You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC
BỘ MÔN BÀO CHẾ

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP BÀO CHẾ 1


PHẦN 1

DUNG DỊCH THUỐC


VÀ HÒA TAN CHIẾT XUẤT
(ĐIỀU CHẾ SIRO TRỊ HO)

Đợt Thực Tập: 2


Nhóm Thực Tập: 1
Ngày Thực Tập: Sáng Thứ 2 và Sáng Thứ 4
Bàn Thực Tập: 4 - Tiểu nhóm: 8
Lớp: VB2-2014 NH: 2015-2016

Tháng 06/2016
Công thức 1 đơn vị và 4 đơn vị sản phẩm siro trị ho
STT Thành phần 1 đơn vị sản phẩm 4 đơn vị sản phẩm
1 Dung dịch Bromoform dược dụng 0,6 g 2,4 g
2 Cồn Aconite 0,6 g 2,4 g
3 Eucalyptol 0,01 g 0,04 g
4 Siro húng chanh 12 g 48 g
5 Nước bạc hà 5 ml 20 ml
6 Acid citric 0,1 g 0,4 g
7 Natri benzoate 0,1 g 0,4 g
8 Nước tinh khiết 2 ml 8 ml
9 Siro vỏ quýt (vđ) 100 g 400 g

BƯỚC 1: ĐIỀU CHẾ NGUYÊN LIỆU


1. Cồn Aconit
1.1. Công thức và cách điều chế [2]
Công thức cồn aconit với lượng dược liệu là 40 g
Ô đầu, bột mịn vừa 40 g
Cồn 90o vừa đủ 320 g
Cách điều chế: Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt
 Làm ẩm 40 g bột Ô Đầu trong 20 ml cồn 90 o trong becher 250 ml, bao kín bằng nilon. Để
yên khoảng 2 giờ
 Giai đoạn ngâm lạnh: cho bột Ô đầu đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt đã lót bông và giấy
lọc ở đáy. Cho cồn 90o vào từ từ (bằng ống đong) đến khi ngập mặt dược liệu khoảng 1,5
cm. Ngâm 24 giờ.
 Rút dịch chiết với tốc độ 1 ml/phút (khoảng 1giọt/ 3giây). Thêm cồn 90 o trong khi rút
dịch chiết sao cho cồn luôn ngập mặt dược liệu. Tổng lượng cồn 90 o thêm vào để rút dịch
chiết là 250 ml ( ¾ lượng dịch chiết cần rút).
 Thêm dung môi và tiếp tục rút dịch chiết cho đến khi thu được 250 ml thì không thêm
dung môi nữa.
 Rút hết dịch và ép bã.
 Trộn dịch chiết với dịch ép, nếu cần bổ sung thêm cồn 90o vừa đủ 320 g.
 Định lượng alkaloid trong dịch chiết.
 Lọc sau 3 ngày để yên trong mát.
1.2. Các đặc điểm của dược liệu [2], [4]
 Ô đầu là rễ củ của cây Ô đầu (Aconitum fortune
Ranunculaceae)
 Rễ củ hình củ ấu hay hình con quay. Mặt ngoài màu
nâu hay nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc và vết tích
của rễ con đã cắt ra. Cứng chắc, rắn và dai, khó bẻ,
vết cắt màu nâu xám nhạt. Vị nhạt sau hơi chát và
hơi tê lưỡi.
 Ô đầu chính là củ cái không qua chế biến, rất độc
thường chỉ dùng ngoài

1
 Phụ tử là củ con có qua chế biến, ít độc hơn dùng đường uống
 Ô đầu là một dược liệu độc, không tan trong nước, tan trong cloroform hay benzen, cồn,
ete. Aconitine
 Thành phần hóa học chính của ô đầu là alkaloid aconine, aconitine.
 Đối với dược liệu độc thì dung môi chiết xuất thường là ethanol 70 %, nhưng riêng ô đầu
ta dùng ethanol 90 % vì hoạt chất trong ô đầu là aconitin dễ bị thủy phân làm giảm độc
tính của ô đầu xuống 1000 lần, nên đễ giữ hoạt tính của ô đầu phải chiết bằng cồn 90o.
 Aconitin dễ bị thủy phân thành acid acetic và benzoylaconitin, làm giảm tác dụng dược lý
của cồn ô đầu.
1.3. Sơ đồ xác định nhanh giới hạn alcaloid trong cồn aconit [4]
Theo phương pháp Debreuill
Dịch chiết cồn ô đầu

Mẫu A 20 g Mẫu B 20 g

Cô cách thủy Cô cách thủy

Cắn A Cắn B

1 ml HCl 10% 1 ml HCl 10%


20 ml nước cất 20 ml nước cất
4,5 ml TT Mayer 10% 5,5 ml TT Mayer 10%
Lọc Lọc

Dịch lọc A Dịch lọc B

1 ml TT Mayer 10% 1 ml TT Mayer 10%

Tủa Không tủa

Kết quả: 1 ml thuốc thử Meyer 1/10 tương ứng 0,0021 g aconitin.
 Nếu mẫu A có tủa, mẫu B không tủa: Đạt, lượng alkaloid toàn phần tính theo aconitin nằm
trong khoảng giới hạn cho phép (0,045 – 0,055 %).
 Nếu mẫu A và mẫu B đều có tủa: Không đạt, chứng tỏ hàm lượng alkaloid quá đậm đặc, phải
pha loãng.
 Nếu mẫu A và mẫu B đều không có tủa: Không đạt, chứng tỏ hàm lượng alkaloid quá thấp,
cần phải chiết thêm lô khác đậm đặc hơn để pha trộn 2 mẫu nhằm đạt được hàm lượng
alkaloid mong muốn.

2
1.4. Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm của cồn Aconit [3]
Cảm quan: Là chất lỏng màu vàng nâu nhạt, vị đắng và gây cảm giác kiến cắn trên đầu lưỡi.
Tỷ trọng ở 250C: 0,825 – 0,855.
Độc tính: Độ độc của 1 ml cồn thuốc phải tương ứng với độ độc của 0,15 mg aconitin chuẩn
hoặc LD50 cho mỗi kg thể trọng chuột phải xấp xỉ 2,4 ml (giới hạn trên và dưới 1,6 và 3,2 ml).
Định lượng
Cân chính xác 100 g chế phẩm, đun cách thủy và sấy cho bay hơi cồn. Hòa tan cắn
bằng cách nghiền nhẹ với 25 ml dung dịch acid sulfuric 1% và làm tiếp 3 lần, mổi lần với dung
dịch acid sulfuric 0,1N. Lọc các dịch acid qua bông vào một bình gạn. Kiềm hóa bằng dung
dịch ammoniac (TT) và lắc nhiều lần, mổi lần với một lượng nhỏ chloroform tới khi chiết hết
alkaloid. Rửa mỗi dịch chloroform với cùng một lượng 20 ml nước. Tập trung các dịch
chloroform đun cách thủy nhẹ cho bay hơi chloroform, thêm 5 ml eter (TT) vào cắn rồi làm bay
hơi. Giữ cắn thu được ở 60 oC trong vòng 1 giờ. Hòa tan cắn với 20 ml dung dịch acid sulfuric
0,02N. Định lượng acid thừa bằng dung dịch natri hydroxid 0,02N, chỉ thị là methyl đỏ.
Gọi n là số ml dung dịch natri hydroxid 0,02N đã dùng.
1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02N tương ứng với 0,01292 g alkaloid, tính theo
aconitin, (C34H47O11N).
Hàm lượng phần trăm alkaloid của chế phẩm đem thử tính theo công thức.
(20 – n). 0,01292
Cồn ô đầu phải chứa 0,045 – 0,055 phần trăm alkaloid toàn phần, tính theo aconitin,
(C34H47O11N).
1.5. Uớc lượng lượng cồn 90o cần sử dụng để chiết xuất:
Theo thực tế lượng cồn thuốc cần thu được là khoảng 320 g. Vì vậy lượng ethanol 90 o
cần dùng phải ít nhất là 500 – 600 ml (trừ hao lượng dung môi lúc làm ẩm và dung môi bị giữ lại
trong dược liệu).
2. Siro húng chanh [2]
Siro húng chanh được điều chế từ nguyên liệu: lá húng chanh tươi, đường, nước cất.
Theo lý thuyết để điều chế 4 đơn vị thành phẩm thì cần siro húng chanh là 48 g, thực tế nhóm sẽ
pha 60 g siro húng chanh do trừ lượng hao hụt trên dụng cụ.
Dịch chiết húng chanh:
- Để có 60 g siro cần lượng dịch chiết là 21,5 ml (hoặc 21,5 g).
60 . 1 00
m = = 21,429 g
280
- Biết 0,8 ml dịch chiết tương ứng với 1 g dược liệu (tỷ trọng dịch chiết xem như bằng 1).
21,5 . 1
m = = 26,875 g
0,8
→ Vậy để điều chế 21,5 g dịch chiết ta cần lượng lá húng chanh là 27 g lá.
Công thức điều chế 21,5 ml dịch chiết húng chanh là
Lá húng chanh tươi 27 g
Nước cất 30 ml
Siro húng chanh:
- Hòa tan đường vào dịch chiết để thu được siro húng chanh
60 . 180
m= = 38,571 g
280
3
→ Vậy cần thêm 38,5 g đường vào dịch chiết húng chanh.

Công thức điều chế 60 g siro húng chanh là


Siro đơn pha chế nguội [2] Siro húng chanh (60 g)
Đường 180 g Đường 38,5 g
Nước 100 g Dịch chiết húng chanh 21,5 g
Siro thu được 280 g Siro thu được 60 g

3. Nước bạc hà
Công thức và cách điều chế 50 ml (hoặc 50 g) nước thơm bạc hà từ nguyên liệu tinh dầu bạc hà
theo phương pháp.
3.1. Dùng chất trung gian hòa tan
Điều chế nước thơm bạc hà dùng bột Talc làm chất trung gian hòa tan [2]
Công thức gốc Công thức thực tế
Tinh dầu bạc hà :1g Tinh dầu bạc hà : 0.05 g
Bột Talc : 10 g Bột Talc : 0,5 g
Nước cất vđ : 1000 g Nước cất vđ : 50 g
Điều chế: Cân 0,05 g tinh dầu bạc hà nghiền với bột Talc, sau đó thêm nước cất vừa đủ 50 g,
khuấy kỹ. Để yên 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy, sau đó lọc qua giấy lọc đã thấm ướt.
Dùng chất diện hoạt Tween làm chất trung gian hòa tan [2]
Công thức gốc Công thức thực tế
Tinh dầu bạc hà :2g Tinh dầu bạc hà : 0,1 g
Tween 20 : 20 g Tween 20 :1g
Ethanol 90% : 200 g Ethanol 90% : 10 g
Nước cất : 778 g Nước cất : 38,9 g
Điều chế: Cân 0,1 g tinh dầu bạc hà và 1 g Tween 20 cho vào erlen có nút mài, đậy nắp và lắc
đều. Cân 10 g ethanol 90% vào erlen trên lắc đều, thêm nước cất vừa đủ 50 g lắc đều tiếp. Lọc
qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng chai, dán nhãn, bảo quản.
Dùng ethanol 90 % làm chất trung gian hòa tan [2]
Giai đoạn 1: Hòa tan trong ethanol Giai đoạn 2: Hòa tan trong nước
Tinh dầu bạc hà : 0,1 g Dung dịch giai đoạn 1 :1,5 g
Ethanol 90 % vđ : 10 g Nước cất vđ : 50 g
3.2. Phương pháp ghi trong “Aromatic water”, sách “Remington” [7]
Công thức gốc Công thức thực tế
Tinh dầu bạc hà : 20 ml Tinh dầu bạc hà : 1 ml
Ethanol 90 % : 600 ml Ethanol 90 % : 30 ml
Bột Talc : 50 g Bột Talc : 2,5 g
Nước cất vđ : 1000 ml Nước cất vđ : 50 ml

4
Điều chế: Đong 30 ml ethanol 90 % cho vào erlen có nút mài, thêm 1 ml tinh dầu bạc hà vào
erlen trên đậy nắp lắc đều. Thêm từ từ nước cất vừa đủ 50 ml, lắc mạnh. Trộn 2,5 g bột Talc vào
hỗn hợp trên, lắc đều sau đó để yên vài giờ. Lọc qua giấy lọc đã thấm nước.

4. Siro vỏ quýt
Siro vỏ quýt được điều chế bằng cách trộn 1 phần dịch chiết đậm đặc vỏ quýt với 9 phần siro đơn
[2]. Công thức điều chế 400 g siro vỏ quýt.
Dịch chiết đậm đặc vỏ quýt 40 g
Siro đơn 360 g
Vì trong dịch chiết đậm đặc vỏ quýt đã có 1 phần siro đơn nên trong quá trình điều chế cần tính
thêm lượng siro này.
Lượng siro điều chế = Siro đơn (360 g) + Lượng thêm vào dịch chiết đậm đặc
4.1. Dịch chiết đậm đặc vỏ quýt
Công thức điều chế 40 g dịch chiết đậm đặc vỏ quýt [2]
Công thức gốc Công thức điều chế
Vỏ quýt cắt nhỏ 30 g Vỏ quýt cắt nhỏ 12 g
Ethanol 80% 30ml Ethanol 80% 12 ml
Ethanol 90% 30 ml Ethanol 90% 12 ml
Nước 300 ml Nước 120 ml
Siro đơn vừa đủ 100 g Siro đơn vừa đủ 40 g
Sơ đồ điều chế 40 g dịch chiết đậm đặc vỏ quýt [2]
12 g vỏ quýt tẩm 12 ml ethanol 80%, để 12 giờ

80 ml nước 80oC, để 12 giờ, gạn lọc

Dịch chiết 1 Dược liệu đã chiết lần 1

Cất cồn thơm 40 ml nước 80oC


để 6 giờ, lọc

8 ml cồn thơm Dịch chiết đã cất cồn Dịch chiết 2

Hỗn hợp DC

Cô cách thủy

12 ml dịch chiết đậm đặc

+ 12 ml cồn 90%, để lạnh 12h, gạn lọc

Dịch chiết đậm đặc đã loại tạp chất (quy thể tích về khối lượng)

+ Siro đơn vđ (ghi lại lượng siro thêm vào)


5
Dịch chiết đậm đặc vỏ quýt (40 g)
Tính chất của chế phẩm: [2]
- Dịch chiết đậm đặc là dạng bào chế trung gian được pha chế sẵn và bảo quản trong phòng
pha chế.
- Khi cần pha siro thuốc thì trộn 1 thể tích dịch chiết đậm đặc với 9 thể tích siro đơn.
- Ưu điểm của dịch chiết đậm đặc là cho phép điều chế chế phẩm từ dược liệu nhanh chóng
mà không cần bảo quản dược liệu ở phòng pha chế.
- Dịch chiết đậm đặc được tiêu chuẩn hóa về mặt hóa học, vật lý nên các thành phẩm thu
được từ dịch chiết đậm đặc sẽ đồng nhất về mặt chất lượng, ít phụ thuộc vào dược liệu.

4.2. Siro đơn


Bốn công thức tương ứng với lượng đường 320 g

Tên CT Công thức đề nghị Tỉ trọng Cách pha


Siro pha Công thức gốc Hòa tan 320 g đường vào becher chứa 178 g
nguội Đường saccarose 180 g nước, khuấy cho tan hoàn toàn, có thể gia
[1],[3] Nước cất 100 g nhiệt (<60 °C) để gia tăng tốc độ hòa tan. Lọc
Cách tính toán trong qua túi vải. Điều chỉnh (nếu cần) để có
180 g đường được 280 g siro tỷ trọng quy định.
1,32
320 g đường → 498 g siro
(20oC)
180 g đường tan /100 g nước
320 g đường → 178 g nước
Đường 320 g
Nước 178 g
Siro thu được 498 g
Siro pha Công thức gốc Đun 194 g nước đến khoảng 70-80°C , cho
nóng Đường saccarose 165 g 320 g đường vào vừa đun vừa khuấy cho
[1],[3] Nước cất 100 g đường tan hoàn toàn, tiếp tục đun đến 105°C.
Cách tính toán 1, 26 Lọc nóng qua túi vải. Điều chỉnh (nếu cần) để
100 g siro có 64 g đường (105oC) có tỷ trọng quy định.
500 g siro← 320 g đường
165 g đường tan /100 g nước 1,32
320 g đường → 194 g nước (20oC)
Đường 320 g
Nước 194 g
Siro thu được 500 g
Siro Công thức gốc Siro đơn được điều chế từ nước sôi tốt hơn,
theo Đường 850 g không cần gia nhiệt.
USP Nước vđ 1000 ml Cho 320 g đường vào bình ngấm kiệt thích
[8] Cách tính toán hợp có lót sẵn lớp bông đã được thấm nước ở
1000 ml có 850 g đường phần nón cụt của bình. Cho từ từ 200 ml nước
377 ml← 320 g đường ≥1,30 sôi lên lớp đường, điều chỉnh dòng chảy đến
Đường 320 g khi ổn định. Có thể đổ ngược phần siro thu
Nước cất vđ 377 ml được vào bình và làm như trên đến khi đường
Siro thu được 377 ml tan hoàn toàn. Sau đó rửa và tráng bông với
(~500 g) nước vừa đủ 377 ml.

6
Siro Công thức gốc Đun nóng 320 g đường và lượng nước cất
theo BP Đường 667 g thích hợp cho đến khi tan hoàn toàn, thêm
[9] Nước vđ 1000 g nước cất đun sôi vừa đủ 479 g.
Cách tính toán
1,315 –
1000 g siro đơn có 667 g đường
1,333
479 g siro← 320 g đường
Đường 320 g
Nước cất vđ 479 g
Siro thu được 479 g

5. Ethanol [2]
Pha 500 ml ethanol 90% từ ethanol nguyên liệu
Cách pha và tính toán gồm 4 bước
Bước 1: Xác định nồng độ cồn nguyên liệu
Dùng cồn kế để xác định độ cồn ở 15 oC sẽ biết được độ cồn thật. Nếu đo độ cồn ở nhiệt
độ khác thì đó là độ cồn biểu kiến. Để đổi từ độ cồn biểu kiến sang độ cồn thật thì phải tra bảng
Gay-Lussac (đính kèm):
- Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn 56%: áp dụng bảng Gay-Lussac
- Nếu độ cồn biểu kiến trong khoảng 25 – 56%: áp dụng công thức sau để tính độ cồn thật.
X=C+0,4(15-t)
Trong đó: X: là độ cồn thật
C: độ cồn biểu kiến
t: nhiệt độ của cồn tại thời điểm đo
Bước 2: Tính toán lượng cồn nguyên liệu
Cồn nguyên liệu có nồng độ lớn hơn 90%: pha loãng cồn cao độ với nước để tạo cồn
90%
Áp dụng công thức: C1.V1=C2.V2
Trong đó: C1,V1 lần lượt là nồng độ và thể tích cồn cao độ
C2,V2 lần lượt là nồng độ và thể tích cồn muốn pha
Theo yêu cầu thì C2 = 90%; V2= 500ml
Vậy thể tích cồn cao độ cần lấy là: (90x500)/C1 (ml)
Bước 3: Pha cồn theo số liệu đã tính
Bước 4: Kiểm tra lại nồng độ cồn mới pha (bằng cồn kế và tra bảng Gay-Lussac).
→Nếu sai biệt quá giới hạn cho phép thì phải chỉnh lại.

7
BƯỚC 2: ĐIỀU CHẾ SIRO HO
1. Công thức hoàn chỉnh 4 đơn vị siro trị ho
STT Thành phần 1 đơn vị sản phẩm 4 đơn vị sản phẩm
1 Dung dịch Bromoform dược dụng 0,6 g 2,4 g
2 Cồn Aconite 0,6 g 2,4 g
3 Dung dịch Eucalyptol 10% (kl/kl) 0,1 g 0,4 g
4 Siro húng chanh 12 g 48 g
5 Nước bạc hà 5 ml 20 ml
6 Acid citric 0,1 g 0,4 g
7 Natri benzoate 0,1 g 0,4 g
8 Nước tinh khiết 2 ml 8 ml
9 Siro vỏ quýt (vđ) 100 g 400 g
2. Đặc điểm của công thức
- Chế phẩm siro thuốc dạng lỏng, có cấu trúc dung dịch.
- Gồm có các chất tạo ngọt đơn: siro húng chanh, siro vỏ quýt  hàm lượng đường
saccarose cao  thể chất đặc sánh, vị ngọt.
- Chứa các dược chất dùng để điều trị ho: ô đầu, húng chanh, vỏ quýt… [1]
3. Tính chất, vai trò của các chất trong công thức
ST Tên chất Tính chất Vai trò
T
1 Dung dịch Dung dịch trong, không màu, có Là hoạt chất, có tác dụng chống co
Bromoform mùi và vị ngọt - tê lưỡi (vị thắt đường hô hấp, làm dịu và làm
dược dụng [6] bromoform). Dễ tan trong nước, tỷ giảm cơn ho.
trọng ở 20oC  1.

2 Cồn Aconit [3] Chất lỏng, màu vàng nâu nhạt, vị Là hoạt chất, có tác dụng giảm đau,
đắng. Nếu thêm cùng một khối giảm viêm trong viêm phế quản, kích
lượng nước thì dung dịch trở nên thích hô hấp, chữa ho, chống tiết mồ
đục. Tỷ trọng ở 25oC: 0,825 – 0,855. hôi.
3 Eucalyptol [5] Chất lỏng, trong, không màu, mùi Là hoạt chất, chất bảo quản, tạo mùi
đặc trưng, không tan trong nước, cho siro; có tính sát trùng đường hô
hòa tan được với ethanol 96% và hấp, chữa ho.
dichloromethan, tỷ trọng ở 20oC:
0,920 – 0,926.
4 Siro húng chanh Chất lỏng sánh, có mùi thơm, vị cay. Là hoạt chất, công dụng chữa cảm
[11] cúm, ho sốt do phong hàn, ho gà, khan
tiếng.
5 Nước bạc hà Chất lỏng trong hoặc hơi đục, mùi Chất tạo mùi thơm, có công dụng sát
[12] đặc biệt của tinh dầu bạc hà. khuẩn đường hô hấp, giảm ho, giảm
8
rối loạn hô hấp, làm thông mũi họng,
phế quản
6 Acid citric [14] Bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước Chất chống oxy hóa, chỉnh pH, tạo vị
và ethanol, hơi tan trong ether, tỷ chua, chất tạo phức để bất hoạt các ion
trọng: 1,665 g/cm3 kim loại.
7 Natri benzoate Bột kết tinh trắng, dễ tan trong Chất trung gian thân nước để hòa tan,
[15] nước, hơi tan trong ethanol 90%, tác dụng kiềm khuẩn, chất bảo quản
nồng độ sử dụng không quá 0,3 % . chống sự phát triển của vi khuẩn và
nấm mốc
8 Nước cất [16] Chất lỏng trong suốt, không màu, Dung môi để điều chế siro húng
không mùi, không vị, là dung môi chanh, nước bạc hà, siro đơn, siro vỏ
phân cực mạnh, không hòa tan được quýt, hòa tan acid citric và natri
chất béo, nhựa, alcaloid base. benzoat.

9 Siro vỏ quýt Vị ngọt, chất lỏng sánh, hơi đục, Làm nguyên liệu để pha siro, chất làm
[13] màu vàng nhạt, mùi thơm của vỏ thơm, có công dụng trị ho.
quýt. Tỷ trọng ở 25oC: 1.26 - 1.32.

4. Cách điều chế


4.1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu:
- Becher, erlen, ống đong, cân điện tử, đũa khuấy...
- Các nguyên liệu: cồn Aconit, siro húng chanh, nước bạc hà, siro vỏ quýt…
- Điều chế dung dịch Eucalyptol 10% (kl/kl)
Vì không thể cân được chính xác 0,04g Eucalyptol, nên nhóm đề nghị pha dung dịch Eucalyptol
10% (kl/kl).
1 đơn vị sản phẩm 4 đơn vị sản phẩm
Eucalyptol 0,01 g 0,04 g
Dung dịch Eucalyptol 10% (kl/kl) 0,1 g 0,4 g
Công thức pha chế như sau: cân chính xác 0,5 g Eucalyptol và 4,5 g ethanol 90%, cho vào erlen
khô sạch, lắc đều. Sau đó, đóng trong lọ nút kín, dán nhãn, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Eucalyptol 0,5 g
Ethanol 90% 4,5 g

4.2. Điều chế (cho 4 ĐVSP)


Becher 1 Pha nguyên liệu tan trong cồn.
Dung dịch Eucalyptol 10% (kl/kl): 0,4 g
Dung dịch Bromoform dược dụng: 2,4 g
Cồn Aconit: 2,4 g
Becher 2 Siro húng chanh: 48 g
Becher 3 Pha acid citric
9
Acid citric: 0.4g
Nước cất: 4ml
Becher 4 Pha natri benzoat
Natri benzoate: 0.4g
Nước cất: 4ml
Becher 5 Nước bạc hà: 20ml
Tiến hành điều chế:
- Cho từ từ hỗn hợp ở becher 1 vào erlen 1000 ml sạch và khô đã chứa sẵn 200g siro vỏ
quýt, khuấy đều.
- Tiếp tục cho từ từ 48g siro húng chanh ở becher 2 vào erlen, khuấy đều.
- Sau đó, cho dung dịch acid citric ở becher 3 và dung dịch natri benzoat ở becher 4 vào
erlen, khuấy đều và kỹ.
- Cuối cùng cho 20ml nước bạc hà vào, dùng siro vỏ quýt tráng tất cả các becher, lượng
siro cho vào vừa đủ 400 g, khuấy đều đến khi hỗn hợp đồng nhất.
- Đo tỷ trọng thành phẩm bằng tỷ trọng kế, nếu kết quả nằm trong khoảng 1,26 – 1,32 là
đạt.
4.3. Đóng chai và bảo quản
Đóng chai:
- Chuẩn bị: 4 chai thủy tinh loại 100ml, ống đong.
- Từ hỗn hợp siro 400g, chia đều vào 4 chai thủy tinh, mỗi chai đủ 100g.
- Đậy kín nút, dán nhãn.
Bảo quản: nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
5. Vẽ nhãn
Nhãn của 1 đơn vị thành phẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM


KHOA DƯỢC - BỘ MÔN BÀO CHẾ
41- 43 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

SIRO TRỊ HO
Chai 100 g
Cồn Aconit..................................................................0,06 g
Eucalyptol...................................................................0,01 g
Siro húng chanh.............................................................12 g
Nước bạc hà...................................................................5 ml
Siro vỏ quýt và tá dược (vđ).........................................100g

Số lô SX: 0716 SĐK: VD072016


Ngày pha chế: 19/07/2016 Chỉ định: Trị ho
HSD: 19/07/2017 Bảo quản: xem tờ HDSD
Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

10
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Quan Nghiệm, Dung dịch thuốc, Bào chế và sinh dược học, NXB Y Học, 2014, tr 44-
106.
[2]. Lê Thị Thu Vân, Các dạng thuốc bào chế bằng phương pháp hòa tan chiết xuất, Bào chế
và sinh dược học, Tập 1, NXB Y Học, 2014, trang 256 - 262, 280, 295 - 297, 302 - 309.
[3]. Bộ Y tế, Chuyên luận Cồn Ô đầu, Dược điển Việt Nam I, NXB Y Học, 1971, tr. 176-177.
[4]. Bộ Y tế, Chuyên luận dược liệu Ô đầu, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009.
[5]. Eucalyptol (https://en.wikipedia.org/wiki/Eucalyptol).
[6]. Bộ Y tế, Chuyên luận Dung dịch Bromoform dược dụng, Dược điển Việt Nam I, tr.210.
[7]. Phillip P. Gerbino, Aromatic water, Chapter 39, Remington - The Science and Practice of
Pharmacy 21st Edition, 2005, p.749.
[8]. Syrup, USP 30 – NF 25, p. 1233.
[9]. Syrup, Formulated Preparations, British Pharmacopoeia 2013.
[10]. Bộ Y tế, Chuyên luận Siro đơn, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009, tr. 257.
[11]. Bộ Y tế, Chuyên luận Siro húng chanh, Dược điển Việt Nam III, NXB Y Học, 1971,
tr.381.
[12]. Bộ Y tế, Chuyên luận Nước Bạc hà, Dược điển Việt Nam I, NXB Y Học, 1971, tr..
[13]. Bộ Y tế, Chuyên luận Siro vỏ quýt, Dược điển Việt Nam I, NXB Y Học, 1971, tr.649.
[14]. Bộ Y tế, Chuyên luận Acid citric, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009.
[15]. Bộ Y tế, Chuyên luận Natri benzoat, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009.
[16]. Bộ Y tế, Chuyên luận Nước cất, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009.

12
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Buổi 1 - Điều chế ethanol 90o.
- Điều chế siro đơn.
- Điều chế siro vỏ quít: Tẩm cồn 80% vào vỏ quit, để 12h
- Điều chế cồn aconit: Làm ẩm bột ô đầu.
Cho bột ô đầu đã làm ẩm vào bình ngâm, thêm dung môi.
Buổi 2 - Điều chế siro vỏ quít:
Cất cồn thơm, chiết dịch chiết đậm đặc.
Hoàn chỉnh siro vỏ quýt.
- Điều chế cồn aconit
Rút dịch chiết.
Định lượng alkaloid toàn phần.
Buổi 3 - Điều chế siro húng chanh
- Điều chế nước bạc hà
Buổi 4 - Điều chế dung dịch mẹ eucalyptol 1%.
- Điều chế siro trị ho.

13

You might also like