You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC – BỘ MÔN BÀO CHẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP – THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL


ĐỢT THỰC TẬP:2 NHÓM THỰC TẬP: 4 – TIỂU NHÓM: 7
BUỔI THỰC TẬP: CHIỀU THỨ 5 LỚP: DCQ2015 – NIÊN KHÓA: 2015 – 2020

Thành viên TN7:


Đỗ Thị Tuyết Nga Đỗ Hoàng Lộc
Vũ Thị Mai Linh Lâm Thị Mỹ Lệ
Bùi Nguyễn Huyền Linh Hoàng Đức Duy
THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL
Công thức:
Cloramphenicol 0,8 – 1,0g
Hệ đệm pH phù hợp
NaCl vừa đủ
Dung dịch Nipagin M 20% 0,5 ml
Nước cất pha tiêm vừa đủ 200ml

I. Mục tiêu
- Khảo sát được độ tan của Cloramphenicol trong từng loại hệ đệm ở các pH khác nhau.
- Tính toán được lượng chất đẳng trương cần dùng.
- Khảo sát được dự ảnh hưởng của nhiệt độ pha chế và ánh sáng đến độ ổn định của
Cloramphenicol.
- Thực hành được các giai đoạn bào chế của thuốc nhỏ mắt quy mô phòng thí nghiệm.
II. Kiến thức tự chuẩn bị
1. Tính chất lý hóa của nguyên liệu của cloramphenicol, cloramphenicol palmitat,
cloramphenicol succinat
- Cloramphenicol: Bột kết tinh màu trắng , tráng xám hoặc vàng hay tinh thể hình kim
hoặc phiến dài. Khó tan trong nước (nồng độ bão hòa 0,25%), dễ tan trong ethanol 96%,
trong propylen glycol, nước nóng, pH kiềm. Phân hủy ở 80 độ C, pH quá kiềm.
- Cloramphenicol palmitat: Bột mịn màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan
trong nước, dễ tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96%, rất khó tan N-hexan. Khoảng
nóng chảy 87 – 95 độ C.
- Cloramphenicol succinat: Bột màu trắng hoặc trắng hơi vàng, hút ẩm. Rất tan trong nước,
dễ tan trong ethanol 96%. Vô khuẩn ở 15 – 25 độ C.
2. Một số công thức nhỏ mắt trên thị trường
Chlorex eye drops
Cloramphenicol 0.5% w/v
Boric acid 1.5% w/v
Borax 0.3% w/v
Phenyl mercuric nitrate 0.002% w/v
3. Vai trò của hệ đệm trong thuốc nhỏ mắt cloramphenicol
- Ổn định hoạt chất, kéo dài tuổi thọ thuốc.
- Giúp hoạt chất dễ tan.
- Không gây kích ứng mắt.
III. Quy trình thực hiện
1. Khảo sát sự ảnh hưởng của hệ đệm đến độ tan và độ ổn định của cloramphenicol
a. Hệ đệm Palitzsch

- Bước 1: Dựa vào tỷ lệ phối hợp của 2 dung dịch Acid boric và Natri borat, tiến hành tính
toán khối lượng 2 chất trên cần dùng để pha 250ml dung dịch đệm có pH lần lượt 6.8 ,
7.2 , 7.6.
- Bước 2: Cân các chất theo khối lượng đã tính toán (cân trên giấy cân). Trước khi cân cần
kiểm tra cân, đặt miếng lót cân và giấy cân, sau đó bấm Tare.
- Bước 3: Pha dung dịch đệm vào 3 becher 250ml, mỗi becher tương ứng với một pH.
Trình tự pha như sau: hòa tan acid boric vào 200ml nước nóng, thêm natri borat vào,
khuấy tan hoàn toàn. Để nguội, chuyển toàn bộ lượng này vào ống đong, bổ sung nước
cất đến vạch 250ml. Rót trở lại becher.
- Bước 4: Xác định pH của 3 dung dịch đệm bằng máy đo pH. Ghi nhận pH thực tế của
dung dịch đệm. Sai số cho phép là 10% so với pH lý thuyết.
- Bước 5: Nếu pH thực tế vượt quá khoảng cho phép, tiến hành hiệu chỉnh bằng dung dịch
HCl 0,1N. Ghi nhận pH sau hiệu chỉnh và số ml dung dịch HCl đã sử dụng.
- Bước 6: dùng ống đong lấy 100ml mỗi dung dịch đệm vào becher 100ml. Cân 0,5g
cloramphenicol (tương ứng nồng độ 0,5%) cho vào dung dịch đệm. Bỏ cá khuấy từ vào
và đặt lên máy khuấy trong vòng 1 giờ. Quan sát màu sắc, độ trong của dung dịch, sự tồn
tại của tinh thể cloramphenicol chưa tan, ghi nhận kết quả.
b. Hệ đệm Sorensen

- Bước 1: Dựa vào tỷ lệ phối hợp của 2 dung dịch mononatri phosphat và Dinatri
phosphat, tiến hành tính toán khối lượng 2 chất trên cần dùng để pha 250ml dung dịch
đệm có pH lần lượt 6.8 , 7.2 , 7.6.
- Bước 2: Cân các chất theo khối lượng đã tính toán (cân trên giấy cân). Trước khi cân cần
kiểm tra cân, đặt miếng lót cân và giấy cân, sau đó bấm Tare.
- Bước 3: Pha dung dịch đệm vào 3 becher 250ml, mỗi becher tương ứng với một pH.
Trình tự pha như sau: hòa tan mononatri phosphat và Dinatri phosphat vào 200ml nước
cất. Chuyển toàn bộ lượng này vào ống đong, bổ sung nước cất đến vạch 250ml. Rót trở
lại becher.
- Bước 4: Xác định pH của 3 dung dịch đệm bằng máy đo pH. Ghi nhận pH thực tế của
dung dịch đệm. Sai số cho phép là 10% so với pH lý thuyết.
- Bước 5: Nếu pH thực tế vượt quá khoảng cho phép, tiến hành hiệu chỉnh bằng dung dịch
HCl 0,1N. Ghi nhận pH sau hiệu chỉnh và số ml dung dịch HCl đã sử dụng.
- Bước 6: dùng ống đong lấy 100ml mỗi dung dịch đệm vào becher 100ml. Cân 0,5g
cloramphenicol (tương ứng nồng độ 0,5%) cho vào dung dịch đệm. Bỏ cá khuấy từ vào
và đặt lên máy khuấy trong vòng 1 giờ. Quan sát màu sắc, độ trong của dung dịch, sự tồn
tại của tinh thể cloramphenicol chưa tan, ghi nhận kết quả.
2. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ pha chế và ánh sáng đến độ ổn định của
cloramphenicol
Công thức
Cloramphenicol 1,0g
Natri clorid 0,3g
Natri borat 0,46g
Dung dịch Nipagin M 20% 0,5ml
Nước cất pha tiêm vừa đủ 200ml
- Bước 1: Cân cloramphenicol, natri borat, acd boric theo công thức trên giấy cân. Trước
khi cân kiểm tra cân, đặt miếng lót cân, giấy cân và bấm tare.
- Bước 2: Pha dung dịch vào 3 bercher 250ml, trình tự pha chế như sau: hòa tan acid boric
vào 160ml nước cất và đun nóng cho tan hoàn toàn. Nhấc ra khỏi bếp, lấy 0,5ml dung
dịch Nipagin M 20% bằng pipet vào, khuấy đều. Hòa tan tiếp natri clorid và natri borat,
khuấy đều.
- Bước 3: Gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết, mỗi becher tương ứng một nhiệt độ ( 50, 60 , 70
độ C). Thêm cloramphenicol vào, khuấy cho tan, giữ nhiệt độ ổn định trong suốt quá
trình hòa tan.
- Bước 4: Để nguội, chuyển qua ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ 200ml.
- Bước 5: Mỗi một becher lọc theo trình tự sau: giấy lọc xếp nếp, phễu thủy tinh xốp, màng
lọc Milipore 0,22 µm trực tiếp vào 3 chai thuốc nhỏ mắt, mỗi chai 10ml.
- Bước 6: Đóng nút nhỏ giọt, đóng nắp, dán nhãn.
IV.Kết quả và nhận xét
Bảng 1: kết quả tính toán để pha chế các dung dịch đệm – hệ đệm Palitzsch:

pH Khối lượng Khối lượng natri pH thực pH hiệu Số ml dung


acid boric borat (gam) tế chỉnh dịch HCl hiệu
(gam) chỉnh (ml)

6.8 3.01 0.14 6.93 6.77 1.8


7.2 2.95 0.24 7.27 7.17 1.7
7.6 2.64 0.72 7.68 7.62 5
Bảng 2: Kết quả tính toán để pha chế các dung dịch đệm – hệ đệm Sorensen:

pH KL mononatri KL dinatri pH thực tế pH hiệu Số ml dung dịch


phosphat (gam) phosphat (gam) chỉnh hiệu chỉnh (ml)
6.8 2.93 6.71
7.2 1.76 9.40
7.6 0.82 11.55

Bảng 3: Độ ổn định của cloramphenicol trong các hệ đệm:

Nồng độ cloramphenicol 0.5% Kết quả quan sát


pH 6.8 7.2 7.6
Lượng Hệ đệm + + -
tinh thể Palitsch
Hệ đệm + + +
Sorense
Điều kiện lưu mẫu Tránh Không Tránh Không Tránh Không
sáng tránh sáng tránh sáng tránh
sáng sáng sáng
Sau 7
Hệ đệm + + -
ngàyPalitsch
Hệ đệm + + +
Sorense
Màu sắc Ban Hệ đệm - - -
đầu Palitsch
Hệ đệm - - -
Sorense
Điều kiệ lưu mẫu Tránh Không Tránh Không Tránh Không
sáng tránh sáng tránh sáng tránh
sáng sáng sáng
Sau 7 Hệ đệm - - -
ngày Palitsch
Hệ đệm - - -
Sorense

- Lượng tinh thể: +: có - : không


- Màu sắc: ++: vàng đậm +: vàng nhạt -: không màu
Bảng 4: Độ ổn định của cloramphenicol ở các nhiệt độ pha chế
Nồng độ chloramphenicol 0.5% Kết quả quan sát
Nhiệt độ pha chế 50 độ C 60 độ C 70 độ C
Ban đầu Độ trong - - -

Màu sắc - - -
Tránh Độ trong - - -
ánh
Màu sắc - + +
sáng
Sau 7 ngày
Không Độ trong
tránh
sáng Màu sắc

Ghi chú:
Độ trong: +++: Đục ++: Mờ +: trong mờ -:trong
Màu sắc: ++: vàng đậm +:vàng nhạt -:không màu
Nhận xét:
- Chloramphenicol tan tốt hơn và ổn định hơn trong hệ đệm Palitzsch so với hệ đệm
Sorensen. Trong hệ đệm Palitzsch, Chloramphenicol tan tốt nhất ở pH 7,6. điều này phù
hợp với tính chất tan tốt ở môi trường hơi kiềm.
- Sau 7 ngày, ở pH 7,6 dung dịch Chloramphenicol bị đổi màu. Tại pH 6,8
Chloramphenicol ổn định nhất (không đổi màu sau 7 ngày). Điều này phù hợp với tính
chất Chloramphenicol dễ phân hủy ở môi trường kiềm.
Kết luận:
Chọn hệ đệm Palitzsch trong công thức pha chế thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol.
Thực tế trong khảo sát chọn pH 6,8 giúp vừa hòa tan vừa ổn định hoạt chất nhất nhưng
không phù hợp với khoảng pH thuốc nhỏ mắt, cần khảo sát thêm.

You might also like