You are on page 1of 121

1

THUỐC TIÊM
-
THUỐC TIÊM TRUYỀN
PGS. TS. Phạm Đình Duy
GVCC - BM. Bào Chế - Khoa Dược – ĐH Y Dược TP.HCM
Email: pdduy@ump.edu.vn
Mục Tiêu
2

 Trình bày đúng định nghĩa của thuốc tiêm.


 Giải thích đúng các ưu khuyết điểm của đường tiêm.
 Phân biệt được các đường tiêm thuốc và phân loại các dạng chế
phẩm thuốc tiêm.
 Vận dụng được các kiến thức về các đặc tính hóa lý, công thức và
đường dùng của thuốc để giúp giải thích sinh khả dụng của thuốc
tiêm.
 Vận dụng đúng các tiêu chí đặc trưng của thuốc tiêm
 Phân tích đúng các thành phần của thuốc tiêm.
 Mô tả được môi trường sản xuất thuốc tiêm.
 Lựa chọn đúng các phương pháp tiệt trùng dùng trong sản xuất
thuốc tiêm.
 Mô tả đúng các tiêu chí kiểm soát chất lượng thuốc tiêm.
Nội dung
3

1. Đại cương

2. Công thức thuốc tiêm

3. Sản xuất thuốc tiêm

4. Quy trình pha chế thuốc tiêm và một số thao tác

5. Thuốc tiêm truyền

6. Một số hoạt động đảm bảo chất lượng


Đại cương
4

A- Thuốc tiêm dung dịch đóng


trong nhiều loại bao bì (ống, chai,
lọ và bơm tiêm)

B- Thuốc tiêm hỗn dịch

C- Thuốc tiêm dạng bột đông khô

D- Thuốc tiêm nhũ tương


Đại cương
Định nghĩa (DĐVN)
5

THUỐC TIÊM, THUỐC TIÊM TRUYỀN (Injectiones, infusions)


 những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm hoặc tiêm truyền
vào cơ thể.

 phân thành 3 loại:

 Thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương).

 Thuốc tiêm truyền (dung dịch nước hay nhũ tương dầu trong nước).

 Bột pha tiêm hoặc dung dịch đậm đặc để pha thuốc tiêm hay thuốc tiêm

truyền.

Nguồn bài viết: https://duocdienvietnam.com/thuoc-tiem-thuoc-tiem-truyen/


Đại cương
Định nghĩa
6

 Chế phẩm thuốc vô khuẩn,


 được tiêm vào cơ thể dưới dạng lỏng

 qua da hoặc niêm mạc bằng y cụ thích hợp,

 nhằm mục đích phòng trị bệnh, chẩn đoán và một số mục
đích khác.
 sản xuất theo những quy trình nghiêm ngặt

→ đảm bảo vô trùng, không chứa chất gây sốt, tiểu phân cơ
học và chất ô nhiễm khác.
Đại cương
Phân loại
7

 Theo loại dung môi hoặc chất dẫn


 Theo thể tích đóng gói
 Theo trạng thái cấu trúc và hình thức phân phối
 Phân biệt thuốc tiêm theo các đặc điểm:
 Liều lượng đóng gói

 Bao bì đặc biệt

 Thuốc tiêm đậm đặc phải hoà loãng khi tiêm

 Theo nguồn gốc

 Chế phẩm sinh học dùng đường tiêm

 Thuốc tiêm đặc biệt

 Một số chế phẩm có những đặc điểm tương đồng với thuốc tiêm
Đại cương
Phân loại
8

 Theo loại dung môi hoặc chất dẫn


 thuốc tiêm nước
 thuốc tiêm dầu
Đại cương
Phân loại
9

 Theo thể tích đóng gói


 Thuốc tiêm thể tích nhỏ (small volume parenteral): mỗi đơn vị đóng
gói < 100 ml, thường gặp dạng ống thể tích 1 ml , 2 ml và 5 ml.
 Thuốc tiêm thể tích lớn (large volume parenteral) chứa từ 100 ml
đến 1000 ml mỗi đơn vị đóng gói, hay gặp chai 500 ml và 1000 ml.

Thể tích thành phẩm phụ thuộc vào:


◼ liều lượng hoạt chất,
◼ mục đích trị liệu,

◼ độ hoà tan và ổn định của hoạt chất trong dung môi.

→ sự phân biệt giữa 2 loại thuốc tiêm theo thể tích rất tương đối.
Vd: thuốc tiêm lidocain 3% chai 500 ml trong nha khoa, nhãn khoa hay
dùng liều nhỏ 1-2 ml, nên thuốc này được gọi là thuốc tiêm đa liều.
Đại cương
Phân loại
10

 Theo trạng thái cấu trúc và hình thức phân phối


Có 2 trạng thái với 6 cấu trúc tương ứng:
 Trạng thái rắn: bột, khối xốp và viên.
 Trạng thái lỏng: dung dịch, nhũ tương và hỗn dịch.
Thuốc tiêm lỏng có hoạt chất ổn định trong dung môi, chất dẫn là
dạng hoàn thiện sẵn sàng để sử dụng.
Thuốc tiêm ở trạng thái rắn do hoạt chất không ổn định trong dung
môi, nên được bào chế với 1 đơn vị đóng gói chứa hoạt chất và
kèm thường kèm theo 1 đơn vị đóng gói chứa lượng dung môi,
chất dẫn để hoá lỏng thuốc trước khi tiêm.
Đại cương
Phân loại
11

 Phân biệt thuốc tiêm theo các đặc điểm:


 Liều lượng đóng gói: thuốc đóng gói đơn liều, thuốc đóng gói đa
liều.
 Bao bì đặc biệt: thuốc đóng sẵn trong bơm tiêm: insulin, lidocain,
atropin,...
 Thuốc tiêm đậm đặc phải hoà loãng khi tiêm
 Theo nguồn gốc: thuốc tiêm dược liệu thiên nhiên, tạng liệu,....
 Chế phẩm sinh học dùng đường tiêm: vacxin, giải độc tố…
 Thuốc tiêm đặc biệt: thuốc tiêm dùng chẩn đoán, thuốc tiêm
chứa chất phóng xạ, thuốc tiêm dùng nghiên cứu,…
Đại cương
Phân loại
12

 Một số chế phẩm có những đặc điểm tương đồng với thuốc
tiêm:
 dạng cấy dưới da
 dung dịch thẩm thấu màng bụng, chạy thận nhân tạo.
 dung dịch ngâm rửa, bảo quản mô, cơ quan trong quá trình cấy
ghép.
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
13

Sự lựa chọn vị trí tiêm tùy


thuộc vào nhu cầu, tính khẩn
cấp trong trị liệu và đặc điểm
của dạng thuốc tiêm.
 dưới da (SC)
 trong da (ID)
 bắp (IM)
 tĩnh mạch (IV)
 tiêm vào động mạch (IA)
 tiêm vào tủy sống (IT)
 tiêm vào tim (IC)
 tiêm vào mắt (IO)
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
14
Sự hấp thu Kích cỡ
Thể tích Kích cỡ
Vị trí tiêm Mô tả vào tuần kim tiêm
tiêm bơm tiêm
hoàn (inch)
Cỡ 25-30,
Tiêm vào mô mỡ bên chiều dài
SC < 1mL
dưới da
1/2-5/8
Chậm 1 mL
Tiềm vào ngay dưới da Cỡ 25-28,
ID giữa lớp biểu bì và hạ 0,02-0,05 mL chiều dài
bì 3/8-5/8
Người lớn:
Tiêm vào khối cơ bên Cỡ 20-22,
dưới da (cơ delta trên 2-5 mL
IM Biến đổi 1-5 mL chiều dài
cánh tay hoặc cơ vùng Trẻ em:
mông) 1/2-1 ½
< 1 mL
Tiêm trực tiếp vào tĩnh Cỡ 20-22,
IV mạch (khuỷu tay hay Trực tiếp 1-60 mL chiều dài
dưới xương đòn) 1/2-1 ½
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
15
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
16
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
17
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
18
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
19
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
20
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
21
Đại cương
Vị trí tiêm thuốc
22
Đại cương
Sinh khả dụng thuốc tiêm
23

Yếu tố ảnh hưởng tới sinh khả dụng của thuốc tiêm:
 vị trí tiêm,

 độ hoà tan của hoạt chất trong dung môi hay hỗn hợp dung môi,

 đặc điểm hoá lý của hoạt chất cũng như của dung môi,

 cấu trúc của thuốc,...


Đại cương
Sinh khả dụng thuốc tiêm
24

 vị trí tiêm: mỗi vị trí tiêm thuốc → tốc độ hấp thu và tỷ lệ


thuốc tương ứng đi vào tuần hoàn hay tính khả dụng sinh
học của thuốc tiêm sẽ khác nhau tuỳ theo thủ thuật, vị trí
tiêm.
 Tiêm trong da thuốc hấp thu rất chậm, lượng nhỏ.
 Tăng lên ở vị trí dưới da và vào bắp thịt do lưu lượng máu tăng
theo thứ tự tương ứng.
 Tiêm tĩnh mạch thuốc được dẫn truyền trực tiếp vào tuần hoàn
máu, nên thuốc đạt nồng độ tác dụng sau 5 phút và sinh khả
dụng được coi như 100%.
◼ Ví dụ: thuốc tiêm Insulin tiêm dưới da bụng thuốc hấp thu nhanh;
tiêm bắp thịt (cơ delta): trung bình; tiêm cơ bắp đùi: chậm; dĩ nhiên
tiêm vào tĩnh mạch thuốc cho tác dụng nhanh nhất .
Đại cương
Sinh khả dụng thuốc tiêm
25

 Đặc điểm hoá lý của chất thêm vào và dung môi:


 Tính khả dụng sinh học của thuốc tiêm cũng tuân theo các quy
luật chung về hấp thu, khuếch tán và thải trừ.
 Các đại phân tử hay các tá dược polymer cho tác dụng kéo dài,
thải trừ chậm.
◼ gắn giữ hoạt chất → chuyển hoá chậm → dùng trong các thuốc có
kiểm soát tác dụng.
◼ Ví dụ như albumin, dextran, insulin, procain penicilin G, triglycerid mạch dài
LCL,...
◼ Tương tự các tá dược polymer : lactic-glycolid - polymer, natri carboxy methyl
cellulose Na-CMC, propylen glycol PEG; poly vinyl pyrrolidon PVP;
polysorbat,....
 Dung môi dầu thuốc được hấp thu chậm hơn so với dung môi
nước.
Đại cương
Sinh khả dụng thuốc tiêm
26

 Đặc điểm hoá lý của hoạt chất:


 Hoạt chất có hệ số phân bố dầu – nước tương đối cân bằng
→ dễ vượt qua hàng rào lipid trong cấu trúc của màng tế bào,
do đó tốc độ hấp thu nhanh hơn.
 Đặc tính thẩm thấu:
 Thuốc tiêm đẳng trương tương thích tốt với tế bào sống nên
dung nạp tốt hơn thuốc tiêm nhược trương, ưu trương.
 Nhưng thuốc tiêm hơi ưu trương có tốc độ hấp thu nhanh
hơn
 Cấu trúc của thuốc:
Tốc độ giải phóng, hấp thu hoạt chất của thuốc tiêm tăng dần
theo thứ tự: hỗn dịch dầu, dung dịch dầu, hỗn dịch nước, dung
dịch nước,…
Đại cương
Ưu khuyết điểm của đường tiêm
27

 Ưu điểm
 lựa chọn thay thế - bất tỉnh hoặc nôn mửa.
❖ Chất lỏng, chất điện giải và các chất dinh dưỡng có thể được cung
cấp đồng thời cho bệnh nhân bằng cách tiêm truyền.
 Tránh được các vấn đề do dùng thuốc bằng đường uống gây ra
❖ thuốc kém hấp thu,
❖ thuốc kháng sinh amphotericin B, streptomycin,...
❖ bị enzyme tiêu hóa phân hủy
❖ một số thuốc kháng sinh, peptid, protein: insulin, alfa-interferon,
urokinase,..
❖ hoặc bị chuyển hóa lần đầu qua gan.
❖ những thuốc gây kích ứng, phản ứng cục bộ không mong muốn trong
hệ thống tiêu hóa → khó chịu hoặc buồn nôn.
❖ gây mất cân bằng hệ vi sinh có lợi của đường ruột (kháng sinh); táo bón (morphin);
dễ bị nôn mửa (emetin) ,v.v...
Đại cương
Ưu khuyết điểm của đường tiêm
28

 khởi phát tác dụng nhanh hơn và sinh khả dụng cao hơn so với
đường uống.
 tạo ra tác dụng khu trú tại chỗ.
❖ Ví dụ, các chất gây tê tại chỗ (lidocain) sử dụng trong nha khoa được
tiêm gần dây thần kinh để làm giảm đau tại chỗ tức thời; hoặc dẫn
chất hidrocortison tiêm vào bao khớp hoặc methotrexat tiêm tuỷ sống
 sử dụng cho hệ thống phân phối thuốc kéo dài để tạo ra sự
thuận tiện trong việc duy trì điều trị.
Đại cương
Ưu khuyết điểm của đường tiêm
29

 Khuyết điểm
 đòi hỏi kỹ thuật thích hợp và được thực hiện bởi người có
chuyên môn hoặc người đã được tập huấn.
 gây đau hoặc khó chịu → việc tuân thủ của bệnh nhân có thể là
trở ngại.
❖ thuốc không phù hợp với sinh lý con người như thuốc ở pH acid hoặc kiềm, thuốc tiêm
dầu...

 không thể loại bỏ trong trường hợp dùng quá liều hoặc xảy ra tác
dụng phụ.
 Việc sản xuất các sản phẩm tiêm thường khó khăn và tốn kém
hơn so với các dạng bào chế khác
❖ vì sản phẩm phải đáp ứng với những yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo vô
khuẩn, không có chất gây sốt và các tiểu phân cơ học.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
30

1. Nồng độ và hàm lượng hoạt chất phải chính xác

2. Thuốc tiêm phải vô khuẩn

3. Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay nội độc
tố vi khuẩn

4. Thuốc tiêm phải có pH phù hợp

5. Yêu cầu đẳng trương

6. Trạng thái cảm quan của thuốc tiêm

7. Pha chế
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
31

1. Nồng độ và hàm lượng hoạt chất phải chính xác


 Thuốc tiêm tác dụng nhanh, mạnh nên sự sai sót về

nồng độ, hàm lượng → tai biến trầm trọng nhất so với
đường sử dụng khác.
 Để ngăn ngừa sự sai sót:

 cần cẩn thận trong tính toán lượng hoạt chất cho từng lô /mẻ
thuốc;
 cân đong có kiểm tra, giám sát;
 kiểm soát, kiểm nghiệm bán thành phẩm đầy đủ.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
32

1. Nồng độ và hàm lượng hoạt chất phải chính xác


 Để bù đắp sự hao hụt do dính thuốc

 vào bao bì đựng,


 vào bơm tiêm,

 dây truyền dịch,

→ thuốc tiêm dạng lỏng thường quy định phải đóng thêm một
lượng thuốc thích hợp.
 Số lượng thuốc đóng dư phụ thuộc vào thể tích của thành
phẩm và loại dung môi của thuốc, thể chất đặc nhớt phải
đóng dư nhiều hơn.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
33

2. Thuốc tiêm phải vô khuẩn


 Đây là yêu cầu đặc trưng nhất của thuốc tiêm.
 Yêu cầu này nhằm 2 mục đích chính:
 Làm cho chế phẩm không độc:
◼ vi sinh vật gây bệnh → người dùng bị nhiễm bệnh do dùng thuốc.
◼ vi sinh vật không gây bệnh, độc tố do vi khuẩn tiết ra hay các chất
phân hủy từ tế bào của chúng nói chung có thể tác động như những
kháng nguyên (antigen) gây viêm, gây sốt chí nhiệt tố.
 Giữ cho chế phẩm ổn định:
◼ Vi khuẩn, nấm mốc nhiễm vào thuốc gây hụt hàm lượng, làm đục,
tủa thuốc.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
34

2. Thuốc tiêm phải vô khuẩn


 Để đạt được yêu cầu này, sản xuất phải đáp ứng các

của quy chế GMP cho nguyên phụ liệu, điều kiện nhà
xưởng, thiết bị, nhân lực,….
 Để hỗ trợ cho thực hiện yêu cầu vô khuẩn thuốc tiêm,
một số chất sát khuẩn có thể được thêm vào công thức.
 thuốc tiêm dung môi nước: clorocresol nồng độ: 0,2% (W/V),
phenyl mercuric nitrat 0,001 - 0,002%, các nipaeste 0,005 -
0,18%,…
 thuốc tiêm dầu dùng: phenol 0,5%, cresol 0,3 %,...
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
35

2. Thuốc tiêm phải vô khuẩn


 Danh mục các chất sát khuẩn bảo quản do ngành y tế

quy định.
 Chất sát trùng bảo quản chỉ được dùng cho thuốc tiêm

đóng gói đa liều nhưng khi dùng với lượng nhỏ, đơn
liều.
 Thuốc tiêm liều dùng lớn hơn 15 ml hoặc tiêm tĩnh
mạch, tiêm tủy sống, tiêm vào tim, tiêm vào mắt, không
được dùng các chất nhóm này.
 Hơn nữa, đa số các chất bảo quản chống vi sinh vật

đều có tác dụng phá huyết ít nhiều, ở đặc điểm này thì
chỉ có nhóm nipaeste là an toàn.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
36

3. Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay nội độc
tố vi khuẩn
 Chất gây sốt hay chí nhiệt tố (pyrogene):

 những chất nhiễm vào thuốc, sau khi tiêm, chủ yếu theo
đường tĩnh mạch,
 tích luỹ đủ lượng sẽ gây phản ứng tăng thân nhiệt (sốt) đặc
trưng.
 Người bị nhiễm có cảm giác ớn lạnh ở tủy sống và toàn
thân, cảm giác đó dần trở thành cơn rét run (tay chân run,
răng đánh lập cập, da tím tái) kéo dài 15 – 20 phút. Tiếp theo
cơn sốt xuất hiện, thân nhiệt có thể tăng tới đỉnh điểm ở 40 –
41°C, da đỏ ửng, kéo dài 30 – 60 phút, sau đó bệnh nhân vã
mồ hôi, rồi dần bình phục.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
37

3. Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay nội độc
tố vi khuẩn
 Nguồn gốc chí nhiệt tố

 chủ yếu là vi khuẩn Gram (-)


 chất tiết do hoạt động sống của vi sinh vật
 do các sản phẩm hình thành từ tế bào, nhất là phần cấu trúc
polymer của màng tế bào sau khi vi sinh vật bị diệt do tiệt
khuẩn như tiệt khuẩn bằng nhiệt độ cao.
◼ Do vậy, chất gây sốt hay được gọi là nội độc tố vi khuẩn (Endotoxin).
 Ngoài ra, một số chất có nguồn gốc tế bào hoặc sản phẩm từ
máu, từ bạch cầu người trong một số điều kiện cũng cho
phản ứng sốt chí nhiệt tố.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
38

3. Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay nội độc
tố vi khuẩn
 Nguồn gốc chí nhiệt tố
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
39

3. Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay nội độc
tố vi khuẩn
 Bản chất của chí nhiệt tố

 là hợp chất cao phân tử, có thể là lipopolysaccharid hoặc


lipoprotein.
 rất bền với nhiệt
 bị oxy hóa bởi kali permanganat, hydro peroxid, acid sulfuric
loãng,..
 phần lipid có tác dụng quyết định tính gây sốt
 liều tối thiểu gây sốt rất nhỏ, trung bình 3-10 μg/kg thể trọng
 liều độc thường lớn gấp hàng trăm lần liều gây sốt và liều chết
cũng lớn hơn liều độc rất nhiều.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
40

3. Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay nội độc
tố vi khuẩn
 Nguyên tắc thực hiện phòng chống chất gây sốt trong

thuốc tiêm
 Nguyên tắc trên hết là phòng ngừa, không để chí nhiệt tố nhiễm vào
thuốc và tương ứng với việc không để nhiễm vi sinh vật vào nguyên liệu
dùng pha chế, bao bì đựng, ...vì vi sinh vật là nguồn sinh ra chất gây sốt
trong thuốc tiêm.
 Tiêu chuẩn thuốc tiêm không có chí nhiệt tố hay đạt giới hạn độc tố vi
khuẩn trong thuốc luôn là quan hệ nhân quả với tiêu chuẩn vô khuẩn
của thuốc trong pha chế và bảo quản.
→ việc kiểm soát chất lượng thuốc tiêm có thể gồm cả 2 nội dung: chất
gây sốt và giới hạn độc tố vi khuẩn Endotoxin. Chí nhiệt tố được thử
theo phương pháp thí nghiệm trên thỏ, còn gới hạn Endotoxin được thử
theo phương pháp limulus.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
41

4. Thuốc tiêm phải có pH phù hợp


 pH của mỗi thuốc tiêm có một trị số tương đối cố định

và chi phối bởi 2 yêu cầu:


 Phù hợp với sinh lý của cơ thể nhất là với hồng cầu để thuốc
dễ dung nạp.
 Giúp ổn định hoạt chất trong dung môi và yêu cầu này có tính
quyết định.
 Nếu pH của thuốc tiêm phù hợp với pH sinh lý = 7,35 -
7,45 sẽ tránh được kích ứng tế bào, nhức buốt nơi
thuốc tiếp xúc.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
42

5. Yêu cầu đẳng trương


 Thuốc tiêm dung dịch nước nên

đẳng trương với huyết tương và


dịch tế bào để tế bào dễ dung nạp.
 Thuốc tiêm chứa hoạt chất không
tan như hỗn dịch nước thì không
gây trương lực thẩm thấu.
 Thuốc tiêm nước chứa các phân

tử lớn / polymer: gelatin, PVP poly


vinyl pyrrolidon, dextran,... tạo ra
áp suất thẩm thấu không đáng kể.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
43

5. Yêu cầu đẳng trương


 Tiêm một dung dịch thuốc tiêm nước đẳng trương cảm

giác đau nhức được giảm thiểu tại mô cơ nơi tiêm và


được cơ thể dung nạp dễ dàng khi tiêm tĩnh mạch
lượng thuốc lớn.
 Tiêm dung dịch thuốc đậm đặc, ưu trương không được

tiêm ngoài đường tĩnh mạch mà phải tiêm vào tĩnh


mạch phải thật chậm và cẩn thận vì thuốc trào ra sẽ
làm hoại tử vùng tiếp xúc hoặc hòa loãng vào dung dịch
đẳng trương để tiêm truyền.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
44

6. Trạng thái cảm quan của thuốc tiêm


 Màu sắc:
 Thuốc tiêm phải có màu sắc như màu mẫu của hoạt chất,
không được pha hay nhuộm màu thuốc tiêm.
 Đa số thuốc tiêm dung dịch là không màu, nhưng một số
màu đặc trưng: màu hồng của vita. B12, màu vàng của Vita.
B2, của rutinoid...
 Đa số các thuốc tiêm hỗn dịch và nhũ tương có màu trắng
đục như sữa: thuốc tiêm hydrocortison acetat, procain
penicilin G hoặc nhũ tương tiêm dầu đậu nành.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
45

6. Trạng thái cảm quan của thuốc tiêm


 Độ trong:
 Thuốc tiêm dung dịch: phải trong suốt, không có tiểu phần
không tan hay đạt giới hạn về kích thước và số lượng tiểu phần
không tan trong những điều kiện quan sát bằng mắt thường,
hoặc máy đo đếm hạt hoặc kính hiển vi.
◼ Tiêu chuẩn độ trong chặt chẽ hơn ở thuốc tiêm truyền so với thuốc tiêm
thể tích nhỏ và còn tuỳ trình độ công nghệ bào chế.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
46

6. Trạng thái cảm quan của thuốc tiêm


 Độ trong:
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
47

6. Trạng thái cảm quan của thuốc tiêm


 Độ trong:

https://www.youtube.
com/watch?v=9MZu
aAMNByQ

https://www.youtube.
com/watch?v=V4cm
LIf1TgA
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
48

6. Trạng thái cảm quan của thuốc tiêm


 Trạng thái phân tán:

 thuốc tiêm hỗn dịch: Hỗn dịch để tiêm phải phân tán đều
trong chất dẫn sau khi lắc và kích thước của hạt (particle
size) đa số khoảng 15 - 20 μm và không hơn 50 μm.
 thuốc tiêm nhũ tương: Nhũ tương để tiêm là kiểu Dầu / Nước,
phải ổn định không tách lớp, kích thước của hạt nhũ đa số
~1-5 μm.
 Trạng thái phân tán sau khi hoá lỏng của bột, khối xốp để
tiêm: thuốc bột, khối xốp để tiêm sau khi hòa tan hoặc phân
tán vào dung môi, chất dẫn thì phải đạt được các trạng thái
cảm quan phù hợp (dung dịch hoặc hỗn dịch) trước khi tiêm.
Đại cương
Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm
49

7. Pha chế - sản xuất


 hòa tan, phân tán hoặc nhũ hóa dược chất và các tá dược vào
một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi hay chất dẫn thích hợp,
 điều kiện pha chế – sản xuất các chế phẩm thuốc vô khuẩn
→ tránh nhiễm tạp và nhiễm vi sinh vật vào thuốc.
 phải được tiệt khuẩn theo phương pháp quy định.

 vô khuẩn bằng cách lọc thì phải sử dụng dụng cụ, thiết bị, đồ đựng đã
tiệt khuẩn và pha chế trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn.

 Quá trình pha chế một mẻ thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền từ khi
pha thuốc, đóng thuốc, hàn kín và tiệt khuẩn cần hoàn thành
càng nhanh càng tốt, thường trong vòng 12 giờ. Nếu không,
phải bảo quản thuốc trong điều kiện vô khuẩn.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Hoạt chất
50

 Hoạt chất:
 loại nguyên liệu để pha thuốc tiêm,
 được sản xuất, đóng gói, cung cấp theo 3 yêu cầu chung của
Dược điển:
◼ tinh khiết dược dụng
◼ vô trùng
◼ không chứa chí nhiệt tố hoặc giới hạn độc tố vi khuẩn.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi
51

 Ngoài 3 yêu cầu chung như với hoạt chất, dung môi cần
phải đáp ứng một số yêu cầu riêng:
 Phù hợp với hoạt chất và dạng bào chế được lựa chọn
◼ không gây tương kỵ, giúp hoạt chất ổn định và giải phóng hoạt chất theo đúng
yêu cầu.
 Không có hoạt tính riêng làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc và
không độc hoặc rất ít độc, được cơ thể dung nạp, dễ thải trừ .
 → chỉ duy nhất nước cất để pha tiêm là đáp ứng khá đủ
các yêu cầu này, các chất khác đều có ít nhiều nhược
điểm.
 Các loại dung môi - chất dẫn hay gặp gồm 2 nhóm:
 Nhóm 1: Nước và các chất hòa tan trong nước như alcol và các polyol.
 Nhóm 2: Dầu béo và các chất thân dầu như dầu parafin, ether,...
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi
52

 Nước
 dung môi phổ biến nhất được sử dụng để sản xuất thuốc tiêm ở
quy mô lớn.
 phải là nước được tinh chế bằng phương pháp chưng cất từ
nước uống được hoặc nước tinh khiết
 đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự như nước tinh khiết:
◼ trong suốt,
◼ không màu,
◼ pH 5 – 7,
◼ có không quá 1 mg nguyên tố vi lượng trong 100 ml
◼ không có chất gây sốt (đạt giới hạn Endotoxin ≤ 0,25 E.U/ ml)
◼ Nước để pha thuốc tiêm phải được bảo quản trong các thùng
kín ở nhiệt độ dưới hoặc trên phạm vi mà vi sinh vật có thể
phát triển và phải được dùng trong vòng 24 giờ.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi - Nước
53

 Nước vô khuẩn để tiêm


 Nước để pha thuốc tiêm đã được tiệt trùng.
 đóng vào chai không lớn hơn 1 lít.
 dung môi để pha loãng cho chế phẩm tiêm dạng bột khô hay
dạng lỏng đậm đặc.
 Nước kìm khuẩn để pha thuốc tiêm
 nước vô khuẩn để tiêm + một hoặc nhiều chất kháng khuẩn.
 đóng gói trong lọ thủy tinh hoặc đóng sẵn trong bơm tiêm có thể
tích không quá 30 mL.
 dung môi để pha thuốc tiêm có thể tích nhỏ.
◼ Đối với thuốc tiêm có thể tích lớn, nước kiềm khuẩn bị hạn chế sử dụng do
độc tính tiềm ẩn của các chất kháng khuẩn.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi - Nước
54

 Dung dịch natri clorid để pha thuốc tiêm


 dung dịch natri clorid đẳng trương vô khuẩn (0,9%) trong nước
để pha thuốc tiêm,
 không chứa các chất kháng khuẩn,
 pha chế thuốc tiêm dạng dung dịch và hỗn dịch.
 Dung dịch natri clorid kìm khuẩn để pha thuốc tiêm
 dung dịch natri clorid vô khuẩn có chứa chất kháng khuẩn.
 đóng gói trong bao bì có thể tích không quá 30 mL.
◼ Bởi vì có sự hiện diện của chất kháng khuẩn nên cần lưu ý tính tương hợp
với các chất thêm vào trong dung dịch này.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi
55

 Alcol và các polyol


 Alcol ethylic:
◼ có hoạt tính riêng và làm đông vón protein, gây đau rát, kích ứng
vùng tiêm.
◼ nồng độ tối đa 15% → tăng độ hòa tan và ổn định của hoạt chất của
1 số thuốc tiêm nước.
◼ thuốc tiêm có ethanol có thể dùng tiêm bắp thịt, dưới da và cả tiêm
tĩnh mạch.
◼ thuốc tiêm truyền dinh dưỡng: ethanol còn được coi như dưỡng chất
hydrat cacbon.
 Một số polyalcol: glycerol, poly etylen glycol (PEG)... thường
dùng trong thuốc tiêm nước hoặc cũng có thể dùng nguyên
chất trước khi tiêm pha loãng với nước.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi
56
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi
57

 Dầu parafin và một số dầu khác như ethyl oleat...


 không độc, nhưng chuyển hóa chậm, gây đau nhức tại nơi
tiêm → ít được dùng.
 Các dầu thực vật tinh chế:
 dễ dung nạp, chuyển hoá nhưng có tính đặc nhớt, rất dính vỏ
ống và bơm tiêm.
◼ Khắc phục nhược điểm này có thể thêm 1 lượng nhỏ ether ethylic
hoặc phối hợp với dầu, chất phụ ít nhớt hơn.
 dễ bị đông đặc khi nhiệt độ môi trường quá thấp,
 dễ bị oxy hóa, trở mùi ôi khét và bị trùng hợp hóa,
 bị thủy phân
 bị vi trùng, nấm, mốc xâm nhập
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Dung môi
58

 Các dầu thực vật tinh chế:


 → dầu thực vật pha tiêm phải tinh khiết và thường có thêm
chất ổn định, bảo quản.
◼ Để tránh ôi khét có thể thêm các chất bảo quản như:
◼ acid citric,
◼ acid nordihydro guaiaretic (NDGA),
◼ butyl hydroxy anisol (BHA) hoặc butyl hydroxy toluen (BHT), nồng độ 0,03 -
0,05%)
◼ các dẫn chất acid galic.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
59

 Chất làm tăng độ tan (Solubilizing agents)


 cải thiện độ tan của một số hoạt chất
◼ do sự hình thành dạng muối hoặc tạo phức.
◼ Ví dụ, các chất như cafein, theophylline tan tốt hơn khi có thêm natri
benzoat hoặc natri citrat.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
60

 Chất hoạt động bề mặt (Surface-active agents)


 làm cho các chất thân dầu có thể phân tán trong môi trường nước
dưới dạng micell tạo thành dung dịch giả.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
61

 Đệm (Buffers)
 điều chỉnh và duy trì độ pH

→ làm tăng tính ổn định, độ hòa tan, hấp thu và hoạt


tính của các thành phần chính.
 Hệ đệm thường được sử dụng trong thuốc tiêm:
◼ hệ đệm phosphat, citrat, acetat và glutamat.
◼ được áp dụng cho những chế phẩm thuốc tiêm nước có độ ổn
định ở khoảng pH hẹp và gần với pH của huyết tương. Nếu
sử dụng hệ đệm có pH xa với pH của huyết tương thì cơ thể
không thể điều chỉnh lại được và gây sốc. Trong trường hợp
khác, các chất như HCl hay NaOH được dùng để điều chỉnh
pH của dung dịch thuốc tiêm.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
62

 Chất bảo quản (Preservatives)


 tránh nhiễm vi sinh vật.

 thuốc tiêm đa liều.


CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
63

 Chất bảo quản (Preservatives)


 Chất chống oxy hóa (Antioxidants)
 ngăn chặn quá trình oxy hóa các thành phần trong công
thức của một dạng bào chế.
 chất chống oxy hóa thật sự (oxy hóa các gốc tự do), chất
khử và chất chelat hóa.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Bao bì đựng thuốc tiêm
64

 Đáp ứng các tiêu chuẩn sau:


 Bao bì không được ảnh hưởng tới các thành phần của thuốc
tiêm mà nó chứa đựng.
 Bề mặt tiếp xúc với thuốc của bao bì không được thay đổi do
nhiệt độ và áp suất cao trong quá trình tiệt trùng.
 Bảo vệ tránh ánh sáng đối với thuốc tiêm dễ bị phân hủy bởi ánh
sáng.
 Bao bì có thể được tái sử dụng nhiều lần hoặc nên có giá thành
thấp để có thể sử dụng 1 lần.
 Cho phép kiểm tra chất lượng thuốc bên trong dễ dàng bằng
cảm quan.
 Vật liệu được lựa chọn phải vừa không ảnh hưởng đến
chất lượng của thuốc tiêm và phải vừa không bị biến đổi
chất lượng sau khi tiệt trùng. (thủy tinh, nhựa)
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Bao bì đựng thuốc tiêm
65
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Bao bì đựng thuốc tiêm
66

 Thủy tinh
 tính chất hóa học tương đối trơ
 có thể chống lại sự bay hơi và chịu được sự tiệt trùng bằng hơi nước.
 nhưng mong manh dễ vỡ, đây là vấn đề trong quá trình vận chuyển và
sử dụng.
 Có 04 loại thủy tinh dùng trong ngành dược: cấp I, II, III và IV.
◼ Thủy tinh cấp IV không dùng làm bao bì cho thuốc tiêm.
◼ Thủy tinh cấp I là có chất lượng tốt nhất và có thể được sử dụng cho sản
phẩm thuốc tiêm bất kỳ. Đây là thủy tinh trung tính có độ bền với nhiệt cao
và độ bền với nước rất cao.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Bao bì đựng thuốc tiêm
67

 Thủy tinh
 Có 04 loại thủy tinh dùng trong ngành dược: cấp I, II, III và IV.
◼ Thủy tinh cấp II và III là thuỷ tinh kiềm bị ảnh hưởng bởi quá trình hấp tiệt
trùng do đó phải được tiệt trùng bằng nhiệt khô.
◼ Chịu tác động hóa học kém hơn loại I.
◼ Bề mặt thủy tinh cấp II đã được xử lý bằng một loại khí có tính acid ở nhiệt
độ cao để tăng khả năng chịu nước và acid
→ thủy tinh cấp II được sử dụng cho những chế phẩm có tính acid hay trung
tính dùng để tiêm, trong khi đó thủy tinh cấp III chỉ được sử dụng cho các
sản phẩm khô vô trùng.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Bao bì đựng thuốc tiêm
68

 Nhựa
 Dùng cho tiêm truyền
 Ưu điểm: khối lượng nhẹ, linh hoạt và bền.
 Nhược điểm:
◼ sự hấp phụ của thuốc lên thành chai dễ xảy ra hơn so với thủy tinh;
◼ dung dịch thuốc bên trong có thể thấm ra ngoài ở một số loại nhựa;
◼ nhiều loại nhựa không thể tiệt trùng bằng nhiệt vì chúng sẽ bị mềm, chảy
hoặc mờ gây khó khăn khi kiểm tra sản phẩm.
CÔNG THỨC THUỐC TIÊM
Bao bì đựng thuốc tiêm
69

 Nhựa
 Một số loại nhựa:
◼ polyethylen (polyolefin) có tính trơ, mờ và tương đối không thấm hơi nước
hay oxy;
◼ polycarbonat có tính trong suốt và có khả năng chịu nhiệt nhưng dễ vỡ và
thấm hơi nước;
◼ polypropylen có tính mờ, chịu nhiệt, độ thẩm thấu hơi nước và khí thấp
nhưng có thể trở nên giòn nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp;
◼ polyvinyl chlorid có tính trong suốt và giá thành thấp nhưng giòn và thấm
khí và hơi nước. Nó thường phóng thích chất hóa dẻo và các hạt tiểu phân
vào dung dịch thuốc;
◼ polymethyl-pentan có tính trong suốt, bền và khả năng chịu nhiệt tốt
nhưng giá thành cao.
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
70
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Môi trường sản xuất
71

Số lượng hạt bụi tối đa trong 1 m3 Giới hạn


Cấp độ Trạng thái tĩnh Trạng thái hoạt động vi sinh
0,5 µm 5 µm 0,5 µm 5 µm vật sống
trong
1 m3
A 3500 0 3500 0 <1
B 3500 0 350.000 2000 10
C 350.000 2000 3.500.000 20.000 100
Tùy hoạt Tùy hoạt
D 3.500.000 20.000 200
động động
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp sản xuất - Tiệt khuẩn cuối cùng
72

Nước pha tiêm


+ Tá dược Hoạt chất

Cấp độ D hoặc C Dung dịch thuốc

Lọc trong

Đóng và hàn ống


(chai, lọ)
Cấp độ C (hoặc A)

Hấp tiệt trùng


SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp sản xuất - Pha chế vô khuẩn
73

Nước pha tiêm


Hoạt chất
+ Tá dược

Dung dịch thuốc


Cấp độ C
Lọc trong

Lọc tiệt khuẩn

Đóng chai (lọ)


Cấp độ A trong môi
trường cấp độ B Đông khô

Đóng nút chai (lọ)


SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp tiệt trùng - Nhiệt khô
74

• Tiệt trùng các dụng cụ pha chế bằng thủy


tinh hay kim loại.

• Chu kỳ tiệt trùng:


❖170 °C / 1 giờ,
❖160 °C / 2 giờ
❖và 140 °C / 4 giờ.

• Trở ngại: nhiệt độ phân bố không đồng


đều → quạt gió được lắp đặt trong tủ sấy.
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp tiệt trùng - Hơi nước dưới áp suất cao
75

• Phương pháp cho hiệu quả tiệt trùng cao bởi



❖ nồi hấp cho phép đạt được nhiệt độ
cao và ẩm,
❖ sự trao đổi nhiệt bằng hơi nước diễn ra
nhanh.

• Đây là phương pháp đáng tin cậy nhất và đáp


ứng tốt cho việc tiệt trùng các dung dịch nước,
dụng cụ thủy tinh và các sản phẩm cao su.
• Phương pháp này không thích hợp cho các
loại thuốc nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc với
sự hiện diện của độ ẩm.
• Các chất dầu, chất béo hoặc bột không thể
được tiệt trùng bằng phương pháp này
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp tiệt trùng - Lọc
76

• Loại bỏ các vi sinh vật hơn là giết chết hoặc


phá hủy chúng, các hạt tiểu phân cơ học nhiễm
vào mà không thể thực hiện được bằng phương
pháp tiệt trùng khác.

• Phương pháp lọc tiệt trùng được sử dụng phổ


biến trong ngành dược do có tính đơn giản, tin
cậy và tiện lợi.
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp tiệt trùng - Tiệt trùng bằng khí
77

 Ethylen oxid hoặc propylen oxid và một khí trơ (ví dụ: CO2)
trong một hệ thống máy được thiết kế đặc biệt.
 Hiệu quả tiệt trùng của phương pháp tăng lên (60%) khi có sự
hiện diện của độ ẩm và nhiệt độ cao khoảng 55 °C.
 Tiệt trùng dụng cụ y tế và các phụ kiện phẫu thuật có độ xốp
như chăn mền.
 cũng có thể được sử dụng để tiệt trùng nguyên liệu ban đầu như hoạt
chất và tá dược.
SẢN XUẤT THUỐC TIÊM
Phương pháp tiệt trùng - Tiệt trùng bằng bức xạ
78

 Bức xạ tia cực tím hoạt động chủ yếu trên các bề mặt vật liệu
do có rất ít khả năng thâm nhập sâu hơn do tia cực tím có
năng lượng bức xạ thấp.
→ không có tác dụng tiệt trùng đối với thuốc hay thực phẩm.
 một trong những tiêu chí thực hành tốt sản xuất (GMP).
 có thể làm giảm mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong không khí khoảng 90%
trong vòng 30 phút.
 Các bức xạ ion hóa như tia beta, tia gamma, tia X và tia
electron gia tốc (accelerated electron beams)
 tiệt trùng các thiết bị y tế và một số loại thuốc tiêm (penicillin,
streptomycin, thiamin và riboflavin)
 Hiệu quả của phương pháp dùng bức xạ ion hóa phụ thuộc vào liều
chiếu xạ và thời gian tiếp xúc.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
79

Môi trường pha chế:

- Với dung dịch thuốc cần pha chế vô khuẩn thì


phòng pha chế phải tuyệt đối vô trùng.

- Dược chất, phụ liệu và dung môi được tiệt


khuẩn trước bằng phương pháp thích hợp
trước khi đưa vào pha chế.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
80

Pha chế:

- Sau hòa tan, thuốc được lọc trong (tiền lọc)


và lọc vô trùng với màng lọc ≤ 0,22 μm (bắt
buộc với pha chế dung dịch thuốc không tiệt
trùng bằng nhiệt độ cao) hoặc màng siêu lọc.

- Có thể kết hợp sử dụng chất sát khuẩn trong


công thức nếu là thuốc tiêm thể tích nhỏ cần
pha chế vô khuẩn.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
81

Thao tác lọc:

- Mục đích: lọc trong và có thể lọc vô khuẩn


(nêu trên).

- Lọc trong: thuốc tiêm dung dịch phải trong


tuyệt đối với mắt thường, không chứa hạt > 25
μm và giới hạn các tiểu phần 2 - 25 μm/ 1ml
thuốc.

- Lọc vô trùng: nếu thuốc cần lọc vô trùng thì lọc


trong trở thành tiền lọc.

- Vật liệu lọc: với thuốc tiêm thường dùng lọc


thủy tinh xốp G3, G4 hoặc màng lọc hữu cơ có
độ mịn thích hợp, như màng xốp Milipore dẫn
chất cellulose ≤ 0,45 μm để lọc trong, ≤ 0,22
μm để lọc vô trùng và có thể lọc siêu mịn ≤
0,10 μm để lọc độc tố vi khuẩn đối với thuốc
tiêm truyền.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
82

Đóng gói thuốc:

- Gồm các thao tác: đóng thuốc và hàn kín với


ống hoặc đóng nút, nắp với chai, lọ, túi.

- Bao bì phải xử lý đạt 3 chỉ tiêu chung: sạch,


khô và vô khuẩn trước khi đóng thuốc .

- Quy trình đóng gói phải bảo đảm kín, liên kết
với khâu lọc trong để tránh ô nhiễm nhất là sau
khi lọc vô trùng .

- Khâu đóng gói phải bảo đảm tuyệt đối vô


khuẩn và tiến hành trong thời gian ngắn nhất để
tránh nguy cơ nhiễm khuẩn trở lại.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
83

Phương pháp đóng thuốc:

- Đóng bằng máy chân không: Áp dụng cho


ống tiêm đầu nhọn nhưng phải rửa đầu ống,
nếu cần. Khó đồng đều về thể tích, hao hụt và
dễ nhiễm khuẩn. Việc cải tiến ống đầu nhọn
sang ống miệng loe khắc phục được nhược
điểm này.

- Đóng bằng kim bơm: máy kiểu piston tự động


để bơm, phân liều thuốc vào ống miệng loe
hoặc chai lọ.

- Máy còn có thể nạp khí trơ, và hàn ống, kể cả


thổi đốt thủng đầu ống nếu sử dụng loại ống
rỗng sạch, vô trùng hàn kín.

- Nếu thuốc đóng trong bao / túi chất dẻo cần


có 1 máy đóng gói đặc biệt.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
84

Tiệt trùng:

- Phương pháp sấy -nhiệt khô: có thể áp dụng


cho ống tiêm dầu, ví dụ thuốc tiêm
progesteron. Hoặc dùng để tiệt khuẩn ống, chai
lọ, dụng cụ chịu nhiệt, cũng như dung môi dầu:
dầu lạc, dầu vừng ở khoảng 145-160°C trong
1-2 giờ.

- Phương pháp hấp nhiệt ẩm với nồi hấp


(autoclave): áp dụng cho hầu hết các thuốc tiêm
chịu nhiệt độ cao 121°C trong 15-30 phút. Có
thể sử dụng phương pháp Tyndall cho thuốc
chịu nhiệt vừa phải: lidocain, vitamin C,
albumin,..
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Dung dịch
85

Tiệt trùng:

- Phương pháp lọc vô khuẩn với màng xốp ≤


0,22 μm kết hợp hóa chất sát khuẩn: áp dụng
với các thuốc tiêm không chịu nhiệt, thể tích < 5
ml và dùng thận trọng với thuốc tiêm đến 15
ml. Không dùng chất sát khuẩn cho thuốc tiêm
đơn liều thể tích trên 15 ml, những thuốc này
phải pha chế vô trùng.

- Lọc tiệt trùng với màng xốp ≤ 0,22 μm và


qua màng siêu lọc ≤ 0,1 μm để loại độc tố: để
lọc thuốc cần pha chế vô trùng, không chịu nhiệt
cao. Cách lọc phối hợp này còn áp dụng để
kiểm soát chất lượng dung môi trước khi pha
chế.
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Hỗn dịch
86
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm lỏng – Nhũ tương
87
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc bột pha tiêm
88
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm đông khô
89

Product Lyophilization Process


https://www.youtube.com/watch?v=_jmJ3i7g9TQ
Quy trình pha chế thuốc tiêm
Thuốc tiêm đông khô
90

https://www.hindawi.com/journals/jchem/2019/9502856/
Thuốc tiêm truyền
91

 Định Nghĩa
 dung môi nước,
 được sản xuất, đóng gói và sử dụng với số lượng lớn từ hàng
trăm đến hàng ngàn mililit,
 qua đường tĩnh mạch,
 nhằm mục đích trị bệnh, dinh dưỡng, ...
 Thể tích đóng gói và sử dụng
 Lượng lớn, thường 100 – 1000 ml , thông dụng nhất là 500
ml, hoặc 1000 ml → thuốc tiêm thể tích lớn.
Thuốc tiêm truyền
92

 Bao bì và phụ tùng


Thuốc tiêm truyền
Phân loại
93

 Theo cấu trúc: Có 3 dạng


 Dung dịch:
◼ dung dịch thật,
◼ đẳng trương
◼ hoặc dịch keo chứa các chất phân tử lớn: gelatin, albumin, dextran,
tinh bột thuỷ phân,...
 Nhũ tương D/N:
◼ chứa dầu béo dễ chuyển hóa: dầu lạc, dầu đậu tương tinh chế,...
◼ Hạt nhũ dầu có kích thước nhỏ 1-5 μm, với nồng độ hoạt chất từ 10 –
30 % để tránh quá đặc nhớt, gây khó khăn khi tiêm truyền và giúp an
toàn cho người bệnh.
 Khối xốp: Dạng rắn xốp để pha thành dung dich tiêm truyền
như kháng sinh, huyết tương khô,..
Thuốc tiêm truyền
Phân loại
94

 Theo nhóm hoá học và tác dụng trị liệu


 Nhóm carbohidrat:
◼ Gồm các đường glucose, fructose, sorbitol, xylitiol và ethanol, có vai
trò quan trọng trong dinh dưỡng nhất là với các bệnh nhân phải nuôi
ăn toàn phần qua tiêm truyền.

◼ Đường glucose / dextrose 5 %, chai 500 ml:


◼ dung dịch đẳng trương cung cấp nuớc và 1 phần năng lượng, hay dùng nhiều
nhất trong nhóm dinh dưỡng.
◼ Trong trường hợp phải nuôi ăn qua tiêm truyền thì các dung dịch đường đậm
đặc được ưa chuộng hơn
◼ do hiệu quả cao, không bị dư nước, quá tải khi chuyển hoá như dung dịch
loãng 5% .
◼ Các dung dịch đậm đặc hay gặp như Dextrose 10 % đến 30 %, chai 250 ml hoặc
Dextrose 50 %, ống 50 ml.
◼ Glucose chuyển hoá phụ thuộc insulin, nên cần chú ý bổ sung hormon này
song song trong sử dụng.
Thuốc tiêm truyền
Phân loại
95

 Theo nhóm hoá học và tác dụng trị liệu


 Nhóm carbohidrat:
◼ Đường fructose:
◼ đường đơn chuyển hoá ở gan,
◼ không phụ thuộc insulin,
◼ lợi điểm: bệnh nhân đang thiếu hụt insulin.
◼ Đường sorbitol:
◼ chuyển hoá theo 2 con đường như glucose và fructose, nên tác dụng chậm
◼ có tác dụng lợi tiểu do thẩm thấu.
◼ Đường sorbitol và các loại hidratcarbon còn lại có thể phối hợp trong
thuốc tiêm truyền acid amin để cân bằng chuyển hoá năng lượng,
giúp thuốc tác dụng tốt hơn.
Thuốc tiêm truyền
Phân loại
96

 Theo nhóm hoá học và tác dụng trị liệu


 Nhóm cung cấp lipid:
◼ gồm các dầu béo có nguồn gốc thực vật
◼ khi vào cơ thể tương đối dễ chuyển hóa và dung nạp.
◼ tốc độ chuyển hoá phụ thuộc vào gốc acid béo không no trong cấu
trúc của lipid và được phân biệt thành 2 loại:
◼ chuyển hoá chậm: triglycerid mạch dài như dầu lạc, dầu đậu tương tinh
chế,… chứa các triglycerid có nối đôi, dẫn chất của các acid béo C16 -
palmitic, C18 – oleic, linoleic, linnolenic và C20 – arachidonic.
◼ chuyển hoá nhanh: triglycerid mạch trung bình như este của acid caproic
C6 , acid caprylic C8 , acid capric C10.
Thuốc tiêm truyền
Phân loại
97

 Theo nhóm hoá học và tác dụng trị liệu


 Nhóm cung cấp acid amin:
◼ 8 acid amin thiết yếu: l-isoleusin, l-leusin, l-lysin, l-methionin, l-
phenylalanin, l-threonin, l-trypthophan, l-valin
◼ acid amin bán thiết yếu: l-arginin, l-histidin
◼ acid amin không thiết yếu: l-glycin, alanin,...
 Nhóm các chất điện giải và nước:
◼ Nước và chất điện giải đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong cấu
tạo và duy trì hoạt động của tế bào sống.
◼ Các chất điện giải Na+ , K+, Ca++ , Mg++, Cl-, acetat, phosphat,....được
dùng dưới dạng muối tinh khiết dược dụng để pha các dung dịch
tiêm truyền đơn hoăc đa điện giải.
◼ VD: natri clorid 0,9 %, Ringer lactat, hoặc thuốc tiêm đậm đặc kali
clorid 10%, natri clorid 10 %, calci clorid 10%...
Thuốc tiêm truyền
Phân loại
98

 Theo nhóm hoá học và tác dụng trị liệu


 Các nhóm hoạt chất khác:
◼ Nhóm tái lập cân bằng kiềm toan:
◼ thuốc tiêm natri hidrocarbonat 1,4%, thuốc tiêm natri lactat, thuốc
tiêm THAM (trihydroxy methyl amino methan) trị máu nhiễm acid.
◼ thuốc tiêm amoni clorid 2,14 %, thuốc tiêm arginin clorid 6,25 % trị
máu nhiễm kiềm.
◼ Nhóm thay thế máu:
◼dung dịch chứa dextran M70 6%, dung dịch albumin 10%, dung dịch
dẫn chất thuỷ phân gelatin hoặc tinh bột,...
→ dung dịch thay thế máu trong môt số trường hợp như cấp cứu phục
hồi tuần hoàn máu, tạo tính chất keo nhớt, thẩm thấu ,.. cho người
bệnh.
Thuốc tiêm truyền
Một số vấn đề cần chú ý trong pha chế sản xuất
99

 Lựa chọn công thức


 có rất nhiều công thức thuốc tiêm truyền
 việc lựa chọn để sản xuất chủ yếu căn cứ trên danh mục
thuốc thiết yếu của Bộ Y tế mỗi nước và có tham khảo
khuyên cáo của WHO.
 Tùy theo trang thiết bị, khả năng đầu tư, có thể lựa chọn từ
công thức đơn giản đến phức tạp, theo 3 bước:
◼ Bước 1: Dung dịch glucose 5%, 10%, Dung dịch natriclorid 0,9%,
5%,10%, Dung dịch Dextrosalin (glucose 5% + Natriclorid 0,9%).
◼ Bước 2: Dung dịch đa điện giải: Dung dịch Ringer, Lactat Ringer.
◼ Bước 3: Dung dịch bổ sung huyết tương, thay thế máu chứa albumin,
dẫn chất gelatin, poly vinyl pyralidon PVP,.. acid amin và nhũ tương
lipid.
Thuốc tiêm truyền
Một số vấn đề cần chú ý trong pha chế sản xuất
100

 Quy trình -Thao tác pha chế tuỳ cấu trúc của thuốc :
 dung dịch, nhũ tương , khối rắn xốp
 do đặc điểm về đường tiêm, số lượng sử dụng,..của thuốc
nên cần lưu ý đặc biệt về kỹ thuật pha chế để đảm bảo:
◼ độ trong,
◼ phòng ngừa nhiễm khuẩn,
◼ độc tố và chất gây sốt vào thuốc.
 Do vậy, thiết bị pha chế thuốc tiêm truyền phải:
◼ có tính chuyên dụng cao,
◼ với các cụm thiết bị pha chế đồng bộ, khép kín từ khâu tiếp nhận
hoạt chất, đưa hoạt chất, dung môi vào thùng pha chế, hoà tan, lọc,
đóng gói trong chai, tiệt trùng thuốc.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
101

1. Kiểm nghiệm nguyên phụ liệu, bao bì và môi


trường
2. Giám sát quy trình sản xuất
3. Kiểm nghiệm thành phẩm
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
102

1. Kiểm nghiệm nguyên phụ liệu, bao bì và môi


trường
 Kiểm nghiệm đánh giá chất lượng:
 hoạt chất,
 nước cất,
 chai lọ thủy tinh và nút cao su,...
 Kiểm tra môi trường:
 độ sạch (giới hạn nhiễm bụi, vi khuẩn),
 áp suất, nhiệt độ, độ ẩm.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
103

2. Giám sát quy trình sản xuất


 Kiểm tra việc thực hiện quy chế của nhân viên trong quá
trình sản xuất.
 Kiểm tra bao bì: độ sạch bề mặt của ống, chai, nắp
nút,...
 Kiểm tra một số thông số cơ bản của bán thành phẩm:
nồng độ hoạt chất, pH…
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
104

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử vô khuẩn
 hướng dẫn chi tiết trong Dược điển (Phụ lục 13.7)
 Phương pháp thử: cấy mẫu thử trực tiếp trên môi trường nuôi
cấy thích hợp để phát hiện vi khuẩn, nấm hoặc phương pháp
màng lọc.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
105

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử vô khuẩn
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
106

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Phương pháp thử chất gây sốt bằng thỏ
 Ghi trong Dược điển (Phụ lục 13.4), được coi là phương pháp
sinh học.
 Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng thân nhiệt của thỏ sau khi thuốc
được tiêm vào tĩnh mạch với liều khoảng 0,5 – 10 ml / kg cân
nặng.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
107

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Phương pháp thử chất gây sốt bằng thỏ
 Nhược điểm:
◼ Nuôi thỏ và chọn thỏ chuẩn có nhiều phiền phức.
◼ Tiến hành thử phụ thuộc vào một số yếu tố: ngoại cảnh, hành vi của thỏ,
độ chính xác của dụng cụ đo nhiệt,...
◼ Một số thuốc có thể gây sốc phản vệ - dị ứng hoặc thuốc an thần, gây
ngủ và thuốc hạ nhiệt... có thể cản trở phản ứng xảy ra, cũng như nguy
hiểm nếu thử các thuốc có phóng xạ.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
108

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Lựa chọn động vật thí nghiệm
◼ Dùng thỏ trưởng thành, khỏe mạnh, cả 2 giống, cân nặng không dưới 1,5
kg, nuôi dưỡng bằng thức ăn không có chứa kháng sinh và thỏ không có
dấu hiệu giảm cân trong quá trình thử nghiệm. Không dùng để thử
nghiệm nếu:
a) Thỏ mới được dùng thử chất gây sốt có kết quả âm tính trong vòng 3
ngày trước đó, hoặc
b) Thỏ đã được dùng thử chất gây sốt có kết quả dương tính trong vòng 3
tuần.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
109

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Khu vực lưu giữ động vật
◼ Thỏ được nuôi giữ riêng từng con trong khu vực yên tĩnh, có nhiệt độ ổn
định. Cho thỏ nhịn ăn từ đêm trước khi thử cho đến khi thử xong, không
cho uống nước trong quá trình thử.
◼ Tiến hành phép thử trong phòng yên tĩnh, không có tiếng ồn, nhiệt độ
phòng chênh lệch không quá 3 °C so với khu vực nuôi giữ, hoặc thỏ phải
được lưu giữ ở điều kiện phòng thí nghiệm trong khoảng ít nhất 18h
trước khi thử nghiệm.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
110

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Dụng cụ, bơm và kim tiêm
◼ tất cả các dụng cụ, bơm và kim tiêm phải được rửa sạch và tráng
nước cất, sấy ở nhiệt độ 250 °C trong 30 phút hoặc 200 °C trong 1h.
 Hộp, giá giữ thỏ
◼ Các hộp, giá giữ thỏ cho trường hợp đo nhiệt độ bằng thiết bị điện
được thiết kế để giữ ở cổ con vật nhưng không được chật quá, phần
cơ thể còn lại được thoải mái để thỏ có thể ngồi ở tư thế bình
thường. Không giữ thỏ bằng các loại kẹp hoặc giá có thể gây đau
hoặc khó chịu cho con vật. Thỏ phải được cho vào hộp hoặc giá ít
nhất 1h trước khi thử và giữ ở đó trong suốt quá trình thử nghiệm.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
111

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Nhiệt kế
◼ Nhiệt kế hoặc thiết bị điện dùng để ghi nhiệt độ có độ chính xác 0,1 °C và
được đưa vào trực tràng của thỏ với độ sâu 5 cm. Độ sâu của nhiệt kế
trong trực tràng phải giống nhau giữa các thỏ. Nếu dùng thiết bị điện,
đầu đo nhiệt độ phải được đặt trong trực tràng trong suốt quá trình thử.
 Thử nghiệm sơ bộ
◼ Chỉ nên tiến hành thử sơ bộ với những thỏ lần đầu tiên được dùng để
thử chất gây sốt. Trong vòng 1 đến 3 ngày trước khi kiểm tra mẫu thử,
tiêm tĩnh mạch tai 10 ml/kg thỏ dung dịch natri clorid 0,9 % không có chất
gây sốt, đã làm ấm đến khoảng 38,5°C trước khi tiêm. Ghi nhiệt độ thỏ,
bắt đầu ít nhất 90 min trước khi tiêm và tiếp tục trong 3h sau khi tiêm.
Không dùng những thỏ có nhiệt độ thay đổi quá 0,6 °C vào thử nghiệm
chính thức.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
112

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Thử nghiệm chính thức
◼ Mỗi mẫu được thử trên một nhóm 3 thỏ.
◼ Chuẩn bị và tiêm mẫu thử. Mẫu thử có thể được hòa tan trong một
dung dịch không có chất gây sốt, dung dịch natri clorid 0,9 % hoặc
một chất lỏng được qui định trong chuyên luận riêng. Làm ấm dung
dịch thử lên khoảng 38,5 °C trước khi tiêm. Tiêm chậm dung dịch thử
vào tĩnh mạch tai thỏ trong khoảng thời gian không quá 4 min, trừ khi
có chỉ dẫn gì khác trong chuyên luận riêng. Lượng mẫu thử được
tiêm sẽ thay đổi tùy theo chế phẩm cần kiểm tra và được qui định
trong chuyên luận riêng. Thể tích tiêm trong khoảng 0,5 ml/kg cân
nặng đến 10 ml/kg cân nặng thỏ.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
113

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Thử nghiệm chính thức
◼ Theo dõi nhiệt độ và xác định đáp ứng:
◼ Ghi nhiệt độ thỏ 30 min một lần, ít nhất 90 min trước khi tiêm và tiếp tục
3 h sau khi tiêm. Theo dõi nhiệt độ trước khi tiêm, không dùng vào thử
nghiệm nếu: Thỏ có chênh lệch nhiệt độ > 0,2 °C giữa 2 lần ghi liên tiếp,
hoặc Thỏ có nhiệt độ ban đầu cao hơn 39,8 °C hoặc thấp hơn 38 °C,
hoặc Nhiệt độ ban đầu của 3 thỏ trong các nhóm khác nhau quá 1 °C.
“Nhiệt độ ban đầu” của mỗi thỏ là trung bình của 2 giá trị nhiệt độ khi
được cách nhau 30 min, xác định trong khoảng 40 min ngay trước khi
tiêm dung dịch thử.
◼ “Nhiệt độ tối đa” của mỗi thỏ là nhiệt độ cao nhất ghi được cho thỏ đó
trong vòng 3 h sau khi tiêm. Chênh lệch giữa “nhiệt độ ban đầu” và “nhiệt
độ tối đa” được gọi là đáp ứng. Khi chênh lệch là âm, kết quả được coi là
đáp ứng bằng 0.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
114

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Đánh giá kết quả:
◼ Đầu tiên thử trên một nhóm 3 thỏ, tùy thuộc vào kết quả thu được,
thử thêm lần lượt từng nhóm 3 thỏ khác cho đến khi tổng cộng 4
nhóm, nếu cần.
◼ Nếu lồng đáp ứng của nhóm đầu tiên không vượt quá số ghi trong
cột 2 của Bảng 13.4, thì mẫu thử đạt yêu cầu.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
115

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Đánh giá kết quả:
◼ Nếu tổng đáp ứng vượt quá số ghi trong cột 2 nhưng không vượt quá
số ghi trong cột 3 thì lặp lại phép thử trên nhóm khác như đã nêu ở
trên.
◼ Nếu tổng các đáp ứng lớn hơn số ghi trong cột 3 thì mẫu thử không
đạt yêu cầu.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
116

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Thử nghiệm chất gây sốt bằng thỏ
 Đánh giá kết quả:
◼ Những thỏ có nhiệt độ tăng cao quá 1,2 °C thì loại và không bao giờ
dùng lại cho phép thử chất gây sốt.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
117

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Phương pháp limulus thử nghiệm nội độc tố vi khuẩn
 Phương pháp limulus (LAL Test: Limulus Amoebocyte lysate
test - Invitro test), hay thử nghiệm nội độc tố vi khuẩn bằng LAL
trong ống nghiệm.
 Ghi trong một số Dược điển (Phụ lục 13.2)
 Nguyên tắc: thử nghiệm này phát hiện được nội độc tố
(Endotoxins) do vi khuẩn gram (-) sinh ra, tức phát hiện được
nguyên nhân chủ yếu gây ra phản ứng chí nhiệt tố trong thuốc.
◼ Chất LAL là sản phẩm chiết từ máu Sam biển (Limulus poliphemus),
hoặc Tachypleus tridentatus, T.gigas.
◼ Dạng dùng là dung dịch bảo quản lạnh hoặc bột xốp đông khô, bảo
quản vô khuẩn.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
118

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Phương pháp limulus thử nghiệm nội độc tố vi khuẩn
 Cách thử: có thể tiến hành theo 3 cách như tạo màu, đo độ đục,
nhưng hay dùng phương pháp tạo gel, tóm lược như sau:
 Nội độc tố vi khuẩn phản ứng với LAL tạo proenzyme và enzyme
này xúc tác phản ứng đông kết protein có trong LAL.
 Phản ứng dương tính là trạng thái tạo gel của dung dịch LAL.

https://vnexpress.net/ly-do-mau-sam-bien-nam-trong-so-chat-long-dat-nhat-hanh-tinh-3853825.html
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
119

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Phương pháp tạo gel
 phát hiện hoặc xác định lượng nội độc tố trên sự tạo gel của
thuốc thử lysate khi có mặt nội độc tố.
 một protein gây đông máu có trong loài sam biển được hoạt hóa
khi có mặt nội độc tố.
 phản ứng tạo gel bao gồm một loạt các bước kích hoạt enzyme
trong Limulus Amebocyte Lysate.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
120

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Phương pháp tạo gel
 Cách tiến hành: thêm 0,1 mL mẫu thử vào trong ống xét nghiệm
đã chuẩn bị sẵn 0,1 mL dung dịch thuốc thử LAL. Hỗn hợp này
được trộn đều và ủ tại 37oC trong 60 phút.
 Đọc kết quả sau thời gian ủ: phản ứng dương tính nếu gel tạo
thành không bị chảy ra khi nhẹ nhàng dốc ngược ống nghiệm
(180o), phản ứng âm tính khi không tạo thành gel hoặc gel không
đủ chắc.
 Hạn chế của phương pháp: thời gian xét nghiệm dài và thao tác
chuẩn bị nhiều, sai sót do thao tác khá cao. Chỉ cho kết quả định
tính. Không xác định được nồng độ chính xác trong mẫu thử.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
123

3. Kiểm nghiệm thành phẩm


 Tính chất cảm quan: đã trình bày ở “yêu cầu chất
lượng thuốc tiêm”

You might also like