You are on page 1of 22

Bộ môn Bào chế

Khoa Dược Bào chế và sinh dược học 1

BÀO CHẾ DẦU XOA


XÁC ĐỊNH ĐỘ CỒN – PHA CỒN
BỘ MÔN : BÀO CHẾ
Mục tiêu học tập

➢ Thực hành các thao tác về cân, đong đo thể tích chất lỏng đã được học
ở bài 1

➢ Sử dụng được các dụng cụ đo độ cồn để xác định độ cồn

➢ Áp dụng được các công thức pha cồn để pha cồn đúng độ cồn yêu cầu

➢ Biết cách tính toán để chỉnh lại được độ cồn cho chính xác

➢ Thực hiện tốt các thao tác kỹ thuật trong pha chế

➢ Bào chế được sản phẩm dầu xoa theo đúng qui trình và đạt yêu cầu.
Nội dung

▪ Bào chế dầu xoa


▪ Xác định độ cồn
▪ Pha và điều chỉnh độ cồn
Dạng thuốc (dạng bào chế) là sản phẩm cuối cùng của quá
trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và trình bày
dưới dạng thích hợp để đảm bảo hiệu quả, an toàn, thuận tiện
cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý.
Dạng thuốc có 3 thành phần:
Dược chất,
Tá dược, dung môi ( các chất phụ)
Bao bì.
Thành phần của dạng thuốc
- Dược chất: là thành phần có tác dụng dược lý (tác dụng
chữa bệnh)
- Tá dược (chất phụ): là những chất không có tác dụng dược
lý, dược thêm vào công thức để tạo thanh dạng thuốc, tạo
thuận lợi cho việc pha chế, bảo quản và sử dụng thuốc
- Dung môi (chất phụ): là môi trường hòa tan dược chất
- Bao bì: là thành phần có vai trò bảo vệ, trình bày, nhận dạng
và thông tin về thuốc
BÀO CHẾ DẦU XOA
Công thức:
Menthol 0,5 g
Long não 0,5 g
Methyl salicylat 0,5 ml
Tinh dầu bạc hà 4,5 ml
Tinh dầu tràm 1,5 ml
Tinh dầu quế 2 giọt
Xanh Chlorophylle 3 giọt
Dầu parafin vừa đủ 10 ml
Đóng 2 chai x 3 ml
BÀO CHẾ DẦU XOA
❖ Công thức:
Menthol 0,5 g
Long não 0,5 g
Vai trò các thành phần?
Methyl salicylat 0,5 ml
Tinh dầu bạc hà 4,5 ml
Tinh dầu tràm 1,5 ml
Tinh dầu quế 2 giọt
Xanh Chlorophylle 3 giọt
Dầu parafin vừa đủ 10 ml
BÀO CHẾ DẦU XOA

Quy trình bào chế


- Cân riêng menthol và long não trên
giấy cân

- Phối hợp Menthol và Long não để


tạo hỗn hợp eutecti trong cốc có
chân
BÀO CHẾ DẦU XOA
Quy trình bào chế
- Thêm Methyl salicylat khuấy đều

- Thêm các tinh dầu vào theo đúng thể tích, khuấy
đều

- Cho tiếp xanh Chlorophylle, khuấy

- Thêm dầu parafin vừa đủ thể tích qui định, khuấy


đều
BÀO CHẾ DẦU XOA
Quy trình bào chế
- Dùng bơm tiêm đóng vào chai

- Dán nhãn
XÁC ĐỊNH ĐỘ CỒN

Khái niệm độ cồn

◼ Độ cồn: số ml cồn ethylic nguyên chất trong 100 ml dung dịch cồn.

Ví dụ: Cồn 96% = 96 ml C2H5OH/100 ml dung dịch cồn.

◼ Độ cồn thực: độ cồn đo được bằng cồn kế ở 150C.

◼ Độ cồn biểu kiến: độ cồn đo được bằng cồn kế ở nhiệt độ khác 150C.
XÁC ĐỊNH ĐỘ CỒN
Tính độ cồn thực

Độ cồn biểu kiến < 56% Độ cồn biểu kiến ≥ 56%


◼ Dùng công thức ◼ Tra bảng Gay – Lussac.
T = B - 0,4 (t – 15)
T: độ cồn thực
B: độ cồn biểu kiến
t: nhiệt độ (0C)

Ví dụ 1: độ cồn đo được là 440 ở 300C → độ cồn thực:

Ví dụ 2: độ cồn đo được 440 ở 100C → độ cồn thực:


12
bảng Gaylussac
Nhiệt độ Độ cồn biểu kiến (đọc ở tửu kế)
C 68 69 70 71 72 73

30 63 64 65 66 67,1 68,2
29 63,3 64,3 65,4 66,4 67,4 68,5
28 63,7 64,7 65,7 66,8 67,8 68,8
27 64 65 66 67,1 68,1 69,2
26 64,3 65,3 66,4 67,4 68,4 69,5
25 64,7 65,7 66,7 67,8 68,8 69,8
24 65 66 67,1 68,1 69,1 70,1
XÁC ĐỊNH ĐỘ CỒN

Dụng cụ đo độ cồn

- Cồn kế (tửu kế bách


phân, alcol kế)

- Nhiệt kế

- Ống đong
XÁC ĐỊNH ĐỘ CỒN

Cách tiến hành


- Cho ethanol vào ống đong

- Thả cồn kế nổi tự do → đọc độ cồn trên cồn kế

- Xác định nhiệt độ cồn

lúc đang đo

- Tính toán hoặc tra

bảng để biết độ cồn thật


Cách đọc độ cồn

860 (86% )
PHA CỒN
Pha cồn cao độ với nước cất để có cồn thấp độ
1. Tính V1: V2C2
V1C1 = V2C2 → V1 =
C1
V1: thể tích cồn cao độ cần lấy để pha
V2: thể tích cồn thấp độ muốn pha
C1: độ cồn thực của cồn cao độ cần lấy
C2: độ cồn của cồn thấp độ muốn pha
2. Pha cồn:
✓ Lấy chính xác V1 trong ống đong,
✓ Thêm nước cất từ từ vừa đủ đến V2, khuấy đều.
PHA CỒN
Pha cồn cao độ với cồn thấp độ để có cồn trung gian
C2 – C3
V1 (C1 - C3) = V2 (C2 – C3) → V1 = V2
C1 – C3
◼ V1: thể tích cồn cao độ cần lấy để pha
◼ V2: thể tích cồn trung gian cần pha
◼ C1: độ cồn thực của cồn cao độ cần lấy để pha
◼ C2: độ cồn của cồn trung gian cần pha
◼ C3: độ cồn thực của cồn thấp độ
Tìm được V1, lấy chính xác vào ống đong, cho từ từ cồn thấp độ đến V2
cần pha.
PHA CỒN
Kiểm tra lại độ cồn của cồn sau khi pha

Sau khi pha xong để 5 phút để cồn ổn định dùng alcol kế và nhiệt kế để kiểm
tra lại độ cồn.
Nếu độ cồn thực cao hơn độ cồn muốn pha thì dùng nước cất để pha loãng
C1
V2 = V1
C2
◼V2: là thể tích cồn muốn pha

◼V1: thể tích cồn vừa pha cao hơn cồn cần pha

◼C1: độ cồn thực của cồn vừa pha cao hơn cồn cần pha

◼C2: độ cồn của cồn muốn pha

Được V2 lấy chính xác V1 vào ống đong cho nước cất từ từ đến V2
PHA CỒN
Kiểm tra lại độ cồn của cồn sau khi pha
Nếu độ cồn thực thấp hơn độ cồn muốn pha thì phải thêm cồn cao độ vào
C2 – C3
V1 = V2
C1 – C2
V1: là thể tích cồn cao độ cần thêm
V2: thể tích cồn vừa mới pha thấp hơn
C1: độ cồn thực của cồn cao độ cần thêm
C2: độ cồn của cồn muốn pha
C3: độ cồn thực của cồn vừa pha thấp hơn
Được V1 đong trộn với V2 ta được cồn cần pha
PHA CỒN
Thực hành

- Pha …. ml cồn … độ từ cồn cao độ

- Pha …. ml cồn …. độ từ cồn cao độ và cồn thấp độ

- Kiểm tra và điều chỉnh lại độ cồn vừa pha


Câu hỏi ôn tập

▪ Nêu khái niệm về độ cồn?

▪ Trình bày cách xác định độ cồn của cồn A bất kỳ

▪ Nêu các bước pha cồn X từ cồn A (cao độ) và cồn B (thấp độ)

You might also like