You are on page 1of 142

UBND TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ




GIÁO TRÌNH
DƯỢC LÝ 2
NGÀNH: DƯỢC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
Ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-CĐYT ngày 17 tháng 08 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Đồng Nai

Đồng Nai, năm 2020


( LƯU HÀNH NỘI BỘ )
UBND TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ


GIÁO TRÌNH
DƯỢC LÝ 2
NGÀNH: DƯỢC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
Ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-CĐYT ngày 17 tháng 08 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Đồng Nai

Đồng Nai năm 2020


( LƯU HÀNH NỘI BỘ )
LỜI GIỚI THIỆU
Dược lý học là môn học nghiên cứu về sự tác động giữa thuốc và cơ thể. Khi thuốc
vào trong cơ thể, thuốc được cơ thể tiếp nhận như thế nào và cơ thể đã phản ứng ra sao
dưới tác dụng của thuốc. Môn dược lý được chia thành 02 phần rõ rệt:
- Dược động học: Nghiên cứu về sự tiếp nhận của cơ thể đối với thuốc.
- Dược lực học: Nghiên cứu về sự tác động của thuốc đối với cơ thể vi sinh vật.
Thuốc có thể tác động trên các tổ chức, cơ quan hoặc hệ thống cơ thể theo các cơ chế
khác nhau để cho hiệu quả điều trị hoặc thể hiện các tác dụng không mong muốn.

Giáo trình Dược lý II được biên soạn theo chương trình khung đào tạo Cao đẳng Dược
do Bộ y tế ban hành, dùng làm tài liệu giảng dạy của giảng viên và sinh viên Cao đẳng
Dược tại trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai, được giảng dạy và học tập trong học kỳ V-
năm thứ ba.

Nội dung của giáo trình Dược lý II được liên kết chặt chẽ với giáo trình Hóa dược đã
được giảng dạy trong học kỳ III- năm thứ hai và học phần Dược lý I – học kỳ IV –
năm thứ hai, đi sâu vào tác dụng dược lý của các nhóm thuốc, cách sử dụng các thuốc
cụ thể đã phân chia theo tác dụng dược lý vào các trường hợp bệnh lý, từ đó sinh viên
thực hiện được nhiệm vụ của một người dược sĩ Cao đẳng trong việc hướng dẫn, tư
vấn sử dụng thuốc đảm bảo an toàn hợp lý và hiệu quả.

Khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi vẫn giữ chương trình khung về số tiết, nhưng
các bài cụ thể đã được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Trong quá trình soạn thảo chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều
đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện giáo trình theo phương pháp
dạy-học tích cực.
THAM GIA BIÊN SOẠN:
1. Chủ biên: ThS. ĐÀO THỊ THU HẰNG
2. TS. TRỊNH HỒNG MINH
3. ThS. LÊ THỊ HẠNH
4. ThS. TRẦN HỒNG LÊ
5. DS. PHẠM THỊ LÀNH
6. DS. NGUYỄN THỊ THANH TRANG
MỤC LỤC
Bài 1 : Kháng sinh 1
Bài 2 : Thuốc chữa bệnh về mắt tai mũi họng 29
Bài 3 : Thuốc chống nấm và chữa bệnh ngoài da 36
Bài 4: Thuốc chống lao, phong – sốt rét 48
Bài 5 : Hormon và các chất tương tự 64
Bài 6: Vitamin và thuốc chống thiếu máu 77
Bài 7 : Thuốc tác động lên quá trình đông máu -dung dịch tiêm truyền 96
Bài 8 : Thuốc tẩy trùng, khử trùng – vacxin 114
Bài 9 : Thuốc giải độc 125
Bài 10 : Thuốc chống ung thư 129
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: DƯỢC LÝ 2


Mã môn học: 402004
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ lý thuyết và 30 giờ thực hành, 90 giờ tự học.
I. Vị trí, tính chất của môn học
- Vị trí:Bệnh học cơ sở, Hóa dược, Dược lý 1
- Tính chất: Học phần Dược lý 2 giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về dược
động học, dược lực học, dược lý học, liều dùng, của một số nhóm thuốc, được
áp dụng cho việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả cho
người bệnh.
II. Mục tiêu môn học
- Về kiến thức:
+ Trình bày, giải thích được các điểm cơ bản về dược động học, tác dụng, cơ chế tác
dụng, và áp dụng điều trị (chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định, liều
dùng, cách dùng) của một số thuốc.
+ Phân tích được một số trường hợp tương tác thuốc thường gặp.
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết được các thuốc trong nhóm theo tác dụng dược lý.
+ Phối hợp đúng các thuốc khi điều trị một số bệnh đơn giản .
+ Giải quyết được một số tình huống khi hướng dẫn sử dụng các thuốc thuộc nhóm kê
đơn.
+ Vận dụng khéo léo giữa kỹ năng giao tiếp và thông tin, hướng dẫn, tư vấn dùng
thuốc theo đúng quy định
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Hợp tác tốt với các thành viên trong quá trình làm việc nhóm.
+ Thể hiện thái độ tự tin, quan tâm, ân cần với người bệnh khi hướng dẫn dùng thuốc.
+ Thực hiện đúng các qui chế chuyên môn trong hoạt động nghề nghiệp.
III. Nội dung môn học
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số
Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
1 Thuốc Kháng sinh 12 6 6
2 Thuốc chữa bệnh về mắt, tai mũi họng 4 2 2

3 Thuốc chống nấm và chữa bệnh ngoài 2


6 4
da
4 Thuốc chống lao –phong, sốt rét 8 4 4
5 Hormon- các chất tương tự và ức chế 8 4 4
6 Vitamin và thuốc chống thiếu máu 6 4 2

7 Thuốc tác động lên quá trình đông máu- 2


5 3
Dung dịch tiêm truyền -
8 Thuốc tẩy trùng, khử trùng - Vaccin 4 2 2
9 Thực hành xử lý các tình huống phối
6 5
hợp thuốc
Kiểm tra kết thúc môn học 2 2
Cộng 60 29 29 2
BÀI 1 : KHÁNG SINH

MỤC TIÊU
1. Hiểu được khái niệm về kháng sinh.
2. Phân loại được kháng sinh theo cấu trúc hóa học.
3. Trình bày cơ chế tác dụng của kháng sinh.
4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh.
5. Trình bày được đặc điểm dược động học, cách sử dụng 20 kháng sinh
6. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn các thuốc kháng sinh trong danh mục
thuốc thiết yếu.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM KHÁNG SINH
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp.
Ở liều điều trị có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn
một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí
quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
2. PHÂN LOẠI KHÁNG SINH:
Có nhiều cách phân loại kháng sinh, hiện nay ứng dụng 02 cách phân loại chính:
2.1 Phân loại KS dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với KS.
- Tính nhạy cảm của KS được xác định dựa vào nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)
và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)
- Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC- Minimal Inhibititory Concentration) của một
KS là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn
sau 24 giờ nuôi cấy.
- Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC- Minimal Bactericical Concentration) là
nồng độ thấp nhất làm giảm 99,9% lượng vi khuẩn.
Theo cách phân loại này, gồm 02 nhóm chính:
- KS diệt khuẩn: Là KS có MBC tương đương với MIC ( tỷ lệ MBC/MIC xấp xỉ
bằng 1) và dễ dàng đạt được MBC trong huyết tương. Nhóm này bao gồm: β- lactam,
Aminozid, Polymycin.
- KS kìm khuẩn: Là KS có MBC > MIC ( tỷ lệ MBC/MIC > 4) và khó đạt được
MBC trong huyết tương. Nhóm này bao gồm: Tetracyclin, Cloramphenicol, Macrolid,
Sulfamid.
2.2 Phân loại KS theo cấu trúc hóa học.
Cách phân loại này chủ yếu dựa vào tính chất giống nhau về nguồn gốc, về cấu
trúc hóa học và tác dụng sinh học. Phân loại theo họ kháng sinh được nhiều tác giả
công nhận và thường được sử dụng hiện nay vì thuận lợi cho việc sử dụng kháng sinh
trong lâm sàng. Tuy nhiên cũng còn một vài tài liệu chưa thống nhất (ví dụ:
Lincomycin có thể được phân vào nhóm Macrolid hoặc penicillin).
Hiện nay phân thành 8 họ chính.
2.3 Một số cách phân loại khác (theo tác dụng, theo nguồn gốc..)
3. SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN

1
KS muốn phát huy được tác dụng thì phải thâm nhập được vào ổ viêm và gắn
được vào Recepror ở tế bào vi khuẩn gây tác dụng ức chế hoặc diệt khuẩn. Trong thực
tế nhiều khi sử dụng KS thất bại là do vi khuẩn đã kháng KS.
3.1 Khái niệm:
Vi khuẩn được coi là kháng một KS nào đó nếu sự phát triển của VK không bị
ngừng lại khi KS đó đã được dùng ở nồng độ tối đa mà bệnh nhân vẫn còn dung nạp
thuốc.
3.2 Các kiểu kháng KS của VK:
- Kháng thuốc giả: ( Kháng không do di truyền)
Có 03 nguyên nhân chính gây kháng thuốc giả:
+ Hệ thống miễn dịch của BN bị suy giảm, không đủ khả năng tiêu diệt các VK đã bị
KS ức chế. Kiểu kháng này chủ yếu gặp ở người già yếu hoặc người đã dùng thuốc ức
chế miễn dịch ( Corticoid, thuốc điều trị ung thư…)
+ Vi khuẩn vào sâu trong tế bào, tạo vỏ bọc, không sinh sản và phát triển, do đó KS
không tác động đến VK ( tuy nhiên khi VK phân chia lại chịu tác động của KS). Cách
này thường gặp ở trực khuẩn lao, một số ký sinh trùng như sốt rét, amib.
+ Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ, KS không thấm vào được ổ viêm nên không tác
động vào VK được. Khi loại bỏ vật cản, KS lại phát huy tác dụng.
- Kháng thuốc thật:
- Kháng thuốc tự nhiên: Là tính kháng thuốc vốn có của một số vi khuẩn đối với một
số KS
Ví dụ: các VK gram (-) luôn kháng Penicillin và Vancomycin. Các VK không có vách
tế bào không chịu sự tác động của các KS ức chế tổng hợp vách tế bào VK. VK
Escherichia coli không chịu tác dụng của Erythromycin.
- Kháng thuốc thu được: Là kháng thuốc do biến đổi di truyền. Vk từ chỗ không có trở
thành có gen kháng thuốc. Có nghĩa là AND của VK có khả năng đột biến gen hoặc
nhận gen đề kháng từ VK khác truyền cho.
+ Đột biến gen: là đột biến tự phát trên một điểm của nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy
cảm với KS ( làm thay đổi cấu trúc receptor gắn với thuốc ở vi khuẩn). Những tế bào
mang gen đột biến sống sót sau đột biến sẽ truyền các đặc biến cho tế bào con.
+ Nhận gen kháng thuốc: các gen kháng thuốc có thể truyền tư VK này sang VK khác
qua các hình thức vận chuyển chất liệu di truyền theo các cách sau:
* Tiếp hợp: Là 2 VK tiếp xúc trực tiếp với nhau và truyền cho nhau đoạn AND mang
gen đề kháng.
* Biến nạp: Khi VK mang gen kháng thuốc bị phân giải, sẽ giải phóng ra đoạn AND
tự do, những đoạn AND này sẽ xâm nhập vào tế bào VK khác.
* Tải nạp: Là cách truyền gen kháng thuốc từ VK này sang Vk khác thông qua thể
thực khuẩn.
3.3 Cơ chế kháng thuốc:
Tạo Enzym phân hủy hoặc biến đổi kháng sinh:

2
Các VK có khả năng tạo các enzyme phân hủy hoặc biến đổi do đó làm mất tác
dụng của KS. Ví dụ: các VK streptococcus tạo ra beta lactamase phá hủy vòng beta
lactam nên kháng được các KS họ beta lactam.
Thay đổi tính thấm của màng tế bào.
Tính thấm của màng tế bào VK thay đổi làm cho thuốc không thâm nhập được vào
TB VK. VD: Các KS thân nước như Tetracyclin, beta lactam vận chuyển tích cực vào
TBVK qua các kênh porin . Các VK không có kênh porin sẽ kháng lại KS này.
Thay đổi đích tác dụng:
Các VK kháng thuốc có thể thay đổi các receptor gắn thuốc. VD: Các VK kháng
aminozid do nó thay đổi các receptor trên tiểu đơn vị 30S.
4. CÁC NHÓM KHÁNG SINH
4.1 Nhóm B-lactam:
4.1.1 Các penam: gồm các penicilin và các chất ức chế β lactamase ( acid Clavunalic)
4.1.1.1 Các Penicilin
Dựa vào nguồn gốc có thể phân Penicilin thành 2 nhóm chính:
+ Penicilin thiên nhiên (Nhóm G):
Gồm các Penicilin thiên nhiên được chiết xuất từ nấm Penicillinum notatum hoặc
Penicillinum chrysogenum như Penicilin G, Penicilin V.
+ Penicilin bán tổng hợp:Được chia thành 2 nhóm nhỏ
+ Các Penicilin kháng B- lactamaze (nhóm M) vừa diệt khuẩn vừa kìm khuẩn:
Có phổ kháng khuẩn hẹp hơn Penicilin G, nhưng do có khả năng kháng Penicilinase
nên dùng để chữa nhiễm khuẩn do tụ cầu đã kháng Penicilin nhóm I: Methicilin,
Oxacilin, Cloxacilin, Dicloxacilin, Flucloxacillin
+ Các Penicilin (Nhóm A): Gồm các Penicilin hoạt phổ rộng, không kháng B -
lactamase nhưng có tác dụng với cả vi khuẩn Gram (-) mà các Penicilin nhóm M ít tác
dụng, bền vững trong môi trường acid dịch vị nên có thể uống được.
4.1.1.2 Các chất ức chế β lactamase :
Acid Clavulanic, Sulbactam, Tazobactam: Trong công thức hóa học có nhân beta
lactam, có hoạt tính kháng sinh kém.
Là nhóm thuốc thường phối hợp với các kháng sinh nhóm B- lactam để giảm sức đề
kháng của vi khuẩn hoặc tăng khả năng diệt khuẩn.
4.1.2 Các cephem: gồm các cephalosporin.
Dựa vào khả năng kháng beta-lactamase và phổ tác dụng kháng khuẩn, có thể chia các
Cephalosporin thành 4 thế hệ.
Cephalosporin thế hệ I I (9 KS) (còn gọi là Cephalosporin thiên nhiên):Bị thủy
phân bởi Cephalosporinase: Cefalothin (tiêm), Cefaloridin (tiêm), Cefalexin,
Cefradin, Cefadroxil, Cefatrizin (Cefaperos) - (uống).
Cephalosporin bán tổng hợp và tổng hợp:
Cephalosporin thế hệ II: I Cefaclor (Cerlor) (4 KS)Kháng được beta-lactamase:
Cefamandol, Cefoxitin, Cefuroxim (uống )và Cefuroxim acetyl(tiêm)
Cephalosporin thế hệ III: I (13 KS) Có tác dụng mạnh hơn với các chủng Gram(-
), khả năng khuếch tán tới các bộ phận tốt hơn, thời gian bán phân hủy lâu hơn như:

3
Cefotaxim (Claforan), Ceftriaxon (Rocephin), Cefixim (Cexim), cefpodoxim proxetil,
cefdinia ( DUOCEF) …
Cephalosporin thế hệ IV: I (2 KS) Có phổ kháng khuẩn rộng hơn thế hệ III, nhất
là dụng mạnh với các chủng Gram (-), bền vững với beta-lactamase nên hiệu quả điều
trị cao hơn các thế hệ trước: Cefepim(Axepim), Cefpirom
Hai nhóm còn lại ít gặp là các penem: như imipenem, ertapenem và các monobactam:
aztreonam.
4.2 Nhóm Tetracylin hay nhóm cyclin (kìm khuẩn).
4.2.1 Các Tetracylin thiên nhiên: Còn gọi là thế hệ 1: Tetracylin, Clotetracylin,
Oxytetracylin và các dạng muối Tetracylin, dạng phối hợp của Tetracylin với các
kháng sinh khác.
4.2.2.Các Tetracylin bán tổng hợp:
Thế hệ 2: Demeclocycin, Metacyclin Thế hệ 3: Doxycyclin, Minocyclin
4.3 Nhóm Cloramphenicol và dẫn chất (kìm khuẩn):
Phân loại: Thường chia làm 3 loại
Cloramphenicol và các este
Syntomycin (đồng phân racemic của Cloramphenicol)
Thiamphenicol là dẫn chất không bị glycuro-liên hợp ở gan.
4.4 Nhóm Aminozid
4.4.1 Các Aminozid cổ điển:
Stretomycin, Gentamycin, Kanamycin, Neomycin, Paromomycin
4.4.2 Các Aminozid mới:
Dẫn chất của Kanamycin: Amikacin, dibekacin, Netilmycin
Nhóm gentamycin: Tobramycin, Sisomycin
Cùng nhóm Paromomycin: Ribostamycin
Chất Spectinomycin.
4.5 NhómMacrolid:
Là một nhóm không đồng nhất về cấu trúc hóa học nhưng giống nhau về phổ kháng
khuẩn và kháng chéo của vi khuẩn.
4.5.1. Vòng Olit có 14 nguyên tử: Erythromycin (TN), Roxithromycin, Clarithromycin,
4.5.2 Vòng Olit có 15 nguyên tử: Arythromycin (BTH), Oleandomycin (TN),
Troleandomycin (BTH). Kìm khuẩn
4.5.3 Vòng Olit có 16 nguyên tử: Spiramycin và dẫn chất.
4.6. Nhóm Lincosamid
Lincomycin (TN), Clindamycin (BTH).
4.7 Nhóm Quinolon
4.7.1 Nhóm Quinolon thế hệ I
Acid Nalidicic (Neggam), Acid Pipemidic (Pipram).
4.7.2 Nhóm Quinolon thế hệ II và III, IV
Thế hệ II: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, Lomefloxacin,
Thế hệ III : Pefloxacin, Gatifloxacin, Levofloxacin, Sparfloxacin và
Moxifloxacin.

4
Thế hệ IV: Trovafloxacin, Alatrofloxacin.( ít sử dụng)
4.8. Nhóm Peptid
Các Glycopeptids: Baccitracin, Thyrothricin, vancomycin
Polypeptid: Polymycin B, Colistin ( polymycin E), Capreomycin
Lipopeptid: fosfomycin, Novobiocin, Fucidin.
4.9. Các kháng sinh khác
4.9.1. Cotrimoxazol
Là dạng thuốc kết hợp giữa Sulfamethoxazol (là một sulfamid kháng khuẩn) và
Trimetoprim, co phổ kháng khuẩn rộng nhưng cũng có tỷ lệ đề kháng khá cao
4.9.2 Nhóm 5- nitro-imidazol
Là nhóm tổng hợp hóa học, thường sử dụng là Metronidazol, Tinidazol,
Secnidazol, chỉ định chủ yếu trong điều trị đơn bào và vi khuẩn kỵ khí (giới thiệu ở bài
thuốc tác động lên đường tiêu hóa)
4.9.3 Nhóm Oxazolidinon (tham khảo)
5. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA KHÁNG SINH

- Ức chế quá trình tổng hợp vách (vỏ) của vi khuẩn ( thành tế bào): Các kháng
sinh gồm có Họ Beta - lactam, nhóm Glycopeptid, fosfomycin.
Do tác động lên quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực bào
phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu.
- Ức chế chức năng của màng tế bào. Các kháng sinh gồm có: Nhóm polypeptide,
gentamicin, amphoterricin.
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein: Họ aminoglycosid ( trừ Gentamycin), Họ
cloramphenicol, Họ tetracycllin, Nhóm macrolides chính thức và nhóm lincoxinamid.

5
+ Họ aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome làm cho quá
trình dịch mã không chính xác.
+ Họ tetracycllin gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome ức chế gắn
Aminoacyl –ARNt mới vào vị trí tiếp nhận trên phức hợp ARNm- ribosom. Vì vậy
việc gắn thêm các acid amin vào chuỗi peptid đang được tổng hợp bị gián đoạn.
+ Họ chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế enzyme
peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào chuỗi polypeptide.
+ Nhóm macrolides và lincoxinamid gắn với tiểu phân 50S của ribosome làm ngăn
cản quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptide.
- Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic.
+ Nhóm rifampin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình sao mã tạo
thành mRNA (RNA thông tin)
+ Họ quinolone ức chế tác dụng của enzyme DNA gyrase làm cho hai mạch đơn
của DNA không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA.
- Ức chế chuyển hóa:
Acid Folic cần cho sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Quá trình tổng hợp và
chuyển hóa acid Folic được thực hiện nhờ 2 enzym là dihydrofolat synthetase và
dihydrofolat ruductase.
+ Nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p aminobenzonic acid) có tác dụng
cạnh tranh PABA và ngăn cản giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic.
Acid para-aminobenzoic (APAB) là một tiền chất của acid folic, một chất mà khuẩn
cần được cung cấp để tổng hợp ccác chất purin, pyrimidin, thymin.
NH2-C6H4-COOH NH2-C6H4-SO2NH2
(APAB) (Sulfanilamid)
Với cấu trúc tương tự, sulfamid đã thế vào vị trí của APAB trong enzym khiến cho
chất này trở nên vô dụng. Quá trình tổng hợp và vận chuyển acid folic thành
nucleoprotein cần cho tế bào sống của vi khuẩn bị ngưng trệ, gây rối loạn sinh sản và
phát triển của vi khuẩn do đó vi khuẩn bị tiêu diệt.
Tỷ lệ giữa nồng độ sulfamid và APAB quyết định hiệu lực sulfamid. Hệ số thay thế
APAB của mỗi sulfamid quyết định hoạt tính. Một sulfamid có hệ số thay thế APAB
cao sẽ có tác dụng mạnh và hoạt phổ rộng.
+ Nhóm trimethoprim tác động vào enzyme xúc tác cho quá trình tạo nhân purin
làm ức chế giai đoạn II của quá trình tổng hợp acid folic.
+ Dạng kết hợp của 02 chất trên ức chế cả hai giai đoạn tổng hợp acid Folic.
-Thay đổi tính thấm của màng tế bào: (Ức chế chức năng của màng tế bào) Các
nhóm kháng sinh gồm có : colistin, polymyxin, gentamicin, amphoterricin. Cơ chế làm
mất chức năng của màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra
ngoài.
6. CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
+ Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn: Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và
thăm khám bệnh để sử dụng kháng sinh chữa bệnh, không dùng kháng sinh cho những
bệnh do virút gây ra như: cúm, sởi, bại liệt , người suy nhược, thiếu máu...

6
+ Xác định khuẩn gây bệnh: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và cần phải phân
lập để biết chính xác khuẩn gây bệnh.
+ Phải biết chọn đúng kháng sinh: Sau khi đã xác định được khuẩn gây bệnh, cần
phải làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn đó còn nhạy cảm với các kháng sinh nào,
chọn một kháng sinh thích hợp nhất trong những kháng sinh đó căn cứ vào phổ tác
dụng, dược động học của thuốc, khả năng thâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể,
độc tính, chống chỉ định, giá cả... Trong trường hợp không có phương tiện xét nghiệm
nên chọn các kháng sinh có hoạt phổ rộng.
+ Chọn dạng dùng thích hợp: Căn cứ vào vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm
khuẩn của bệnh nhân để chọn ở dạng uống hay tiêm, nên hạn chế dùng kháng sinh tại
chỗ vì dễ gây dị ứng hoặc hiện tượng kháng thuốc (trừ nhiễm khuẩn ở mắt), còn các
trường hợp bị nhiễm khuẩn ngoài da nên dùng các thuốc sát khuẩn.
+ Phải sử dụng đúng liều lượng: Muốn chọn liều lượng kháng sinh đúng cần phải
căn cứ vào độ nhạy cảm của vi khuẩn, tuổi của bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em), tình
trạng của bệnh nhân (có mắc những bệnh khác không)...cần chú ý đến thời gian bán
thải của thuốc để tính khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc hoặc số lần dùng thuốc
trong ngày.
+ Thời gian dùng thuốc: Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào mục đích điều trị,
kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên do thiếu phương tiện xét nghiệm, thường dựa vào dấu
hiệu lâm sàng, chỉ ngưng kháng sinh 3 ngày sau khi các chứng bệnh đã hết. Nên ngưng
thuốc đúng lúc, nếu ngưng sớm thì không hết bệnh, ngưng thuốc trễ làm tăng độc tính
và tốn tiền.
+ Phải sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý: Chỉ dùng kháng sinh để dự phòng
khi KS phòng ngừa được một chứng nhiễm đặc hiệu nào đó, khi người tiếp xúc với
mầm bệnh nguy hiểm nhưng chưa phát bệnh (tả, thương hàn) hoặc ngừa nhiễm trùng
hậu phẫu một số ca.
Penicillin G: Phòng bệnh hoại thư sinh hơi do vết thương dập nát, thấp khớp cấp ở
trẻ em phòng biến chứng vào tim, bệnh liên cầu khuẩn, dự phòng nguy cơ viêm màng
trong tim do liên cầu khi mắc bệnh thấp khớp.
Tetracylin: Phòng bệnh tả cho người sống chung với bệnh tả.
Rifampicin: Ngăn chặn nhiễm màng não cầu.
Ngừa nhiễm trùng hậu phẫu: Thường tiêm một liều trước khi mổ, tiếp tục dùng 1-
2 liều trong 24 giờ sau khi mổ
+ Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết:
Mục đích: Tạo ra khả năng kháng khuẩn mạnh hơn dùng đơn độc.
Khắc phục tình trạng lờn thuốc.
Ngăn ngừa vi khuẩn phát triển dòng kháng thuốc.
Giảm độc tính
Ngăn chặn sự vô hoạt hóa KS bởi enzym của vi khuẩn.
Nguyên tắc phối hợp:
Không chỉ định tràn lan, chỉ dùng trong trường hợp vi khuẩn không nhạy cảm
với kháng sinh đơn độc, những trường hợp nhiễm khuẩn cấp, trầm trọng.

7
Không phối hợp nhiều KS với mục đích mở rộng hoạt phổ đánh bao vây.
Không phối hợp 2 KS có khả năng gây kháng chéo.
Không phối hợp 2 KS có cùng cơ chế tác dụng
Không phối hợp 2 KS có cùng gây tác động phụ trên một cơ quan.
Kết luận:
Nên chọn kháng sinh:
Khuẩn gây bệnh nhạy cảm với kháng sinh.
Chọn thuốc ít độc, ít phản ứng phụ.
Dùng thuốc đúng cách, đúng liều
Ngưng thuốc đúng lúc.
Nên tránh:
Tự ý dùng thuốc
Dùng thuốc theo toa người khác
Dùng thuốc lai rai
Dùng thuốc KS bừa bãi có hậu quả sau đây:
Tăng nguy cơ mẫn cảm thuốc
Tăng tác dụng phụ, tăng độc tính.
Gây chủng vi khuẩn lờn thuốc làm cho việc chữa trị về sau phức tạp.
Dễ bị bội nhiễm.
Che lấp các triệu chứng nhiễm trùng trầm trọng.
7.CÁC KHÁNG SINH ĐIỂN HÌNH TRONG NHÓM
7.1 Nhóm B-lactam:
7.1.1 Benzyl penicillin (Penicilin G, Potapen).
Nguồn gốc: Penicilin G được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillinum
notatum hoặc Penicillinum chrysogenum.
Dược động học: Mất hoạt tính khi dùng đường uống. Dùng được các đường tiêm
nhưng chủ yếu là tiêm bắp. Đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi tiêm 15 – 30 phút.
Liên kết Protein huyết tương khoảng 60 -80%, phân bố rộng rãi tỏng các mô và dịch
cơ thể. Tỷ lệ qua hàng rào máu não thấp ( trừ khi bị viêm). Qua được nhau thai và sữa
mẹ. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, t ½ = 30 – 60 phút ( người bình thường), 7 – 10
giờ ( người suy thận) , 20 – 30 giờ ( suy thận + suy gan).
Tác dụng: Tác dụng với vi khuẩn G(+) như tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, trực khuẩn
uốn ván, bạch hầu và một số vi khuẩn gram (-) như màng não cầu, lậu cầu, xoắn khuẩn
(giang mai).
Tác dụng phụ: Gây dị ứng nên phải thử trướckhi tiêm.
Chỉ định: Các bệnh nhiễm khuẩn huyết, não, hô hấp, tai mũi họng, mật, tiết niệu và
sinh dục, da, hoại thư hơi, viêm khớp, viêm màng trong tim cấp và bán cấp.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với penicillin hoặc vi khuẩn đã kháng thuốc.
Thận trọng: Người suy giảm chức năng thận, Người có tiền sử động kinh, phụ nữ
nuôi con bú ( thuốc qua sữa mẹ).
Tương tác thuốc: Không dùng đồng thời với theophyllin ( giảm tác dụng của P)

8
Kết hợp với KS kìm khuẩn như Tetracyclin, Erythromycin làm giảm tác dụng của
Penicilin.
Kết hợp với Probenecid làm chậm thải trừ.
Các thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, Indomethacin làm kéo dài thời gian bán
thải của P.
Cách dùng và liều dùng.
Tiêm bắp, tĩnh mạch và tiêm truyền, không uống.
Người lớn: Tiêm 500.000-1.000.000 IU / lần, ngày tiêm 2-4 lần. Trường hợp nặng có
thể dùng 10-20 triệu IU /24 giờ.
Trẻ em: Tiêm bắp 50.000-100.000 IU /Kg thể trọng/24 giờ, chia làm 3-4 lần
Thời gian dùng thường 5-7 ngày
Bảo quản: Nơi khô mát, chống nóng, chống ẩm.
7.1.2 Amino penicillin (Amoxicillin)
DĐH: Bền vững trong mơi trường acid dịch vị, Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức
ăn. Không qua được hàng rào dịch não tủy.
Tác dụng: có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng với nhiều vi khuẩn gram (–) và (+)
Tác dụng phụ: Có thể gây dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy.
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dưới, tiết niệu, bệnh lậu, đường dẫn mật,
bên ngoài da, viêm tủy xương.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Kiểm tra chức năng gan, thận khi dùng dài ngày. Thuốc qua được sữa
mẹ.
Tương tác thuốc:
Nifedipin làm tăng hấp thu Amoxcillin. Phối hợp với Alopurinol làm tăng mẫn cảm
của thuốc. Không phối hợp với Cloramphenicol hoặc tetracycllin vì đối kháng.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Uống 500-1000mg/lần, trước bữa ăn ít nhất 30 phút, ngày uống 3-4 lần
Trẻ em:
Uống: 50-100mg/kg /ngày, chia làm 4 lần
Thời gian điều trị tối thiểu 5 ngày, 10 ngày với bệnh tiết niệu và phụ khoa, tiếp tục
dùng thuốc 3 ngày sau khi hết triệu chứng.
Amoxicillin + Clavunalatat = mở rộng hoạt phổ do ức chế betalactamase.
Amoxicillin + Cloxacillin = mở rộng hoạt phổ do ức chế Penicillinase
Bảo quản: Nơi khô mát, chống nóng, chống ẩm.
7.1.3 Cloxacillin: Penicillin nhóm M (Orbenin, Orbenil, Cloxypen…)
Dược động học: Không bị acid phân hủy nên uống được, hấp thu nhanh qua ruột
nhưng không hoàn toàn, thức ăn làm giảm hấp thu. Gắn vào Protein huyết tương
khoảng 94%, qua được nhau thai và sữa mẹ. Tỷ lệ qua hàng rào máu não thấp ( trừ khi
bị viêm). Chuyển hóa một phần, Ít độc tính trên thận vì thuốc được bài xuất một phần
qua mật.

9
Tác dụng: Kháng sinh diệt khuẩn họ betalactam nhóm các Penicillin M bán tổng hợp
đề kháng với penicilinase.( Staphylococcus) không có tác dụng với Staphylococcus
aureus
Tác dụng ngoại ý: Có thể bị sốt, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm tĩnh
mạch huyết khối, viêm gan, vàng da ứ mật ( xuất hiện chậm).
Chỉ định: Các bệnh do tụ cầu khuẩn đặc biệt bệnh hô hấp, tai-mũi-họng, thận và niệu-
sinh dục, da, xương, viêm phổi.
Dùng nối tiếp với Penicillin tiêm trong các bệnh màng não, nhiễm khuẩn huyết
và viêm màng trong tim.
Chống chỉ định: Dị ứng với các Penicillin. Người suy thận nặng
Thận trọng: Trẻ mới sinh vì bị tăng Bilirubin huyết do tranh đua kết nối với protein
huyết tương (chứng vàng da nhân), phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bú.
TT thuốc: Không dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu vì làm tăng nguy cơ
chảy máu.
Không phối hợp với các thuốc làm tan huyết khối vì tăng nguy cơ xuất huyết.
Không phối hợp với các thuốc độc với gan vì tăng mức độ độc hại gan.
Cách dùng, liều dùng: Uống thuốc xa bữa ăn
Uống:
Người lớn: 1-3g/ngày Chia ra làm 2-3 lần hoặc 4 lần
Trẻ em và trẻ còn bú: 25-50mg/kg/ngày Ca nặng có thể tăng liều
Tiêm: Không pha chung với thuốc tiêm khác.
Người lớn: Tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt: 500mg/lần, 3-4 lần/ngày.
Tiêm truyền: 2-8g/ngày chia làm 3-4 lần (Truyền nhanh)
Tiêm vào màng khớp: 500mg/ngày 1 lần.
Tiêm trong màng phổi: 500-1g/ngày 1 lần.
Trẻ còn bú và dưới 12 tuổi: 50-100mg./kg/ngày chia 2-3 lần
Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều như người lớn.
Thời gian tối thiểu dùng thuốc 5 ngày, dùng tiếp hai ngày sau khi đã hết triệu chứng.
Bảo quản: Nơi khô mát.
7.1.4 Cephalexin: (Ceporex, Keflex, Ospexin…)
Nguồn gốc: Nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ nấm cephalosporium.
Dược động học: Hấp thu hoàn toàn qua ruột (90%) và không gây xáo trộn tiêu hóa.
Bài xuất chủ yếu qua thận và một ít qua mật. T ½ khoảng 1 giờ.
Tác dụng: Kháng sinh thuộc cephalosporin thế hệ I, tác dụng chủ yếu với liên cầu
khuẩn beta tan huyết, tụ cầu khuẩn, Escherichia coli, proteus, Klebsiella.
Tác dụng ngoại ý: Có thể bị nổi ban da, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bệnh Candida
miệng.
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi-họng, tiết niệu ( cả bệnh lậu, giang
mai), các mô mềm, xương và ngoài da.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với penicillin, cephalosporin.
Lưu ý: Khi bị dị ứng với penicillin có thể bị dị ứng chéo với cephalosporin (5-10%).
Ca suy thận cần điều chỉnh liều. Thận trọng theo dõi chức năng thận khi dùng phối

10
hợp với các kháng sinh khác có độc tính trên thận (Nhóm Aminozid) hay các nhóm lợi
tiểu (Furosemid).
Tương tác thuốc: Cefalexin có thể làm giảm khả năng tránh thai của oestrogen.
Cách dùng, liều dùng: Nên uống thuốc với sữa hoặc sau khi ăn để giảm bớt tác dụng
phụ vào bộ tiêu hóa.
Uống: Người lớn: 1-4g/ngày, chia làm 2-3 lần
Trẻ em: 25-50mg/kg thể trọng/24 giờ.
Tiêm bắp hay tĩnh mạch: Người lớn: 2-8g/ngày. có thể tăng liều nếu
Trẻ em và trẻ còn bú: 50-100mg/kg thể trọng/24 giờ. bệnh nặng.
Bảo quản: Tương tự Penicillin G.
Các chất có tác dụng tương tự: Cefazoline (Ancef, Kefzol); Cefadroxil(Oracefal);
Cefaclor (Ceclor); Cefalotin (Keflin).
7.1.5 Cefuroxim (Zinacef).
DĐH: Thuốc hấp thu tốt khi uống vào bữa ăn, tỷ lệ liên kết Protein là 50%, T ½ là 70
phút, qua được hàng rào nhau thai và sữa mẹ ( tỷ lệ thấp) qua được hàng rào máu não
khi màng não bị viêm. Thuốc không chuyển hóa và bài trừ ở dạng không biến đổi qua
thận.
Tác dụng: Kháng sinh thuộc cephalosporin thế hệ II, trị hữu hiệu các khuẩn gram (+)
như: Tụ cầu, liên cầu, Listeria và khuẩn gram (-) như E. coli, Klebsiella, Haemophilus,
Enterobacter. Có tác dụng với lậu cầu tiết beta-lactamaz. Không có tác dụng với
Proteus, Pseudomonas.
Tác dụng ngoại ý: Ít gặp và thoáng qua như: Có thể bị nổi ban da, sốt, buồn nôn, nôn,
tiêu chảy, viêm đại tràng giả kết mạc.
Chỉ định:
Nhiễm trùng hô hấp trên như: Bệnh tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm xoang,
viêm amidan, viêm họng hầu.
Nhiễm trùng hô hấp dưới như: Viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt cấp của
viêm phế quản mãn tính.
Nhiễm trùng tiết niệu như: Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Nhiễm trùng da và mô mềm: Bệnh nhọt, bệnh mủ da và chốc lở.
Bệnh lậu, sinh dục: Viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử
cung.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với cephalosporin.
Thận trọng: Người suy thận
TT thuốc: Ranitidin và NaHCO3 làm giảm sinh khả dụng của Cefuroxim.
Aminozid làm tăng khả năng nhiễm độc thận.
Cách dùng, liều dùng:
Uống: Đợt điều trị từ 7-10 ngày, nên uống sau khi ăn để đạt độ hấp thu tối ưu
Người lớn:

Hầu hết các nhiễm trùng 250mg/lần x 2 lần /ngày


Nhiễm trùng tiết niệu 125mg/lần x 2 lần /ngày

11
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới nhẹ và vừa 250mg/lần x 2 lần /ngày
(viêm phế quản)
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới nặng hơn 500mg/lần x 2 lần /ngày
hay nghi ngờ viêm phổi
Viêm thận-bể thận 250mg/lần x 2 lần /ngày
Lậu không biến chứng Liều duy nhất 1g
Trẻ em:
Hầu hết các nhiễm trùng 125mg/lần x 2 lần /ngày, đối đa
250mg/ngày
Trẻ từ 2 tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị 250mg/lần x 2 lần /ngày
nhiễm trùng nặng hơn tối đa 500mg/ngày
Tiêm:
Tiêm bắp hay tĩnh mạch: Người lớn: 1,5-2g/ngày.
Trẻ em và trẻ còn bú: 30-60mg/kg thể trọng/24 giờ.
Điều trị tiếp nối cho người lớn trong các trường hợp nặng:
Viêm phổi: 1,5g x 3 hoặc 2 lần/ngày trong 48-72 giờ (tiêm), sau đó dùng 500mg x 2
lần/ngày x 7-10 ngày (uống)
Đợt cấp của viêm phế quản mãn: 750mg x 3 hoặc 2 lần/ngày trong 48-72 giờ (tiêm),
sau đó dùng 500mg x 2 lần/ngày x 5-10 ngày (uống)
Bảo quản: Tương tự Penicillin G.
7.1.6 Cefotaxim (Claforan, Pretor…)
Tác dụng: Kháng sinh thuộc cephalosporin thế hệ III, có phổ kháng khuẩn rộng với
nhiều vi khuẩn gram (+), khuẩn gram (-), chống được sự phân hủy của beta-lactamaz,
trị được các khuẩn đã lờn các cephalosporin khác. Ngấm được vào não để trị viêm
màng não do khuẩn gram (-).
DĐH: Tỷ lệ liên kết Protein là 40%, T ½ là 1 giờ, chuyển hóa ở gan và bài trừ chủ yếu
qua thận, qua được hàng rào nhau thai và sữa mẹ, qua được hàng rào máu não.
Tác dụng không mong muốn: Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm. Có thể bị nổi ban da,
sốt, tiêu chảy, độc tính thận và máu (hiếm gặp).
Chỉ định:
Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với cephalosporin, dạng tiêm bắp thịt có Lidocain
không dùng cho trẻ dưới 3 tháng.
Thận trọng: Ca suy thận cần điều chỉnh liều. Dạng tiêm bắp thịt có Lidocain không
được tiêm tĩnh mạch.
TT thuốc: Không phối hợp:
+ Cefotaxim + Cyclosprorin: Tăng độc tính trên thận
+ Cefotaxim + Ureido- penicillin: Bệnh về não và động kinh.
+ Cefotaxim + Colistin: Tăng nguy cơ tổn thương thận.
Cách dùng, liều dùng:
Tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc tiêm truyền (1g pha với 250ml dịch truyền
NaCl 0,9%, Gluco 5%, dung dịch Ringer pha xong dùng ngay).

12
Người có chức năng thận bình thường:
Người lớn: 3g/ngày chia làm 2-3 lần, bệnh nặng có thể tăng đến 6-12g/ngày
Bệnh đường tiểu: 2g/ngày
Viêm màng não: 6g/ngày
Trẻ em, trẻ còn bú và trẻ mới đẻ: 50mg/kg/ngày chia 3 lần, có thể tiêm tĩnh mạch tới
200mg/kg/ngày tùy theo tính trầm trọng của bệnh.
Người suy thận: Hệ số thanh thải creatinin  5 ml/phút thì giảm liều ½ .
Bảo quản: Tương tự Penicillin G.
7.2 Nhóm Tetracylin hay Họ cyclin (kìm khuẩn).
7.2.1. Doxycylin (Doxacin, Dosil…)
DĐH: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa (95%), sữa làm giảm hấp thu thuốc, phân bố
rộng trong các mô, thải trừ chủ yếu qua phân, ít tích lũy trong cơ thể.
Tác dụng: Doxycylin là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm tetracyline có tác dụng kéo
dài, ít gây tai biến cho tổ chức xương, tác dụng chủ yếu với tụ cầu, liên cầu, lậu cầu,
giang mai, màng não cầu (trừ ở màng não), phẩy khuẩn tả.
Tác dụng ngoại ý: Có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau thượng vị, chán ăn, viêm lưỡi,
bệnh Candida hậu môn, nổi mề đay, ngứa, viêm quanh tim, rối loạn máu.
Chỉ định: Các bệnh hô hấp, tiết niệu như viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, giang
mai, lậu cấp tính, viêm khung chậu cấp, viêm tuyết tiền liệt, bệnh trứng cá nhiễm
khuẩn.
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Người suy gan
Thận trọng: Tránh ra nắng vì gây nhạy cảm ánh sáng. Không dùng trong thời gian
dài.
TT thuốc: Các thuốc kháng acid làm giảm tác dụng của Doxycyllin.
Doxycyllin làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu.
Sắt, bismuth làm giảm sinh khả dụng của Doxycyllin.
Cách dùng, liều dùng:
Uống: Vào giữa bữa ăn với một lượng nước vừa đủ.
Người lớn: Trên 60kg: 200mg/ngày 1 lần
Dưới 60kg: 200mg/ngày đầu và 100mg/các ngày sau.
Các trường hợp đặc biệt:
Bệnh lậu cấp tính:
Nam: 300mg/ngày đầu, 200mg ngày sau, dùng trong 2-4 ngày hoặc điều trị cấp
thời: 500mg hay 2 liều 300mg uống cách 1 giờ.
Nữ: 200mg/ngày
Giang mai kỳ I và II: 300mg/ngày chia làm 3 lần, uống ít nhất 10 ngày.
Viêm niệu đạo không biến chứng, viêm trong cổ tử cung, viêm trực tràng do
Chlamydia: 200mg/ngày, ít nhất 10ngày.
Trứng cá: 100mg/ngày trong 10-15 ngày rồi 100mg/ngày cách 2 ngày.
Trẻ em trên 8 tuổi: 4mg/kg/ngày.
Tiêm: Chỉ tiêm tĩnh mạch

13
Người lớn: 200mg/ngày đầu, 100mg các ngày sau. Vài ca trầm trọng có thể tiêm
200mg trong một thời gian cần thiết.
Trẻ em trên 8 tuổi: 4mg/kg/ngàyđầu tiên, chia 2 mũi, 2mg/kg/ngày các ngày sau.
Bảo quản:
Thuốc tiêm: Tránh ánh sáng và nhiệt, không để đông lạnh. Nếu thuốc có màu nâu sậm
phải bỏ đi.
Thuốc viên: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
7.3 Nhóm Cloramphenicol và dẫn chất (kìm khuẩn):
7.3.1.Cloramphenicol (Cloroxit, tifomycin…)
Nguồn gốc: Phân lập từ môi trường lên men Streptomyces venezuelae hoặc bằng
phương pháp hóa tổng hợp.
Dược động học:
Hấp thu tốt khi uống (90%), nhanh đạt nồng độ cao trong máu, hấp thu tốt qua
ruột già nên dùng thuốc đạn rất tốt, có làm hại tạp khuẩn ruột.
Ít gắn vào protein huyết tương (30%), thuốc có nồng độ cao trong bạch huyết và
các hạch ở màng ruột, thấm tốt vào hốc mạc (màng phổi, màng trong tim, bao khớp
xương), qua được hàng rào não tủy, các mô và dịch ở mắt, qua được nhau thai và sữa
mẹ.
Chất chuyển hóa Aryl amin (glycuro-liên hợp ở gan) mất hoạt tính. Ở trẻ sơ sinh, hệ
thống enzym chưa trưởng thành nên không phân hủy được cloramphenicol, gây tai
biến trầm trọng.
Tác dụng: Kìm khuẩn liều thấp , diệt khuẩn liều cao hoặc vi khuẩn nhạy cảm. Nhiều
vi khuẩn có sự kháng thuốc cao với cloramphenicol ở Việt Nam; thuốc này gần như
không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp.,
Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng
đối với Streptococcus pyogenes. Cloramphenicol không có tác dụng đối với nấm.
Tác dụng ngoại ý:
Xáo trộn tiêu hóa: Đau bụng, ói mửa, tiêu chảy.
Tai biến máu: Thiếu bạch cầu và bạch cầu hạt, thiếu hồng cầu do suy tủy xương.
Liều cao gây triệu chứng viêm phúc mạc, xuất huyết ruột, thân nhiệt tụt, suy tim mạch
trầm trọng.
Viêm niêm mạc đường tiêu hóa (Miệng, lưỡi, thực quản, trực tràng), cuống phổi kèm
theo bội nhiễm candida, các chứng này càng tăng nếu phối hợp với Corticoid.
Tai biến ở trẻ em: Hội chứng xám: Suy tuần hòan, xáo trộn tiêu hóa, giảm thân nhiệt,
thở không đều, da xám, có thể dẫn tới tử vong.
Chỉ định: Do độc tính cao và do tỷ lệ đề kháng cao nên chỉ sử dụng cloramphenicol
cho những bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, khi những thuốc ít độc hơn
khơng hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.
Bệnh thương hàn, phó thương hàn (trừ bệnh thương hàn do Salmonella typhi vì chỉ
còn khoảng 20% l nhạy cảm), đau mắt hột, đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm loét giác
mạc, bệnh ngồi da
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Suy tủy, Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ sinh non.

14
Thận trọng: Phụ nữ nuôi con bú. Người suy giảm chức năng gan, thận. Ngưng thuốc
khi có hiện tượng thiếu máu, viêm dây thần kinh thị giác hoặc ngoại biên.
TT thuốc: Là thuốc ức chế Enzym Cytocrom P450 ở gan do đó tương tác với nhiều
thuốc:
+ Giảm tác dụng của các thuốc bổ máu như sắt, vitamin B12, acid folic
+ Tăng tác dụng của Phenitoin, Clopropramid, dicumarol.
+ Phenobarbital, Rifampicin làm giảm nồng độ của cloramphenicol.
Cách dùng, liều dùng:
Uống: Nên uống gần bữa ăn để giảm xáo trộn tiêu hóa.
Không nghiền nát viên thuốc để dùng cho trẻ em vì thuốc rất đắng.
Thời gian dùng thuốc tối thiểu 5 ngày, tiếp tục dùng thêm 2 ngày khi hết triệu chứng.
Sốt thương hàn dùng 8-10 ngày.
Chữa nhiễm khuẩn đường ruột:
Người lớn: 0,25g-0,5g/lần, ngày 4 lần.
Trẻ em:50mg/kg/ngày chia làm 4 lần
Điều trị thương hàn và phó thương hàn: 30-50mg/kg/ngày chia làm 4 lần, mỗi lần
cách nhau 6 giờ, đợt điều trị 14 ngày. Không được dùng quá liều 50mg/kg/ngày và cần
xem xét kỹ tình trạng người bệnh, nếu bệnh càng nặng thì liều ban đầu càng nhỏ.
Điều trị viêm phổi, abse phổi: Tiêm bắp 500mg/lần, 4 lần/24 giờ. Không tiêm quá 3
tuần lễ.
Chữa đau mắt: Tra mắt 1-2 giọt lần, 3-4 lần/ngày
Bảo quản: Chống ẩm, tránh ánh sáng, nơi khô mát.
7.4 Nhóm Aminozid
7.4.1 Aminozid cổ điển: Gentamycin (Gentacin, Gental…)
Nguồn gốc: Gentamycin là hỗn hợp kháng sinh, chiết xuất từ môi trường nuôi cấy các
chủng Micromonospora purpurea và Micromonospora echinospora.
Dược động học:
Không hấp thụ qua ruột nên thường dùng để tiêm bắp. Không tiêm tĩnh mạch trực
tiếp. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết mới tiêm truyền tĩnh mạch.
Thời gian bán hủy từ 2-3 giờ. Tỷ lệ liên kết protein huyết tương thấp (30%). Thuốc
thấm vào được nhau thai, hốc mạc, ít vào dịch não tủy (trừ trong bệnh viêm màng
não). Bài xuất nhanh qua thận với 50% còn hoạt tính.
Dạng dùng: Ong tiêm 40mg, 80mg/2ml
Thuốc nhỏ mắt: 3mg/ml hay 3g/g pomat
Tác dụng: Vi khuẩn gram (+) như phế cầu, tụ cầu (kể cả loại đã kháng penicillin) vi
khuẩn gram (-) như lậu cầu, màng não cầu, E. coli, Klebsiella, Proteus, salmonella,
Shigella, Rickettsiae.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây mẫn cảm như mẩn đỏ, mề đay, gây kích ứng da khi
dùng tại chỗ, ngừng thuốc sẽ khỏi. Nhiễm độc cho tai, hệ thống tiền đình.
Chỉ định: Trị các bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não, đường tiểu, hô hấp, da,
xương, mô mềm, màng bụng, mắt do các vi khuẩn đã nêu trên. Không trị được vi trùng
Koch.

15
Mắt: Viêm kết mạc nhiễm khuẩn, viêm kết giác mạc nhiễm khuẩn, loét và abse
giác mạc, viêm mí mắt-kết mạc, chắp nhiễm khuẩn và lẹo mắt, viêm túi lệ.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Tổn thương nặng chức năng thận, chứng tăng ure
huyết, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.Tổn thương thính giác.
Thận trọng: Cần theo dõi chức năng thận và dây thần kinh thị giác vì dùng dài hạn có
nguy cơ bị điếc.
TT thuốc: Không phối hợp với Furosemid hoặc các thuốc ức chế thần kinh cơ.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Chức năng thận bình thường: Tiêm bắp 2-3mg/kg/mngày chia làm 2-3 lần.
Suy giảm chức năng thận: Tiêm bắp: 1mg/kg.ngày chia làm 3 lần.Thời gian dùng
thuốc từ 5-7 ngày. Chỉ tiêm truyền tĩnh mạch ở người bị rối loạn đông máu, bỏng nặng
(không tiêm bắp được): Dùng liều như trên pha trong 200ml dịch truyền NaCl 0,9%
hay Gluco 5%.
Trẻ em: Tiêm bắp: 2-3mg/kg/ngày chia làm 2-3 lần.
Thuốc tra mắt:
Thuốc nước: Nhỏ 1-2 giọt , 3-8 lần/ngày trong túi kết mạc dưới mắt.
Thuốc mỡ: bôi 1 ít thuốc vào túi kết mạc dưới mắt, 2-3 lần/ngày, có thể dùng kết hợp
với thuốc nhỏ. Thời gian điều trị từ 5-12 ngày.
Bảo quản: Tương tự như penicillin G và tránh ánh sáng.
7.4.2 Aminozid mới: Tobramycin. (Obracin).
Nguồn gốc: Chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Streptomyces venezuelae hoặc bằng
phương pháp hóa tổng hợp.
DĐH: Không hấp thu qua đường uống, dạng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, không tiêm
dưới da vì gây đau.
Tác dụng: Hoạt phổ tương tự như gentamycin, nhưng tác dụng mạnh hơn 2-4 lần với
Pseudomonas aeruginosa, Proteus, E. coli.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây mẫn cảm, ít độc tính tai hơn gentamycin.
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, ngoài da, xương mô mềm, đường tiết niệu,
sinh dục, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, màng bụng, màng não.Trị được
Pseudomonas đề kháng gentamycin.
Thuốc nhỏ mắt: Như gentamycin.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, suy thận nặng, phụ nữ có thai
Thận trọng: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh thiếu tháng, Người rối loạn tiền đình.
TT thuốc: Như Gentamycin
Cách dùng, liều dùng:
Tiêm: Người lớn: 3mg/kg/ngày tối đa 5mg/kg/ngày.
Trẻ em dưới 30 tháng: 3mg/kg/ngày để tiêm truyền.
Trẻ em trên 30 tháng: 3mg/kg/ngày để tiêm bắp
Thuốc nhỏ mắt: Tương tự gentamycin.
Bảo quản: Như penicillin G.

16
7.5.Nhóm Macrolid:
7.5.1. Erythromycin (Ery, Erycin, Eryc…) Nhóm macrolid chính thức- Vòng Olit có 14
nguyên tử
Nguồn gốc: Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, gồm hỗn hợp
Erythromycin A, B, C trong đó chủ yếu là Erythromycin A, chiết từ môi trường nuôi
cấy Streptomyces erythreus và một số chủng Streptomyces khác.
Dược động học:
Erythromycin bị mất hoạt tính kháng sinh trong môi trường acid dịch vị. Do đó
Erythromycin phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột. Các muối và este của
Erythromycin không có tính chất này nên có thể dùng dạng thuốc thường. Khi uống,
một số muối bị giảm hấp thu, nên uống xa bữa ăn, không hại tạp khuẩn ruột.
Thuốc thấm tốt vào tế bào và lưu lại lâu trong đó nên có tính kìm khuẩn. Thuốc
tập trung nhiều ở vùng ngực trên nên trị hữu hiệu các bệnh nhiễm khuẩn ở phổi, tai
mũi-họng, răng-miệng. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ nhưng không gây tác hại
nên vẫn có thể dùng được. Không vào được não tủy.
Erythromycin chuyển hóa tại gan và bài xuất chủ yếu theo mật.
Tác dụng: Có tác dụng chủ yếu với cầu khuẩn gram (+) kể cả chủng đã kháng
penicillin và một số chủng gram (-) như Haemophilus, Neiseria.
Tác dụng ngoại ý: Gây dị ứng, buồn nôn, đau bụng.
Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, tai mũi họng, ngoài da,
xương mô mềm.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, người suy gan nặng, người có tiền sử bị điếc,
phối hợp với Theophyllin, terfenadin (đặc biệt cho người có bệnh tim).
Thận trọng: Người bị loạn nhịp hoặc có bệnh tim.
TT thuốc: Ức chế P450 ( kìm hãm)
Erythromycin làm tăng nồng độ của acid valproic, digoxin, theophyllin, cafein,
Ergotamin do đó làm tăng độc tính.
Erythromycin làm giảm tác dụng của Cloramphenicol và Lincomycin.
Erythromycin làm tăng nguy cơ chảy máu khi điều trị bằng Warfarin
Erythromycin khi dùng kèm Lovastatin sẽ làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
Cách dùng, liều dùng: Thời gian dùng thuốc tối thiểu 5 ngày, tiếp tục dùng thêm 2
ngày khi hết triệu chứng.
Uống: Uống trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau ăn 2 giờ hay giữa bữa ăn.
Người lớn: 1-2 g/24 giờ, chia làm 4 lần.
Trẻ em: 30-100mg/kg/24 giờ, tốt đa 1,5g/24 giờ, chia làm 4 lần.
Tiêm tĩnh mạch chậm: Không pha chung với thuốc tiêm khác.
Người lớn: Cứ 6-8 giờ tiêm 300-600mg, pha loãng vào 30ml thuốc tiêm truyền
NaCl 0,9% hay gluco 5%.
Trẻ em: Trị nhiễm trùng huyết: Cứ 6-8 giờ tiêm 1 liều 6-8mg/kg, cách pha
loãng như trên (không tiêm bắp vì gây đau).
Bảo quản: Nơi khô mát, chống ẩm.

17
7.5.2. Clarithromycin (Crisxan, Claritex…) Nhóm macrolid chính thức- Vòng Olit có
14 nguyên tử
Dược động học: Không bị mất hoạt tính trong môi trường acid, thuốc uống được hấp
thu nhanh qua ruột. Thức ăn làm chậm chứ không làm giảm tốc độ hấp thu thuốc,
không làm hại tạp khuẩn ruột, nồng độ thuốc cao nhất 2 giờ sau khi uống, tồn tại trong
cơ thể 2-3 ngày.
Thuốc khuếch tán tốt vào các mô, tập trung ở vùng ngực trên như phổi, tai –mũi-họng,
răng miệng. Nồng độ thuốc cao trong nước dãi, nước mũi, đàm.
Chất chuyển hóa là 14 hydroxyclarithromycin cũng có hoạt tính kháng khuẩn.
Thuốc được bài xuất ở gan, nên dùng thận trọng cho người suy gan.
Tác dụng: Hoạt phổ gần giống penicillin nhưng rộng hơn, tác dụng được với khuẩn
gram (+), cả cầu khuẩn và trực khuẩn, luôn cả khuẩn lờn penicillin. Khuẩn gram (-)
chủ yếu là cầu khuẩn, tác dụng yếu với trực khuẩn nhưng trị được Haemophilus và
Brucella. Khác với Betalactam, thuốc trị được Mycoplasma, Chlamydia (Mắt hột),
Campilobacter, Legionella.
Tác dụng ngoại ý:
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng giả kết mạc (ít gặp).
Thần kinh trung ương: Lo âu, choáng váng, nhức đầu, mất ngủ, ảo giác, lú lẫn.
Dị ứng: Nổi mề đay, phát ban, phản vệ.
Gan: Rối loạn chức năng gan, viêm gan.
Chỉ định: Trị bệnh nhiễm khuẩn phổi, tai mũi họng, răng miệng, tiết niệu và sinh dục,
bệnh ngoài da.
Từ năm 1994, FDA đã cho phép dùng Clarithromycin để trị Mycobacterium avium
complex, một bệnh thường gặp ở người suy giảm hệ miễn dịch. Đây là chất đầu tiên
được chấp nhận dùng cho bệnh này.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phối hợp với terfenadin (đặc biệt cho người có
bệnh tim), các alkaloid nấm cựa gà.
Thận trọng: Suy giảm chức năng gan, thận, phụ nữ có thai, cho con bú.
Tương tác thuốc: Là thuốc ức chế P450 do đó làm tăng nồng độ dẫn đến tăng độc
tính của: Phenitoin, Theophyllin, terfenadin.
Cách dùng, liều dùng:
Dùng thuốc trung bình 5-10 ngày. Uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
Người lớn:
Ngày đầu: 500mg/lần, 12 giờ uống 1 lần, những ngày sau dùng nửa liều.
Trẻ em: 7,5mg/kg uống 2 lần/ngày.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, tránh ẩm.
7.5.3 Spiramycin (Rovamycin) Nhóm macrolid chính thức - Vòng Olit có 16 nguyên tử.
Nguồn gốc: Có nguồn gốc thiên nhiên, chiết xuất từ chủng Streptomyces ambofaciens.
Tác dụng: Kháng sinh diệt khuẩn họ macrolid, phổ kháng khuẩn tương tự
Erythromycin và Clindamycin. Tác dụng chủ yếu với khuẩn gram +, không có tác
dụng với các vi khuẩn đường ruột Gram (-).
Dược động học:

18
Hấp thu nhanh, nhưng không hoàn toàn, thức ăn không cản trở hấp thu, không
hại tạp khuẩn ruột.
Phân bố: Khuếch tán tốt và tồn đọng lâu trong các mô, đôi khi nồng độ thuốc
trong mô cao hơn trong máu, tập trung ở phổi, cổ họng, nước bọt, mật và sữa, không
qua dịch não tủy, qua được nhau thai và sữa mẹ ( tỷ lệ qua sữa mẹ cao), liên kết
protein huyết tương yếu (10%)
Chuyển hóa chậm tại gan.
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua mật, chỉ có một ít thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng: Trị hữu hiệu các khuẩn gram (+) kể cả khuẩn đã lờn kháng sinh khác, đặc
biệt là toxoplasma cho phụ nữ mang thai.
Tác dụng ngoại ý: Ít gặp như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da.
Chỉ định: Các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng, nhiễm trùng da, nhiễm trùng
sinh dục, bệnh toxoplasma ở phụ nữ có thai.
Phòng ngừa viêm màng não do màng não cầu, tái phát thấp khớp cấp ở bệnh
nhân dị ứng với penicillin.
Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng
Thận trọng: Người rối loạn chức năng gan.
TT thuốc: Làm mất tác dụng của thuốc tránh thai (không phối hợp).
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: 6-9MUI/ngày chia làm 2-3 lần.
Trẻ em: 150.000-300.000 UI/kg/ngày chia làm 2-3 lần.
Phòng ngừa viêm màng não do não cầu:
Người lớn:3MUI/lần x 2lần/ngày x 5ngày
Trẻ em: 75.000UI/kg/ lần x 2lần/ngày x 5ngày
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
7.6. Nhóm Lincosamid
7.6.1. Lincomycin (Lincocin)
Nguồn gốc: Lincomycin được phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces nensis,
dùng dạng muối hydroclorid, tuy cấu trúc khác hẳn Macrolid nhưng hoạt phổ, đề
kháng lại giống Macrolid cho nên được xếp chung vào nhóm này.
Dược động học: Hấp thu nhanh qua ruột, thức ăn làm giảm độ hấp thụ thuốc. Thuốc
được tái hấp thu theo chu trình gan ruột và bị chuyển hóa ở gan. Bài xuất chủ yếu theo
mật, một phần qua thận, dạng qua thận còn hoạt tính. Thời gian bán hủy 4-5 giờ.Tỷ lệ
liên kết protein 70-80%. Thuốc truyền thấm tốt vào các mô như hốc mạc, sữa mẹ, nhau
thai nhi kể cả mô xương, nhưng không qua hàng rào não tủy.
Tác dụng: Hoạt phổ tương tự Macrolid: chủ yếu là cầu khuẩn và trực khuẩn gram (+)
như: Tụ cầu kể cả tụ cầu đã đề kháng kháng sinh khác, liên cầu, phế cầu, hầu hết các vi
khuẩn kỵ khí…Khác với Macrolid, các cầu khuẩn gram (-) hầu như không có đáp ứng.
Tác dụng ngoại ý: Gây nôn, viêm miệng, viêm lưỡi, tiêu chảy.
Trong khi và sau khi uống Lincomycin, các khuẩn nhạy cảm bị diệt nhưng
Clostridium difficile đề kháng lincomycin nên còn tồn tại. Do thoát khỏi sự cạnh tranh
sinh sống nó phát triển rất mạnh. Độc tố của nó gây bệnh viêm đại tràng kết màng giả,

19
một bệnh rất nguy hiểm. Trong trường hợp này cấm dùng thuốc ngưng tiêu chảy thông
thường (Paregoric, Atropin, Diphenoxylat và các chất chống co thắt khác). Nếu bệnh
nhẹ cần ngưng thuốc ngay, uống kèm Vancomycin (1-2g/ngày, chia 4 lần uống liên tục
5-10ngày) hoặc Metronidazol (1,5g/ngày, chia 2 lần 5-10 ngày). Trẻ em cần đưa ngay
vào bệnh viện.
Chỉ định: Các bệnh nhiễm trùng trầm trọng về hô hấp, huyết, sinh dục, xương khớp,
màng bụng, tai mũi họng, da, giải phẫu.( kể cả khuẩn kháng Penicillin)
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai và nuôi con bú, trẻ sơ sinh, viêm
màng não (vì thuốc không qua hàng rào não tủy), nhiễm khuẩn huyết kèm nhiễm nấm
candida.
Thận trọng: Người có tiền sử loét dạ dày-tá tràng, dị ứng, suy gan nặng, suy thận
nặng.
TT thuốc: Tránh phối hợp:
+ Kao lin: Giảm hấp thu Lincomycin.
+ Thuốc tránh thai (đường uống): Giảm tác dụng tránh thai.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Uống 1,5g/24 giờ chia làm 3 lần, uống lúc đói.
Tiêm bắp: 600-1800mg/24 giờ chia làm 2-3 lần.
Tiêm truyền tĩnh mạch (không tiêm tĩnh mạch trực tiếp): 600mg/24 giờ, pha
vào NaCl 0,9% hay Gluco 5%.
Trẻ em:
Uống: 30-60mg/kg/24 giờ, chia làm 2-3 lần.
Tiêm bắp (trẻ em từ 30 ngày tuổi trở nên): 10-20mg/kg/24 giờ, chia làm 2-3
lần.
Tiêm truyền tĩnh mạch (không tiêm tĩnh mạch trực tiếp): trẻ em từ 30 ngày tuổi
trở nên 10mg/kg/24 giờ, chia làm 2-3 lần/ cách pha như trên.
Bảo quản: Nơi khô mát, chống nóng, chống ẩm.
7.6.2. Clindamycin (BTH).(Dalacin, Cleocin…)
Dược động học: Hấp thu tốt qua đường uống, tỷ lệ hấp thu đạt khoảng 90%, tỷ lệ liên
kết Protein huyết tương khoảng 90%, phân bố đều trong các mô và dịch cơ thể, qua
hàng rào não tủy thấp, chuyển hóa ở gan, thải trừ khoảng 10% qua nước tiểu, t ½
khoảng 2 – 3 giờ.
Tác dụng: Phổ tác dụng tương tự như Lincomycin, nhưng hoạt tính mạnh hơn, nhanh
đạt nồng độ cao trong máu, thấm qua được màng nhầy, không ảnh hưởng bởi thức ăn.
Tác dụng chủ yếu với vi khuẩn kỵ khí, cầu khuẩn kỵ khí gram (+), trực khuẩn kỵ khí
gram (+).
Tác dụng không mong muốn: Cũng gây viêm ruột kết màng giả (nhất là đối với
người già yếu có thể gây tử vong), buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng.
Chỉ định: Phòng ngừa viêm màng trong tim cho những người dị ứng với Penicillin.
Viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp nặng, vết thương, nhiễm khuẩn máu, trứng cá, hoại
thư sinh hơi, nhiễm khuẩn âm đạo.

20
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ nuôi con bú
Thận trọng: Người có bệnh đường tiêu hóa, tiền sử viêm đại tràng, người cao tuổi,
người suy gan nặng, phụ nữ có thai ( chỉ dùng khi thật cần thiết), trẻ con bú.
TT thuốc:
Tránh phối hợp:
+ Thuốc tránh thai (giảm tác dụng), Erythromycin (cùng cơ chế), loperamid
(trầm trọng hội chứng viêm đại tràng ), các thuốc có chứa Kaolin ( giảm hấp thu
Clindamycin).
Cách dùng, liều dùng: Uống với nhiều nước để tránh kích ứng thực quản.
Người lớn:
Uống 600-1200mg/ngày chia làm 3-4 lần.
Tiêm bắp: 600-2400mg/ngày, chia làm 2-4 lần (chỉ tiêm mỗi lần 600mg trở
xuống).
Tiêm truyền tĩnh mạch (không tiêm tĩnh mạch trực tiếp): 6mg/1 phút.
Trẻ em: Từ 30 ngày tuổi trở nên.
Uống: 8-27mg/kg/24 giờ, chia làm 3-4 lần.
Tiêm bắp 15-40mg/kg/24 giờ, chia làm 3-4 lần.
Bảo quản: Nơi khô mát, chống nóng.
7.7 Nhóm Quinolon
7.7.1 Acid Nalidicic (Neggam) Nhóm Quinolon thế hệ I
Dược động học: Hấp thụ hầu như hoàn toàn qua ruột (96%), thuốc tập trung ở thận,
nhưng không vào tuyến tiền liệt. Chuyển hóa ở gan thành Hydroxy nalidixic có hoạt
tính mạnh hơn 16 lần so với Acid Nalidicic. Tỷ lệ liên kết protein huyết tương là 93%
đối với Acid Nalidicic và 63% đối với Hydroxy nalidixic. Thuốc tập trung tại mô thận
và được bài xuất chủ yếu ở thận (kể cả chất chuyển hóa). Các chất kiềm hóa nước tiểu
làm giảm hoạt tính.
Tác dụng: Kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính chủ yếu đối với khuẩn gram (-) đặc biệt
là Enterobacter, không trị được khuẩn gram (+).
Tác dụng không mong muốn: Có thể gây nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn
thị giác, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau cơ, co giật, nhạy cảm ánh sáng.
Chỉ định: Các bệnh cấp và mãn tính ở đường tiểu, viêm dạ dày-ruột do các khuẩn
gram (-).
Chống chỉ định: Người mẫn cảm; Suy thận, Rối loạn tạo máu, Ca động kinh, co giật;
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, trẻ nhỏ dưới 3 tháng hoặc trẻ sinh non.
Thận trọng: PN nuôi con bú, suy gan, thiếu men G6DP, tránh nắng.
TT thuốc: Tránh phối hợp:
Theophyllin, Cafein, Warfarin: Tăng nồng độ có thể dẫn tới quá liều.
Các thuốc chứa Magie, Nhôm, calci, Sucrafat, sắt làm giảm hấp thu Nalidicic.
Cách dùng, liều dùng:
Uống:
Người lớn (chức năng thận bình thường): 1g/lần x 2lần/ngày, không quá 4
g/ngày.

21
Người suy thận (hệ số thanh thải < 10ml/phút) giảm liều một nửa.
Trẻ em: 30mg/kg/24 giờ, 2 lần /ngày, bệnh nặng tăng 60mg/kg/ngày.
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm: Pha với dung dịch NaCl 0,9% hay Gluco 5%, 1g phải
hòa ít nhất 100ml dịch.
Người lớn (chức năng thận bình thường): 60-100mg/kg/24 giờ, tiêm truyền liên
tục trong ngày.
Người suy thận (hệ số thanh thải 10-20ml/phút): 40mg/kg/24 giờ.
Hệ số thanh thải 1-10ml/phút): 20mg/kg/24 giờ.
Bảo quản: Nơi khô mát.
7.7.2 Ciprofloxacin - Nhóm Quinolon thế hệ II
Dược động học: Hấp thụ qua ruột khoảng 70%, thời gian bán hủy là 5 giờ, liến kết
thấp với protein (30%), chuyển hóa ở gan thành chất có hoạt tính, bài xuất theo nước
tiểu và mật.
Tác dụng: Ciprofloxacin là kháng sinh thuốc nhóm Quinolon thế hệ II, có hoạt phổ
rộng, tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-) kể cả khuẩn mủ xanh, tụ
cầu vàng và phẩy khuẩn.
Tác dụng không mong muốn: Như acid Nalidicic.
Chỉ định: Các nhiễm khuẩn nặng mà các kháng sinh khác không đáp ứng: Sinh dục,
tiết niệu (kể cả tuyến tiền liệt), hô hấp, tiêu hóa, xương khớp ở người lớn.
Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.
Chống chỉ định:Người mẫn cảm, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, trẻ em dưới
16 tuổi do ảnh hưởng đến sự phát triển sụn ở đầu xương.
Thận trọng: Người có tiền sử động kinh, suy gan, suy thận, thiếu men G6PD, nhược
cơ.
TT thuốc: Tránh phối hợp:
+ Thuốc chống viêm không Steroid: Tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin
+ Các thuốc có chứa Nhôm, magie, sucrafat, sắt làm giảm hấp thu Ciprofloxacin.
+ Theophyllin: Tăng nồng độ dẫn tới tăng độc tính.
Cách dùng, liều dùng:
Uống: Trước bữa ăn 1 giờ
Nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu:
Chức năng gan, thận bình thường: 750mg/ngày, chia làm 2 lần.
Người suy gan, suy thận: Giảm liều đi ½ và mỗi lần uống cách nhau 24 giờ.
Đợt điều trị 5-15 ngày, nếu có biến chứng thì dài hơn.
Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng ruột, viêm hô hấp nặng:
Chức năng gan, thận bình thường: 200mg Ciprofloxacin base /lần, ngày truyền
2 lần, cách nhau 12 giờ.
Người suy gan, suy thận: Giảm liều đi ½
Chú ý: Phải uống nhiều nước để tránh kết tinh ở đường niệu và phải phối hợp với
thuốc chống kinh giật, thuốc hướng tâm thần trong thời gian điều trị.
Bảo quản: Nơi khô mát

22
7.7.3. Ofloxacin
DĐH: Hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng qua đường uống
khỏang 100%. Thức ăn làm chậm sự hấp thu nhưng tỷ lệ hấp thu không bị ảnh hưởng.
T ½ là 5 – 8 giờ, tỷ lệ liên kết protein huyết tương là 25%, thuốc qua được nhau thai và
sữa mẹ. Thải trừ chủ yếu qua thận ở dạng không chuyển hóa (75- 80%).
Tác dụng: Ofloxacin là kháng sinh thuốc nhóm Quinolon thế hệ II, có tác dụng mạnh
hơn ciprofloxacin đối với một số nhóm vi khuẩn.
Tác dụng không mong muốn:
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn thị giác.
Da: Phát ban, ngứa
Chỉ định: Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi.
Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu
không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn da và mô
mềm.
Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Chống chỉ định:Người mẫn cảm, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, trẻ em dưới
15 tuổi do ảnh hưởng đến sự phát triển sụn ở đầu xương.
Thận trọng: Người có bệnh động kinh hoặc tiền sử rối lọan thần kinh TW, người suy
thận phải giảm liều.
TT thuốc: Các thuốc có chứa Nhôm, magie, làm giảm hấp thu ofloxacin.
Cách dùng, liều dùng:
Chỉ dùng cho người lớn
Viêm phế quản nặng hoặc viêm phổi: 400mg/lần cách 12 giờ/lần x 10 ngày.
Nhiễm Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo: 300mg/lần cách 12 giờ/lần x 7 ngày
Lậu không biến chứng: 400mg iều duy nhất.
Người suy gan, suy thận: Giảm liều đi ½
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
7.7.4. Levofloxacin.
Tác dụng:
Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon.
Levofloxacin có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương như tụ
cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus
influenzae, đặc biệt tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và kỵ khí tốt hơn so với các
fluoroquinolon khác. Thường không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các họ
kháng sinh khác.
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp: buồn nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan, mất ngủ, đau đầu, kích ứng nơi
tiêm.
Ít gặp: hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo
bón, tăng bilirubin huyết, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục, ngứa, phát ban,
nhạy cảm ánh sáng, gây viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile.

23
Hiếm gặp: tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp, đau cơ, đau khớp, viêm đại tràng màng
giả, khô miệng, co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần, choáng phản
vệ.
Chỉ định:
Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin: viêm xoang cấp, đợt cấp
viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng, viêm tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn đường
tiết niệu, nhiễm khuẩn da.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với levofloxacin và các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của
thuốc.
Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ.
Trẻ em dưới 18 tuổi. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
Thận trọng:
Bệnh nhân viêm gân hoặc có bệnh về cơ, xương, khớp.
Người bệnh có bệnh lý trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch máu
não...
Người bị bệnh đái tháo đường đang điều trị
Người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử
dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid...) hoặc nhóm III
(amiodaron, sotalol...);
Người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiểu máu cơ
tim cấp.
Tương tác thuốc:
Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin có thể làm giảm hấp thu levofloxacin,
nên uống xa ít nhất 2 giờ.
Cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng
thời với levofloxacin.
Levofloxacin làm tăng tác dụng của warfarin và tăng nguy cơ rối loạn đường huyết khi
dùng đồng thời với các thuốc hạ đường huyết, tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung
ương và co giật khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid.
Quá liều và cách xử trí:
Khi quá liều, loại thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch, theo dõi điện tâm đồ.
Liều dùng – cách dùng:
Dùng cho người lớn:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/
ngày trong 7 ngày.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 - 2 lần/ ngày trong 7 - 14 ngày.
Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 10 - 14 ngày.
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:
+ Không biến chứng: uống 500 mg x 1 lần/ ngày trong 7 - 10 ngày.
+ Có biến chứng: 750 mg x 1 lần/ ngày, trong 7 - 14 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

24
+ Không biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 3 ngày.
+ Có biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
Viêm thận - bể thận cấp: 250 mg, 1 lần/ ngày trong 10 ngày.
Bệnh than: Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1
lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.
7.8 Các kháng sinh khác
7.8.1.Co-trimoxazol (Bactrim, Biseptol)
Thành phần: Co- trimoxazol là hỗn hợp giữa sulfamethoxazol (SMZ) và trimetoprim
(TM) theo tỷ lệ 5/1.
Cơ chế tác dụng: Hiệp đồng kháng khuẩn do ức chế hai giai đoạn trong quá trình tổng
hợp acid folic của vi khuẩn nên các khuẩn rất khó vượt qua hai chặng đường này, do
đó công hiệu kháng khuẩn đảm bảo hơn và cũng khó tạo chủng lờn thuốc. Không có
đề kháng chéo giữa 2 chất. Lúc mới phát minh, thuốc trị hữu hiệu với hoạt phổ rất
rộng. Tuy nhiên do lạm dụng, dùng thuốc không đúng cách và không đúng liều nên đã
một số chủng đề kháng thuốc.
Dược động học: Hấp thu tốt qua ruột, không gây xáo trộn tạp khuẩn ruột.
Tác dụng: Hoạt phổ rất rộng, tác dụng hầu hết các vi khuẩn, trừ trực khuẩn lao, màng
não cầu, lậu cầu, vi khuẩn kỵ khí.
Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi.
Da: Ngứa, phát ban.
Máu: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết
Chỉ định: Chữa nhiễm khuẩn cấp, mãn tính đường hô hấp, tai mũi họng, răng hàm
mặt, đường ruột, tiết niệu, sinh dục, bệnh ngoài da.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc, Người suy thận nặng, người thiếu máu
nguyên hồng cầu to, trẻ em < 2 tháng, phụ nữ có thai 03 tháng cuối, phụ nữ cho con
bú.
Thận trọng: Chức năng thận giảm , thiếu hụt acid Folic, thiếu hụt G6PD.
TT thuốc: Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid: Tăng nguy cơ giảm tiểu cầu.
Cách dùng, liều dùng:
Uống vào các bữa ăn
Người lớn: Uống viên 960mg, 1viên/lần, ngày uống 2 lần, đợt điều trị 5 ngày, người
suy thận phải giảm liều.
Tiêm bắp: Dùng loại thuốc tiêm có hàm lượng 960/3ml, mỗi lần tiêm 1 ống,
ngày tiêm 2 lần
Tiêm truyền tĩnh mạch: Dùng loại thuốc tiêm có hàm lượng 480/5ml, mỗi lần
tiêm 1 ống, mỗi lần truyền 2 ống, ngày tiêm 2 lần.
Trẻ em:
Uống viên 120mg, 1viên/lần, ngày uống 2 lần, đợt điều trị 5 ngày.
Tiêm bắp: Trẻ từ 13 tuổi trở lên, dùng loại thuốc tiêm có hàm lượng 960/3ml,
mỗi lần tiêm1 ống, ngày tiêm 2 lần
Trẻ từ 6-12 tuổi, mỗi lần tiêm ½ ống, ngày tiêm 2 lần

25
Tiêm truyền tĩnh mạch: Trẻ từ 13 tuổi trở lên, dùng loại thuốc tiêm có hàm
lượng 480/5ml, mỗi lần truyền 1-2 ống, ngày tiêm 2 lần.
Bảo quản: Thuốc thường, nơi khô, chống ẩm, tránh ánh sáng.

TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
- Phân loại kháng sinh, cơ chế tác dụng của kháng sinh (xếp các tên kháng sinh trong
tài liệu về đúng nhóm và cơ chế tác dụng của toàn bộ kháng sinh đã giới thiệu trong
bài).
II. Chọn câu Đúng - Sai
1. Lincomycin được xếp chung nhóm Macrolit vì có cùng hoạt phổ.
2. Nhóm quinolon thế hệ II chủ yếu tác dụng trên các chủng gram (+), không trị được
các chủng gram (-).
3. Tai biến nặng nhất của Lincomycin là viêm đại tràng kết màng giả.
4. Dùng sulfamid bao giờ cũng phải uống nhiều nước.
5. Cotrim-oxazol không được dùng cho trẻ sơ sinh.
6. Nếu không có điều kiện khám bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh theo toa người
khác
7. Cách dùng kháng sinh tốt nhất là cứ dùng thuốc đến khi nào hết bệnh thì thôi, không
quan tâm đến thời gian trị liệu.
8. Cloxacillin là dạng phối hợp của Ampicillin và Clavulanat.
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
9. Phân loại kháng sinh nhóm cephalosporin là:
A. Cefaclor là KS thuộc thế hệ 2. B. Cefotaxim là KS thuộc thế hệ 1.
C. Cefuroxim là KS thuộc thế hệ 3. D. Cefixim là KS thuộc thế hệ 4.
10. Phối hợp kháng sinh khi:
A. Chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. B. Mở rộng hoạt phổ đánh bao vây.
C. Hai kháng sinh cùng cơ chế tác dụng. D. Nhiễm khuẩn cấp, trầm trọng
11. Kháng sinh Doxycylin có tính chất:
A. Là kháng sinh tổng hợp thuộc họ Quinolon. B. Trị bệnh giang mai.
C. Không ảnh hưởng trên sự phát triển răng. D. Dùng an toàn cho phụ nữ
mang thai.
12. Một trẻ nhỏ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bị ói, tiêu chảy phân xanh, ngủ
lịm và da màu xám tro.Thuốc đã gây ra các triệu chứng trên:
A. Cefuroxim. B. Cloramphenicol. C. Tetracyllin. D. Lincomycin.
13. Hai thuốc đều dùng được cho phụ nữ mang thai:
A. Erythromycin, Cephalexin B. Cephalexin, Cloramphenicol.
C. Erythromycin, Ciprofloxacin. D. Bactrim, Doxycyllin.
14. Hai thuốc đều dùng được cho phụ nữ nuôi con bú.
A. Cephalexin, Ciprofloxacin. B. Erythromycin, Spiramycin.
C. Erythromycin, Doxycyllin. D. Cloramphenicol, Bactrim.
15. Kháng sinh Erythromycin có tính chất:

26
A. Là Macrolit đồng loại. B. Tác dụng mạnh với các chủng gram (+).
C. Chống chỉ định cho trẻ sơ sinh. D. Phối hợp tốt với Theophyllin.
16. Kháng sinh Ciprofloxacin có tính chất:
A. Quinolon thế hệ III. B. Gây nhạy cảm ánh sáng.
C. Người suy thận không phải giảm liều. D. Dùng an toàn cho phụ nữ có thai.
17. Kháng sinh thuộc họ Macrolid:
A. Ampicillin. B. Clindamycin. C. Cephalexin. D. Cloxacillin.
18. Kháng sinh thuộc họ Beta – lactam:
A. Lincomycin. B. Clindamycin. C. Cefuroxim. D. Spiramycin.
19. Kháng sinh thuộc họ tetracycllin:
A. Clarithromycin. B. Minocycllin. C. Lincomycin. D. Cephalexin.
20. Kháng sinh thuộc nhóm Quinolon thế hệ 1:
A. Acid Nalidicic. B. Clindamycin. C. Doxycycllin. D. Cefotaxim.
21. Kháng sinh thuộc nhóm Penicillin thiên nhiên:
A. Oxacillin. B. Amoxicylin. C. Cloxacillin. D. Penicillin G.
22. Kháng sinh thường phối hợp với Acid Clavulanic để mở rộng hoạt phổ:
A. Amoxicillin. B. Cephalexin. C. Cloxacillin. D. Ampicillin.
23. Kháng sinh ức chế tổng hợp DNA của vi khuẩn.
A. Erythromycin. B. Ciprofloxacin. C. Cloramphenicol. D. Ampicillin.
24. Kháng sinh ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn:
A. Cefuroxim. B. Acid Nalidicic. C. Clindamycin. D. Doxycycllin.
25. Kháng sinh ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn:
A. Acid Nalidicic. B. Acid Clavunalic. C. Ciprofloxacin. D. Ofloxacin.
26. Kháng sinh ức chế tổng hợp RNA của vi khuẩn:
A. Rifampicin. B. Acid Nalidicic. C. Cloxacillin. D. Doxycycllin.
27. Cơ chế tác dụng của Erythromycin:
A. Tương tự Acid Nalidicic. B. Tương tự Cloxacillin.
C. Tương tự Rifampicin. D. Tương tự Doxycycllin.
28. Cơ chế tác dụng của các sulfamid kháng khuẩn.
A. Ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn.
B. Ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.
C. Ức chế tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
D. Ức chế tổng hợp chuyên biệt ARN của vi khuẩn.
29. Doxycylin chống chỉ định cho đối tượng:
A. Người cao tuổi. B. Người bị viêm dạ dày.
C. Người suy thận. D. Người suy gan.
30. Cloramphenicol chống chỉ định cho đối tượng:
A. Phụ nữ nuôi con bú. B. Trẻ em < 8 tuổi.
C. Người suy tủy. D. Người suy gan.
31. Gentamycin chống chỉ định cho đối tượng:
A. Phụ nữ nuôi con bú. B. Trẻ em < 8 tuổi.
C. Người tổn thương chức năng thận. D. Người suy gan.

27
32. Erythromycin chống chỉ định cho đối tượng:
A. Phụ nữ nuôi con bú. B. Phụ nữ có thai.
C. Người tổn thương chức năng thận. D. Người suy gan.
33. Erythromycin thận trọng cho đối tượng:
A. Người bị điếc. B. Phụ nữ có thai. C. Người bị bệnh tim. D. Người suy gan.
34. Lincomycin chống chỉ định cho đối tượng:
A. Người bị cao huyết áp. B. Người bị viêm dạ dày.
C. Người suy gan. D. Trẻ sơ sinh.
35. Lincomycin thận trọng cho đối tượng:
A. Người suy gan. B. Phụ nữ có thai
C. Người bị bệnh tim. D. Người bị cao huyết áp.
36. Ciprofloxacin chống chỉ định cho đối tượng:
A. Người suy gan. B. Phụ nữ có thai.
C. Người bị bệnh tim. D. Người suy thận.
37. Ciprofloxacin thận trọng cho:
A. Người bị viêm dạ dày. B. Người thiếu men G6PD.
C. Người bị bệnh tim. D. Người bị bệnh gan.
38. Khi sử dụng sulfamid phải áp dụng nguyên tắc:
A. Ngày đầu phải dùng liều thấp, sau tăng dần đến liều duy trì.
B. Phải dùng đủ thời gian, phải uống từ 2-3 ngày.
C. Khi dùng sulfamid phải uống nhiều nước.
D. Trước khi rắc sulfamid lên vết thương phải rửa sạch máu mủ.
39. Co-trimoxazol là thuốc được tạo thành bởi 2 chất:
A. Sufametoxazol và trimetoprim.
B. Sulfapyridin và trimetoprim.
C. Sulfathiazol và trimetoprim.
D. Sulfadiazin và trimetoprim.
40. Tỷ lệ phối hợp đạt nồng độ diệt khuẩn tối ưu của hai chất trong Co-trimoxazol là
sulfamid và trimetoprim là:
A. 2 Sulfamid và 1 Trimetoprim.
B. 3 Sulfamid và 1 Trimetoprim.
C. 4 Sulfamid và 1 Trimetoprim.
D. 5 Sulfamid và 1 Trimetoprim.

28
BÀI 2 :THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT TAI MŨI HỌNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cách phân loại thuốc mắt và tai mũi họng.
2. Trình bày được 4 nguyên tắc khi dùng thuốc chữa bệnh về mắt.
3. Trình bày được tính chất và cách sử dụng 8 lọai thuốc chữa bệnh về mắt, tai-mũi-
họng.
4. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 8 thuốc chữa bệnh về mắt, tai-mũi-họng.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Sơ lược cấu tạo về mắt
Mắt là cơ quan thị giác có hình dạng giống như quả cầu nhỏ nên được gọi là nhãn
cầu.. Cấu tạo của nhãn cầu gồm có các màng và một hệ thống quang sinh học.
1.1.1 Các màng của nhãn cầu
- Màng ngoài cùng là củng mạc và giác mạc
- Màng giữa là màng bồ đào (ở giữa gồm mống mắt, thể mi, mạch mạc).
- Màng trong cùng là võng mạc với hệ thống tế bào và bó sợi thần kinh.
1.1.2 Hệ thống quang sinh học
- Giác mạc là bộ phận trong suốt chiếm 1/6 ở phía trước củng mạc.
- Thủy dịch là chất dịch trong suốt ở sát sau giác mạc
- Thể thủy tinh là thấu kinh hội tụ nằm ở phía sau mồng mắt
- Dịch kính là một chất dịch nhầy ở phía sau thể thủy tinh.
Mắt là cơ quan có cấu tạo đặc biệt và rất tinh nhạy. Khi một bộ phận nào đó của
mắt bị tổn thương đều ảnh hưởng đến mắt và có thể dẫn đến mắt bị mờ, thậm chí bị
mù loà nếu không chữa trị kịp thời.
Chữa các bệnh về mắt thường sử dụng các loại thuốc có tác dụng tại chỗ để các
bộ phận tổn thương của mắt được tiếp xúc trực tiếp với thuốc ở nồng độ cao. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp phải điều trị kèm với các thuốc có tác dụng toàn thân
để đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. Các bệnh về tai mũi họng
Tai-mũi-họng là những cơ quan đảm nhận những chức năng thiết yếu liên quan
đến sự sống của cơ thể như hô hấp, tiêu hóa và cũng đảm nhận những chức năng cao
cấp của con người như nghe, nói trong giao tiếp.
Tai-mũi-họng có cấu tạo rất tinh tế, rất nhạy cảm với môi trường và là cửa ngõ
của phổi, của đường tiêu hóa nên dễ bị nhiễm khuẩn, dị ứng và thường gặp một số
bệnh:
- Các bệnh về tai như viêm tai giữa cấp và mãn tính, viêm xương chũm mãn tính.
- Các bệnh về mũi, xoang như viêm mũi cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm
xoang cấp và mãn tính.

29
- Các bệnh về họng như viêm họng cấp và mãn tính, viêm Amydan, viêm V.A, ung
thư vòm họng.
2. PHÂN LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT VÀ TAI – MŨI – HỌNG
2.1. Phân loại thuốc chữa bệnh về mắt
Dựa vào tác dụng, có thể các thuốc chữa bệnh về mắt thành các loại sau
2.1.1 Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Đặc điểm: Ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh
- Thuốc thường dùng: Bạc nitrat, kẽm sulfat; Các kháng sinh như: Cloramphenicol,
Tetracylin, Neomycin, Tobramycin, Ciprofloxacin, ofloxacin, Gen tamycin;
Sulfamid kháng khuẩn như Sulfacylum, sulfacetamid.
2.1.2 Thuốc chống viêm:
- Đặc điểm: Thuốc nhóm Glucocorticoid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng,
giảm miễn dịch.
- Thuốc thường dùng: Dexamethason, Presnisolon, Hydrocortison.
Trong thực tế hai nhóm trên thường phối hợp giữa các kháng sinh với các thuốc
chống viêm: Ví dụ: Neomycin, Tobramycin, Gentamycin với Dexamethason...
2.1.3 Thuốc gây tê:
- Đặc điểm: Gây tê tại chỗ để tiến hành các thủ thuật ở mắt.
- Thuốc thường dùng: Dicain, Lidocain
2.1.4 Thuốc gây giãn đồng tử
- Đặc điểm: Gây giãn đồng tử, liệt cơ mi, làm giảm tính thấm của các mao mạch khi
bị viêm.
- Thuốc thường dùng: Atropin sulfat, Homatropin hydrobromid
2.1.5 Thuốc gây co đồng tử
- Đặc điểm: Gây co đồng tử, hạ nhãn áp để chữa bệnh Glaucom cấp.
- Thuốc thường dùng: Pilocarpin nitrat
2.1.6 Các loại thuốc khác
- Thuốc thay thế nước mắt: Oclucoted, Tea-plus...
- Vitamin nhỏ mắt: Vitamin A, Vitamin B12...
2.2. Phân loại thuốc chữa bệnh về tai-mũi-họng
Dựa vào tác dụng, phân thuốc chữa bệnh về tai-mũi-họng thành 2 loại:
2.2.1 Thuốc tác dụng toàn thân:
Gồm các chất kháng sinh, sulfamid kháng khuẩn, thuốc kháng viêm, thuốc chống
dị ứng, thuốc chống chảy máu, vitamin...(Sẽ học ở các bài khác)
2.2.2 Thuốc tác dụng tại chỗ:
Gồm các thuốc chống viêm, chống co thắt, cầm máu, điều chỉnh xuất tiết ...dùng ở
dạng thuốc nhỏ, xịt.
3. NGUYÊN TẮC KHI DÙNG THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT.
- Chọn thuốc đặc hiệu cho từng bệnh về mắt
- Kiểm tra sự nguyên vẹn của bao bì đựng thuốc
- Kiểm tra kỹ nhãn thuốc (nhất là các loại thuốc có màu) và hạn dùng thuốc.
- Kiểm tra sơ bộ chất lượng bằng cảm quan về màu sắc, độ trong.

30
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc hoặc bản hướng dẫn sử dụng
kèm theo lọ thuốc.
2. CÁC THUỐC CỤ THỂ
2.1 Atropin Sulfat
Dược động học: Hấp thu dễ dàng qua đường uống và đường tiêm. Phân bố khắp các
tổ chức của cơ thể, qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ. Trong cơ thể,
Atropin được chuyển hóa ở gan bằng phản ứng thủy phân, một phần bị oxy hóa. Thải
trừ chủ yếu qua nước tiểu cả ở dạng chưa chuyển hóa và chuyển hóa. Thời gian bán
thải khoảng 2 – 5 giờ.
Tác dụng:
- Trên mắt: Giãn đồng tử, trừ co thắt, liệt thể mi,làm tăng nhãn áp.
- Trên cơ trơn: Làm giảm trương lực, giảm nhu động gây giãn cơ trơn.
- Trên tuyến ngoại tiết: Giảm tiết dịch: nước bọt, đờm, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột..
Chỉ định:
- Thuốc tiêm: Chống co thắt, chống loét dạ dày, tá tràng, cơn sỏi thận, vô niệu co thắt,
động kinh, chứng Parkinson, rối loạn nhĩ thất, nhồi máu, co thắt ruột.
- Tiền mê: Kết hợp với thuốc an thần và thuốc mê.
- Thuốc nhỏ mắt: Viêm mống mắt và mống mắt thể mi. Chuẩn bị khám mắt. Chứng
lác điều tiết. Liệt cơ thể mi do khúc xạ.
Chống chỉ định:
- Thuốc tiêm: Glôcôm, u tuyết tiền liệt, suy tim. Liệt ruột và nhược cơ.
- Thuốc nhỏ mắt: Glôcôm. Dung dịch 1% không dùng cho trẻ còn bú và nhỏ tuổi.
Tác dụng ngoại ý: Nở đồng tử, khô miệng, táo bón. Bí tiểu.
Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
Liều dùng: Thuốc tiêm: dưới da hay tiêm tĩnh mạch chậm
Người lớn: 0,25mg. Tối đa 1mg-2mg trong 24 giờ.
Trẻ em: Từ 1-5 tuổi: 0,25-0,5mg chia đều trong 24 giờ.
6-15 tuổi: 0,6-1 mg chia đều trong 24 giờ.
Thuốc nhỏ mắt: 1-2 giọt/lần, 2-4 lần/ngày.
Bảo quản: Thuốc kê đơn, tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng.
Thuốc tương tự Atropin sulfat: Homatropin bromid hoặc Homatropin methybromid
0,5% lọ 10ml, để nơi mát, theo dõi hạn dùng.
Homatropin tác dụng làm giãn đồng tử nhanh, mạnh và thời gian giãn ngắn hơn
Atropin.
2.2 Hydrogen peroxyd (nước oxy già).
Công thức: H2O2 Ptl: 34,01
Phân loại:
Hydrogen peroxyd (nước oxy già) dược dụng gồm 2 loại:
- Hydrogen peroxyd đậm đặc có chứa từ 30-32% Hydrogen peroxyd nguyên chất,
tương ứng với khoảng 100 thể tích oxy.
- Hydrogen peroxyd loãng có chứa từ 3-3,5% Hydrogen peroxyd, tương ứng với
khoảng 10 thể tích oxy.

31
Tính chất:
Hydrogen peroxyd đậm đặc là chất lỏng trong suốt, không màu, ăn da, mùi hơi đặc
biệt, có phản ứng acid nhẹ, kém bền vững (nhất là loại loãng), dễ bị phân hủy dưới tác
dụng của không khí, ánh sáng, nhiệt độ. Hydrogen peroxyd vừa có tính oxy hóa, vừa
có tính khử, nhưng tính oxy hóa biểu hiện mạnh hơn tính khử. Khi đun nóng hoặc gặp
các tác nhân như mangan dioxyt, chất kiềm, chất hữu cơ, thì bị phân hủy hoàn toàn và
giải phóng ra oxy.
H2 O2 H2 O + O 0
Tác dụng: Tẩy uế, sát khuẩn mạnh và có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Chỉ định:
Sát khuẩn tai-mũi-họng, cầm máu khi chảy máu cam, chân răng, vết thương.
Cách dùng, liều dùng:
- Súc miệng: 1-2 lần/ngày, dạng dung dịch Hydrogen peroxyd 3%, khi dùng pha
loãng 10 lần với nước cất.
- Thụt rửa âm đạo, tử cung: Mỗi ngày 1 lần, dạng thuốc như trên
- Sát khuẩn vết thương, vết loét: Rửa1-2 lần/ngày, dạng dung dịch Hydrogen
peroxyd 3%, khi dùng pha loãng hai lần với nước cất.
- Cầm máu cam: Tẩm vào bông, vẩy bớt nước, đặt vào mũi, 1-2 lần/ngày, dạng dung
dịch Hydrogen peroxyd 3%.
- Chữa viêm tai: Tẩm vào bông, vẩy bớt nước, bôi vào chỗ viêm 1-2 lần/ngày, dạng
dung dịch Hydrogen peroxyd 3%.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
Hai loại Hydrogen peroxyd đậm đặc và loãng nói trên đều có chứa chất bảo quản, nếu
không chứa chất bảo quản thì phải để ở nhiệt độ không quá 150C .
2.3 Naphtazolin (Inmidin).
Tính chất: Bột kết tinh trắng hoặc có ánh vàng, rất ít tan trong nước, tan trong etanol
Tác dụng: Chống xung huyết, chống viêm ở niêm mạc.
Chỉ định: Viêm mũi, viêm xoang mũi, viêm thanh quản cấp hoặc mãn tính, viêm kết
mạc sau khi phẫu thuật, chứng xuất tiết ống tai.
Chống chỉ định: Cao huyết áp, mạch nhanh, xơ cứng mạch.
Lưu ý: không dùng cho trẻ đang còn bú, không dùng cho bệnh nhân bị viêm mũi mãn
tính. Nếu dùng lâu, tác dụng co mạch giảm dần, do đó cừ dùng 5-7 ngày thì nghỉ vài
ngày.
Dạng thuốc: Dung dịch 0,025%; 0,05%; 0,1% hay nhũ dịch 0,1%.
Cách dùng, liều dùng:
- Nhỏ mũi: Người lớn: ngày 2-3 lần. Mỗilần 1-2 giọt, dạng dung dịch 0,05% hoặc
0,1%. Trẻ em: Mỗilần 1-2 giọt, dạng dung dịch 0,05% hoặc 0,025%
- Chảy máu mũi: Dùng bông tẩm dung dịch 0,05% đắp vào.
- Trong viêm kết mạc: Đưa vào túi kết mạc 1-2 giọt dung dịch 0,05%.
Bảo quản: Tránh ánh sáng
2. 4 Xylometazolin (Otrivin, Otillin…)

32
Tính chất: Tan nhiều trong nước, Tan trong metanol, etanol, không tan trong ete,
benzen.
Tác dụng: Có tác dụng làm co mạch, giảm xung huyết ở trong mũi và các vùng phụ
cận. Nhờ tác dụng co mạch mà nó làm giảm các chất xuất tiết, giúp cho bệnh nhân dễ
thở. Thuốc có tác dụng nhanh sau vài phút và kéo dài vài giờ.
Tác dụng ngoại ý: Co thể đau rát tại chỗ hoặc hắt hơi; Cảm giác khô mũi và họng; Khi
dùng quá liều cho trẻ em có thể làm tim đập nhanh.
Chỉ định: Viêm mũi; Viêm mũi dị ứng; viêm xoang cấp và mãn; Ngẹt mũi; viêm tai
chảy nước.
Chống chỉ định:
- Cao huyết áp, mạch nhanh, xơ cứng mạch.
- Không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Không dùng thuốc có nồng độ 0,1% cho
trẻ em dưới 7 tuổi.
- Không dùng kéo dài trong các trường hợp viêm mũi mãn tính.
- Người mẫn cảm với thuốc, người đang sử dụng thuốc nhóm IMAO (ức chế
Monoamino oxydase)
Chú ý:
- Thận trọng với người đái tháo đường, cường tuyến giáp, phì đại tuyết tiền liệt.
- Thận trọng cho trẻ em dưới 6 tháng và phải có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc đã mở ra chỉ sử dụng trong vòng 1 tháng.
- Thận trọng cho phụ nữ có thai.
- Sử dụng thuốc cho phụ nữ nuôi con bú phải có chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng, liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2-3 giọt hoặc phun 1-2 lần dạng dung dịch 0,1%
vào mỗi bên lỗ mũi, cách 8-10 giờ /lần.
- Trẻ em từ 2-12 tuổi: 2-3 giọt dung dịch 0,05% vào mỗi bên lỗ mũi, cách 8-10 giờ
/lần.
- Trẻ em từ 4 tháng đến 2 tuổi: nhỏ vào mỗi lỗ mũi 1 giọt /lần dung dịch 0,05%, mỗi
ngày không quá hai lần.
Bảo quản: Nơi khô mát.
2.5 Acid Boric
Công thức: H3BO3 Ptl: 61,83
Tính chất: Tinh thể hình vẩy, hơi bóng hoặc bột kết tinh trắng
Tính chất: Tinh thể hình vẩy, hơi bóng hoặc bột kết tinh trắng, tan được trong nước,
dễ tan trong nước sôi, tan trong etanol và glycerin.
Tác dụng: Sát khuẩn nhẹ
Chỉ định: Sát khuẩn tai-mũi-họng, vết thương, đường tiết niệu.
Cách dùng-liều dùng:
- Súc miệng: 1-2 lần/ngày, dạng dung dịch acid Boric 3%.
- Sát khuẩn tai: Tẩm vào bông, vẩy bớt nước, bôi vào chỗ viêm 1-2 lần/ngày, dạng
cồn Boric 3%.
Bảo quản: Dung dịch acid Boric 3%, cồn Boric 3% bảo quản nơi mát.

33
2.6 Natri borat (Borax, Hàn the…)
Công thức: Na2B44O7 Ptl: 381,37
Tính chất: Tinh thể không màu, không mùi, vị hơi nồng, tan được trong nước và
glycerin, không tan trong etanol.
Tác dụng: Sát trùng nhẹ
Chỉ định: viêm họng, niêm mạc miệng, tưa lưỡi.
Cách dùng-liều dùng:
- Chữa viêm niêm mạc miệng: Súc miệng 1-2 lần/ngày, dạng dung dịch Natri borat
6%.
- Chữa viêm họng, tưa lưỡi: Bôi 1-2 lần/ngày, dạng dung dịch rà họng Glycerin
borat 20%.
Bảo quản: Dung dịch Natri borat 6%, Glycerin borat 20% bảo quản nơi mát.
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài tập 1:
Cho ví dụ về 10 trường hợp phối hợp KS đúng và 10 trường hợp phối hợp KS chưa
đúng? Giải thích tại sao đúng và tại sao chưa đúng.
Bài tập 2:
Trong các trường hợp bệnh về tai, mũi họng sau đây, trường hợp nào chỉ cần sử dụng
các thuốc dùng tại chỗ, trường hợp nào cần dùng thêm các thuốc dạng uống? Giải
thích? Thuốc sử dụng là thuốc gì?
1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
2. Một phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ
3. Một phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ bị viêm tai giữa, có sốt
4. Một người bị nhức mắt do làm việc nhiều
5. Một bé 2 tuổi bị loét miệng
II. Chọn câu Đúng - Sai
1. Trong điều trị sulfacetamid gây giãn đồng tử hoặc co đồng tử.
2. Thuốc nhỏ mắt Pilocarpin nitrat dùng điều trị Glôcôm cấp
3. Oxy già bảo quản chống cháy nổ
4. Xylometazolin chống chỉ định cho trẻ em < 03 tháng tuổi
5. Xylometazolin có tác dụng làm giãn mạch.
6.Oxy già dùng để rửa vết thương với nồng độ 3%
7. Pilocarpin có tác dụng ngược lại với Homatropin
8. Argyron (AgNO3) thuộc nhóm có tác dụng chống nhiễm khuẩn
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
9. Chỉ định dùng không đúng của Oxy già :
A.Súc miệng
B.Cầm máu khi chảy máu cam, chân răng, vết thương.
C.Thụt rửa âm đạo, tử cung.
D.Ngẹt mũi.
10. Chỉ định nhỏ dung dịch 0,1% Naphtazolin để chữa.

34
A.Sổ mũi. B. Viêm xoang mũi. C.Ngẹt mũi D.Viêm tai chảy nước
11. Chống chỉ định không phải của Xylometazolin:
A.Cao huyết áp. B.Mạch nhanh
C.Phụ nữ có thai và nuôi con bú. D.Xơ cứng mạch.
12. Khi bị chảy máu cam thì chỉ định dùng dung dịch:
A.Hydrogen peroxyd 3%. B. Acid Boric 3%
C. Glycerin borat 20% D. Naphtazolin 0,05%
13. Khi bị viêm tai thì dùng dung dịch sau:
A.Dung dịch Hydrogen peroxyd 10%.
B.Naphtazolin 0,1%
C.Xylometazolin 0,1%
D.Cồn Boric 3%.
14. Dùng dung dịch Hydrogen peroxyd có nồng độ dưới đây để súc miệng:
A.Dung dịch Hydrogen peroxyd 30%
B.Dung dịch Hydrogen peroxyd 3%.
C.Dung dịch Hydrogen peroxyd 0,3%.
D.Tất cả đều đúng.
15. Kỹ thuật bảo quản Hydrogen peroxyd loãng là:
A.Tránh nóng. B.Tránh ánh sáng C.Có chất bảo quản D.Tất cả đều đúng.
16. Khi bị tưa lưỡi thì chỉ định bôi dung dịch:
A.Glycerin borat 20% B.Nước súc miệng hoa hồng
C. Natri borat 6%. D.Tất cả đều đúng.
17. Thuốc tra mắt chữa viêm kết mạc do lậu cầu là:
A.Chloroxit 0,4% B.Sulfacetamid 10%
C.Atropin sulfat 0,5% D. Argyron 1%
18. Chỉ định dùng không phải của thuốc nhỏ mắt Atropin sulfat:
A.Viêm mống mắt và mống mắt thể mi. B.Viêm kết mạc dị ứng
C. Chuẩn bị khám mắt D. Chứng lác điều tiết
19. Tác dụng của Homatropin so với Atropin
A. Giãn đồng tử chậm nhưng mạnh hơn và thời gian giãn dài hơn Atropin.
B. Giãn đồng tử nhanh, mạnh và thời gian giãn ngắn hơn Atropin.
C. Giãn đồng tử nhanh, yếu và thời gian giãn ngắn hơn Atropin.
D. Giãn đồng tử chậm nhưng mạnh và thời gian giãn ngắn hơn Atropin
20. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Argyron (Bạc protein chứa 19-23% Ag, độc hơn bạc nitrat).
B. Atropin là thuốc hủy đối giao cảm.
C. Homatropin bromid có tác dụng tương tự Atropin
D. Pilocarpin có nguồn gốc từ thực vật.

35
BÀI 3 : THUỐC CHỐNG NẤM VÀ CHỮA BỆNH NGOÀI DA

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cách phân loại thuốc chống nấm và chữa bệnh ngòai da.
2. Trình bày được 4 nguyên tắc sử dụng các thuốc chữa bệnh ngoài da.
3. Trình bày được tính chất và cách sử dụng 10 thuốc chống nấm và chữa bệnh
ngòai da.
4. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 10 thuốc chống nấm và chữa bệnh ngoài
da.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh ngoài da có thể là một bệnh tại chỗ và cũng có thể là bệnh toàn thân nên có
trường hợp phải dùng thuốc ngoài da kết hợp với các thuốc dùng trong (uống, tiêm) để
đạt được kết quả tốt trong điều trị.
Thuốc dùng ngoài da gồm những hợp chất có tác dụng chống viêm, loét lở ngứa
hoặc sát khuẩn, chống nấm, ký sinh trùng, vi rút gây bệnh trên da.
Một số loại nấm gây bệnh:
Nấm bề mặt Nấm hệ thống ( nấm nội tạng )
Epidermophyton spp Aspegillus spp
Microsporum spp Candida spp
Sporothrix spp Blastomyces Dermatitidis
Trichophyton spp Cryptococus neofomans
Cosidioides immitis
Histoplasma cápulatum

1.1 Phân loại thuốc chống nấm


1.1.1 Dựa vào vị trí tác dụng: chia thuốc chống nấm làm 2 nhóm
- Thuốc trị nấm bề mặt: kháng nấm ở bề mặt da và niêm mạc. Gồm: Ketokonazol,
Clotrimazol (Canesten), Isoconazol (Fazol), Econazol, Sulconazol, Tioconazol,
Griseofulvin, Nystatin,…
- Thuốc trị nấm nội tạng: trị nấm ở sâu trong cơ quan như não phổi,. Gồm:
Amphotericin B, Ketoconazol (Nizozal), Fluconazol
1.1.2 Dựa vào cấu trúc hóa học chia làm các nhóm:
- Kháng sinh kháng nấm:
o Nhóm Polyen: Amfotericin B (toàn thân), Nystatin (tại chỗ).
o Nhóm Griseofulvin,
- Hóa chất tổng hợp kháng nấm
o Nhóm Terbinafin
o Các Imidazol thế: (Chiazol)
Miconazol (daktazin), Ketoconazol (Nizozal).

36
Clotrimazol (Canesten), Isoconazol (Fazol), Econazol, Sulconazol, Tioconazol
o Các Triazol: Fluconazol, Itraconazol, Terconazol
o Dẫn chất 5-Pluo-ro cytosin: Flucytosin
o Các chất kháng nấm khác: Dùng ngòai da
Acid Benzoic, Acid Salicilic và dẫn chất, Acid undecylenic, Polividon.
1.2 Phân loại thuốc dùng ngòai da
1.2.1 Thuốc ngoài da thường phân loại theo tác dụng
* Thuốc tác dụng trực tiếp với tác nhân gây bệnh như các chất kháng sinh,
Corticoid, thuốc sát khuẩn, chống nấm, ký sinh trùng, vi rút.
* Thuốc làm thoáng da, dịu da như thuốc chống phù nề, chống viêm tấy
* Thuốc làm co thắt mao mạch như thuốc chống xung huyết, lở ngứa.
* Thuốc làm thay đổi độ pH trên da để bảo vệ da.
1.2.2 Các thuốc chữa bệnh ngoài da phân loại theo nhóm thuốc
* Các thuốc dùng ngoài da có kháng sinh (học ở phần kháng sinh).
* Các thuốc dùng ngoài da có Corticoid (học ở phần Corticoid).
* Các thuốc dùng ngoài da có kháng sinh phối hợp với Corticoid như: Cortibion,
Cidermex, (VN), Cloroxit H (Hung), Ecodax –G (Cannada), Gentrison (Korea)...
* Thuốc sát khuẩn và chống nấm
* Thuốc chống virut
* Thuốc trị ghẻ ngứa … Và một số nhóm khác
1.1.3 Nguyên tắc sử dụng các thuốc dùng ngòai da
- Chỉ dùng thuốc khi đã chẩn đoán đúng bệnh.
- Chọn loại thuốc với dạng thuốc và cách dùng thích hợp với da.
- Kết hợp thuốc dùng ngoài với thuốc dùng trong (nếu là bệnh toàn thân).
- Chỉ dùng các chất kháng sinh bôi trên da khi thật cần thiết.
2 CÁC THUỐC CỤ THỂ
2.1 Kháng sinh kháng nấm: Griseofulvin (Gricin, Fulvina…)
Nguồn gốc: Griseofulvin phân lập từ môi trường nuôi cấy Penicillinum griseofulvin
và một số chủng Penicillinum khác.
Tính chất: Bột trắng, không vị, trung tính, rất ít tan trong nước, tan trong dung môi
hữu cơ, bền với nhiệt.
Dược động học:
Hấp thụ qua ruột thay đổi tùy theo người bệnh, ở một số ít người thuốc hầu như
không hấp thu qua ruột. Sữa và thức ăn có nhiều chất béo sẽ làm tăng hấp thu thuốc,
dạng siêu vi tinh thể hấp thu gấp rưỡi dạng vi tinh thể. Khuếch tán tốt vào các mô
nhưng có tích tụ chọn lựa ở da và các mô có chất sừng. Tỷ lệ liên kết protein huyết
tương cao (80%), thời gian bán hủy khoảng 9- 24 giờ, chuyển hóa ở gan mất nhóm
acetyl, bài xuất rất ít theo nước tiểu.
Tác dụng và cơ chế:
Griseofulvin ức chế sự phân bào của nấm, tạo thành những tế bào nhiều nhân
mà không phân bào được. Nó đọng ở những nơi keratin đang hình thành, ngăn cản
nấm lan tràn tới những vùng này. Thuốc ngấm từ trong ra, ở những vùng lông, tóc,

37
móng… mới, nghĩa là đi ngược chiều với nấm, giúp cho phần lông tóc, móng mới mọc
chống đỡ được với nấm.
Thuốc có tác dụng tĩnh nấm. Hoạt phổ giới hạn với các Dermatophyte
microsporum, Epidermophyton, Trichophyton. Thuốc không có tác dụng với Candida,
Nocardia, Actinomyces, nấm mốc và vi khuẩn.
Chỉ định:
- Điều trị các bệnh nấm ở móng, lông tóc, nấm gan bàn chân và bàn tay, nấm da đầu
làm rụng tóc. Kém tác dụng với các bệnh nấm ngoài da.
- Gần đây, người ta dùng Griseofulvin làm thuốc kháng viêm trị các chứng phong
thấp ở vai tay và khớp vai.
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp là: Gây rối loạn nhẹ ở dạ dày, ruột, nhức đầu, chóng mặt, nhạy cảm
với ánh sáng.
Chống chỉ định:
Người suy gan, mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Thận trọng:
- Dùng dài ngày phải kiểm tra chức năng gan, thận máu.
- Ngưng thuốc khi có hiện tượng giảm bạch cầu hạt.
- Tránh phơi nắng khi dùng thuốc ( gây nhạy cảm ánh sáng).
- Có thể dị ứng chéo với Penicillin.
Tương tác thuốc:
- Griseofulvin + Rượu: Làm tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, vã mồ hơi.
- Griseofulvin + Phenobarbitan: Làm giảm nồng độ Griseofulvin.
- Griseofulvin + thuốc chống đông máu nhóm coumarin: giảm tác dụng chống đông
máu.
- Griseofulvin + thuốc tránh thai dạng uống: giảm tác dụng thuốc tránh thai.
- Griseofulvin + asipirin: giảm nồng độ aspirin.
Dạng dùng:
Viên 250mg, 500mg, thuốc mỡ 5%.
Cách dùng, liều dùng:
Nên uống kèm với sữa hoặc thức ăn nhiều chất béo.
Người lớn: 500mg/lần/ngày 2 lần.
Trẻ em: 10mg/kg/ngày, chia làm 2-3 lần.
Thời gian điều trị là 4-6 tuần cho nấm ngón tay chân và da đầu.
4-8 tháng với nấm móng tay chân.
Trong thời gian điều trị nên bôi ngoài da để bổ sung, vừa bôi vừa sát nhẹ.
Trị phong thấp: 2-3g/ngày.
Bảo quản: Nơi khô mát, chống ẩm.
2.2 Nystatin
Tính chất:
Là thuốc kháng nấm chiết từ môi trường nuôi cấy Streptomyces nourseri có phổ
kháng nấm hẹp, chủ yếu trên nấm Candida và Crytococcus.

38
Dược động học:
Hấp thu: Nystatin hấp thu kém qua đường tiêu hoá, không hấp thu qua da và niêm
mạc. Thải trừ: chủ yếu qua phân dưới dạng chưa chuyển hoá.
Cơ chế tác dụng:
Nystatin liên kết với ergosterol của màng tế bào làm rối loạn chuyển hóa kali của
nấm rồi diệt nấm mà không gây hại cho người. Mặt khác, do nystatin không thấm qua
màng ruột nên dùng đường uống có tính an toàn cao.
Thuốc có tác dụng kìm hoặc diệt nấm tùy vào liều dùng và độ nhạy cảm riêng của
từng loại nấm.
Chỉ định :
Dự phòng và điều trị nấm ở niêm mạc nhất là do Candida albicans ở miệng như
tưa lưỡi, viêm họng, bệnh nấm candida ở ruột, và nhiễm nấm ở đường âm đạo (phối
hợp với metronidazol).
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ có thai.
Tác dụng không mong muốn:
- Dung nạp tốt, ít độc, có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
- Một số tác dụng không mong muốn khác như dị ứng, mày đay, ban đỏ..., rối loạn
tiêu hoá chủ yếu do chất candium gây nên( đây là chất tạo ra khi nấm Candida bị
phân giải).
Liều lượng:
Người lớn: 2-3 viên/lần x 3- 4lần/ngày. Trẻ em: 2-8 viên/ngày, chia làm 2-4
lần/ngày tuỳ theo tuổi. Uống cách xa bữa ăn.
TT thuốc.
- Mất tác dụng khi dùng đồng thời riboflavin phosphat
- Dạng uống bị giảm tác dụng khi dùng kèm các thuốc tăng nhu động ruột, các thuốc
bao niêm mạc do cản trở hấp thu
2.3. Hóa chất tổng hợp kháng nấm: Ketoconazol (Ketazol, Nizozal…).
Dược động học:
Được dùng để uống thông dụng nhất, độ hấp thu qua ruột phụ thuộc vào pH của
dịch vị, độ acid giúp cho thuốc hấp thụ nhanh, thức ăn làm giảm hấp thụ. Độ khuếch
tán kém, không vào dịch não tủy, nhưng vào được sữa mẹ.
Tỷ lệ liên kết Protein huyết tương là 90%, chuyển hóa ở gan thành chất mất tác
dụng, bài xuất chủ yếu theo đường tiêu hóa, trong mật và phân chỉ có 10-15% bài xuất
qua thận.
Cơ chế tác dụng:
Ức chế sinh tổng hợp ergosterol ở nấm và làm thay đổi các thành phần lipit khác
ở màng tế bào vi nấm, do đó làm thay đổi tính thấm của màng tế bào nấm.
Tác dụng:
Ketoconazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, có tác dụng trên nhiều loài nấm gây
bệnh. Trị hữu hiệu Blastomyces dermatitidis, Candida, Histoplasma, Phialophora,
Trichophyton, epidermophyton, Microsporum.

39
Ketoconazol còn dùng để ngăn ngừa bội nhiễm nấm do điều trị lâu ngày bằng
kháng sinh, corticoid và các chất làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Tác dụng không mong muốn:
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Chỉ định:
Điều trị các bệnh do nhiễm nấm nhạy cảm :
+ Nấm ở da, tóc, móng do vi nấm ngoài da hoặc nấm men.
+Nhiễm nấm men ở đường tiêu hóa.
+ Nhiễm Candiada âm đạo
+ Các loại nấm nội tạng.
Không dùng để điều trị viêm màng não do nấm.
Chống chỉ định:
Bệnh nhân có bệnh lý gan cấp hay mãn tính, người mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ
nuôi con bú, trẻ em < 2 tuổi ( dạng uống).
Thận trọng:
Phụ nữ có thai, Người suy giảm miễn dịch, dùng thời gian dài ở trẻ em.
Tương tác thuốc:
- Các thuốc Rifampycin, carbamazepin, isoniasid, phenytoin gây tương tác bất lợi,
làm giảm đáng kể khả dụng sinh học của ketoconazol. Không nên dùng chung với
các thuốc này.
- Ketoconazol ức chế enzym P450 (CYP 3A) làm giảm sự chuyển hóa dẫn đến tăng
nồng độ máu, tăng hay kéo dài thời gian hiệu lực các thuốc: chống mỡ máu
(simvastatin, lovastatin), chống nấm (terbinafin), tim mạch (digitoxin, quinidin),
Loratadin, đái tháo đường (sulfamid uống), hen (theophylin), chống đông (dạng
uống). Không nên phối hợp với các thuốc này. Nếu cần phối hợp thì phải giảm liều.
- Ketoconazol + Rượu: Làm tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi. (cách 48 giờ)
Liều dùng:
Người lớn: 200mg/ngày 1 lần có thể tăng gấp đôi
Trẻ em 4-7mg/kg/ngày
Thời gian điều trị:
- Nấm Candida âm đạo: 5 ngày
- Candida miệng và ngoài da: 2-3 tuần
- Candida nội tạng: 1-2 tháng
- Lang ben: 10 ngày
- Nhiễm nấm da do vi nấm ngoài da: 4 tuần.
- Nấm tóc: 1-2 tháng
- Nấm móng: 6-12 tháng
Bảo quản: Nơi mát.
2.4 Fluconazol: Là thuốc kháng nấm thuộc nhóm triazol. Ðặc biệt có tác dụng trên
nấm Candida.
Dược động học:

40
Fluconazol khi được dùng bằng đường uống tương đương với đường tĩnh mạch, F
khi dùng bằng đường uống đạt trên 90% so với đường tiêm tĩnh mạch. Kết hợp với
protein huyết tương thấp (11-12%). Fluconazol được thải trừ chủ yếu qua thận, khoảng
80% liều dùng xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng không đổi. Khoảng 11% liều dùng
được tìm thấy trong nước tiểu ở các dạng chuyển hóa.
Tác dụng:
Fluconazol có tác dụng tốt với hầu hết các chủng nấm Candida, kể cả nhiễm nấm ở
giai đoạn cuối của bệnh nhân AIDS đã kháng các thuốc trị nấm khác như Nystatin,
Ketoconazol và Clotrimazol.
Chỉ định :
- Nhiễm nấm Candida niêm mạc: mũi, miệng, hầu họng, kể cả bệnh nhân suy giảm
miễn dịch. Nấm Candida âm đạo cấp tính hay tái phát, nấm chân, thân, bẹn.
- Ðiều trị và phòng ngừa nhiễm nấm Candida ở bệnh nhân bị bệnh ác tính, AIDS.
- Viêm màng não do Cryptococcus hoặc phòng ngừa tái phát viêm màng não do
Cryptococcus ở bệnh nhân AIDS.
Tác dụng không mong muốn:
Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nổi mẩn da.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc, với các hợp chất thuộc nhóm
triazol
Tương tác thuốc:
- Fluconazol gây tăng nồng độ huyết tương của phenytoin.
- Rifampicin làm giảm độ hấp thu và thời gian bán hủy của fluconazol. Do đó khi
dùng đồng thời với rifampicin, cần tăng liều của fluconazol.
Liều lượng:
Dùng bằng đường uống.
- Nhiễm nấm Candida hầu họng: 50-100mg/ngày trong 1-2 tuần.
- Nhiễm nấm Candida âm đạo: liều duy nhất 150mg.
- Nhiễm nấm chân, thân, bẹn: 150 mg/lần/tuần.
-Viêm màng não do Cryptococcus: liều khởi đầu 400mg/ngày đầu tiên. Sau đó 200
mg/ngày, dùng ít nhất 6-8 tuần. Trường hợp phòng ngừa tái phát do Cryptococcus:
100-200mg/ngày.
2.5.Acid Benzoic
Công thức: C7H6O2 Ptl: 122,12
Nguồn gốc:
Acid Benzoic là acid thơm, có trong cánh kiến trắng và đã tổng hợp được bằng
phương pháp hóa học.
Tính chất:
Tinh thể hình kim hoặc mảnh không màu hoặc bột kết tinh trắng, có mùi thơm
cánh kiến, ít tan trong nước lạnh, tan trong nước sôi, dễ tan trong etanol 960, ether,
Cloroform. Khi đun nóng sẽ bị chảy và thăng hoa, gây kích ứng niêm mạc đường hô
hấp.

41
Tác dụng:
Sát khuẩn, diệt nấm mốc, giảm ho và long đờm nhẹ.
Chỉ định:
Chữa các bệnh ngoài da như Eczema, hắc lào, trai chân, hạt cơm và bảo quản cao
thuốc.
Cách dùng và liều dùng:
Thường dùng phối hợp với Acid Salicilic
- Chữa eczema, hắc lào: Dùng thuốc mỡ Benzosali (Acid Benzoic 0,1g và Acid
Salicilic 0,5g có trong 1g thuốc mỡ) hoặc thuốc mỡ Whifield (6% Acid benzoic và
3% Acid Salicilic ), ngày bôi 1-2 lần.
- Chữa trai chân: Dùng thuốc mỡ phối hợp (Acid benzoic 10% và Acid Salicilic 10%
trong cồn nhựa thông), ngày đầu bôi hai lần, các ngày sau bóc lần da chóc và bôi
tiếp một lần làm như vậy cho đến khi hết trai.
- Chữa hạt cơm: Bôi thuốc lên các hạt cơm cho đến khi hết phần hạt cơm nổi trên da,
dùng dạng thuốc như chữa trai chân.
- Trị nấm ngoài da: Thuốc nước ASA: Acid Benzoic 0,66g và Acid Salicilic
1,36g/trong cồn 700 vừa đủ 20ml.
Bảo quản: Nơi mát, chống nóng.
2.6 Acid Salicylic
CT: C7H6O3; Ptl: 138,13
Tính chất :
Tinh thể hình kim hoặc bột kết tinh trắng, nhẹ, không mùi, vị ngọt chua, khó tan
trong nước lạnh, tan trong nước sôi, dễ tan trong etanol và ether, hơi tan trong
cloroform. Khi đun nóng sẽ bị thăng hoa, đun to lửa thì bị phân hủy, giải phóng acid
carbonic và phenol.
Dược động học:
Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy
đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên
diện rộng của cơ thể.
Tác dụng:
Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất
ăn da.
Chỉ định:
- Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, vảy da đầu và các trường hợp
bệnh da tróc vảy khác.
- Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân.
- Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.
- Trứng cá thường.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.
- Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
Thận trọng lúc dùng:

42
Tránh bôi vào miệng, mắt, niêm mạc. Có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá
nhiều. Để hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gan dài, nồng độ cao,
bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ.
Cũng cần thận trọng khi bôi trên các đầu chi người bệnh suy giảm tuần hoàn ngoại vi
và người đái tháo đường.
Tác dụng không mong muốn:
- Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu
chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có
tiếng vo vo trong tai liên tục).
- Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các
mụn cơm dễ lan rộng.
- Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Cách dùng, liều dùng:
- Chữa Eczema, nấm ngoài da: Bôi 2-3 lần/ngày, dạng phối hợp với Iot (2,5% Iot)
hoặc dạng phối hợp với Acid Benzoic và Iot đồng tỷ lệ 3% (BSI)
- Chữa trai chân, hạt cơm: Dạng dùng phối hợp với Acid Benzoic như trên.
Bảo quản dưới 25 độ C.
2.7.Methylthioninium (Xanh Methylen)
Tính chất:
Bột kết tinh, màu xanh xám, không mùi, hơi tan trong nước (1/30), ít tan trong
etanol, tan được trong cloroform, không tan trong ete, dung dịch có màu xanh và trung
tính vời giấy qùy.
Tác dụng:
- Sát khuẩn vết lở loét ngoài da, viêm đường tiết niệu.
- Giải độc Cyanid, các chất gây methemoglobin ở máu.
Chỉ định:
Chốc đầu, lở loét ngoài da, viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm bàng
quang), ngộ độc Cyanid (say sắn, măng độc), nhiễm độc nitrobenzen, Anilin,
Hydrosulfur, các chất gây methemoglobin huyết.
Cách dùng, liều lượng:
- Chốc đầu, lở loét ngoài da: Ngày bôi 2-3 lần, dạng dung dịch xanh methylen 1%.
- Chữa viêm đường tiết niệu: Uống 0,05g-0,2g/ngày, dạng thuốc viên bọc Xanh
methylen hoặc thụt niệu đạo dung dịch 0,2-0,5%.
- Chữa ngộ độc Cyanid: Tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 lần/ngày, mỗi lần 10-30ml, cách
nhau 10 phút tiêm một lần, dạng thuốc tiêm 0,1g/10ml.
- Chữa nhiễm độc Nitrobenzen, Anilin, Hydrosulfur, các chất gây methemoglobin
huyết: Tiêm tĩnh mạch chậm 5-10ml, dạng thuốc như trên.
- Chứng methemoglobin huyết ở trẻ sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 ml/kg thể
trọng/24 giờ (phối hợp với Vitamin C và cho hít khí oxy).
Bảo quản: Viên:Để nơi khô mát.Thuốc tiêm: Để nơi mát, tránh đổ vỡ.

2.8.Povidone Iode

43
Tính chất: Là hợp chất cao phân tử, có chứa từ 9 – 12 % Iode. Iode trong chế phẩm
được phóng thích từ từ nên tác dụng sát trùng và diệt nấm tốt và kéo dài.
DĐH: Phóng thích Iode từ từ, thấm qua da và thải trừ qua nước tiểu.
Povidone cũng được phóng thích cùng Iode tạo thành một màng che vết thương.
Tác dụng: Có tác dụng diệt một số chủng Gram (-), gram (+), nấm, đơn bào và một số
loại khác.
Tác dụng phụ: (thường gặp)
Tăng natri huyết, tổn thương chức năng thận; Giảm khả năng hoạt động của tuyến
giáp; Giảm bạch cầu trung tính; Co giật.
Chỉ định: Sát trùngda trước khi phẫu thuật, khử trùng dụng cụ.
Phụ trị: Bệnh ngoài da, nấm tóc, nấm da, hăm da.
CCĐ: Người có tiền sử dị ứng với Iode
Không dùng chung với các chất tẩy hoặc hóa chất khác.
Thận trọng: Không dùng trên vùng da rộng và lặp lại nhiều lần.
Trẻ em dưới 1 tháng tuổi; Phụ nữ có thai 06 tháng cuối; Phụ nữ nuôi con

CĐ, LD: Dùng nguyên chất bôi lên da.
Pha loãng 1/5 với nước hay dung dịch sinh lý 0,9% để rửa vết thương.
BQ: Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.
2.9 Thuốc chống vi rút bôi ngoài: Acyclovir.
Tính chất: Chất kháng virus
Chỉ định: Giảm đau và ngứa do Herpes simplex môi, da và sinh dục khởi phát và tái
phát, điều trị càng sớm càng tốt.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với Acyclovir. Không được bôi lên niêm mạc
(miệng, mắt, âm đạo để tránh kích ứng).
Tác dụng ngoại ý: Có thể gặp cảm giác nóng, kim châm thoáng qua, thỉnh thoảng bị
đỏ, khô, đóng vẩy ở vùng da điều trị.
Cách dùng, liều dùng: Thoa một lớp kem mỏng vào các vùng da bị tổn thương 5
lần/ngày, cứ mỗi 4 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 5 ngày, không điều trị quá 10
ngày.
Lưu ý: Để có đáp ứng tốt nhất, phải điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng (phồng
rộp, ngứa, khó chịu, đỏ).
Bảo quản: Nhiệt độ không quá 250C
2.10 Thuốc trị ghẻ, ngứa: Diethyl phtalat (DEP), Crotamiton (Eurax).
Chất đại diện: Diethyl phtalat (DEP),
Tính chất: Diethyl phtalat là chất lỏng sánh, trong suốt, không màu hoặc màu vàng
nhạt, mùi đặc biệt, không cháy, không tan trong nước, tan trong ethanol 960. Chế phẩm
phải chứa ít nhất 98,8% DEP nguyên chất.
Tác dụng: Diệt cái ghẻ và một số côn trùng, không kích ứng da.
Chỉ định: Trị ghẻ, chống muỗi đốt và vắt cắn.
Chống chỉ định: Người dị ứng với thuốc, bôi lên niêm mạc, bôi gần mắt.
Cách dùng, liều dùng:

44
- Trị ghẻ: Bôi vào kẽ chân hoặc kẽ tay bị ghẻ và những chỗ bị côn trùng đốt, dạng
dung dịch DE P.
- Chống muỗi, vắt: Xoa đều ngoài da phần tay chân hở ra ngoài, dạng thuốc mỡ DEP,
hoặc phun vào quần áo, mũ dạng dung dịch DEP.
Bảo quản: Thành phẩm dùng ngoài, nơi mát chống nóng
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài tập 1:
+ Kể tên những đường dùng của các thuốc có hoạt chất chống nấm? Mỗi đường dùng
nêu 2 ví dụ hoạt chất?
+ Kể tên những nhóm thuốc mà đường sử dụng có thể là ngoài da? Mỗi nhóm nêu ví
dụ 2 hoạt chất?
II. Chọn câu Đúng - Sai
1. Povidone Iode chống chỉ định cho trẻ em dưới 1 tuổi.
2. Acid Benzoic có tác dụng diệt nấm mốc nên được dùng để bảo quản cao thuốc.
3. Acid Salicylic dùng để chữa trai chân và hạt cơm
4. Xanh methylen dùng để chữa viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
5. Thuốc bôi ngoài da chỉ có tác dụng tại chỗ
6. Dùng Povidone Iode có tác dụng tốt hơn một số dạng có chứa Iode khác do Iode
được phóng thích từ từ nên tác dụng tốt và kéo dài.
III. Chọn câu đúng nhất
7. Những phát biểu về Ketoconazol dưới đây là đúng:
A. Kháng sinh nhóm Macrolid B. Liên kết Protein 30%
C. Biệt dược là Canesten D. Không vào được dịch não tủy
8. Thuốc chống nấm nào dưới đây chỉ có tác dụng tại chỗ:
A. Amfotericin B B. Griseofulvin C. Clotrimazol D. Ketoconazol
9. Tương tác của Griseofulvin dưới đây là đúng:
A. Rượu làm tăng tác dụng Griseofulvin
B. Phenolbarbital làm giảm nồng độ Griseofulvin.
C. Griseofulvin làm tăng tác dụng chống đông máu của Warfarin
D. Griseofulvin làm tăng tác dụng thuốc tránh thai dạng uống
E. Griseofulvin làm tăng nồng độ aspirin.
10.Tương tác của Ketoconazol dưới đây là đúng:
A. Cimetidin làm tăng hấp thu Ketoconazol
B. Rifampicin làm tăng nồng độ Ketoconazol
C. Ketoconazol làm tăng nồng độ Loratadin
D. Ketoconazol làm tăng tác dụng chống đông máu của Warfarin.
11. Thận trọng của Griseofulvin dưới đây là đúng:
A. Phụ nữ có thai B. Phụ nữ nuôi con bú.
C. Người già yếu. D. Người giảm bạch cầu hạt.
12. Thuốc nào dưới đây không có tác dụng trị nấm:
A. Griseofulvin B. Ketoconazol

45
C. Acid Benzoic D. Xanh methylen
13. Thuốc nào dưới đây dùng để sát trùng da:
A. Griseofulvin B. Ketoconazol C. Acid Benzoic D. Povidon Iod
14. Thuốc nào dưới đây có tác dụng với virut:
A. Griseofulvin B. Acylovir C. Acid Benzoic D. Povidon Iod
15. Thuốc nào dưới đây chống chỉ định trong trường hợp nhiễm nấm:
A. Griseofulvin B. Ketoconazol C. Cortibion D. Povidon Iod
16. Các phát biểu sau đây phát biểu nào sai:
A. Chữa trai chân dùng hỗn hợp Acid benzoic 10% và Acid Salicilic 10%.
B. Chữa hạt cơm dùng hỗn hợp Acid benzoic 10% và Acid Salicilic 10%.
C. Chữa Eczema, nấm ngoài da dùng hỗn hợp Acid Benzoic với Iot (2,5% Iot)
D. Ngứa, viêm da thần kinh, thương tổn da do gãi dùng Cortibion.
17. Thuốc nào không điều trị được bệnh hắc lào:
A. ASA B. Thuốc mỡ Benzosali C. BSI 3% D. Xanh methylen
18. Những phát biểu sau là đúng:
A. Acylovir chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng với virus.
B. DEP có tác dụng diệt cái ghẻ và một số côn trùng.
C. Chữa trai chân tốt nhất nên dùng hỗn hợp BSI
D. Chốc đầu, lở loét ngoài da nên dùng hỗn hợp Acid benzoic 10% và Acid Salicilic
10% trong cồn nhựa thông.
19. Chỉ định không phải của Cortibion :
A.Eczema nhiễm khuẩn B.Viêm nang lông, đinh nhọt.
C.Ngứa, thương tổn da do gãi. D. Diệt cái ghẻ và một số côn trùng
20. Phát biểu nào không phải của Griseofulvin:
A. Cơ chế kháng nấm là do ức chế sinh tổng hợp Ergosterol của nấm.
B. Uống thuốc trong bữa ăn có nhiều mỡ thì tăng hấp thu thuốc.
C. Chuyển hóa ở gan nên chống chỉ định với người suy gan.
D. Dùng đường uống tốt hơn dùng ngoài da.
21. Phát biểu về Grisefulvin dưới đây là đúng
A. Thức ăn làm cản trở hấp thu
B. Tỷ lệ liên kết Protein huyết tương là 95%.
C. Cơ chế tác dụng là ức chế sự phân bào của nấm.
D. Tác dụng tốt với các loại nấm ngoài da.
22.Thời gian điều trị của Ketoconazol cho các bệnh nấm dưới đây là đúng:
A. Nấm Candida âm đạo: 4 tuần
B. Candida miệng và ngoài da: 2-3 tuần
C. Lang ben: 2 tháng
D. Nấm tóc: 4 tháng
23. Phát biểu nào không đúng về nhóm thuốc kháng nấm :
A. Được xếp vào nhóm kháng sinh
B. Có tác dụng toàn thân và tại chỗ.
C. Khi điều trị nấm nên dùng kèm kháng sinh

46
D. Thời gian điều trị thường dài ngày

47
BÀI 4: THUỐC CHỐNG LAO, PHONG – SỐT RÉT

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh, cách phân loại thuốc chữa bệnh lao,
phong, sốt rét.
2. Trình bày được biện pháp phòng bệnh lao, phong, sốt rét.
3. Phân tích các nguyên tắc sử dụng, công thức phối hợp thuốc chữa lao, phong, sốt
rét.
4. Trình bày được tính chất, cách sử dụng 8 thuốc chữa lao, phong, sốt rét.
5. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 8 thuốc chữa lao, phong, sốt rét để cùng
với toàn ngành y tế thực hiện tốt các Chương trình Quốc gia về chống lao và loại
trừ bệnh phong, sốt rét.
NỘI DUNG
1. BỆNH LAO, PHONG
1.1 Nguyên nhân gây bệnh lao, phong
1.1.1 Bệnh Lao:
- Lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis hoặc
Bacterium tuberculosis gây ra, năm 1882 Robert Koch đã tìm ra trực khuẩn này nên
còn gọi tắt là Baccillum Koch hay Bacillus Koch hay Bacille de Koch (gọi tắt là BK).
- Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể nhiễm lao, nhưng lao phổi chiếm tỷ
lệ 60-70% so với các thể lao khác như lao da, lao màng não, lao xương, lao thận…
- Bệnh lao hiện nay có thể chữa khỏi hòan toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị
kịp thời bằng cách phối hợp các thuốc chống lao. Tuy nhiên ở Việt Nam thì điều trị lao
khó và tỷ lệ lây lan cao (tỷ lệ chết do lao trên thế giới là khoảng 1% trong khi ở VN là
8%, đây là một tỷ lệ cao, lý do là người VN chúng ta sống quá thiên về tình cảm, sợ
người bệnh tủi thân nên vẫn để sinh hoạt chung, không có những biện pháp cách ly tốt.
Người bệnh lại chủ quan, không điều trị theo phác đồ nên vi khuẩn nhờn thuốc, tái
phát bệnh nặng nề hơn lúc khởi phát).
1.1.2 Bệnh phong:
Phong hủi là bệnh bị nhiễm trực khuẩn Mycobacterium leprae gây ra, Hansen đã
xác lập được trực khuẩn này vào năm 1837 nên bệnh phong còn gọi là bệnh Hansen và
trực khuẩn phong gọi là trực khuẩn Hansen.
1.2 Phân loại thuốc.
Thuốc chống lao:Bảng tóm tắt thuốc kháng lao
Tên thuốc Ký hiệu Tác dụng Cách dùng Liều lượng
Isoniazid H Diệt khuẩn Uống 300mg/lần/ngày
Rifampicin R Diệt khuẩn Uống 600mg/lần/ngày
Ethambutol E Tĩnh khuẩn Uống 0,8-1,6g/1 lần/ngày
Pyrazinamid Z Diệt khuẩn Uống 1-3g/1 lần/ngày
Streptomycin S Diệt khuẩn Tiêm 0,75-1g/1lần/ngày
PAS Tĩnh khuẩn Uống 200mg x4lần/ngày

48
Ethionamid Tĩnh khuẩn Uống 0,5-1g/ngày chia 4 lần
Cycloserin Tĩnh khuẩn Uống 0,5-1g/ngày chia 4 lần
Capreomycin Diệt khuẩn Tiêm bắp 0,5-1g/ngày
Kanamycin Tĩnh khuẩn Tiêm bắp 1g/ngày

Hiện nay người ta phân biệt thuốc chống lao theo thứ tự ưu tiên chọn lọc điều trị:
Thuốc ưu tiên hàng đầu: Isoniazid và Rifampicin. Cả hai chất này đều có tính diệt
khuẩn, chỉ uống 1 lần trong ngày. Đây là những chất căn bản của mọi phác đồ điều trị
bệnh lao.
Thuốc ưu tiên loại 2 gồm: Ethambutol, Pyrazinamid, Streptomycin
Thuốc ưu tiên loại 3: PAS (Acid Para-Aminosalicylic), Ethionamid, Cycloserin,
Capreomycin, Kanamycin.
Một số chất khác chưa xếp loại ưu tiên vì được dùng theo ưa thích của mỗi vùng
hoặc trường phái điều trị. Việc sử dụng các Fluoquinolon mới để điều trị bệnh lao
chưa được áp dụng rộng rãi vì chưa rõ hậu quả do dùng thuốc lâu dài.
Thuốc chữa phong.Có thể chia làm 3 loại
+ Sulfon và dẫn chất của sulfon như dapson
+ Kháng sinh đặc trị như Rifampicin
+ Các thuốc tổng hợp như Sultiren,Clofazimin.
Để tăng hiệu lực của thuốc và phòng hiện tượng kháng thuốc phải dùng phối hợp
nhiều thuốc chữa phong với nhau để giảm thời gian điều trị. Các thuốc chữa phong đều
có tác dụng tốt và có khả năng cắt đứt đường lây lan nhanh nên có thể áp dụng điều trị
tại nhà, nhưng cũng cần theo dõi tác dụng phụ để xử lý kịp thời và kết hợp dùng thuốc
với tập luyện để chống tàn tật.
1.3 Phòng bệnh lao
Chủ động phòng bệnh lao bằng cách tiêm vaccin cho tất cả trẻ sơ sinh và tiêm nhắc
lại cho người lớn làm việc ở khu vực có nguy cơ nhiễm lao.
Phát hiện bệnh sớm khi thấy ho và sốt kéo dài trên 10 ngày phải đến khám tại các
cơ sở y tế.
Nếu đã mắc bệnh lao thì phải cách ly và điều trị kịp thời để phòng lây lan sang
người khác.
1.4 Các phác đồ điều trị lao.
Cho tới nay đã có nhiều phác đồ điều trị. Những phác đồ này thay đổi theo tình hình
dược phẩm, mức sống kinh tế, sự đề kháng… của mỗi vùng, mỗi nước. Có phác đồ áp
dụng hữu hiệu với người Mỹ nhưng lại kém hiệu quả với dân Nam Mỹ và Đông Nam
Á. Lại có phác đồ hữu hiệu nhưng quá tốn kém, người bệnh không theo nổi.
Chỉ dẫn chữ và số trong công thức:
+ Chữ cái in hoa chỉ ký hiệu tên thuốc.
+ Chữ số đứng trước chữ cái chỉ thời gian điều trị bằng tháng.
+ Chữ số sau cái chỉ số ngày dùng thuốc trong tuần.
+ Nếu sau chữ cái không có số thì dùng thuốc hàng ngày
Các công thức phối hợp thuốc chữa lao:

49
Phác đồ điều trị lao vi khuẩn nhạy cảm với thuốc
Phác đồ A1: 2RHZE/4RHE
- Hướng dẫn:
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày.
- Chỉ định: cho các trường hợp bệnh lao người lớn không có bằng chứng kháng thuốc.
Phác đồ A2: 2RHZE/4RH
- Hướng dẫn:
 Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày.
 Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc là R và H dùng hàng ngày.
- Chỉ định: cho các trường hợp bệnh lao trẻ em không có bằng chứng kháng thuốc.
Phác đồ B1: 2RHZE/10RHE
- Hướng dẫn:
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hang ngày.
Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hang ngày.
- Chỉ định: lao màng não, lao xương khớp và lao hạch người lớn. Điều trị lao màng
não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần
trong thời gian 6-8 tuần đầu tiên và dùng Streptomycin (thay cho E) trong giai đoạn
tấn công.
Phác đồ B2: 2RHZE/10RH
- Hướng dẫn:
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày.
- Chỉ định: lao màng não, lao xương khớp và lao hạch trẻ em. Điều trị lao màng não
nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) liều giảm dần trong
thời gian 6-8 tuần đầu tiên (tham khảo thêm mục 4.8-sử dụng Corticosteroid trong
một số trường hợp) và dùng Streptomycin (thay cho E) trong giai đoạn tấn công.
Các phác đồ điều trị lao kháng thuốc áp dụng tại Việt Nam
Phác đồ chuẩn ngắn hạn điều trị lao đa kháng
4-6 Am Lfx Pto Cfz Z H liều cao E / 5 Lfx Cfz Z E
- Tiêu chuẩn thu nhận: Lao phổi kháng R, lao ngoài phổi đơn thuẩn chưa có tiền sử
dùng thuốc lao hàng hai có trong phác đồ hoặc dùng dưới 1 tháng.
- Thời điểm chỉ định: Ngay sau khi phát hiện kháng R trong thời gian chờ kết quả LPA
thuốc lao hàng hai. Quyết định điều trị tiếp tục hoặc chuyển phác đồ căn cứ vào kết
LPA.
Phác đồ bán chuẩn dài hạn
Lfx Cfz Lzd Cs +1 thuốc nhóm C
Chỉ định: Dành cho các trường hợp kháng R (không kháng với thuốc lao hàng 2), tuy
nhiên chống chỉ định của phác đồ chuẩn ngắn hạn: Có thai, lao ngoài phổi phức tạp,
Lao ngoài phổi thông thường có HIV (+), lao toàn thể, không dung nạp hoặc tương tác
thuốc trong phác đồ ngắn hạn
Điều trị lao cho những trường hợp đặc biệt

50
Điều trị lao ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- Sử dụng phác đồ điều trị 2RHZE/4RHE, không dung Streptomycin vì có khả năng
độc cho tai thai nhi. Nên dùng vitamin B6 liều 25mg hàng ngày nếu có dùng INH
1.5 Nguyên tắc sử dụng thuốc chống lao:
Bốn nguyên tắc điều trị bệnh lao bao gồm:
1.1. Phối hợp các thuốc chống lao
- Với lao còn nhậy cảm với thuốc: phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai
đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.
- Với bệnh lao đa kháng: phối hợp ít nhất 5 thuốc có hiệu lực, bao gồm Pyrazinamid
và 4 thuốc lao hàng hai có hiệu lực.
1.2. Phải dùng thuốc đúng liều
1.3. Phải dùng thuốc đều đặn
- Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày
và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.
- Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi
sáng.
1.4. Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì
- Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong
vùng tổn thương để tránh tái phát.
- Với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn ngắn hạn từ 9 -11 tháng có giai đoạn
tấn công 4-6 tháng, phác đồ điều trị chuẩn 20 tháng có thời gian tấn công 8 tháng.

2. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH SỐT RÉT.


2.1 Nguyên nhân gây bệnh sốt rét.
Sốt rét là bệnh lây truyền theo đường máu, có thể phát thành dịch, chủ yếu do muỗi
Anopheles (họ Culicidae, họ phụ Anophelinae) đóng vai trò trung gian truyền bệnh.
Trên thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị nhiễm bệnh sốt rét, trong đó có
khoảng 70 triệu trẻ em và mỗi năm làm chết khoảng trên 1 triệu người. Việt Nam,
bệnh sốt rét tái phát ở một số vùng, gây nhiễm bệnh hàng trăm người và mỗi năm làm
chết hàng nghìn người.
Trên trái đất có gần 120 loài Plasmodium (họ Plasmodidae) nhưng chỉ có 4 loài ký
sinh trùng gây sốt rét ở người là Plasmodium falciparum, P.vivax, P. malariae và P.
ovale. Ở nước ta, phổ biến là P.falciparum (80-85%) gây cơn sốt rét hàng ngày và sốt
rét ác tính, P.vivax (15-20%) gây cơn sốt rét cách nhật, P. malariae (1-2%) còn loài P.
ovale ít gặp.
2.2 Chu kỳ sinh sản của ký sinh trùng sốt rét.
Sự phát triển của kí sinh trùng sốt rét trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
2.2.1 Chu kỳ phát triển trong cơ thể người (sinh sản vô tính)
Gồm 2 giai đọan:
Giai đọan ở gan (ngoài hồng cầu): Khi muỗi Anopheles đốt người, truyền ký sinh
trùng sốt rét dưới dạng thoa trùng vào máu người, sau 30 phút , thoa trùng tới gan, ở

51
đây từ 5-14 ngày, phát triển thành thể phân liệt. Khi tế bào gan bị vỡ, giải phóng ra các
mảnh trùng. Giai đọan này gọi là giai đọan tiền hồng cầu.
Với P. falciparum thì toàn bộ thể phân liệt đều vào máu và phát triển ở đó, nhưng
với P. vivax, P. malariae, P. ovale thì chỉ một phần vào máu, số còn lại tiếp tục phát
triển chậm ở gan gọi là thể ẩn, thể này phát triển lâu dài hơn nên gây ra sốt rét tái phát
(gọi là thể ngọai hồng cầu).
Giai đọan vào maú (trong hồng cầu): Khi vào máu ký sinh trùng chui vào hồng cầu
và phát triển qua thể nhân, thể tư dưỡng, thể phân liệt non, thể phân liệt già (thể hoa
thị). Thể hoa thị phân ra thành nhiều mảnh trùng phá vỡ hồng cầu, các ký sinh trùng
mới này lại tiếp tục chui vào hồng cầu khác để sinh sản vô tính trong cơ thể người.
Khi hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt, thể tư dưỡng mới tràn vào huyết tương, gây cơn sốt
rét. Cứ thế các giai đoạn liên tiếp nhau, gây ra các cơn sốt có định kỳ (hàng ngày hay
cách nhật) tùy theo loài plasmodium.
Hầu hết các mảnh trùng này quay trở lại ký sinh trong các hồng cầu mới, còn một số
biệt hóa thành những thể hữu giới, đó là những giao bào đực và cái. ( bước đầu của
giai đoạn sinh sản hữu tính)
2.2.2 Chu kỳ phát triển trong cơ thể muỗi (sinh sản hữu tính)
Giao tử bào đực và cái khi ở trong hồng cầu không phân chia nhưng khi muỗi
Anopheles đốt (hút máu) người bệnh, các giao tử bào theo máu vào sinh sản hữu tính
trong cơ thể muỗi sinh ra thoa trùng ( gọi l chu kỳ bào tử sinh), thoa trùng di chuyển
lên tuyến nước bọt của muỗi, muỗi lại đốt người và truyền thoa trùng (mầm bệnh) sang
người khác.
2.3 Phân loại thuốc phòng, chống sốt rét.
Căn cứ vào tác dụng chọn lọc của thuốc có thể phân nhóm sau:
+ Nhóm thuốc cắt cơn sốt rét:
Tác dụng diệt thể vô tính trong hồng cầu, do đó chặn được các cơn sốt rét, không có
tác dụng diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn khác.
Thuốc điển hình là Quinin, Chloroquin, Artemisinin
+ Nhóm thuốc chống sốt rét tái phát;
Tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét ở giai đoạn ngoài hồng cầu và tiêu diệt các giao
tử còn lại nên còn gọi là thuốc điều trị tiệt căn.
Độc tính cao, gây tan huyết, giảm bạch cầu, thiếu máu.
Thuốc điển hình là Primaquin, Plasmoquin.
+ Nhóm thuốc phòng sốt rét
Tác dụng ngăn cản và tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét ở giai đoạn ngoài hồng cầu,
ngăn cản sự phát triển của thoa trùng ở gan. Tác dụng của thuốc sẽ được tăng cường
khi phối hợp với các Sulfamid.
Thuốc điển hình là Proguanil.
+ Nhóm thuốc chống lây truyền sốt rét.
Tác dụng diệt giao tử hoặc làm ung giao tử của ký sinh trùng sốt rét.
Độc tính như nhóm chống tái phát
Thuốc điển hình là Primaquin, Plasmoquin, plasmocid.

52
2.4 Nguyên tắc điều trị sốt rét
2.4.1 Điều trị sốt rét thường:
* Điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi các triệu chứng (trẻ em trong vòng 12 giờ,
người lớn trong vòng 24 giờ).
* Phải đảm bảo cho bệnh nhân uống đúng thuốc và đủ liều cần thiết theo kết quả xét
nghiệm.
+ Nhiễm P. vivax, và P. malarie điều trị bằng Chloroquin và Primaquin.
+ Nhiễm P. falciparum, điều trị bằng Dihydroartemísinin - piperaquin phosphat
uống 3 ngày và Primaquin liều duy nhất.
+ Nhiễm Nhiễm P. falciparum và P. vivax hoặc P. ovale , Dihydroartemísinin -
piperaquin phosphat uống 3 ngày và primaquin uống 14 ngày
+ Bệnh nhân sốt rét uống primaquin ngay từ ngày đầu tiên.
Tất cả các trường hợp điều trị thất bại phải lấy mẫu máu để xét nghiệm lại và điều trị
như sau :
- Xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm trong vòng 3 ngày đầu và còn kí sinh
trùng sốt rét thì phải điều trị như sốt rét ác tính.
- Nếu xuất hiện lại KSTSR trong vòng 28 ngày, điều trị bằng thuốc điều trị thay
thế.
- Nếu xuất hiện lại KSTSR trong vòng 28 ngày, được coi như tái nhiễm và điều
trị bằng thuốc lựa chọn ưu tiên.
- Nếu gặp các trường hợp điều trị thất bại với một loại thuốc sốt rét tại cơ sở điều
trị, cần báo lên tuyến trên để tiến hành xác minh KSTSR kháng thuốc.
2.4.2 Điều trị sốt rét nặng và ác tính:
Điều trị đặc hiệu
Dùng một trong những loại thuốc sau theo thứ tự ưu tiên:
+ Artesunat tiêm.
+ Artesunat hoặc Artemisinin viên.
+ Artemisinin viên đặt hậu môn.
+ Quinin dihydroclorid truyền tĩnh mạch.
Chống co giật, hạ sốt, hạ đường huyết, suy tuần hoàn, duy thận, biến chứng hô hấp, rối
loạn nước và các chất điện giải.

3. CÁC THUỐC CHỮA LAO VÀ PHONG


2.1 Isoniazid (Rimifon, INH, Nidrazid…)
C6H7ON3 Ptl: 137,14
Tính chất:
Bột kết tinh không màu hoặc bột trắng hơi có ánh vàng, không mùi, vị lúc đầu
thoáng ngọt, sau hơi đắng, dễ tan trong nước nóng, tan được trong nước mát, khó tan
trong ethanol, ether, cloroform.
Dược động học.
Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua ruột khi đói, thức ăn ngăn cản sự hấp thu thuốc.
Tuy nhiên vẫn dùng thuốc trong lúc ăn để giảm kích ứng đường tiêu hóa.

53
Phân bố vào các cơ quan và tế bào, nồng độ thuốc trong dịch não tủy và dịch màng
phổi tương đương với nồng độ thuốc trong huyết tương, thuốc thấm được qua nhau
thai.
Thải trừ chủ yếu qua thận, một phần nhỏ thải trừ qua mật và sữa mẹ.
Tác dụng và cơ chế:
Isoniazid vừa có tác dụng kìm khuẩn vừa có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc có tác dụng
với mọi dạng lao cả trong và ngoài phổi, cả thể cấp và thể mạn.
Cơ chế:
Tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn lao ở các thể theo cơ chế hàng đầu là ức chế tổng
hợp Mycolic acid là chất đặc biệt ở vỏ tế bào của mycobacter. Vì thế thuốc chỉ có tác
dụng đặc hiệu lên vi khuẩn lao mà không có tác dụng lên vi khuẩn khác. Ngoài ra còn
ức chế sự kéo dài chuỗi công thức của các acid béo, ức chế tổng hợp acid nucleic.
Tác dụng không mong muốn:
- Trên gan: Viêm gan, hoại tử gan, tăng men gan. Độc tính với gan tăng lên nhiều nếu
bệnh nhân dùng đồng thời isoniazid với các thuốc độc với gan hoặc uống rượu.
- Trên thần kinh và tâm thần: Viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn tâm thần thể
hưng cảm. Để hạn chế tác dụng không mong muốn trên thần kinh, cần bổ sung
vitamin B6 trong thời gian điều trị.
- Các tác dụng không mong muốn khác: dị ứng (sốt, phát ban), vàng da, rối loạn tiêu
hóa như khô miệng, buồn nôn ói, đau vùng thượng vị, táo bón.
Chỉ định:
Thường phối hợp với các thuốc chống lao khác để trị các thể lao phổi và các thể lao
ngoài phổi.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm. Động kinh, rối loạn tâm thần, giang mai, viêm gan nặng, Viêm đa
dây thần kinh.
Thận trọng: Người suy thận.
Tương tác thuốc: Ức chế P450
Ketoconazol: Làm giảm tác dụng của Ketoconazol.
Các thuốc kháng acid: Giảm hấp thu Isoniazid.
Corticoid: Tăng thải trừ Isoniazid nên làm giảm tác dụng.
Lưu ý khi phối hợp phải điều chỉnh liều: Theophyllin, Phenytoin, Bezodiazepin
Cách dùng liều dùng
Người lớn: Uống hoặc tiêm bắp ngày 1 lần 300mg.
Trẻ em:10mg/kg mỗi ngày.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, tránh ẩm.

3.2 Rifampicin ( Rifam, Rifacine, Rimactan…)


Nguồn gốc: Rifampicin là kháng sinh thuộc họ Macrolid, bán tổng hợp.
Rifamycin được phát hiện năm 1957 trích từ môi trường nuôi cấy Streptomyces
mediterranei , hiện nay ít dùng.
Tính chất:

54
Bột kết tinh màu vàng cam hay đỏ nâu, ít tan trong nước, dễ tan trong ethanol,
cloroform, không bền khi gặp ẩm, dạng dung dịch càng dễ biến đổi nhất là khi nhiệt độ
cao và pH kiềm.
Dược động học.
Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa (100%), thức ăn làm cản trở sự hấp
thu thuốc, giữ được nồng độ tác dụng trong máu 8 giờ liền.
Phân bố khắp trong các dịch thể và mô (trừ não), liên kết khoảng 70-80% với
protein huyết tương. Chuyển hóa ở gan thành chất vẫn có hoạt tính.
Thải trừ chủ yếu qua mật, một phần nhỏ thải trừ nước tiểu, nước mắt, nước bọt.
Tác dụng và cơ chế:
Rifampicin có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn lao, phong
và một số vi khuẩn gram (+) như tụ cầu, liên cầu, nhất là tràng cầu, Staphylococcus
pyogene và Streptococcus viridans; Một số vi khuẩn gram (-) như màng não cầu, lậu
cầu, Haemophyllus influenza.
Cơ chế tác dụng: Rifampicin gắn vào tiểu đơn vị β của ARN – polymerase, làm sai
lệch thông tin của enzym này, do đó ức chế sự khởi đầu của quá trình tổng hợp ARN
mới. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
Tác dụng ngoại ý:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn.
- Viêm gan và rối loạn chuyển hóa porphyrin
- Khác: đau đầu, mệt mỏi, ban da, giảm bạch cầu.
Chỉ định:
- Chữa các thể lao, bệnh phong (thường phối hợp với các thuốc khác). Thuốc làm
tăng tác dụng của Streptomycin và Isoniazid nhưng không với Ethambutol.
- Ngoài ra còn kết hợp với Penicillin hoặc Cloxacillin để trị các bệnh như viêm màng
trong tim, viêm tủy xương, viêm mũi…
- Kết hợp với Doxycyclin (900mg Rifampicin /ngày và 200mg Doxycyclin/ngày)
dùng liên tục 45 ngày để trị hữu hiệu bệnh Brucella.
- Rất ít chủng đề kháng thuốc, nhưng nếu đã đề kháng thì rất nhanh, trong vòng 2
tháng và đề kháng vĩnh viễn, do đó không dùng Rifampicin đơn độc và luôn phải
kết hợp với thuốc khác
Chống chỉ định:, Người mẫn cảm, rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Thận trọng: Người suy gan, vàng da. Phụ nữ có thai ( đặc biệt 03 tháng đầu) trẻ sơ
sinh hoặc trẻ sinh thiếu tháng.
TT thuốc:
- Gây kích thích enzym P450 nên làm tăng chuyển hóa vì vậy làm giảm tác dụng của
một số thuốc khi dùng đồng thời.
- Tránh phối hợp: Nifedipin
- Phối hợp được nhưng phải điều chỉnh liều: Doxycillin, Cloramphenicol,
Erythromycin, Theophyllin…
- Các thuốc làm giảm hấp thu Rifampicin: Kháng acid, Clofazimin.
Cách dùng liều dùng

55
- Người lớn: Uống trước bữa ăn 30-60 phút 600mg/1 lần/ngày.
- Tiêm tĩnh mạch 600mg/ngày 1 lần hoặc 20-30mg/kg/ngày
- Trẻ em:10-15mg/kg /ngày uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, tránh ẩm tuyệt đối.
3.3 Streptomycin (Strepsulfat…)
Nguồn gốc: Streptomycin là kháng sinh thuộc họ Aminozid được phân lập từ môi
trường nuôi cấy Strepmyces Griseus do Waksman chiết được vào năm 1943, dùng
dạng muối sulfat.
Tính chất:
Bột xốp trắng, vị đắng, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước, không tan trong ethanol, bền
vững trong môi trường acid nhẹ, phân hủy khi gặp kiềm, acid mạnh hoặc khi đun
nóng.
Dược động học.
Không hấp thu qua đường tiêu hóa, cũng không bị phân hủy bởi các men tiêu hóa
nên được bài xuất nguyên vẹn (90% trong phân), khử phần lớn tạp khuẩn ruột. Thời
gian bán hủy là 3 giờ.
Thuốc tiêm được dung nạp tốt và phân bố khắp các dịch ngoài tế bào (trừ dịch não
tủy và mắt), không ngấm vào trong tế bào, qua được nhau thai, liên kết khoảng 30%
với protein huyết tương.
Khi tiêm thuốc được bài xuất qua tiểu cầu thận với 50% còn hoạt tính. Nồng độ
trong nước tiểu cao hơn 100-200 lần so với trong máu.
Tác dụng và cơ chế:
Streptomycin có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn lao, nhiều
vi khuẩn gram (+) và gram (-), không tác dụng với vi khuẩn yếm khí, xoắn khuẩn.
Cơ chế: Streptomycin gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom và tác động lên quá trình
tổng hợp protein của vi khuẩn theo 3 cach:
+ Cản trở việc tạo thành phức hợp khởi đầu.
+ Gây đọc sai mã ở tiểu đơn vị 30S, nên trình tự sắp xếp các acid amin không
đúng. Làm tế bào vi khuẩn tổng hợp ra protein không có hoạt tính.
+ Chuyển các polysom thành mononossom .
Tác dụng không mong muốn:
Đầu tiên Streptomycin tác động vào nhánh tiền đình gây ù tai, chóng mặt, nhưng
ngưng thuốc là hết, nếu cứ dùng tiếp tục thì thuốc sẽ tác động đến nhánh ốc tai và gây
điếc. Khi dùng Streptomycin phải theo dõi cẩn thận, nhất là đối với trẻ em chưa biết
nói. Còn có độc tính trên thận (giống như tính chất chung của nhóm ). Gây dị ứng: Ban
da, mày đay, phù
Chỉ định:
- Điều trị các thể lao (phối hợp với các thuốc chống lao khác).
- Ngoài da còn trị dịch hạch
- Phối hợp với các KS khác trị ho gà nặng ở trẻ em, nhiễm trùng huyết (do E. coli,
Haepmophylus…), viêm màng trong tim.

56
Chống chỉ định: Người dị ứng với thuốc, suy thận nặng, rối loạn thính giác, phụ nữ có
thai, trẻ sơ sinh. Nhược cơ
TT thuốc: Không phối hợp với Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác vì tăng độc
tính trên thính giác.
Dạng dùng: Thuốc bột pha tiêm lọ 1 g
Cách dùng liều dùng:
Người lớn: Tiêm bắp sâu 0,75-1g/ngày 1 lần, người già trên 60 tuổi 0,5g/ngày1 lần.
(Chỉ tiêm tĩnh mạch trong trường hợp thật cần thiết).
Trẻ em: 0,05g/kg/ngày
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, tránh ẩm tuyệt đối.
Thuốc tương tự: Dihydrostreptomycin (bán tổng hợp) tác dụng tương tự
Streptomycin nhưng độc tính cao hơn, hiện nay ít dùng.
2.4 DDS (Dapson)
Tính chất:
Bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng, rất khó tan trong nước, tan trong acid vô
cơ loãng, dễ tan trong ethanol.
Dược động học.
- Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
- Phân bố nhanh trong cơ thể, nồng độ tập trung cao tại da, cơ, gan, thận. Liên kết
Protein 50 – 90%.
- Chuyển hóa chủ yếu ở gan, thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng:
Tác dụng mạnh với trực khuẩn Hansen, hiện tượng kháng thuốc khá phổ biến,
nhưng khi phối hợp với các thuốc trị phong khác thì tác dụng tăng lên và rút ngắn
được thời gian điều trị.
Cơ chế: Ức chế tranh chấp với PABA( Para amino benzoic acid) trong quá trình tổng
hợp acid folic của vi khuẩn. Kết quả là quá trình tổng hợp và chuyển hóa acid folic của
vi khuẩn bị ngừng lại, làm vi khuẩn bị tiêu diệt.
Tác dụng ngoại ý:
- Buồn nôn, nôn, đau đầu.
- Dị ứng, vàng da,
- Thiếu máu, tan máu đặc biệt hay gặp ở người thiếu hụt enzym G6PD.
- Nhịp tim nhanh, viêm dây thần kinh, viêm gan, gây tái phát các tổn thương.
Chỉ định:
- Phối hợp với các thuốc trị phong để điều trị bệnh phong.
- Viêm da do Herpes. Dự phòng sốt rét
Chống chỉ định: Dị ứng với thuốc, người suy gan, thiếu máu nặng.
Thận trọng: Người bệnh thiếu hụt G6PD, bệnh nhân bị tan máu, phụ nữ nuôi con bú.
TT thuốc:
Dapson + Trimethoprim: Tăng nồng độ của cả hai.
Cách dùng liều dùng:

57
Người lớn: Ngày đầu uống 25mg, sau tăng dần lên đến liều điều trị
100mg/24giờ.Phối hợp với Rifampicin và Clofazimin từ 6 tháng đến 2 năm hoặc nhiều
hơn tùy ít hay nhiều trực khuẩn.
Trẻ em: Theo trọng lượng cơ thể: Dưới 12 kg uống 25mg/24 giờ. Từ
12-25 kg uống 50mg/24 giờ. Từ 25-50kg: 75mg/ngày
Tiêm bắp: cứ 8-15 ngày tiêm 1 lần với liều 0,5ml/10kg thể trọng
Phòng bệnh ở người tiếp xúc, chỉ dùng Dapson:
Trẻ em: Dưới 6 tháng: 6mg/lần, 3 lần/tuần.
Từ 6-12 tháng: 12mg/ 3 lần/tuần. Dùng
Từ 2-6 tuổi: 25mg/ 3 lần/tuần. trong
Từ 6-12 tuổi: 25mg/ngày 3 năm.
Trên 12 tuổi: 50mg/ngày
Chú ý: trong thời gian dùng thuốc cần uống kèm các thuốc bổ sắt, vitamin nhóm B để
hạn chế các tác dụng phụ và định kỳ kiểm tra công thức máu.
Bảo quản: Chống ẩm.
2.5 Clofazimin (Lamprene)
Tính chất:
Tinh thể màu đỏ thẫm, không tan trong nước, rất ít tan trong cồn và dung môi hữu
cơ.
DĐH: Hấp thu không hòa tòan qua đường tiêu hóa sau khi uống, thức ăn làm tăng hấp
thu thuốc. Phân bố nhiều vào các mô mỡ. Qua được nhau thai, sữa mẹ nhưng không
vào dịch não tủy. Thải trừ chủ yếu qua phân, một phần nhỏ qua nước tiểu.
Tác dụng:
Là dẫn chất Iminophenazin, có tác dụng mạnh với trực khuẩn Hansen kể cả trường
hợp không dung nạp hoặc đã kháng DDS.
Cơ chế tác dụng: là thuốc gắn vào acid nhân của vi khuẩn, làm cản trở sự phát triển
của chúng.
Tác dụng ngoại ý:
Dị ứng , nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Gây hiện tượng nước tiểu có màu đỏ,
làm sẫm màu da (ngừng thuốc sau 6 tháng da sẽ trở lại bình thường).
Chỉ định: Các thể phong.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
Thận trọng: Trẻ em < 12 tuổi, người đang đau bụng, đi tiêu chảy.
Cách dùng liều dùng:
Người lớn: Mỗi tuần uống 3 lần, cách 2 ngày uống 1 lần, mỗi lần 100mg vào sau
bữa ăn và dùng phối hợp với các thuốc trị phong khác. Trường hợp đã kháng DDS thì
mỗi tuần uống 6 lần, mỗi lần 100mg, tối đa mỗi ngày không uống quá 4 lần.
Bảo quản: Nơi khô, tránh ẩm.
4. CÁC THUỐC CHỐNG SỐT RÉT
4.1 Quinin

58
Nguồn gốc: Quinin là alkaloid của vỏ cây nhiều loài Cinchona sp (Cinchona
succirubra Pav; C. officinalis L…) họ cà phê (Rubiaceae), dùng dạng muối sulfat hoặc
muối hydroclorid.
Tính chất: Quinin hydroclorid là tinh thể hình kim, mảnh dài óng, không màu hoặc
bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị rất đắng, dễ tan trong nước nóng, tan được trong
nước mát, dễ tan trong ethanol, rất ít tan trong ether. Quinin để ngoài sáng dễ bị phân
hủy chuyển thành màu vàng, dung dịch trong nước có hùynh quang xanh.
Dược động học:
- Hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường uống, đường tiêm, đạt nồng độ tối đa trong
máu sau 1-3 giờ sau khi uống, liên kết với protein huyết tương 90%.
- Phân bố nhiều ở gan lách , phổi.
- Chuyển hóa chủ yếu ở gan.
- Thải trừ chủ yếu qua thận, nếu pH nước tiểu acid thì tốc độ bài tiết tăng, ngoài ra
còn thải trừ qua nhau thai và sữa mẹ.
Tác dụng và cơ chế :
- Với kí sinh trùng sốt rét : Quinin có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của tất cả
kí sinh trùng sốt rét, thuốc cắt cơn nhanh và ít bị kháng . Quinin có tác dụng cả với
kí sinh trùng đã kháng chloroquin. Quinin cũng diệt được thể giao tử của P. vivax
và P. malariae.
- Cơ chế tác dụng : Quinolein trong phân tử quinin gắn vào chuổi ADN của lí sinh
trùng làm mất khả năng tách đôi và sao chép mã di truyền.
- Tác dụng khác :
+ Trên thần kinh trung ương : Liều nhỏ kích thích nhẹ, liều cao ức chế gây buồn
ngủ, giảm đau.
+ Trên thân nhiệt : hạ sốt do ức chế trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi.
+ Trên tuần hoàn : Bình thường thuốc ít ảnh hưởng, nhưng khi dùng liều cao đặc
biệt tiêm tĩnh mạch thuốc gây ức chế tim. Giãn mạch và hạ huyết áp. Thuốc có
tác dụng chống loạn nhịp tim giống quinidin nhưng yếu hơn.
+ Trên cỏ trơn : Làm tăng co bóp cơ trơn tử cung.
+ Trên tiêu hóa : Tăng tiết dịch tiêu hóa, liều nhỏ giúp ăn ngon, liều cao gây buồn
nôn.
Chỉ định: Diệt thể phân liệt trong máu. Cắt cơn sốt rét.
Tác dụng ngoại ý:
Dùng thuốc kéo dài có thể gây nhiễm độc như ù tai, nhức đầu, buồn nôn, chóng
mắt, đau bụng, tiêu chảy, loạn thị giác, gây nhịp tim chậm, hạ huyết áp, thiểu năng
tuần hoàn.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Ù tai. Viêm thần kinh mắt. Tan huyết.
Thận trọng: Phụ nữ có thai ( trừ sốt rét nặng, ác tính)
Nhược cơ, loạn nhịp, bệnh tim nặng, suy thận, hạ đường huyết, thiếu men G6PD.
TT thuốc:
- Cimetidin làm tăng nồng độ của Quinin.
- Rifampicin làm giảm nồng độ của Quinin.

59
- Các thuốc gây acid hóa nước tiểu làm tăng thải trừ quinin.
- Các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu Quinin.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
- Uống: Viên Quinin sulfat 250mg
+ Sốt rét thường: Quinin sulfat 30mg/kg/24 giờ với Chia 2-3 lần
+ Sốt rét ác tính: Không quá 2,5g/24 giờ
Tổng liều 7 ngày không quá 15g.
- Tiêm bắp: Quinin hydroclorid 30mg/kg thể trọng/24 giờ, đợt điều trị 7 ngày.
- Tiêm tĩnh mạch thật chậm: 0,1-0,5g/24 giờ.
Trẻ em:
- Uống: Viên Quinin sulfat 250mg
Dưới 1 tuổi uống 1 viên, chia làm 2 lần x 7 ngày.
Từ 1-< 5 tuổi uống 1,5 viên chia làm 3 lần/ngày x 7 ngày.
Từ 5-< 12 tuổi uống 3 viên chia làm 3 lần/ngày x 7 ngày.
Từ 12-< 15 tuổi uống 5 viên chia làm 3 lần/ngày x 7 ngày.
Trên 15 tuổi uống 6 viên chia làm 3 lần/ngày x 7 ngày.
- Tiêm bắp: Ong Quinin hydroclorid 0,5g/2ml
Dưới 1 tuổi tiêm 1/8-1/2 ống/lần x 2 lần ngày.
Từ 1-< 5 tuổi tiêm 1/2 ống/lần x 2 lần ngày.
Từ 5-< 12 tuổi tiêm 2/3 ống/lần x 2 lần ngày.
Từ 12-< 15 tuổi tiêm 1 ống/lần x 2 lần ngày.
Trên 15 tuổi tiêm 1 ống/lần x 3 lần ngày.
Bảo quản: Nơi khô, tránh ánh sáng.
4.2 Cloroquin (Nivaquin, Delagil…)
Tính chất:
Cloroquin photphat là bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng, dễ tan trong nước, khó
tan trong ethanol, không tan trong cloroform và ether, dễ bị biến màu ngoài ánh sáng.
Dược động học:
Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, tiêm bắp, tiêm dưới da. đạt nồng độ tối đa trong
máu sau khi uống từ 30 phút đến 2 giờ. Thuốc tập trung nhiều ở gan. Thuốc vào được
dịch não tủy, thai và sữa mẹ, liên kết với protein huyết tương khoảng 55%
Chuyển hóa chủ yếu ở gan 60%.
Thải trừ chủ yếu qua thận, nếu pH nước tiểu acid thì tốc độ bài tiết tăng.
Tác dụng và cơ chế :
Tác dụng :
- Với kí sinh trùng sốt rét : Tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét thể vô tính ngoài hồng
cầu và trong hồng cầu đối với tất cả 4 loài Plasmodium, có tác dụng diệt giao tử bào
của 4 loài ( trừ Falciparum đã kháng thuốc) . Cắt cơn sốt rét nhanh và thời gian bán
thải dài hơn Quinin. Thuốc không có tác dụng trên giai đoạn ngoại hồng cầu.

60
- Các tác dụng khác : Diệt amib ở gan và sán lá gan (thường phối hợp với
Dehydroemetin), không tác dụng với lỵ amib ở ruột, có thể dùng trị ban đỏ ngoài da
(lupus), viêm khớp dạng thấp do có khả năng ức chế miễn dịch.
Cơ chế tác dụng :
- Ức chế quá trình polyme hóa làm thiếu hemozoin và tích lũy hem gây độc cho kí
sinh trùng.
- Tạo phúc chloroquin – FP IX gây tiêu hủy màng tế bào, diệt kí sinh trùng.
- Là base yếu nên khi xâm nhập vào nội bào ( có bản chất là acid ) tạo hệ đệm làm
mất khả năng tiêu hóa hemoglobin của kí sinh trùng.
Chỉ định:
- Chữa và phòng sốt rét cơn,
- Điều trị amib ở gan hoặc abse gan do amib.
- Điều trị viêm đa khớp dạng thấp và lupus ban đỏ.
Tác dụng ngoại ý:
- Gây đau đầu, các rối loạn về tiêu hóa, về thị giác (nhìn mờ, loạn sắc), về tâm thần
(chóng mặt, bồn chồn).
- Phạm vi an toàn của Cloroquin (phải cẩn thận khi dùng).
Liều điều trị: 10mg/kg thể trọng
Liều độc: 20mg/kg/thể trọng
Liều chết: 30mg/kg/thể trọng
Chống chỉ định: Người mẫn cảm. Bệnh ở võng mạc, tiêm trực tiếp tĩnh mạch.
Thận trọng: Người có bệnh về gan, thận, bệnh vảy nến, tiến sử động kinh, thiếu men
G6PD.
TT thuốc:
- Cimetidin làm tăng thể tích phân bố của Cloroquin
- Cloroquin + Quinin = đối kháng
- Cloroquin + Metronidazol = gây phản ứng loạn trương lực.
- Cloroquin làm giảm hấp thu Ampicillin
- Các thuốc gây acid hóa nước tiểu làm tăng thải trừ Cloroquin
- Các thuốc kháng acid làm chậm hấp thu Cloroquin
Cách dùng, liều dùng: Tính theo Cloroquin base
* Chữa trị sốt rét:
Người lớn:
Uống: 600mg/2 ngày đầu, 300mg/ngày thứ 3 và thứ 4, 200mg/ngày thứ 5 hoặc
500mg/ngày trong 5 ngày.
Tiêm bắp: 300mg/ngày trong 5 ngày.
Trẻ em:
Uống: 10mg/kg/ngày x 5 ngày
Tiêm bắp : Dùng cho trẻ trên 5 tuổi:5mg/kg/ngày x 5 ngày
* Phòng bệnh cá nhân: Trong thời gian có nguy cơ nhiễm bệnh và 6-8 tuần sau:
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 100mg/ngày
Trẻ từ 1-12 tuổi: 25-75mg/ngày/ tùy theo tuổi.

61
Trẻ < 1 tuổi: 25mg/ngày cách hai ngày.
* Phòng bệnh tập thể: Mỗi tuần uống 1 ngày
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 300mg
Trẻ từ 1-12 tuổi: 100-250mg
Trẻ < 1 tuổi: 50mg
* Lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp ở người lớn: 300mg/ngày
* Bệnh amib gan người lớn: 600mg/ngày trong 2-3 ngày, sau đó còn 300mg/ngày,
dùng trong 3 tuần.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
4.3 Artesunat (dẫn chất của Artemisinin)
Nguồn gốc: Artemisinin được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua
L. ) họ Cúc (Arteraceae).
Tính chất: Artesunat là tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi và
không vị, tan ít trong nước, nhưng tan trong dung dịch Natri hydrocarbonat, dễ tan
trong ethanol, aceton, cloroform. Bền vững trong môi trường trung tính. Trong dung
dịch nước dễ bị thủy phân, nhất là trong môi trường kiềm.
Dược động học:
Hấp thu nhanh vào máu chuyển hóa thành dihydroartemisinin, thải trừ nhanh 30
phút. Liên kết protein huyết tương là 64%, chuyển hóa chính ở gan, thải trừ qua phân
và nước tiểu.
Tác dụng
Tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét thể phân liệt trong hồng cầu, kể cả trường hợp đã
kháng Chloroquin. Không có tác dụng với ký sinh trùng ở giai đoạn ngòai hồng cầu và
thể giao tử. Tác dụng nhanh, hiệu lực cao, độc tính thấp. Hiệu lực cao với sốt rét ác
tính thể não và sốt rét kháng Chloroquin và các thuốc sốt rét khác.
Tác dụng ngoại ý: Ít gặp, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt.
Chỉ định: Các thể sốt rét, kể cả trường hợp đã kháng Cloroquin. Dùng cấp cứu trong
điều trị sốt rét ác tính.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai 3 tháng đầu (trừ sốt rét nặng và ác tính).
TT thuốc:
Hợp đồng tác dụng giữa Artesunat và Mefloquin hoặc Tetracycllin.
Đối kháng nếu dùng cùng Artesunat với Chloroquin.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Uống: 0,05g x2 lần/ngày, dùng trong 2-5 ngày.
+ Sốt rét ác tính do P. falciparum chưa có biến chứng: Dùng liều duy nhất 100-
200mg A + 500-750mg Mefloquin
+ Bệnh cấp tính không biến chứng do P. falciparum đa kháng: Phối hợp uống
(600mg A x 5 ngày) + Mefloquin (750mg/lần đầu và 500mg sau 6 giờ).
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp:1,2-1,8mg/kg/ngày x 2-3 ngày.
Trẻ em:
Uống: 1,6mg/kglần đầu và 0,8mg/kg sau 6, 24, 36, 48 và 60 giờ sau.

62
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp:1,5mg/kg/ngày. Tiêm nhắc lại 4, 24, 48 giờ sau lần
tiêm thứ nhất.
Lưu ý : Nếu tiêm bắp thì chỉ pha thuốc với ống dung môi.
Nếu tiêm tĩnh mạch phải pha thêm 5,4ml thuốc tiêm Gluco 5% hoặc Natri
hydroclrid 0,9%. Dung dịch bị đục không được tiêm tĩnh mạch.
Dùng thuốc tiêm cho bệnh nhân tỉnh sau đó chuyển sang uống đủ liều trong 5 ngày.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, tránh ẩm.
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài tập 1:
Vẽ sơ đồ chu kì sống và sinh sản của kí sinh trùng sốt rét . Từ đó phân loại thuốc điều
trị sốt rét theo tác dụng dược lý của thuốc, mỗi nhóm lấy 2 ví dụ minh họa.
Bài tập 2:
Hãy hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo phác đồ sau :
2SHZRE / 1EHZR / 5 EHR
Bài tập 3:
Hãy hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo phác đồ sau :
2SHZRE / 1EHZR /5 E3H3R3
II. Chọn câu Đúng Sai
1. Ở nước ta, bệnh sốt rét do P.vivax gây ra là chính.
2. Streptomycin là thuốc ưu tiên số 1 trong phác đồ điều trị lao.
3. Khi dùng các thuốc trị sốt rét phải căn cứ trên chu kỳ sinh sản của ký sinh trùng.
4. Rimifon phối hợp với Vitamin B1 để giảm bớt tác dụng phụ cho dây thần kinh.
5. Artesunat có hiệu lực cao với sốt rét ác tính thể não
6. Mefloquin khi phối hợp với Artesunat sẽ làm tăng tác dụng của cả hai.
7. Quinin có tác dụng diệt giao tử bào của P.Falciparum.
8. Bệnh lao do vi khuẩn gây ra.
9. Bệnh phong lây nhiễm qua đường máu là chính.
10. Bệnh phong do ký sinh trùng gây ra.
III. Chọn câu đúng nhất
11. Lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium gây ra:
A. Laprae. B. cholera. C. tuberculosis. D. tetani.
12. Phong là bệnh bị nhiễm trực khuẩn Mycobacterium gây ra :
A. Laprae. B. cholera. C. tuberculosis. D. tetani.
13. Một trong những nguyên tắc phòng bệnh lao là khi thấy biểu hiện nào sau đây kéo
dài trên 10 ngày phải đến khám tại các cơ sở y tế.
A. Sốt. B. Khó thở. C. Ho và sốt. D. Ho và có đàm.
14. Một trong những nguyên tắc phòng bệnh lao là nếu đã mắc bệnh lao thì phải điều
trị kịp thời để phòng lây lan sang người khác và:
A. Cách ly. B. Khám bệnh. C. Tiêm phòng. D. Chăm sóc.
15. Isoniazid và Rifampicin được xếp vào nhóm trong phác đồ điều trị lao hiện nay.
A. Tối cần. B. Ưu tiên số 1. C. Ưu tiên số 2. D. Ưu tiên số 3.

63
16. Trong phác đồ điều trị lao: Chữ số đứng trước chữ cái chỉ thời gian điều trị là:
A. Số năm. B. Số tháng. C. Số tuần. D. Số ngày.
17. Isoniazid có tính chất:
A. Nhóm ưu tiên số 2 trong phác đồ điều trị lao. B. Chỉ có tác dụng với lao phổi.
C. Ngày dùng 1 lần vào buổi sáng. D. Là kháng sinh họ Aminozid.
18. Isoniazid khi dùng thường phối hợp với vitamin….để giảm tác dụng phụ ảnh
hưởng trên hệ thần kinh:
A. B1. B. B2. C. B6. D. B12.
19. Rifampicin có tính chất là:
A. Dùng trong phác đồ điều trị lao và phong.
B. Kháng sinh thuộc họ Macrolit chính thức.
C. Ngoài tác dụng với trực khuẩn lao còn có tác dụng kháng nấm.
D. Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.
20. Rifampicin có tác dụng đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh.
A. Lao, phong, viêm phổi cấp. B. Lao, phong, tiêu chảy cấp.
C. Lao, phong, Brucella. D. Lao, phong, viêm dạ dày.

64
BÀI 5 : HORMON VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ

MỤC TIÊU
1. Kể được 04 tuyến nội tiết và chức năng của 4 tuyến.
2. Nêu được vai trò, đặc điểm và cách phân loại hormon.
3.Trình bày được tác dụng chung, chỉ định và nguyên tắc sử dụng Glucocorticoid
trong điều trị.
4. Trình bày được nguồn gốc, tính chất, cách sử dụng 12 hormon và chất tương tự
hormon
5. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 12 hormon và chất tương tự hormon
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HORMON
Hormon (nội tiết tố) là những chất chủ yếu do các tuyến nội tiết sinh tổng hợp được
tiết thẳng vào máu hoặc hạch bạch huyết, dẫn tới những cơ quan cảm thụ và phát huy
tác dụng điều hòa các hoạt động sinh lý trong cơ thể.
1.1. Các tuyến nội tiết
1.1.1. Vùng dưới đồi và tuyến yên
Vùng dưới đồi và tuyến yên tổng hợp 1 số hormon để điều hòa các tuyến khác và
các mô trong toàn cơ thể. Hormon tuyến yên tham gia vào các chức năng sinh dục tăng
trưởng, chuyển hóa tế bào. Nếu thiếu hoặc sản xuất dư thừa các hormon này sẽ làm rối
loạn các chức năng trên. Do đó, điều hòa bài tiết và sử dụng các hormon tuyến yên để
điều trị thay thế có tầm quan trọng trên lâm sàng.
Hormon vùng dưới đồi gồm có:
- GHRH ( growth hormon –releasing hormon) là hormon gây phóng thích GH,
được dùng để chẩn đoán nguyên nhân thiếu GH do rối loạn vùng dưới đồi hay tuyến
yên. Làm tăng chiều cao của trẻ em thiếu GH do rối loạn vùng dưới đồi.
- Somatostatin: (Somatotropin hormon –inhibiting hormon = SHIH
- Có tác dụng ức chế phóng thích Somatotropin (GH), thyrotropin (TSH),
Glucagon, Insulin, ức chế hầu hết hệ bài tiết ở dạ dày, ruột.
- TRH: Thyrotropin - releasing hormon
- Có tác dụng kích thích tuyến yên bài tiết thyrotropin (TSH) và Prolactin. TRH
được dùng để chẩn đoán bệnh tuyến giáp.
- CRH (Corticotropin - releasing hormon) Kích thích tuyến yên bài tiết ACTH và
betaEndorphin, được dùng để chẩn đoán khả năng bài tiết ACTH của tuyến yên.
- GnRH Gonatropin - releasing hormon hoặc LHRH (LH - releasing hormon)
- Bình thường kích thích bài tiết Gonadotropin, nếu dùng trong thời gian dài ức
chế tiết Gonadotropin.
- Dopamin hay PIH ( Prolactin - inhibiting hormon) Ức chế tiết Prolactin.
Hormon tuyến yên

65
- Tuyến yên nằm ở phía trước hành não và phía dưới đại não, nặng trung bình
khoảng 5dg, nó chia làm 3 thùy:
- Thùy trước tiết ra các hormon tăng trưởng cơ thể (GH = Somatotropin), hormon
hướng sinh dục(Gonadotropin), hormon kích thích tuyến giáp (TSH) , hormon kích
thích vỏ thượng thận (ACTH), Prolactin.
- Thùy giữa tiết ra Melanotropin (liên quan đến sắc tố).
- Thùy sau tiết ra Oxytoxin (tăng co bóp tử cung, tiết sữa), vasopresin (nếu ít gây
ức chế tiểu tiện, nếu nhiều gây tăng huyết áp). Cả hai hormon này đều được tổng hợp
ở vùng dưới đồi và do tuyến yên bài tiết vào vòng tuần hoàn.
1.1.2. Tuyến giáp.
Tuyết giáp nằm trước sụn giáp, có 2 thùy ở hai bên và 1 eo ở giữa, nặng trung bình
khoảng 25g, nó tiết ra 2 hormon chính là Thyroxin và Triodothyronin.
1.1.3. Tuyến tụy.
Tuyến tụy nằm phía sau phúc mạc, vắt ngang qua cột sống, hình mũi nhọn dẹt,
đầu tụy được khung tá tràng bao bọc, đuôi tụy sát với cuống lách. Cấu tạo tụy có các tế
bào đặc biệt gọi là đảo tụy, ở giữa là các tế bào  tiết ra Insulin (làm hạ đường huyết),
xung quanh là các tế bào  tiết ra Glucagon (làm tăng đường huyết).
1.1.4. Tuyến thượng thận.
Có hai phần:
- Vỏ thượng thận có 3 lớp tiết ra hormon Mineracorticoid, Glucocorticoid và
Androgen.
- Tủy thượng thận tiết ra các catecholamin (Adrenalin, Nor-adrenalin).
1.2. Vai trò của hormon.
Hormon đóng vai trò, chức phận sinh lý rất quan trọng, nếu lượng hormon được
các tuyến tiết ra đều đặn thì nó điều hòa các cơ quan hoạt động bình thường, nếu lượng
hormon tăng lên (ưu năng tuyến) hoặc giảm đi (thiểu năng tuyến) thì vai trò của
hormon được thể hiện rõ rệt như khi suy tuyết tụy, lượng Insulin thiếu sẽ gây ra bệnh
đái tháo đường, khi thiểu năng tuyến vỏ thượng thận gây bệnh Addison, khi thừa
hormon tuyến giáp gây bệnh Basedow, khi thừa hormon hướng thận của tuyến yên sẽ
gây bệnh khổng lồ.
Trong những trường hợp thiểu năng tuyến, thường dùng những hormon tương ứng
để điều trị trong thời gian dài, khi ưu năng tuyến thường sử dụng các thuốc có tác dụng
đối kháng hormon.
Ngoài ra, hormon còn có một số tác dụng khác được sử dụng để điều trị một số
bệnh không liên quan đến thiểu năng tuyến như các Glucocorticoid được dùng để
chống viêm, chống dị ứng, chống sốc.
1.3 Đặc điểm của hormon.
Hormon có 4 đặc điểm chính:
+ Có hoạt tính sinh học cao (tác dụng mạnh vơí liều lượng nhỏ).
+ Có tác dụng ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là hormon tuyến yên có tác dụng
kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể, ngược lại hormon của
các tuyến đó lại kìm hãm tuyến yên tiết ra hormon của nó.

66
+ Sau khi phát huy tác dụng, hormon thường bị phân hủy rất nhanh.
+ Các Hormon là nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn
1.4 Phân loại:
Có nhiều cách phân loại, nhưng thường dựa vào cấu trúc hóa học để phân loại
hormon thành 3 nhóm:
+ Hormon có cấu trúc Steroid như aldosteron, Cortison, hydrocortison, testosteron,
Progesteron…
+ Hormon có cấu trúc đa peptid như Thyreostimurin, Corticotropin, Gona-
dostimulin, Insulin, Glucagon…
+ Hormon có cấu trúc amino acid và dẫn chất như thyroxin, Melatonin…
2. CÁC NHOM HORMON VA DẪN CHẤT CHINH
2.1 Hormon của vỏ thượng thận-Glucocorticoid
Tuyến vỏ thượng thận tiết ra các Corticoid như Cortoson, Hydrocortison (cấu trúc
steroid) có tác dụng điều hòa gluco nên được gọi là Glucocorticoid tự nhiên.
Glucocorticoid là một nhóm chất rất cần cho cơ thể và được dùng để điều trị nhiều
bệnh. Hiện nay đã tổng hợp được một số Glucocorticoid có tác dụng chống viêm,
chống dị ứng mạnh hơn các loại tự nhiên do đó việc sử dụng các chế phẩm này có
phần thuận lợi hơn, nhưng chúng còn nhiều tác dụng phụ, nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến
nhưng tai biến nguy hiểm.
2.2 Tính chất chung
2.2.1 Tác dụng chung của các Glucocorticoid:
- Tác dụng trong điều trị như chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.
- Tác dụng trên các quá trình chuyển hóa như thúc đẩy tạo gluco, làm tăng gluco
huyết và tập trung gluco ở gan, tăng dị hóa protid, gây rối loạn phân bố lipit trong cơ
thể (gây béo phì ở cổ, mặt, gáy), giữ natri, tăng đào thải kali (khi dùng liều cao), tăng
thải trừ calci qua thận, giảm hấp thu calci ở ruột, kháng với vitamin D gây xốp xương.
- Tác dụng trên các tổ chức như tăng sảng khoái quá mức, có thể gây cơn thao
cuồng hoặc lú lẫn, tăng đông máu, tăng hồng cầu, bạch cầu đa nhân, tiểu cầu, giảm tế
bào ưa acid, tăng tiết acid dịch vị và men pepsin, làm chậm liền sẹo, vết thương.
2.2.2 Tác dụng ngoại ý
Khi sử dụng Glucocorticoid thiếu cân nhắc hoặc dùng liều cao trong thời gian dài
có thể gặp một số tác dụng phụ như gây phù (do giữ ion natri), dễ bị nhiễm khuẩn,
nhiễm nấm (do ức chế miễn dịch), gây loét hoặc tái phát loét dạ dày-tá tràng, tăng
huyết áp, tăng đường huyết, có thể gây đái tháo đường, gây nhược cơ do giảm kali,
gây loãng xương, teo cơ, rối loạn phân bố mỡ.
2.2.3 Chỉ định:
- Chống viêm và ức chế miễn dịch
- Thiểu năng chức phận tuyến thượng thận (bệnh Addison); thấp khớp, viêm
khớp dạng thấp, luput ban đỏ, cơn đau khớp cấp do bệnh gút, đau quanh khớp, viêm
cầu thận, hội chứng thận hư nhiễm mỡ, các bệnh dị ứng đường hô hấp, ngoài da, hen
suyễn nặng, sốc do nhiễm khuẩn, phù não, bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu tan huyết,

67
ban huyết do giảm tiểu cầu, ung thư (lympo bào), viêm gan do vi rút, hoại tử gan bán
cấp.
2.2.4 Nguyên tắc sử dụng:
Khi sử dụng Glucocorticoid phải:
+ Kiêng muối natri clorid, ăn nhiều protid, ăn ít glucid và lipit.
+ Uống thêm dung dịch kali clorid, kháng sinh (nếu cần thiết).
+ Cần theo dõi người bệnh về thể trọng, lượng nước tiểu, huyết áp, biến đổi tâm
thần, thời gian đông máu, dạ dày-tá tràng.
+ Khi đã dùng liều cao mà muốn ngưng thuốc phải giảm liều.
+ Áp dụng điều trị cách ngày đối với trường hợp viêm da mãn tính, hen, nhược cơ,
ghép thận…
2.2.5 Phân loại:
Glucocorticoid có hai loại:
+ Loại tự nhiên như Cortison, Hydrocortison
+ Loại tổng hợp như Prednisolon, Depersolon, Triamcinolon, Fluocinolon,
Dexamethason…
3. CÁC CHẤT CỤ THỂ
3.1. Hydrocortison. (Cortisol, unicort…)
Nguồn gốc: Là hormon của vỏ thượng thận.
Tính chất:Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng, chế phẩm không tan trong nước, hơi
tan trong etanol.
Dược động học:
- Hấp thu nhanh qua đường tiêu uống, đường tiêm, sau khi dùng 1-2 giờ đã đạt nồng
độ tối đa trong máu, liên kết với protein 80-90%.
- Chuyển hóa chủ yếu ở gan, thải trừ qua thận.
Tác dụng: Chống viêm, dị ứng, chống ngứa ngoài da.
Tác dụng ngoại ý: Như tính chất chung của nhóm nếu dùng dài ngày.
Chỉ định: Viêm khớp cấp, mãn tính, dị ứng, hen phế quản, Eczema, viêm kết mạc và
giác mạc mắt.
Chống chỉ định: Người bệnh nhiễm khuẩn (đặc biệt lao tiến triển), các bệnh do vi rút.
Thận trọng: Loét dạ dày-tá tràng, người đái tháo đường, loãng xương, suy tim, trẻ em
đang lớn, phụ nữ có thai, Phụ nữ nuôi con bú.
TT thuốc:
- Barbituric, Phenitoin, Rifampicin làm giảm tác dụng của Corticoid.
- Corticoid + Thuốc lợi tiểu giảm kali: Tăng sự thiếu hụt Kali.
- Corticoid + Thuốc chống viêm không Steroid: Tăng tỷ lệ chảy máu và loét dạ dày tá
tràng.
Cách dùng, liều dùng:
- Chữa viêm khớp:
Người lớn:Uống: Liều tấn công 80-100mg/ngày chia làm 2-3 lần. Liều duy trì 20-
40mg/ngày.
Tiêm tại chỗ 15-50mg/ngày.

68
Trẻ em:
Uống: Liều tấn công 20-40mg/ngày chia làm 2 lần. Liều duy trì 10-20mg/ngày.
- Chữa viêm mắt: Dùng thuốc mỡ tra mắt, ngày tra 3-4 lần.
- Chữa dị ứng ngoài da: Dùng dạng thuốc kem bôi 1% và 2,5%, ngày bôi 3-4 lần.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
3.2. Deltahydrocortison (Prednisolon, hydrocortancyl, Prenolone…)
Tính chất: Prednisolon là dẫn chất tổng hợp của Hydrocortison, bột kết tinh trắng,
không mùi, vị đắng, chế phẩm không tan trong nước, tan trong etanol và cloroform.
Dược động học:
Hấp thu nhanh qua đường tiêu uống và tồn tại ở dạng hoạt động, sau khi dùng 1-2
giờ đã đạt nồng độ tối đa trong máu, thời gian bán hủy khoảng 2-3 giờ, thải trừ qua
thận ở dạng tự do và ở dạng chuyển hóa, qua được nhau thai và sữa mẹ.
Tác dụng: Tương tự như Hydrocortison, nhưng tác dụng mạnh gấp 3-5 lần, ít giữ
muối natri nên ít gây phù.
Tác dụng ngoại ý: Như tính chất chung của nhóm nếu dùng dài ngày.
Chỉ định:
Viêm khớp cấp, mãn tính, dị ứng, bệnh addison, suy vỏ thượng thận cấp, hen phế
quản, viêm kết mạc và giác mạc mắt, viêm mũi.
Chống chỉ định:
Nhiễm khuẩn nặng ( trừ trường hợp lao màng não). Người mẫn cảm. Nhiễm trùng
da do vi rút, lao, nấm. Đang tiêm chủng Vaccin virus sống.
Thận trọng:
Loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, loãng
xương, suy tim, trẻ em đang lớn, phụ nữ có thai.
TT thuốc: Là chất kích thích men gan P450
Barbituric, Phenitoin, Rifampicin, thuốc lợi tiểu giảm kali làm giảm tác dụng của
Prednisolon
Prednisolon + Thuốc chống viêm không Steroid: Gây loét dạ dày tá tràng.
Cách dùng, liều dùng:
- Chữa viêm cấp:
Người lớn: Uống: Liều tấn công 20-40mg/ngày. Liều duy trì 5-10mg/ngày, uống
1 lần vào khoảng 8-10 giờ sáng.
Tiêm tại chỗ với liều như uống.
Trẻ em: 1-2mg/kg/ngày chia làm 4-6 lần.
- Chữa viêm, dí ứng cấp ở mắt: Liều tấn công 1-2 giờ nhỏ 1-2 giọt, sau đó dùng liều
duy trì cứ 4-6 giờ nhỏ 1 giọt, đợt điều trị không quá 2 tuần.
- Chữa viêm, dị ứng mũi: Dạng thuốc nhỏ mũi 2,5% nhỏ 2-3 lần/ngày.
- Dị ứng ngoài da: Dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi: 1-3 lần/ngày
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
3.3. Mazipredon (Depersolon…)
Tính chất: Mazipredon là dẫn chất piperazinyl của Prednisolon, tan trong nước.
Tác dụng: Tương tự như Hydrocortison, nhưng tác dụng mạnh gấp 4 lần.

69
Tác dụng ngoại ý: Như tính chất chung của nhóm nếu dùng dài ngày.
Chỉ định:
Cấp cứu trong các trường hợp sốc phản vệ do bỏng, chấn thương, nhiễm độc, dị
ứng nặng do thuốc, hen phế quản nặng, suy thượng thận cấp.
Chống chỉ định: Như Prednisolon, phụ nữ có thai (đặc biệt là 3 tháng đầu).
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm 30-60mg hoặc truyền tĩnh mạch 30-90mg hoặc
phối hợp với Nor-adrenalin. Trường hợp nặng có thể tăng đến 150-300mg.
Trẻ em:
Từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi tiêm bắp hay tĩnh mạch 2-3 mg/kg thể trọng.
Từ 1-4 tuổi tuổi tiêm bắp hay tĩnh mạch 1-2 mg/kg thể trọng.
Sau khi đã cấp cứu chuyển sang dùng Prednisolon dạng uống.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
3.4. Dexamethason (Prednisolon F, Decadron, Dexadrol…)
Nguồn gốc: Dexamethason là dẫn chất tổng hợp có Fluor của Prednisolon.
Tính chất: Bột kết tinh trắng, vị hơi đắng, gần như không tan trong nước.
Tác dụng: Là loại Glucocorticoid có tác dụng kéo dài, tác dụng mạnh hơn 7 lần so với
Prednisolon , ít gây biến chứng.
Tác dụng ngoại ý: Như tính chất chung của nhóm.
Chỉ định: Tương tự như Prednisolon
Chống chỉ định: Như Prednisolon, bệnh nấm ký sinh lan rộng.
Thận trọng: Như Prednisolon
TT thuốc:
- Barbituric, Phenitoin, Rifampicin làm giảm tác dụng của Dexamethason
- Dexamethason + Thuốc lợi tiểu giảm kali: Làm tăng tác dụng hạ kali huyết.
- Dexamethason + Thuốc chống đông máu Coumarin: Tăng tác dụng chống đông
máu.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
- Uống: 3mg/ngày, nếu bệnh nặng có thể uống 4-6 mg/ngày, chia làm 2-3 lần, uống
trong hoặc sau bữa ăn. Liều duy trì là 0,5-1,5mg/ngày.
- Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm 4-20mg/ngày, tiêm tại chỗ 2-6mg/ngày.
- Thuốc tra mắt, nhỏ tai: Ngày nhỏ 4-5 lần, mỗi lần 1 giọt.
- Kem bôi da: Chữa Eczema, ngày bôi 2-3 lần.
Trẻ em:
- Uống: 0,25-1mg/kg/ngày tùy theo tuổi.
- Thuốc tra mắt, nhỏ tai, kem bôi da: Dùng như người lớn.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
3.5. Testosteron (Androfort, Oreton…)
Nguồn gốc:
Testosteron là hormon sinh dục nam (Androgen), do tinh hoàn tiết ra, Testosteron
thiên nhiên có nhược điểm là qua gan bị phá hủy rất nhanh, do đó không dùng được

70
bằng đường uống. Khi tiêm, sinh khả dụng cũng thấp do bị mất hoạt tính nhanh, tác
dụng ngắn, không thuận tiện cho việc điều trị duy trì. Để khắc phục những nhược điểm
trên, người ta đã điều chế những Testosteron tổng hợp như:
Testosteron (dùng dạng muối Propionate, enanthate, undercanoat), Methyl
Testosteron
Nandrolone (dùng dạng muối phenylpropionate, decanoat).
Tính chất:
Testosteron propionate là bột kết tinh trắng hoặc trắng hơi có ánh vàng, không mùi,
không tan trong nước, tan trong ethanol.
Methyl Testosteron, chất này bị chậm chuyển hóa qua gan nên tác dụng tốt hơn.
Testosteron undercanoat, thuốc này không chuyển hóa qua gan nên dùng đường
uống có tác dụng tốt.
Tác dụng: Phát triển cơ quan sinh dục nam, tham gia chuyển hóa đạm, giúp cho sự
phát triển hệ xương.
Tác dụng ngoại ý: Khi dùng liều cao trong thời gian dài sẽ gây ức chế chức năng tinh
hoàn ở nam, tăng giữ muối, nước gây phù; gây nam tính hóa ở nữ nên khi dùng cần
phải theo dõi cẩn thận và xử lý kịp thời.
Chỉ định:
Các chứng chậm phát triển sinh dục, suy tinh dục ở nam giới như ẩn tinh hoàn, vô
sinh; rối loạn kinh nguyệt tuổi mãn kinh ở nữ giới như kinh kéo dài, kinh nhiều, ung
thư vú và các chứng loãng xương, gẫy xương chậm liền.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, ung thư tuyến tiền liệt. Trẻ em < 15 tuổi.
Người rối loạn tâm thần.
Thận trọng: Người suy gan, suy thận, bệnh tim mạch, động kinh, đái tháo đường,
tăng calci huyết hoặc calci niệu.
TT thuốc:
Testosteron + Thuốc chống đông máu: Tăng nguy cơ chảy máu.
Testosteron + thuốc hạ đường huyết: Tăng tác dụng thuốc hạ đường huyết.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Nam giới vô sinh, suy tinh hoàn:
Tiêm bắp 10-50mg/lần, tuần tiêm 3 lần hoặc uống Testosteron undercanoat 40mg
3-4 viên/ngày trong vòng 2-3 tuần, sau đó dùng liều duy trì 1-3 viên/ngày
Nữ:
- Vô sinh do tăng tiết Foliculin: Tiêm bắp 10mg/lần, tháng 6-8 lần.
- Kinh nguyệt ra nhiều: Tiêm bắp 50mg/ngày, tiêm 10 ngày trước ngày có kinh.
- Chứng đau kinh: Đặt dười lưỡi 30mg/ngày vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 của
vòng kinh, dạng viên đặt dưới lưỡi.
- Chứng căng đau vú: Tiêm bắp 50-100mg/chia làm 4-5 lần trong thời gian nửa
đoạn sau của vòng kinh.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.

71
3.6. Progesteron (Lutogyl, Prolutone…)
Tính chất:
Progesteron là hormon sinh dục nữ (Estrogen) do hoàng thể tiết ra, chế phẩm là tinh
thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi, không tan trong nước, tan trong
ethanol.
DĐH: Hấp thu nhanh vào cơ thể, liên kết protei huyết tương 96 -99%,
Tác dụng: Ức chế quá trình rụng trứng, làm giảm co bóp tử cung, mềm cơ tử cung,
tăng phát triển niêm mạc tử cung, trợ thai, tham gia vào sự phát triển tuyến vú, tuyến
sữa, điều hòa dịch bã nhờn ngoài da.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
Chỉ định:
Tránh thai (dùng riêng hoặc phối hợp với Estradiol). Các trường hợp dọa xảy
thai, sẩy thai liên tiếp, hội chứng tiền kinh, kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, rối
loạn tiền mãn kinh, bệnh ở vú lành tính, vô sinh do suy hoàng thể, tăng tiết bã nhờn da
đầu hoặc mặt, bệnh trứng cá.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm. Viêm tĩnh mạch huyết khối, tai biến mạch máu não. Người suy
gan nặng. Ung thư vú và ung thư tử cung.
Thận trọng: Người đang bị hen, động kinh, đau nửa đầu, suy tim, suy thận, đái tháo
đường, Người có bệnh về mắt.
Cách dùng, liều dùng:
Nữ:
Uống, đặt: 100-200mg/ngày, chia làm 2 lần (sáng, tối).
Tiêm bắp: 10-25mg/24 giờ để phòng xảy thai.
Bôi trên vú: Ngày bôi 1 lần dạng gel
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
3.7. Insulin
Nguồn gốc: Insulin được chiết xuất từ tuyến tụy của động vật, ngày nay đã tổng hợp
được để đưa vào điều trị.
Tính chất: Bột vô định hình, không màu hoặc có màu hơi vàng, dễ tan trong nước và
ethanol, chế phẩm bị phân hủy nhanh bởi men pepsin và trypsin nên khi dùng Insulin
qua đường uống sẽ bị mất tác dụng.
Tác dụng: Gây hạ glucose huyết, tăng sử dụng glucose ở các cơ, chuyển hóa glucid
thành lipid, tăng quá trình tạo lipid, tạo glucogen ở gan và giải phóng glucogen từ gan.
Tác dụng ngoại ý: Có thể gây phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, cứng bì ở chỗ tiêm,
nếu dùng quá liều sẽ gây hạ glucose huyết quá mức làm chân tay run, chóng mặt, nhịp
tim nhanh, thân nhiệt hạ, dẫn tới co giật, hôn mê.
Chỉ định:
- Đái tháo đường phụ thuộc Insulin ( typ 1): Bệnh Đái tháo đường tuổi thiếu niên.
- Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin ( typ 2): Khi nhiễm toan máu, hôn mê do
đái tháo đường, nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.

72
- Cấp cứu trong các trường hợp tăng đường huyết.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chỉ dùng khi cấp cứu.
Chú ý: Trong thời gian dùng thuốc phải theo dõi hàm luợng glucose trong máu và
trong trường hợp dùng quá liều gây hạ glucose huyết thì xử lý bằng cách cho uống
nước đường, nước quả và nếu xảy ra co giật, hôn mê thì tiêm tĩnh mạch dung dịch
glucose 30%.
Cách dùng, liều dùng:
Chữa đái tháo đường với liều 5-100UI tùy theo tình trạng bệnh nhân
Bảo quản: Nhiệt độ từ 20-100C, khi lấy trong tủ lạnh ra phải để 1 giờ ở nhiệt độ phòng
trước khi tiêm. Các Insulin sẽ phân hủy ở nhiệt độ < 20 C và > 200C.
3.8. Glibenclamide (Hasanglib)
Biệt dược: Carmize; Claben; Diabitol,
Glibenclamide là thuốc uống chống đái tháo đường nhóm sulfonylure.
Dược động học :
- Hấp thu: Glibenclamid được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên thức ăn và
tăng glucose huyết có thể làm giảm hấp thu của glibenclamid. Để sớm đạt nồng độ tối
ưu trong huyết tương, dùng glibenclamid có hiệu quả nhất là 30 phút trước khi ăn.
- Phân bố: Glibenclamid liên kết nhiều (90-99%) với protein huyết tương, đặc biệt là
albumin.
- Chuyển hoá: Glibenclamid chuyển hoá hoàn toàn ở gan, các chất chuyển hoá cũng có
tác dụng hạ glucose huyết vừa phải.
- Đào thải: thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng :
Glibenclamid làm tăng giải phóng insulin. Tác dụng của thuốc phụ thuộc vào chức năng tiết củ
Chỉ định :
Ðái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường type 2, đái tháo đường ở
người lớn) mà không thể đạt kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn, tập thể dục,
giảm cân đơn thuần.
Chống chỉ định :
Ðái tháo đường type 1 phụ thuộc insulin (đái tháo đường người trẻ); đường huyết
tăng cao có hoặc không hôn mê (hôn mê hoặc tiền hôn mê do đái tháo đường); sau cắt
bỏ tụy; toan hóa máu nặng do tăng đường huyết; suy gan, thận nặng; đã có tiền căn dị
ứng với glibenclamide, sulphonamide, các thuốc lợi tiểu có hoạt chất là sulphonamide
hoặc probenecid (vì có thể gây dị ứng trong phản ứng chéo); hay dị ứng với một trong
các thành phần khác của thuốc, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
Thận trọng lúc dùng :
Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận, nhược giáp, suy tuyến yên,
tuyến thượng thận, Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Tương tác thuốc :

73
- Các thuốc sau đây làm tăng tác dụng hạ đường huyết của glibenclamide, do đó có
thể gây hạ đường huyết: insulin, các thuốc tiểu đường dạng uống, ức chế men chuyển,
chloramphenicol.
- Các thuốc sau đây làm giảm tác dụng hạ đường huyết của glibenclamide, do đó có
thể gây tăng đường huyết: corticosteroids, lợi tiểu, nhuận trường (sau khi điều trị dài
hạn), rifampicin.
- Các thuốc đối kháng thụ thể H2 có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết
của glibenclamide.
Tác dụng phụ
Glibenclamide dạng vi hạt thường được dung nạp tốt. Các rối loạn tiêu hóa và các
phản ứng dị ứng đặc biệt ở da rất hiếm xảy ra và cũng rất hiếm trường hợp ảnh hưởng
đến hệ thống máu.
Liều lượng :
Nên bắt đầu từ liều thấp tăng dần. Khởi đầu điều trị bằng nửa viên Glibenclamide
1,75mg, sau đó tăng dần liều cho đến khi đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tối
ưu (nên tăng liều sau vài ngày điều trị).
Liều dùng từ nửa viên Glibenclamide 1,75mg cho đến 3 viên Glibenclamide
3,5mg, chia làm 2 lần, dùng vào đầu bữa ăn. Với liều hàng ngày là 3 viên, liều dùng sẽ
được phân bố theo tỉ lệ 2 phần vào buổi sáng sớm và 1 phần vào buổi chiều trước bữa
ăn.
Khi dùng thuốc bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt theo sự
hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bảo quản: Ðể thuốc nơi nhiệt độ mát. Chống ánh sáng và chống ẩm.
3.9. Levothyroxin (Levothyrox, L-T4, L-thyroxin …)
Tính chất:
Levothyroxin natri là bột trắng hoặc hơi vàng nâu, rất khó tan trong nước và
ethanol, không tan trong ether, tan trong các dung dịch kiềm hydroxyd loãng. L chất
đồng phân tả truyền của Thyroxin
DĐH: Hấp thu qua đường tiêu hóa từ 48 – 79%, Uống vào lúc đói tăng hấp thu. Tỷ lệ
liên kết Protein huyết tương 99%. Thải trừ qua mật.
Tác dụng:
Tăng chuyển hóa cơ bản, tăng mức tiêu thụ oxy ở các mô, tăng nhịp tim.
Đối với trẻ em Thyroxin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của
cơ thể như phát triển chiều cao, cân nặng, bộ não.
Tác dụng ngoại ý: Khi dùng liều cao gây mạch nhanh, mất ngủ.
Chỉ định: Thiểu năng tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần, sau phẫu thuật tuyến giáp.
Chống chỉ định: Cường tuyến giáp, nhồi máu cơ tim cấp, suy thượng thận.
Thận trọng: Cao huyết áp, suy tim, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, đái tháo đường.
TT thuốc:
- Levothyroxin + Ketamin: Tăng huyết áp và nhịp tim nhanh.
- Levothyroxin + Glycosid tim: Giảm nồng độ Glycosid
Cách dùng, liều dùng:

74
Người lớn:
- Thiểu năng tuyến giáp:Uống ngày đầu 25g, nếu dung nạp tốt thì những ngày sau
tăng dần đến liều 75g /ngày, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói.
- Hoặc dùng thuốc (L-T4) liều khởi đầu ½ viên, tăng đến 1,5 viên/ngày.
- Hôn mê do phù niêm, người suy giáp trạng không nuốt được: Tiêm tĩnh mạch
chậm 100g/ngày hoặc truyền tĩnh mạch chậm với liều tấn công ngày đầu
500g/250ml thuốc tiêm truyền Natri clorid 0,9%.
Trẻ em:
- Trẻ sơ sinh: Bắt đầu uống 5-6g/kg thể trọng/ngày.
- Trẻ em: Uống 3g/kg thể trọng/ngày.
Bảo quản: Nơi mát, chống ẩm.
3.10. Methyl thiouracin (MTU, Methiracil…)
Tác dụng: ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp.
Thuốc có tác dụng làm giảm hormone tuyến giáp theo hai cơ chế: nội giáp và
ngoại giáp. Hơn nữa, thuốc kháng giáp tổng hợp còn làm thay đổi miễn dịch trung gian
tế bào ở những bệnh nhân Basedow, làm gia tăng số lượng những limphô bào T ức
chế, làm giảm hoạt động của những limphô bào T hỗ trợ và làm giảm thấm nhập
limphô bào tại nhu mô tuyến giáp.
Dược động học: Methylthiouracil hấp thu được qua đường tiêu hoá. Thuốc tập trung
nhiều ở tuyến giáp. Thuốc chuyển hoá nhanh và thải trừ qua nước tiểu. Thuốc qua
được nhau thai và sữa mẹ.
Tác dụng ngoại ý: Dị ứng ở da, giảm bạch cầu hạt.
Chỉ định: Bệnh basedow, các chứng cường giáp, chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.
Chống chỉ định:
Giảm bạch cầu hạt nặng, mất bạch cầu hạt, suy tủy, suy gan, phụ nữ có thai hoặc đang
cho con bú.
Cách dùng, liều dùng: Liều tấn công: 300mg/24 giờ chia làm 2-3 lần, liều duy trì: 50
– 100 mg/ngày chia làm 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn.
Thuốc tương tự:
Propylthiouracil (PTU): Tác dụng tương tự MTU, đặc biệt chuẩn bị cho cắt bỏ
tuyến giáp, bắt đầu dùng ngày 3 lần, mỗi lần 100 –300 mg cho tới khi bệnh thuyên
giảm trên lâm sàng, liều duy trì 50 – 150 mg/ngày, dạng viên PTU 25mg và 50mg
Thiamazol hoặc Methimazol: Có tác dụng tương tự như MTU nhưng tác dụng
mạnh gấp MTU 10 lần, ngày uống 2 – 4 lần, mỗi lần 5 – 10mg, liều duy trì 2,5 –
10mg/ngày, uống sau bữa ăn, dạng viên 5mg, 10mg.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, chống ẩm.
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài 1:Từ tác dụng chung của Glucocorticoid anh (chị) hãy giải thích : chỉ định, chống
chỉ định, tác dụng không mong muốn chung của nhóm.
Bài 2: Từ tác dụng chung của Glucocorticoid anh (chị) hãy giải thích các nguyên tác
điều trị khi sử dụng kéo dài các corticoid.

75
Bài 3: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về thời gian tác dụng và mức độ tác dụng của 4 hoạt
chất : Hydrocortison, Deltahydrocortison, Mazipredon, Dexamethason
Bài tập 4: Hãy giải thích vì sao insulin chỉ có dạng tiêm, không có dạng uống
Vì sao glibenclamid chống chỉ định cho bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và sau khi cắt bỏ tuyến
tụy.
Bài tập 5: Hãy giải thích vì sao dùng liều cao levothyroxin gây mạch nhanh, mất ngủ.
II. Chọn câu Đúng -Sai
1. Khi dùng Glucocorticoid thì không bị nhiễm khuẩn các bệnh khác.
2. Tác dụng của Prednisolon yếu hơn Hydrocortison 3-5 lần.
3.Dexamethason có tác dụng mạnh hơn Prednisolon 7 lần
4. Các Testosteron tổng hợp có tác dụng tốt hơn các Testosteron thiên nhiên do không
bị phân hủy ở gan
5. Bảo quản Insulin phải đảm bảo giữ nhiệt độ từ –20C - 20C
6. Glibenclamide chữa các thể đái tháo đường ở người trưởng thành và người già
không phụ thuộc Insulin
7. Hai hormon của tuyến giáp là Levothyroxin và Thyroxin
8. TSH là Hormon của tuyến Yên có tác dụng kích thích tuyến giáp
9. ACTH là hormon của tuyến yên có tác dụng kích thích tuyến tụy
10. Bệnh Basedow là bệnh do nhược năng tuyến giáp
11. Prednisolon ức chế men gan P450
12. Dexamethason chống chỉ định cho người viêm loét dạ dày
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
13. Hormon tăng trưởng cơ thể do tuyến nào sau đây tiết ra:
A. Vùng dưới đồi B. Thùy trước tuyến Yên
C. Thùy giữa tuyến Yên D. Thùy sau tuyến Yên .
14.Vasopresin là những Hormon do thùy sau của tuyến Yên tiết ra cùng với:
A. Mineracorticoid. B. Oxytocin C. Insulin D. Glucocorticoid .
15. Oxytocin có tác dụng tăng và tiết sữa và:
A. Đường huyết B. Chuyển hóa lipit C. Hormon tuyến giáp D. Co bóp tử cung
16. Hai hormon chính của tuyến giáp là Triiodothyronin ( T3) và:
A. Levothyrox B. Thyroxin C. Glucagon D. Glucocorticoid
17. Các tế bào  của tuyến nào trong cơ thể và tiết ra chất nào (làm tăng đường
huyết):
A. Thượng thận/Insulin B. Tuyến Tụy/ Oxytocin
C. Tuyến Giáp / Glucagon D. Tuyến Tụy/ Glucagon
18. Bộ phận có 3 lớp tiết ra hormon Mineracorticoid, Glucocorticoid và Androgen :
A. Vùng dưới đồi B. Tuyến yên C. Vỏ thượng thận D. Tủy thượng thận
19 Bộ phận tiết ra các catecholamin (Adrenalin, Nor-adrenalin).
A. Vùng dưới đồi B. Tuyến yên C. Vỏ thượng thận D. Tủy thượng thận
20. Đặc điểm của Hormon là sau khi phát huy tác dụng thường bị :
A. Mất tác dụng B. Chuyển hóa C. Phân hủy D. Biến chất E. Thải trừ.
21. Cortison, testosteron là những hormon có cấu trúc :

76
A. Đa peptid B. Steroid C. Aminoacid D. Aminophenol
22. Thyroxin, Melatonin là những hormon có cấu trúc.
A. Acid salicylic B. Steroid C. Aminoacid D. Aminophenol
23. Insulin, Glucagon là những hormon có cấu trúc :
A. Acid salicylic B. Steroid C. Aminoacid D. Đa peptid
24. Tuyến vỏ thượng thận tiết ra các Corticoid có tác dụng điều hòa gluco nên được
gọi là :
A. Insulin B. Oxytocin C. Glucagon D. Glucocorticoid
25. Khi dùng Glucocorticoid không áp dụng nguyên tắc
A. Kiêng muối natri clorid, ăn nhiều glucid và lipit, ăn ít protid.
B. Uống thêm dung dịch kali clorid, kháng sinh (nếu cần thiết).
C. Khi đã dùng liều cao mà muốn ngưng thuốc phải giảm liều.
D. Áp dụng điều trị cách ngày đối với trường hợp điều trị lâu dài.
26. Glucocorticoid không chỉ định trong trường hợp:
A. Các bệnh về thấp khớp như: Viêm khớp dạng thấp, đau quanh khớp…
B. Các bệnh dị ứng như: Hô hấp, ngoài da, hen suyễn…
C. Các bệnh về thiểu năng tuyến thượng thận, viêm cầu thận…
D. Các bệnh viêm nhiễm ngoài da do virút.
27. Prednisolon có tính chất:
A. Là chất ức chế P450
B. Phối hợp với Barbituric tăng tác dụng.
C. Phối hợp với Aspirin tăng tác dụng
D. Phối hợp với Diclofenac tăng viêm loét dạ dày.
28. Dexamethason có tính chất:
A. Có nguồn gốc từ thiên nhiên. B. Thời gian tác dụng ngắn hơn Prednisolon
C. Chỉ định tương tự Prednisolon D. CCĐ cho phụ nữ có thai.
29. Progesteron không có tác dụng:
A. Ức chế quá trình rụng trứng B. Giảm co bóp cơ tử cung
C. Giảm trương lực cơ tử cung D. Giảm phát triển niêm mạc tử cung
30. Testosteron không chống chỉ định trong trường hợp:
A. Phụ nữ có thai B. PN đang cho con bú
C. Ung thư tuyến tiền liệt. D. Rối loạn chức năng gan

77
BÀI 6: VITAMIN VÀ THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, vai trò, cách phân loại, các nguyên tắc sử dụng vitamin.
2. Trình bày được khái niệm về thiếu máu, nguyên nhân gây thiếu máu và nguyên tắc
điều trị chống thiếu máu.
3. Trình bày được nguồn gốc, tính chất, cách sử dụng 11 loại vitamin và thuốc chống
thiếu máu.
4. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 11 loại vitamin và thuốc chống thiếu máu.
NỘI DUNG
1. VITAMIN
1.1 Khái niệm
Vitamin là những hợp chất hữu cơ, cơ thể hầu như không tự tổng hợp được mà
phải đưa từ ngoài vào, được cung cấp với số lượng nhỏ từ các nguồn thức ăn, nó
không thể thiếu được đối với người và động vật để tạo ra các coenzym cần thiết cho
các phản ứng chuyển hóa khác nhau trong cơ thể.
Đa số các vitamin đã có trong nguồn thức ăn nên chế độ nuôi dưỡng tốt, người
khoẻ mạnh thì không cần đưa vitamin dưới hình thức thuốc vào cơ thể. Khi nguồn
dinh dưỡng thiếu Vitamin hoặc rối loạn hấp thu hoặc nhu cầu của cơ thể tăng quá mức
cung cấp hàng ngày thì sẽ gây thiếu vitamin vì cơ thể không có khả năng tổng hợp
được, do đó cần tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà cần bổ sung lượng vitamin thích
hợp, nếu dùng quá liều hoặc dài ngày thì một số vitamin như A, D, K cũng có thể gây
ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cơ thể.
1.2 Vai trò của vitamin
* Các vitamin đều tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ
thể.
* Làm tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể.
* Khi thiếu hoặc không có vitamin sẽ dẫn đến một số triệu chứng bệnh lý như
thiếu Vitamin A gây khô mắt, quáng gà, thiếu Vitamin D làm trẻ em chậm lớn, còi
xương…
* Vitamin được dùng như một thuốc đặc trị trong một số bệnh liên quan đến
vitamin như viêm đa dây thần kinh ngoại biên…
* Vitamin làm giảm tác dụng phụ của một số thuốc khác như vitamin nhóm B
* Thông thường, thừa vitamin không gây bệnh lý cho cơ thể vì chúng được thải trừ
nhanh ra khỏi cơ thể (trừ một số vitamin như Vitamin A, D).
1.3 Phân loại vitamin.
* Thường căn cứ vào tính tan của vitamin để phân thành 2 nhóm:
* Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm các vitamin nhóm B, C, PP…những
vitamin này dự trữ trong cơ thể hạn chế nên cần cung cấp hàng ngày.

78
* Nhóm vitamin tan trong dầu gồm có A, D, E, K… những vitamin này dự trữ
trong cơ thể một lượng vừa phải, bài xuất qua nước tiểu ít nên có hiện tượng gây độc
do tích lũy nếu dùng liều cao và kéo dài.
1.4 Nguyên tắc sử dụng vitamin
* Không sử dụng VTM nếu chưa cần thiết, chỉ sử dụng khi nhu cầu của cơ thể
tăng hoặc thiếu hoặc không có vitamin.
* Liều dùng VTM phải phù hợp với từng trường hợp: Để điều trị bệnh hay chỉ để
phòng ngừa.
* Chọn loại VTM: Chọn loại dễ hấp thu và ít gây tai biến. Ví dụ dùng Vitamin K1
an toàn hơn VTM K3, tốt nhất dùng nguồn VTM từ thiên nhiên (thực phẩm).
* Chọn đường hấp thu an toàn: Nếu phải dùng thuốc thì đường uống an toàn hơn
tiêm, tiêm bắp an toàn hơn tiêm tĩnh mạch.
* Thời gian điều trị: Không nên dùng quá lâu 1 loại VTM vì có thể gây thiếu VTM
khác (ví dụ dùng PP lâu ngày gây thiếu VTM B1, dùng B1 nhiều thiếu B2) không nên
sử dụng VTM quá 1 tháng, có thể chuyển sang dạng VTM có trong thực phẩm.
* Phối hợp VTM hợp lý: Tỷ lệ phối hợp các VTM phải hợp lý tránh gây thừa
VTM.
* Cần tìm hiểu rõ ngyên nhân bệnh để sử dụng đúng VTM
* Nên dùng VTM ở dạng hỗn hợp: Vì thường ít khi thiếu 1 VTM đơn độc.
1.5 Biện pháp tránh thừa VTM:
* Nắm rõ tác dụng độc tính của từng loại VTM
* Thận trọng khi sử dụng các chế phẩm tổng hợp có hàm lượng vitamin cao hơn
nhiều so với nhu cầu.
* Chọn lựa VTM phối hợp với chất khoáng phải phân biệt rõ dạng dùng cho trẻ
em < 1 tuổi, < 4 tuổi và người lớn.
* Ông cnhư bệnh nhân bị tổn thương đường tiêu hóa thì không dùng đường uống,
bệnh nhân bị tổn thương da thì dùng kem bôi da.
1.6. Các vitamin thông dụng
Các Vitamin tan trong nước:
Đặc điểm chung:
- Hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu, không cần chất nhũ hóa.
- Lọc được qua cầu thận và thải trừ qua nước tiểu khi thừa.
- Không tích lũy trong coe thể nên nói chung ít gây độc
- Không bền, nên dễ thiếu, phải bổ sung hằng ngày qua nguồn thức ăn.
1.6.1 Vitamin B1 (Thiamin, Betamine, Bevitine…)
Nguồn gốc: Vitamin B1 có trong cám gạo, men bia, mầm hạt đậu, hoa quả, thịt, trứng,
sữa. Khi chiết xuất hoặc tổng hợp dùng dưới dạng muối hydroclorid, hydrobromid.
Tính chất: Thiamin ở dạng muối hydroclorid là bột kết tinh trắng, ở dạng muối
hydrobromid có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt, vị đắng hơi chua, dễ tan trong
nước, hơi tan trong ethanol, không tan trong ether, cloroform, bền vững trong môi
trường acid, dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và các tác nhân oxy hóa.
Dấu hiệu thiếu hụt: Thường gặp

79
+ Mệt mỏi, chán ăn, giảm trí nhớ
+ Đau, viêm dây thần kinh, giảm trương lực.
+ Thiếu nặng gây bệnh phù Beri- beri và có thể dẫn tới suy tim.
DĐH: Hấp thu ở ruột nhờ quá trình vận chuyển tích cực, liều cao có thể khuếch tán
thụ động qua niêm mạc ruột.Tập trung nhiều ở gan, não, thận, tim. Thải ra nước tiểu ở
dạng chưa chuyển hóa hoặc đã chuyển hóa.
Tác dụng: Tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid của cơ thể. Vitamin B1 là
coenzym của enzym decarboxylase – là enzym khử nhóm carboxyl của acid α-
cetonic, vitamin B1 cũng là coenzym của enzym transketalase- là enzym tham gia
chuyển hóa nhóm ceton trong chuyển hóa glucid. Khi thiếu thiamin nồng độ cetonic
trong máu tăng cao, gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến bệnh tê phù, suy tim, viêm
dây thần kinh ngoại biên,...
Tác dụng phụ: Khi tiêm bắp hoặc dưới da có thể gây nhức đầu, phát ban, rối loạn tiêu
hóa, khó thở. Không tiêm tĩnh mạch vì có thể gây sốc như: Ngừng hô hấp, ngừng tim
đột ngột dẫn đến tử vong.
Chỉ định:
- Bệnh tê phù Beri – Beri
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, khó tiêu, ỉa chảy kéo dài, viêm loét đại tràng.
- Bệnh tim mạch, người có chế độ nuôi dưỡng nhân tạo và nhược cơ.
- Viêm đau dây thần kinh, đau nhức khớp, đặc biệt ở người nghiện rượu, phụ nữ có
thai.
CCĐ: Tiêm tĩnh mạch (có thể gây sốc)
Cách dùng , liều lượng:
- Liều trung bình người lớn: 0,04 – 0,1 g/ngày hoặc tiêm bắp 0,05 g/ngày
- Liều cao: 0,1 – 1g/ngày dùng điều trị viêm dây thần kinh, đau khớp.
Khi nhu cầu sử dụng Glucid tăng thì cần tăng lượng B1
Bảo quản: Tránh ẩm, chống các chất oxyhóa.

1.6.2 Vitamin B2 (Riboflavin, Beflavine, Flavol…)


Nguồn gốc: Vitamin B2 có trong men bia, hạt ngũ cốc, hoa quả, rau xanh, thịt, trứng,
sữa. Nhiều vi khuẩn (trong đó có vi khuẩn đường ruột) có khả năng tổng hợp được
Vitamin B2.
Tính chất: Bột kết tinh màu vàng hoặc vàng cam, không mùi, vị đắng, tan ít trong
nước và ethanol, không tan trong ether, cloroform, dễ hỏng ngoài ánh sáng và môi
trường kiềm.
Dấu hiệu thiếu hụt:
Thường khó phân biệt thiếu hụt Vitamin B2 đơn thuần, thường gặp đồng thời thiếu
hụt nhiều vitamin nhóm B như B3, B6
+ Dấu hiệu sớm: Đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng.
+ Dấu hiệu muộn: Viêm lưỡi, khô nứt môi, viêm da tiết bã nhờn, thiếu máu,
viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, bệnh thần kinh.

80
DĐH: Hấp nhu nhanh sau khi uống nhờ cơ chế vận chuyển đặc hiệu. Phân phối hầu
hết vào các tổ chức, không có hiện tượng tích lũy. Thải trừ qua phân và nước tiểu.
Tác dụng:
- Tham gia điều hòa chức năng thị giác, chống lại tổn thương ở da và niêm mạc.
- Vitamin B2 là coenzym của khoảng 20 loại enzym khác nhau, tham gia vào các
phản ứng khử carbonhydrat và acid amin. Quan trọng hơn là thành phần cấu tạo
nên 2 enzym: Flavomononucleotid (FMN) và Flavoadenindinucleotid (FAD).
FMN và FAD là cofactor của cyt - c- reductase, oxydase và dehydrogenase giúp
tăng cường chuyển hóa glucid, lipid, protid và vận chuyển điện tử trong chuỗi
hô hấp tế bào.
Tác dụng phụ: Chưa có
Chỉ định:
- Dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với các Vitamin nhóm B khác để điều trị thiếu B2 như
Pellagra, Beri-beri.
- Trẻ nuôi dưỡng nhân tạo.
- Rối lọan thị giác: Viêm mống mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc, đục nhân mắt do
bỏng.
- Viêm da, niêm mạc: Khô nứt môi, chốc mép, viêm lưỡi, viêm ruột kết mãn tính.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm.
TT thuốc:
- Rượu gây cản trở hấp thu Vitamin B2 ở ruột.
- Clopromazin, Amitriptylin có thể gây thiếu hụt Vitamin B2
Cách dùng , liều lượng:
Người lớn:
Uống ngày 5-30mg/ngày, chia làm 1-3 lần
Tiêm sâu bắp thịt: 5-10mg/ngày.
Trẻ em: Uống 1-5mg/ngày, tùy theo tuổi.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
1.6.3 Nicotinamid (Vitamin PP)
Nguồn gốc: Vitamin PP có trong men bia, hạt lúa mì, hoa quả, cá, sữa, vi khuẩn
đường ruột cũng có khả năng tổng hợp được, Vitamin PP sử dụng 2 dạng là
Nicotinamid và Acid Nicotinic.
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng mát, dễ tan trong nước và ethanol,
khó tan trong ether.
Dấu hiệu thiếu hụt:
Nguyên nhân: Nghiện rượu, suy dinh dưỡng trẻ em, ăn nhiều bắp, ăn ít thịt, do bẩm
sinh.
Triệu chứng thiếu:
Triệu chứng sớm: Chán ăn, suy nhược, dễ bị kích thích, đau họng, viêm lưỡi, viêm
miệng, sụt cân.
Tiến triển nặng với đặc trưng của bệnh Pellagra.
+ Viêm da: Chủ yếu gặp ở đầu, cổ, mặt: Sạm da, da khô, tróc vảy.

81
+ Tiêu chảy: Sưng đỏ lưỡi, buồn nôn, ói mửa, tăng tiết nước bọt và sưng viêm
tuyến nước bọt.
+ Sa sút trí tuệ: Mất ngủ, dễ bị kích thích, lãnh đạm, nhớ kém, tâm thần.
Tác dụng:
- Tham gia cấu tạo men oxy hóa khử trong chuỗi hô hấp tế bào, chuyển hóa của
một số chất trong cơ thể, giúp cơ thể dung nạp dễ dàng các thuốc kháng sinh tổng hợp,
chống bệnh Pellagra (lưỡi loét, da sần), hạ cholesterol, giãn mạch ngoại vi.
- Vitamin PP là thành phần của 2 coenzym quan trọng NAD ( Nicotiamid-
Adenin- Dinucleotid ) và NADP (Nicotiamid- Adenin- Dinucleotid- Phosphat ). Các
coenzym này có vai trò quan trọng trong chuyển hóa cholessterol, acid béo và tạo
năng lượng ATP cung cấp cho chuỗi hô hấp tế bào.
- Khi dùng liều cao niacin có tác dụng làm giảm LDL và tăng HDL, gây giãn
mạch ngoại vi.
- Khi thiếu hụt vitamin PP nặng sẽ gây bệnh pellagra có biểu hiện viêm da, ỉa
chảy và rối loạn trí nhớ.
Tác dụng ngoại ý: Liều cao (trên 6g/ngày) có thể gây đỏ mặt, ngứa, khó chịu đường
tiêu hóa, độc với gan, tái phát các vết loét dạ dày tá tràng.
Chỉ định:
Nicotinamid: Bệnh Pellagra, viêm kết tràng mãn tính; không dung nạp khi dùng
Isoniazid, các sulfamid, kháng sinh; các chứng thiếu hụt Vitamin PP như viêm lợi,
viêm miệng, ban đỏ, một số bệnh ngoài da, các bệnh do ánh sáng, ngộ độc tia X.
Acid Nicotinic: Liều cao trị chứng co thắt mạch não, võng mạc, chóng mặt, ù tai,
vài chứng nhức nửa đầu, viêm động mạch, tăng lipit huyết, tăng cholesterol huyết
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm, bệnh gan nặng, xuất huyết động mạch, tăng áp suất sọ, rối loạn
dẫn truyền tim, Glôcôm, Loét dạ dày- tá tràng, hạ huyết áp.
Thận trọng: Liều cao ở những người đái tháo đường, bệnh gút, viêm khớp do gút, tiền
sử loét dạ dày.
TT thuốc:
Nicotinamid + chất ức chế HMG- CoA có thể làm tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân.
Nicotinamid + Carbamazepin: Tăng nồng độ và độc tính của Carbamazepin
Cách dùng , liều lượng:
Nicotinamid
Người lớn:
Phòng bệnh: Uống 50mg-100mg/ngày, chia làm 2-3 lần.
Chữa bệnh Pellagra: Uống 200-300mg/ngày, chia 2-3 lần hoặc tiêm bắp 50-
100mg/lần, ngày tiêm 2-3 lần.
Trẻ em: 5-10mg /ngày tùy theo tuổi.
Acid Nicotinic
Chứng tăng Cholesterol và tắc mạch chi: Uống 300mg/ngày, chia làm 3 lần.
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm: 25-100mg/lần, ngày tiêm 2-3 lần.

82
Chú ý: Thuốc có thể gây kích ứng, rối loạn chuyển hóa mỡ nên khi dùng cần phối hợp
với methionin.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.
1.6.4 Vitamin B6 (Pyridoxin, Bedoxin, Nerovit…)
Nguồn gốc: Vitamin B6 có trong men bia, thịt, cá, sữa, lòng đỏ trứng và một số vi
khuẩn đường ruột cũng có khả năng tổng hợp được Vitamin B6.
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng, hơi chua, dễ tan trong nước, ít tan
trong ethanol, không tan trong ether.
Sự thiếu hụt:
Nguyên nhân:
- Dùng các thuốc làm giảm lượng Vitamin B6.
- Người nghiện rượu, sai sót chuyển hóa do bẩm sinh, bệnh thiếu máu, phụ nữ có
thai và cho con bú, xơ gan, cường tuyến giáp, suy tim sung huyết.
Triệu chứng thiếu:
- Thần kinh và da: Đau họng, viêm da tăng tiết bã nhờn ở mắt, mũi, miệng, viêm
lưỡi, khô nứt môi, suy nhược, dễ bị kích thích.
- Nặng: viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu và co giật.
Tác dụng:
Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể (các amino acid, khử
amin), giúp cho sự hoạt động của hệ thần kinh, có ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng
cầu, giữ sự toàn vẹn cho da.
Tác dụng ngoại ý: Liều cao (500mg/ngày) sẽ gây bệnh thần kinh cảm giác nặng: Mất
điều hòa, tê cóng, vụng về tay chân.
Chỉ định:
Phòng và chữa thiếu Vitamin B6, bệnh ở hệ thần kinh do tác dụng phụ của một số
thuốc gây ra (Rimifon, Emetin), viêm dây thần kinh, thiếu máu giảm bạch cầu (dùng
nhiều sulfamid, Phenylbutazol), bệnh ngoài da(mề đay, ngứa sẩn).
Chống chỉ định:. Đang điều trị với Levodopa. Người mẫn cảm
TT thuốc:
B6 ( 200mg/ngày) làm giảm nồng độ Phenytoin và phenobarbital
Cách dùng , liều lượng:
Người lớn: Uống 250mg-1g/ngày, đợt điều trị 15-20 ngày
Tiêm bắp hay dưới da: 100mg-1g/ngày, đợt điều trị 15-20 ngày
Trẻ em: Từ 1-30 tháng: 50mg-100mg/ngày.
Từ 30 tháng-15 tuổi: 100-500mg/ngày.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống ẩm.

1.6.5 Vitamin C (Acid ascorbic, Laroscorbin, cevit…)


Nguồn gốc: Vitamin C có ở tất cả các tế bào động và thực vật nhưng tập trung nhiều
trong các loại rau xanh, các loại quả tươi và gan thận của động vật.

83
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng hoặc tinh thể không màu, không mùi, vị chua, dễ
tan trong nước, ethanol, không tan trong ether, cloroform, rất dễ bị oxy hóa chuyển
màu vàng xám.
Sự thiếu hụt:
Nguyên nhân:
Do nguồn thực phẩm, nghiện thuốc lá, uống thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, các
trường hợp Stress (nhiễm độc, nhiễm trùng, giải phẫu, chấn thương).
Triệu chứng thiếu:
Xuất huyết dưới da, vết bầm, chảy máu nướu răng, sưng nướu răng, răng dễ rụng,
vết thương chậm lên sẹo, thiếu máu (bệnh Scorbut)
Nặng: Phù, giảm tiểu, bệnh thần kinh, chảy máu não.
Dược động học:
Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, dự trữ một phần trong các mô, nhiều nhất là ở
tuyến thượng thận, thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa và chưa chuyển hóa.
Tác dụng :
- Tham gia chuyển hóa glucid, acid folic, cấu trúc của răng, ảnh hưởng đến quá
trình đông máu, tính thẩm thấu của mao mạch, nâng cao sức đề kháng, giải độc cho cơ
thể.
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác, tạo nên mô liên kết ở xương ,
răng, mạch máu.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa protid, glucid, lipit của cơ thể.
- Trong cơ thể, acid ascorbic bị oxy hóa tạo thành acid dehydroascorbic vẫn
còn đầy đủ hoạt tính và 2 điện tử. Đây là phản ứng thuận nghịch.
- Nhờ có nhóm endiol trong phân tử nên vitamin C là cofactor của nhiều phản
ứng oxy hóa khử quan trọng trong sự tổng hợp collagen, carnitin, chuyển acid folic
thành acid folinic, ức chế hyaluronidase làm vững bền thành mạch.
- Chuyển dopamin thành noradrenalin , tổng hợp serotonin từ tryptrophan,
tổng hợp hormon thượng thận và sự tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành
phần hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch.
- Giúp chuyển Fe +3 thành Fe +2 làm tăng sự hấp thu sắt ở ruột.
- Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng hiệp đồng với vitamin E, β- caroten, selen
làm ngăn cản sự tạo gốc tự do gây độc tế, bào tăng tổng hợp interferon, giảm nhạy
cảm của tế bào với histamin, chống stress nên tăng sức đề kháng của cơ thể.
Tác dụng ngoại ý:
Có thể gặp khi dùng liều cao (> 3g/ngày) như nóng rát dạ dày, sỏi thận, uric niệu,
giảm hoạt tính thuốc chống đông, tổn thương chức năng diệt khuẩn của bạch cầu, phụ
nữ có thai dùng liều cao dẫn đến bệnh Scorbut sớm ở trẻ em.
Chỉ định:
Phòng và chữa bệnh Scorbut và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C, tăng sức
đề kháng cho cơ thể khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dị ứng.
CCĐ: Liều cao cho người thiếu hụt G6PD (nguy cơ thiếu máu tan huyết), tiền sử sỏi
thận.

84
Thận trọng: Tiêm tĩnh mạch nhanh Vitamin C có thể gây chóng mặt, ngừng tim.
TT thuốc:
- Dùng đồng thời 200mg + 30mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường tiêu
hóa.
- Vitamin C + Aspirin: Tăng bài tiết Vitamin C và giảm bài tiết Aspirin.
- Viatmin C liều cao + Vitamin B12: Phá hủy B12.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn:
Phụ nữ có thai: 50-100mg/ngày
Người bị nhiễm khuẩn, chấn thương: 200mg/ngày
Chữa bệnh Scorbut: 300-500mg/ngày trong tuần đầu, sau đó 100mg/ngày cho
đến khi hết bệnh.
Bỏng nặng: 200-500mg/ngày uống hoặc tiêm bắp, cho đến khi khỏi bệnh.
Trẻ em: Liều trung bình: Uống: 100-500mg/ngày; Tiêm bắp: 50-200mg/ngày.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, tương kỵ với các chất oxyhóa.
1.6.6 Vitamin A (Retinol, Avitol…)
Nguồn gốc: Vitamin A có nhiều trong các tổ chức động vật, có nhiều nhất trong dầu
gan cá Thu, bơ sữa động vật có sừng. Còn tiền Vitamin A (caroten) thì có trong màng
hạt gấc, cà chua, cà rốt, bí đỏ. Khi vào cơ thể, caroten chuyển thành Vitamin A mới có
tác dụng.
Tính chất: Tinh thể hình kim, màu vàng, không tan trong nước, tan trong dung môi
hữu cơ và dầu thảo mộc, rất dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của tia tử ngoại và ánh sáng.
Sự thiếu hụt:
Nguyên nhân: Người ăn kiêng mỡ, bệnh ruột, gan (xơ gan), mật (xơ túi mật), tụy,
người nghiện rượu, trẻ em đang tuổi lớn, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cho con
bú.
Triệu chứng thiếu:
Sớm: Quáng gà, khô kết mạc, tăng sừng hóa nang lông, dễ nhiễm khuẩn, sẩy thai, dị
dạng thai.
Nặng: Loét và hoại tử giác mạc, viêm nội nhãn và mù.
Dược động học: Hấp thu chủ yếu ở ruột non, dự trữ ở gan dưới dạng Retinol palmiat,
thải trừ qua thận và ruột.
Tác dụng: Vitamin A giúp cho sự sinh trưởng như phát triển xương, quá trình tạo da
niêm mạc, sự trao đổi chất trong cơ thể, hoạt động bình thường của mắt, tăng sức đề
kháng, làm vết thương chóng lành, chống nhiễm khuẩn, điều hòa chức năng tuyến giáp
và sinh dục.
* Trên thị giác:
Vitamin A chủ yếu là retinol và retinal đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
thị giác. Thiếu vitamin A sẽ gây ra bệnh quáng gà, khô mắt, loét giác mạc. Acid
retinoic không có tác dụng trên thị giác.
Cơ chế: trong máu vitamin A được chuyển thành trans - retinol và sau đó thành 11 -
cis- retinol và 11- cis- retinal. Trong bóng tối 11 - cis- retinal kết hợp với opsin

85
tạo thành Rhodopsin. Rhodopsin là một sắc tố nhậy cảm với ánh sáng ở tế bào hình
nón của võng mạc giúp cho võng mạc nhận được các hình ảnh khi thiếu ánh sáng.
Khi ra ánh sáng Rhodopsin bị phân huỷ thành opsin và trans - retinal. Trans- retinal có
thể được chuyển thành cis - retinol hoặc trans - retinol đi vào máu tiếp tục chu kỳ của sự
nhìn.
* Trên biểu mô và tổ chức da:
- Đặc biệt acid retinoic kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, sinh tiết nhày, ức chế
sự sừng hóa tế bào biểu mô.
- Người thiếu vitamin A dễ bị mẫn cảm với các chất gây ung thư và các tế bào nền
c ủa biểu mô ở những vùng khác nhau tăng sản rõ rệt và giảm khả năng biệt hóa. Cơ
chế tác dụng chống ung thư của vitamin A vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Có thể
vitamin A điều hòa sự sinh tổng hợp protein đặc biệt cần thiết cho sự biệt hóa tế bào
của tổ ch ức biểu mô và ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư.
* Trên chức năng miễn dịch:
- Vitamin A tăng sức đề kháng của cơ thể. Thiếu vitamin A kích thước của
tổ chức lympho thay đổi. β-caroten làm tăng hoạt động của tế bào diệt (Killer cell),
tăng sự nhân lên của tế bào lympho B và T.
- β-caroten có tác dụng chống oxy hóa mạnh được sử dụng trong phòng và chống
lão hóa. Tham gia cấu tạo hạt vi thể dưỡng chấp (Chylomicron).
*Trên xương:
- Cùng với vitamin D, vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển của xương và
tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể.
Tác dụng ngoại ý:
- Nếu dùng quá liều hoặc kéo dài sẽ mắc chứng thừa Vitamin A như chán ăn,
buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, gây thiếu máu, phù não, đau xương, da khô, chóc vảy.
- Nếu dùng kéo dài teo thần kinh thị giác và gây mù, ngừng phát triển xương, gây
dị tật bào thai nếu bà mẹ mang thai dùng liều quá cao.
Chỉ định:
- Khoa nhi: Chậm tăng trưởng, bệnh hô hấp tái lại
- Khoa mắt: Quáng gà, khô mắt.
- Khoa da: Mụn trứng cá thường và mụn trứng cá lốm đốm, vảy nến, bệnh vảy.
- Sản khoa: Rối loạn lúc mãn kinh, xơ teo âm hộ
- Khoa tai mũi họng: Mất khứu giác, viêm mũi hầu mãn tính, điếc độc tính, ù tai.
- Khoa tổng quát: Bệnh tiêu hóa và hô hấp tái phát, phòng thiếu vitamin A.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm. Tránh dùng các liều quá lớn và lặp lại lúc có thai. Không dùng
kèm dầu Parafin (ngăn cản hấp thu qua màng ruột).
Lưu ý: Khi điều trị lâu dài, không nên dùng liên tục (6 tuần nghỉ 2 tuần) để tránh ngộ
độc Vitamin A.
TT thuốc:
- Neomycin làm giảm hấp thu VitaminA
- Vitamin A không dùng cùng lúc với isotretionin vì gây quá liều.

86
Liều dùng, cách dùng:
Uống giữa các bữa ăn hay tiêm bắp thịt sâu
Phòng thiếu vitamin A:
Trẻ dưới 14 tuổi uống 100.000UI cách 6, 3 hay 2 tháng.
Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: 500.000-1triệu UI cách 6 tháng.
Chữa trị thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt, quáng gà:
Người lớn: 50.000UI/ngày
Trẻ em: 5000-15000UI/ngày tùy tuổi
Trẻ còn bú: 15.000UI /tuần
Thai ngén: Không quá 25.000UI/ngày/dùng không liên tục.
Trứng cá, vảy nến: Dùng dạng dung dịch, kem hoặc gel bôi.
Chú ý: Bệnh thiếu Vitamin A ở trẻ em luôn đi kèm với bệnh suy dinh dưỡng vì chất
béo giúp cho sự hấp thu Caroten, còn Protein thì kích thích hấp thu Vitamin A, vì vậy
trẻ em trong độ tuổi cần cho uống Vitamin A đúng định kỳ.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
1.6.7 Vitamin D : Vitamin D gồm 2 loại:
Vitamin D2 (Calciferolum, Ergocalciferol, Aldevit…)
Vitamin D3 (Cholecalciferolum, D2-vicotrat…)
Nguồn gốc: Vitamin D có ở tất cả các nguồn thức ăn từ động vật như dầu gan cá, lòng
đỏ trứng, bơ, trong thực vật tồn tại dạng tiền Vitamin D như Ergosterol trong loã
mạch, men bia. Hàng ngày nhờ ánh nắng chiếu vào da, chất 7-dehydrocholesterol có
trong lớp mỡ dưới da thành Vitamin D. Có nhiều Vitamin D như D1, D2, D3, D4 …
nhưng Vitamin D2 và Vitamin D3 có hoạt tính cao nên được dùng làm thuốc chữa
bệnh, trong đó Vitamin D3 mạnh hơn Vitamin D2.
Tính chất: Các Vitamin D đều là tinh thể hình kim, không màu, không mùi, không vị,
không tan trong nước, ethanol, tan trong dung môi hữu cơ và dầu thảo mộc, chất béo,
rất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng, acid.
Sự thiếu hụt:
Nguyên nhân: Do nguồn thực phẩm (ít gặp), thiếu chiếu xạ của ánh nắng mặt trời,
các bệnh ở gan ruột, thận, phụ nữ cho con bú, dùng các thuốc chống động kinh.
Triệu chứng thiếu:
Trẻ em: Bệnh còi xương, sai sót trong phát triển xương (biến dạng), trẻ chậm biết
đi, cơ kém phát triển.
Dược động học:
Hấp thu tốt qua ruột non, dự trữ ở xương, gan, niêm mạc ruột, thời gian bn thải khoảng
19 – 25 giờ, thải trừ qua ruột, một phần nhỏ qua thận.
Tác dụng:
- Tham gia vào quá trình hấp thu Calci, Phospho của cơ thể, giúp cho quá trình
phát triển xương bình thường ở trẻ em, giữ vai trò ổn định Calci trong máu và hoạt
động của các mô thần kinh.

87
- Tăng hấp thu calci ở ruột và tái hấp thu calci ở ống thận do kích thích tăng
sinh các kênh vận chuyển calci. Phối hợp với hormon cận giáp điều hòa nồng độ calci
trong máu.
- Tăng tích tụ calci trong xương, giảm bài tiết phosphat và giúp chuyển phosphat
hữu cơ thành phosphat vô cơ.
- Oxy hóa citrat giúp cho sự hòa tan phức hợp calc i và điều hòa nồng độ calci.
Tác dụng ngoại ý: Thừa Vitamin D làm tăng Calci huyết dẫn đến mệt mỏi, chán ăn,
tiêu chảy, tiểu tiện nhiều, khát nhiều sẽ làm thay đổi tâm tính và gây xốp xương, sỏi
thận, tăng huyết áp.
Chỉ định: Điều trị thiếu Vitamin D như phòng và chữa còi xương ở trẻ em, loãng
xương ở người lớn (nhuyễn xương, xốp xương, gãy xương lâu liền), thiểu năng tuyến
cận giáp, viêm khớp dạng thấp
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, tăng Calci huyết, tăng Phosphat huyết
Thận trọng: Suy thận, Người có bệnh tim, xơ vữa động mạch, liều cao ở phụ nữ có
thai, liều cao ở PN nuôi con bú.
TT thuốc:
- Vitamin D + Thuốc lợi tiểu Thiazid: Tăng calci huyết
- Vitamin D + Phenobarbital, phenitoin: Tăng chuyển hóa Vitamin D mất hoạt tính.
- Vitamin D + Glucocorticoid: Giảm hoạt tính Vitamin D
- Vitamin D + Glycosid tim: Tăng độc tính Glycosid tim
Liều dùng, cách dùng:
Vitamin D2.
Phòng còi xương trẻ em: Uống 500UI/ngày vào bữa ăn hoặc cứ 6 tháng tiêm bắp
thịt 1 lần 15mg  600.000UI.
Chữa còi xương trẻ em: Uống 10.000-20.000UI/ngày, chia 2 lần, dùng liên tục 6-
8 tuần.
Suy tuyến cận giáp, thiếu Calci huyết: Uống 50.000-200.000UI/ngày, đồng thời
uống thêm Calci lactat 6 lần/ngày, mỗi lần 4g.
Tạng dễ co giật do suy tuyến cận giáp: 1 tuần tiêm bắp thịt 15-45mg.
Vitamin D3.
Phòng còi xương trẻ sơ sinh: Tuần thứ 8 trở đi cứ 2-3 tháng tiêm 300.000UI.
Chữa còi xương trẻ em: Dùng gấp đôi liều phòng còi xương ở trên.
Chứng loãng xương: Cứ 3 tháng tiêm 600.000UI.
Bảo quản: Nhiệt độ mát, tránh ánh sáng.

1.6.8 Vitamin E (-Tocopherol, Erevit, Evetine…)


Nguồn gốc: Vitamin E có trong rau xanh, mầm ngũ cốc như mầm lúa mạch, đậu; dầu
thực vật (dầu lạc, dầu ô lưu); các trái cây như táo, chuối, lê; ở động vật có ở gan, lòng
đỏ trứng, bơ. Không bị phân hủy khi nấu.
Tính chất: Các Vitamin E là chất lỏng sánh như dầu, màu vàng, không mùi vị, không
tan trong nước, tan trong dầu và các dung môi hữu cơ, dễ bị phân hủy bởi chất oxy hóa

88
và ánh sáng, chế phẩm dược dụng là este với acid acetic hoặc acid succinic bền vững
hơn với các tác nhân oxy hóa.
DĐH: Hấp thu qua đường tiêu hóa nhờ dịch mật và tụy, phân bố rộng rãi trong các
mô, đặc biệt mô mỡ, chuyển hóa ở gan, thải trừ chủ yếu qua mật, một phần qua nước
tiểu.
Sự thiếu hụt:
Nguyên nhân: Trẻ sinh thiếu tháng và người hấp thu kém như trong bệnh xơ túi
mật, do di truyền.
Triệu chứng thiếu:
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Yếu cơ đi không vững, rung giật nhãn cầu, mất cảm
giác đau.
- Ở trẻ đẻ non: Thiếu máu tiêu huyết, chảy máu tâm thất.
Tác dụng:
Chống oxy hóa sinh học (bảo vệ Vitamin A, C) chống xơ cứng hệ thần kinh cơ,
làm bền vững thành mạch, tham gia chuyển hóa acid nucleic, bảo vệ sự ổn định và
nguyên vẹn màng tế bào (nhất là hồng cầu)
- Tăng sản xuất tinh trùng và khả năng thụ thai, làm tổ của trứng đã thụ thai.
- Ngăn cản sự tạo thành gốc tự do, làm vững bền màng tế bào đặc biệt khi có mặt
vitamin C và các chất có chứa nhóm SH.
Tác dụng ngoại ý: Liều trung bình 330 – 450IU trong thời gian dài làm cạn dữ trữ
Vitamin A, ức chế tác dụng vitamin K.
Nếu dùng liều cao 500 – 533IU/ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy nhược, mệt mỏi.
Liều rất cao: 1,3 – 1,8 g/ngày: gây rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng tình dục.
Chỉ định:
Điều trị bệnh thiếu hoặc hấp thu Vitamin E kém ở người đã cắt bỏ dạ dầy, ruột,
tắc mật, xơ túi mật, xơ gan; chữa thiếu máu tan huyết ở trẻ đẻ non; bệnh ở mô tạo keo,
xơ vữa mạch, cận thị phát triển; phòng xảy thai, chứng vô sinh, chứng đái dầm, rối
loạn chức năng ở tuổi mãn kinh.
Chống chỉ định: Chưa có
TT thuốc: Đối kháng Vitamin K; Tăng hấp thu và bảo vệ Vitamin A
Liều dùng, cách dùng:
Người lớn:
- Phòng thiếu Vitamin E: Uống 50-60UI/tuần 1 lần hoặc tiêm bắp 30-100mg/tuần 1
lần.
- Xơ cứng động mạch: 200-500mg/ngày, 15 ngày mỗi tháng.
- Cận thị: 100mg/ngày, điều trị 3 tháng mỗi năm.
- Đe dọa xảy thai: 500mg/ngày.
- Đái dầm: Sau khi sinh hay ở phụ nữ mãn kinh: 200-400mg/ngày.
- Xơ vữa động mạch: 500mg/ngày vào bữa ăn sáng.
Trẻ em phòng và thiếu Vitamin E: Uống 10-20UI/ngày
Bảo quản: Thuốc tiêm, thuốc viên Vitamin E bảo quản nhiệt độ mát, tránh ánh sáng
và các chất oxy hóa.

89
2. THUỐC CHỮA THIẾU MÁU
2.1 Định nghĩa thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc cả hai
dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khỏe mạnh.
Đối với nam giới được coi là thiếu máu khi: Số lượng hồng cầu dưới 4 triệu hoặc
hemoglobin dưới 12g/ 100ml.
Đối với nữ giới được coi là thiếu máu khi: Số lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu hoặc
hemoglobin dưới 10g/ 100ml.
2.2 Nguyên nhân thiếu máu:
Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân, song nó được xếp thành 2 lọai.
Thiếu máu cấp tính:
Thiếu máu sau chấn thương, sau phẫu thuật.
Thiếu máu mãn tính:
- Mất máu mãn tính: Do giun móc, giun tóc, rong kinh, trĩ, lóet dạ dày- tá tràng.
- Tan máu gặp ở người có bất thường về hemoglobin, thiếu G6DP, bệnh tự miễn,
do thuốc hoặc sốt rét.
- Do giảm sản xuất hồng cầu
- Tủy xương kém họat động hoặc không họat động.
- Thiếu hụt các thành phần tổng hợp Hemoglobin , sản xuất hồng cầu: Protein, sắt,
các vitamin B1, B2, B3, B9, B12 và một số kim lọai như đồng, Coban, mangan.
Dựa vào chỉ số nhiễm sắc và kích thước hồng cầu, thiếu máu được chia làm 03 lọai:
- Thiếu máu nhược sắc: Hồng cầu nhỏ và chỉ số nhiễm sắc < 1.
- Thiếu máu đẳng sắc: Hồng cầu bình thường và chỉ số nhiễm sắc = 1.
- Thiếu máu ưu sắc: Hồng cầu to và chỉ số nhiễm sắc > 1.
2.3 Nguyên tắc điều trị thiếu máu.
Trong quá trình điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng
thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể.
- Trường hợp mất máu cấp tính với số lượng lớn: Cần phải truyền máu.
- Mất máu mãn tính: Do giun móc, giun tóc, rong kinh, trĩ, lóet dạ dày- tá tràng
dùng các thuốc trị nguyên nhân kết hợp với bổ sung sắt và bồi dưỡng cơ thể.
Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu: Dựa vào thể tích hồng cầu để dùng các
thuốc:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: Dùng kết hợp sắt với vitamin B6 và tăng protid, lipit
trong khẩu phần ăn và điều trị nguyên nhân.
- Thiếu máu hồng cầu to: Dùng vitamin B12 hoặc acid Folic và điều trị nguyên
nhân.
- Thiếu máu tan máu: Dùng các phương pháp hạn chế nguyên nhân gây tan máu
kết hợp với acid Folic.
2.4. Các thuốc chữa thiếu máu
2.4.1 Sắt
Vai trò và nhu cầu của sắt trong cơ thể:

90
Sắt là yếu tố cần thiết tạo hồng cầu
Cơ thể người lớn chứa khỏang 3 – 5 g sắt, trong đó 1, 5 – 3 tồn tại trong hồng cầu,
phần còn lại 0,5g chứa trong sắc tố cơ, một số enzym…
Ở người bình thường, nhu cầu hàng ngày của sắt khỏang 0,5 – 1mg trong 24 giờ.
Ở người hành kinh hoặc có thai, nhu cầu sắt cao hơn khỏang 5 – 6mg trong 24 giờ.
Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ thay đổi sự tạo máu mà còn thay đổi chức năng
của nhiều enzym quan trọng. Do vậy, bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng để điều
trị thiếu máu nhược sắc.
Nguồn gốc: Sắt có trong cả động vật và thực vật như: Gan, tim, trứng, thịt nạc, giá
đậu, hoa quả chứa 5mg sắt/100g thực phẩm.
Sự thiếu hụt sắt: Người lớn bình thường nhu cầu sắt hàng ngày khỏang từ 0,5 – 1mg.
Phụ nữ bình thường cần 1,4mg/ngày, đối với phụ nữ có thai, nuôi con bú cần 5 –
6mg/ngày.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt sắt có thể do:
- Cung cấp không đầy đủ.
- Mất cân bằng giữa cung và cầu: Phụ nữ có thai, nuôi con bú, trẻ đang lớn.
- Giảm sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa: Gặp ở những người cắt dạ dày, viêm
ruột, dùng thuốc hoặc thức ăn làm ngăn cản hấp thu sắt.
- Chảy máu đường tiêu hóa (giun móc, giun tóc, rong kinh, trĩ, lóet dạ dày-tá
tràng…)
Tác dụng:
Sắt (II) oxalat là yếu tố cần thiết tạo hồng cầu, tham gia vào quá trình hô hấp của
tế bào.
Tác dụng phụ:
Gây táo bón, buồn nôn, loét đường tiêu hóa.
Chỉ định:
Thiếu máu nhược sắc (do thiếu sắt), mất máu sau phẫu thuật, phụ nữ sau khi sinh
đẻ, nhiễm giun sán, sốt rét do Plasmodium.
Chống chỉ định: Loét dạ dày tá tràng, loét ruột, chứng khó tiêu, tạng dễ chảy máu.
Liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên sắt (II) oxalat 0,05g, chỉ nuốt không
nhai ( sắt muối vô cơ) và uống kèm nhiều nước.
Trẻ em: 1 – 2mg/ kg thể trong / ngày, dạng thuốc và cách uống như trên.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.

2.4.2. Acid Folic ( Vitamin B9)


Nguồn gốc: Acid Folic có trong men bia, nấm ăn được, gan, thận, hoặc tổng hợp bằng
phương pháp hóa học.
Tính chất:
Acid Folic ở dạng kết tinh màu vàng da cam, dễ hút ẩm, dễ bị phân hủy ngoài
ánh sáng, không tan trong nước và ethanol, tan trong dung dịch kiềm và acid đậm đặc.

91
DĐH: Hấp thu nhanh qua ruột non, phân bố ở các mô trong cơ thể, tích trữ ở gan và
tập trung nhiều trong dịch não tủy, thải trừ qua nước tiểu. Qua được nhau thai và sữa
mẹ.
Tác dụng: Tham gia quá trình tổng hợp acid nucleic ở những nguyên hồng cầu và
amino acid.
Tác dụng không mong muốn: Ngứa, phát ban, rối loạn tiêu hóa ( hiếm gặp).
Chỉ định:
Chứng thiếu máu nguyên hồng cầu to (do thiếu hụt acid Folic), giảm bạch cầu,
chứng mất bạch cầu hạt, bổ sung trong trường hợp thiếu hụt.
CCĐ: Không dùng đơn độc hoặc phối hợp B12 trong điều trị thiếu máu nguyên hồng
cầu khổng lồ chưa chẩn đoán chắc chắn.
TT thuốc:
- Acid Folic + Sulfasalazin: Giảm hấp thu acid folic
- Acid Folic + Thuốc tránh thai dạng uống: Giảm hấp thu acid folic
- Acid Folic + Cotrimoxazol: Giảm tác dụng của acid folic
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em: Uống 0,5 – 1mg Acid Folic / ngày, dạng thuốc viên nén
acid Folic 1mg, 5mg.
Trường hợp bị nặng: Uống 5mg/lần, ngày dùng 2 – 3 lần, dạng thuốc viên như
trên (thường dùng kết hợp với Vitamin B12 trong thiếu máu ác tính.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
2.4.3 Vitamin B12
Nguồn gốc:
- Chỉ có ở động vật, có nhiều trong thịt, gan, cá, trứng, sữa.
- Hiện nay tổng hợp bằng vi sinh vật lấy từ môi trường nuôi cấy Streptomyces
griceus. Cơ thể người không tự tổng hợp được VTM B12
Tính chất: Tinh thể hình kim, đỏ sẫm, không mùi vị, rất tan trong nước, bị mất hoạt
tính bởi kiềm, acid và ánh sáng. Hiện nay có 4 loại VTM B12: Cyanocobalamin,
Hydroxocobalamin, Methylcobalamin và 5- deoxadenosylcobalamin.
Dược động học:
Được hấp thu ở hồi tràng nhờ acid HCl tách B12 ra khỏi thức ăn rồi gắn với một
yếu tố nội có trong thành đáy của dạ dày, rồi vận chuyển qua màng ruột. Dự trữ ở gan
khoảng 90%. Nguồn dự trữ này tiêu hao rất chậm, người bình thường không thiếu
VTM B12 do trong thực phẩm đã cung cấp đủ.
Sự thiếu hụt:
Nguyên nhân: Thiếu từ nguồn thực phẩm.
Dạ dày tiết không đủ yếu tố nội, giảm tiết HCl dịch vị, teo hoặc cắt dạ dày.
Bệnh ở hồi tràng.Tái hấp thu B12 bài tiết theo mật nên cạn dự trữ ở gan.
Triệu chứng thiếu:
- Máu: Thiếu máu hồng cầu to giống như khi thiếu acid folic
- Tiêu hóa: Giống như thiếu acid Folic

92
- Thần kinh: Mất thăng bằng, mất trí nhớ, mất nhìn tập trung, ảo giác và tâm
thần. Các triệu chứng thần kinh xảy ra có khi không kèm với thiếu máu.
Tác dụng:
Cần thiết cho sự cấu tạo và phát triển hồng cầu, tham gia tổng hợp Protid,
chuyển hóa lipit, giúp cho sự trưởng thành của cơ thể , sự phân chia và tái tạo tế bào
của tổ chức, bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Tác dụng không mong muốn: Phản ứng quá mẫn: Ngứa, mề đay, sốt, sock phản vệ (
Nói chung hiếm gặp).
Chỉ định
- Trị thiếu VTM B12 ở người lớn. Các bệnh về thần kinh ( đau dây thần kinh).
- Thiếu máu do dạ dày không có yếu tố nội do di truyền.
Chống chỉ định: Ung thư, người mẫn cảm với thuốc.
Liều dùng:
- Thiếu máu do di truyền: Tiêm bắp 200 µg/lần, cách ngày tiêm 1 lần/đợt 10 – 20
ngày.
- Đau dây thần kinh: Tiêm bắp 500 – 1000µg/lần, cách ngày tiêm 1 lần/đợt 10 – 20
ngày.
- Chất có tác dụng tương tự là: Hydroxocobalamin, chỉ định tương tự B12, còn
dùng để giải độc acid cyanhydric và liều cao trị viêm dây thần kinh.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài tập 1:
Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai nhóm vitamin tan trong nước và
tan trong dầu.
Bài tập 2:
TH1: Một bệnh nhân nam 60 tuổi, có chỉ số mỡ máu cao.
TH2: Một bệnh nhân nam 13 tuổi, bị cảm cúm, sổ mũi.
TH3:Một bệnh nhân nữ, 35 tuổi được chuẩn đoán là đau lưng do thần kinh.
TH4: Một bệnh nhân nữ 19 tuổi, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
TH5: Trong từng trường hợp trên Anh (chị) hãy cho biết bệnh nhân có thể sử dụng
những loại vitamin nào và giải thích vì sao?
II. Chọn câu Đúng - Sai
1. Không tiêm dưới da Vitamin B1 vì có thể gây sốc
2. Vitamin B1 trị viêm đau dây thần kinh, đặc biệt ở phụ nữ có thai.
3. Vitamin B6 có ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu.
4. Vitamin C có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giải độc cho cơ thể.
5. Vitamin C được chỉ định để phòng, chữa bệnh Beri -beri
6. Protein giảm hấp thu Vitamin A
7. Thừa Vitamin E có thể gây sẩy thai (đối với nữ)
8. Nam giới được coi là thiếu máu khi số lượng hồng cầu dưới 3 triệu
9. Đối với nữ được coi là thiếu máu khi số lượng hồng cầu dưới 5 triệu

93
10. Ở người bình thường, nhu cầu hàng ngày của sắt khỏang 0,5 – 1mg /ngày
11. Vitamin PP dùng để chữa bệnh Scorbut
12. Khi bị bệnh Beriberi nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
13. Khi bị thiếu Vitamin B2 nặng có thể dẫn tới đục thủy tinh thể
14. Liều cao Vitamin C làm tăng hấp thu Vitamin B12
15. Vitamin A dùng trong khoa sản cho các trường hợp có nguy cơ sảy thai
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
16. Các triệu chứng dưới đây không phải là do dùng vitamin A liều cao:
A. Chán ăn B. Rối loạn tiêu hóa
C. Viêm mũi hầu mãn tính D. Thiếu máu
17. Nguyên nhân nào dưới đây đều gây thiếu vitamin A và B6
A. Bệnh thiếu máu B. Người ăn kiêng mỡ
C. Người nghiện rượu D. Cường tuyến giáp
18. Bệnh thiếu vitamin A luôn đi kèm với bệnh nào dưới đây
A. Rối loạn tiêu hóa B. Thiếu máu C. Suy dinh dưỡng D. Phù não
19. Chỉ định không đúng khi dùng của Vitamin A dưới đây là:
A. Bệnh hô hấp ở trẻ em B. Khô mắt C. Bệnh vảy nến D. Tắc mật
20. Tác dụng nào sẽ bị đảo ngược khi dùng liều cao Vitamin D
A.Mệt mỏi B. Chán ăn, tiêu chảy C.Lợi tiểu D.Xốp xương
21. Vai trò không đúng của vitamin:
A. Các vitamin đều tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
B. Khi thiếu hoặc không có vitamin sẽ dẫn đến một số triệu chứng bệnh lý.
C. Vitamin được dùng như một thuốc đặc trị trong một số bệnh liên quan đến vitamin.
D. Tất cả các vitamin khi thừa sẽ gây bệnh lý cho cơ thể.
22. Tác dụng của Vitamin B1 là
A. Ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu.
B. Tham gia chuyển hóa acid folic
C. Tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid của cơ thể.
D. Ảnh hưởng đến quá trình đông máu. .
23. Chỉ định dùng của Vitamin B1 là
A. Điều trị bệnh Pellagra. B. Rối loạn tiêu hóa
C. Thiếu máu giảm bạch cầu. D. Chống nhiễm độc thai ngén
24. Tác dụng phụ của Vitamin B1 khi tiêm bắp hoặc dưới da là:
A. Ngừng hô hấp B. Ngừng tim C. Phát ban. D. Nóng rát dạ dày
25. Tác dụng của Vitamin B6 là
A. Tham gia vào quá trình khử amin. B. Ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
C. Ảnh hưởng tính thẩm thấu của mao mạch. D. Làm vết thương chóng lành.
26. Chỉ định dùng của Vitamin B6 dưới đây là đúng:
A. Bệnh Parkinson B. Ngộ độc Gardenal
C. Viêm dây thần kinh D. Thiếu máu nhược sắc.
27. Khi uống Vitamin mà gặp triệu chứng nóng rát dạ dày là do thuốc:
A. Vitamin B1 B. Vitamin B6 C. Vitamin PP D. Vitamin C

94
28. Tác dụng của Vitamin C là
A. Chống xơ cứng hệ thần kinh cơ. B. Tham gia chuyển hóa acid nucleic
C. Ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. D. Tham gia vào quá trình dẫn truyền thần
kinh.
29. Vitamin C chỉ có tác dụng ngoại ý khi dùng với liều:
A. < 500mg/ngày. B. < 1g /ngày. C. < 2g/ngày D. > 3g /ngày
30. Phụ nữ có thai dùng liều cao Vitamin C dẫn đến bệnh nào sớm ở trẻ em:
A. Quáng gà B. Khô mắt. C. Beri -beri D. Scorbut
31. Tác dụng của Vitamin A là:
A. Tham gia chuyển hóa glucid.
B. Tham gia chuyển hóa acid folic.
C. Bảo vệ sự ổn định và nguyên vẹn màng tế bào.
D. Giúp cho sự trao đổi chất trong cơ thể.
32. Chỉ định dùng của Vitamin A dưới đây là đúng.
A. Chứng đái dầm B. Cận thị phát triển C. Xơ vữa mạch D. Điếc độc tính
33. Triệu chứng nào dưới đây là đặc hiệu của bệnh thừa Vitamin A.
A. Giảm hoạt tính thuốc chống đông B. Sỏi thận C. Thiếu máu D. Phát ban
34. Tác dụng của Vitamin E là:
A. Giúp cho sự phát triển xương. B. Ảnh hưởng đến hoạt động của mắt.
C. Chống nhiễm khuẩn. D. Chống oxy hóa sinh học
35. Chỉ định dùng của Vitamin E là:
A. Chữa thiếu máu tan huyết ở trẻ đẻ non. B. Ảnh hưởng đến quá trình đông
máu. C. Chậm tăng trưởng D. viêm mũi hầu mãn tính
36. Tác dụng phụ của Vitamin E:
A. Liều 330 – 450IU/ ngày trong thời gian dài gây rối loạn tiêu hóa.
B. Liều 330 – 450IU/ ngày trong thời gian dài gây suy nhược.
C. Liều 330 – 450IU/ ngày trong thời gian dài gây mệt mỏi.
D. Liều 330 – 450IU/ ngày trong thời gian dài làm cạn dữ trữ Vitamin A.
37. Tác dụng phụ của sắt là:
A. Sỏi thận B. Gây táo bón. C. Thiếu máu D. Nóng rát dạ dày
38. Chỉ định dùng của Acid Folic là:
A. Thiếu máu hồng cầu nhỏ. B. Chứng đái dầm
C. Xơ vữa mạch D. Chứng thiếu máu nguyên hồng cầu to
39. Pyridoxin là tên gọi khác của Vitamin:
A. Vitamin B1 B. Vitamin B6 C. Vitamin A D. Vitamin E
40. Nhu cầu hàng ngày của sắt cho người bình thường là:
A. 0,2 - 0,5mg. B. 0,5 – 1mg C. 1 – 2mg D. 2-3 mg E. 4 – 5mg
41. Vitamin nào dưới đây có tên gọi khác là Thiamin
A.Vitamin B6 B.Vitamin B1 C. Vitamin A D.Vitamin E
42.Vitamin nào dưới đây có tên gọi khác là Ascorbic:
A.Vitamin B6 B.Vitamin B2 C. Vitamin A D.Vitamin C
43.Thuốc nào dưới đây được gọi là Vitamin B3:

95
A.Tocoferol B.Retinol C. Nicotinamid D.Thiamin
44. Chỉ định nào không phải của Vitamin B1:
A. Bệnh Beriberi B. Viêm đau dây thần kinh
C. Viêm loét đại tràng D. Thiếu máu giảm bạch cầu

96
BÀI 7 :THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN QUÁ TRÌNH ĐÔNG
MÁU -
DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cơ chế tác dụng của các thuốc làm đông máu.
2. So sánh được cơ chế tác dụng, d ư ợ c động học và áp dụng điều trị
của các thuốc chống đông máu.
3. Phân tích được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc làm tiêu fibrin và
chống tiêu fibrin
4. Nêu được vai trò của nước trong cơ thể, cách phân loại các loại thuốc tiêm
truyền, các chế phẩm thay thế máu.
5. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 7 thuốc tiêm truyền và các chế
phẩm thay thế máu.
NỘI DUNG
I. THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Cơ chế đông máu:
Đông máu là trạng thái tự bảo vệ của cơ thể khi có chảy máu. Sau khi ra
khỏi lòng mạch 2-4 phút, máu đông lại.
Đông máu là một quá trình máu chuyển từ thể lỏng thành thể đặc do chuyển
fibrinogen thành fibrin không hòa tan dưới xúc tác của thrombin và các sợi fibrin này
bị trùng hợp tạo thành mạng lưới giam giữ các thành phần của máu làm máu đông lại.
Thrombin được thành lập từ prothrombin nhờ xúc tác của prothrombinase (hay
thrombokinase).
Bình thường, trong máu và trong các mô có các chất gây đông và chất chống đông,
nhưng các chất gây đông ở dạng tiền chất, không có hoạt tính. Khi mạch máu bị tổn
thương sẽ hoạt hóa các yếu tố đông máu theo kiểu dây chuyền làm cho máu đông lại.
Quá trình đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tạo thành phức hợp prothrombinase (1)
- Giai đoạn tạo thành thrombin (2)
- Giai đoạn tạo thành fibrin (3)
Promthrombinase (1)

Prothrombin Thrombin (2)

Fibrinogen Fibrin (3)

97
= > Cục máu đông
 Giai đoạn tạo thành phức hợp prothrombinase
Prothrombinase được sinh ra theo 2 đường:
 Ngoại sinh:
Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn
thương giải phóng ra yếu tố III (thromboplastin mô) và phospholipid. Yếu tố III, IV
(calci) cùng yếu tố VII, và phosphlipid mô hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa
cùng với yếu V, phospholipid mô và ion calci tạo thành phức hợp Prothrombinase
(Thrombokinase) ngoại sinh.
 Nội sinh (chất hoạt hóa ở máu):
Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII và
tiểu cầu làm giải phóng phospho lipid. Yếu tố XII hoạt hóa yếu tố XI và yếu tố XI hoạt
hóa yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hóa, phospho lipid tiểu cầu và Ca+2
hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X, yếu tố V, cùng với phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 tạo
nên phức hợp Prothrombinase (Thrombokinase) nội sinh.
 Giai đoạn tạo thành thrombin
Hai loại thrombokinase trên nhờ các yếu tố X, V, và Ca+2 được hoạt hóa xúc tác
prothrombin chuyển thành thrombin.
 Giai đoạn tạo thành fibrin và cục máu đông
Dưới tác dụng của thrombin, fibrinogen dạng hòa tan chuyển thành fibrin không hòa
tan. Các sợi fibrin nối lại với nhau và dưới tác dụng của yếu tố XIII hoạt hóa tạo ra
mạng lưới fibrin bền vững giam giữ các thành phần của máu làm máu đông lại.

1.2. Phân loại thuốc làm đông máu


 Thuốc làm đông máu:
 Thuốc làm đông máu toàn thân: VitaminK, Calci clorid
 Thuốc làm đông máu tại chỗ: Thrombokinase
 Thuốc chống đông máu
 Thuốc chống đông máu toàn thân:
– Thuốc ức chế các yếu tố đông máu: heparin
– Thuốc kháng vitamin K: dẫn xuất coumarin, indandion
– Thuốc chống ngưng kết tiểu cầu: aspirin, dipyridamol, ticlopidin,
clopidogrel.
 Thuốc chống đông máu tại chỗ: natri citrat.
 Thuốc tiêu fibrin
 Thuốc chống tiêu fibrin
2. CÁC NHÓM THUỐC CỤ THỂ
2.1 Thuốc làm đông máu

98
Thuốc làm đông máu có tác dụng cầm máu nhanh, chống sự phân giải fibrin, giảm tính
thấm của thành mao mạch, làm cho máu ngừng chảy.
2.1.1 Thuốc làm đông máu toàn thân:
2.1.1.1. VitaminK (K: Koagulation - đông máu)
Nguồn gốc: là vitamin tan trong dầu, được tổng hợp ở gan
+ Có 3 nguồn cung cấp vitamin K :
- Vitamin K1 (phetomenadion) có nguồn gốc thực vật.
- Vitamin K2 (menaquinon) do vi khuẩn gram âm đường ruột tổng hợp.
- Vitamin K 3 (menadion) có nguồn gốc tổng hợp.
+ Vitamin K tan trong lipid, nhưng riêng vitamin K3 ở dạng muối natribisulfit hoặc
muối tetra natri tan trong nước vào cơ thể bị chuyển hóa thành vitamin K3.
Dược động học:
Vitamin K tan trong dầu, cần acid mật, dịch tụy nhũ hóa mới hấp thu qua ruột
được. loại vitamin K tổng hợp tan được ở trong nước, vào được vòng tuần hoàn. Thuốc
qua máu tới gan. Xuất hiện tác dụng sau tiêm 1-2 giờ hoặc sau uống 6-12 giờ và kéo
dài 8-12 giờ. Vitamin K thải qua mật, dưới dạng liên hợp với acid glucuronic và một
phân thải qua thận (15%).
Tác dụng và cơ chế:
Vitamin có tác dụng làm đông máu bằng cách:
Các tiền chất của yếu tố đông máu II, VII, IX và X – gọi là PIVKA (Protein
induced by vitamin K absence) chỉ có hoạt tính khi gốc glutamat trong cấu trúc hóa
học của nó được carboxyl hóa bởi hệ enzym ở microsom gan. Khi huyết tương chưa đủ
vitamin K, các tiền chất đó chưa chuyển thành các yếu tố đông máu có hoạt tính được.
Khi có mặt vitamin K thì vitamin K hoạt hóa hệ thống enzym gan, nên PIVKA được
hoạt hóa, chuyển thành các yếu tố đông máu II, VII, IX và X có hoạt tính và kết hợp
với Ca2+ trên bề mặt tiểu cầu, chuyển fibrinogen thành fibrin cùng với xúc tác của
thrombin tạo nên quá trình đông máu.
Tác dụng không mong muốn:
- Tiêm bắp: có thể gây chai cứng vùng tiêm
- Tiêm tĩnh mạch: phải tiêm chậm, nếu nhanh sẽ gây co thắt khí quản, tim đập
nhanh,tím tái, tụt huyết áp, toát mồ hôi, đó bừng mặt.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng dùng liều cao (>5mg/kg/ngày) gây tăng bilirubin huyết,
thiếu máu, tan máu.
- Kích ứng niêm mạc tiêu hóa, buồn nôn, nôn. Kich ứng niêm mạc thận, làm nặng
thêm bệnh gan ở người suy gan.
Chỉ định:
- Chảy máu do giảm prothrombin máu thứ phát như: sau ngộ độc các thuốc
coumarin, indandion, salicylat….
- Chảy máu ở trẻ sơ sinh.
- Chảy máu do dùng thuốc chống đông.
- Cơ thể kém hấp thu vitamin K (bệnh gan, mật…) hoặc thiếu vitamin K do loạn
99
khuẩn. Thiếu vitamin K do nguyên nhân khác nhau.
- Chuẩn bị phẫu thuật (đề phòng chảy máu trong và sau phẫu thuật ). Những
trường hợp này phải dùng thuốc trước 2 -3 ngày.
Chống chỉ định:
Không dùng vitamin K khi nguyên nhân chảy máu không phải do thiếu vitamin,
ví dụ chảy máu mất máu trong chấn thương, trong chảy máu đường tiêu hóa nặng do
viêm, loét dạ dày-tá tràng hoặc thủng dạ dày, sốc mất máu..
Thận trọng:
- Gây tan huyết ở những người thiếu G6PD
- Liều cao tăng nguy cơ suy giảm chức năng gan ở những người bị bệnh gan.
- Liều cao ở trẻ sơ sinh
Chế phẩm:
- Phytonadion (vitamin K1, Phylloquinon, Phytomenadion) : viên nén 5mg, ống
tiêm 2mg/1ml, 10mg/1ml. Tùy theo từng chỉ định mà sử dụng với liều khác nhau.
Trung bình 10-20mg/ngày.
- Menadion (Vitamin K3) viên nén 5mg, ống tiêm 2mg/1ml.
- Menadiol natri diphosphat (vitamin K4): viên nén 5mg, ống tiêm 2mg/1ml.
Uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, liều trung bình 15-20mg/ngày.
Cách dùng, liều dùng:
Thuốc tiêm phytomenadion (nước) có thể hòa loãng trong dung dịch natri clorid
0,9% hoặc glucose 5%.
Người lớn:
- Cấp cứu: giảm Prothrombin huyết trầm trọng có nguy cơ chảy máu : Tiêm IM
hay IV chậm 50 – 100mg/24 giờ.
- Giảm Prothrombin huyết vừa phải: 40 – 60mg/ngày uống hay 50mg/ngày IM.
- Chuẩn bị mổ: Uống 40 – 60mg/ngày trong 1 tuần trước khi mổ hoặc tiêm 50 –
100mg buổi chiều hôm trước hay vào ngày mổ.
Trẻ em:
> 1tuổi: 5 – 10mg/ngày
< 1 tuổi: dùng dạng ống 2mg/0,2ml liều 1mg tiêm IV.
Dự phòng: Phòng chảy máu do giảm Prothrombin huyết 4 – 6 viên ngày hay 20 –
30 giọt/ngày
Trẻ sơ sinh phòng bệnh chảy máu: 4 giọt /ngày trong 1 tuần.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
2.1.1.2. Calci clorid:
Ca+2 cần để hoạt hóa các yếu tố đông máu, nhất là yều tố VIII, IX và X và chuyển
prothrombin sang thrombin đẻ tham gia vàoquá trình đông máu.
Tác dụng: Giúp sự hình thành đông máu, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch (tác
dụng cầm máu dưới da), chống dị ứng, chống co giật. Dung dịch tiêm tĩnh mạch có tác
dụng điều chỉnh các chứng giảm calci huyết, triệu chứng biểu hiện thần kinh cơ.
Chỉ định:

100
Cấp cứu giảm Calci huyết, chứng co giật uốn ván do giảm calci huyết, chứng còi
xương do giảm calci huyết (thời gian đầu kết hợp với vitamin D), chảy máu cam, ho ra
máu, ban xuất huyết, các biểu hiện dị ứng cấp, bệnh co cứng ở trẻ em.
Chống chỉ định: Tiêm bắp và dưới da (gây hoại tử), chứng tăng calci huyết, tăng calci
niệu, sỏi thận, suy thận nặng, người bị tăng cận giáp, bệnh nhân đang dùng digitalin.
Thận trọng: Người suy hô hấp, toan máu.
Tương tác thuốc: Tránh phối hợp với các thuốc ức chế thải trừ Calci qua thận: Thuốc
lợi tiểu nhóm thiazid, Ciprofloxacin, thuốc chống co giật.
Calci làm tăng độc tính của Digoxin với tim.
Cách dùng, liều dùng:
Dùng theo kết quả xét nghiệm ion đồ
Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm mỗi lần 1 ống 10ml có 1g CaCl2 . 6H2O hoặc 1
ống 10ml có 670mg CaCl2 . 2H2O, tiêm 1 –2 lần/ngày.
Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch chậm mỗi lần 1 –2 ống 5ml
Chứng giảm calci huyết nặng: Tiêm truyền 5ml/kg thể trọng/ ngày (có thể với
vitami D) thời gian dùng tối đa trong 36 giờ.
Chú ý: Người suy thận tránh dùng liều cao và thường xuyên kiểm tra calci huyết, calci
niệu để điều chỉnh liều cho thích hợp.
Bảo quản: Nơi khô mát, chống nóng.
2.1.1.3. Carbazochrom (Adrenoxyl):
Tác dụng: Thuốc cầm máu không ảnh hưởng đến cơ chế đông máu. Có tác dụng cầm
máu khi chảy máu ở các mao mạch do độ thấm thành mao mạch tăng. Không có tác
dụng trong các trường hợp chảy máu lớn.(đặc biệt là chảy máu động mạch). Không
gây tăng huyết áp động mạch, không ảnh hưởng tới họat động của tim.
Chỉ định: Dùng cầm máu mao mạch và nhu mô khi bị chấn thương, khi phẫu thuật.
Phòng chảy máu sau phẫu thuật như cắt VA, phẫu thuật mũi, hầu, tuyến tiền liệt, nhổ
răng…
Cách dùng, liều dùng:
Dung dịch 0,025% bôi tại chỗ.
Uống: Người lớn: 1 – 3 viên/ngày, trẻ em : ½ - 2 viên ngày.
Tiêm SC hoặc IM:
Người lớn: 1 – 3 ống/ngày, trẻ em : ½ - 2 ống tùy theo tuổi
Tiêm hôm trước và 1 giờ trước khi mổ.
Tiêm truyền tĩnh mạch: Pha thuốc vào dịch truyền dùng trong 24 giờ.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
2.1.2. Thuốc làm đông máu tại chỗ
Gồm các enzym làm đông máu:
- Thrombokinase (prothrombinase): là tinh chất của phủ tạng người và động vật,
thường lấy ở não và phổi. Tinh chất này chứa thrombokinase và cả những yếu tố đông
máu khác. Tác dụng không chắc chắn bằng thrombin. Dùng khi chảy máu ít, tại chỗ,
thường xuyên (chảy máu cam, răng miệng) và cả trong trường hợp chảy máu nhiều

101
(phối hợp với băng chặt).
- Thrombin: Chuyển fibrinogen thành fibrin đơn phân, rồi thành fibrin polymer
không tan trong huyết tương. Chỉ dùng tại chỗ, tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch (vì
máu đang chảy sẽ gây đông máu nguy hiểm). Uống để chữa chảy máu dạ dày.
2.2. Thuốc chống đông máu
2.2.1.Các dẫn xuất Dẫn xuất của coumarin và indandion:
Còn gọi là các thuốc chông đông kháng vitamin K.
- Dẫn xuất 4 – hydroxy coumarin có: dicumarol, warfarin, ethyl bicoumacetat,
phenprocoumon
- Dẫn xuất indandion có : phenylindadion, fluorophenyl- indandion , clophenindion.
Dược động học :
- Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nhưng xuất hiện tác dụng sau khi uống 24-
36 giờ. Các thuốc gắn vào protein tỷ lệ rất cao, tromexan 90%, warfarin 97%,
phenprocoumon 99%.
- Nhiều dẫn xuất của coumarin chuyển hóa qua hệ enzym oxy hóa ở microsom
gan như : dicoumarol, warfarin, tromexan...
- Chất chuyển hóa thải trừ qua nước tiểu và mật - nhiều thuốc có chu kỳ gan ruột.
Thuốc có thể đi qua rau thai, qua sữa. Nồng độ thuốc trong rau thai và trẻ em bú mẹ
cao có thể gây xuất huyết cho thai nhi và trẻ bú mẹ. Nếu uống thuốc vào 3 tháng đầu
thai kỳ có thể gây cho trẻ sơ sinh một số dị thường ở mũi, mắt, xương.
Tác dụng và cơ chế :
Do dẫn xuất coumarin và indandion có cấu trúc gần giống vitamin K, nên ức chế
cạnh tranh enzym epoxid -reductase làm cản trở sự khử vitamin K -epoxid thành
vitamin K cần thiết cho sự carboxyl hóa các tiền yếu tố đông máu dưới sự xúc của
carboxylase thành các yếu tố đông máu II, VII, IX và X.Vì thế các thuốc nhóm này
còn được gọi là thuốc kháng vitamin K.
Tác dụng không mong muốn:
- Chảy máu khi quá liều hoặc khi có tổn thương từ trước như loét dạ dày, tai biến
chảy máu của tăng huyết áp, chấn thương.
- Khi mang thai : có thể sảy thai, chảy máu ở trẻ sơ sinh
- Dị ứng: viêm da, sốt, nổimẩn, rụng tóc…
Chỉ định :
Phòng hoặc chữa bệnh tắc nghẽn mạch như: viêm tĩnh mạch, tắc mạch phổi,
nhồi máu cơ tim.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, cho con bú; cao huyết áp, viêm tụy cấp; loét dạ dày – tá tràng tiến
triển; tai biến mạch máu não và tạng chảy máu.
2.2.2 Heparin
Đại cương:

102
Heparin lúc đầu tìm thấy năm 1916 bởi McLean và có nhiều ở gan nên đặt tên
heparin. Ngoài gan ra, heparin còn được tìm thấy ở thận, phổi, hạch bạch huyết, niêm
mạc ruột.
Hiện nay heparin được chiết xuất từ niêm mạc ruột lợn hoặc phổi trâu, bò hoặc
bán tổng hợp.
Heparin không phải đơn chất. Là một anion mucopolysacharid hoặc
glycosaminoglycan. Trong cấu trúc có nhóm sulfat và carboxylic. Nhóm sulfat cần
thiết cho sự gắn antithrombin với thrombin. Tỷ lệ lưu huỳnh trong phân tử heparin
chiếm 13,6%.
Dược động học
Uống không hấp thu và bị phân huỷ ở đường tiêu hóa. Do vậy, phải tiêm dưới
da, tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp. Heparin bị heparinase phá huỷ và thải trừ nhanh.
Sau khi tiêm 1 giờ, 30-50% được thải qua nước tiểu. Không đi qua rau thai.Thời gian
bán thải phụ thuộc vào l iều lượng. Liều cao và ở người suy gan, thận thì thời gian
bán thải của thuốc dài.
Cơ chế chống đông máu :
- Bình thường antithrombin III trong huyết tương phản ứng chậm chạp với
thrombin và các yếu tố đông máu IX, X, XI, XII đã hoạt hóa làm mất tác dụng của các
yếu tố này. Khi có mặt heparin, heparin tạo phức với antithrombin III. Phức hợp
heparin - antithrombin III thúc đẩy nhanh phản ứng giữa antithrombin và thrombin;
antithrombin với các yếu tố IX, X, XI và XII. Hậu quả các yếu tố chống đôn g đã đạt
hoạt hóa mất hiệu lực nhanh, mất khả năng chuyển fibrinogen thành fibrin.
- Nhờ tích điện âm do có chứa các gốc sulfat nên heparin đã làm biến dạng
thrombin và prothrombin làm chúng dễ dàng tạo phức với antithrombin.
Tác dụng :
- Chống đông máu.
- Hạ lipoprotein máu đặc biệt là triglycerid
Tác dụng không mong muốn.
- Chảy máu, giảm tiểu cầu, triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiêm
heparin 7 -14 ngày và hồi phục sau khi ngừng thuốc.
- Dị ứng, nhức đầu , nôn, gây nốt đau, hoại tử gân nếu tiêm dưới da dài ngày.
- Rụng tóc, loãng xương và gãy xương tự phát (nếu dùng kéo dài)
Chỉ định:
Phòng và chữa các bệnh tắc nghẽn mạch như viêm tĩnh mạch huyết khối, tắc
mạch phổi, viêm mạch vành, nghẽn mạch sau khi mổ, nhồi máu (heparin được dùng
trong 1-2 tuần ngay sau nhồi máu cơ tim)
Các trường hợp tăng lipid máu
Chống chỉ định:
+ Tạng ưa chảy máu; loét dạ dày - tá tràng tiến triển; vết t hương.
+ Giảm chức năng gan, thận; cơ thể suy nhược, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng, lao
tiến triển.

103
Tương tác thuốc:
- Phối hợp với các thuốc chống đông khác và các thuốc chống kết dính tiểu cầu làm
tăng tác dụng chảy máu.
- Kết tủa, mất tác dụng khi trộn lẫn với gentamicin, colistin, cephaloridin.
Chế phẩm và liều dùng :
+ Lọ 5000 - 25000 đơn vị/ml
Một đơn vị heparin là lượng heparin ngăn cản được sự đông đặc 1ml huyết tương đã
được làm mất calci bởi citrat.
+ Liều dùng tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Thông thường truyền tĩnh mạch 6000
đơn vị/trong 6 giờ với tốc độ 1000 đơn vị/giờ.
- Khi quá liều phải ngừng haparin ngay và tiêm tĩnh mạch chậm protamin sulfat để
trung hòa với tốc độ 50 đơn vị/phút.
Protamin sulfat là protein kiềm trọng lượng phân tử thấp, thải trừ nhanh hơn
heparin nhưng có khả năng phân ly phức hợp antithrombin III -heaprin và kết hợp với
heparin làm mất tác dụng chống đông.
Một mg protamin sulfat trung hòa được 100 đơn vị heparin.
2.2.3. Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Một số nét về hiện tượng kết tập tiểu cầu
Tiểu cầu là những tế bào không nhân, hình đĩa, tích điện âm mạnh. Trên bề mặt
màng tiểu cầu có chứa các yếu tố đông máu I, V, VII. Có các fibrinogen receptor
(Gp IIb/IIIa) và đặc tính kết dính và kết tụ nên khi thành mạch bị tổn thương các tiểu
cầu dính vào nơi bị tổn thương và dính vào nhau thành từng lớp tạo ra nút trắng tiểu
cầu còn gọi là đinh cầm máu Hayem. Trong quá trình kết dính, tiểu cầu còn giải phóng
ra phospholipid giúp thúc đẩy quá trình tạo ra phức hợp prothrombinase.
Sự kết dính tiểu cầu là yếu tố tạo ra mảng xơ vữa động mạnh và gây nên tắc
mạch.
Hiện có một số thuốc chống kết dính tiểu cầu được sử dụng trong lâm sàng để
phòng và điều trị huyết khối như: thuốc chống viêm phi steroid (aspirin),
dipyridamol, ticlopidin, clopidogrel và thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa.
Thuốc cụ thể
Aspirin (acid acetylsalicylic)
Ngoài tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, aspirin còn có tác dụng chống
đông vón tiểu cầu.
Cơ chế : xin xem bài “Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm”.
Chỉ định:
- Dùng aspirin trong phòng và điều trị huyết khối động - tĩnh mạch với liều duy
trì 75 mg/ngày..
- Dự phòng đau thắt ngực, đặc biệt trong đau thắt ngực không ổn định.
- Dự phòng tránh tái phát của cơn đột quỵ (thiếu máu não, thiếu máu tim cục bộ)
Chống chỉ định:

104
- Loét đường tiêu hóc, những tổn thương có thể gây chảy máu (chấn thương, tai
biến mạch máu não), tăng huyết áp.
- Rối loạn cầm máu do mọi nguyên nhân.
- Suy gan, tổn thương gan.
- Người mang thai.
Chế phẩm, liều dùng:
Chế phẩm: Xem bài thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm.
Liều dùng: thường dùng liều thấp 100-160 mg/ngày
Tương tác thuốc :Hết sức thận trọng khi phối hợp aspirin với thuốc chống kết dính
tiểu cầu khác và thuốc chống đông máu như heparin, dẫn xuất coumarin.
2.3. Thuốc tiêu fibrin
Cục máu đông có thể tan trở lại nhờ quá trình tiêu fibrin. Đó là quá trình ngược
với đông máu. Bình thường, enzym plasmin xúc tác cho sự tiêu fibrin trong máu ở thể
không hoạt tính gọi là plasminogen. Trong điều kiện nhất định, các chất hoạt hóa
(kinase, act ivator) được giải phóng ra khỏi tổ chức, hoạt hóa plasminogen tạo thành
plasmin. Plasmin vừa tạo thành giúp fibrin trở thành chất phân huỷ tan được.
Thuốc điển hình: Streptokinase (SK, Streptase)
Tác dụng và cơ chế:
- Streptokinase tạo phức với plasminogen để xúc tác phản ứng chuyển
plasminogen thành plasmin để plasmin làm tiêu fibrin.
- Streptokinase còn xúc tác phản ứng thủy phân nucleoprotein thành base
purin tự do và pyrimidin nucleotid giúp cho việc làm tan sợi huyết, tiêu fibrin.
Chỉ định:
- Tắc nghẽn động, tĩnh mạch
- Nhồi máu cơ tim
- Viêm mủ, đọng máu màng phổi hoặc ở các khớp xương hay các hạch dùng
streptokinase tại chỗ.
- Bơm vào ống dẫn lưu mủ để tránh tắc (streptokinase).
Chống chỉ định:
Sau khi phẫu thuật chưa quá 8 ngày; mới đẻ hoặc sảy thai chưa quá 4 ngày; cao
huyết áp nghiêm trọng, quá trình cầm máu bất thường; cơ địa dị ứng; mới dùng
streptokinase chưa quá 6 tháng; mới bị bệnh do liên cầu; có thai (thuốc không qua rau
thai, nhưng đề phòng bong rau sớm); chảy máu đường tiêu hóa nặng trong vòng 3
tháng; tiền sử tai biến mạch máu não; viêm màng ngoài tim cấp; phẫu thuật động
mạch chủ; viêm tụy cấp; bệnh gan nặng.
2.4. Thuốc chống tiêu fibrin
Có trạng thái bệnh làm tiêu nhanh fibrin, gây chảy máu trầm trọng, ví dụ khi
người bị bệnh tăng plasmin trong máu, rối loạn đông máu, tiêu fibrin cấp; những
trường hợp này phải dùng các thuốc chống tiêu fibrin
Thuốc làm giảm sự tiêu fibrin sẽ có tác dụng cầm máu. Hiện có một số thuốc chống
tiêu fibrin đang được sử dụng trên lâm sàng để cầm máu.

105
2.4.1. Thuốc ức chế protease : Aprotinin (Trasylol)
- Thuốc tạo phức với plasmin để cho phức hợp mới “aprotinin -plasmin” không có
hoạt tính plasmin. Aprotinin còn ức chế được các enzym huỷ protein khác nữa, như
trypsin, chymotrypsin, kalikrein.
- Aprotinin thải qua nước tiểu dưới dạng mất hoạt tính, nên không dùng để chống
tiêu fibrin đường tiết niệu. Dùng nhiều lần có thể gây những phản ứng quá mẫn ở
người có cơ địa dị ứng.
2.4.1 Thuốc tổng hợp có tác dụng chống tiêu fibrin.
Cơ chế:
- Ức chế hoạt hóa của plasminogen
- Kìm hãm không cho plasmin tác động lên fibrin, làm cho fibrin không bị giáng
hóa bởi plasmin nữa.
Thuốc điển hình: Acid tranexamic (Cyclokapron )
Tác dụng: Có tác dụng ức chế hệ phân hủy Fibrin.
DĐH: Hấp thu tốt qua đường uống và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, bài tiết chủ
yếu theo nước tiểu ở dạng không đổi.
Tác dụng không mong muốn:
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Tòan thân: Chóng mặt.
Chỉ định:
- Phòng và trị chảy máu kết hợp với tăng phân hủy Fibrin như:
- Dùng trong thời gian ngắn cho các trường hợp phẫu thuật ở những người có
nguy cơ chảy máu cao.
- Biến chứng chảy máu khi dùng thuốc tiêu huyết.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc
- Có tiền sử mắc bệnh huyết khối.
- Các trường hơp phẫu thuật hệ TKTW, chảy máu hệ TKTW.
Thận trọng:
- Người suy thận.
- Phụ nữ có thai (đặc biệt 03 tháng đầu)
Bảo quản: nơi khô mát, tránh ánh sáng.
II. DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN
1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, được phân bố 50% trong các tế bào
và 20% ở ngoài tế bào (5% trong huyết tương, 15% ở khoảng gian bào). Huyết tương
chứa những thành phần hóa học rất quan trọng hòa tan trong nước như chất dinh
dưỡng, chất điện giải…
Khi cơ thể bị mất máu hoặc bị tiêu chảy làm mất nhiều nước, gây ra những rối
loạn sinh lý, lúc đó cần sử dụng các loại thuốc tiêm truyền để bù nước, cung cấp chất

106
dinh dưỡng, bổ sung chất điện giải là một trong những biện pháp hữu hiệu trước tiên
để lập lại thăng bằng cho cơ thể.
2. PHÂN LOẠI THUỐC TIÊM TRUYỀN:
Dựa vào mục tiêu điều trị, thuốc tiêm truyền được phân làm 4 loại:
- Dung dịch bù nước, bổ sung chất điện giải cho cơ thể như thuốc tiêm truyền
Natri clorid 0,9%, Kaliclorid 2%, Ringer lactat.
- Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể như thuốc tiêm truyền Glucose
5%, Glucose 10 – 30 %, hỗn hợp Amino acid (Alvesin, Moriamin)
- Dung dịch thay thế huyết tương để duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch như
huyết tương khô, Dextran, Subtosan
- Dung dịch chống toan huyết như thuốc tiêm truyền Natri hydrocarbonat 1,4%.
3. CÁC THUỐC CỤ THỂ.
3.1 Natri clorid
Công thức: NaCl Ptl: 58,44
Tác dụng:
Natri clorid là thành phần cơ bản nhất trong các chất điện giải, đặc biệt là trong
máu, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình thẩm thấu và khuếch tán các
chất trong cơ thể.
Chỉ định:
Trợ lực khi bị nhiễm độc, mất máu, mất nước nhiều trong các trường hợp chấn
thương, tiêu chảy, tắc ruột, liệt ruột sau phẫu thuật hoặc chuẩn bị cho phẫu thuật.
Dùng ngoài để rửa vết thương, vết loét, súc miệng khi bị viêm họng, viêm chân răng,
thụt rửa âm đạo khi có khí hư.
Chống chỉ định: Tiêm bắp, tiêm dưới da thuốc tiêm truyền Natri clorid.
Thận trọng: Người bệnh suy tim xung huyết, suy thận nặng, xơ gan, đang dùng các
thuốc Corticoid, người cao tuổi và sau phẫu thuật.
Dạng dùng: Thuốc tiêm Natri clorid nhược trương: 0,45%, đẳng trương 0,9%, ưu
trương: 3%, 5%, 20% đóng chai 500ml.
Cách dùng, liều dùng:
- Dung dịch nhược trương: Dùng để bồi phụ nước, đánh giá chức năng thận.
- Đẳng trương: Mất máu, mất nước thì truyền dưới da hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch
200-500ml hoặc bị tiêu chảy nặng có thể truyền nhiều hơn hoặc dng lm dung mơi pha
một số thuốc.
- Ưu trương: (3 – 5%) dùng cho các trường hợp thiếu hụt Natri và clorit trầm
trọng.
Tương tác thuốc:
- Dung dịch ưu trương không phối hợp với oxytocin vì có thể gây tăng trương lực
tử cung.
- Dung dịch 20% dùng để gây sẩy thai (thai ngoài 16 tuần).
- Dùng để rửa vết thương, vết loét, súc miệng dung dịch 2 –4%
Bảo quản: NaCl nguyên chất bảo quản nơi khô chống ẩm.

107
Thuốc tiêm truyền và thuốc tiêm bảo qủan nơi mát, kiểm tra chất lượng thường xuyên.
3.2 Kali clorid
Công thức: KCl Ptl: 74,56
Tác dụng:
K+ cần cho hiện tượng co cơ và chức năng ở màng tế bào, tăng thải trừ natri
clorid, lợi tiểu.
Tác dụng không mong muốn: Tăng kali máu, nhịp tim không đều, rối loạn tiêu hóa
(tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, khó chịu, trướng bụng).
Chỉ định:
Phòng và chữa các trường hợp cơ thể thiếu hụt kali hoặc giảm kali –huyết như
nhược cơ, hạ huyết áp, rối loạn cơ tim, tiêu chảy, nơn ko di và dùng thay muối ăn cho
bệnh nhân phải ăn nhạt để giảm lượng Na.
Chống chỉ định:
- Tăng kali huyết.
- Viên: Thực quản bị chèn ép, chậm tiêu, tắc ruột, hẹp môn vị.
Thận trọng:
- Suy thận, suy thượng thận, bệnh tim, mất nước cấp, bỏng nặng, người đang
dùng thuốc lợi tiểu ít thải kali, phụ nữ có thai
- Viên: Người loét dạ dày, tá tràng.
Tương tác thuốc:
- Các chất chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu ít thải kali nếu phối hợp sẽ
làm tăng nồng độ kali trong máu, gây ngừng tim, suy thận.
- Các chất chống viêm không steroid nếu phối hợp còn làm tăng tác dụng phụ
trên dạ dày ruột.
Dạng dùng: Thuốc tiêm kali clorid 1,5mmol/ml v 2,0 mmol/ml ( 1mmol tương đương
với 75mg KCl), viên KCl 600mg, 750mg, 1000mg
Cách dùng, liều dùng:
- Uống: 2 –12 g/ngày cho người lớn, chia làm 2 –3 lần vào các bữa ăn.
- Tiêm truyền tĩnh mạch: Trường hợp cấp cưú do giảm kali huyết.
Bảo quản: Viên và tiêm KCl bảo quản nơi khô chống ẩm.
3.3 Glucose (D-glucose, Dextrose)
Công thức: C6H12O6 Ptl: 180,2 hoặc C6H12O6 . H2O Ptl: 198,16
Nguồn gốc: Glucose có trong tự nhiên ở một số loài hoa, quả chính và được chế tạo
từ tinh bột hoặc đường mía bằng cách thủy phân trong môi trường acid hoặc lên men.
(C6H10O5)n n H2 O n C6H12O6
acid hoặc lên men.
Tác dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng khả năng chống độc của gan
khi cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn và lợi tiểu nhẹ.
TD KMM: Đau tại chỗ tim, kích ứng tĩnh mạch, vim tắc tĩnh mạch
Chỉ định:

108
Trợ lực khi bị mất máu, mất nước, trụy tim mạch, nhiễm độc, nhiễm khuẩn; bệnh
về đường tiêu hóa, không ăn uống được, phối hợp với xanh methylen để chữa ngộ độc
cyanid (sắn, măng độc).
Chống chỉ định: Người mẫn cảm, hạ kali huyết, người bệnh sau tai biến mạch mu no.
Thận trọng: Truyền nhanh hoặc kéo dài. Bổ sung chất điện giải khi cần thiết.
Dạng dùng: Chai dung dịch tiêm truyền 500ml glucose: 5%, 10%, 20%, 30%.
Ống tiêm glucose 30%/10ml
Cách dùng, liều dùng:
Mất máu, mất nước nhiều, trụy mạch, nhiễm khuẩn, ngộ độc cyanid: truyền dưới
da hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch 200-1000ml/ 24 giờ thụt nhỏ giọt trực tràng 100ml/24 giờ,
dạng thuốc tiêm glucose 5%.
Ngộ độc thuốc ngủ, nhiễm khuẩn cấp, viêm gan hoặc sơ gan cấp, sốc và trụy
mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm 50 –100 ml/ngày, dạng ống tiêm hoặc truyền nhỏ giọt
tĩnh mạch chậm 250ml/24 giờ hoặc thụt nhỏ giọt trực tràng 100ml/24 giờ, dạng ống
tiêm hoặc chai truyền nồng độ 20% hoặc 30%.
Bảo quản: Glucose nguyên chất bảo quản nơi khô mát.
Thuốc tiêm truyền và thuốc tiêm bảo quản nơi mát, kiểm tra chất lượng thường xuyên.
Cách tính Glucose khan từ glucose ngậm nước.
a.100 m là khối lượng glucose ngậm nước cần lấy
M= a là khối lượng gluco nguyên chất khan cần.
100 – b b là tỷ lệ nước kết tinh.

3.4 Natri hydrocarbonat


Công thức: NaHCO3 Ptl: 84,01
Tác dụng: Tăng dự trữ kiềm ở huyết tương, tăng bài tiết nước tiểu (giảm độ acid),
giảm kali huyết (tăng xâm nhập kali vào tế bào).
Tác dụng phụ:
Gây nhiễm kiềm chuyển hóa (nếu dùng kéo dài) và nếu người bị giảm natri huyết
hoặc mất nước đã tiêm truyền NaCl 0,9% thì dễ gây triệu chứng tăng natri huyết, ứ
nước dẫn tới phù não, phổi và ngoại vi.
Chỉ định: Chứng acid – huyết chuyển hóa, chứng acid – huyết không kèm suy cầu
thận, chứng tăng kali huyết.
Chống chỉ định:
Các dung dịch tiêm truyền: Nhiễm kiềm hô hấp, nhiễm kiềm chuyển hóa, tăng
natri huyết. Các trường hợp chống chỉ định với việc tăng Natri như: Suy tim, phù, tăng
huyết áp, sản giật, tổn thương thận.
Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú. (trừ dạng uống cho phụ nữ nuôi con bú).
Tương tác thuốc:
- Gây kiềm hóa nước tiểu nên làm thải trừ một số thuốc: Psedoephedrin, các
thuốc cường giao cảm làm tăng độc tính của thuốc.
- Giảm hấp thu một số thuốc: Digoxin, ttetracycllin, ciprofloxacin…

109
Dạng dùng: Viên, bột uống
Chai dung dịch tiêm truyền 250ml, 500ml 1,4% NaHCO3 (1 lit chứa 167 mmol Na+ và
167mmol HCO3-).
Cách dùng, liều dùng:
- Chứng chậm tiêu, khó tiêu do thiếu dịch vị acid dịch vị: uống trước bữa ăn 0,5 –
1,5g/ lần, ngày 1 – 2 lần.
- Điều trị chứng acid huyết: Xác định mức độ nhiễm HCO3- trong huyết tương,
nếu mức toan huyết vừa phải thì truyền 2 – 3mmol/kg thể trọng, hoặc nhiễm toan
huyết do thận ở người lớn dùng liều khởi đầu 120mmol/ngày, sau đó giảm còn
60mmol/ngày, dạng thuốc tiêm như trên.
Bảo quản: NaHCO3 nguyên chất bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, tương kỵ với
acid.
Thuốc tiêm truyền bảo quản nơi mát, kiểm tra chất lượng thường xuyên.(dễ kết tủa).
3.5 Plasma sec (huyết tương khô)
Nguồn gốc: Plasma sec được chế tạo từ huyết tương người bằng cách cô lạnh hoặc sấy
chân không trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn với dung dịch glucose để giữ cho các
protein không bị biến chất trong khi sấy và làm tăng khả năng hòa tan, có chứa đầy đủ
các thành phần huyết tương của máu người (trừ huyết cầu).
Tác dụng: Thay thế huyết tương trong các trường hợp mất máu.
Tác dụng phụ: Gặp một số tai biến nhẹ như dị ứng, mẩn ngứa.
Chỉ định: Cấp cứu khi bị mất nhiều máu do tai nạn, phẫu thuật, sốc do chấn thương,
bỏng, giảm protein huyết trong lâm sàng.
Chống chỉ định: có bệnh về tim mạch như viêm màng trong tim, viêm nghẽn tĩnh
mạch hoặc viêm thận cấp, xuất huyết não.
Cách dùng, liều dùng:
Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, dạng bột đông khô, chai 500ml (được chế tạo
từ 100 –150ml huyết tương người) kèm theo một chai nước cất pha tiêm để pha thành
dung dịch khi dùng.
Bảo quản: Bảo quản nhiệt độ không quá 250C, kiểm tra chất lượng thường xuyên.
3.6 Alvesin, Aminoplasma, Moriamin
Công thức: Thuốc gồm 8 amino acid thiết yếu (Leucin, Isoleucin, Lysin, Methionin,
Phenylalanin, Threonin, Tryptophan, Alanin) thêm 6 amino acid khác (Glycin,
Arginin, Acid aspartic, Acid glutamic, Histidin, Sorbitol) và một số muối khoáng
(Na+, K+, Cl-).
Tác dụng: Cung cấp amino acid và một số chất vi lượng cho cơ thể.
Chỉ định: Cơ thể bị thiếu hụt protid do rối loạn hấp thu hoặc nhu cầu tăng và nhất là
trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Chống chỉ định: Tăng kali huyết, suy thận nặng.
Dạng dùng: Chai dung dịch tiêm truyền 250ml, 500ml
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm 500ml/ngày.

110
Trẻ em: 25 – 50ml/kg thể trọng/ngày.
Trẻ sơ sinh: 100ml/ngày
Chú ý: Thuốc có tác dụng tương tự như alvesin là : Moriamin, Aminoplasma…
Bảo quản:.Nơi mát, tránh ánh sáng, kiểm tra chất lượng thường xuyên.
3.7 Dextran (Dextraven)
Nguồn gốc: Dextran là một polysaccarid được chế tạo từ đường saccarose nhờ hoạt
động của một số loài vi khuẩn.
Dextran dùng làm thuốc thường có 3 loại:
Dextran 1: Dextran đơn phân tử (Dextran 1)
Dextran có phân tử lượng 40.000 đơn vị C (Dextran 40)
Dextran có phân tử lượng 70.000 đơn vị C (Dextran 70)
Thuốc cụ thể
Dextran 1: Dextran đơn phân tử (Dextran 1)
Chỉ định để phòng phản ứng phản vệ do dextran cao phân tử, thường dùng trước
1- 2 phút khi tiêm dextran cao phân tử.
Dextran có phân tử lượng 40.000 đơn vị C (Dextran 40)
Là dịch truyền thay thế huyết tương:
Tác dụng: Do dung dịch dextran có độ nhớt cao nên có tác dụng duy trì áp lực động
mạch, đảm bảo cho sự lưu thông tuần hoàn, không có tác dụng dinh dưỡng.
Chỉ định: Choáng giảm thể tích tuần hoàn và giảm vi tuần hoàn do mất máu, chấn
thương, nhiễm độc, bỏng, nhiễm khuẩn, viêm tụy, viêm màng bụng.
Phòng ngừa choáng phẫu thuật, phòng ngừa tắc mạch sau mổ hoặc sau chấn thương.
CCĐ: Phù phổi, xuất huyết não, tổn thương thận, người mẫn cảm, nguy cơ chảy máu,
giảm tiểu cầu.
Dextran có phân tử lượng 70.000 đơn vị C (Dextran 70)
Là dịch truyền thay thế huyết tương:
Tác dụng : Giống albumin người về trọng lượng phân tử và tác dụng dược lý, có tác
dụng làm tăng thể tích tuần hoàn.
Chỉ định: Bổ sung dịch sớm và làm tăng thể tích huyết tương trong các trường hợp:
Mất máu, chấn thương, nhiễm độc, bỏng, nhiễm khuẩn.
Bổ trợ cho điều trị thận hư, nhiễm độc thai nghén cuối thai kỳ.
Dùng để phòng ngừa huyết khối ở tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật.
CCĐ: Người mẫn cảm, rối loạn chảy máu nặng, mất dịch ngoại bào, suy thận nặng.
Thận trọng: Giảm tiểu cầu, phù phổi, suy thận, đang phẫu thuật ruột, phụ nữ có thai.
Daïng duøng: Dextran 70: Chai 250ml, 500ml dung dòch 6%.
Dextran 40: Chai 250ml, 500ml dung dòch 10%.
Cách dùng, liều dùng:
Dextran 70: Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm (không quá 60giọt/phút) với liều 300 –
1.000ml/24 giờ.
Dextran 40: Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm như trên.

111
Trẻ em: Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm như trên với liều 10 –20ml/kg thể trọng/24
giờ.
Chú ý: Nếu thấy dung dịch dextran bị vẩn đục thì đun nóng cho trong, nếu trong suốt
thì có thể dùng được, nếu vẫn đục thì phải bỏ.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, kiểm tra chất lượng thường xuyên.
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài tập 1:
+ Lập bảng so sánh về cơ chế tác dụng và chỉ định của vitamin K và Carbazochrom
+ Lập bảng so sánh về cơ chế tác dụng và chỉ định của Streptokinase và acid
Tranexamic
II. Chọn câu Đúng – Sai
1.Natri clorid ưu trương dùng trong các trường hợp mất máu, mất nước.
2. Khi dùng dung dịch Kali clorid phải kiểm tra lượng kali huyết.
3. Trong ngành dược chỉ sử dụng Gluco khan để pha dịch truyền.
4. NaHCO3 có tác dụng giảm kali huyết.
5. Các dung dịch amino acid đều chống chỉ định với người suy thận.
6. Kaliclorit phối hợp tốt với các thuốc chống viêm không Steroid.
7. Gluco chống chỉ định cho người bệnh sau tai biến mạch máu não.
8. NaHCO3 chống chỉ định cho người tăng Kali huyết.
9. Dextran 70 thận trọng cho phụ nữ có thai.
10. NaHCO3 làm giảm hấp thu thuốc Digoxin khi dùng kèm.
11. Plasmasec chống chỉ định cho người xuất huyết não.
12. Dung dịch amino acid có chứa một số muối khoáng.
13. Không được dùng Dextran 40 để thay thế huyết tương.
14. Dextran đơn phân tử (Dextran 1) dùng thay thế huyết tương.
15. Dung dịch dextran 40 cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
16. Natri clorid 0,9%, Kaliclorid 2%, Ringer lactate là những dung dịch :
A. Thay thế huyết tương. B. Cung cấp vitamin.
C. Cung cấp chất điện giải. D. Cung cấp các nguyên tố vi lượng.
17. Glucose, hỗn hợp Amino acid là những dung dịch cung cấp :
A. Thay thế huyết tương. B. Chất dinh dưỡng. C.Chất kiềm D. chất điện giải.
18. Dextran là dung dịch có tác dụng tương tự:
A. KCl. B. Gluco. C. Plasmasec. D. Alvesin
19. Natri hydrocarbonat 1,4% là dung dịch :
A. Thay thế huyết tương. B. Cung cấp chất dinh dưỡng.
C. Chống toan huyết. D. Cung cấp chất điện giải.
20. Dựa vào mục tiêu điều trị, thuốc tiêm truyền được phân làm mấy loại chính :
A. 03. B. 04. C. 05. D. 06.
21. Dung dịch nhược trương Natri clorid 0,45%, dùng để bồi phụ nước, đánh giá

112
A. Mức độ mất nước. B. Chức năng gan.
C. Chức năng thận. D. Lượng Natri bị hao hụt.
22. K cần cho hiện tượng nào ở màng tế bào:
+

A. Bù nước. B. Co cơ. C. Chuyển hóa muối, nước. D. Chuyển hóa năng lượng.
23. Các dung dịch Acid amin gồm:
A. 5 acid amin thiết yếu / Vitamin. B. 5 acid amin thiết yếu / Khoáng chất.
C. 8 acid amin thiết yếu / Khoáng chất. D. 8 acid amin thiết yếu / Vitamin
24. Dextran dùng làm thuốc thường có :
A. 02. B. 03. C. 04. D. 05.
25. Glucose được chế tạo từ tinh bột hoặc đường mía bằng cách nào trong môi trường
acid hoặc lên men.
A. Cách thủy. B. Tinh chế. C. Thủy phân. D. Cô đặc.
26. NaHCO3 có tác dụng tăng kiềm ở huyết tương, tăng :
A. Kali huyết. B. acid trong nước tiểu. C. bài tiết nước tiểu. D. chuyển hóa muối nước.
27. Plasma sec được chế tạo từ huyết tương người bằng cách nào trong điều kiện tuyệt
đối vô khuẩn với dung dịch glucose.
A. Sấy ở nhiệt độ cao. B. Sấy trong môi trường chân không.
C. Cô đặc trong môi trường nhiệt độ cao. D. Thủy phân.
28. Chỉ định của Dextran 1:
A. Cung cấp chất điện giải. B. Cung cấp năng lượng.
C. Thay thế huyết tương. D. Phòng phản ứng phản vệ của Dextran cao phân tử.
29. Chỉ định dùng của dung dịch Natri clorid 0,45% là:
A. Natri huyết giảm. B. Tắc ruột cấp tính.
C. Bồi phụ nước. D. Liệt ruột sau phẫu thuật.
30. Vai trò của dung dịch Natri clorid là:
A. Cung cấp năng lượng. B. Bù đắp lượng Kali bị thiếu.
C. Thay thế máu. D. Điều chỉnh quá trình thẩm thấu các chất trong cơ thể.
31. Natri clorid 0,9% không chỉ định trong trường hợp:
A. Thiếu hụt natri trầm trọng. B. Mất máu.
C. Tắc ruột. D. Liệt ruột sau phẫu thuật.
32. Kali clorid không chỉ định trong trường hợp:
A. Nhược cơ. B. Cao huyết áp. C. Rối loạn cơ tim. D. Nôn kéo dài.
33. Kali clorid chống chỉ định trong trường hợp:
A. Giảm kali huyết. B. Giảm Natri huyết. C. Tăng Kali huyết.D. Tăng Natri huyết.
34. Nồng độ nào của Glucose là đẳng trương
A. 0,9%. B. 5%. C. 10%. D. 20%.
35. Gluco chống chỉ định trong trường hợp:
A. Ngộ độc thuốc ngủ. B. Người bệnh sau tai biến mạch máu.
C. Hạ huyết áp. D. Viêm gan hoặc sơ gan cấp.
36. Dung dịch tiêm truyền Natri hydrocarbonat sử dụng với nồng độ:
A. 1%. B. 1,2%. C. 1,4%. D. 1,6%.

113
37. Natri hydrocarbonat không chỉ định trong trường hợp:
A. Bệnh acid huyết chuyển hóa. B. Chứng tăng kali huyết.
C. Suy tim D. Bệnh acid huyết không kèm suy cầu thận.
38. Natri hydrocarbonat chống chỉ định trong trường hợp:
A. Giảm kali huyết. B. Giảm Natri huyết. C. Tăng Kali huyết. D. Tăng Natri huyết.

114
BÀI 8: THUỐC TẨY TRÙNG, KHỬ TRÙNG – VACXIN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, cách phân loại thuốc tẩy trùng, khử trùng.
2. Trình bày được khái niệm vaccin, cách phân loại, 4 nguyên tắc bảo quản vaccin
phòng bệnh.
3.. Trình bày được tính chất, cách sử dụng 5 loại thuốc tẩy trùng, khử trùng và 9 loại
Vaccin thông dụng hiện nay
4. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 05 loại thuốc tẩy trùng, khử trùng và 9
loại Vaccin để góp phần cùng với toàn ngành y tế thực hiện tốt chương trình Quốc gia
về tiêm chủng mở rộng.
NỘI DUNG
I. THUỐC TẨY TRÙNG, KHỬ TRÙNG
1.ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TẨY TRUNG, KHỬ TRUNG.
Thuốc tẩy trùng, khử trùng gồm các hợp chất hóa học có tác dụng diệt khuẩn hoặc
làm mất khả năng phát triển của chúng.
Thuốc tẩy trùng, khử trùng được sử dụng rộng rãi trong y học để sát khuẩn ngòai
da trước khi tiêm chủng, phẫu thuật hoặc tẩy trùng quần áo, dụng cụ buồng bệnh, chất
thải và nơi công cộng khi có dịch bệnh.
Dựa vào cấu trúc hóa học và tác dụng của thuốc, có thể phân lọai thuốc tẩy trùng
khử trùng thành các nhóm sau:
1.1 Các hợp chất hydrocabon mạch thẳng
Tác dụng theo cơ chế làm mất tính năng của protein enzym, tác động lên thành tế
bào, tác động lên acid nhân tế bào của vi khuẩn như ethanol, formol…
1.2 Các hợp chất hydrocabon thơm
Tác dụng theo cơ chế kết hợp với bào tương làm biến tính nguyên sinh chất của tế
bào vi khuẩn như phenol, cresol.
1.3 Các acid hữu cơ.
Tác dụng theo cơ chế biến đổi màng protein của vi khuẩn như Acid benzoic, acid
boric.
1.4 Các hợp chất của Clor và Iot
Tác dụng theo cơ chế liên kết với nhóm amin trong phân tử protein của vi khuẩn,
gây phân hủy nguyên sinh chất như Cloramin, Iot.
1.5 Các muối kim lọai nặng
Tác dụng theo cơ chế gắn vào nhóm –SH của vi khuẩn , làm mất khả năng họat
động của một số men quan trọng, gây rối lọan sự phát triển của vi khuẩn như
Bacnitrat, kẽmsulfat (các muối Hg hiện nay không dùng vì độc tính cao).
1.6 Các chất màu.
Tác dụng theo cơ chế gắn vào tế bào vi khuẩn, gây hủy họai màng protein của vi
khuẩn như thúôc đỏ, các dẫn chất thionin.
115
1.7 Các chất Oxy hóa mạnh
Tác dụng theo cơ chế hủy họai nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn như hydrogen
peroxyd, kali permanganat
2. CÁC THUỐC CỤ THỂ
2.1 Ethanol (Alcohol aethylicus, cồn)
Công thức: C2H5OH
Tính chất: Là chất lỏng trong, không màu, dễ bay hơi, có mùi thơm đặc biệt, dễ bắt
lửa, khi cháy không có khói và cho ngọn lửa xanh, dễ hút ẩm, tan trong nước với mọi
tỷ lệ, đồng thời có hiện tượng co thể tích và tỏa nhiệt, dễ tan trong eter, cloroform, tinh
dầu. Hàm lượng C2H5OH tối thiểu 99,5% (tt/tt) đo ở 150C và đạt các tiêu chuẩn quy
định của DĐVN.
Tác dụng: Tùy thuộc vào cách sử dụng:
Dùng ngòai: Có tính sát khuẩn mạnh (tốt nhất là Ethanol 700C), xoa bóp thì kích
thích nhẹ và làm khô da, chườm thì gây co mạch nên được dùng để chữa viêm thanh
quản.
Dùng trong: Uống Ethanol thấp độ < 700C làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động
ruột, tăng hấp thu thuốc và thức ăn. Uống với liều nhỏ ít ảnh hưởng đến hô hấp, tuần
hòan. Uống liều vừa gây tăng huyết áp, tăng co bóp tim. Uống liều cao gây ức chế, liệt
trung tâm hô hấp và tuần hòan.
Tác dụng phụ: Uống liều cao gây ngộ độc cấp như nôn, nói nhiều, khoa chân múa
tay, rối lọan hô hấp, tuần hòan và nếu dùng quá liều sẽ gây hôn mê Uống dài ngày sẽ
gây nghiện rượu.
Chỉ định:
Sát khuẩn ngòai da trước khi tiêm chủng, sát khuẩn tay, dụng cụ pha chế dụng cụ
phẫu thuật và làm thuốc thử dung môi pha chế rượu thuốc.
Chống chỉ định: Dùng trong cho người bị bệnh gan, lóet dạ dày, tá tràng.
Cách dùng, liều dùng:
- Sát khuẩn ngòai da: Dùng Ethanol 700C.
- Xoa bóp ngòai da: Phối hợp với các thuốc khác chế thành cồn xoa bóp.
- Uống: Dạng thuốc rượu (Tắc kè, bổ sâm…) uống ngày 2 lần, mỗi lần 30ml, trước
bữa ăn.
Bảo quản: Nơi mát, trong kho bảo quản thuốc cháy nổ và có chữ cấm lửa.

2.2 Chloramin (Chloramid)


Có hai lọai:
- Chloramin B (Natri benzen chlorosulfamid)
Tinh thể trắng hoặc hơi vàng, có mùi Clor nhẹ, dễ tan trong nước sôi, tan được
trong nước mát và ethanol, không tan trong ether, cloroform, benzen
- Chloramin T (Natri toluen N - chlorosulfamid)
Tinh thể trắng hoặc hơi vàng, có mùi Clor nhẹ, dễ tan trong nước, tan trong
ethanol, không tan trong ether, cloroform, benzen.

116
Các chloramin phân hủy từ từ trong không khí biến thành màu vàng, mất nước kết
tinh ở 1000C
Tác dụng: Sát khuẩn mạnh do phân hủy ra các sản phẩm có tính oxy hóa mạnh (Clor).
Chỉ định:
Sát khuẩn vết thương, khử khuẩn tay, phòng pha chế, tẩy trùng quần áo bệnh nhân
và khử khuẩn nguồn nước uống khi nguồn nước bị ô nhiễm.
Cách dùng, liều dùng:
- Sát khuẩn vết thương: Rửa bằng dung dịch Chloramin 0,1%.
- Khử khuẩn tay: Ngâm tay trong dung dịch Chloramin 0,5%.
- Tẩy trùng: Dung dịch Chloramin 2 – 3 %.
- Các dung dịch trên chỉ pha khi dùng
- Khử khuẩn nước uống: Dùng Chloramin 0,01 – 0,02 g/lít nước, sau 30 phút có
thể dùng được, dạng thuốc viên Chloramin B 0,05g ( chứa 10mg khí clor họat động,
khử khuẩn được 1,5 – 2 lít nước) hoặc viên Halazone 6mg (chứa 3mg khí clor họat
động, khử khuẩn được 0,5 – 0,75 lít nước). Trong trường hợp nước bẩn thì dùng liều
gấp đôi.
Bảo quản: Nơi mát, chống ẩm, tránh ánh sáng.
2.3 Cresyn (Cresol, Methyl phenol)
Nguồn gốc: Cresyn thuộc lọai Creozot vô cơ lấy trong hắc ín than đá gồm có Phenol
và Cresilot, không dùng làm thuốc, chỉ dùng để tẩy trùng.
Tính chất: Chất lỏng như dầu, màu vàng nâu, mùi đặc biệt, khó tan trong nước, dễ tan
trong benzen ethanol, ether, các dung dịch kiềm, chế phẩm bị Sẫm màu dần từ màu
vàng chuyển thành màu nâu đen.
Tác dụng: Sát khuẩn mạnh nhưng độc tính cao hơn phenol.
Chỉ định: Tẩy trùng nơi công cộng, các bãi thải, chất thải, nơi có dịch bệnh.
Cách dùng, liều dùng: Phun hỗn hợp Cresol với nước theo tỷ lệ 1/15 - 1/20 vào các
chỗ cần tẩy trùng hoặc xử lý chất thải (phân, đờm). Các dung dịch tẩy trùng Cresol chỉ
pha khi dùng.
Chú ý: Pha dung dịch Cresol trong các dụng cụ chắc chắn (chậu sành, thùng tôn) để
tránh vỡ vì có hiện tượng tỏa nhiệt mạnh.
Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng.
2.4 Iod
Tính chất:
Phiến nhỏ hoặc tinh thể mịn, màu tím đen, có ánh kim lọai, dễ bay hơi ở nhiệt
độ thường, mùi kích ứng đặc biệt. Rất khó tan trong nước, tan trong ethanol 96,
cloroform, khó tan trong glycerin, dễ tan trong dd kaliiod. Khi đốt nóng nhẹ sẽ thăng
hoa tinh thể màu tím đen và bay hơi màu tím, có tính ăn da, chất hữu cơ, giấy, vải và
kích ứng niêm mạc.
Tác dụng và cơ chế:

117
Iod làm kết tủa protein và oxy hóa các enzym chủ yếu theo nhiều cơ chế: Phản
ứng với các nhóm NH, SH, phenol, các carbon của các acid béo không bão hòa, làm
ngăn cản tạo màng vi khuẩn.
Dùng ngòai: Sát khuẩn mạnh do làm biến tính albumin trong nguyên sinh chất của tế
bào vi khuẩn.
Uống: Giúp cho quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp, tăng quá trình chuyển hóa các
chất.
Chỉ định: Sát khuẩn vết thương nhẹ ngòai da, bệnh nấm, lao hạch, Basedow, xơ cứng
động mạch.
Cách dùng, liều dùng:
- Sát khuẩn, trị nấm: Bôi dung dịch cồn Iod 5%.
- Lao hạch, Basedow: Uống 10 – 15 giọt/lần, ngày uống 2 lần, dạng dung dịch
Lugol có 1% Iod và 2% kaliiodid (20 giọt tương đương 10mg Iod).
Liều tối đa của Iod ( uống): 0,02 g/lần – 0,06 g/24 giờ.
Chú ý: Không dùng Iod cho bệnh thận, lao phổi, phụ nữ có thai. Nếu dùng quá liều
gây ngộ độc cấp (nôn, đau bụng, tiêu chảy, cổ họng sưng, viêm phổi cấp).
Bảo quản: Iod nguyên chất bảo quản thuốc độc bảng B, để nơi mát tránh ánh sáng, xa
các chất khác. Tương kỵ tinh bột, amoniac, tinh dầu, alkaloid.
Các dung dịch iod đã pha chế bảo quản thuốc giảm độc B, tránh ánh sáng, để nơi mát.
2.5 Kalipermanganat (Thuốc tím ) KMnO4
Tính chất: Tinh thể hình lăng trụ hoặc bột kết tinh màu tím hoặc tím đỏ, thường có
ánh kim, không mùi, bền vững ngòai không khí, tan trong nước cho dung dịch màu tím
đỏ. Có tính oxy hóa mạnh khi tiếp xúc với chất hữu cơ, chất khử dễ bị phân hủy hoặc
có thể gây nổ.
Tác dụng: Sát khuẩn tẩy trùng mạnh nhưng ngắn, tác dụng lên vi khuẩn G (+) yếu
hơn vi khuẩn G (-)
Cơ chế:Có tính oxy hóa mạnh, làm tổn hại màng vi khuẩn, ADN, và một số thành
phần khác của tế bào.
Chỉ định: Sát khuẩn, rửa vết thương có mủ, rửa âm đạo thụt niệu đạo, bàng quang,
giải độc morphin.
Cách dùng, liều dùng:
- Rửa vết lóet, sát trùng tay: Dùng dung thuốc tím 0,2 -0, 5%.
- Thụt âm đạo, niệu đạo: Dùng dung thuốc tím 1/2000 – 1/4000.
- Rửa dạ dày giải độc Morphin: Dùng dung thuốc tím 0,1%
Các dung dịch trên chỉ pha khi dùng.
Bảo quản: Tương kỵ với chất khử, chất hữu cơ (Glycerin. Alcol, đường..)
II. VACXIN
1. KHÁI NIỆM VỀ VACCIN.
Vaccin là những chế phẩm sinh học có tác dụng gây miễn dịch đặc hiệu ở người.
1.1 Phân loại Vaccin:
Dựa vào phương pháp điều chế, vaccin được phân thành 5 loại.

118
1.1.1 Vaccin vi khuẩn:
Vaccin vi khuẩn là những huyền dịch có độ đục khác nhau hoặc ở dạng đông khô,
được điều chế từ những chủng vi khuẩn thích hợp (vi khuẩn sống hoặc vi khuẩn chỉ
còn thành phần miễn dịch).
1.1.2 Các giải độc tố vi khuẩn.
Các giải độc tố vi khuẩn ở thể lỏng hoặc dạng đông khô, được điều chế từ các độc tố
bằng cách làm giảm hoặc làm mất độc tính của vi khuẩn, nhưng không phá hủy tính
miễn dịch. Quá trình sản xuất giải độc tố vi khuẩn phải đảm bảo không để các giải độc
tố chuyển thành độc tố, hạn chế mức thấp nhất các chất gây độc hoặc dị ứng cho
người.
1.1.3 Vaccin virus hoặc Rickettsiae.
Vaccin virus hoặc Rickettsiae thường ở dạng đông khô, được điều chế từ huyền dịch
virus hoặc Rickettsiae mọc trên phôi trứng trong các môi trường nuôi cấy thích hợp
(virus, Rickettsiae sống hoặc giảm độc hoặc giảm các thành phần miễn dịch).
1.1.4 Vaccin virus sống
Là loại vaccin được điều chế từ các chủng virus đặc hiệu đã giải độc.
1.1.5 Vaccin hỗn hợp. Vaccin hỗn hợp là loại vaccin gồm 2 hay nhiều loại vaccin (
nhiều kháng nguyên các loại) có tác dụng cùng một lúc gây miễn dịch với nhiều bệnh,
giảm thời gian và số lần tiêm chủng.
1.2 Nguyên tắc bảo quản vaccin.
- Vaccin phải được bảo quản theo đúng chỉ dẫn kèm theo hộp thuốc.
- Các vaccin đều có hạn dùng nhất định, cần được theo dõi chặt chẽ.
- Tránh nhiệt độ cao, ánh sáng và các loại thuốc sát khuẩn.
- Không dùng ethanol khử khuẩn dụng cụ tiêm chủng.
2. CÁC VACCIN PHÒNG BỆNH
2.1 Vaccin Sabin
Có hai lọai:
+ Vaccin phòng bại liệt sống, Vaccinum poliomyelitis oral: Dùng đường uống.
Tính chất: Vaccin Sabin là chất lỏng màu hồng hoặc da cam, trong suốt, được điều
chế từ hỗn dịch virus bại liệt sống đã xử lý giảm lực độc của Sabin (các týp I, II, III),
chế phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng.
Chỉ định: Để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh bại liệt.
Phòng bại liệt cho trẻ em từ 6 đến 12 tuần tuổi và cho tất cả các trẻ em và trẻ vị thành
niên đến 18 tuổi đã được miễn dịch để dự phòng thường xuyên.
Dùng cho du khách đi đến vùng có bệnh bại liệt lưu hành và cho cán bộ y tế.
Chống chỉ định:
Bệnh bạch cầu, u lympho, các bệnh ác tính tòan thân khác.
Nôn, tiêu chảy.
Có tiền sử dị ứng với vaccin.
Sốt cao, mặc bệnh mãn tính nặng, nhiễm khuẩn cấp kèm theo sốt.
Đang có dịch (sởi, ho gà, quai bị).

119
Thận trọng:
Phụ nữ có thai và cho con bú. Người dị ứng với neomycin.
Cách dùng, liều lượng:
Liều thường dùng là uống 2 giọt (0,1ml).
Lần thứ nhất uống lúc mới sinh: Sabin 0
Lần thứ hai uống khi 2 tháng tuổi: Sabin 1
Lần thứ ba uống khi 3 tháng tuổi: Sabin 2
Lần thứ tư uống khi 4 tháng tuổi: Sabin 3
Lịch cho uống có thể thay đổi nhưng khoảng cách giữa 2 lần uống ít nhất 30
ngày.
Miễn dịch bổ sung được tiến hành cho trẻ em dưới 5 tuổi: Uống 2 lần, mỗi lần 2
giọt, cách nhau khỏang 1 tháng.
Bảo quản: Bảo quản nhiệt độ - 200C, tránh ánh sáng.
Khi sử dụng phải để ở nhiệt độ + 20C - + 80C trong thời gian không quá 6
tháng.

+ Vaccin bại liệt bất họat: Vaccinum poliomyelitis: Dùng đường tiêm.
Tính chất: Vaccin được điều chế từ hỗn dịch virus bại liệt đã mất họat lực bằng nhiệt
và fomaldehyd (các týp I, II, III).
Chỉ định: Phòng bại liệt cho trẻ em từ 6 đến 12 tuần tuổi và cho tất cả các trẻ em và
trẻ vị thành niên đến 18 tuổi chưa được tiêm chủng. Dùng cho du khách đi đến vùng
có bệnh bại liệt lưu hành và cho cán bộ y tế.
Chống chỉ định:
Có tiền sử dị ứng với thành phần của vaccin.
Sốt cao, nhiễm khuẩn cấp kèm theo sốt.
Thận trọng:
Phụ nữ có thai và cho con bú. Người dị ứng với neomycin.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm dưới da
Tạo miễn dịch cơ bản phải tiêm 3 mũi cho cả trẻ em và người lớn. Hai lần tiêm
đầu được cách nhau 1 -2 tháng. Lần tiêm thứ 3 nên tiến hành sớm nhất là 06 tháng sau
và không được chậm quá 2 năm so với mũi tiêm thứ hai. Tác dụng củng cố sau đó phải
được gia tăng bằng mũi tiêm thứ 4 thường tiến hành sau 4 năm sau mũi thứ ba.
Bảo quản: Nhiệt độ + 20C - + 80C, không được để đông lạnh.
2.2 Vaccin Sởi (Vaccinum morbillorum virum).
Tính chất: Vaccin Sởi được điều chế từ một chủng virus sởi sống đã giảm lực độc
nuôi cấy trong mô nguyên bào sợi phôi gà.
Chỉ định: Phòng sởi cho trẻ em từ 12- 15 tháng (thế giới). Ở Việt Nam thường tiêm
cho trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi. Có thể tiêm cho trẻ liều thứ hai vào lúc 4 – 6 tuổi hoặc 11
– 12 tuổi hoặc một thời gian bất kỳ miễn là sau liều thứ nhất ít nhất 1 tháng.
Chống chỉ định:

120
Phụ nữ có thai. Có tiền sử dị ứng với Neomycin
Nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp.
Bệnh lao đang tiến triển chưa được điều trị, người bị suy giảm miễn dịch (trừ
trẻ em nhiễm HIV).
Thận trọng: Phụ nữ cho con bú. Trẻ em tiền sử sốt cao, co giật, tổn thương não.
Cách dùng, liều lượng: Tiêm dưới da (mặt ngòai cánh tay) một liều duy nhất 0,5ml
cho trẻ em (trước khi tiêm pha với dung dịch hồi chỉnh kèm theo).
Chú ý: Sau khi tiêm có thể bị lên sởi nhẹ.
Bảo quản: Nhiệt độ + 20C - + 80C.
Sau khi pha với dung dịch hồi chỉnh chỉ được dùng trong vòng 8 giờ.Dung dịch vẩn
đục không được dùng. Tránh ánh sáng
2.3 Vaccin B.C.G (Vaccin phòng bệnh lao, Vaccinum tuberculosis).
Tính chất: Vaccin B.C.G là hỗn dịch vi khuẩn B.C.G (Bacillae de Calmette et Guerin)
sống đã được làm mất tác dụng gây bệnh bằng cách nuôi cấy nhiều lần qua môi trường
mật bò, nhưng vẫn giữ được tính miễn dịch. Chế phẩm là chất lỏng, không màu hoặc
hơi đục, rất dễ hỏng bởi nhiệt độ và ánh sáng.
Chỉ định: Được dùng cho các nhóm người chưa được tiêm phòng (chưa có vết sẹo đặc
trưng của vaccin BCG) hoặc những người có phản ứng tuberculosis âm tính.
Vaccin BCG tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh lao.
Vaccin BCG được tiêm ngay sau khi sinh hoặc bất cứ thời gian nào sau đó , nhưng 03
tháng tuổi là tuổi tiêm phòng tốt nhất.
Chống chỉ định: Người mẫn cảm.
Người có phản ứng tuberculosis dương tính.
Người mới chủng vaccin đậu mùa, bị bỏng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh bạch
cầu, nhiễm HIV.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm trong da, vùng trên cánh tay trái.
Trẻ < 1 tuổi: Liều 0,1ml tương đương 0,05mg BCG
Trẻ > 1 tuổi: Liều 0,1ml tương đương 0,1mg BCG.
Chú ý: Trước khi tiêm phải pha với dịch hồi chỉnh và tiêm ngay vì vaccin sẽ mất hiệu
lực trong vòng 4 giờ.
Bảo quản: Bảo quản nhiệt độ không quá - 50C ( thế giới) và - 200C (Việt Nam), tránh
ánh sáng.
2.4 Giải độc tố uốn ván (Giải độc tố uốn ván cô đặc và tinh chế, Anatoxine
tetanique, Vaccin antitetanique).
Tính chất: Giải độc tố uốn ván là huyền dịch đồng nhất được sản xuất từ chủng
Clostridium tetani đã làm hết độc tính và hết khả năng gây bệnh, bền vững ở nhiệt độ
+40C - +80C, hỏng khi đông lạnh và ánh sáng. Thời gian hiệu lực 2 năm.
Chỉ định: Phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh, sản phụ và người lao động tiếp xúc với bùn
đất bẩn.
Cách dùng, liều lượng:

121
Dự phòng: Tiêm dưới da 3 lần, mỗi lần 1 ml, cách nhau 4 tuần, hoặc tiêm trong da 3
lần, mỗi lần 0,1ml, cách nhau 7-10 ngày (miễn dịch chỉ bắt đầu có sau mũi tiêm thứ 2
vài ngày. Hàng năm nên nhắc lại 1 lần 1ml để củng cố miễn dịch.
Trường hợp chưa tiêm phòng: Khi bị cắt, sắt đâm vào tay, chân hay tai nạn giao
thông thì tiêm dưới da SAT (serum antitetanique) 1ml/lần.
Chú ý: Không dùng cho người suy nhược hoặc đang sốt cao.
Bảo quản: Nhiệt độ +20C - +80C, tránh ánh sáng.
2.5 Vaccin dịch hạch (Vaccinum pestis, Vaccin antipesteux).
Tính chất: Vaccin dịch hạch là một hỗn dịch Pasteurella pestis đã được làm chết.
Chỉ định: Dự phòng bệnh dịch hạch cho người.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm dưới da: Bình thường tiêm dự phòng 1ml ở mạng sười, nhưng khi có dịch nặng
thì tiêm nhắc lại 2ml cách lần tiêm đầu 4-5 ngày và có thể tiêm lần thứ 3 nữa sau 4-5
ngày với liều 3 ml, miễn dịch kéo dài được 5 tháng, dạng thuốc tiêm 2ml hoặc 5ml.
Đối với những người làm việc ở khu vực có dịch hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh
nhân: Cần tiêm ngay 10ml huyết thanh kháng dịch hạch 24 giờ trước khi tiêm 2ml
vaccin dịch hạch vì miễn dịch chỉ có sau khi tiêm mũi tiêm đầu tiên vài ngày.
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ +40C.
2.6 Vaccin ho gà và giải độc tố bạch hầu, uốn ván (Vaccinum pesrtussicum
diphtericum et tetanicum polyvafens).
Tính chất: Là vaccin phối hợp có ít nhất 30 đơn vị miễn dịch giải độc tố bạch hầu, 60
đơn vị giải độc tố uốn ván và 4 đơn vị miễn dịch vaccin ho gà. Sau khi lắc lọ thuốc,
chế phẩm phải tạo huyền dịch đồng nhất, dễ lắng cặn, phần dung dịch có màu vàng,
phần cặn có màu trắng xám.
Chỉ định: Phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà cho trẻ em.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm dưới da 3 lần, mỗi lần 0,5ml cách nhau ít nhất 30 ngày (hoàn thành 3 mũi tiêm
khi trẻ đủ 12 tháng).
Chú ý: Không dùng cho trẻ đang sốt cao, sau khi tiêm có thể xuất hiện phản ứng phụ
(đỏ chỗ tiêm, sốt nhẹ).
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ +20C - +80C, tránh ánh sáng (vaccin đã đóng băng
phải hủy bỏ).
2.7 Vaccin phối hợp tả, T.A.B
Vaccin tứ liên (tả, thương hàn, phó thương hàn A và B)
Vaccinum Cholericum typhosum et paratyphosum A et B polyvalens.
Tính chất: Vaccin tả, TAB là hỗn hợp gồm các vi khuẩn tả, thương hàn, phó thương
hàn A và B đã được làm chết trong dung dịch Natri clorid 0,85%. Chế phẩm ở thể
lỏng, màu trắng đục, để lâu có lắng cặn, sau khi lắc lại hòa thành hỗn dịch đồng nhất.
Chỉ định: Phòng bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn A và B cho người.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm trong da 3 lần, mỗi lần 1ml cách nhau ít nhất 7-10 ngày.

122
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ +40C - +80C, tránh ánh sáng, thời gian hiệu lực 2
năm.
2.8 Vaccin dại ( Vaccinum antirabicum, Vaccin antirabique).
Tính chất: Có hai dạng:
Dạng đông khô: Được điều chế từ Virus dại chủng Wistar PM/WI 38-1503.
Dạng hỗn hợp: Được điều chế từ Virus dại chủng CVS.
Cả hai dạng đều được bất hoạt bằng Beta-propiolacton và được đông khô.
Chỉ định:
Tạo miễn dịch trước khi nhiễm: Tiêm Vaccin cho những người có nguy cơ cao hơn
bình thường vì lý do nghề nghiệp như nhân viên thú y kiểm lâm, huấn luyện thú.. và
cho những người sống hoặc đi đến các nước có bệnh dại lưu hành và lưu lại đó trên 1
tháng.
Phòng bệnh sau khi nhiễm: Trong trường hợp bị súc vật cắn nếu không theo dõi được
thì cần phải tiêm ngay Globulin miễn dịch kháng dại và vaccin dại. Đối với người đã
tiêm phòng dại từ trước không cần tiêm Globulin, chỉ cần tiêm Vaccin.
Cách dùng, liều lượng:
Tiêm vaccin phòng dại: Khi bị các con vật dại ở nhà (chó, mèo, chuột) và vật dại ở
rừng (chó, chồn cáo), hoặc nghi là súc vật mắc bệnh dại cắn đều phải tiêm phòng ngay,
mỗi ngày tiêm trong da 1 lần với liều 0,25 ml, tiêm 6 ngày liền hoặc tiêm 6 lần cách
nhật, mỗi lần 0,25ml.
Tiêm huyết thanh kháng dại: Nếu vết cắn nguy hiểm thì trong 1-2 ngày đầu phải tiêm
bắp huyết thanh kháng dại như huyết thanh ngựa tinh khiết với tổng liều là 40 đơn
vị/kg thể trọng hoặc tốt nhất là huyết thanh người có khả năng miễn dịch cao với tổng
liều là 20 đơn vị /kg thể trọng (có thể dùng nửa liều tiêm ngấm quanh vết cắn); đồng
thời tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccin phòng bệnh dại với liều như trên.
Bảo quản: Nhiệt độ +40C - +80C, tránh ánh sáng.
2.9 Globulin miễn dịch kháng dại (rig) và huyết thanh kháng dại pasteur
Dược lý và cơ chế tác dụng:
Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại Pasteur để tạo nhanh
miễn dịch thụ động trong thời gian ngắn cho những người tiếp xúc với bệnh virus dại.
Kháng thể kháng dại có trong hai chế phẩm này có tác dụng trung hòa, làm chậm sự
lan tỏa virus dại , do đó các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế . Hai chế
phẩm này bảo vệ người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ động được sản
sinh như đã tiêm vaccin kháng dại. Hiệu quả xuất hiện 24 giờ sau khi tiêm. Khi có chỉ
định chỉ tiêm 1 lần, thường vào ngày đầu khi bị cắn hoặc trong vòng 7 ngày từ khi bị
cắn. Quá 7 ngày không được chỉ định hai chế phẩm trên và đã bắt đầu có kháng thể
kháng dại chủ động do được tiêm phòng Vaccin dại.
Tác dụng không mong muốn:
Tổn thương, loét hoặc căng cứng cơ.
Chỉ định:

123
Tạo miễn dịch thụ động kháng dại sau khi bị cắn ở người trước đó chưa được tiêm
Vaccin dại đặc biệt những vết cắn nặng. Thuốc dùng cùng với Vaccin dại.
Chống chỉ định:
Người mẫn cảm
TT thuốc:
Hai chế phẩm này ảnh hưởng tới các vaccin sau: Sởi, quai bị, rubella. Các Vaccin này
phải được tiêm ít nhất 14 ngày trước hoặc 3 tháng sau khi dùng hai chế phẩm.
Hai chế phẩm này không ảnh hưởng tới các vaccin: Bai liệt sống, vaccin thương hàn
uống có thể dùng cùng lúc.
Liều lượng và cách dùng:
RIG: Tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch.
Không được trộn RIG và vaccin dại cùng vào một bơm tiêm, cũng không được tiêm
cùng một nơi vì có thể xảy ra trung hòa vaccin.
Liều: Người lớn: 20đvqt /kg thể trọng
Huyết thanh kháng dại: Tiêm cùng lúc với vaccin kháng dại. Tổng liều 40đvqt/kg
Bảo quản: Nhiệt độ 20C - 80C, tránh đông lạnh.
TỰ LƯỢNG GIÁ
I. Phần tự luận
Bài tập 1. Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc tẩy trùng, khử trùng, cho ví dụ ở mỗi
nhóm thuốc.
Bài tập 2: Cho biết các thuốc sát khuẩn nào có thể sử dụng trên người, các thuốc nào
có thể dùng sát khuẩn dụng cụ, phòng bệnh
Bài tập 3. Cho biết lịch tiêm chủng các loại vaccin cho trẻ từ 0 tháng tuổi cho đến 36
tháng tuổi.
II. Chọn câu Đúng - Sai
1. Khi sát khuẩn trên da tốt nhất là dùng cồn 900C.
2.Khi pha Cresol phải chú ý khi có hiện tượng tỏa nhiệt mạnh.
3.Iod chỉ có dạng dùng ngoài không có dạng uống.
4.Kalipermanganat có tính khử mạnh.
5.Kalipermanganat tác dụng với vi khuẩn G (+) yếu hơn vi khuẩn G (-).
6.Vaccin BCG dùng cho người có phản ứng Tuberculosis dương tính.
7.Vaccin BCG chống chỉ định cho người nhiễm HIV.
8.Trẻ em đang sốt cao không được tiêm Vaccin uốn ván.
9. Vaccin bại liệt thận trọng cho Phụ nữ nuôi con bú.
10. Vaccin bại liệt uống mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày.
III. Chọn câu trả lời đúng nhất
11. CCĐ nào không phải của Vaccin bại liệt uống:
A. Bệnh bạch cầu B. Tiêu chảy. C. Người mẫn cảm D.Trẻ sơ sinh
12. Thận trọng của Vaccin sabin uống:
A. Nhiễm khuẩn cấp kèm theo sốt. B. Đang bị bệnh sởi
C. Phụ nữ cho con bú D. Đang bị ho gà.

124
13 Cho uống Vaccin sabin bổ sung khi trẻ:
A. Từ 1-2 tuổi B. Từ 3 –4 tuổi C. Dưới 5 tuổi D. Chỉ có A, B đúng
14. Vaccin sabin tiêm phải thực hiện theo lịch sau, ngoại trừ:
A. Phải tiêm ít nhất 03 mũi cơ bản.
B. Hai mũi tiêm đầu cách nhau 1 -2 tháng
C. Mũi tiêm thứ ba cách mũi tiêm thứ hai 36 tháng.
D. Mũi tiêm thứ ba cách mũi tiêm thứ hai không quá 24 tháng.
15. Chống chỉ định của Vaccin sởi:
A. Người mẫn cảm B. Phụ nữ nuôi con bú C. Trẻ sơ sinh D. Tiêu chảy
16. Chống chỉ định của Vaccin BCG là không đúng:
A. Người đang bị sốt B. Người mới chủng vaccin đậu mùa
C. Người mẫn cảm. D. Nguời bị bỏng
17. Phát biểu về Vaccin giải độc tố uốn ván dưới đây là đúng:
A. Bền vững ở nhiệt độ > +80C B. Mũi tiêm có khả năng miễn dịch suốt đời.
C. Bị hỏng khi đông lạnh. D. Chỉ tiêm 1 liều duy nhất
18. Cơ chế tác dụng của thuốc đỏ, các dẫn chất thionin:
A. Làm biến tính nguyên sinh chất B. Hủy họai nguyên sinh chất
C. Biến đổi màng protein của vi khuẩn D. Hủy họai màng protein của vi khuẩn
19. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Phenol là hợp chất hydrocarbon mạch thẳng
B. Ethanol tác dụng theo cơ chế hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn.
C. Acid Benzoic tác dụng theo cơ chế làm biến đổi màng protein của Vi khuẩn.
D. Cloramin tác dụng theo cơ chế làm mất khả năng hoạt động của một số men quan
trọng của vi khuẩn.
20. Bảo quản Ethanol:
A. Thuốc độc bảng A B. Thuốc độc bảng B
C. Tránh ánh sáng D. Chống cháy nổ
21. Nồng độ sử dụng Cloramin sau đây là đúng:
A. Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch 1 %
B. Khử khuẩn tay bằng dung dịch 0,5%
C. Tẩy trùng bằng dung dịch 0,1%.
D. Khử khuẩn nước uống thường 1 – 2g/1 lít nước.
22. Chỉ định của Cresol:
A. Sát khuẩn vết thương B. Khử khuẩn tay C. Tẩy trùng dụng cụ D. Xử lý chất thải
23. Dung dịch Iod dùng trong có nồng độ Iod là:
A. 0,5% B. 1% C. 2% D. 5%
24. Vaccin hỗn hợp có ưu điểm là:
A. Cùng một lúc gây miễn dịch với nhiều bệnh B. Giảm thời gian tiêm chủng
C. Giảm số lần tiêm chủng. D. A, B, C đều đúng.

125
BÀI 9:THUỐC GIẢI ĐỘC

MỤC TIÊU
1. Trình bày được 5 nguyên tắc giải độc, 4 cơ chế tác dụng giải độc.
2. Trình bày được tính chất, cách sử dụng 5 loại thuốc giải độc.
3. Hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn 5 loại thuốc giải độc.
NỘI DUNG
1. Nguyên tắc giải độc
Cấp cứu ngộ độc phải tiến hành theo các nguyên tắc giải độc sau.
+ Ngăn chặn ngay chất độc tiếp tục hấp thu vào cơ thể bằng cách gây nôn, rửa
dạ dày… để tống chất độc ra ngoài.
+ Tiến hành khử độc ngay để làm mất hoặc giảm độc tính của chất độc với cơ
thể (nếu biết rõ nguyên nhân).
+ Dùng mọi biện pháp để tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bằng
đường nhanh nhất (tiểu tiện, mồ hôi…)
+ Nhanh chóng khắc phục các triệu chứng ngộ độc và phục hồi sức khỏe cho
nạn nhân.
2. Cơ chế giải độc
Chất độc rất đa dạng nên cơ chế tác dụng giải độc cũng chia làm nhiều loại khác nhau:
+ Đối kháng sinh lý làm giảm tác dụng độc hại của chất độc như bị ngộ độc chất
ức chế thần kinh trung nương thì dùng thuốc kích thích thần kinh trung ương để giải
độc.
+ Trung hòa chất gây độc như bị ngộ độc phospho hữu cơ thì dùng PAM để trung
hòa và tạo thành chất không độc.
+ Tạo phức với chất độc để thải trừ ra ngoài như ngộ độc chì thì dùng Editacal
tạo phức chất với kim loại nặng.
+ Hấp phụ để làm giảm nồng độ chất độc như bị ngộ độc thuốc ngủ loại
barbituric thì dùng than hoạt để hấp phụ chất độc.
3. CÁC THUỐC GIẢI ĐỘC
3.1 Dimercaprol (Antoxol, dicaptol…)
Tác dụng và cơ chế:
Dimercaprol ngăn ngừa độc tính của những phức hợp thiol- kim loại, bằng cách phản
ứng với kim loại để hình thành phức hợp dimercaprol- kim loại đồng thời giải phóng
hệ enzym có thiol. Chuyển các kim loại nặng thành dẫn chất ít độc, dễ thải trừ ra
ngoài.
Khả năng tạo chelat của dimercaprol thay đổi tùy từng kim loại, mạnh nhất với
thủy ngân, muối vàng và nữa kim loại như asen.
Tác dụng ngoại ý:
- Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Tăng huyếp áp, tim đập nhanh, nóng ngứa mắt-mũi họng.
126
Chỉ định: Giải độc do hơi ngạt Yperit, nhiễm độc do kim loại nặng như Thạch tín,
Thủy ngân, Vàng; Tác dụng kém với nhiễm độc do Đồng, Bisthmus, Crom, Niken,
không tác dụng với nhiễm độc do Bạc, Chì, Thalium, Seleni, Urani…
Chống chỉ định: Ngộ độc do sắt, Cadmi, người bị bệnh gan.
Cách dùng, liều lượng:
Ngộ độc cấp tính: Tiêm bắp 3mg/kg thể trọng/lần (ngộ độc thật nặng có thể dùng tới
5mg/kg thể trọng /lần)
Hai ngày đầu tiêm 6mg/ngày. Ngày thứ 3 tiêm 4mg/ngày.
Các ngày sau tiêm 2mg/ngày
Ngộ độc mãn tính: Tiêm bắp 1-3mg/kg /lần/ngày, dùng trong 2-3 tuần.
Liều tiêm bắp cao nhất: 0,2g/lần-0,8g/24 giờ
Chú ý: gây đau nhiều ở chỗ tiêm.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống đổ vỡ
3.2 Calci-natri edatat (Editacal-Edtacal…)
Tác dụng: Tạo phức với ion kim loại nặng thành chất dễ tan trong nước, ít độc và dễ
thải trừ ra ngoài.
Chỉ định: Ngộ độc cấp mãn tính các kim loại nặng như Chì, Đồng, Cadmi, Crom,
Mangan
Tác dụng phụ:
- Độc tính với thận: tổn thương ống thận, albumin niệu, suy thận,..
- Buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, sốt, đau cơ.
- Điều trị kéo dài có thể gây mất Magie
- Viêm tĩnh mạch huyết khối khi dùng những dung dịch quá cô đặc.
Chống chỉ định: Suy thận, suy tim đang điều trị bằng Digitalin
Cách dùng, liều lượng:
Cấp cứu: Truyền tĩnh mạch chậm 2 lần/24 giờ, mỗi lần 20-40mg/kg thể trọng/với 250-
500ml thuốc tiêm truyền Natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%, đợt tiêm 3-5 ngày liền,
nghỉ 1 tuần, dùng tiếp đợt 2.
Ngộ độc mãn tính: Tiêm tĩnh mạch chậm 1-3 g/ngày, cứ 4 ngày tiêm 1 lần như trên.
Bảo quản: Tránh ánh sáng, chống đổ vỡ
3.3 Gluthylen (Xanh methylen)
Dạng dùng: Dung dịch bôi ngoài 1%.
Viên uống: 0,05g/viên
Thuốc tiêm: 0,1g Methylthioniniumchlorua trong 10ml glucose 2%
(Glutylen –VN, Coloxyd-Tiệp Khắc)
Tác dụng: Sát khuẩn vết lở loét ngoài da, viêm đường tiết niệu.
Giải độc Cyanid, các chất gây methemoglobin ở máu.
Chỉ định:
Chốc đầu, lở loét ngoài da, viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo, viêm bàng quang),
ngộ độc Cyanid (say sắn, măng độc), nhiễm độc nitrobenzen, Anilin, Hydrosulfur, các
chất gây methemoglobin huyết.

127
Cách dùng, liều lượng:
o Chốc đầu, lở loét ngoài da: Ngày bôi 2-3 lần, dạng dung dịch xanh methylen
1%.
o Chữa viêm đường tiết niệu: Uống 0,05g-0,2g/ngày, dạng thuốc viên bọc Xanh
methylen hoặc thụt niệu đạo dung dịch 0,2-0,5%.
o Chữa ngộ độc Cyanid: Tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 lần/ngày, mỗi lần 10-30ml,
cách nhau 10 phút tiêm một lần, dạng thuốc tiêm 0,1g/10ml.
o Chữa nhiễm độc Nitrobenzen, Anilin, Hydrosulfur, các chất gây methemoglobin
huyết: Tiêm tĩnh mạch chậm 5-10ml, dạng thuốc như trên.
o Chứng methemoglobin huyết ở trẻ sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 ml/kg thể
trọng/24 giờ (phối hợp với Vitamin C và cho hít khí oxy).
Bảo quản: Viên: Thành phẩm thuốc thường, để nơi khô mát.
Thuốc tiêm: để nơi mát, tránh đổ vỡ.
3.4. Naloxon (Nalone, Narcan…)
Tác dụng: Đối kháng với tác dụng ức chế hô hấp của thuốc giảm đau thực thể.
Chỉ định: Giải độc thuốc phiện, Morphin, chế phẩm của Morphin, trẻ sơ sinh ngạt thở
do hô hấp bị ức chế.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc
Cách dùng, liều lượng:
Có thể tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc dưới da với liều:
Người lớn: 1,5-3g/kg thể trọng/lần, sau 2 phút tiêm lại (nếu cần), dạng thuốc tiêm
0,4mg/1ml.
Trẻ em: 5-10g/kg thể trọng/lần, sau 3 phút tiêm lại (nếu cần), dạng thuốc tiêm
0,04mg/1ml.
Trẻ sơ sinh: 10g/kg thể trọng, sau 2 phút tiêm lại (nếu cần), dạng thuốc tiêm
0,04mg/1ml.
Chú ý: Thuốc có thể gây nôn mửa, dùng thận trọng với phụ nữ có thai.
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng.
3.5 Pralidoxim (Protopam, Contrathion…)
Tác dụng: Giải độc khi ngộ độc bởi các chất Organophosphoro kháng Cholinsterase.
Cơ chế: Hoạt hóa enzym cholinesterase, từ đó làm giảm nồng độ acetyl cholin đang
tăng cao trong các trường hợp ngộ độc các hợp chất phospho hữu cơ.
Chỉ định: Phối hợp với Atropin sulfat để giải độc các dẫn chất phospho Hữu cơ (thuốc
trừ sâu), giải độc DFP (Difluorophas), chất độc chiến tranh Sarin (methyl
fluorophoaphas isopropyl).
Chống chỉ định: Chế phẩm có Opiat và trong thời gian dùng thuốc kiêng uống sữa.
Cách dùng, liều lượng:
Người lớn: Tiêm tĩnh mạch Atropin sulfat 0,5-1mg, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm
Pralidoxim 400-800mg.
Trẻ em: Có thể tiêm tĩnh mạch Atropin sulfat 5-10mg, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm
Pralidoxim 20-40mg/kg thể trọng.

128
Trường hợp ngộ độc nặng: Có thể tiêm nhắc lại với liều tương tự sau 20-60 phút.
Chú ý: Chỉ tiêm Pralidoxim sau khi đã tiêm Atropin sulfat.
Dùng thận trọng với người suy tim.
Bảo quản: Tránh đổ vỡ.

129
BÀI 10 : THUỐC CHỐNG UNG THƯ

MỤC TIÊU
1.Trình bày được tên, dạng thuốc, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, cách dùng,
bảo quản 04 thuốc chống ung thư .
2.Hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý các thuốc chống ung thư trong nội dung bài.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM
Thuốc chống ung thư có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào và tác động chức
năng biệt hoá cũng như cấu trúc tế bào. Một số thuốc chống ung thư được sử dụng để
chữa ung thư và bệnh bạch cầu ác tính là:
2. THUỐC CỤ THỂ
2.1. Cyclophosphamid
Là thuốc loại alkyl hoá có phổ kháng u rộng nhất, điển hình là loại Nitrogen mustard.
Biệt dược: Endoxan, Cytoxan, Cytophosphan
Chỉ định:
- U Lympho, bệnh Lympho cấp và mãn tính.
- Ung thư vú, phế quản.
- Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung.
Tác dụng phụ:
- Viêm bàng quang; Suy tủy ( giảm bạch cầu, tiểu cầu); Rụng tóc.
Chống chỉ định:
- Giảm bạch cầu; Nhiễm độc; Suy nhược nặng; Rối loạn chức năng gan; Suy
tuỷ; Phụ nữ có thai.
Cách dùng:
Endoxan: tiêm IV chậm 300 – 800 mg/m2/ngày trong 1 – 5 ngày. Lặp lại mỗi 3 – 4
tuần.
Cytoxan: - Uống 3,5 – 5 mg/kg/ ngày trong 10 ngày hoặc tiêm IV liều duy nhất 1g/m2
Chú ý khi dùng:
Pha thuốc vào dung dịch Glucose 5% hay Netriclorid 9‰ và truyền nhỏ giọt tĩnh
mạch.
Phải kiểm tra công thức huyết cầu trong thời gian dùng thuốc.
Bảo quản: Nơi mát, thuốc đã pha thành dạng dung dịch phải dùng ngay.
2.2. Methotrexat
Là loại thuốc kháng chuyển hoá, kháng acid folic.
Biệt dược: Ledertrexat, Metrexan, Amethopterin, MTX
Chỉ định:
- Bệnh bạch cầu Lympho cấp .
- Ung thư vú, tinh hoà, phổi, đầu, cổ.
- Bệnh nấm mycosis.
130
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hoá; Suy tuỷ, suy thận; Huỷ tế bào gan, suy gan.
- Loãng xương ở trẻ em; Vô sinh; Độc với thận, độc với gan, rụng tóc.
Để giảm độc tính trên tế bào bình thường dùng thêm Leucovorin là dạng khử của acid
folic.
Chống chỉ định:
- Suy tuỷ; Nhiễm khuẩn nặng ở gan hoặc ở thận; Phụ nữ có thai.
Cách dùng: uống 2,5 – 5 mg/ ngày hoặc trong 1 – 2 tuần.
Bảo quản: Nơi khô ráo.
2.3. Vinblastin sulfat (vbl)
Là alcaloid chiết xuất từ cây dừa cạn Vinca rosea, Velban
Biệt dược: Velbe, Velban
Chỉ định:
- U Lympho
- Ung thư vú, tinh hoà, thận, nhau thai.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa; Suy tuỷ; Rụng tóc; Giộp da.
Chống chỉ định:
- Suy tuỷ; Phụ nữ có thai.
Liều lượng:
Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.
Velbe: - Người lớn: 3,7mg/m2/ mỗi 7 ngày một lần, liều tối đa 18,5mg/m2
- Trẻ em: 2,5mg/m2/ mỗi 7 ngày một lần.
Velban: 0,1 – 0,2 mg/kg/tuần.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
2.4. Fluorouracyl
Lọai thuốc kháng pyrimidine
Biệt dược: 5- Fluorouracyl, 5 – FU, Adrucil
Chỉ định:
- Ung thư đường tiêu hóa (dạ dày, tụy, ruột)
- Ung thư vú, buồng trứng, bàng quang.
- Ung thư da (bôi tại chỗ)
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hoá; Suy tuỷ; Viêm da
Chống chỉ định:
- Suy tuỷ; Phụ nữ có thai.
Liều lượng:
- Tiêm truyền tĩnh mạch 15mg/kg/ngày đến 10 – 15gam. Sau đó 15mg/kg/lần x
1 – 3 lần/tuần .
- Pha thuốc vào dung dịch Glucose 5%, tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch tránh
tràn mạch.

131
- Có thể tiêm bắp. Liều dùng tùy theo chỉ định của Bác sĩ.
Bảo quản: Để trong lọ kín, ở nhiệt độ 4oC, tránh ánh sáng.
Ngòai các thuốc trên còn có một số thuốc trị ung thư khác như:
Cisplatin, Carboplatin trị ung thư niệu – sinh dục, đặc biệt trị ung thư tinh hòan tiến
triển, ung thư buồng trứng. Dây là lọai thuốc Alkyl hóa.
- Doxorubicin (Adriamycin) Dactinomycin là kháng sinh chống ung thư.
- Taxol
- Dacarbazin
- Procarbazin.

132
ĐÁP ÁN TỰ LƯỢNG GIÁ

Bài: KHÁNG SINH


1Đ 2S 3Đ 4Đ 5Đ 6S 7S 8S 9A 10 D

11 B 12 B 13 A 14 B 15 B 16 B 17 B 18 C 19 B 20 A

21 D 22 A 23 B 24 A 25 B 26 A 27 D 28 C 29 D 30 C

31 C 32 D 33 C 34 D 35 A 36 B 37 B 38 C 39 A 40 D

Bài: THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT TAI MŨI HỌNG

1S 2Đ 3S 4Đ 5S 6Đ 7Đ 8Đ 9D 10 B

11 C 12 A 13 D 14 C 15 D 16 A 17 D 18 B 19 B 20 A

Bài: THUỐC CHỐNG NẤM VÀ CHỮA BỆNH NGOÀI DA

1S 2Đ 3Đ 4Đ 5Đ 6Đ 7D 8C 9B 10 D

11 D 12 D 13 D 14 B 15 C 16 D 17 D 18 B 19 D 20 A

21 C 22 B 23 C

Bài: THUỐC CHỐNG LAO, PHONG – SỐT RÉT

1S 2S 3Đ 4S 5Đ 6Đ 7S 8Đ 9Đ 10 S

11 C 12 A 13 C 14 A 15 B 16 B 17 C 18 C 19 A 20 C

Bài: HORMON VÀ CÁC CHẤT TƯƠNG TỰ

1S 2Đ 3Đ 4Đ 5S 6Đ 7S 8Đ 9S 10 S

11 S 12 Đ 13 B 14 B 15 D 16 B 17 D 18 C 19 D 20 C

21 B 22 C 23 D 24 D 25 B 26 D 27 D 28 C 29 D 30 D

133
Bài: VITAMIN VÀ THUỐC CHỐNG THIẾU MÁU

1S 2Đ 3Đ 4Đ 5S 6S 7S 8S 9S 10 Đ

11 S 12 Đ 13 Đ 14 S 15 S 16 C 17 C 18 C 19 D 20 D

21 D 22 C 23 B 24 C 25 A 26 C 27 D 28 C 29 D 30 D

31 D 32 D 33 C 34 D 35 A 36 D 37 B 38 D 39 B 40 B

41 B 42 D 43 D

Bài: THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU


DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

1S 2Đ 3S 4Đ 5S 6S 7Đ 8S 9Đ 10 Đ

11 Đ 12 Đ 13 S 14 S 15 S 16 C 17 B 18 C 19 C 20 B

21 C 22 B 23 D 24 B 25 C 26 C 27 B 28 D 29 C 30 D

31 A 32 B 33 C 34 B 35 B 36 C 37 C 38 D

Bài: THUỐC TẨY TRÙNG, KHỬ TRÙNG – VACXIN

1S 2Đ 3S 4S 5Đ 6S 7Đ 8Đ 9Đ 10 Đ

11 D 12 C 13 C 14 C 15 A 16 A 17 C 18 C 19 C 20 D

21 B 22 D 23 B 24 D

134
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Thuý, Tào Duy Cần (1995), Thuốc và biệt dược , NXB Y học.
2. PGS.TS Mai tất Tố và TS Vũ Thị Trâm (2001), Dược lý học, NXB Y học.
3. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Dược lý học lâm sàng, NXB Y học.
4. Trần Đức Hậu (1995) – Hóa dược – tập I, II - NXB Y học,.
5. Mai Phương Mai (1997), Dược lý học tập I, II, NXB Y học
6. Mai Tất Tố - Vũ Thị Trâm (1995), Dược lý Học tập I, II, NXB Y học
7. Hoàng Kim Huyền (1995), Dược lâm sàng, NXB Y học

135

You might also like