You are on page 1of 44

THỰC TẬP BÀO CHẾ

Bài 1: DD BROMOFORM DƯỢC DỤNG

Dung dịch Bromoform 10% (Dung dịch Bromoform dược dụng)


- Bromoform: 10g
- Glycerin dược dụng: 30g
- Ethanol 90%: 60g
Công thức thực (10g):
- Bromoform: 1g
- Glycerin dược dụng: 3g
- Ethanol 90%: 6g
Đề nghị dụng cụ pha chế với lượng dd Bromoform dược dụng dự kiến
Lượng dung dịch Bromoform dược dụng dự kiến: Mỗi đơn vị sản phẩm có hàm lượng Bromoform
là 1g. Lượng Bromoform cần cho 5 đơn vị sản phẩm là: 5g

Để dự trù hao hụt cho việc điều chế, nhóm đề nghị pha 10g dung dịch Bromoform dược dụng.

Đặc điểm của công thức: Công thức gồm có 3 thành phần. Trong đó:
- Bromoform: hoạt chất chính.
* Khó tan trong nước, dễ bay hơn
* Trộn lẫn ở bất cứ tỷ lệ nào với cồn, ete, dầu và tinh dầu.
- Glycerin dược dụng: Dạng lỏng, sánh. Glycerin dược dụng giúp điều chỉnh tỷ trọng, làm tăng
độ nhớt, làm giảm sự bay hơi và giảm tính kích ứng của bromoform, nồng độ >20% có tính sát
khuẩn.
- Ethanol 90%: dung môi hòa tan bromoform, dẫn chất giúp hấp thu nhanh và hoàn toàn dược
chất.
- Glycerin có tỉ trọng nặng, ethanol 90% có tỉ trọng nhẹ. Khi phối hợp 2 dung môi sẽ giúp cân
bằng tỉ trọng gần bằng 1. Bromoform được hòa tan bằng phương pháp dùng hỗn hợp dung môi.
* Ethanol 90% với bromoform sẽ tạo thành hỗn hợp với tỷ trọng xấp xỉ bằng 1, dễ hòa tan
glycerol sánh hơn.

Cách điều chế: theo phương pháp hòa tan:


Cho lần lượt theo thứ tự 6 g ethanol 90%, 1 g bromoform, 3 g glycerin vào bình thủy tinh có nút
mài, đậy nút và lắc đều.(cân thẳng vào chai đựng thành phẩm).
Tính chất của chế phẩm: chế phẩm là chất lỏng không màu, trong suốt, mùi bromoform và
ethanol, dung dịch có tỉ trọng bằng 1, một gam chế phẩm cho 60 giọt và chứa 0,10 g bromoform.
Bảo quản: đóng đầy trong chai thủy tinh nhỏ, nút kín, tránh ánh sáng.
So sánh bromform nguyên chất và bromform dược dụng:

Bromo nguyên chất Bromo dược dụng


Độ tan Không tan trong nước Tan trong nước
D 2.815-2.825 Xấp xỉ 1
Tính chất Độ sánh cao, khó phối hợp Dễ đong, dễ lấy, dễ phối hợp
Dễ bay hơi ở nhiệt độ thường Giảm độ bay hơi
Bromo nguyên chất chiếm >95% Chiếm 10%, còn lại là cồn và
glycerol.

Thứ tự phối hợp khác:


Glycerol- ethanol- bromoform vì glycerol - ethanol tạo thành hỗn hợp đồng dung môi hòa tan
bromoform.

Có mấy phương pháp hòa tan: 2 pp


- Hòa tan thường
- Hòa tan đặc biệt
+ Tạo dẫn chất dễ tan
+ Sử dụng chất trung gian thân nước
+ Sử dụng hỗn hợp dung môi
+ Dùng chất diện hoạt

Vì sao phải pha dd mẹ? DD mẹ dùng trong thuốc nào đã học?


- Vì bromoform là chất độc, dễ bay hơn, số lượng ít, cân dễ sai số ảnh hưởng đến hàm
lượng hoạt chất trong công thức. Pha dd mẹ để dễ đong, dễ lấy, dễ pha chế, dễ bảo quản,
- Sử dụng pha siro trị ho.

BÀI 2: CỒN ACONIT


Công thức cồn aconit với lượng dược liệu là 45 g
Ô đầu, bột mịn vừa 45 g
Cồn 90o vừa đủ 270 ml
Cách điều chế: Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt
• Làm ẩm 45 g bột Ô Đầu trong 25 ml cồn 90o trong becher 250 ml, bao kín bằng nilon. Để
yên khoảng 2 giờ
• Giai đoạn ngâm lạnh: cho bột Ô đầu đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt đã lót bông và giấy lọc
ở đáy. Cho cồn 90o vào từ từ (bằng ống đong) đến khi ngập mặt dược liệu khoảng 2 cm
(40ml). Ngâm 24 giờ.
• Rút dịch chiết với tốc độ 1,5 ml/phút, theo các tỷ lệ 1:4 1:5 1:6 1:7. Thêm cồn 90o trong
khi rút dịch chiết sao cho cồn luôn ngập mặt dược liệu (mỗi lần 20 ml), thêm tiếp cồn 90 o
cho đến khi dịch chiết rút được gần đến vạch thì không thêm nữa. Rút hết dịch chiết cho
đến vạch đánh dấu trên bình (270ml).
• Rút hết dịch và ép bã.
• Trộn dịch chiết với dịch ép, nếu cần bổ sung thêm cồn 90o vừa đủ 270 ml. (Giai đoạn này
nhóm mình không làm đọc tham khảo).
• Định lượng alkaloid trong dịch chiết.
• Dán nhãn, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng
Kết quả:

Tên Tốc độ rút Thể tích rút dịch chiết Kết quả định lượng theo pp
Tỷ lệ
TN dịch chiết De Breuille
(ml)
TN1 1:4 180 Không đạt (tủa, dd đặc)
TN2 1:5 225 Không đạt (tủa mờ)
1.5ml/phút
TN3 1:6 270 Không đạt (bị đục)
TN4 1:7 315 Đạt

Nhận xét Tổng lượng cồn 90% sử dụng là 270 + 25= 295 ml

SƠ ĐỒ
Lắc dịch chiết, cân vào chén
Dịch chiết cồn ô đầu sứ trên cân điện tử.

Mẫu A 20 g Mẫu B 20 g

Cô cách thủy Cô cách thủy


khuấy liên tục khuấy liên tục

Cắn A Cắn B
1 ml HCl 10%, khuấy kỹ
1 ml HCl 10%, khuấy kỹ
20 ml nước cất
20 ml nước cất
4,5 ml TT Mayer 10%, khuấy đều
5,5 ml TT Mayer 10%, khuấy đều
Lọc qua giấy lọc vào Becher 50ml
Lọc qua giấy lọc vào becher 50ml
Dịch lọc A Dịch lọc B

1 ml TT Mayer 10% khuấy 1 ml TT Mayer 10% khuấy


đều, đọc KQ ngay (dưới 1p) đều, đọc KQ ngay (dưới 1p)

Tủa (Không đạt) Không tủa (Đạt)


Công dụng:

- Dược liệu Ô Đầu:


• Chứa ít nhất 0.6% aconitin theo DĐVN IV
• Aconotin có cấu trúc ester, dễ thủy phần trong acid hoặc kiềm.
- Cồn Aconic"
• Là cồn thuốc được chiết từ dược liệu Ô Đầu bằng phương pháp ngấm kiệt.
• Chất lỏng màu nâu, vị đắng, gây cảm giác kiến cắn đầu lưỡi.
• Tác dụng giảm đau, trị ho, viêm họng.
• Chứa 0.045 - 0.055% aconotin (DĐVN I)
• Tỷ trọng ở 25 độ C là 0.825 - 0.855

Câu hỏi:
1. Hàm lượng alk trong cồn ô đầu phụ thuộc vào:
- Độ min dược liệu
- Thời gian làm ẩm
- Thời gian ngâm lạnh
- Tốc độ rút dịch chiết
- Tỉ lệ rút dịch chiết

2. Tại sao phải dùng cồn 90?


Do Aconitin trong cồn Aconic rất dễ bị thủy phân nên phải dùng cồn cao độ.

3. Lượng alk LOÃNG thì phải làm sao?


Không được cô do aconitin sẽ bị thủy phân do cồn bay hơi trước => làm giảm độ cồn => bị thủy
phân => Phải định lượng alk toàn phần, tính toán phối trộn với dung dịch alk đậm đặc xác định
để điều chỉnh hàm lượng alk đạt trong khoảng yêu cầu.

4. Lượng alk ĐẶC thì phải làm sao?


Định lượng alk toàn phần,
Thêm cồn vào bã dược liệu để lấy lượng alk bám ở ngoài màng tế bào còn sót lại, hứng dịch
hoặc thêm trực tiếp cồn vào (có tính toán lượng cồn thêm vào để điều chỉnh hàm lượng alk đạt
trong khoảng yêu cầu).

5. Viết quy trình điều chế cồn Aconit đạt tiêu chuẩn giới hạn hàm lượng aconotin theo
số liệu thực tập.
Sau 4 thí nghiệm thực tập và kiểm định giới hạn alkaloid đạt tiêu chuẩn của DĐVN I thì đã rút ra
được công thức đạt tiêu chuẩn:
- Công thức:
* Bột Ô Đầu 45g
* Ethanol 90% vđ 315ml
- Phương pháp điều chế:
• Làm ẩm 45 g bột Ô Đầu trong 20 ml cồn 90o trong becher 250 ml, bao kín bằng nilon. Để
yên khoảng 2 giờ
• Giai đoạn ngâm lạnh: cho bột Ô đầu đã làm ẩm vào bình ngấm kiệt đã lót bông và giấy lọc
ở đáy. Cho 60 ml cồn 90o vào từ từ (bằng ống đong) đến khi ngập mặt dược liệu khoảng
1,5 cm. Ngâm 24 giờ.
• Rút dịch chiết với tốc độ 1,5 ml/phút, theo tỷ lệ 1:7 (tỷ lệ dịch chiết/ khối lượng dược liệu).
Thêm cồn 90o trong khi rút dịch chiết sao cho cồn luôn ngập mặt dược liệu, thêm tiếp cồn
90 o cho đến khi dịch chiết rút được gần đến vạch thì không thêm nữa. Rút hết dịch chiết
cho đến vạch đánh dấu trên bình (315 ml).
• Rút hết dịch và ép bã.
• Trộn dịch chiết với dịch ép, nếu cần bổ sung thêm cồn 90o vừa đủ 315 ml.
• Định lượng alkaloid trong dịch chiết.
• Dán nhãn, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng

BÀI 3: DD EUCALYPTOL

Trình bày công thức


1 đơn vị thành phẩm siro trị ho cần 0,012g dd Eucalyptol
 5 đơn vị thành phẩm siro trị ho cần 0,06g dd Eucalyptol
Công thức lý thuyết Công thức tính toán Công thức làm thực tế
Eucalytol 2g Eucalytol 0,06g Eucalytol 0,2g
Ethanol 90% vđ 100ml Ethanol 90% vđ 3ml Ethanol 90% vđ 10ml

Tính chất:
Eucolytol tan tốt trong cồn, không tan trong nước, nên phối hợp eucalytol vào hh cồn sau đó bao
hh cồn này bằng một lượng lớn siro vỏ quýt tránh tủa khi phối hợp với hh nước.

Tính lượng dd Eucalyptol 2% đủ để điều chế 5 đơn vị siro trị ho:


10 ml dd Eucolytol 2% có 0.2g Eucolytol
X ml dd Eucolytol 2% có 0.06g Eucolytol
 X= 3ml
Mô tả cách pha:
Cân 0,2g Eucalypton trong bình nón nút mài 50ml, thêm khoảng 5 ml cồn 90% vào và lắc đều
cho tan hết. Chuyển toàn bộ vào ống đong 10ml, dùng cồn 90% tráng bình nón, bổ sung cồn 90%
vừa đủ 10ml. Cho vào chai kín lắc đều, dán nhãn.
Tại sao phải pha dd mẹ Eucalyptol?
Vì lượng dd Eucalyptol trong công thức là quá nhỏ, không thể cân đong, sẽ gây sai số lớn nên
phải pha dd mẹ.
BÀI 4. SIRO HÚNG CHANH
1. Lượng cần điều chế:
- 1 đơn vị sản phẩm cần 15g siro húng chanh.
- Vậy 5 đơn vị sản phẩm cần 75 g siro húng chanh.
- Nhóm đề nghị số lượng điều chế 80 g để đề phòng hao hụt trong quá trình thực tập do
siro húng chanh có độ nhớt cao.
2. Phương pháp điều chế:
- Ta coi dịch chiết húng chanh như nước cất vì vậy điều chế sirô húng chanh gần như
điều chế sirô theo phương pháp nguội.
- Theo lý thuyết, ta có 180 g đường + 100 g nước được 280 g siro đơn. [11]
- Trường hợp này cần 80 g siro húng chanh nên cần 51,4 g đường và 28,6 g dịch chiết
húng chanh (coi như là 28.6 ml dịch chiết húng chanh_ mình xài 30ml dịch chiết luôn).
- Mà đề cho 1g dược liệu tương đương 1 ml dịch chiết và cộng lượng hao hụt nên ta lấy
30 g lá Húng chanh tươi.
3. Quy trình điều chế:
a. Điều chế dịch chiết nước Húng chanh (pp cất lôi cuốn theo hơi nước)
• Công thức:
Lá Húng chanh tươi 30g
Nước cất vừa đủ
• Cách pha chế:
- Cân 30 g lá húng chanh tươi, rửa sạch và để ráo.
- Vò nát rồi cho vào bình chưng cất, thêm nước cất khoảng 1/2 bình (bình cầu
250 ml).
- Tiến hành chưng cất đến khi thu được dịch chiết húng chanh (lấy 30ml dịch
chiết bằng ống đong 50ml).
- Lọc bằng giấy lọc thấm nước.
- Đóng chai, dán nhãn.
b. Điều chế siro Húng chanh:
• Công thức:
Nước Húng chanh 28,6g
Đường Saccarose 51,4g
• Cách pha chế:
- Cân 51,4g đường saccharose cho vào 28,6 ml dịch chiết (mình lấy 30ml dịch
chiết làm luôn) húng chanh trong erlen nút mài, hòa tan bằng cách lắc.
- Sau đó đun nhẹ trên bếp cách thủy (nhiệt độ không quá 60 °C) cho đến khi
đường tan hoàn toàn để thu được siro húng chanh (trong và màu vàng nhạt).
- Lọc qua túi vải.
- Đo tỉ trọng sirô bằng phù kế Baume ở 20 °C (d = 1,32 g/ml)
- Để nguội, đóng chai, dán nhãn.
BÀI 5. NƯỚC BẠC HÀ
Lượng điều chế mỗi công thức phụ thuộc vào:
+ Lượng cần (30ml ~ 30g)
+ Lượng cân tối thiểu tại phòng thực tập (0,1g)
Tính chất:
- Tinh dầu bạc hà: không tan trong nước, tan trong cồn, ete, dễ bay hơi.
=> Phải pha chế nhanh, dụng cụ đựng phải kín.
Khi lọc phải lọc bằng giấy lọc đã thấm nước trước.
- Bột talc: là bột mịn không tan trong nước, các acid loãng, và các dung môi khác. Là
chất trung gian giúp phân tán tinh dầu vào nước.
- Tween 20: là chất diện hoạt, trung gian hoà tan tinh dầu vào nước.
- Ethanol 90: là chất dẫn tốt, giúp hấp thu nhanh và hoàn toàn dược chất.
- Nước cất: là DM.
1. Cách điều chế:
Theo lý thuyết lượng nước thơm bạc hà cần dùng là 6 g (6 ml), 5 đơn vị sẽ cần 30 g nước bạc
hà. Trong thực nghiệm ta sẽ pha dư là 50 g nước thơm để tránh hao hụt.
2. Công thức:
2.1 Công thức 1: Dùng Ethanol làm chất trung gian hòa tan.
a. Hòa tan trong cồn (cồn bạc hà)
- Công thức gốc:
Tinh dầu Bạc Hà 1g
Ethanol 90% vđ 100g
- Công thức khai triển:
Tinh dầu Bạc Hà 0,1g
Ethanol 90% vđ 10g
- Tiến hành: Cân 0,1 g tinh dầu bạc hà trong erlen có nút mài, cân Ethanol vừa
đủ 10 g, lắc đều thu được dung dịch cồn Bạc Hà.
b. Pha trong nước (nước bạc hà)
- Công thức gốc:
Cồn Bạc Hà 3g
Nước cất vđ 100g
- Công thức khai triển:
Cồn Bạc Hà 1,5g
Nước cất 48,5g/ vđ 50g
- Tiến hành: lấy 1,5 g dung dịch cồn Bạc Hà trộn với 48,5 g nước cất trong
Erlen có nút mài. Khuấy kỹ và lọc. Đóng chai, dán nhãn.
- Nhận xét: có mùi thơm, nhưng mau bay mùi. Nước thơm Bạc hà bị đục (vì khi
nồng độ tinh dầu quá bão hoà thì lượng tinh dầu dư sẽ làm đục dung dịch).
(nồng độ gần 3.10^-4)
2.2 Công thức 2: Dùng bột Talc làm chất phân tán tinh dầu trong nước.
- Công thức gốc:
Tinh dầu Bạc Hà 1g
Bột talc 10g
Nước cất vđ 1000g
- Công thức khai triển:
Tinh dầu Bạc Hà 0,1g
Bột talc 1g
Nước cất vđ 100g
- Tiến hành:
Cân 1g bột talc trên giấy
Cân 0,1g tinh dầu trên mặt kính đồng hồ.
Cho bột talc vào tinh dầu bạc hà để tinh dầu phân tán đều và thấm hút
Cho hỗn hợp trên vào erlen có nắp, thêm nước vừa đủ 100 g, lắc đều.
Để lắng trong 1 tuần.
Lọc qua giấy lọc thấm nước, đóng chai, dán nhãn.
- Nhận xét: dung dịch trong, có mùi thơm nhẹ do bột talc hấp phụ nhiều tinh
dầu làm giảm hàm lượng tinh dầu => tỉ lệ tinh dầu thấp nhất. Bột talc trong
công thức có vai trò như chất phân tán tinh dầu trong nước (nồng độ gần
1.10^-3)

2.3 Công thức 3: Dùng Ethanol và chất diện hoạt làm trung gian hòa tan
- Công thức gốc:
Tinh dầu Bạc Hà 2g
Tween 20 (80) 20g
Ethanol 90% 200g
Nước cất 778g
- Công thức khai triển:
Tinh dầu Bạc Hà 0,1g
Tween 20 (80) 1g
Ethanol 90% 10g
Nước cất 38,9g
- Tiến hành:
Cân 1 g Tween 20 cho vào erlen có nắp, cho tiếp 0,1 g tinh dầu bạc hà và 10 g
ethanol vào và lắc đều, thêm nước vào khuấy đều, lọc qua giấy lọc đã thấm
nước vào chai thủy tinh nút mài, dán nhãn.
- Nhận xét: dung dịch rất trong, có mùi hôi của chất diện hoạt, nồng độ tinh dầu
trong nước bạc hà điều chế từ công thức này là cao nhất (nồng độ khoảng
2.10^-3)
2.4 Công thức 4: dung Ethanol và bột talc (theo Remington).
a. Dung dịch đậm đặc:
- Công thức gốc:
Tinh dầu Bạc Hà 20ml
Ethanol 90% 600ml
Talc 50g
Nước cất vđ 1000ml
- Công thức khai triển:
Tinh dầu Bạc Hà 0,2 ml
Ethanol 6ml
Talc 0,5g
Nước cất vđ 10ml
- Tiến hành:
Đong 30 ml cồn 90%, 1ml tinh dầu bạc hà cho vào erlen có nút mài, lắc đều,
thêm nước cất vừa đủ 50 ml, thêm vào 2,5 g bột talc lắc đều. Để lắng trong 1
tuần và lọc.
b. Nước Bạc Hà:
- Công thức gốc/ khai triển:
Dung dịch đậm đặc 1ml
Nước cất 39ml
- Tiến hành:
Pha loãng dd đậm đặc trong bình nón nút mài bằng nước cất theo tỷ lệ 1:39.
Lọc qua giấy lọc thấm nước vào chai và dán nhãn.
- Nhận xét: nước bạc hà thu được hơi đục nhưng thơm nhất. Bột talc được cho
vào trong công thức này là để hấp phụ lượng tinh dầu dư không tan trong ethanol
=> tránh đục. Nồng độ khoảng 5.10^-4
Kết luận:
Nhóm quyết định chọn phương pháp số 2 vì đơn giản dễ thực hiện, nước bạc hà thơm và
trong.
BÀI 6: SIRÔ VỎ QUÝT

1.1.1 Đề nghị lượng điều chế:


1. Công thức ban đầu:
- Công thức 1 đơn vị thành phẩm 5 đơn vị thành phẩm

Bromoform 1g 5g
Cồn Aconit 500 mg 2,5 g
Eucalyptol 0,012 g 0,06 g
Siro húng chanh 15 g 75 g
Nước bạc hà 6 ml 30 ml
Acid citric 0,1 g 0,5 g
Natri benzoate 0,1 g 0,5 g
Ethanol 90% 3,0 ml 15 ml
Siro vỏ quýt vđ 80 ml 400 ml

CẦN ĐIỀU CHẾ SẢN PHẨM GỒM 5 ĐƠN VỊ THÀNH PHẨM


2. Lượng siro vỏ Quýt cần thiết để điều chế:
- Với các tỉ trọng của các nguyên liệu là:
+ Dung dịch bromoform dược dụng: d ≈ 1 g/ml
+ Siro húng chanh: d ≈ 1,32 g/ml
+ Siro vỏ quýt: d ≈ 1,29 g/ml
Tính lượng vỏ quýt để cân:
- Công thức của 1 đơn vị siro thuốc cần 80ml siro vỏ quýt
- Trừ các dung dịch thêm vào và các chất rắn thì cần khoảng
(80 – 6 – 3 - 15/1.32) ≈ 60ml siro vỏ quýt
Với
• 6 = nước bạc hà
• 3 = ethanol 90
• 15/1.32 = thể tích siro húng chanh
- Siro vỏ quýt được làm bằng cách trộn siro đơn với dịch chiết đậm đặc vỏ quýt.
Do đó, tỷ trọng của nó không vượt quá 1,32 (tỷ trọng của siro đơn). Như vậy,
khối lượng cỉa siro vỏ quýt cần dùng là 60*1,32=79,2 làm tròn 80g
- 5 đơn vị siro sẽ când 80*5 = 400g siro vỏ quýt
- Với 400g siro vỏ quýt, tính tỉ lệ ngược lại (tam suất) theo công thức siro thì ta sẽ
cần (400*30)/1000=12g vỏ quýt
1.1.2 Công thức:
Dịch chiết đậm đặc vỏ quýt:
Vỏ quýt cắt nhỏ 12 g
Cồn 80% 12 ml
Cồn 90% 12 ml
Nước cất 120 ml
Siro đơn vđ 40 g
Siro vỏ quýt:

Dịch chiết đậm đặc vỏ quýt ……40 g


Siro đơn……………………….360 g
1.1.3 Đặc điểm của công thức
- Vỏ quýt:
+ Thành phần hóa học: tinh dầu 0,5-1%, chủ yếu gồm D-limonen (90%), citral,
methylanthranilat, flavonoid.
+Tác dụng dược lý : chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực, đầy bụng, đau bụng, ợ hơi,
nôn mửa, tiêu chảy, trị thấp, lợi tiểu.
- Cồn 80%: dung môi chiết xuất tinh dầu, pectin.
- Cồn 90%: loại các tạp tan trong nước như gôm, pectin, chất nhầy.
- Nước cất nóng: dung môi chiết xuất flavonoid.
- Siro đơn: làm chất điều vị, tăng độ nhớt, giúp dịch chiết đậm đặc, bảo quản lâu và điều chỉnh
khổi lượng thành phần.
1.1.4 Quy trình điều chế:
- Cân 12 g vỏ quýt, cắt nhỏ vỏ quýt. Chuẩn bị túi nilon, đặt lên cân, rồi cân 12 g vỏ quýt.
- Cho vỏ quýt vào bình nón nút mài, sử dụng ống đong 25 ml lấy 12 ml EtOH 80% vào và ngâm
trong 12h.
- Chuẩn bị becher 250ml, lấy 80 ml (2/3 thể tích) nước nóng 80oC cho vào bình nón nút mài và
tiếp tục ngâm 12h, gạn lấy dịch chiết 1.
- Chuẩn bị becher 100ml, lấy 40ml (1/3 thể tích) nước nóng 80oC vào bã dược liệu và ngâm
trong 6h, gạn lấy dịch chiết 2 vào chén sứ (chén 2). Cô trên bếp cách thủy.
- Lấy dịch chiết 1 cho vào hệ thống chưng cất ( lắp sinh hàn), hứng được 8 ml cồn thơm vào chai
nút mài thì ngưng. Dán nhãn.
- Cho dịch chiết 1 đã cất cồn thơm vào chén sứ (chén 1). Đem cô cách thủy.
- Gộp 2 dịch chiết lại, cô đến khi đạt 12ml (=lượng vỏ quýt), sau đó đổ vào becher 50ml.
- Chuẩn bị ống đong 25 ml, đong 12ml EtOH 90%, tráng chén đựng dịch cô, cho vào becher
(becher A). Đậy kín, để trong tủ lạnh đến tuần sau.
- Chuẩn bị và cân 1 becher 50ml (becher B), ghi nhận khối lượng. Lấy becher A khỏi tủ lạnh, để
đến nhiệt độ phòng. Chuẩn bị phễu, 2 lớp vải gạc để lọc. Lọc vào becher B, ép bã thì thu được
- Cho cồn thơm vào becher B, khuấy đều. Dịch chiết đã loại tạp và có chứa cồn thơm có khối
lượng 18,38g.
- Đặt becher B lên cân, thêm siro đơn cho đến khi thu được 40g dịch chiết đậm đặc vỏ quýt (đã
trừ bì khối lượng becher B). Khuấy đều.
- Chuẩn bị becher lớn C, đặt lên cân, cân 360 g siro đơn. Rồi cân tiếp 40 g dịch chiết đậm đặc vỏ
quýt từ becher B sẽ thu được 400 g siro vỏ quýt. Khuấy đều, đóng chai, dán nhãn.
1.1.5 Tính chất của chế phẩm
- Thể chất lỏng, sánh, màu vàng nhạt, hơi đục, vị ngọt, mùi vỏ quýt.
- Tỉ trọng: 1,29 g/ml
1.1.6 Bảo quản
Trong lọ, nút kín, để chỗ thoáng, tránh ánh sáng.

MỘT SỐ CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Nêu tên của phương pháp chiết xuất đã sử dụng trong quá trình điều chế dịch chiết
đậm đặc vỏ quýt:
Ngâm lạnh và hãm.
2. Mô tả cách cất cồn thơm từ dịch chiết vỏ quýt:
- Lấy ống đong đong 8ml cồn sau đó cho vào chai nút mài, vach sẵn vạch 8 ml
trên chai, sau đó trả cồn lại.
- Lấy DC 1 cho vào bình cầu chưng cất, lắp hệ thống sinh hàn, hứng vào chai nút
mài đã vạch sẵn thể tích. Kiểm tra độ kín của sinh hàn, sừng bò. Bật bếp, căn
chỉnh nhiệt độ và cất cho đến khi được 8 ml để không bị đục. Sau khi cất xong,
đậy nắp, dán nhãn.
3. Phương pháp loại tạp trong bài là loại tạp bằng vải gạc, ngoài ra có thể loại tạp bằng
cách thay đổi dung môi.
4. VAI TRÒ CỦA SIRO ĐƠN: hạn chế sự bay hơi của cồn, tinh dầu, điều chỉnh khối lượng
thành phẩm, làm chất điều vị, làm tăng độ nhớt, giúp dịch chiết đậm đặc bảo quản lâu hơn.
5. Dịch chiết cô đặc đã loại tạp có nồng độ cồn cao do trong quá trình điều chế có cho cồn
90% đồng thể tích (=> dịch chiết đậm đặc là khoảng 45% cồn), thêm 8ml cồn thơm (khi
chưng cất, cồn bay ra trước, nên 8ml cồn thơm thu được khi chưng cất có độ cồn cao).=>
nồng độ cồn khá cao, bảo quản được.
6. Nồng độ đường trong siro vỏ quýt: thấp (0,64.[(40-18,38)+360]/400 ≈ 0,61). Đường ở
đây có vai trò làm giảm sự bay hơi của tinh dầu và cồn, đồng thời điều chỉnh tỉ trọng dịch
chiết chứ không có vai trò bảo quản.
7. Siro vỏ quýt bảo quản được lâu không?
Không pha dịch chiết cô đặc với siro theo đơn tỉ lệ 1:9 để làm thành siro vỏ quýt liền bởi
vì làm giảm độ cồn đột ngột, làm nồng độ cồn thấp , nồng độ đường không đủ cao =>
Không bảo quản được. Do đó, cần bảo quản riêng, khi nào xài thì pha.
8. Khi pha dung dịch thành phẩm thì trong thành phẩm có natri benzoat là chất bảo quản
nên bảo quản được.
Sơ đồ điều chế dịch chiết đậm đặc siro vỏ quýt
12g vỏ quýt tẩm 12ml ethanol 80%, để 12 giờ
trong bình nón nút mài

80ml nước 80 oC, (2/3 lượng nước)


để 12 giờ,
gạn lọc.

Dịch chiết 1 Dược liệu đã chiết lần 1 (làm hôm thứ 2)

Cất cồn thơm 40 ml nước 80oC (1/3 còn lại). Để đến


nguội. Lọc

8ml cồn thơm Dịch chiết đã cất cồn thơm Dịch chiết 2

Hỗn hợp dịch chiết


Cô cách thủy/ chén sứ

12 ml dịch cô đặc

+ 12 ml ethanol 90%
để lạnh 1 tuần
gạn lọc (vải gạc)

Dịch chiết cô đặc đã loại tạp chất


(18,38g)

+
Siro đơn vừa đủ (1) (21,62g)

40g dịch chiết đậm đặc vỏ quýt


BÀI 7: SIRÔ ĐƠN

Tính chất
- Siro đơn là dung dịch đường trắng gần bão hòa trong nước tinh khiết, có nồng độ đường là 64%
(kl/kl).
- Đường sử dụng pha chế siro đơn là saccarose. Nồng độ bão hòa là 66,67 %.
- Siro đơn có hàm lượng đường cao nên có thể bảo quản được lâu, có tác dụng dinh dưỡng.
- Siro đơn có tỷ trọng ở 20°C là 1,32 g/ml; 105°C là 1,26 g/ml.
- Siro thuốc giúp che dấu mùi vị khó chịu của một số hoạt chất.
- Độ nhớt cao nên làm chậm tốc độ hòa tan.
- Sirô phải trong (nếu dạng dung dịch), không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến chất khác trong
quá trình bảo quản. [11],[1]
Cách điều chế
Tính toán số lượng sirô đơn
- Ta cần điều chế 400 g sirô vỏ quýt, trong đó 9 phần tức 360 g là sirô đơn và 40 g dịch chiết
đậm đặc vỏ quýt. Vì dịch chiết này cần sirô đơn vừa đủ là 21,62g, tổng cộng ta cần 381,62 g sirô
đơn.
- Trong thực nghiệm ta phải pha dư nên lượng siro đơn đề nghị là 430 g

Phương pháp điều chế


Có 4 phương pháp điều chế :
NHÓM MÌNH CẦN PHA SIRO TỪ 270G ĐƯỜNG SACCAROSE
* Siro đơn pha chế nguội theo DĐVN [11]
+ Công thức (PHA siro theo pp nguội – thực tập nha) D=1.325
Đường saccarose …………………………….270g
Nước cất ………………………………………163,3 g
+ Cách điều chế
- Cân 270 g đường saccarose
- cân 163,3 g nước cất cho vào becher.
- Cho đường vào becher, lắc đều, có thể gia nhiệt trên bếp cách thủy để gia tăng tốc độ hòa tan
(tuy nhiên không được quá 60 oC) cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
- Lọc qua túi vải.
- Đo tỉ trọng để xác định nồng độ đường ở 20 oC bằng Baume kế (d=1,325 g/ml ở nhiệt độ
<20oC).
- Sau khi xác định nồng độ đường nếu siro đậm đặc hơn quy định phải tiến hành pha loãng với
nước cất.
- Đóng chai, dán nhãn

* Siro đơn pha chế nóng theo DĐVN


- Vì nồng độ đường là 64% (kl/kl)
+ Công thức
Đường saccarose …………………………….270 g
Nước cất ……………………………………..150 g
+ Cách điều chế
- Cân 270 g đường saccarose.
- cân 150 g nước cất cho vào becher. Đun trên bếp đến khoảng 80 oC.
- Cho đường vào becher vừa cho vừa khuấy cho tan hoàn toàn.
- Đun và khuấy cho đến 105 oC khoảng 2-3 phút thì ngưng. Lưu ý khi nhiệt độ cao khoảng trên
90 oC thì ngưng khuấy (dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ).
- Lọc nóng nhanh qua túi vải.
- Làm nguội từ từ đến 20 oC.
- Đo tỉ trọng để xác định nồng độ đường ở 20 oC bằng Baume kế (d=1,325 g/ml ở nhiệt độ
<20oC).
- Sau khi xác định nồng độ đường nếu siro đậm đặc hơn quy định phải tiến hành pha loãng với
nước cất.
- Đóng chai, dán nhãn.
PHẦN DƯỚI NÀY K CẦN HỌC… ĐỌC CHO BIẾT VẬY THÔI
* Siro đơn pha chế theo USP
Theo USP ta có công thức điều chế siro đơn:
Đường ……………………………..850 g
Nước vđ…………………………..1000 ml
Vì ở 20°C siro đơn có tỉ trọng là 1,32 g/ml nên 1000ml siro đơn có khối lượng là 1000 x 1,32 =
1320 g.
Theo USP thì : 850 g đường pha ra 1320 g sirô nên muốn pha ra 500g sirô cần 321,97g đường
suy ra lượng nước cần là 350 – 225,4 = 178,03 g.
+ Công thức
Đường saccarose ……………………...321,97g
Nước cất ………………………………178,03 g
+ Cách điều chế
- Cân 321,97g đường saccarose.
- Cho đường vào bình lọc thích hợp có cổ được nhét bông. Làm ẩm trước đó với một ít nước.
Thêm cẩn thận 170,5 ml nước cất lên sucrose (USP quy định 450 ml cho 1000 ml sirô ta tính
được số này), điều chỉnh dòng chảy thường xuyên để thấm đều đặn, rồi cứ đổ nước lọc lên, lặp
cho đến khi đường hòa tan hoàn. Rửa bông thấm và phễu lọc với nước cất đến khi dịch lọc đủ
500 g và trộn đều.
- Đo tỷ trọng của siro bằng tỷ trọng kế ở nhiệt độ 200C (yêu cầu d = 1,32 g/ml).
- Đóng chai, dán nhãn. [12]
* Siro đơn pha chế theo BP
- Theo BP thì nồng độ đường là 66,7% (kl/kl) nên để điều chế lượng siro đơn là 350g thì cần
333,5 g đường. [11]
+ Công thức
Đường saccarose ……………………..333,5 g
Nước cất vđ………………………………500 g
+ Cách điều chế
- Cân 333,5 g đường saccarose. Cho vào becher 1000ml.
- Thêm nước cất đun nóng cho vào becher 1000ml vừa đủ 500g gia nhiệt, khuấy cho tan hoàn
toàn.
- Lọc nóng qua túi vải.
- Đo tỉ trọng để xác định nồng độ đường ở 200C bằng Baume kế (yêu cầu d=1,32 g/ml).
- Sau khi xác định nồng độ đường nếu siro đậm đặc hơn quy định phải tiến hành pha loãng với
nước cất.
- Đóng chai, dán nhãn.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Mô tả cách đo tỉ trọng siro đơn trong thực tập:
Cách đo tỉ trọng.
→ Rót siro qua becher.
→ làm lạnh với nước đá
→ nhiệt độ hạ tới thấp hơn 20 C (18-19 C) (trừ hao lấy ra siro tăng nhiệt độ lên quá 20
độ)
→ rót vào ống đong.
→ đo tỉ trọng bằng tỉ trọng kế (thả nhẹ nhàng tỉ trọng kế theo phương thẳng đứng, để tỉ
trọng kế chạm đáy ống đong, thả nhẹ nhàng cho tỉ trọng kế nổi lên, đợi tỉ trọng kế ổn đinh
không dao động nữa thì đọc kết quả)
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp nóng và nguội:
PP nóng PP nguội

Làm nhanh Làm lâu hơn

Có thể có màu vàng nhạt do 1 phần đường DD ít bị caramel hóa


bị caramel hóa

Hạn chế được sự nhiễm khuẩn do nhiệt độ Có thể bị nhiễm khuẩn


cao

BÀI 8: ETHANOL 90%


1. Tính toán lượng cồn sử dụng
Điều chế 5 đơn vị sản phẩm siro ho theo công thức yêu cầu cần sử dụng lượng ethanol 90% và
ethanol 80% dự kiến như sau:
- 14 g ethanol 90% trong công thức điều chế siro thuốc thành phẩm
- 6 g ethanol 90% để pha dung dịch Bromoform dược dụng
- 440ml ethanol 90% để điều chế cồn Aconit
- 15 ml ethanol 90% để loại tạp siro vỏ quýt
- Tổng lượng cồn cần sử dụng: (6 +14)/0,8279 + 440 + 15 = 480 ml ethanol 90%.
- Để trừ hao hụt do cồn dễ bay hơi nên nhóm đề nghị pha cồn 90% là 500ml.
2. Cách pha cồn 90%
+ Công thức tính cồn cao độ để pha cồn thấp độ :

V c x C c = Vt x C t

=> Vc =Vt x Ct /Cc


Trong đó:
Vc : thể tích cồn cao độ cần dùng (ml)
Cc : nồng độ cồn cao độ (%)
Vt : thể tích cồn cao độ cần pha (ml)
Ct : nồng độ cồn cao độ cần pha (%) [13]
+ Các bước tiến hành pha cồn:
- Xác định độ cồn nguyên liệu
- Tính toán lượng cồn nguyên liệu
- Pha cồn
- Kiểm tra lại độ còn mới pha
2.1 Xác định độ cồn bằng cồn kế:
Khi dùng cồn kế để xác định độ cồn ở 15 oC sẽ biết độ cồn thật (tỉ lệ bách phân về thể tích). Nếu
xác định độ cồn ở nhiệt độ khác 15 oC thì đó là độ cồn biểu kiến.
Để đổi từ độ cồn biểu kiến sang độ cồn thật thì:
• Dùng bảng tra độ cồn Gay-Lussac có trong dược điển: khi độ cồn biểu kiến trên 56%.
• Dùng cồn thức để tính độ cồn thật: khi độ cồn biểu kiến trong khoảng 25-56%.
X= C + 0,4(15 - t)

Trong đó:
X: độ cồn thật
C: độ cồn biểu kiến
t: nhiệt độ của cồn ở thời điểm đo. [13]
Ta có thể dùng cồn kế để xác định độ cồn thật của cồn cao độ (dùng để pha cồn thấp độ) và kiểm
tra độ cồn của cồn thấp độ vừa pha nếu cần.
2.2 Tính toán lượng cồn nguyên liệu:
Kiểm tra độ cồn biểu kiến (cồn nguyên liệu): đo ở 28oC độ cồn 97,2%.
Tra bảng Gay – Lussac ta được độ cồn thực là 94,3 + 0,2= 94,5%
+ Tính lượng cồn nguyên liệu để pha cồn 90%
Áp dụng công thức : Vc = Vt. Ct /Cc = 500*90/94,5 = 476,20 ml
Cồn 94,5%.............476,20 ml
Nước cất vđ…........500ml
2.3 Quy trình pha cồn
+ Pha 500 ml cồn 90%
Đong bằng ống đong 475 ml cồn 94,5%, dùng pipet khắc vạch 2ml thêm 1,2ml cồn 94,5% vào
ống đong trên, sau đó thêm nước cất vừa đủ 500 ml, khuấy đều, để vài phút cho ổn định. Kiểm
tra lại độ cồn vừa pha. (độ cồn biểu kiến đo ở 29 oC là 93,5%, tra bảng Gay – Lussac ta được độ
cồn thực là 89,5 + 0,5= 90%) Vậy ta thu được cồn 90%.
BÀI 9: SIRO TRỊ HO
- Công thức siro thành phẩm: 1 đơn vị 5 đơn vị
+ Dung dịch Bromoform dược dụng 1g 5g
+ Cồn Aconit 0.5g 2,5g
+ Dung dịch eucalyptol 2% 0.012g 0.06g
+ Siro Húng chanh 15g 75g
+ Nước Bạc hà 6ml 30 ml
+ Acid citric 0.1g 0,5 g
+ Natri benzoat 0.1g 0,5 g
+ Ethanol 90% 3ml 15 ml
+ Siro vỏ quýt vừa đủ 400 ml

- Quy trình trong sách thực tập:


+ Bình nón nút mài: Hòa tan acid citric trong dung dịch ethanol 90%. Tiếp tục phối hợp dung
dịch Bromoform dược dụng, cồn Aconit, dung dịch Eucalyptol 2% vào bình nón nút mài và lắc
đều.
+ Ly số 1: trộn đều toàn bộ lượng siro Húng chanh và khoảng 1/3 lượng siro vỏ Quýt. Phối hợp
từ từ kèm khuấy trộn dung dịch trong bình nón nút mài vào ly số 1 và trộn đều.
+ Ly số 2: hòa tan natri benzoat vào nước Bạc hà và cho lượng siro vỏ Quýt còn lại (để lại một
lượng nhỏ siro vỏ Quýt để bổ sung vừa đủ), trộn đều.
+ Phối hợp dung dịch trong ly số 2 và ly số 1. Bổ sung siro vỏ Quýt vừa đủ thể tích 5 đơn vị siro
thành phẩm và trộn đều.
+ Kiểm tra tỷ trọng siro thành phẩm và đóng chai.
- Thực tế:
+ Theo quy trình trong sách thì ly số 1 sẽ là ly chứa thành phẩm, do đó cần lấy becher lớn
(khoảng 500ml). Chú ý cân / đong hoặc lấy vừa đủ thể tích, tránh pha hết.
+ Trong bình nón nút mài, thay vì hòa tan acid citric trong ethanol trước thì mình trộn dung dịch
bromoform, cồn aconit và dung dịch eucalyptol trước. Sau đó cho acid citric vào để hòa tan. Như
vậy thì không cần phải tốn thêm 1 lượng cồn cũng như không phải tính lại lượng cồn đã tính. Khi
pha thì tráng bình nón bằng siro vỏ quýt luôn.
+ Ly số 1 chú ý lượng siro vỏ quýt. Vì mình dùng siro vỏ quýt để chỉnh thể tích, do đó cần chừa
siro vỏ quýt lại.
+ Ly số 2: nước Bạc hà sử dụng vừa đủ, và hòa tan chung với siro vỏ quýt (chừa lại 1 phần).
+ Tỉ trọng của siro thuốc khoảng 1,26.
Bình nón Pha nguyên liệu tan trong cồn.
nút mài
Dung dịch Eucalyptol 12% 0.06g
1
Dung dịch Bromoform dược dụng: 5g
Cồn Aconit: 2,5 g
Acid citric 0.5g
Becher 2 Siro húng chanh 75g trong khoảng 100ml siro vỏ quýt.
Becher Nước bạc hà: 30 ml
3 Natri benzoat 0.5g
Siro vỏ quýt khoảng 200ml

Tiến hành điều chế:


- Cho từ từ 1 vào 2, khuấy kĩ.
- Cho từ từ 3 vào 2 khuấy kĩ.
- Dùng siro vỏ quýt tráng dụng cụ và … thêm vừa đủ 400g. Khuấy kĩ.
- Lọc bằng túi vải.
- Đóng chai dán nhãn
Đo tỷ trọng thành phẩm bằng tỷ trọng kế, nếu kết quả nằm trong khoảng 1,26 – 1,32 là đạt
- Đánh giá thành phẩm trong nhóm:
+ Thành phẩm pha bởi nước Bạc hà theo công thức 1 sẽ được siro trong. Nếu pha bằng nước Bạc
hà theo công thức 3 sẽ được siro đục.
+Lý do: nước Bạc hà 1 thì nồng độ Bạc hà bị quá bão hòa so với lượng nước có trong đó, do đó
ban đầu nó sẽ đục. Tuy nhiên, khi pha thành thành phẩm thì lượng dung môi tăng nên tinh dầu
Bạc hà có thể hòa tan được → trong. Nước Bạc hà 3 thì mặc dù nồng độ tinh dầu Bạc hà cao,
nhưng ban đầu nó có Tween làm chất hoạt động bề mặt, giúp phân tán Tween vào trong nước
nên nó trong. Tuy nhiên khi pha thành siro thuốc thì nồng độ Tween bị loãng đi, tinh dầu Bạc hà
không còn được phân tán bởi Tween nữa, và do hàm lượng cao nên nó bị quá bão hòa → đục.
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG THỨC:
- Chế phẩm siro thuốc dạng lỏng, có cấu trúc dung dịch.
- Gồm có các chất tạo ngọt đơn: siro húng chanh, siro vỏ quýt -> hàm lượng đường saccarose
cao -> thể chất đặc sánh, vị ngọt.
- Chứa các dược chất dùng để điều trị ho: ô đầu, húng chanh, vỏ quýt…
MỘT SỐ CÂU HỎI:
1. Lượng cồn pha ban đầu có đủ để sử dụng hay không?
• Lượng cồn pha ban đầu :
• Xét lượng cồn đã sử dụng:
- pha bromoform:
- cồn aconit:
- dung dịch eucalyptol:.
- nước bạc hà: CT 1: CT2: ; CT 3: ; CT4:
- siro vỏ quýt:
- thành phẩm:
2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tỉ trọng: siro thành phầm, siro húng chanh, siro vỏ quýt, siro đơn.
siro đơn > siro húng chanh > siro vỏ quýt > siro thành phẩm.
Vì siro lớn nhất, siro húng chanh do pha theo tỉ lệ nước húng chanh với đường giống công thức
siro đơn, tuy nhiên nước húng chanh nhẹ hơn nước nên tỉ trọng siro húng chanh nhỏ hơn siro
đơn.
siro quýt cũng tương tự, tuy nhiên trong siro quýt có 38/40 là siro đơn chứ không hẳn là 100% là
pha theo công thức siro đơn nên về tỉ trọng nhỏ hơn.
siro thành phẩm là pha từ siro vỏ quýt với các thành phần có tỉ trọng nhỏ hơn (trừ siro húng
chanh, nhưng siro húng chanh lượng không đáng kể) nên tỉ trọng nó sẽ nhỏ hơn.
TÍNH CHẤT, VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT TRONG CÔNG THỨC:
STT Tên chất Tính chất Vai trò
1 Dung dịch Dung dịch trong, không màu, có mùi Là hoạt chất, có tác dụng chống co
Bromoform dược và vị ngọt - tê lưỡi (vị bromoform). thắt đường hô hấp, làm dịu và làm
dụng Dễ tan trong nước, tỷ trọng ở 20oC giảm cơn ho.
khoảng 1.
2 Cồn Aconit Chất lỏng, màu vàng nâu nhạt, vị Là hoạt chất, có tác dụng giảm đau,
đắng. Nếu thêm cùng một khối giảm viêm trong viêm phế quản, kích
lượng nước thì dung dịch trở nên thích hô hấp, chữa ho, chống tiết mồ
đục. Tỷ trọng ở 25oC: 0,825 – 0,855. hôi.
3 Eucalyptol Chất lỏng, trong, không màu, mùi Là hoạt chất, chất bảo quản, tạo mùi
đặc trưng, không tan trong nước, hòa cho siro.
tan được với ethanol 96% và
dichloromethan, tỷ trọng ở 20oC:
0,920 – 0,926.
4 Siro húng chanh Chất lỏng sánh, có mùi thơm, vị cay. Là hoạt chất, công dụng chữa cảm
cúm, ho sốt do phong hàn, ho gà, khan
tiếng.
5 Nước bạc hà Chất lỏng trong hoặc hơi đục, mùi Chất tạo mùi thơm, có công dụng sát
đặc biệt của tinh dầu bạc hà. khuẩn đường hô hấp, giảm ho, giảm
rối loạn hô hấp, làm thông mũi họng,
phế quản
6 Acid citric Bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước Chất chống oxy hóa, vì alk bz tan
và ethanol, hơi tan trong ether, tỷ trong dmhc nên chuyển về dạng muối
trọng: 1,665 g/cm3 để khi thay đổi dung môi không bị tạo
tủa chỉnh pH, tạo vị chua, chất tạo
phức để bất hoạt các ion kim loại.
7 Natri benzoate Bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước, Chất trung gian thân nước để hòa tan,
hơi tan trong ethanol 90%, nồng độ tác dụng kiềm khuẩn, chất bảo quản
sử dụng không quá 0,3 % . chống sự phát triển của vi khuẩn và
nấm mốc
8 Nước cất Chất lỏng trong suốt, không màu, Dung môi để điều chế siro húng
không mùi, không vị, là dung môi chanh, nước bạc hà, siro đơn, siro vỏ
phân cực mạnh, không hòa tan được quýt, hòa tan acid citric và natri
chất béo, nhựa, alcaloid base. benzoat.

9 Siro vỏ quýt Vị ngọt, chất lỏng sánh, hơi đục, Làm nguyên liệu để pha siro, chất làm
màu vàng nhạt, mùi thơm của vỏ thơm, có công dụng trị ho.
quýt. Tỷ trọng ở 25oC: 1.26 - 1.32.

THUỐC TIÊM DICLOFENAC NATRI 25 mg/Ml


A. KIẾN THỨC TỰ CHUẨN BỊ
1. Đặc điểm các nguyên liệu: acid diclofenic và các dạng muối của nó như diclofenac
natri, diclofenac kali, diclofenacdiethylammonium:
Tại sao lựa chọn diclofenac natri cho công thức thuốc tiêm?
Acid diclofenic Diclofenac natri Diclofenac Diclofenac
kali diethylamine
Độ tan 2,37 mg/L 2430 mg/L 2150 mg/L < 1000 mg/L
(nước)
LogP 4,51 0,7 0,65 4,26
Diclofenac natri có độ tan trong nước cao nhất trong 4 chất, logP = 0,7 thích hợp cho bào chế thuốc
tiêm.
Diclofenac kali có thông số độ tan, logP phù hợp cho bào chế thuốc tiêm. Nhưng vì ion kali khi
tiêm vào máu dễ ảnh hưởng nồng độ kali trong máu, dễ dẫn đến loạn nhịp. Do đó hạn chế dùng.
Diclofenac kali có tính hướng tử cung nên thường được dùng cho chỉ định điều trị đau bụng kinh.
Thường gặp dạng bào chế viên nén.
Diclofenac diethylamine có logP phù hợp để sử dụng dạng gel bôi ngoài da.
2. Tính chất hóa lý diclofenac natri:
Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, hút ẩm nhẹ. Dễ tan trong methanol, tan trong ethanol 96 %, hơi
tan trong nước, khó tan trong aceton.
Chảy ở khoảng 280 C kèm theo phân hủy. (DĐVN IV)
Độ tan trong propylene glycol 41,34 mg/mL.
Độ ổn định ở 21 °C không phân hủy trong 520 ngày, dung dịch không có chất oxy hóa bền hơn
dung dịch có chất oxy hóa. (Martindale)
3. Thành phần tá dược:
Chất làm tăng độ tan, chất HĐBM, hệ đệm hoặc chất điều chỉnh pH, chất bảo quản, chất chống
oxy hóa, chất đẳng trương.
4. Các công thức thuốc tiêm trên thị trường:
Diclofenac natri 75 mg/mL Diclofenac natri 25 mg/mL Diclofenac natri 15 mg/mL
Diclofenac Sodium Diclofenac Sodium Diclofenac Sodium
Benzyl Alcohol Polysorbate 80 Povidone
Propylene Glycol Alcohol Polyoxyethylene Castor Oil
Sodium Metabisulfite Edetate Disodium derivatives
Sodium Hydroxide Benzyl Alcohol Sucrose
Nước cất pha tiêm Nước cất pha tiêm Nước cất pha tiêm

5. Các loại dung môi và đồng dung môi:


Dung môi là nước.
Đồng dung môi là propylene glycol/benzyl alcol + nước.
Hỗn hợp đồng dung môi là propylene glycol + benzyl alcol + nước.
6. Các thành phần và vai trò trong công thức:
Thành phần Vai trò
Diclofenac natri Hoạt chất chính thuộc nhóm NSAIDs có tác
dụng kháng viêm, giảm đau.
Benzyl alcohol Dung môi, giúp giảm kích ứng khi tiêm, giúp
giảm đau.
Propylen glycol Dung môi phù hợp thuốc tiêm có dược chất ít
tan, dễ bị thủy phân, ít độc, có thể gây kích ứng
mạnh khi tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Benzyl alcohol + Propylen glycol Hỗn hợp đồng dung môi, làm tăng độ tan của
hoạt chất chính, thay đổi độ phân cực của dung
môi.
Natri metabisulfit Chất chống oxy hóa => bảo quản.
NaOH Chất điều chỉnh pH về pH 8-9 (tạo hệ đệm) để
đảm bảo độ tan và ổn định của diclofenac natri.
N2 - Khí trơ, loại bỏ O2 hòa tan ra khỏi chế phẩm
thuốc tiêm và ống đựng thuốc tiêm.
- Bảo vệ thành phẩm thuốc tiêm khỏi tác động
oxy hóa của oxy.
Nước cất pha tiêm Dung môi.
Tween 80 Chất diện hoạt => chất làm tăng độ tan của
benzyl alcol vào trong nước.

B. MÔ TẢ VÀ KẾT QUẢ
I. Khảo sát sự ảnh hưởng của các đồng dung môi và hỗn hợp đồng dung môi đến tính
tan của Diclofenac natri.
Dung môi Nồng độ (%) Khối lượng cân (g)
(kl/kl)
2 2
Benzyl alcol
4 4
10 10
Propylen glycol
20 20
Benzyl alcol + Propylen 4+20 4+20
glycol 2+20 2+20

Cách tiến hành:


1. Pha các hỗn hợp dung môi như bảng trên:
Chuẩn bị 6 becher loại 250ml, đũa thủy tinh khuấy, ống đong loại 100 ml, đồng hồ/điện thoại để
tính thời gian (1 giờ).
• Cân lần lượt dung môi Benzyl alcohol (BA) với khối lượng 2g; 4g bằng cân kỹ thuật, thêm
nước cất pha tiêm vừa đủ 100g cho vào 2 becher, ký hiệu là BA 2%; BA 4% .
• Cân lần lượt dung môi Propylen glycol (PG) với khối lượng 10g; 20g bằng cân kỹ thuật,
thêm nước cất pha tiêm vừa đủ 100g cho vào 2 becher, ký hiệu là PG 10%; PG 20%.
• Cân lần lượt hỗn hợp dung môi Benzyl alcohol và Propylen glycol với khối lượng 4g BA
+ 20g PG + 76g nước cất pha tiêm; 2g BA + 20g PG + 78g nước cất pha tiêm bằng cân kỹ
thuật cho vào 2 becher, kí hiệu BA+PG (4+20); BA+PG (2+20). Lưu ý cân lần lượt 4g BA
và 2g BA trước sau đó bấm “Tare” về 0 và cho thêm tiếp 20g PG.
• Khuấy đều.
2. Cân diclofenac natri:
Chuẩn bị cân, gấp giấy cân đặt lên cân, ấn “Tare”, cân 5g diclofenac natri (cân 6 mẫu cho 6 dung
môi cần khảo sát), ký hiệu và ghi lại kết quả cân.
3. Thêm 5g diclofenac natri đã được cân sẵn vào mỗi becher, bắt đầu tính thời gian khảo
sát sự tan, khuấy đều bằng đũa thủy tinh, cho lên máy khuấy từ (500 vòng/ phút). Quan
sát trong 15 phút đầu và sau 1h khuấy, ghi nhận nhận xét hiện tượng ở các becher về
độ trong, màu sắc, tinh thể diclofenac natri không tan và kết tinh lại, thời gian tan hết
và thời gian kết tinh lại.
Kết quả thực tập của tiểu nhóm 3 (nhóm mình)
Cân 5g diclofenac natri: m1 = m2 = m3 = m4 = m5 = m6 = 5,00g
Thời gian
Nồng độ Khối lượng
Dung môi Độ trong Màu sắc tan/kết tinh
(%) cân (g)
lại
Đục, -
2 2,02 Không màu.
Benzyl alcol còn hoạt chất.
4 4,02 Trong. Không màu. 43’
Đục, Không màu, -
10 10,01 xuất hiện nhiều tinh thể thành
Propylen glycol tinh thể. mảng trắng.
Đục, Không màu, 28’
20 20,02
xuất hiện tinh thể. tinh thể lấp lánh.
Benzyl alcol + 4+20 3,98 + 20,02 Trong suốt. Không màu. 8’
Propylen glycol 2+20 2,05 + 20,03 Trong suốt. Không màu. 8’30’’

Kết quả thực tập của tiểu nhóm 4 (nhóm Trí)


Cân 7,5g diclofenac natri: m1 = m2 = m3 = m4 = m5 = m6 = 7,5g
Thời gian
Nồng độ Khối lượng
Dung môi Độ trong Màu sắc tan/kết tinh
(%) cân (g)
lại
Trong, Không màu, 20’
2 2,00
Benzyl alcol xuất hiện tinh thể. tinh thể trắng.
4 4,00 Trong, Không màu. -
còn vài hạt tinh
thể.
Không màu, 7’
10 10,00 Đục,
xuất hiện tinh thể. tinh thể trắng.
Propylen glycol
Đục, Không màu, 20’
20 20,00
xuất hiện tinh thể. tinh thể trắng???.
Benzyl alcol + 4+20 4,00 + 20,00 Trong. Không màu. 9’30’’
Propylen glycol 2+20 2,00 + 20,00 Đục???. Không màu. 13’30’’

→ Kết quả thực tập của nhóm (con nhà người ta):
Nồng độ Khối lượng
Dung môi 5g diclofenac natri 7.5g diclofenac natri
(%) cân (g)
2 2 Trong suốt, chậm (9’) Đục, kết tinh lại (5’)
Benzyl alcol
4 4 Trong suốt, nhanh (5’) Trong suốt, chậm(6’30”)
10 10 Đục, kết tinh lại (11’) Đục, kết tinh lại (13’)
Propylen glycol
20 20 Trong suốt, chậm (14’) Đục, kết tinh lại (7’30”)
Benzyl alcol + 4+20 4+20 Trong, nhanh nhất (4’10”) Trong, nhanh nhất (6’)
Propylen glycol 2+20 2+20 Trong suốt, nhanh (4’30”) Trong suốt, nhanh (9’)

→ Nhận xét: Khảo sát sự hòa tan của 5g Diclofenac natri sau 1h khuấy từ
❖ Dung môi Benzyl alcohol (BA): Độ tan của diclofenac natri tăng khi nồng độ dung môi tăng.
- Nồng độ 2%: Kết quả đúng -> dung dịch trong suốt nhưng chậm.
Nhưng do kỹ thuật thao tác chưa tốt, khi pha hỗn hợp dung môi khuấy chưa đều dẫn đến kết
quả sai.
- Nồng độ 4%: dung dịch trong và tốc độ trong nhanh hơn so với ở dung dịch BA 2%.
❖ Dung môi Propylen glycol (PG): Độ tan của diclofenac natri tăng khi nồng độ dung môi tăng.
- Nồng độ 10%: dung dịch đục, kết tinh lại, xuất hiện nhiều tinh thể (ghi chú thêm: Nhóm
không ghi thời gian kết tinh lại vì hoạt chất chỉ tan một phần rất ít rồi kết tinh lại ngay nên
khó xác định được đúng thời gian).
- Nồng độ 20%: Kết quả đúng -> dung dịch trong suốt nhưng chậm.
Nhưng do kỹ thuật thao tác chưa tốt, khi pha hỗn hợp dung môi khuấy chưa đều dẫn đến kết
quả sai.
❖ Hỗn hợp đồng dung môi Benzyl alcohol (BA) và Propylen glycol (PG): cả hai đều tan tốt
- Hỗn hợp 4+20 (BA+PG): dung dịch trong suốt, tốc độ trong của dung dịch là nhanh nhất.
- Hỗn hợp 2+20 (BA+PG): dung dịch trong suốt, tốc độ trong của dung dịch nhanh hơn so
với việc sử dụng một dung môi (BA hoặc PG).
→Kết luận:
Tuy hỗn hợp đồng dung môi tỷ lệ 4+20 (BA + PG) thì 5g Diclofenac natri tan hoàn toàn,
dung dịch trong suốt, tốc độ tan nhanh nhất, nhưng lại có nồng độ benzyl alcohol là 4,0%
nằm ngoài giới hạn cho phép 0,9-3.0% nên gây độc. Do đó, nhóm quyết định chọn hỗn hợp
đồng dung môi tỷ lệ 2+20 (BA + PG) làm dung môi pha chế thuốc tiêm Diclofenac natri để
đảm bảo độ tan, độ ổn định, thời gian tan nhanh và không gây độc của hoạt chất.
→Biện luận kết quả
Benzyl alcol có khả năng hòa tan vào nước thấp 1:25 (4%). Thêm benzyl alcol và propylene glycol
để tăng tính thân dầu của hỗn hợp đồng dung môi. Do diclofenac natri vừa có phần thân dầu vừa
có phần thân nước nên hỗn hợp đồng dung môi phải vừa có tính thân dầu và thân nước.
II. Khảo sát điều kiện đóng ống với không khí hoặc N2
Công thức pha chế:
Diclofenac natri 5g
Tween 80 1,3 g
BA 8g
PG 40 g
NaOH 76,66 mg ~ pH 8-9
Khí N2
Nước cất pha tiêm vđ 200 mL
Cách tiến hành:
1. Chuẩn bị cân, lấy 1 becher 250 ml đặt lên cân, ấn “Tare”, cân 8g benzyl alcol, ấn “Tare”,
cân tiếp vào becher propylene glycol 40 g. Khuấy đều (1).
2. Chuẩn bị cân, gấp giấy cân đặt lên cân, ấn “Tare”, cân 5g diclofenac natri. Cho vào (1).
Khuấy đều.
3. Lấy 1 becher 50 ml đặt lên cân, ấn “Tare”, cân 1,3g Tween 80, sử dụng ống đong 50ml lấy
30 ml nước cất pha tiêm cho vào becher. Khuấy cho tan hoàn toàn (2).
4. Cho từ từ (2) vào (1) được dung dịch (3) (vừa cho vừa khuấy). Khuấy đều.
5. Chuẩn bị cân, lấy 1 becher 50 ml đặt lên cân, ấn “Tare”, cân 0,08g NaOH, sử dụng ống
đong 50ml lấy 20 ml nước cất pha tiêm cho vào becher. Khuấy đều (4).
6. Cho từ từ (4) vào (3) được dung dịch (5) (vừa cho vừa khuấy). Khuấy đều.
**=> Cần KT pH
7. Chuẩn bị một ống đong 500 ml, cho (5) vào ống đong. Thêm nước cất pha tiêm để được
vừa đủ 200 ml.
**=> Cần KT thể tích.
8. Lọc chân không qua màng lọc 0,45 µm.
**=> Cần KT độ trong; bảo đảm tính nguyên vẹn của màng lọc.
9. Chia làm 2 phần:
- Phần 1: sục khí N2 trong 10p
- Phần 2: không sục khí N2.
10. Sử dụng bơm tiêm hút 3 ml cho vào ống đựng thuốc tiêm.
- Phần 1: bơm 20 ống tiêm và sục khí N2 vào khoảng còn trống trong ống đựng thuốc.
- Phần 2: bơm 20 ống tiêm.
11. Hàn kín 40 ống tiêm.
12. Hấp tiệt trùng ở 121 oC/15 phút (18 ống tiêm mỗi phần).
**11+12=> Cần kiểm soát quá trình vận hành.
13. Để nguội, đóng gói.
**=> Cần KT độ kín, cảm quan.
Quan sát và ghi nhận về màu sắc độ trong của các ống sau khi tiệt trùng.
a) Thao tác lọc chân không
• Cắt giấy lọc sao cho vừa khít với đường kính phiễu Buchner
• Thiết lập hệ thống lọc chân không như sau: đặt giấy lọc đã cắt vào phiễu Buchner ->
ráp vào erlen có nhánh -> gắn dây nhựa hút vào nhánh erlen -> bật cầu dao bên phải
để máy hút hoạt động -> thấm ướt giấy lọc bằng nước cất pha tiêm -> cho dung dịch
có kê đũa thủy tinh để chảy đều vào phiễu lọc -> Lọc xong, tắt cầu dao, rút dây hút ra
-> Chuyển dịch lọc sang becher 250ml
b) Thao tác sục N2
• Mở van tại bình.
• Đặt đầu ống khí vào becher, di chuyển đều trong lòng dung dịch trong vòng 10 phút.
• Đặt đầu ống khí vào ống thuốc tiêm, không được chạm vào dung dịch, xoay đều rồi lấy ra.
c) Thao tác hàn ống
• Mở van tại bình oxy, bình ga và van tại thiết bị hàn. Mồi lửa. Điều chỉnh van tại thiết bị
hàn để ngọn lửa màu xanh.
• Đặt ống tiêm đã nạp dung dịch thuốc vào thiết bị sao cho cổ ống tiếp xúc đều với 2 ngọn
lửa.
• Dùng kẹp kéo đoạn ống loe khi ống đã nóng đỏ. Bỏ vào túi rác thủy tinh. Đảm bảo ống
tiêm đầu không nhọn, không phù, kín.
• Để nguội, xếp các ống tiêm vào khay.
• Kết thúc: khóa van tại bình ga và bình oxy, đợi ngọn lửa cháy hết, khóa van tại thiết bị.
Kết quả thực tập của tiểu nhóm:
Không sục khí N2 Sục khí N2
Ban đầu
Màu sắc Không màu. Không màu.
Độ trong Trong suốt, không có tiểu Trong suốt, không có tiểu
phân. phân.
Sau khi hấp tiệt trùng ở 121 oC/15 phút
Màu sắc Vàng. Vàng nhạt.
Độ trong Trong, không có tiểu phân. Trong, không có tiểu phân.
Sau 7 ngày
Màu sắc Đỏ. Cam.
Độ trong Đục, có ít tiểu phân. Trong, không có tiểu phân.
4 ống tiêm không hấp tiệt trùng sau 7 ngày:
- Không sục khí N2: vàng, trong, không có tiểu phân.
- Sục khí N2: vàng nhạt, trong, không có tiểu phân.
→Nhận xét:
- Ở điều kiện đóng ống không sục khí N2, sau khi hấp tiệt trùng ở 121 oC/15 phút, dung dịch
ở cả 18 ống tiêm đều bị chuyển sang màu vàng. Do trong dung dịch còn lẫn O2 dạng hòa
tan trong dung dịch chưa được loại bỏ, Diclofenac natri dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao nên
dung dịch bị chuyển sang màu vàng.
=> Do vậy ở điệu kiện này không thích hợp để đóng ống thuốc tiêm chứa Diclofenac
natri (ngay cả khi đang tiến hành pha chế ở nhiệt độ thường, sau khi cho Diclofenac natri
vào hỗn hợp đồng dung môi đã bắt đầu xảy ra quá trình oxy hóa chậm do O2 hòa tan).
- Ở điều kiện đóng ống có sục khí N2 (10 phút), sau khi hấp tiệt trùng ở 121 oC/15 phút, ,
dung dịch ở cả 18 ống tiêm đều bị chuyển sang màu vàng nhạt. Do khi sục N2 vào, khí O2
chưa được loại khỏi dung dịch hết, tác nhân oxy hóa Diclofenac natri ít hơn nên khi bị oxy
hóa ở nhiệt độ cao thì dung dịch bền vững hơn, chuyển sang màu vàng nhạt.
=> Ở điều kiện này thích hợp để đóng ống thuốc tiêm chứa Diclofenac natri, tuy
nhiên cần phải thêm chất chống oxy hóa mới có thể bảo quản lâu dài.
→Biện luận kết quả thí nghiệm
Khí N2 đuổi khí O2 ra khỏi thành phẩm nên hạn chế tác động oxy hóa của O2 đối với thuốc tiêm,
nhất là trong điều kiện tiệt trùng bằng nhiệt thì quá trình oxy hóa càng dễ xảy ra.
Sau 7 ngày, ống tiêm được hấp tiệt trùng bị đục, đổi màu do bảo quản không tránh ánh sáng, bao
bì thuốc tiêm trong suốt không màu. Đồng thời, dù đã sục N2 để đuổi khí O2 nhưng vẫn không
thể đuổi được hoàn toàn khí O2 trong chế phẩm. Còn 4 ống tiêm không được hấp tiệt trùng có
quá trình oxy hóa chậm hơn nên dung dịch thuốc tiêm mới chỉ chuyển sang màu vàng, vàng nhạt.
III. KHÁC
1) Tính chất của sản phẩm và bảo quản
- Dung dịch thuốc tiêm diclofenac natri trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt, được
đóng vào ống thủy tinh trung tính dung tích 3ml, không màu, trong suốt.
- Bảo quản nơi mát (<30oC, tránh ánh sáng trực tiếp).
2) Cách kiểm tra sản phẩm
- Tính chất: Dung dịch trong suốt, không màu, hoặc có màu nhạt.
- Độ trong: chế phẩm phải trong và không có tiểu phân quan sát được bằng mắt thường.
- Thể tích: 3,00 - 3,45 ml
- Định tính: phải thực hiện các phép thử định tính diclofenac natri
• Sắc kí lớp mỏng
• Sắc ký lỏng
• pH 8-9
- Định lượng: hàm lượng diclofenac natri trong chế phẩm phải đạt từ 95,0 - 105% so với
hàm lượng ghi trên nhãn.
- Giới hạn benzyl alcohol: không quá 40 mg trong 3 ml chế phẩm.
- Độ vô khuẩn: phải vô khuẩn.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày kết quả đánh giá tính tan của diclofenac natri
- Độ tan của diclofenac natri tăng khi tăng lượng đồng dung môi.
- Độ tan tốt nhất khi sử dụng hỗn hợp 2 đồng dung môi.
2. Đối với thuốc tiêm sử dụng dung môi là nước, trước khi sử dụng thường đun nóng
nước khỏang 80-90 oC sau đó để nguội rồi mới pha chế:
- Đun nóng rồi để nguội trước khi pha chế nhằm đuổi khí oxi khỏi nước pha tiêm, tăng độ ổn
- Vì nước có lẫn các khí hòa tan trong nước như CO2 (chủ yếu), HCl,… là các khí làm cho
môi trường có tính acid (pH < 7) có thể làm cho diclofenac natri bị kết tủa, làm đụng
dung dịch không thể bảo quản được. Ngoài ra có thể có lẫn NH3 (ít gặp) làm cho pH
dung dịch > (8-9), khi đó có thể làm kích ứng, đau khi tiêm.
COONa COOH

NH H+ NH
Cl Cl Cl Cl

Diclofenac natri (tan) Acid diclofenic (kém tan, tủa đục)

- Để hạn chế ảnh hưởng của CO2 đến pH nước pha tiêm và độ ổn định của hoạt chất và hạn
chế sự oxi hóa hoạt chất của O2. Để nguội để nhiệt độ không làm phân hủy hoạt chất, tuy
nhiên không được thấp hơn 20oC để tránh nhiễm lại không khí và phải dùng ngay.
3. Mục đích hấp tiệt trùng: Có hơi nước nén => tiêu diệt VSV nha bào.
4. Đề xuất cải thiện công thức:
- Thêm chất chống oxy hóa như Natri metabisulphite vì hoạt chất dễ bị oxy hóa.
- Thêm chất đẳng trương như NaCl để dễ dung nạp vào cơ thể.
5. Trình bày 2 thí nghiệm để phân tích được sự ảnh hưởng của nitơ đến độ ổn định
của thuốc tiêm diclofenac natri.
Cách 1:
Khảo sát việc đóng ống thuốc tiêm trong điều kiện không khí và có sục khí N2.
Cách 2:
- Pha 2 dung dịch thuốc tiêm với thành phần giống nhau, thể tích mỗi phần đủ cho 20 ống
tiêm thành phẩm. Mẫu 1 có thêm bước sục N2 sau lọc và trước khi hàn ống. Cả 2 mẫu đóng
ống, hàn kín, tiệt trùng và bảo quản trong điều kiện giống nhau.
- So màu các ống mẫu 1 và mẫu 2.
6. Trình bày các giai đoạn bào chế thuốc tiêm quy mô phòng thí nghiệm theo sơ đồ

Chú ý sửa lại số liệu trong lưu đồ


IV. LƯU ĐỒ

Diclofenac natri 5g
Yêu cầu:
Tween 80 1,3g
BA 8g
PG 42g -Kiểm định xem có
Natri metabisulfit 1g đúng chất ko
Nguyên
Cân đong NaOH 76,66mg
liệu -Thể tích và khối
lượng, đúng và đủ

-Phối hợp BA và PG, khuấy đều (1)

Pha chế -Thêm diclofenac vào (1), khuấy đều

-Hòa tan Tween 80 vào 30ml nước cất pha tiêm, khuấy chi
tan hoàn toàn rồi từ từ cho vào (1), vừa cho, vừa khuấy
được dung dịch (2)

-Hòa tan NaOH vào 20ml nước cất pha tiêm, sau đó từ từ
cho vào (2), khuấy đều và chuyển toàn bộ vào ống đong.

-Thêm nước cất pha tiêm vừa đủ thể tích

Lọc
-lọc chân không qua màng lọc 0,45um

Bao bì
-Thể tích: 3,00-3,45ml
Đóng thuốc
(sạch, khô,
vô khuẩn) --Sục khí N2 trong 10 phút

Kiểm tra xem có ống nào hở


Hàn ống không

Hấp tiệt trùng Hấp tiệt trùng ở 121 oC trong 15 phút

Bảo quản
D. CÂU HỎI PHỤ
Câu 1 : Yêu cầu phòng pha chế thuốc tiêm?
_Thuốc tiêm là những chế phẩm thuốc vô khuẩn=> nhà xưởng phải đạt yêu cầu cho phép sản
xuất các chế phẩm vô khuẩn.
+ Hệ thống nhà xưởng phải được bố trí xắp xếp theo một trật tự hợp lý, phù hợp với trình tự các
thao tác có yêu cầu mức độ sạch và vô khuẩn khác nhau, để loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp
nhất sự nhiễm chéo giữa các khu vực.
+ Trong phòng, bề mặt tường, sàn, trần phải được làm bằng các vật liệu nhẵn, không nứt nẻ,
không có các khe, hốc, các gờ nổi để không gây bụi, dễ rữa sạch, chịu được các chất tẩy rửa và
sát trùng.
+ Phòng vô khuẩn (có cấp độ sạch cao nhất) chỉ nên có diện tích và không gian phù hợp với quy
mô sản xuất để đảm bảo được mức độ vô khuẩn cần thiết.
+ Rửa và dùng các chất sát khuẩn có thể làm sạch các bụi bẩn và các vi sinh vật trên tường, trần,
sàn và bề mặt các thiết bị pha chế trong phòng.
+ Tiệt khuẩn không khí bằng hóa chất như hơi formol hay bức xạ tử ngoại cũng không duy trì
được mức độ sạch của không khí trong phòng do bị tái nhiễm trong quá trình sản xuất.
+ Biện pháp tốt nhất là để kiểm soát môi trường không khí đối với các phòng pha chế vô khuẩn
là cấp khí bằng hệ thống lọc và điều hòa không khí.
_ Hệ thống lọc không khí (laminar airflow systems): không khí được thổi qua màng tiền lọc( các
tiểu phân bụi có kích thước lớn được giữ lại để bảo vệ màng lọc chính) rồi được nén qua màng
lọc HEPA (high effency particulate air) có kích thước lỗ lọc từ 0,20 đến 0,25 μm (có thể giữ lại
99,97% - 99,99% số tiểu phân có kích thước 0,3 μm) đi vào khu vực pha chế.
+Toàn bộ thể tích không khí có một diện tích bằng diện tích của màng HEPA sẽ chuyển dời với
tốc độ đồng nhất (0,54 m/s) thành những lớp song song dôc theo chiều thổi của dòng không khí,
sẽ tải trực tiếp tiểu phân bụi tái nhiễm từ người pha chế, từ máy móc thiết bị, từ nguyên liệu ra
khỏi phòng, duy trì độ vô khuẩn của môi trường không khí trong dòng thổi hệ thống.
+Tùy quy mô pha chế - sản xuất mà sử dụng hệ thống cấp., lọc không khí thích hợp.

Câu 2: Yêu cầu bao bì thuốc tiêm?


- Bao bì thủy tinh: Rửa sạch bằng nước, rửa sạch bằng dung dịch và xà phòng, rửa sạch xà
phòng bằng nước (tốt nhất là dùng nước khử khoáng), tráng lại 2 – 3 lần bằng nước cất để
pha thuốc tiêm (tất nhất dùng nước đã lọc qua màng 0,45 μm để tráng), tiệt khuẩn bằng
nhiệt khô ở 180oC trong ít nhất hai giờ. Trong những trường hợp cần phải loại chất gây sốt
một cách triệt để, sau khi rửa sạch xà phòng, có thể tráng bằng dung dịch acid hydrocloric
10% hoặc dung dịch sulfocromic.
- Bao bì chất dẻo : Bao bì bằng chất dẻo cũng được sử lý tương tự như bao bì thủy tinh,
nhưng chất dẻo dễ bị biến dạng dưới tác động của nhiệt do vậy phải lựa chọn phương pháp
tiệt khuẩn thích hợp với từng loại chất dẻo. Bao bì bằng polypropylen hoặc polyetylen tỷ
trọng cao có thể có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm. Bao bì chất dẻo khác thường được tiệt
khuẩn bằng khí ethylen oxyd.
- Nút cao su : Rửa sạch bằng nước, luộc sôi với nước để loại parafin hoặc sáp trên bề mặt
nút, rửa bằng dung dịch chất tẩy rửa (tetranatri pyrophophat hoặc trinatri phophat), rửa
sạch bằng nước, tráng lại bằng nước cất pha tiêm, tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm trong nồi hấp
ở 121oC trong 30 phút. Việc rửa bao bì đóng thuốc tiêm thường được thực hiện bằng các
máy rửa phù hợp với kiểu dáng và loại bao bì. Bao bì sau khi rửa và tiệt khuẩn đạt yêu cầu
chỉ được dùng trong một khoảng thời gian quy định nếu quá thời gian quy định phải xử lý
lại.
Câu 3 : Lý luận thiết lập công thức khảo sát các thông số:
- Độ tan: khảo sát thành phần công thức bào chế → cố định quy trình làm
- Độ ổn định khi đóng ống: khảo sát quy trình đóng ống → cố định công thức bào chế
Câu 4 : Điều kiện lọc + đóng ống thuốc
_ Lọc trong dung dịch qua màng có lỗ lọc 0,45 μm. Phải kiểm tra sự nguyên vẹn của màng trước
khi lọc và độ trong của dịch lọc.
_ Vô khuẩn bằng cách lọc: các dung dịch thuốc tiêm có thành phần không bền với nhiệt, không
tiệt khuẩn được bằng nhiệt thì thực hiện vô khuẩn bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22 μm. _ _
Dịch lọc vô khuẩn được đóng ống (chai, lọ), hàn kín (đậy nắp) ngay trong điều kiện vô khuẩn.
_ Đóng thuốc (đóng – hàn ống với thuốc tiêm hoặc đóng chai hay túi với thuốc tiêm truyền):
phải định kỳ kiểm tra thể tích thuốc đã đóng vào ống (chai) để điều chỉnh kịp thời trong quá trình
đóng thuốc, đảm bảo đủ thể tích quy định.
Câu 5: Quy trình xử lí bao bì thuốc tiêm_Lưu đồ?
Hệ thống lọc áp suất giảm :

Hệ thống phun khí N2 :


Mục đích :
o Khí N2 là khí trơ, có khả năng loại bỏ khí O2 hòa tan trong
nước tránh làm oxy hóa hoạt chất
o Khí N2 không tan trong nước hay dung môi hữu cơ.

Hệ thống hàn ống tiêm :


- Dụng cụ : cho cả 2 nhóm
Bơm kim tiêm 10 mL 2 cái
Kim tiêm 2 cái
Ống chứa thuốc tiêm 40 ống
Hệ thống hàn ống 1 bộ
Bình O2 1 bình
Bình gaz 1 bình
Bình N2 1 bình
Kẹp nhíp 1 cái
THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL
I . MÔ TẢ QUY TRÌNH KHẢO SÁT
Pha các dung dịch thử clrophenicol
A,Chuẩn bị:
• Đun nước nóng sôi 1000C, 1 bercher lớn 250 ml, lấy nước cất pha tiêm
• Cân sẵn acid boric, natri borat decahydrate, mononatri phosphate, dinatri phosphate trước
theo khối lượng tính toán, giấy cân tự chuẩn bị, ghi rõ khối lượng cân, tránh lấy nhầm.
B,Pha dd- hòa tan
➢ Chuẩn bị 250 ml hệ đệm Palitzsch
• Hòa tan acid boric vào nước cất nóng( do nó khó tan nhất) trong bercher 250 ml, cho
natri borat decahydrate vào
• Dùng đũa khuấy cho đến khi tan hoàn toàn
• Chuyển vào ống đong 250 ml bổ sung vừa đủ thể tích
• Xác định pH của ba dung dịch đệm vừa pha bằng máy đo pH. Ghi nhận pH thực tế của các
dung dịch đệm, Sai số cho phép là ± 0,1 so với pH lý thuyết.
• Cách sử dụng máy đo pH như sau:
-Bật máy – Rủa điện cực với nước cất, lau bớt nước quanh điện cực;
-Nhấn nút hiệu chỉnh pH;
-Lần lượt nhúng điện cực vào các dung dịch hiệu chỉnh có pH 4; 7; 10 đến khi màn hình hiện
đúng pH của dung dịch;
-Rủa điện cực với nước cất và tiến hành đo các dung dịch đệm đã pha.
• Nếu pH thực tế vượt quá khoảng cho phép, tiến hành hiệu chỉnh bằng dung dịch acid boric
0,2M (nếu pH thực tế cao hơn khoảng pH mục tiêu) hoặc dung dịch natri borat 0,05M (nếu
pH thực tế thấp hơn khoảng pH mục tiêu). Ghi nhận pH sau khi hiệu chỉnh và số mL dung
dịch gốc đã sử dụng.
Cách pha 100 mL dung dịch gốc như sau:
Dung dịch acid boric 0,2M: Cân 1,240 g acid boric và hoàn tan vào nước nóng. Để nguội,
chuyển vào ống đong và bổ sung nước cất đến vạch 100 mL.
Dung dịch natri borat 0,05M: Cân 1,911 g natri borat decahydrate và hòa tan trong nước
cất. Chuyển vào ống đong và bổ sung nước cất đến vạch 100 mL.
• Dùng ống đong lấy 100 mL mỗi dung dịch đệm vào cốc nhỏ. Cân 0,5 g Cloramphenicol
(tương ứng nồng độ 0,5%) cho vào dung dịch đệm. Khuấy đều mỗi 15 phút trong 1 giờ.
Quan sát màu sắc, độ trong của dung dịch,sự tồn tại của tinh thể Cloramphenicol chưa tan,
ghi nhận kết quá.
➢ Chuẩn bị 250 ml hệ đệm Sorensen
• Hòa tan mononatri phosphate vào nước cất trong bercher 250 ml, cho dinatri phosphate
vào
• Dùng đũa khuấy cho đến khi tan hoàn toàn
• Chuyển vào ống đong 250 ml bổ sung vừa đủ thể tích
• Xác định pH tương tự
• Nếu pH thực tế vượt quá khoảng cho phép, tiến hành hiệu chỉnh bằng dung dịch mononatri
phosphat 0,15M (nếu pH thực tế cao hơn khoảng pH mục tiêu) hoặc dung dịch dinatri
phosphat 0,15M (nếu pH thực tế thấp hơn khoảng pH mục tiêu). Ghi nhận pH sau khi hiệu
chỉnh và số mL dung dịch gốc đã sử dụng.
Cách pha 100 mL dung dịch gốc như sau:
Dung dịch mononatri phosphat 0,15M: Cân 2,340 g NaH2PO4.2H2O và hoàn tan vào nước
cất. Chuyển vào ống đong và bổ sung nước cất đến vạch 100 mL.
Dung dịch dinatri phosphat 0,15M: Cân 5,370 g Na2HPO4.12H2O và hòa tan trong nước
cất. Chuyển vào ống đong và bổ sung nước cất đến vạch 100 mL.
2.Khảo sát sự ảnh hưởng của hệ đệm đến tính tan và độ ổn định của Cloramphenicol
• Cho 0,5 g Cloramphenicol vào 100 ml dung dịch đệm
• Thỉnh thoảng khuấy đều trong 1 h
• Quan sát tinh thể của chloramphenicol và màu sắc của dung dịch
3.Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ pha chế và ánh sang đến độ ổn định của
Cloramphenicol
A. Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cân nguyên liệu 1 g Chloramphenicol; 2,4 g acid boric; 0,46 g natri borat; 0,3 g NaCl
- Đun sôi 250ml nước cất pha tiêm bằng becher 500 ml
B. Pha chế
- Thực hiện ở 3 nhiệt độ: 50, 60 và 70
- Hòa tan acid boric vào 160 ml nước sôi trong bercher 250 ml, cho 0,5 ml dung dịch nipagin M
20% vào, khuấy đều thêm NaCl và natri borat vào hòa tan hoàn toàn.
- Để dung dịch nguội đến nhiệt độ cần thiết, hòa tan Chloramphenicol , duy trì nhiệt độ thích hợp
trong suốt quá trình hòa tan.
- Để nguội hoàn toàn, chuyển toàn bộ sang ống đong 250 ml, tráng becher bằng nước cất pha
tiêm rồi đổ dịch tráng vào ống đong, điền tới vạch 200ml.
C. Lọc
-Lọc thô: qua giấy lọc xếp nếp ( thấm ướt trước bằng nước cất) rồi lọc qua phễu thủy tinh xốp
-Lọc vô khuẩn: màng lọc Milipore 0,22 µm
-Sử dụng xilanh thủy tinh 10 ml, hút dung dịch thuốc từ becher vào, chỉnh thể tích về 10ml, gắn
phần đầu lớn của màng lọc milipore vào đầu xilanh, để đầu nhỏ của màng lọc vào trong từng lọ
và đẩy từ từ vào.
D. Đóng gói
-Đậy nút, ghi và dán nhãn từng lọ
-Đóng: 9 lọ( 3 lọ ở nhiệt độ 50, 3 lọ ở nhệt độ 60, 3 lọ ở nhiệt độ 70)

II. QUY TRÌNH KHẢO SÁT


1. Quy trình khảo sát sự ảnh hưởng của hệ đệm đến độ tan và độ ổn định của
chloramphenicol
• Chuẩn bị hệ đệm Palitzsch
pH Khối lượng acid boric (2) Khối lượng natri borat pH thực tế (4) Hiệu
(1) (3) chỉnh (5)
6,8 3,01 0,14 6,92 6.8ml
7,2 2,95 0,24 7,39 7.5ml
7,6 2,64 0,72 7,76 8.5ml

- Pha 250ml dd đệm có pH là 6,8; 7,2; 7,6. Khối lượng acid boric và natri borat decahydrat
cần dung được ghi ở bảng (cột 2, 3)
( Cách tính: m natri borat = (V1/1000).19,108.2,5; m a.boric = (V2/1000).12,404.2,5;
V1+V2 =100 ml)
- Hòa tan acid boric vào nước cất nóng, cho natri borat decahydrat vào, khuấy tan hoàn
toàn. Sau đó, chuyển toàn bộ dung dịch vừa pha vào ống đong và bổ sung vừa đủ thể tích
- Xác định pH của hệ đệm vừa pha bằng máy đo pH, kết quả được ghi ở bảng (cột 4) pH
thực tế cao hơn pH cần pha nên hiệu chỉnh bằng dung dịch acid boric 1M (đã được pha
sẵn). Thể tích dd acid boric cần thêm vào dd pH 6,88; 7,37; 7,75 để đạt pH yêu cầu lần
lượt là: 4,2 ml; 7,6 ml; 5,3 ml.
• Chuẩn bị hệ đệm Sorensen
pH Khối lượng Khối lượng pH thực tế (4) Hiệu
(1) NaH2SO4.2H2O (2) Na2HPO4.12H2O (3) chỉnh (5)
6,8 2,93 6,71 6,85 khong
7,2 1,75 9,41 7,2
7,8 0,82 11,55 7,64

- Pha 250ml dd đệm có pH là 6,8; 7,2; 7,6. Khối lượng mononatri phosphat và dinatri
phosphat cần dung được ghi ở bảng (cột 2, 3)
- Hòa tan mononatri phosphat và dinatri phosphat vào nước cất. Sau đó, chuyển toàn bộ
dung dịch vừa pha vào ống đong và bổ sung vừa đủ thể tích
- Xác định pH của hệ đệm vừa pha bằng máy đo pH, kết quả được ghi ở bảng (cột 4). pH
thực tế thỏa yêu cầu nên không cần hiệu chỉnh
• Tiến hành khảo sát
- Cho 0,5 g cloramphenicol vào 100 ml dung dịch đệm mỗi loại
- Thỉnh thoảng khuấy đều trong 1 giờ
- Đóng vào chai nhựa
- Quan sát, ghi nhận kết quả sau 1 tuần bảo quản
2. Quy trình khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ pha chế và ánh sáng đến độ ổn
định của chloramphenicol
- Hòa tan acid boric vào 160 ml nước cất, đun nóng( ghi ở bảng)
- Cho 0,5 ml dung dịch Nipagin M 20% vào, khuấy đều
- Hòa tan tiếp natri clorid và natri borat ( khối lượng được ghi ở bảng)
- Để dung dịch nguội đến nhiệt độ cần thiết, cho chloramphenicol vào, khuấy tan (lượng
chloramphenicol tương ứng với nhiệt độ ghi ở bảng)
- Để nguội, chuyển qua ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ 200 ml
- Lọc thô qua phễu thủy tinh xốp
- Lọc qua màng lọc milipore 0,22 µm trực tiếp vào chai thuốc nhỏ mắt
- Dán nhãn
- Quan sát, ghi nhận màu sắc sau khi đóng chai
- Một nửa số chai được bỏ vào bịch đen, số còn lại để để ở ngoài.
Sau 1 tuần, quan sát ghi nhận kết quả
III. QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ THÀNH PHẨM THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL
Công thức pha chế:
Cloramphenicol 1,0 g
Natri clorid 0,3 g
Natri borat 0,46 g
Acid boric 2,4 g
Dung dịch Niparin M 20% 0,5 ml # 0,1 g
Nước cất pha tiêm vừa đủ 200 ml

Cách tiến hành:


- Hòa tan acid boric trong khoảng 80% nước cất pha tiêm bằng cách đun nóng.
- Cho dung dịch Nipagin M 20% vào, khuấy đều.
- Hòa tan tiếp natri clorid và natri borat.
- Để dung dịch đến nhiệt độ 50,60, 70 oC , cho Cloramphenicol vào, khuấy tan.
- Để nguội, chuyển qua ống đong, bổ sung nước cất pha tiêm vừa đủ.
- Lọc thô qua phiễu thủy tinh xốp
- Lọc chân không qua màng lọc 0,45 µm
- Lọc qua màng lọc Milipore 0,22 µm trực tiếp vào chai thuốc nhỏ mắt
- Dán nhãn, bảo quản tránh ánh sáng.

IV. LƯU ĐỒ
Cloramphenicol 1,0g Yêu cầu:
Natri clorid 0,3g -Kiểm định xem có
Natri borat 0,46g
đúng chất ko
Nguyên
Cân đong Acid boric 2,4g -Thể tích và khối
liệu
lượng, đúng và đủ
Dung dịch nipagin M 20%
0,5ml

-Hòa tan acid boric vào 160 ml nước cất,


đun nóng
Pha chế -Cho dung dịch Nipagin M 20% vào, khuấy
đều
-Hòa tan tiếp natri clorid và natri borat
-Để dung dịch nguội đến nhiệt 60 độ, cho
chloramphenicol vào, khuấy
-Để nguội, chuyển qua ống đong, bổ sung
nước cất vừa đủ 200 ml

Lọc -lọc thô qua phễu thủy tinh xốp


-lọc tinh qua màng lọc 0,45 um
-lọc tiệt khuẩn qua milipore 0,22 um
trực tiếp vào chai thuốc nhỏ ,mắt

Bao bì
Đóng -Thể tích: 10,00-
(sạch, khô, 11,5mL
vô khuẩn) thuốc

Dán nhãn và
bảo quản

V. TRẢ LỜI CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ VÀ KIẾN THỨC TỰ CHUẨN BỊ


A. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày kết quả đánh giá độ tan của Cloramphenicol trong từng hệ đệm?
2. Cho biết vai trò của từng thành phần công thức thuốc nhỏ mắt?
Thành phần Vai trò
Cloramphenicol Hoạt chất chính
Acid boric Hệ đệm, chất chống oxy hóa
Natri borat
Natri clorid Dung dịch đẳng trương
Dung dịch Nipagin M 20% Chất bảo quản, kháng khuẩn
Nước cất pha tiêm Dung môi
3. Trình bày 4 thí nghiệm để phân tích được sự ảnh hưởng của 2 yếu tố đến độ ổn định của thuốc
nhỏ mắt Cloramphenicol.
* Ảnh hưởng của pH
- Thí nghiệm 1: Khảo sát độ tan của Cloramphenicol ở các pH khác nhau của một hệ đệm
(Palitzsch, Sorensen)
- Thí nghiệm 2: Khảo sát độ tan của Cloramphenicol ở cùng 1 pH với 2 đệm khác nhau (Palitzsch,
Sorensen)
* Nhiệt độ và ánh sáng:
- Thí nghiệm 1: Đánh giá độ ổn định của Cloramphenicol được hòa tan ở các nhiệt độ khác nhau
(50, 60 và 70 oC) sau 7 ngày, tránh ánh sáng.
- Thí nghiệm 2: Đánh giá độ ổn định của Cloramphenicol được hòa tan ở các nhiệt độ khác nhau
(50, 60 và 70 oC) sau 7 ngày, không tránh ánh sáng.
B. KIẾN THỨC TỰ CHUẨN BỊ
1. Nguyên liệu:
- Cloramphenicol: chất rắn, màu vàng nhạt, kém tan trong nước (nồng độ bão hòa là 0.25%), tan
tốt trong ethanol 96%, nước nóng, pH kiềm, phân hủy ở 80 oC, pH quá kiềm.
- Cloramphenicol palmitat: Bột mịn màu trắng hoặc gần như trắng, Thực tế không tan trong nước,
dễ tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong n-hexan. Khoảng nóng chảy từ
87 °C đến 95 °C. Đa hình, dạng bền với nhiệt, có sinh khả dụng thấp khi dùng đưòmg uống.
Cloramphenicol succinat natri: Bột màu trắng hoặc trắng hơi vàng, hút ẩm. Rất tan
trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %
2. Tính chất lý hóa của Cloramphenicol:
• Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc phiến dài.
• Khó tan trong nước (1/4000), dễ tan trong ethanol 96% và trong propylen glycol. Khó tan
trong ether.
• Dược điển Việt Nam IV quy định các chế phẩm thuốc nhỏ mắt cloramphenicol có 2 nồng độ
là 0,4% và 0,5% (kl/tt).
3. Tính chất của thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol
- Là dung dịch vô khuẩn của cloramphenicol trong nước.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “Thuốc nhỏ mắt” (Phụ lục 1.14) và các yêu
cầu sau đây:
- Hàm lượng chloramphenicol: C11H12Cl2N2O5, từ 90,0 đến 110,0% so với hàm lượng ghi trên
nhãn.
- Tính chất: Dung dịch trong suốt, không màu.
- pH 7.0 – 7.5
- Bảo quản: bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng
- Loại thuốc: kháng sinh.

4. Các công thức dung dịch thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol trên thị trường:
- CHLOREX EYE DROPS
Cloramphenicol 0.5% w/v
Acid boric 1.5% w/v
Borat 0.3% w/v
Phenyl mercuric nitrat 0.002% w/v
- D-CHLOREX
Cloramphenicol 1% w/v
Dexamethason sodium phosphate 0.1% w/v
Sterile Aq. Buffered Vehicle q.s
Phenyl mercuric nitrat 0.002% w/v.
5. Vai trò của hệ đệm dùng trong thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol.
– Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt phụ thuộc rất lớn vào yếu tố pH. Thuốc nhỏ mắt phải được
pha chế ở pH thích hợp bằng cách thêm chất điều chỉnh hoặc hệ đệm vào thành phần công thức.
– Thuốc nhỏ mắt có pH thích hợp phải đáp ứng 3 yêu cầu sau:
• Giảm tối đa sự kích ứng mắt
• Tăng độ hấp thu của hoạt chất
• Tăng độ ổn định của hoạt chất.
– Chọn hệ đệm Palitzch (acid boric – borat) vì:
• Cloramphenicol bão hòa trong nước ở nồng độ 0,25%, quy định Dược điển tối thiểu phải
ở nồng độ 0,4% → Phải sử dụng hệ đệm để tăng độ tan của cloramphenicol.
• Cloramphenicol bền trong môi trường hơi acid đến trung tính (pH 2 – 7), tan tốt trong
môi trường kiềm nhưng dễ bị thủy phân làm mất hoạt tính.
• pH của nước mắt thay đổi từ 6,3 đến 8,6, trung bình khoảng 7,4. Nếu thuốc nhỏ mắt có
pH nằm ngoài khoảng này rất dễ gây kích mắt. Dược điển Việt Nam IV quy định thuốc
nhỏ mắt nên có pH 7,0 – 7,6.
Hệ đệm Palitzch (boric – borat) có pH 6,77 – 9,11 phù hợp các lí do trên.
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BIỆN LUẬN
2. Khảo sát sự ảnh hưởng của hệ đệm đến tính tan và độ ổn định của Cloramphenicol
Bảng ghi nhận kết quả khảo sát
Nồng độ Cloramphenicol Kết quả khảo sát
pH 6.8 7.2 7.6
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2
Lượng Ban Hệ đệm Trong ++, Trong ++, Trong ++, Trong ++, Trong +++, Trong ++,
tinh thể đầu Palitzsch không màu không màu không màu không màu
không màu không màu
và màu
sắc Hệ đệm Trong ++, Trong ++, Trong ++, Trong ++, Trong ++, Trong ++,
Sorensen không màu không màu không màu không màu không màu không màu
Điều kiện lưu Tránh sáng Không Tránh sáng Không Tránh sáng Không
mẫu tránh sáng tránh sáng tránh sáng
Sau Hệ đệm Trong +, Trong +++, Trong +, Trong +, Trong +++, Trong +,
7 Palitzsch nhiều tt, Không tt, nhiều tt, Không tt, Không tt, Không tt,
ngày Vàng +.
không màu Vàng +. không màu Vàng +. không màu
Hệ đệm Trong +, Trong ++, Trong +, Trong +, Trong +, Trong +,
Sorensen nhiều tt, Còn tt, nhiều tt, Không tt, nhiều tt, Không tt,
không màu Vàng +. không màu Vàng +. không màu Vàng ++.
Nhận xét:
-Trong hệ đệm Palitzsch và hệ đệm Sorensen, pH càng tăng cloramphenicol tan càng tốt và
cloramphenicol tốt nhất ở pH =7,6. Điều này phù hợp với tính chất của cloramphenicol là tan tốt
ở môi trường hơi kiềm .
Tuy nhiên ở pH 7,6 dung dịch cloramphenicol lại bị đổi màu sau 7 ngày. Tại pH =7,2 chỉ có hệ
đệm Palitzsch hk đổi màu . Tại pH=6,8 , Cloramphenicol ổn định nhất . điều này phù hợp với
tính chất của cloramphenicol là dễ phân hủy ở pH>7,5 .
Kết luận: Hệ đệm Palitzsch giúp ổn định cloramphenicol tốt hơn hệ đệm Sorensen nên chọn hệ
đệm Palitzsch trong công thức pha chế thuốc nhỏ mắt. Chọn pH = 6,8 để chloramphenicol ổn
định.

2. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ pha chế và ánh sáng đến độ ổn định của Cloramphenicol
Bảng kết quả:
Nồng độ Cloramphenicol Kết quả khảo sát
Nhiệt độ pha chế o
50 C 60 oC 70 oC
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần1 Lần 2
Màu sắc ban đầu Trong, Trong, Trong,
không không không
màu màu màu
Màu sắc sau 7 ngày Tránh sáng Trong, Trong, Đục hơn
không không ban đầu,
màu màu không
màu
Không tránh Trong, Trong, Đục
sáng ngả Ngả hơn,
vàng vàng vàng
nhạt. nhạt. đậm
hơn.

Nhận xét:
-Nhiệt độ càng cao cloramphenicol tan càng nhanh và tan nhanh nhất ở 70*C . Ở nhiệt độ 60*C
và 70đC ko có sự chênh lệch về độ trong rõ rệt. Điều này phù hợp với tính chất của
cloramphenicol là tan tốt trong nước nóng.
Sau 7 ngày bảo quản:
-Bảo quản tráng ánh sáng, màu sắc của dung dịch vẫn không đổi. Về độ trong, ở 70đC dung dịch
đục hơn so với ban đầu, còn ở 50ddC và 60đC độ trong của dung dịch chloramphenicol không
đổi.
- Bảo quản không tránh ánh sáng ở cả 3 dung dịch đều ngả sang màu vàng, riêng ở nhiệt độ 70đC
dung dịch có màu vàng đậm hơn. Về độ trong, ở 70đC dung dịch đục hơn so với ban đầu, còn ở
50đC và 60ddC độ trong của dung dịch chloramphenicol không đổi.
Điều này có thể giải thích rằng khi tăng nhiệt độ thời gian hòa tan bị rút ngắn nhưng dung dịch
kém ổn định. Và bảo quản tránh ánh sáng, dung dịch ổn định tốt hơn.
Kết luận: nên pha chế chloramphenicol ở 60 °C và bảo quản trong đk tránh as
NGUYÊN NHÂN:
Nguyên nhân:
- Do môi trường pha chế chưa đạt chuẩn GMP
- Do chưa khuấy trộn tan hoàn toàn
- Do người pha chế chưa tuân thủ vệ sinh của GMP
Không đạt chỉ tiêu độ trong:
- Môi trường có nhiều bụi
- Làm trong môi trường không vô trùng
- Bụi từ người pha chế
- Lọ đựng sản phẩm có lẫn nhiều tạp
- Bụi dính ở màng lọc Milipore
Không đạt chỉ tiêu thể tích
- Thác tác lọc qua Milipore không chính xác. Đẩy quá mạnh làm thuốc trào ra ngoài
- Lọc sử dụng lại nhiều lần, thuốc khó qua được
CÁCH KHẮC PHỤC
Theo GMP
- Quá trình hòa tan thực hiện bằng máy
- Pha trong môi trường đạt chuẩn GMP
- Người pha chế phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh của GMP.
( Thực hiện pha chế thuốc nhỏ mắt trong phòng pha chế vô khuẩn
- Làm sạch, vô khuẩn lọ đựng thuốc trước khi pha chế
- Màng lọc mới, sạch
- Thao tác chính xác, cẩn thận )

You might also like