You are on page 1of 12

Khi vào phòng thì cầm 1 đôi giấy ghi :

(1) Dự trù dụng cụ

(2) phân tích đơn thuốc (đây là dạng thuốc gì, phương pháp pha chế, dược chất là gì, chất phụ
gồm những chất nào, tác dụng của chúng..)

(3) quy trình pha chế

(4) Vẽ nhãn của thuốc (không cần cắt gián vào chai)

* chú ý

- Trang phục đầy đủ, mũ khẩu trang.

- Phải làm các bước vệ sinh vô khuẩn tay và vị trí làm thực hành

- Thao tác thực hành đúng trình tự ( chú ý nơi tiến hành bào chế phải được bố trí hợp lý, khoa
học, không lẫn lộn dụng cụ với các nhóm khác…)

1.Dung dịch cafein 1,5%

1. Thành phần:
- Cafein: 0.75g
- Natribenzoat 1g
- Nước cất vđ 50ml
2. Phân tích:
3. Dạng thuốc:dung dịch thuốc, dùng uống
- Cafein : Hoạt chất chính - bột kết tinh màu trắng, vị đắng, không mùi, khó tan trong
nước lạnh. Tan trong dung dịch acid, và dung dịch đậm đặc của benzoat hay salicylat
kiềm. Cafein là một chất kích thích tự nhiên thường được tìm thấy trong trà, chè,
café,... Cafein hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp
chúng ta tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi.
Natribenzoat: Làm tăng độ tan của cafein trong nước.
=>Phương pháp bào chế: pp hòa tan đặc biệt ( dùng chất trung gian để làm tăng độ
tan)
4. Cách tiến hành:
4.1. Chuẩn bị: Vệ sinh- vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ:
4.2. Cân dược chất: cân 0,75g cafein
1,00 g natri benzoat.
4.3. Hòa tan Natribenzoat vào 30 ml nước. Khuấy tan hoàn toàn trong cốc có chân.
4.4. Cho cafein vào dung TRƯỜNG
dịch trên.ĐHHòa
KỸ tan hoàn
THUẬT toàn. ĐÀ NẴNG
Y-DƯỢC
4.5. Cho nước cất vừa đủ 50 ml. Khuấy đều.
4.6. Lọc dung dịch qua giấy 50mllọc(nếu cần) Dung dịch uống
4.7. Đóng chai. Dán nhãn. CAFEIN 1,5%
5. Nhãn:
Công dụng: Chữa mỏi mệt, suy nhược, lợi tiểu.

Cách dùng: Uống 15ml/lần, 3 lần/ngày.


Ngày pha Người pha:
2. DD ACID BORIC 3%

Công thức: acid boric 1.5g

Nước cất vd 50ml

Phân tích dơn:

- Dạng thuốc: dung dịch thuốc, dùng ngoài


- Acid boric:dược chất chính, bột kết tinh hoặc tinh thể hình vảy, trơn, nhờn, dễ tan trong
nước nóng. Acid Boric có tính kháng sinh nhẹ chống nhiễm trùng do nấm hoặc vi
khuẩn. Acid Boric dùng cho mắt được sử dụng như thuốc rửa mắt để làm sạch hoặc rửa
sạch mắt.

- Phương pháp bào chế: hòa tan đơn giản (hòa tan nóng)
Cách tiến hành:

- VS-VK, chuẩn bị dụng cụ


- Cân acid boric
- Đun 30 ml nước nóng, sau đó cho acid vào khuấy tan, kéo hết dung dịch vào cốc có
chân, thêm nước vừa đủ 50ml.
- Lọc qua bông nếu cần.
Công dụng: sát khuẩn trong trường hợp viêm tai giữa, khoang mũi, các hốc tự nhiên.
KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

3.NƯỚC THƠM BẠC HÀ


+ Bột Talc 1g
+ Tinh dầu bạc hà 4 giọt
+ Nước cất vđ 100ml
Dạng thuốc: dung dịch thuốc.dùng ngoài.
Phương pháp bào chế:Dùng chất trung gian làm chất mang để phân tán dược chất vào nước

.Công dụng của các thành phần:


- Tinh dầu bạc hà: Dược chất chính,khó tan trong nước,dễ tan trong ancol và các chất hữu cơ.
- Bột Talc: chất phụ,làm chất phân tán tinh dầu trong nước.Dùng bột talc trộn đều với tinh
dầu để tinh dầu phân tán đều
- Nước cất : làm dung môi.
Cách tiến hành:Với thời tiết lạnh nên đun một ít nước ấm ( 20-25 độ) để hạn chế váng dầu
B1: Chuẩn bị: Vệ sinh- vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ:
B2: Cân bột talc và tinh dầu bạc hà.
B3: Nghiền mịn 1g bột talc với 4 giọt tinh dầu.
Nghiền trộn kĩ cho đều
B4: Thêm nước (khoảng 20ml) vào hỗn hợp (kết hợp nghiền kĩ giúp thấm nước tốt,phân tán
đều)
Gạn vào cốc có chân 100ml
Thêm 20 ml nước vào cắn nghiền kĩ và gạn cho vào cốc có chân cứ làm khoảng 4-5 lần.
Thêm nước vđ 100ml
B5: Lọc qua giấy lọc,đóng chai(cho vào bình màu),dán nhãn.
có thể ghi nhãn gián theo 2 cách:

+ theo một đơn thuốc bình thường (thuốc súc miệng, dung dịch súc miệng…., có tác dụng súc
miệng, sát trùng răng miệng, liều…..)

Nhãn:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG


100ml Thuốc súc miệng
NƯỚC THƠM BẠC HÀ
Công dụng: Sát trùng đường hô hấp trên
Cách dùng: Dùng súc miệng 2-3 lần / 1ngày.
Ngày pha: Người pha:

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

+ theo đơn nguyên liệu ( nhãn nguyên chất)

NƯỚC THƠM BẠC HÀ

100ml

Ngày pha Người pha: ĐH Dược 2A

DD NƯỚC SÚC MIỆNG POVIDON-IOD 1%

PVP-iod 0,5g => Dược chất


Natri saccharin 0,02g => Chất tạo ngọt
Menthol 0,01g => Chất tạo mùi
PEG 400 1g hỗn hợp hòa tan menthol,
Ethanol 96% 3g duy trì độ ổn định của thuốc
Nước cất vđ 50ml => Dung môi
Phương pháp bào chế: pp hòa tan đơn giản ở nhiệt độ thường
PVP-iod
Natri saccharin
Menthol
PEG 400
Ethanol 96%
Nước cất vđ

PVP-iod: do chất mang PVP giúp tăng độ tan của iod trong nước, giải từ từ iod nên giảm độc
tính iod.
PVP: trương nở nhẹ nên đổ từ từ khuấy kĩ. Tan trong cồn.
Các bước thực hiện:
1. Chuẩn bị: Vệ sinh- vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ
2. Pha chế.
- Hòa tan Natri saccharin vào nước (khoảng 35ml) : dd1
- Hòa tan Menthol trong hỗn hợp PEG 400 và Ethanol 96% : dd2
(tạo hỗn hợp dung môi trước rồi mới cho Menthol vào)
- Phối hợp dd1 + dd2 = dd3
- Hòa tan TỪ TỪ PVP-Iod vào dd3
- Thêm nước vđ 50ml, khuấy đều
- Lọc qua bông cho vào chai màu và dán nhãn

TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ


NẴNG
50ml Nước súc miệng
POVIDON-IOD 1%
Công dụng: Sát trùng răng miệng
Cách dùng: Súc 2-3lần/ngày
Ngày pha:301116 Người pha:
ĐH Dược 2A
KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

POTIO CHỮA HO
Natri benzoat 1g
Calci clorid 1g
Siro đơn 7,5g
Cồn vanillin 5 giọt
Nước cất vừa đủ 50ml
Phương pháp bào chế: pp hòa tan đơn giản ở nhiệt độ thường
Natri benzoat
Vai trò : dược chất.
Công dụng : tăng bài tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích.
( thuốc long đờm ).
Tính chất : Bột kết tinh hay tinh thể màu trắng, hơi hút ẩm. Dễ tan trong nước, hơi tan trong
ethanol 90%.
Calci clorid
Vai trò : dược chất.
Công dụng : chống viêm, chống dị ứng, cầm máu trong trường hợp ho ra máu.
Tính chất : Tinh thể màu trắng, tan nhiều trong nước. có tính hút ẩm.
Siro đơn
Vai trò : chất tạo ngọt. Vừa làm chất bao để tránh tương kị hóa học xảy ra.
Cồn vanillin
Vai trò : chất tạo mùi.
Nước cất : dung môi.
Qui trình
1.Chuẩn bị: Vệ sinh- vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ
2. Cân
Cân natri benzoat trên giấy cân.
Cân calci clorid trên mặt kính đồng hồ.
Cân siro đơn trong cốc có mỏ.
3. Đánh dấu chai trắng.
Đong 50ml nước trong cốc có chân, rót vào chai, đánh dấu.
4. Hòa tan calci clorid với 15ml nước cất trong cốc có mỏ, lọc qua giấy lọc vào chai.
Cho siro đơn vào chai, lắc kỹ.
Hòa tan natri benzoat với 25ml nước cất trong cốc có mỏ, lọc qua giấy lọc cho vào
chai.
5. Cho cồn vanilin vào chai.
6. Thêm nước cất vừa đủ 50ml.
7. Đậy nút, dán nhãn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

50m Thuốc uống

POTIO CHỮA HO

Công dụng : Chữa ho.

Cách dung : 15-30 ml/lần, 3 lần/ngày, sau khi ăn.

Hạn dùng : không quá 48h kể từ lúc pha.

Ngày pha : Người pha : ĐH Dược 2A

PHA HỖN DỊCH TERPIN HYDRAT


Terpin hydrat 2g
Gôm arabic 1g
Natri benzoat 2g
Siro codein 15g
Nước cất vđ 75ml
Phương pháp bào chế:pp phân tán cơ học (dùng thêm chất gây thấm là gôm arabic)

Phân tích đơn:


-Terpin hydrat: ( dược chất)
+Là tinh thể trong suốt không màu hoặc bột kết tinh màu trắng, không mùi. Sấy cẩn thận ở
100oC, chế phẩm thăng hoa, tạo tinh thể hình kim. Để ở không khí khô, chế phẩm mất nước
kết tinh.
+ Ít tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng, ethanol 96o
+ Dược chất chữa ho, long đờm
-Gôm arabic: ( chất gây thấm) là chất nhũ hóa thiên nhiên thuộc nhóm carbohydrat.
+ Là bột kết tinh màu trắng hay trắng ngà.Tan trong nước dễ dàng và có khả năng làm giảm
sức căng bề mặt
-Natri benzoat: ( dược chất trị ho, chất bảo quản)
+ Là bột màu trắng, không mùi, tan trong nước.
+ Làm tăng tiết dịch nhầy, giảm kích ứng=> trị ho, long đờm.
-Siro codein:
+ Codein là dược chất trị ho
+ Siro là chất tạo ngọt, đồng thời làm tăng độ nhớt nên tăng tính ổn định của thuốc.
-Nước: (là chất dẫn)
Cách tiến hành:** chú ý dự trù cồn để nghiền terpinhydrat

-Đánh dấu chai 75ml ( chai trong)


-Cân và nghiền mịn terpin hydrat và gôm arabic, trộn thành bột kép, thêm vài giọt cồn 900
- Thêm đồng lượng siro codein nghiền thành bột nhão
- Cho siro codein còn lại cào chai
- Hòa tan Natri benzoat trong nước, dùng dung dịch này để kéo dẫn hỗn dịch vào chai đã có
siro đơn.
- Bổ sung nược vđ 75ml, lắc đều
- Dán nhãn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ


NẴNG
75ml Thuốc
uống
HỖN DỊCH TERPEN HYDRAT
Công dụng: Thuốc làm dịu ho, long đờm.
Cách dùng: Uống sau khi ăn
1 thìa canh/lần, 2-3 lần / ngày
HSD: Không quá 48h kể từ lúc pha
Ngày pha:9h00p Người pha: ĐH Dược 2A
111116
LẮC ĐỀU TRƯỚC KHI DÙNG

Lotio kẽm oxyd


Kẽm oxyd 1g
Tinh bột 1g
Glycerin 5g
Nước cất vđ 50ml
Phương pháp bào chế:pp phân tán cơ học
+ Phân tích đơn:
_ Chất phân tán:
Kẽm oxyd (dược chất) : bột trắng mịn, không tan trong nước, là chất phân tán thân
nước -> Không cần sử dụng chất gây thấm.
Tinh bột : chất ổn định keo thân nước, tăng quá trình hydrat hóa tiểu phân dược chất
rắn, tăng độ nhớt môi trường phân tán; ngoài ra trong quá trình nghiền kẽm oxyd thì nên lót
trên bề mặt cối và chày một lớp mỏng tinh bột để tránh kẽm oxyd bị dính sít vào cối chày.
 _ Môi trường phân tán:
o Glycerin : chất ổn định chế phẩm, tăng độ nhớt môi trường.
o Nước cất : dung môi.

 +Quy trình thực hiện:Chọn cối chày có độ nhám để tăng lực ma sát -> dễ phân tán

1.Chuẩn bị: Vệ sinh- vô khuẩn – chuẩn bị dụng cụ


2. Cân dược chất trong công thức, đánh dấu (50ml) chai thủy tinh không màu.
3. Nghiền khô:
_ Làm nóng cối chày.
_ Nghiền mịn 1g tinh bột bằng cối chày đã làm nóng -> cho tinh bột đã nghiền mịn ra ngoài.
_ Cho 1g kẽm oxyd vào (cối chày đã làm nóng và có lót một lớp mỏng tinh bột) -> Nghiền
mịn -> cho tinh bột đã nghiền mịn vào -> Nghiện trộn phối hợp thành hỗn hợp bột kép đồng
nhất (mịn tối đa)
4. Nghiền ướt:
_ Thêm 1/3 Glycerin vào hỗn hợp bột kép -> Nghiền trộn thật kỹ -> Tạo khối nhão - hỗn dịch
đặc.
5. Phân tán dược chất vào chất dẫn:
_ HD đặc + 10ml nước -> Nghiền trộn kỹ -> Để lắng 1-2 phút -> Gạn phần trên vào chai.
_ Thêm 1/3 Glycerin -> Nghiền trộn kỹ -> Thêm 10ml nước -> Nghiền trộn kỹ -> Để lắng 1-2
phút -> Gạn phần trên vào chai.
_ Thêm hết lượng Glycerin còn lại -> Nghiền trộn kỹ -> Thêm 10ml nước tráng hết cối chày
-> Nghiền trộn kỹ -> Kéo vào chai.
_ Thêm nước vừa đủ 50ml, đậy nút, lắc đều.
6. Ghi nhãn:
Trường ĐH Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
50ml Thuốc dùng ngoài
LOTIO KẼM OXYD
Công dụng: Trị mẫn ngứa ngoài da.
Cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh,
bôi 2-3 lần/ ngày.
Ngày pha: Người pha:
ĐH Dược 2A
……
Hạn dùng: 1 năm.
LẮC KỸ TRƯỚC KHI DÙNG
KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

PHA CỒN:
Đong và pha cồn 100ml cồn 70o từ cồn cao độ và cồn thấp độ(5 bước)
Tiến hành: (Tiệt khuẩn dcụ: rửa xà phòng, tráng sạch, tráng nước cất, tráng cồn tiệt khuẩn)
B1: đo cồn lấy pha: Độ cồn biểu kiến (B) = ? o t = ? oC
B2: chuyển sang độ cồn thực (T): có 2 trường hợp
B ≥ 56oC => tra bảng  T= ?
B ≤ 56oC => áp dụng công thức: T= B-0,4(toC – 15)=?
B3: tính thể tích cồn cao độ V1cần để pha
Pha cồn trung gian từ cồn cao độ và cồn thấp độ:
V1(C1 – C3) = V2 (C2 – C3) V1=
V2, C2 : Cồn cần pha (V2 = 100, C2 = 70)
V1, C1: Cồn cao độ
C3: Cồn thấp độ
B4: Pha cồn
Đong chính xác V1 (ml) cồn cao độ
Thêm cồn thấp độ vừa đủ thể tích cần pha
Cho ra cốc có mỏ, khuấy đều, chờ ổn định.
B5: Kiểm tra lại độ cồn vừa pha: B’= ? o ; t’= ? oC  T’= ?
Rơi vào 1 trong 3 trường hợp:
* Nếu độ cồn vừa pha T’= độ cồn cần pha (chênh lệch ± 1o) không cần hiệu
chỉnh.
* Nếu T’> độ cồn cần pha hiệu chỉnh, thêm nước cất:
V1C1 = V2C2V1 = =>Vnước cất= V1-V2
V2, C2 : Cồn vừa pha V1 , C1: Cồn cần pha (C1 = 70)
Đong chính xác Vnước cho vào cốc (chứa cồn vừa pha), khuấy đều, kiểm tra
lại.
* Nếu độ cồn vừa pha T’< độ cồn cần pha thêm cồn cao độ:
V1(C1 – C3) = V2 (C2– C3) V1=
Đong chính xác V1 cho vào cốc(chứa cồn vừa pha) khuấy đều, kiểm tra lại.
V2, C2 : Cồn cần pha (V2 = 100, C2 = 70)
V1, C1: Cồn cao độ
C3: Cồn vừa pha
CỒN ASA
Thành phần: Aspirin 5 gam  Dược chất
Natri salicylate 4,4 gam  Chất ổn định
o
Cồn 70 vđ50 ml  Dung môi
Phân tích đơn:
Phương pháp điều chế: pp hòa tan đơn giản ở nhiệt độ thường
-Natrisailicylat là chất ổn định môi trường, giúp cho aspirrin hòa tan trong cồ một cách từ từ

Bước tiến hành:

1. Vệ sinh, vô khuẩn, chuẩn bị dụng cụ, đánh dấu chai


2. Cân các thành phần (aspirin và natri salicylate) trên giấy cân
3. lấy cốc khô -> cho Natrisalicylat vào-> cho cồn vào-> tan -> cho aspirin -> dùng
pipet nhựa cho cồn vào xung quanh thành cốc.
* chú ý: khi pha cồn A.S.A hạn chế nghiêng cốc khi cho aspirin vào
4. Lọc trong qua bông vào chai màu
5. Đậy nút, dán nhãn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG


50ml Thuốc dùng ngoài
CỒN A.S.A
Công dụng: Chữa lang ben
Cách dung: Rửa sạch da, lau khô, bôi thuốc 1 – 2 lần/ngày
Ngày pha: 30112016 Người pha: ĐH Dược 2A
KHÔNG ĐƯỢC UỐNG

KEM BÔI LÀM MỀM DA

Pha dầu Acid stearic 4,2 g Dược chất, tan


trong dầu. Làm
mềm, làm bóng
da.
Dầu parafin 2g chất ổn định,
tăng tính thấm,
làm ẩm và mềm
da.
Pha nước Kali carbonat 0,5 g Có tính sát
Natri borat 0,5 g khuẩn nhẹ. Tác
dụng vs acid
stearic tạo ra
chất nhũ hóa
trên bề mặt phân
cách pha.
Nước cất v đ 50 g Pha phân tán

Phương pháp pha chế: “ XÀ PHÒNG HÓA TRỰC TIẾP”


Tiến hành:

Pha dầu: Đun dầu parafin ( 60oC) thêm từ từ acid stearic

Pha nước: Đun (65oC) kali carbonat natri borat và nước cất

Phối hợp 2 pha vào nhau trong cối nóng.

NHŨ DỊCH DẦU CÁ


Dầu cá 2g
Gôm arabic 1g
Siro đơn 10 g
Cồn vanilin 10 giọt
Nước cất vđ 50 ml
Phương pháp bào chế:pp keo khô
Tính chất của các thành phần có trong đơn:
- Dầu cá:
+ Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực (hexan, aceton, ether…)
+ Trong nước tạo mùi khó chịu vì chất béo bị thủy phân tạo thành những acid béo mạch ngắn
có mùi khó chịu
+ Nhiệt độ nóng chảy thấp do có chứa các acid béo không no nhiều nối đôi.
+ Dầu cá rất ít ổn định, dễ bị phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ cao
- Gôm arabic:
+ Tan được trong nước, không tan trong chất béo, có độ nhớt thấp.
- Vai trò của các thành phần trong đơn:
+ Dầu cá: pha dầu, dược chất: phòng ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, hỗ trợ giảm cân, cân
bằng nồng độ cholesterol, điều trị viêm khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzehimer, ngoài ra
omega-3 trong dầu cá còn hỗ trợ giảm huyết áp và tốt cho da. Lưu ý: dùng nhiều dầu cá dễ
dẫn đến rối loạn chảy máu gây bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng đến huyết áp.
+ Gôm arabic: chất nhũ hóa, giúp nhũ tương hình thành và có độ bền nhất định.
+ Siro đơn: hòa tan trong nước làm tăng độ nhớt, tăng tỉ trọng của môi trường phân tán nên
làm ổn định nhũ tương, điều vị.
+ Cồn vanilin: tạo hương, điều vị.
+ Nước cất: môi trường phân tán.
Với thời tiết lạnh nên đun một ít nước ấm ( 20-25 độ) để hạn chế váng dầu

1. Vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ


2. Đánh dấu chai + cho sẵn siro
3. Cân các thành phần trong công thức
4. Tạo nhũ dịch đặc:
Nghiền mịn gôm arabic => thêm dầu cá vào đảo đều => thêm 2 ml nước ấm, nghiền nhanh,
mạnh, 1 chiều, đều tay để tạo thành nhũ dịch đặc.
5. Lấy khoảng 30 ml nước pha loãng nhũ dịch đặc, kéo hỗn hợp vào chai có sẵn siro đơn.
6. Thêm cồn quế, nước cất vừa đủ 50 ml, lắc đều.
7. Đóng chai, dán nhãn.
NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN

Công thức:

- Dầu parafin 35,0 g

- Tween 80 và Span 80 6,0 g

(tween: 4, 32g , span: 1, 68g)

- Nước cất vừa đủ 100 ml

 Nếu pha 100ml , thì X2 số liệu lên.

* Dầu Parafin: là dược chất chính, nhóm thân dầu, không phân cực,chất lỏng
trong không màu,sánh , nhạt, khó uống, thực tế không tan trong nước và ethanol 96% nhưng
tan trong ether và cloroform.Có tác dụng nhuận tràng ( ~ 15g )và tẩy ( > 30g).
* Tween 80
- Tá dược thân nước
- Chất sánh lỏng, màu vàng or vàng nâu,mùi dễ chịu,độ nhớt cao tăng ổn định của nhũ dịch
- là chất gây thấm làm tăng độ tan cho dược chất, ,tăng khả năng phân tán
* Span 80
- Là những acid béo,Tá dược thân dầu
- Chất sánh lỏng,màu vàng nhạt,độ nhớt cao
- là chất gây thấm Làm tăng độ tan cho dược chất, ,tăng khả năng phân tán
Phương pháp: phương pháp keo ướt.
Cách tiến hành:
- Vệ sinh, vô khuẩn, chuẩn bị dụng cụ, đánh dấu chai
- Cân dầu parafin vào cốc thủy tinh ( cốc 1), đun nóng đến 60°C, hòa tan Span 80 vào dầu từ
từ

- Lấy 59ml nước, đun nóng đến 65 ° C, hòa tan Tween 80 vào nước từ từ ( cốc 2).

- Rót cốc 2 vào cốc 1, khuấy trộn đều bằng máy.

- Đóng chai, dán nhãn, nhãn có thêm dòng chữ “ Lắc trước khi dùng”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

100 ml Nhũ tương uống

NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN

Công dụng: nhuận tràng, tẩy ( tùy theo liều lượng)


Cách dùng: nhuận tẩy 15g dầu parafin, tẩy > 30g dầu
parafin.
Ngày pha: Người pha: ĐH Dược 2A
LẮC TRƯỚC KHI DÙNG
SIRO ĐƠN CHẾ NÓNG

SIRO CITRIC 1%

SIRO CALCI CLORID

You might also like