu và hứng lấy dung dịch trong
Hình 12: Sơ đồ phương pháp lọc hút chân không.

4.3.2. Lọc áp suất giảm hay lọc hút chân không (hình 12)
Phương pháp này sử dụng phẫu thuỷ tinh xốp và bơm hút chân không
Đổ dung dịch cần lọc lên phễu thuỷ tinh xốp A
Bật bơm hút chân không C
Thu được dung dịch trong suốt ở bình B.

4.3.3. Lọc nén, hay lọc áp suất cao (hình 13)

Hình 13: Sơ đồ phương pháp lọc nén.

Phương pháp này sử dụng màng lọc milipor


Màng milipor A được lắp vào giá ở đáy bình B
Đổ dung dịch cần lọc vào đầy bình B đậy kín bình
Bật bơm nén khi C. Thu được dung dịch trong suốt ở bình D
Phương pháp lọc nén rất hay được áp dụng ở quy mô công nghiệp vì có thể nén với
áp lực lớn.
Câu hỏi:
1. Trình bày các dụng cụ hoà tan và phương pháp hoà tan trong bào chế thuốc?
2. Trình bày các vật liệu học, dụng cụ lọc và phương pháp lọc trong dung dịch?

You might also like