You are on page 1of 11

THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT 0,5%

1. Thuốc nhỏ mắt


a. Định nghĩa: Thuốc nhỏ mắt là dung dịch nước hoặc dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn
của một hay nhiều hoạt chất để nhỏ vào mắt, phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt.
b. Thành phần:
- Hoạt chất, chất đẳng trương hóa, chất bảo quản, chất điều chỉnh pH, dung môi
- Một số chất phụ khác: chất làm tăng độ nhớt, chất chống oxy hóa, chất diện hoạt
c. Yêu cầu chất lượng
- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Độ trong: trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt thường.
- pH từ 4.5 -5.5
- Hàm lượng thường dùng 0,5%
- Yêu cầu độ vô khuẩn: phải vô khuẩn
- Yêu cầu độ đẳng trương: phải đẳng trương với nước mắt
- Giới hạn thể tích: +10% so với thể tích ghi trên nhãn
- Định tính: cho các phản ứng của ion kẽm và sulfat
- Định lượng: hãm lượng kẽm sulfat ZnSO4.7H2O từ 95-105% so với hàm lượng ghi
trên nhãn.
2. Kẽm sulfat dược dụng
- CTHH: ZnSO4.7H2O
- Tính chất: bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu, không mùi, dễ thăng hoa khi
để ngoài không khí khô.
- Độ tan: rất tan trong nước, dễ tan trong glycerin, thực tế không tan trong ethanol
96%. Bền trong môi trường hơi acid (pH 4,5 – 5,5), trong môi trường kiềm tạo tủa.
- Phản ứng khi hòa tan với nước:
ZnSO4 → Zn2+ + SO4 2-
H2O → H+ + OH-
ZnSO4 + H2O → Zn(OH)2↓ + H2SO4
+ ZnSO4 phân ly tạo Zn2+, SO42-, khi gặp OH- của nước tạo tủa trắng Zn(OH)2 (ở nhiệt
độ cao)
+ Khắc phục: hòa tan ZnSO4 trong nước nguội. Tuy nhiên nếu trong nước còn ion
CO32-, kết hợp với Zn2+ sẽ tạo tủa ZnCO3  Vậy ta nên loại CO32- ra khỏi nước bằng
cách đun sôi nước cất để nguội rồi mới sử dụng

1
- Tác dụng dược lý: có tác dụng sát khuẩn, điều trị bệnh viêm kết mạc, đau mắt đỏ,
phòng ngừa các bệnh về mắt do khói bụi…
3. Acid boric
- CTHH: H3BO3
- Tính chất: bột kết tinh màu trắng hay tinh thể không màu, sánh, bóng, sờ dính tay. Ít
tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng và glycerin.
- Vai trò: chất đẳng trương hóa, tạo hệ đệm điều chỉnh pH 4,5 – 5,5, tăng cường tính
sát khuẩn
- Chất thay thế: NaCl, NaNO3, Na2SO4…
- Độ hạ băng điểm: nếu nước tinh khiết được làm lạnh sẽ đông đặc ở 0 oC. Khi hòa tan
1 chất vào nước, nhiệt độ đống băng của dung dịch hạ xuống dưới 0 oC. Giá trị tuyệt
đối của nhiệt độ đông đặc càng lớn thì dung dịch càng đậm đặc. Dịch tế bào hay huyết
tương cũng như dung dịch đẳng trương đông đặc ở -0,52oC
- Trị số Sprowls: là số ml nước cần thêm vào để hòa tan hoàn toàn 1g dược chất tạo
một dung dịch đẳng trương
4. Nipagin M (mtheyl paraben)
- Tính chất:
+ Bột kết tinh màu trắng hoặc tinh thể không màu.
+ Ít tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng, dễ tan trong cồn
+ Không gây hiện tượng phá huyết
+ Hoạt tính tối đa ở pH<6
+ Kháng khuẩn tốt hơn kháng nấm
- Vai trò: Chất bảo quản
- Chất thay thế: hỗn hợp Nipagin M+P, Clobutanol dạng ngậm nước
- Nồng độ thường sử dụng: 0,05 – 0,1%
5. Tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm (DĐVN V)
- pH từ 4,5 -5,5
- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Vô khuẩn
- Độ trong: trong suốt, không có tiểu phân khi quan sát bằng mắt thường
- Giới hạn cho phép thể tích: +10% so với thể tích ghi trên nhãn
- Định tính: cho các phản ứng của ion kẽm và sulfat
- Định lượng: hàm lượng kẽm sulfat đạt từ 95 – 105% so với hàm lượng ghi trên nhãn
- Hàm lượng thường dùng 0,5%

2
THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL 0,4%
1. Cloramphenicol
- CTHH: C11H12Cl2N2O5
- CTCT:

- Tính chất: bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng, tinh thể hình kim hoặc
phiến dài, không mùi, vị đắng.
- Độ tan: khó tan trong nước, tan tốt trong nước nóng (nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ >
80°C), dễ tan trong ethanol 96% và propylen glycol, bền vững trong môi trường hơi
acid hoặc trung tính
- Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan Cloramphenicol trong dung dịch nước:
+ Nhiệt độ: dễ bị thủy phân ở nhiệt độ > 80˚C
+ pH: bền trong môi trường hơi acid hoặc trung tính, độ tan tăng trong môi trường
kiềm nhưng dễ bị phân hủy ở pH>7,5 làm thuốc mất tác dụng
- Biện pháp tăng độ tan:
+ Chọn pH thích hợp: 7-7,5
+ Gia nhiệt đến 60OC cho Cloramphenicol vào, khuấy tan hoàn toàn  dung dịch
trong suốt
- Tác dụng dược lý: kháng sinh phổ rộng, chất sát khuẩn, điều trị bệnh về mắt (đau
mắt đỏ, viêm kết mạc…), diệt khuẩn ở nồng độ ≥ 0,4%
2. Acid boric, natri borat, natri clorid
- Acid boric
+ CTHH: H3BO3
+ Tính chất: bột kết tinh màu trắng hay tinh thể không màu, sánh, bóng, sờ dính tay.
Ít tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng và glycerin.
- Natri borat
+ CTHH: Na2B4O7.10H2O
+ Tính chất: chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, dễ tan trong nước
- Vai trò acid boric + natri borat: tạo hệ đệm Palitzsch pH = 7 – 7,5 để tăng độ tan
và giúp ổn định cloramphenicol không gây kích ứng mắt
+ Chất thay thế: hệ đệm Gifford (Acid boric – Natri carbonat), hệ đêm acid boric –
natri acetat, hệ đệm Sorensen (NaH2PO4- Na2HPO4)
- Natri clorid
3
+ CTHH: NaCl
+ Tính chất: chất kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, không tan trong ethanol khan
+ Vai trò: chất đẳng trương hóa
+ Chất thay thế: Na2SO4, NaNO3, KNO3
3. Nipagin M
- Vai trò: chất bảo quản
- Nồng độ sử dụng: 0,05 – 0,1%
- Ưu điểm: ít độc, bền với nhiệt, dễ tan trong cồn, chất bảo quản trong dược phẩm, mỹ
phẩm
- Nhược điểm:
+ Nipagin M có hoạt tính tối đa ở pH<6 mà pH dung dịch khoảng 7,0-7,5 => không
phát huy hoạt tính tối đa
+ Kháng khuẩn tốt hơn kháng nấm
+ Tan tốt trong nước nóng (1/20) nên phải đun nóng nhưng ở nhiệt độ > 80 oC thì
cloramphenicol sẽ bị thủy phân
- Chất thay thế:
+ Hỗn hợp Nipagin M và Nipagin P (Vì nipagin P kháng nấm tốt hơn kháng khuẩn sẽ
làm tăng tác dụng bảo quản)
+ Hợp chất hữu cơ của thủy ngân (Borat phenyl mercuric)  để khắc phục nhược
điểm của Nipagin M có hoạt tính kém ở pH 7.0-7.5
4. Các phương pháp tiệt khuẩn thuốc nhỏ mắt
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ:
+ 121°C trong 20 phút, áp dụng thuốc bền nhiệt
+ 98-100°C trong 30 phút, áp dụng thuốc khá bền ở nhiệt độ cao
- Phương pháp Tyndall
+ Tiệt khuẩn 3 lần ở nhiệt độ 70-80°C/1 giờ. Mỗi lần cách nhau 24 giờ
+ Áp dụng: thuốc không bền ở nhiệt độ cao
- Phương pháp lọc vô khuẩn
+ Sử dụng màng lọc có đường kính lỗ xốp ≤ 022 μm
+ Áp dụng: chế phẩm không bền ở nhiệt độ cao
- Phương pháp tiệt khuẩn thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol là: tiệt khuẩn bằng màng lọc
Milipore 0,22μm và thêm chất bảo quản vì Cloramphenicol không bền ở nhiệt độ cao,
tiết kiệm thời gian, phù hợp với thực hành ở phòng thí nghiệm. Vì là thuốc nhỏ mắt
dùng nhiều lần nên thêm chất bảo quản.
5. Tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm (DĐVN V)
4
- Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu
- Độ trong: dung dịch trong suốt, không có các tiểu phân quan sát được bằng mắt
thường.
- pH từ 7-7.5
- Hàm lượng thường dùng: 0,4%; 0,5%
- Yêu cầu độ vô khuẩn: phải vô khuẩn
- Giới hạn cho phép thể tích: +10% so với thể tích ghi trên nhãn
- Định tính: phải dương tính với phản ứng của cloramphenicol
- Định lượng: hàm lượng Cloramphenicol từ 90,0% đến 110,0% so với hàm lượng ghi
trên nhãn

CỒN QUẾ
1. Cồn thuốc
- Định nghĩa: Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách chiết dược
liệu thực vật, động vật hoặc hòa tan cao thuốc, dược chất theo tỷ lệ quy định với
ethanol ở các nồng độ khác nhau.
- Phân loại:
+ Thành phần nguyên liệu
 Cồn thuốc đơn
 Cồn thuốc kép
+ Theo nguồn gốc dược liệu
 Cồn thuốc thảo mộc
 Cồn thuốc động vật
+ Theo phương pháp điều chế
 Ngâm lạnh
 Ngấm kiệt
 Hòa tan
2. Định nghĩa độ cồn, cách xác định độ cồn
- Độ cồn là số ml cồn ethylic tuyệt đối có trong 100ml dung dịch cồn ở 15°C
- Độ cồn thực: độ cồn đo được bằng cồn kế ở 150C
- Độ cồn biểu kiến: độ cồn đo được bằng cồn kế ở nhiệt độ khác 150C
- Cách xác định độ cồn:
+ Dùng máy đo tỷ trọng
+ Sắc ký với đầu dò ngọn lửa ion hóa

5
+ Cồn kế bách phân (thông dụng nhất)
3. Cách pha loãng cồn có nồng độ xác định
a. Xác định độ cồn thực của dung dịch ban đầu
- Cho cồn muốn đo vào ống đong 250ml. Thả cồn nhiệt kế vào ống đong, để nổi tự do.
Đọc và ghi lại độ cồn biểu kiến và nhiệt độ
- Nếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 56% ta áp dụng công thức T = B – 0,4 (t-15)
trong đó: T: độ cồn thực (%)
B: độ cồn biểu kiến (%)
t: nhiệt độ lúc đo (0C)
- Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn hoặc bằng 56% ta dùng bảng Gay – Lussac
b. Tính lượng cồn cao độ cần lấy
b−c
x= p .
a−c
Trong đó:
x là thể tích cồn cao độ cần lấy (ml)
p là thể tích cồn cần pha (ml)
a,b,c lần lược là độ cồn thực của cồn cao độ, cồn trung gian và cồn thấp độ (a >
b > c) (%)
c. Tiến hành pha chế dung dịch cồn
Đong x (ml) cồn cao độ a% cho vào ống đong 250ml, thêm cồn thấp độ c% vừa đủ
250ml.
d. Xác định lại độ cồn thực của dung dịch mới pha
- Đo độ cồn biểu kiến và nhiệt độ (như trên)
- Đổi sang độ cồn thực
4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về dược liệu đến quá trình hòa tan
chiết xuất
- Cấu trúc dược liệu:
+ Dược liệu non, cấu trúc mỏng manh → dung môi dễ thấm vào dược liệu, quá trình
hòa tan chiết xuất diễn ra nhanh
+ Dược liệu già, cấu trúc cứng rắn → dung môi khó thấm vào dược liệu, quá trình hòa
tan chiết xuất diễn ra chậm
- Mức độ phân chia dược liệu:
+ Phân chia (thái, nghiền, xay): tăng tốc độ hòa tan chiết xuất
+ Mức độ phân chia và cách phân chia phải phù hợp loại dược liệu, phương pháp
chiết, dung môi…
6
 Kích thước thông thường: 0,2 – 2nm
 Để tránh dập nát tế bào dược liệu nên dùng phương pháp phân chia theo
nguyên lý cắt
- Độ ẩm dược liệu: độ ẩm tăng, lượng ethanol giảm, dẫn đến thành phẩm cồn thuốc
không đạt tiêu chuẩn về nồng độ ethanol
5. Vỏ quế
- Nguồn gốc: vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến và phơi khô của cây quế
(Cinnamomum cassia) – họ Long não, có dạng cuộn tròn thành ống hay xay vụn thành
bột màu vàng nâu, thơm mùi quế, vị cay hơi ngọt
- Thành phần hóa học: Tinh dầu aldehyde cinnamic, tanin, đường, chất nhầy,
flavonoid, coumarin…
- Tác dụng: chữa cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu…
6. Các phương pháp có thể áp dụng điều chế cồn quế
- PP ngâm lạnh: lượng dung môi gấp 12-15 lần lượng dược liệu
- PP ngấm kiệt: lượng dung môi gấp 6-7 lần lượng dược liệu
- PP hòa tan: dung môi = ¼ dược liệu
7. Độ cồn phù hợp, cách tiến hành, lượng dung môi sử dụng khi chiết xuất cồn quế
theo phương pháp NGÂM LẠNH
- Độ cồn phù hợp: ethanol 80% (vì chiết dược liệu chứa tinh dầu, tiết kiệm nguyên
liệu, hạn chế sự bay hơi)
- Phương pháp ngâm lạnh: lượng dung môi gấp 12 -15 lần lượng dược liệu
- Cách tiến hành:
+ Cho dược liệu đã chia nhỏ vào dụng cụ thích hợp, thêm khoảng ¾ lượng ethanol
80%
+ Đậy kín, ngâm 3-10 ngày ở nhiệt độ thường, thỉnh thoảng khuấy trộn
+ Gạn lọc thu dịch chiết
+ Rửa và ép bả với lượng ethanol 80% còn lại
+ Gộp các dịch chiết, bổ sung ethanol vừa đủ
+ Để lắng 1-3 ngày, gạn lọc lấy dịch trong
+ Kết thúc quá trình ngâm lạnh
8. Độ cồn phù hợp, cách tiến hành, lượng dung môi sử dụng khi chiết xuất cồn quế
theo phương pháp NGẤM KIỆT
- Độ cồn phù hợp: ethanol 80% (vì chiết dược liệu chứa tinh dầu, tiết kiệm nguyên
liệu, hạn chế sự bay hơi)
- Phương pháp ngấm kiệt: lượng dung môi gấp 6 - 7 lần lượng dược liệu
- Cách tiến hành:
7
+ Chuẩn bị dược liệu: phân chia đến độ mịn thích hợp
+ Làm ẩm dược liệu với 20-30% lượng dung môi so với lượng dược liệu, đậy kín để
yên trong 2-4 giờ
+ Nạp dược liệu vào 2/3 bình ngấm kiệt, gạt bằng mặt, không nén chặt, thêm dung
môi ngập dược liệu, cao hơn 2 – 3cm. Ngâm lạnh khoảng 24 - 48 giờ.
+ Rút dịch chiết với tốc độ 1-3ml/phút
+ Kết thúc ngấm kiệt sau khi đã chiết hết hay gần hết hoạt chất trong dược liệu
9. Tiêu chuẩn chất lượng chế phẩm
- Cảm quan: chất lỏng màu nâu, thơm mùi quế, vị cay hơi ngọt
- Tỷ trọng: 0,87-0,98 g/ml
- Hàm lượng ethanol: 80%
- Tỉ lệ cắn sau khi bay hơi: 1,5-2%
- Định lượng: hàm lượng aldehyde cinnamic
- Định tính: sắc ký lớp mỏng với chất chuẩn aldehyde cinnamic: 1mg/ml diethyl ether
- Hệ số vẩn đục (là số ml nước cho vào 10ml cồn để xuất hiện tủa): 5-6

DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN ĐA ĐIỆN GIẢI


1. Thuốc tiêm truyền
- Định nghĩa: Thuốc tiêm truyền là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước vô
khuẩn, không có chất gây sốt, không chứa chất sát khuẩn, thường đẳng trương với
máu, dùng để tiêm truyền tĩnh mạch với thể tích lớn và tốc độ chậm.
- Thành phần: hoạt chất, dung môi (nước cất pha tiêm), các chất phụ (chất đẳng
tương, hệ đệm pH), bao bì đóng gói trong chai hoặc túi, hiếm ống
- Yêu cầu chất lượng:
+ Phải đạt yêu cầu về độ trong
+ Phải vô khuẩn
+ Nội độc tố vi khuẩn: Có không quá 0,5 đơn vị nội độc tố, xác định bằng nghiệm
pháp LAL (USP 24)
+ pH =5,0-7,5
+ Định lượng: Hàm lượng các ion Na+, K+, Ca2+, Cl-
2. Cách nhận biết dung dịch đa điện giải đẳng trương với máu
- Đo áp suất thẩm thấu: p=7,4atm
- Đo độ hạ băng điểm: ∆ t = -0,52oC
- Nghiệm pháp Hematocrit: thử dung dịch với máu:

8
+ hồng cầu nguyên vẹn  dung dịch đẳng trương
+ hồng cầu co  dung dịch ưu trương
+ hồng cầu vỡ  dung dịch nhược trương
- Tính toán nồng độ Osmol: 290 ± 15% mOsmol/l
Số Osmol = số mol/l x số phân tử phân ly
3. Khi pha chế một dung dịch chưa đẳng trương thì dùng chất nào để đẳng trương?
Cách tính
- Nếu dung dịch ưu trương: pha loãng đến đẳng trương
- Nếu dung dịch nhược trương: thêm chất đẳng trương hóa NaCl, glucose
- Tính theo đương lượng NaCl, theo nồng độ Osmol
- Tính bằng công thức Lumiere – Chevrotier, trị số Sprowls
4. Tiêu chuẩn phòng pha chế thuốc tiêm
- Điều kiện sản xuất vô khuẩn
- Môi trường ít hoặc tránh xa nguồn ô nhiễm, xa khu dân cư, đầy đủ cơ sở hạ tầng, dễ
dàng cung cấp điện nước
- Diện tích không quá rộng hoặc quá hẹp, vừa đủ cho nhu cầu tối thiểu của nhân viên
khi làm việc, sắp xếp hợp lý thiết bị, máy móc sản xuất
- Đảm bảo nguyên tắc “liên tục - một chiều”: đường đi của thành phẩm và nguyên liệu
khác nhau, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
- Vật liệu xây dựng chịu được độ ẩm, hóa chất, tia bức xạ
- Bề mặt nhẵn bóng dễ lau chùi
- Thông gió, điều hòa, ánh sáng thích hợp
- Nhiệt độ 18-25˚C, độ ẩm 35-50%.
- Sản xuất các chế phẩm vô trùng có 4 cấp độ sạch A, B, C, D
+ cấp A: lọc, đóng hàn kín thuốc không tiệt trùng được bằng nhiệt
+ cấp B: pha thuốc tiêm tiệt trùng được bằng nhiệt độ cao
+ cấp C: xử lý, rửa ống (chai, lọ)
+ cấp D: cất nước, sấy, hấp tiệt trùng chai lọ, thành phẩm. Kho nguyên liệu
5. Bao bì thuốc tiêm truyền
- Yêu cầu chất lượng:
+ Bền vững, không nhả tạp vào thuốc
+ Tính bền cơ lý: bền vững sau khi tiệt trùng ở nhiệt độ và áp suất cao, không biến
dạng trong bảo quản, vận chuyển
+ Trong suốt: để có thể quan sát sự biến đổi cảm quan của thuốc (lắng cặn, tách lớp)
9
+ Tính kinh tế: có thể sử dụng 1 lần, nếu được sử dụng lại (xử lý sạch)  giảm giá
thành sản phẩm, tái chế còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường
- Cách xử lý:
+ Chai thủy tinh đóng thuốc tiêm thể tích lớn: rửa sạch, sấy ở 250˚C/1giờ hay 160 0C/
2 giờ hay tiệt trùng ướt: đóng nước cất khoảng 1/3 chai, đóng nút, hấp 121˚C/15phút,
tráng lại bằng nước cất pha tiêm rồi đóng thuốc
+ Bao bì nhựa: rửa bằng nước cất, tiệt trùng bằng xông hơi oxyd ethylen ở nhiệt độ
55-65˚C hoặc hỗn hơp ethylen bromic và methylbromic. Có thể ngâm với dung dịch
hydro peroxid 3%, peracetic 0,01%,.. cần làm sạch hóa chất bằng nước cất nóng, vô
khuẩn.
+ Chai thuốc tiêm truyền cũ (thủy tinh loại I): xử lý với dung dịch sulfo-cromic 10%
+ Nút cao su: rửa sạch, luộc với nước cất sôi 30 phút, sấy nhẹ ở 70˚C. Có thể hấp
cùng
với chai bằng hấp ướt. Nếu chưa đạt, xử lý bằng ngâm với chất tẩy rửa hoặc luộc với
dung dịch natri carbonat 5-10% để khử tạp nhả từ cao su.
6. Các phương pháp tiệt khuẩn nước tiêm truyền
- Tiệt trùng bằng nhiệt ẩm:
+ áp suất thường: 100˚C/30-60phút => thuốc tiêm ít chịu nhiệt
+ áp suất cao: 121˚C/20phút => thuốc tiêm bền ở nhiệt độ cao
- Tiệt khuẩn bằng cách lọc vô khuẩn: màng lọc có đường kính lỗ lọc ≤ 0,22μm =>
thuốc tiêm truyền có hoạt chất không bền nhiệt
=> Phương pháp sử dụng trong bài là tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm trên 100˚C, hấp 121˚C/
20phút. Vì chế phẩm bền ở nhiệt độ cao, không gây độc cho chế phẩm, rẻ tiền, dễ tiến
hành.
7. Các muối dùng để pha dung dịch
- NaCl: phải chứa 99-100,5%. Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh màu trắng, dễ tan
trong nước
- KCl: bột kết tinh màu trắng hoặc tinh thể không màu, tan tốt trong nước, không tan
trong ethanol khan
- CaCl2: bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ hút ẩm, dễ tan trong ethanol
96%
- Tính khối lượng từng muối
mEq m
Ta có công thức: =n x x 1000
L M
Trong đó: mεq : nồng độ đương lượng của chất tan trong 1 lít dung dịch
m: khối lượng chất tan trong 1 lít dung dịch (g)
M: khối lượng mol phân tử của chất tan
10
n: số hóa trị ion phân ly

11

You might also like