You are on page 1of 8

Đề cương dược khoa

1. Loại cân bạn vừa sử dụng trong pha chế thuộc loại cân gì? Đề xuất 1
loại cân có độ chính xác cao hơn loại cân đó.
- Loại cân vừa sử dụng trong pha chế là cân kỹ thuật điện tử thuộc loại cân
điện tử. 1 loại cân có độ chính xác cao là cân phân tích điện tử, thường
được dùng trong phòng thí nghiệm.

2. Kể các dụng cụ thường dùng để hòa tan và phạm vi sử dụng dụng cụ


đó.
- Cốc có mỏ: hòa tan thông thường các chất dễ tan, đun chất lỏng.
- Cốc có chân: thường dùng để hòa tan các chất, hòa tan thông thường.
- Bình nón nút mài: dùng để hòa tan các hoạt chất dễ bay hơi hoặc thăng
hoa.
- Bình cầu: được sử dụng để hòa tan, thực hiện các phản ứng chưng cất...

3. Kể các dụng cụ có thể dùng để lấy 1 thể tích nhất định.


- Buret
- Bình định mức
- Pipet chính xác (Pipet bầu)
- Pipet khắc vạch (Pipet thẳng)

4. Nêu khái niệm độ cồn. Cồn 70% thì sẽ được hiểu như thế nào?
- Độ cồn: là số ml cồn (ethanol) nguyên chất trong 100ml dung dịch cồn.
- Cồn 70% nghĩa là dung dịch cồn này chứa 70% ethanol nguyên chất
trong 100ml dung dịch cồn.

5. Độ cồn thực? Độ cồn biểu kiến? Nhà thuốc có bán cồn 90% (thể hiện
trên nhãn), vậy đó là độ cồn thực hay độ cồn biểu kiến?
- Độ cồn thực (T): là độ cồn đo được ở nhiệt độ 15 C.
0

- Độ cồn biểu kiến (B): là độ cồn đo được ở nhiệt độ khác nhiệt độ 15 C.


0
- Cồn 90% được bán tại nhà thuốc thường là độ cồn thực.
- Độ cồn thực là tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của ethanol trong dung
dịch cồn. Độ cồn biểu kiến là tỷ lệ phần trăm theo thể tích của ethanol
trong dung dịch cồn. Do ethanol có khối lượng riêng lớn hơn nước, nên độ
cồn biểu kiến sẽ cao hơn độ cồn thực.

6. Một loại cồn đo được có độ còn là 56% ở 20°C, vậy độ cổn thực của
cổn đó là bao nhiêu?
- Độ cồn thực của cồn 56% ở 20°C là 54,2%.

7. Một loại cồn đo được có độ cồn là 46% ở 29°C, vậy độ cồn thực của
cồn đó là bao nhiêu?
- Độ cồn thực của cồn 46% ở 29 C là 40,4%.
0

8. Một loại cổn đo được có độ cồn là 66% ở 29°C, vậy độ cồn thực của
cồn đó là bao nhiêu?
- Độ cồn thực của cồn 66% ở 29 C là 60,2% (tra bảng GayLussac).
0

9. Kể các dụng cụ sử dụng đề đo độ cồn.


- 1 ống đong 250ml
- 2 cốc có mỏ 250ml (1 cốc đựng cồn cao độ, 1 cốc đựng cồn thấp độ)
- 1 cồn nhiệt kế

10. Tại sao phải kiểm tra lại độ cồn sau khi pha?
- Kiểm tra lại độ cồn sau khi pha là một bước quan trọng để đảm bảo nồng
độ cồn pha đã đạt chuẩn hay chưa, chính xác, an toàn, hiệu quả cho mục
đích sử dụng.

11. Dung dịch là gì? Điều kiện đề hình thành dung dịch?
- Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất gồm hai hay nhiều chất, trong đó
một chất được gọi là dung môi và một hay nhiều chất khác được gọi là
chất tan.
- Để tạo ra dung dịch cần có 2 điều kiện :
- Để tạo ra dung dịch cần ít nhất từ 2 chất trở lên.
- Trong đó phải có chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong
chất lỏng đó.

12. Độ tan của NaCl trong nước là 1: 2,786 điều này có nghĩa là gì?
- Độ tan của NaCl trong nước là 1: 2,786 có nghĩa là cần 2,786ml nước để
hòa tan 1g NaCl.

13. Độ tan của NaCl trong nước là 1: 2,786, độ tan của saccarose trong
nước là 1:0,5. Vậy chất nào để tan hơn? Vì sao?
- Độ tan NaCl trong nước là 1:2,786 điều này có nghĩa là cần 2,786ml
nước để hòa tan 1g NaCl.
- Độ tan Saccarose trong nước là 1:0,5 điều này có nghĩa là cần 0,5ml
nước để hòa tan 1g Saccarose.
=> Như vậy, đường Saccarose dễ tan trong nước hơn NaCl vì số ml cần để
hòa tan Saccarose ít hơn NaCl.

14. Trường hợp chất tan khó tan trong dung môi thì có các cách nào đề
giúp hòa tan?
-Dùng hỗn hợp dung môi: hỗn hợp dung môi thường dùng là ethanol,
glycerin,....
-Dùng chất phụ tạo dẫn chất dễ tan: dẫn chất tạo ra phải giữ nguyên tác
dụng dược lý của dược chất.
-Dùng chất trung gian thân nước.
-Dùng chất diện hoạt làm tăng độ hòa tan.

15. Chọn vật liệu lọc thích hợp để lọc dung dịch cồn.
-Vật liệu lọc thích hợp để lọc dung dịch cồn: Phễu cuống dài, Giấy lọc
hoặc vải lọc.

16. Chọn vật liệu lọc thích hợp để lọc dung dịch thuốc nhỏ mắt chứa dược
chất kém chịu nhiệt. Phương pháp lọc áp dụng trong trường hợp này
là phương pháp gì?
-Màng lọc hữu cơ là lựa chọn phù hợp để lọc dung dịch thuốc nhỏ mắt
chứa dược chất kém chịu nhiệt.
-Phương pháp lọc hút chân không có thể áp dụng trong trường hợp này
+Áp dụng áp suất thấp để dung dịch chảy qua mang lọc.
+Hiệu quả cao, giữ nguyên được các thành phần trong dung dịch.

17. Muốn lọc lấy tủa thì chọn giấy lọc loại gì và xếp như thế nào?
- Kiểu giấy lọc không xếp nếp.
-Chuẩn bị tờ giấy lọc hình tròn có bán kính thấp hơn thành phễu 0,5-1 cm.
-Xếp tờ giấy lọc làm đôi được nửa hình tròn. Gấp tiếp 1 đường vuông góc
chia nửa hình tròn thành 2 phần, như vậy hình tròn đã được chia làm 4
phần
-Gấp 1 cạnh ngắn hơn cạnh đối diện.
-Cắt bỏ 1 góc của cạnh ngắn (nếu giấy dày) hoặc không cắt.
-Mở giấy lọc ra đặt vào phễu.

18. Muốn lọc lấy dung dịch trong thì chọn giấy lọc loại gì và xếp như thế
nào?
-Kiểu giấy lọc xếp nếp.
-Chuẩn bị tờ giấy lọc hình tròn có bán kính thấp hơn thành phễu 0,5-1 cm.
-Xếp tờ giấy lọc làm đôi được nửa hình tròn.
-Xếp theo những đường phân giác chia nửa hình tròn thành 4,8 hình tam
giác đều nhau.
-Xếp đôi mỗi hình tam giác theo chiều ngược lại thành 16 hình tam giác
nhỏ.
-Mở ra gấp 2 nếp phụ 2 bên.
Trong khi gấp nếp tránh vuốt quá mạnh nhất là ở tâm của giấy lọc, đồng
thời tạo ở tâm một đỉnh bầu chứ không nhọn để khi lọc không bị rách hoặc
thủng giấy lọc.

19. Muốn lọc dung dịch dầu thì chọn giấy lọc loại gì và xếp như thế nào?
-Kiểu giấy lọc xếp rãnh chữ V.
-Đầu tiên ta gấp đôi hình tròn thành một nửa, rồi tiếp tục gấp đôi thành 1/4
(không miết quá mạnh vào các rảnh bởi sẽ làm giấy lọc có thể bị rách).
Tiếp tục các nếp gấp để tăng số rãnh của giấy lọc (giống hình chiếc quạt
giấy). Cuối cùng mở chiếc quạt giấy ra chúng ta sẽ có giấy lọc dạng rãnh.

20. Nêu các nguyên tắc nghiền.


-Chất có khối lượng lớn nghiền trước, khối lượng nhỏ ghiền sau.
-Chất có tỷ trọng nặng nghiền mịn hơn.
-Chất độc, khối lượng ít dùng bột trơ lót cối để tránh hao hụt.

21. Nêu các nguyên tắc trộn.


Khi trộn bột phải chú ý đến nguyên tắc sau:
- Trộn đồng lượng: nghĩa là lượng bột thêm vào tương đương với lượng
bột có sẵn trong cối. Tiến hành trộn chất có khối lượng nhỏ nhất trước, sau
đó thêm dần những chất có khối lượng lớn hơn theo nguyên tắc đồng
lượng.
- Chất có tỷ trọng lớn trộn trước, chất có tỷ trọng nhỏ được trộn sau (khi
cùng khối lượng).
- Chất có màu cho vào giữa khối bột và trộn nhẹ nhàng.
- Chất bay hơi, có mùi cho vào sau cùng.

22. Phân biệt thao tác trộn và thao tác nghiền.


*Nghiền:
-Nghiền là dùng lực làm giảm kích thước của chất rắn ban đầu đến mức độ
thích hợp trong bào chế các dạng thuốc nhằm:
+Giúp cho việc hòa tan dễ dàng
+Giúp cho việc trộn bột dễ đồng nhất
- Thao tác nghiền: Khi nghiền, cho chày di chuyển rộng trong lòng cối, có
thể bắt đầu từ tâm của đáy cối rồi lan rộng ra thành cối hoặc từ thành cối đi
vào đáy cối đồng thời phải tạo một lực mạnh lên khối bột.
*Trộn:
- Trộn đều là kỹ thuật làm cho các chất phối hợp (trộn lẫn) với nhau đạt độ
đồng nhất
-Thao tác trộn: Thao tác trộn được thực hiện tương tự như nghiền nhưng
không cần tác động lực mạnh lên khối bột.

23. Liệt kê các loại bột có kích thước từ lớn đến nhỏ, từ nhỏ đến lớn
-5 loại bột có kích thước từ lớn đến nhỏ:
+Bột thô (1400/355): Không ít hơn 95% qua rây số 1400 và không nhiều
hơn 40% qua rây số 355
+Bột nửa thô (710/250)
+Bột nửa mịn (355/180)
+Bột mịn (180/125)
+Bột rất mịn (125/90)
-5 loại bột có kích thước từ nhỏ đến lớn: (ngược lại phía trên)

24. Nêu 3 phương pháp đặc biệt để nghiền tán chất rắn
-Dùng dung môi: Long não - terpin hydrat + cồn cao độ hoặc ether
-Dùng môi trường nước (thủy phi): nghiền chu san thần sa - y học cổ
truyền
-Dùng nhiệt độ: lưu huỳnh thăng hoa - một số muối tinh khiết ngậm nước.
25. Chọn dụng cụ thích hợp đễ nghiền lod là chất rắn dạng tinh thể hình
cầu, màu xám đen, có tính chất oxy hóa mạnh, ăn món và dễ thăng
hoa.
-Cối thủy tinh.

26. Công thức có 3 chất: A 1g, B 5g (có tỷ trọng nhẹ), C 10g. Đề xuất thứ
tự nghiễn, thứ tự trộn, lưu ý trong quá trình nghiền trộn và giải thích.
- Thứ tự nghiền: C → B → A (để A trong cối)
- Thứ tự trộn:
+A (1g) → B(1,8g) =>AB (2,8g)
+AB (2,8g) → B(3,2g) => AB (6g)
+AB (6g) → C(3g) => ABC (9g)
+ABC (9g) → C(7g) =>ABC (16g)
-Lưu ý:
+Cần chọn đúng cối vì để có dung tích và bản chất phù hợp, dễ vệ sinh,
đạt hiệu quả tốt hơn.
- Cối sứ: Hóa chất thông thường
- Cối thủy tinh: Chất có tính oxi hóa, chất màu dễ gây bẩn
- Cối kim loại: Thảo mộc, động vật, khoáng vật, rắn
- Cối đá mã não: Chất cần độ mịn

27.Trong bài bạn vừa pha chế sử dụng dụng cụ chính là gì? Giải thích
lý do chọn dụng cụ đó.
- Đề 1: Pha dung dịch NaCl 0,9%: Bông thấm nước
Vì: cần phải lọc trong dung dịch dùng ngoài
- Đề 2: Pha dung dịch nước thơm bạc hà: Giấy lọc gấp nếp
Vì: Cần phải lọc trong dung dịch, loại bỏ tạp chất không tan bằng cách giữ
cặn trên màng lọc
- Đề 3: Thuốc mỡ lưu huỳnh: Cối sứ
Vì: Cần phải nghiền trộn các hóa chất thông thường
- Đề 4: Bột nồng độ Strychnin sulfat 0,1%: Cối thủy tinh
Vì: Cần phải nghiền trộn các chất có tính oxi hóa mạnh và màu gây bẩn
- Đề 5: Pha 10ml dầu xoa: Cốc có chân
Vì: Cần phải hòa tan nhiều chất với nhau, đong các chất lỏng khó rửa sạch

You might also like