You are on page 1of 28

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI BÀO CHẾ –SDH

1. Đại cương Bào chế học


− Trình bày mục tiêu và đối tượng của môn Bào chế học:
o Định nghĩa: là môn khoa học chuyên nghiên cứu về cơ sở lý luận và kỹ thuật: pha chế,
sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói và bảo quản => các dạng thuốc và các chế phẩm
bào chế.
o Mục tiêu:
▪ nghiên cứu dạng thuốc phù hợp với mỗi dược chất đáp ứng cho việc điều trị
bệnh;
▪ nghiên cứu kỹ thuật bào chế các dạng thuốc đảm bảo hiệu quả điều trị, không
độc hại và ổn định của thuốc.
o Đối tượng:
▪ Tìm hiểu các tính chất lý hóa của dược chất, tá dược
▪ Xây dựng và tối ưu hóa công thức
▪ Xây dựng quy trình điều chế các dạng thuốc
▪ Tìm hiểu về sự giải phóng hoạt chất từ dạng bào chế
▪ Sản xuất thuốc ở quy mô nhỏ, quy mô lớn
▪ Đổi mới trang thiết bị phục vụ cho bào chế.

− Nêu các định nghĩa: thuốc, biệt dược, thuốc gốc, thuốc generic, dạng thuốc, dạng bào
chế
o Thuốc: thuốc là thuật ngữ nói chung để chỉ một chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho
người, nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, giảm nhẹ bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể.
Bao gồm: thuốc thầnh phẩm, thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, nguyên
liệu làm thuốc, vaccin và sinh phẩm y tế. (VD: bông băng gạc, chỉ khâu, chỉ nha khoa,
trám răng : là thuốc, găng tay y tế: không phải thuốc).
o Thuốc gốc (thuốc phát minh): là thuốc được cấp phép lưu hành đầu tiên trên cơ sở
đã có đầy đủ các số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả. Mang tên thương mại do
nhà phát minh đầu tiên đặt ra. (VD: Valium - diazepam)
o Thuốc generic: là chế phẩm được bào chế từ dược chất generic (dược chất đã hết hạn
bảo hộ trí tuệ, mạng tên gốc của dược chất) có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào
chế với biệt dược gốc và thường được thay thế biệt dược gốc.
o Mang tên chung Quốc tế của dược chất hoặc mang tên thương mại do nhà sx đặt
nhưng không trùng tên với biệt dược gốc của nhà phát minh ra dược chất generic. ((
seduxen – diazepam)
o Dạng thuốc (dạng bào chế hoàn chỉnh): là hình thức trình bày của dạng bào chế để
đưa dược chất vào cơ thể với mục đích tiện dụng, dễ bảo quản và phát huy tối đa tác
dụng điều trị của dược chất.
Thành phần của 1 dạng thuốc gồm: dạng bào chế (dược chất, tá dược, bao bì (hữu
hình), kỹ thuật bào chế (vô hình)) => dạng thuốc (uống, tiêm,...)
o Dạng bào chế: dạng trình bày của dược phẩm nhằm đưa dược chất vào cơ thể để điều
trị 1 bệnh xác định.
Dạng bào chế = dược chất + tá dược
Chia thành:
• Dạng bào chế quy ước: sử dụng tá dược và kỹ thuật kinh điển
• Dạng bào chế phóng thích biến đổi: sử dụng tá dược và/hoặc kỹ thuật bào chế
khác với bào chế quy ước.

− Dạng thuốc bao gồm các thành phần nào? Vai trò của tá dược và bao bì thuốc. Phân
loại dạng thuốc theo cấu trúc hệ phân tán.
o Thành phần của dạng thuốc:
▪ Dược chất (hoạt chất): là chất hoặc hỗn hợp chất dùng để sx thuốc, có tác dụng
dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị
bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể.
Chưa qua chế biến hoặc bào chế, chưa được sử dụng trực tiếp cho người bệnh.
Một dạng bào chế có thề có chứa 1 hay nhiều dược chất nhằm tạo tác dụng hiệp
lực hoặc đề khắc phục tác dụng phụ của dược chất chính.
Nguồn gốc: tự nhiên (TV, ĐV, KV, VSV), tổng hợp (Hoàn toàn, bán tổng hợp),
Sinh tổng hợp.
▪ Tá dược:
• Không có td dược lý cụ thể
• Tạo thuận lợi cho việc bào chế và sd.
• Bảo đảm tính ổn định và giúp bảo quản dạng thuốc.
• Cải thiện hiệu quả của dược chất.
Yêu cầu:
• Trơ, bền vững, không có td dược lý riêng
• Có khả năng phối hợp với các hoạt chất
• Đảm bảo độ bền vững của hoạt chất và dạng bào chế
• Không tương kỵ với các thành phần của thuốc.
▪ Bao bì:
• Cấp 1 (sơ cấp): tiếp xúc trực tiếp – công đoạn đóng bao bì được tiến hành
ở khu vực cùng cấp độ sạch như công đoạn pha chế.
• Cấp 2 (thứ cấp): gián tiếp – đóng gói cấp 2.
o Vai trò của tá dược và bao bì thuốc:
▪ Tá dược: giúp hòa tan, phóng thích, hấp thu tốt trong cơ thể, thuận lợi bào chế,
ổn định, bảo quản tốt (ảnh hưởng đến tác dụng điều trị - SKD của thuốc)
▪ Bao bì thuốc: giúp bảo vệ, trình bày, nhận dạng, thông tin thuốc.
o Phân loại dạng thuốc theo cấu trúc hệ phân tán.

Hệ phân tán

Đồng thể (phân tử) keo Dị thể

Dụng dịch Dịch chiết Cơ học Kết hợp

Dd nước Cồn thuốc Các dd keo Hỗn dịch Thuốc mỡ


Dd cồn Cao thuốc (dd gôm, dd Nhũ tương Thuốc đặt
bạc keo)
Dd dầu Thuốc bột Thuốc khí
Potio, siro Thuốc viên dung

Dd thuốc tiêm
Dd nhỏ mắt

− Mục đích của GMP : giúp sản xuất ra thuốc có chất lượng ổn định nhu chất lượng của
thuốc mẫu đã đăng ký.
− Chất lượng thuốc theo GMP: GMP là hướng dẫn thực hành tốt sản xuất, được áp dụng
trên tất cả các nhà máy sản xuất thuốc, bao bì dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức
khỏe nhằm đảm bảo độ đồng nhất về chất lượng thuốc và tính an toàn hiệu quả với
người sử dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro, sản phẩm không đạt chất lượng trong quá
trình sản xuất giúp giảm thiểu giá thành và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
❖ Câu hỏi lượng giá:
1. Thuốc có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật, hóa học, sinh vật được bào chế mục
đích dùng cho người (đúng)
2. Dược chất + tá dược + bao bì cấp 1, cấp 2 được bào chế tạo dạng thuốc hoàn chỉnh (sai)
3. Ampicillin 500mg, Acetaminophen 500mg là thuốc biệt dược (sai)
4. Thuốc đạn, thuốc trứng là dạng thuốc rắn (sai)
5. Thuốc sản xuất theo tiêu chuẩn GMP là thuốc có chất lượng hoàn hảo (sai)
6. Bào chế học là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề sau, ngoại trừ:
a) Lý thuyết kỹ thuật pha chế, sản xuất.
b) Thực hành kỹ thuật pha chế, sản xuất.
c) Kiểm tra chất lượng đóng gói, bảo quản thuốc
d) Tác dụng dược lý của thuốc
7. Môn bào chế không đặt ra mục tiêu:
a) Tìm cho mỗi hoạt chất môt dạng bào chế thích hợp
b) Nghiên cứu tính chất lý hóa các dược chất, tá dược
c) Nghiên cứu dạng bào chế đảm bảo tính không độc hại của thuốc
d) Nghiên cứu dạng bào chế đảm bảo độ bền vững của thuốc
8. Các câu sau đây là đặc điểm của tá dược, ngoại trừ:
a) Tá dược là chất phụ, không có tác dụng dược lý
b) Tá dược không ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc
c) Tá dược tạo thuận lợi cho quá trình bào chế dạng thuốc
d) Tá dược đảm bảo tính ổn định và giúp bảo quản dạng thuốc
9. Các ý sau đây là vai trò của bao bì đựng thuốc, ngoại trừ:
a) Giúp trình bày, nhận dạng thuốc
b) Giúp thông tin về thuốc
c) Giúp bảo quản thuốc
d) Giúp tăng tác dụng điều trị của thuốc
2. Đại cương Sinh dược học
− Nêu khái niệm, đối tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu Sinh dược học:
o Khái niệm: Sinh dược học là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về lĩnh vực bào chế và người dùng thuốc đến tác dụng điều trị của dạng thuốc.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc từ khi sử dụng đến khi vào
máu.
Cụ thề, SDH nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến:
• Sự bảo vệ dược chất trong dạng thuốc
• Sự phóng thích dược chất từ dạng thuốc
• Tốc độ hòa tan dược chất ở nơi hấp thu
• Sự hấp thu của dược chất vào cơ thể
• Đường dùng thuốc
o Đối tượng:
▪ Yếu tố dược học (SDH bào chế):
• Tính chất lý hóa dược chất
• Tính chất lý hóa tá dược
• Dạng bào chế
• Kỹ thuật bào chế
• Trang thiết bị
• Điều kiện bảo quản
▪ Yếu tố sinh học ( SDH lâm sàng):
• Đường sử dụng
• Đặc điềm sinh lý, bệnh lý
• Các thuốc sử dụng chung, chế độ ăn.
• Liều dùng, thời gian.
o Ý nghĩa:
▪ Tạo ra dạng thuốc tốt nhất, cách dùng thuốc có hiệu quả nhất, ít tác dụng không
mong muốn nhất.
▪ Phát triển các dạng thuốc với tính năng mới: phóng thích thuốc kéo dài, hệ thống trị
liệu đưa thuốc đến mục tiêu.
▪ Giúp thầy thuốc kê đơn hợp lý, khoa học, phối hợp với chế độ ăn uống và liều dùng
cho từng đối tượng bệnh nhân.
− Nêu định nghĩa và các thông số của sinh khả dụng, phân biệt sinh khả dụng tuyệt đối,
sinh khả dụng tương đối và ý nghĩa của chúng, phân biệt sinh khả dụng invitro và sinh
khả dụng invivo và ý nghĩa của chúng.
o Định nghĩa SKD: là đặc tính chỉ tốc độ và mức độ của thành phần hoạt chất, gốc có
hoạt tính, chất chuyển hóa có hoạt tính được hấp thu vào tuần hoàn chung, sẵn sàng ở
nơi tác động. (trừ thuốc dùng ngoài, dùng tại chỗ)
o các thông số của sinh khả dụng:
▪ AUC (diện tích dưới đường cong nồng độ thuốc theo thời gian): phản ánh mức độ
hấp thu
▪ Tmax (thời gian nồng độ thuốc đạt tối đa): phản ánh tốc độ hấp thu.
▪ Cmax(nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương): phản ánh tốc độ và mức độ hấp
thu.

o phân biệt sinh khả dụng tuyệt đối, sinh khả dụng tương đối và ý nghĩa của chúng:
SKD tuyệt đối SKD tương đối:

Khái niệm tỷ lệ thuốc nguyên vẹn so với liều dùng Là tỷ lệ so sánh giữa 2 giá trị SKD của
được hấp thu. cùng một hoạt chất, cùng một đường đưa
thuốc, cùng một mức liều nhưng của 2 nhà
sản xuẩt khác nhau hoặc của 2 dạng bào
chế khác nhau

Ý nghĩa Đánh giá ảnh hưởng của đường dùng Dùng đánh giá chế phẩm mới hoặc so sánh
trên hiệu quả sinh học. chế phẩm xin đăng ký lưu hành với 1 chế
phẩm có uy tín trên thị trường.

❖ F > 50%: tốt khi dùng đường uống


❖ F> 80%: hấp thu uống tương đương IV.
❖ F = 80 -125% : hai chế phẩm tương đương nhau có thề thay thế nhau trong điều trị.

o phân biệt sinh khả dụng invitro và sinh khả dụng invivo và ý nghĩa của chúng:
SKD invitro: (thí nghiệm) SKD invivo: (động vật, người):

Khái niệm đánh giá quá trình giải phóng hoàn toàn đánh giá giai đoạn hấp thu dược chất từ
dược chất từ dạng thuốc chế phẩm.

Ý nghĩa • Chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả lâm • Với dạng thuốc rắn để uống, SKD
sàng của chế phẩm thử invivo phản ánh được hiệu quả điều trị
• Là công cụ kiểm soát chất lượng các của thuốc, giúp người bệnh lựa chọn
dạng thuốc rắn để uống, đồng nhất thuốc tốt.
giữa các lô mẻ, giữa các nhà sx, • Trong lâm sàng, thực chất là xác định
• Dùng sàng lọc, định hướng cho SKD tương đương sinh học giúp lựa chọn
invivo. đúng chế phẩm thay thế
• Dùng thay thế cho SKD invivo trong • Giúp nhà sx nâng cao chất lượng sp
trường hợp đã chứng minh được sự • Thể hiện bước tiến về chất của kỹ
tương quan giữa SKD invitro và SKD thuật bào chế.
invivo với đk công thức và quy trình
sx không thay đổi.
• Là công cụ cơ bản để xây dựng công
thức, thiết kế dạng thuốc trên cs coi tỷ
lệ hòa tan DC là thông số chất lượng
đầu ra.

− Nêu các khái niệm tương đương:


Tên dạng Khái niệm

Tương đương cùng dạng bc, cùng loại dc và hàm lượng dc, cùng đường sử dụng, cùng đạt tiêu
bào chế chuẩn chất lượng quy định, có thể khác: tá dược, hình dạng, tuổi thọ, cơ chế phóng
(tương đương thích, nhãn.
dược học): => hiệu quả trị liệu có thể giống hoặc khác nhau. (panadol, paracetamol)

Dược phẩm Gốc hoạt tính giống nhau, có thể thay thế khi sử dụng:
thay thế (thế Dạng muối ester, phức: tetracyclin clohydrat, phosphat.
phẩm bào Dạng thuốc: viên nén, viên nang,...
chế) Hàng lượng: paracetamol 325mg, 500mg,...
Hệ thống: phóng thích kéo dài, phóng thích tức thời. (efferalgan, paracetamol).

Tương dương Tương đương dược học hay thay thế dược học có SKD giống nhau, có Tmax, Cmax,
sinh học AUC không khác nhau có ý nghĩa thống kê (không quá 20%).
Mức độ hấp thu (AUC, Cmax) không khác nhau, Tmax khác nhau do cố ý, được ghi
trong nhãn, không quan trọng với việc đạt nồng độ trị liệu trong trường hợp điều trị
mãn tính và được xem không có ý nghĩa lâm sàng.
Tương đương Giống nhau: cùng DC, cùng hàm lượng, kết quả trị liệu, phản ứng phụ tiềm ẩn.
trị liệu Khác nhau: màu, mùi, hình dạng, tuổi thọ, nhãn.
Để so sánh tương đương trị liệu, 2 chế phẩm phải tương đương sinh học

Thay thế trị Hoạt chất khác nhau, được chỉ định cho mục tiêu trị liệu lâm sàng giống nhau =>
liệu cùng nhóm dược lý (ibuprofen và aspirin).

− Nêu 3 pha động học của thuốc trong cơ thể. Pha sinh dược học của viên nén gồm các
quá trình nào? Từ đó lập chuỗi so sánh sinh khả dụng của viên nén với các dạng thuốc
khác.
o 3 pha động học của thuốc trong cơ thể:
▪ Đặc tính lý hóa của dược chất: kích thước tiểu phân rắn, dạng đa hình, kết tinh, vô
định hình, hệ số phân bố dầu nước, khả năng ion hóa
▪ Sự tạo phức và hấp thu dược chất: làm chậm hoặc giảm tỷ lệ hấp thu
▪ Dạng bào chế và kỹ thuật bào chế: dạng bào chế khác khau => SKD khác nhau,
trang thiết bị ảnh hưởng cấu trúc lý hóa của dạng thuốc => ảnh hưởng SKD.
o Pha sinh dược học của viên nén gồm các quá trình nào?:
▪ Giải phóng
▪ Hòa tan
▪ Hấp thu
o chuỗi so sánh sinh khả dụng của viên nén với các dạng thuốc khác:
dung dịch nước > hỗn dịch nước > viên nang > viên nén > viên bao

− Nêu các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
o Dược học: đặc tính lý hóa dược chất, sự tạo phức và hấp phụ dược chất, dạng
bào chế, kỹ thuật bào chế.
o Sinh học:
▪ Sinh lý: đường sử dụng, tuổi, chủng tộc, tình trạng mang thai, thể trọng,..
▪ Bệnh lý: suy giảm chức năng gan, thận
3. Dung dịch thuốc
− Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ hòa tan. Các phương pháp hòa tan đặc
biệt: điều kiện áp dụng và cho ví dụ.
o các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
▪ bản chất hóa học của chất tan và dung môi: dm phù hợp dược chất, dm không phù
hợp thay bằng dẫn chất dễ tan.
▪ nhiệt độ: làm tăng/giảm độ tan tùy thuộc vào phản ứng hòa tan thu nhiệt/tỏa nhiệt.
• NaCl độ tan không đổi khi tăng nhiệt độ
• Calcium glycerophosphat, calcium citrat, methylcellulose độ tan giảm khi nhiệt
độ tăng.
▪ pH.
▪ sự đa hình
o các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan:
▪ diện tích tiếp xúc giữa chất tan và dung môi.
▪ Nhiệt độ và độ nhớt của môi trường phân tán.
▪ Sự khuấy trộn
▪ Độ tan của chất tan
o Các phương pháp hòa tan đặc biệt: điều kiện áp dụng và cho ví dụ.

Phương pháp Điều kiện áp dụng Ví dụ

Tạo chất dẫn dễ tan Tạo phức dễ tan trong dung môi (Phức Dung dịch Lugol
chất tạo thành vẫn duy trì nguyên vẹn
tác dụng sịnh học của dược chất ban
đầu)

Dùng chất trung Chất có nhóm thân nước và phân thân Thuốc tiêm cafein 7%, thuốc tiêm
gian thân nước dầu để làm trung gian lk quinin

Dùng chất diện hoạt Chất có nhóm thân nước và phần thân Cấu trúc micell
dầu tạo cấu trúc micell => tạo dung
dịch giả

Dùng hỗn hợp dung Thay đổi độ phân cực, biến dung môi Dung dịch bromoform 10%
môi bán phân cực thàn hỗn hợp phân cực

− Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng lọc. Các phương pháp lọc. Để lọc vô khuẩn
thì cần những điều kiện nào?
o Các yếu tố ảnh hưởng lưu lượng lọc:
▪ Cơ chế sàng (cơ học): kích thước tiểu phân > lỗ xốp => bị giữ lại (chất lượng dịch
lọc quyết định bởi kích thước lỗ xốp.
▪ Cơ chế hấp phụ: nhờ lực hút tĩnh điện hoặc tương tác khác. Tùy thuộc vào tính chất
của vật liệu lọc và tiểu phân chất rắn. (tiểu phân có kích thước < lỗ xốp => có thể
bị giữ lại).
o Các phương pháp lọc:
▪ Lọc áp suất thường
▪ Lọc áp suất cao (lọc nén)
▪ Lạc áp suất giảm (chân không).
o Để lọc vô khuẩn thì cần điều kiện: lọc trong điều kiện vô khuẩn (dung môi, không khí)
và màng lọc: 0,22 µm.

− Trình bày định nghĩa, các cách phân loại, ưu nhược điểm. Nêu các thành phần của
dung dịch thuốc, đặc điểm và phạm vi áp dụng của nước khử khoáng, nước thẩm thấu
ngược.
o Định nghĩa dung dịch thuốc: chế phẩm lỏng, trong suốt, điều chế bằng cách hòa tan 1
hoặc nhiều dược chất trong 1 dung môi hoặc hỗn hợp dung môi.
Là cấu trúc của nhiều dạng thuốc khác, có sinh khả dụng cao hơn HD, NT, và thuốc rắn.
o Phân loại dung dịch thuốc:
▪ Theo bản chất dung môi: dd dầu, ethanol, glycerol
▪ Theo công thức: dd dược dụng, dd pha chế
▪ Theo tính chất: thuốc nước chanh, potio, elixir, siro thuốc,...
o Ưu nhược điềm dung dịch thuốc:
▪ Ưu điểm: bền nhiệt động học, bào chế đơn giản, SKD cao, giảm kích ứng với 1 số
dược chất.
▪ Nhược điềm: dễ hỏng, nhiễm VSV, nấm mốc, bất tiện đóng gói, vận chuyển, bảo
quản, khó che dấu mùi vị, khó phân liều chính xác.
o Các thành phần dung dịch thuốc:
▪ Chất tan
▪ Dung môi
o đặc điểm và phạm vi áp dụng của nước khử khoáng, nước thẩm thấu ngược.
▪ nước khử khoáng: làm tinh khiết bằng cột nhựa trao đổi ion, tinh khiết hóa học
cao, không đảm bảo VSV và chất hữu cơ . Dùng pha chế: thuốc dùng ngoài, thuốc
uống, nước rửa.
▪ Nước thẩm thấu ngược: loại bỏ muối hòa tan bằng cách nén qua màn thẩm thấu.
Loại 80-98% ion hòa tan, loại hoàn toàn VSV và chí nhiệt tố. Dùng pha chế thuốc
uống, thuốc rửa.

− Nêu các giai đoạn của qui trình bào chế dung dịch thuốc. 2 giai đoạn nào là quan
trọng? Điều kiện áp dụng của các phương pháp hòa tan nóng, phương pháp ngâm,
phương pháp chạy vòng (ngâm treo). Cho ví dụ.
o các giai đoạn của qui trình bào chế dung dịch thuốc. giai đoạn nào là quan trọng?
▪ cân đong dược chất dung môi
▪ hòa tan và phối hợp các thành phần
▪ lọc
▪ đóng gói trình bày thành phẩm.
o Điều kiện áp dụng của các phương pháp hòa tan nóng, phương pháp ngâm, phương
pháp chạy vòng (ngâm treo). Cho ví dụ.
▪ Hòa tan nóng: dược chất không phân hủy, biến tính bởi nhiệt.
▪ Ngâm: áp dụng với các dược liệu có hoạt chất dễ bị phân hủy do nhiệt, dược liệu có
chất nhựa, các chất chậm hòa tan trong dung môi
▪ Chạy vòng (ngâm treo): chiết xuất các dược liệu có hoạt chất độc, dược liệu cần lấy
kiệt dược chất.

− So sánh siro đơn và siro thuốc. Nêu ưu nhược điểm, cấu trúc của siro thuốc. So sánh 2
phương pháp điều chế siro đơn. Nêu thứ tự các giai đoạn điều chế siro đơn và siro
thuốc theo từng phương pháp. Biện pháp nào để kiểm tra nồng độ đường trong siro,
các qui định về tỷ trọng, vật liệu nào thường dùng để lọc siro.
o So sánh siro đơn và siro thuốc:

Siro đơn Siro thuốc

Định nghĩa DD đường saccaro nồng độ gẩn bão nồng độ đường 54-64% - d= 1,26-
hòa 64% trong nước tinh khiết, có độ 1,32. Có cấu trúc dd hoặc hỗn dịch
nhớt cao. mịn.
Điều chế siro thuốc.

Pp điều chế Hòa tan đường : nóng, nguội Hòa tan đường vào dd dược chất
Trộn siro đơn với dd thuốc.

Các giai đoạn điều Hòa tan đường (nóng : đun sôi, nguội: Hòa tan đường vào dd dược chất: dd
chế khuấy tan) dịch chiết đậm đặc hoặc cao cô đặc
Đo và hiệu chỉnh nồng độ đường dược liệu phối hợp với siro đơn.

Lọc và làm trong Trộn siro đơn với dd thuốc: đường


hòa tan cùng lúc với dược chất.
Đóng chai, bảo quản

o ưu nhược điểm, cấu trúc của siro thuốc:


▪ ưu điểm: che giấu mùi vị dược chất, ngăn VSV nấm mốc phát triển, thích hợp trẻ
em, SKD cao, có td dinh dưỡng.
▪ nhược điểm: thể tích cồng kềnh, phân liều không chính xác, hoạt chất dễ hỏng,
không phù hợp BN kiêng đường.
o So sánh 2 phương pháp điều chế siro đơn:

Phương pháp nóng Phương pháp nguội

Quy trình Đun sôi nước => cho đường khuấy tan Cho đường khuấy tan hoàn toàn
hoàn toàn

Ưu điểm Điều chế nhanh, hạn chế nhiễm khuẩn Không màu, không tạo ra đường đơn

Nhược điểm Dễ bị caramen hóa, chế phẩm có màu, Thời gian hòa tan lâu, dễ bị nhiễm
tạo ra đường đơn khuẩn.

o Biện pháp nào để kiểm tra nồng độ đường trong siro, các qui định về tỷ trọng, vật
liệu nào thường dùng để lọc siro.
▪ Kiểm tra nồng độ đường :
• tỷ trọng kế,
• phù kế baume,
• cân: 1000ml siro đơn có nồng độ 64% nặng 1260g ở 105 độ C (d=1,32, 35 độ
baume) và 1314g ở 20 độ C (d=1,26, 30 độ baume)
• nhiệt độ sôi: 64-65%, nhiệt độ sôi: 105 độ C (ít dùng)
▪ Vật liệu lọc: (túi vải, giấy lọc thớ to)

− So sánh sự giống và khác nhau về các đặc điểm: thành phần công thức, lượng đường
trong công thức, dung môi, cấu trúc lý hóa, thời gian bảo quản, ... giữa các dung dịch
thuốc: siro thuốc, potio thuốc, elixir, nước thơm. Nêu các phương pháp điều chế và
ứng dụng của nước thơm.
Siro thuốc Potio thuốc elixir Nước thơm

Thành phần ct Dịch chiết dược Hoạt chất, Dược chất Chất dễ bay hơi có
liệu, chất dẫn, Ethanol, saccarose, mùi thơm
đường, chất phụ polyalcol(glycerin), Cất kéo, hòa tan
nước cất chất tạo vị ngọt Chất phụ. tinh dầu vào nước.
chất nhũ hóa hoặc
gây thấm
Lượng đường 54- 64% 10-20% 15-56 %

Dung môi siro Nước Ethanol, polyalcol Nước

Cấu trúc lý hóa


T bảo quản 1-2 năm 1-2 ngày 1-6 tháng

− các phương pháp điều chế và ứng dụng của nước thơm:
o cất từ dược liệu có tinh dầu: cất kéo hơi nước (hoa lá), cất kéo trực tiếp (thân, rễ)
o hòa tan tinh dầu trong nước: trong cồn, trong nước
o dùng talc làm chất phân tán tinh dầu trong nước: nghiền talc với tinh dầu, thêm nước
4. Hỗn dịch thuốc
− Trình bày định nghĩa hỗn dịch thuốc, phân loại và ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc
(so sánh với dung dịch thuốc).
o Định nghĩa hỗn dịch thuốc:
▪ Dạng thuốc lỏng, bán rắn.
▪ Đề uống, tiêm, dùng ngoài, khí dung, nhỏ mắt
▪ Dược chất: ít nhất 1 dược chất rắn, không hòa tan, được phân tán đều (d ≥ 0,1 µm),
pha phân tán
▪ Chất dẫn: nước, dầu, môi trường phân tán.
▪ Thuật ngữ chỉ hỗn dịch thuốc: dịch treo, huyền dịch, huyền phù, huyền trọc,
suspension.

o Phân loại hỗn dịch thuốc:


▪ Theo kịch thước của các tiểu phân rắn:
• HD thô: HPT dị thể, 1µm < d < 75 µm, chất rắn lắng dưới đáy chai
• HD keo: HPT vi dị thể, 0,1 µm < d < 1 µm, khá bền vững, lỏng đục
▪ Theo bản chất của môi trường phân tán:
• HD dầu:
• HD nước
▪ Theo đường sử dụng:
• Uống
• Tiêm
• Dùng ngoài

o Ưu nhược điểm hỗn dịch thuốc (so với dung dịch):


▪ Ưu điểm:
• Tăng thêm dạng dùng => thuận lợi cho BN khó uống dạng rắn, dạng thuốc đòi
hỏi phải ở dạng lỏng khi sử dụng
• Hạn chế nhược điểm của 1 số dược chất khó tan, tan kém hoặc khi hòa tan
sẽ không bền.
• Dược chất dễ bị phân hủy trong dung môi
• Che dấu được mùi vị khó chịu cùa dược chất
• Giảm tác dụng gây kích ứng niêm mạc dạ dày
• Cung cấp diện tích bề mặt lớn: kaolin, MgCO3
• Hỗn dịch tiêm: kéo dài tác dụng thuốc
• Khu trú tác dụng tại chỗ với hỗn dịch dùng ngoài.
▪ Nhược điểm:
• Khó điều chế, không ổn định,.
• không đảm bảo liều lương một cách chính xác của được chất rắn phân tán và có
thể gây tác hại-cho bệnh nhân.

− Nêu các thành phần của hỗn dịch thuốc. Trong các chất phụ, chất nào quan trọng? Vì
sao? Dựa vào căn cứ nào để lựa chọn chất gây thấm, cho ví dụ trong từng loại.
o Các thành phần của hỗn dịch thuốc:
▪ Dược chất: pha không liên tục – chất rắn không tan hoặc ít tan trong chất dẫn
▪ Chất dẫn: pha liên tục – nước cất, nước thơm, dầu thực vật, alcol, glycerin...
▪ Chất phụ: tan trong chất dẫn
• chất gây thấm: lecithin, tween 80, cellulose (MC, CMC, HPMC), gôm arabic,...
• chất gây treo
• chất làm ngọt, làm thơm
• chất bảo quản.
o Trong các chất phụ, chất quan trọng: chất gây thấm vì giúp hình thành và ổn định
hỗn dịch.
o Căn cứ lựa chọn chất gây thấm:
− Nêu các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp để tăng độ ổn định của hỗn dịch thuốc:
Yếu tố ảnh hưởng Biện pháp tăng ổn định của hỗn dịch

Tính thấm của dược chất rắn: Chất gây thấm :


Thân nước => HD thuốc nước • chất diện hoạt: HLB 7-9 giảm SCBM
Sơ nước => HD dầu. (gây thấm) • uống: tween, span
• dùng ngoài: natri lauryl sulfat, natri
dioctylsullfosuccinat
• tiêm: polysorbat, polyoxyethylen, lecithin,
• keo thân nước: gôm arabic, gôm adragant, dẫn
chất cellulose. (tạo áo bao bọc tiểu phân rắn).
• chất rắn vô cơ dạng hạt mịn: bentonit, nhôm
hydroxid.
• dung môi: alcol, glycerol, glycol

Kích thước tiểu phân dược chất: Giảm kích thước DC rắn: cối chày, nghiền vi thể
nhỏ - lắng chậm, phải đồng đều, quá nhỏ - đóng lòng, khô.
bánh, tt khối bền hơn tt kim.
Độ nhớt môi trường phân tán: bền khi nhớt Chất làm tăng độ nhớt: gây treo (cellulose, PVP,
tăng, nhớt quá lớn khó rót ra khỏi chai, khó phân gôm), chất gây thấm.
tán lại khi tiểu phân rắn lắng.
Sự tương tác bề mặt các tiểu phân rắn: kết Chất điện giải, chất diện hoạt, chất cao phân tử
bông, đóng bánh. thân nước chuyển không kết bông => kết bông.

Yếu tố khác: nồng dộ pha phân tán, pH, chất điện


giải, chất bảo quản

− Nêu các phương pháp điều chế hỗn dịch và phạm vi ứng dụng của từng phương pháp.
Các giai đoạn của phương pháp phân tán cơ học trong điều chế hỗn dịch. Giai đoạn
nào quan trọng nhất? Vì sao?
o Phương pháp điều chế hỗn dịch và phạm vi ứng dụng:
▪ Phân tán cơ học: hoạt chất rắn không tan hay ít tan trong chất dẫn.
▪ Ngưng kết: kết tủa thay đổi dung môi, phản ứng trao đỗi ion
▪ Phân tán cơ học + ngưng kết:
o Các giai đoạn của pp phân tán cơ học:
▪ Nghiền khô
▪ Nghiển ướt: (quan trọng – quyết định độ mịn và chất lượng của HD)
• HC Thân nước: vđ chất dẫn => nghiền trộn khối nhão
• HC Sơ nước: thêm chất gây thấm ( ½ so với HC sơ nước) vđ chất dẫn =>
nghiền trộn khối nhão
▪ Phân tán vào chất dẫn.
▪ Đóng chai và dán nhãn (không lọc).

− Trình bày các yêu cầu chất lượng và bảo quản của hỗn dịch thuốc, các trạng thái cảm
quan của hỗn dịch.
o Yêu cầu chất lượng:
▪ Cảm quan: đo độ đục, hình dạng, kích thước, sự kết tụ tiểu phân
▪ Mức độ phân tán đồng đều của DC rắn không tan
▪ Xác định Tốc độ lắng bằng ống đong
▪ Xác định độ nhớt: nhớt kế
▪ Kiềm tra vi sinh
▪ Kiểm tra tính ổn định bằng chu trình nhiệt.
o Bảo quản: kín, nơi mát, tránh thay đổi nhiệt độ
o Các trạng thái cảm quan của hỗn dịch: Có chất lỏng đục hay thể lỏng có một chất rắn
lắng ở đáy chai. Để yên, có thể tách lớp nhưng khi phân tán lắc nhẹ 1-2 phút và phải giữ
nguyên trạng thái phân tán này trong vài phút.
− Phân tích các công thức: hỗn dịch terpin hydrat, hỗn dịch lưu huỳnh long não, …
o Hỗn dịch terpin hydrat:
▪ Terpin hydrat : chất rắn sơ nước
▪ Gôm arabic: chấy gây thấm
▪ Natri benzoat : chất rắn tan/nước, chất bảo quản.
▪ Siro codein: làm ngọt, tạo nhớt.
▪ Nước cất: chất dẫn
o Hỗn dịch lưu huỳnh long não:
▪ Lưu huỳnh kết tủa: dược chất sơ nước
▪ Long não: dược chất
▪ Tween 80: chất gây thấm
▪ Ethanol: hòa tan long não
▪ Glycerin
▪ Nước vừa đủ: chất dẫn
5. Nhũ tương thuốc
− Trình bày định nghĩa nhũ tương thuốc, phân loại, thành phần và ưu nhược điểm của
nhũ tương thuốc (so sánh với hỗn dịch thuốc). Kiểu nhũ tương hình thành dựa vào yếu
tố nào?
o Định nghĩa nhũ tương thuốc:
▪ Hệ vi đị thể
▪ 2 pha lỏng không đồng tan (D và N)
▪ Pha phân tán – môi trường phân tán
▪ Thuốc dạng lỏng hoặc mềm
▪ Uống,tiêm, dùng ngoài
▪ ổn định nhờ chất nhũ hóa thích hợp
▪ trộn đều hai chất lỏng không đồng tan (pha dầu và pha nước)
▪ nhũ dịch: nhũ tương lòng làm thuốc uống kiểu D/N.
o Phân loại nhũ tương:
▪ Theo kiểu nhũ tương: D/N, N/D, NT kép ( N/D/N, D/N/D) quy tắc Bancroft – chất
nhũ hóa. (xác định: soudan III – tan trong dầu, xanh methylen – tan trong nước, độ
dẫn điện).
▪ Theo nguồn gốc: thiên nhiên, nhân tạo
▪ Theo nồng độ phân tán: NT loãng ( nồng độ phân tán < 2%), NT đặc (Nồng độ phân
tán > 2%). Đa số NT (10%-50%).
▪ Theo kích thước pha phân tán: vi nhũ tương (10-100nm), nhũ tương mịn (0,5 – 1
µm), nhũ tương thô ( vài µm trở lên)
▪ Theo đường sử dụng:
• Dùng trong:
o IM: D/N, N/D
o IV: D/N (< 0,5 µm)
o Không tiêm NT vào cột sống
o PO: D/N
• Dùng ngoài: D/N hay N/D, bôi, xoa, đắp, đặt.
o Thành phần nhũ tương: pha nội, pha ngoại, chất nhũ hóa hay dầu, nước, chất nhũ hóa.
o Ưu nhược điểm nhũ tương (so sánh hỗn dịch thuốc)
▪ Ưu điểm:
• Phong phú thêm dạng thuốc
• PO: che giấu mùi vị khó chịu, giảm gây kích ứng – phát huy tác dụng của thuốc
• Tiêm truyền IV chậm : D/N
• Thuốc mỡ thuốc đạn: giúp dễ dàng phối hợp nhiều hoạt chất và tá dược
▪ Nhược điểm:
• Kém bền. Dễ bị tách lớp, phân liều khó chính xác
• Thiết bị điều chế, người pha chế
o Kiểu nhũ tương hình thành dựa vào yếu tố:
▪ Chất nhũ hóa
▪ Tỷ lệ thể tích hai pha
▪ Sức căng bề mặt của hai pha (vi nhũ tương)

− Chất nhũ hóa đóng vai trò như thế nào trong công thức nhũ tương thuốc? Phân loại
chất nhũ hóa theo nguồn gốc và theo cơ chế tác dụng, cho ví dụ trong từng loại.
o Chất nhũ hóa quyết định kiểu nhũ tương, giúp nhũ tương hình thành và có độ bền nhất
định.
o Phân loại chất nhũ hóa theo nguồn gốc:
▪ Thiên nhiên: chất nhũ hóa ổn định
• Gôm aracbic: D/N (uống)
• Gôm adragant : nhớt > 50 lần arabic, phối hợp với arabic (uống)
• Cồn saponin: bồn bồ hòn, bồ kết ( dùng ngoài, D/N)
• Protein: gelatin, gelactose, sữa, casein,...
• Sterol: cholesterol (lanolin, mỡ lợn, dầu gan cá), acid mật, (N/D)
• Phospholipid (lecithin) : lòng đỏ trứng, đỗ tương (tiêm)
▪ Tổng hợp, bán tổng hợp:
• Chất diện hoạt (chất nhũ hóa gây phân tán): anion, cation, lưỡng tính, không ion
hóa (span, tween)
o Phá bọt: 1-3
o Chất nhũ hóa N/D: 3-6
o Chất gây thấm: 7-9
o Chất nhũ hóa D/N: 8-18
o Chất trung gian hòa tan: 15-20
o Chất tẩy rửa: 13-15
• Chất nhũ hóa ổn định: PEG, alcol polyvinylic
• Dẫn chất cellulose: methyl cellulose, HPMC, CMC, NaCMC, carboxy
polymethylen (carbopol).
▪ Rắn dạng hạt nhỏ:
• MgO, AlO, Mg trisilicat: thấm nước mạnh hơn => D/N
• Than động vật, than chì: thấm dầu mạnh hơn => N/D
• Bentonit : cho vào nước trước => D/N, cho vào dầu trước tạo N/D
• Tích điện và làm tăng độ nhớt mt phân tán => chất nhũ hóa ổn định.
o Phân loại chất nhũ hóa theo cơ chế tác dụng
− Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và bền vững của nhũ tương thuốc.:
o Chênh lệch tỷ trọng giữa 2 pha càng nhỏ
o Kích thước tiểu phân pha phân tán nhỏ
o Độ nhớt môi trường phân tán lớn
o Sức căng bề mặt tiếp xúc giữa 2 pha nhỏ
o Nồng độ pha phân tán nhỏ
o ảnh hưởng của chuyển động Brown
o thời gian và cường độ lực phân tán
o ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, chất điện giải và chất nhũ hóa
− Nêu các nguyên tắc phối hợp các thành phần khi điều chế nhũ tương thuốc. So sánh
phương pháp keo khô và phương pháp keo ướt.
Nguyên tắc phối hợp:
• Dược chất dễ tan nước: hòa tan trong pha nước
• Hoạt chất độc mạnh: hòa tan vào lượng nhỏ nước hoặc dầu trước khi phối hợp
• Hoạt chất tan trong dầu: hòa tan vào pha dầu phải tăng lượng chất nhũ hóa
• Các thành phần tan trong pha nội: hòa tan trong pha nội trước khi nhũ hóa
• Các thành phần tan trong pha ngoại: tùy từng trường hợp có thể phối hợp trước hay
sau khi nhũ hóa
• Hoạt chất không tan trong nước, không tan trong dầu: chế dạng hỗn- nhũ tương

Phương pháp keo ướt Phương pháp keo khô

Quy mô công nghiệp Quy mô nhỏ

Dùng máy khuấy chân vịt, cánh quạt Dùng cối chày

chất nhũ hóa + pha ngoại Chất nhũ hóa dạng bột mịn + toàn bộ pha nội
Thêm từ từ pha nội, lực phân tán mạnh => Nt Vừa đủ pha ngoại vào pha nội => Nt đậm đặc
hoàn chỉnh bền vững
(pha nội vào pha ngoại) Thêm từ từ pha ngoại, khuấy đều => NT hoàn
chỉnh
(pha ngoại vào pha nội)
Duy nhất kiểu nhũ tương D/N

− Trình bày các yêu cầu chất lượng và bảo quản của nhũ tương thuốc, các trạng thái
cảm quan của nhũ tương.
Yêu cầu chất lượng:
• Cảm quan: NT mềm (mềm, mịn màng, đồng nhất như kem), NT lỏng (đục trắng, đồng
nhất như sữa).
• Kính hiển vi: sự đồng nhất về kích thước tiểu phân phân tán
• Tính ổn định: sự lắng cặn, nổi kem, kết dính hay phân lớp theo thời gian.
• Xác định kiểu nhũ tương: pha loãng, nhuộm màu, độ dẫn điện,..
Bảo quản:
• Chai sạch, khô, nút kín, nơi mát, tránh as.
• Không lọc, “lắc trước khi dùng”
• Chất bảo quản:
o NT dùng trong: alcol, glycerol 10-20%, nipagin, nipazol 0,1 – 0,2 %
o NT dùng ngoài: benzalkonium clorid 0,01%, clocresol 0,1-0,2%
o Chất chống OXH: tocoferol 0,05 – 0,1%, BHT 0,1% (có dầu phải cho chất
chống OXH.
6. Kỹ thuật vô khuẩn trong bào chế thuốc
− Nêu các mục đích và đối tượng tiệt khuẩn:
Mục đích: Làm chế phẩm không độc, ổn định, kéo dài thời hạn sử dụng
Đối tượng:
• Nguyên liệu
• Môi trường
• Máy móc
• Con người
• Bao bì
− Các phương pháp tiệt khuẩn bằng phương pháp vật lý: điều kiện tiến hành và phạm vi
áp dụng. Phương pháp nào là thông dụng và hiệu quả nhất?
Phương pháp vật lý:
• Bằng nhiệt (nhiệt khô, nhiệt ẩm)
• Bằng tia bức xạ
• Phương pháp lọc

Nhiệt khô (sấy) Nhiệt ẩm (luộc) Tia bức xạ Pp lọc

Điều Lò sấy, tủ sấy Đun sôi, Tia bức xạ ion hóa (tia Chất lỏng: lỗ xốp
hấp áp suất thường, γ). (0,2µm), dịch nhớt
kiện
(0,45µm).
160-180 độ/30-120 phút nồi hấp autolave (as cao),
tiến
Co60 hoặc Ce137, liều Màng lọc thùy tinh xốp
pp tyndall (gián đoạn),
hành chiếu xạ 2,5 Mrad (≤ 1,5µm)
Đơn giản, dễ làm xông hơi formandehyd
Màng lọc sứ xốp (≤ 0,8 -
Đối tượng chịu nhiệt
1 µm)
Hiện đại, tiệt trùng cao.
Màng cellulose ( ≤ 0,45
Đắc tiền, khắc khe an
µm).
toàn lao động.

Không khí: kích thước ≤


0,5 µm.
Màng cellulose, màng
xốp (0,01 -0,1 µm) màng
HEPA (hạt không khí
hiệu năng cao).

Phạm vi Dụng cụ pha chế, bao bì thủy Chế phẩm đóng gói sẵn, Lỏng: dd thuốc tiêm, nhỏ
tinh, inox, chế phẩm dung môi kín, dụng cụ dùng 1 lần mắt chứa hoạt chất
áp dụng
dầu, bột thuốc, băng gạc không hoặc kém chịu
nhiệt, sp từ máu, tạng
liệu, enzym, hormon,
vitamin.
Không khí: lọc cấp khí
sạch, vô trùng.

Luộc as thường as cao (autoclave) tyndall Xông hơi


formandehyd

100độ/30-60 phút Hơi nước 100độ/30-60 Hơi nước 121 độ / 15-30 70-80 độ X 3 lần, mỗi 60-80 độ / 2h, trong nồi
phút phút lần cách nhau 24h autoclave, có nén hơi
50-60 độ/1h x 5 lần, mỗi nước chứa
lần cách nhau 24h formandehyd (25-
30mg/l hơi nước)

Đơn giản dễ làm, Đơn giản dễ làm, Thông dụng, hiệu quả Diệt vi khuẩn nha bào
Khó diệt bào tử, thời Khó diệt bào tử, thời gian cao, diệt nha bào => mọi Thời gian dài, tiệt khuẩn
gian dài, bề mặt bị đóng dài, bề mặt không bị đóng quy mô sx không chắc chắn
cặn, mờ. cặn, mờ. Nguy hiểm nếu vận hành
sai

Thuốc tiêm hàn kín ít Thuốc tiêm hàn kín ít chịu Thuốc tiêm, tiêm truyền Thuốc không chịu được Các vật xốp, dụng cụ,
chịu nhiệt, y dụng cụ,... nhiệt, y dụng cụ,... chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ cao, chỉ khâu tự máy móc
dụng cụ pha chế, quần tiêu
áo, y cụ.

• Nhiệt khô (sấy tiệt khuẩn) – dùng không khí nóng nhiệt độ 160-180
• Đun sôi – luộc trong nước sôi ở 100
• Hấp áp suất thường – dùng hơi nước ở 100
• Hấp áp suất cao – dùng hơi nước nén ở 121
• Tyndall – hấp nhiệt độ 70-80 /1h x 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h

− Dạng thuốc nào không được sử dụng chất bảo quản: thuốc tiêm tĩnh mạch, tủy sống,
tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt dùng một lần.
7. Thuốc tiêm
− Nêu phân loại thuốc tiêm theo trạng thái cấu trúc, ưu nhược điểm của thuốc tiêm.
Trạng thái lỏng:
• Dung dịch
• Hỗn dịch: thường kiểu D/N, nồng độ pha dầu ≤30% để thuốc không có độ nhớt cao
• Hỗn dịch: nồng độ thường < 0,5-5%
Trạng thái rắn: bột, khối xốp, viên => pha thuốc tiêm
• Pha dung dịch tiêm: hoạt chất dễ hòa tan trong dm, nhưng kém ổn định, khi dùng
mới hòa tan.
• Pha hỗn dịch tiêm: các hoạt chất không tan và kém ổn định trong chất dẫn
• Thuốc tiêm đậm đặc: pha loãng với dung môi thích hợp khi dùng.
Ưu điểm:
• Tác dụng nhanh, cấp cứu, hiệu quả trị liệu nhanh, kéo dài
• Tại chỗ: gây tê, chẩn đoán, điều trị tại chỗ
• Tránh bất lợi khi uống: gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, dc bị phân hủy bởi acid dạ dày
và men, hấp thu kém qua tiêu hóa.
• Tiện lợi: bết tỉnh, hôn mê, không uống được.
• Nuôi dưỡng cơ thể: dịch truyển cung cấp năng lượng
• Liều rất nhỏ hay rất lớn.
• Sx quy mô nhỏ tới quy mô lớn.
Nhược điểm:
• Gây đau, có trình độ chuyên môn
• Tác dụng nhanh : hậu quả nghiêm trọng, dược chất độc, gây áp xe, tổn thương mạch
máu, teo cơ, hoại tử, sốc phản vệ.
• Pha chế vô trùng => giá cao.

− Trình bày các yêu cầu chất lượng của thuốc tiêm.:
• Nồng độ và hàm lượng hoạt chất phải chính xác
• phải vô khuẩn: mục đích làm cho chế phẩm không độc và giữ chế phẩm ổn định =>
GMP, chất sát khuẩn:
o dung môi nước: clorocresol, phenyl mercuric nitrat, các nipaeste, paraben
o dung môi dầu: phenol, cresol.
o Chất bảo quản dùng trong: thuốc tiêm đơn liều, hoặc đa liều nhưng dùng với
lượng nhỏ, đơn liều.
o Không dùng chất bảo quản: thuốc tiêm liều trên 15ml, tiêm TM, tiêm tủy sống.
• không được chứa chất gây sốt hay nội độc tố vi khuẩn: liều gây sốt trung bình 10-3
µg/kg thể trọng.
o được hấp phụ bởi than hoạt, amiant,cellulose, lọc bằng màng siêu lọc ≤ 0,1 µm.
o Rất bền với nhiệt: sấy 180 độ/4h, 250 độ/45 phút, trên 320 độ trong vài phút =>
áp dụng sấy dụng cụ pha chế. (sấy nhiệt độ cao)
o dùng dd sulfocromic 10% để xử lý chai thủy tinh cũ.
o Chí nhiệt tố thử nghiệm theo phương pháp thí nghiệm trên thỏ, còn giới hạn
Endotoxin được thử nghiệm theo pp limulus.
• phải có pH phù hợp:
o giúp hoạt chất ổn định
o phù hợp sinh lý cơ thể
o tăng độ tan dược chất, tăng SKD
o pH sinh lý: 7,35-7,45
o thuốc tiêm dầu: dầu pha tiêm phải trung tính hóa và khử nước
o thuốc tiêm nước:
▪ có khoảng pH rộng: acid lactic, acid citrit, HCl, NaOH, NaHCO3 (dùng 1
chất)
▪ có khoảng pH hẹp: acid citrit – natri citrat (pH 3-6), NaH2PO4 –Na2HPO4
(pH 5,4-8), NaHCO3 –Na2CO3 (pH9,2- 10,8) (dùng hệ)
o dùng thêm chất giảm đau khi điều chế dạng bột.
• Yêu cầu đẳng trương:
o Thuốc tiêm nước nên đẳng trương => thuốc dung nạp, giảm đau nhức.
o Thuốc tiêm đậm đặc ưu trương => tiêm TM thật chậm hoặc pha loãng với dd
đẳng trương để tiêm truyền.
o Thuốc tiêm nhược trương => tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm TM với thể tích
nhỏ.
o Các chất đẳng trương: NaCl, glucose, natri nitrat, natri sulfat.
o Không đặc ra vấn đề đẳng trương: thuốc tiêm dầu, hỗn dịch nước.
o Thuốc tiêm nước chứa phân tử lớn: gelatin, PVP, dextran => áp suất thẩm thấu
không đáng kể.
o Thuốc tiêm tủy sống, chẩn đoán tiêm trong da => phải đẳng trương kể cả thuốc
tiêm hỗn dịch nước.
• Trạng thái cảm quan
• Yêu cầu khác: tỷ trọng, nhãn
− Nêu các thành phần của thuốc tiêm, yêu cầu chung của các thành phần đó. Để pha
thuốc tiêm, có thể sử dụng các dung môi nào? Nêu các loại chất phụ thường được sử
dụng trong thuốc tiêm. Vai trò của các chất đó, trường hợp nào được dùng, trường
hợp nào không nên dùng, nêu một số ví dụ trong từng loại.
Thành phần thuốc tiêm:
• Dược chất
• Dung môi
• Chất phụ
• Bao bì
Yêu cầu chung: tinh khiết dược dụng, vô trùng, không chứa chí nhiệt tố.
Pha chế thuốc tiêm dùng nước cất pha tiêm (cất 2 lần): tinh khiết, vô trùng, đặt giới hạn
endotoxin ≤ 0,25 E.U/ml
Chất phụ thường dùng trong thuốc tiêm:
• Chất đẳng trương hóa
• Chất bảo quản
• Chất điều chỉnh pH
• Chất làm tăng độ tan: dùng hh dung môi, natri benzoat giúp cafein tan nhiều trong
nước, creatinin, niacinamid và lecithin làm tăng độ tan của steriod ở dạng alcol tự do.
• Chất chống OXH:
o Chất chống OXH trực tiếp: khử oxi và các gộc oxy hóa
▪ Thuốc tiêm nước: natri sulfit, natri bisulfit, natri meta bisulfit, vitamin C.
▪ Thuốc tiêm dầu: tocoferol, propylgalat, butyl hydroxy toluen (BHT),
butyl hydroxy anison (BHA).
o Chất chống OXH gián tiếp: tạo phức với các ion kim loại, muối dinatri EDTA.

− Giai đoạn chuẩn bị trong điều chế thuốc tiêm cần chuẩn bị những điều kiện nào?
• Hoạt chất, dung môi: đạt tiêu chuẩn DDVN.
o Nguyên phụ liệu
o Dung môi chất dẫn
o Bán thành phẩm
• Vỏ đựng thuốc tiêm:
o thủy tinh:
▪ Rửa xà phòng, nước cất, nước cất pha tiêm.
▪ Tiệt khuẩn: nhiệt khô
▪ Thể tích nhỏ: 160-180 ít nhất 2h, thể tích lớn: 250/1h, tiệt trùng ướt đóng
nước cất 1/3 đóng nút, hấp 121/15 phút, chai tiêm truyền cũ dùng dd
sulfocromic 10%.
o Chai, ống túi nhựa:
▪ Rửa nước cất
▪ Tiệt khuẩn:
• Xông hơi ethylen oxyd 55 -65 hoặc hh ethylen bromic và methyl
bromid.
• Ngâm với: dd hydroxy peroxid 3%, peracetic 0,01%, propiolacton
1%
• Nhiệt ẩm: 121/15 phút, luộc 100/30-60 phút. (thông dụng)
o Nút cao su:
▪ Rửa nước cất, ngâm chất tẩy rửa, luộc với Na2CO3 5-10%.
▪ Tiệt khuẩn: nhiệt ẩm luộc 30 phút hoặc 65-70 theo pp tyndall (ít dùng).
▪ Để ráo, sấy khô.
o Nắp nhôm: rửa sạch, sấy khô.
(bao bì trước khi đóng thuốc tiêm phải: sạch, khô, vô khuẩn).
• Thiết bị, dụng cụ pha chế:
o Máy, thiết bị: rửa, lau sạch bằng nước cất hoặc cồn, xông formol, ethylen oxyd
giữa 2 lần pha chế. Pha chế liên hoàn dùng máy nén hơi nước cất ở 121 độ.
o Dụng cụ nhỏ: rửa, tráng nước cất, sấy tiệt khuẩn 161/2h, hấp 121/ 15 phút, xông
ethylen oxyd.
• Cơ sở pha chế: cấp sạch theo WHO (thuốc tiêm A và B, đóng gói C và D).
o tránh xa nguồn ô nhiễm,
o không quá chật không quá rộng,
o nguyên tắc: liên tục – 1 chiều.
o Thành phẩm và nguyên liệu có đường đi khác nhau: từ chưa hoàn thiện => hoàn
thiện.
o Vật liệu xd chịu ẩm, hóa chất, bức xạ.
o Nhẵn, bóng, dễ lau
o Thông gió, điều hòa, as thích hợp.
o Nhiệt độ 18-25, độ ẩm 35-50%
o Sx khép kín, riêng biệt
o As hành lang > as phòng sx.
o Hệ thống lọc HEPA
o Cơ sở nhỏ: cấp lọc khí, lau bằng nước, cloramin B hoặc T 2%, dd phenol 0,5%,
tiệt khuẩn kk bằng formandehyd và đèn tử ngoại.
• Người pha chế: chuyên môn, sức khỏe tốt, vệ sinh cá nhân, khu vực pha chế vô trùng,
thay đồ bảo hộ 2 lần.

− Nêu các giai đoạn trong qui trình điều chế thuốc tiêm dung dịch chứa hoạt chất chịu
nhiệt, chứa hoạt chất không chịu nhiệt.

Dung dịch chịu nhiệt Dung dịch không chịu nhiệt


(tiệt trùng tất cả các khâu)
Hỗn dịch, nhũ tương (không nhiệt, không lọc,
không tia)

Cân đong nguyên phụ liệu dung môi Cân đong nguyên phụ liệu dung môi

Pha chế: hòa tan, điều chỉnh pH, thể tích Pha chế: hòa tan, điều chỉnh pH, thể tích
(kiểm tra nồng độ hoạt chất, pH, độ nhớt) (kiểm tra nồng độ hoạt chất, pH, độ nhớt)

Lọc trong (màng lọc ≤ 0,45 µm), kiểm tra độ Lọc trong (màng lọc ≤ 0,45 µm), kiểm tra độ
trong trong

Đóng ống, lọ (điều chỉnh kiểm tra thể tích) Lọc tiệt khuẩn (≤ 0,22 µm, siêu lọc ≤ 0,1
µm)

Tiệt trùng 121/15-30 phút (nồi hấp) Đóng ống, lọ (điều chỉnh kiểm tra thể tích).

Kiểm tra độ trong Kiểm tra độ trong

In, dán nhãn (kiểm nghiệm thành phẩm). In, dán nhãn (kiểm nghiệm thành phẩm).

Đóng hộp, thùng, bảo quản Đóng hộp, thùng, bảo quản

You might also like