You are on page 1of 3

KIỂM ĐỊNH INH

1) INH = Isoniazid = Isonicotinoyl hydrazin


INH tập trung đáng kể ở não, phổi, khuếch tán tốt vào bã đậu
2) Lưỡng tính:
- Base: N amin (mạnh hơn) và N của vòng (amid)
- Acid: H của NH (N liên hợp với C=O => H linh động)
3) Phản ứng tạo phức với natri nitroprussiat:
Nhóm chức tham gia phản ứng: amin bậc 2 (H tại vị trí này linh động do N tham gia liên hợp
với nhóm chức C=O)
Vai trò của NaOH: tạo môi trường kiềm để INH tách proton và tạo thành dạng phân cực để phản
ứng với nhóm nitroso của natri nitroprussiat
4) Phản ứng tạo tủa với CuSO4:
- Nhóm chức tham gia phản ứng: amin bậc 2. INH có sự hỗ biến (O=C-NH <-> HO-C=N) tạo ra
phức chất giữa Cu2+ và nhóm hydrazid. Phản ứng này có 3 quá trình: tạo phức , tạo tủa xanh, và tạo
tủa đỏ Cu2O (lúc này nhóm hydrazid đã chuyển thành acid carboxylic)
- Loại phản ứng: khi chưa đun: tạo phức; đun: oxy hóa – khử

5) Phản ứng tạo tủa với vanillin:


- Amin bậc 1 của INH với andehyd của vanilin. Tạo sản phẩm tên ftivazid
- Trong các phản ứng định tính, phản ứng nào đặc hiệu để phát hiện ra INH? Phản ứng với
vanilin, vì tạo ra sản phẩm ftivazid, sản phẩm này đem đi đo nhiệt độ nóng chảy sẽ xác định
được chất ban đầu là INH, do ftivazid có nhiệt độ nóng chảy xác định là 228-230 độ C
6) Phản ứng thử pH:
- Cân chính xác 2,5 g chế phẩm: 5% dung dịch. Vì định mức có 1 vạch nên muốn chính xác 5%
thì phải cân chính xác
- Sử dụng nước đun sôi: để loại CO2 tránh dung dịch có tính acid yếu
- Để nguội: tránh sai số vì:
+ Dùng bình định mức đo nước nóng => sai thể tích vì nở dụng cụ
+ Tránh phân hủy INH (isoniazid => isonicotinic acid + hydrazin) cũng ảnh hưởng pH

7) Thử tinh khiết: hydrazin và tạp chất liên quan:


- Tại sao phải kiểm tạp chất hydrazine: Quy trình điều chế theo phương pháp Mayer - Maly
(SGK / 129) có sử dụng N2H4 => cần kiểm tạp N2H4
- Để kiểm tra các tạp chất có cấu trúc liên quan hoặc gần giống với INH (có thể xuất hiện trong quá
trình điều chế)
- Phương pháp SKLM: định tính, thử tinh khiết
- Dung môi khai triển: nước – aceton – methanol – ethyl acetat (1:2:2:5): độc => lấy trong tủ hood và
đổ vào bình thu hồi
- Trong mẫu đối chiếu, lấy chính chất thử làm tạp liên quan (0.2 ml chất thử), tại sao? 0,2ml
đó đóng vai trò là tạp chuẩn để đối chiếu với các tạp liên quan không phải hydrazin
- Nguyên tắc đo UV: sự tắt quang. Bản mỏng phát quang khi soi UV, khi có tạp => chỗ có tạp
tắt quang (vì nó có nối đôi => hấp thu quang)
- Giới hạn: hydrazin 0,05%; tạp liên quan (những chất có nối đôi, nhóm mang màu) 0,2%
- Không phun PDAB trước khi soi UV vì PDAB hấp thu ánh sáng ở bước sóng 254 nm => che
màu các vết tạp liên quan => bản sắc ký phát quang dưới 254nm => không nhìn thấy vết
PADB chỉ cho màu với INH và hydrazin
- Soi UV nhìn ít nhất được mấy chất? Nhìn thấy ít nhất là 1 chất INH ở chuẩn và thử, nếu mẫu
thử có tạp chất liên quan với hydrazin thì sẽ nhìn thấy (mấy chỗ nó tắt quang)

8) Định lượng:
- Nguyên tắc: oxy hóa – khử
- Cơ chế mất màu của đỏ methyl: Br2 gắn với đỏ methyl

9) Nhược điểm của pp Định lượng INH trong bài? Không đặc hiệu cho INH vì phải qua trung
gian là hydrazin, phép định lượng này chỉ có ý nghĩa khi giới hạn hydrazin và các tạp chất liên
quan trong khoảng cho phép. Ngoài ra còn có thể do iod dễ thăng hoa, bước cho hồ tinh bột cần
chính xác, bước cho HCl cần chậm để tránh kéo theo iod thăng hoa bay theo....

10) Đề nghị các phương pháp định lượng khác: đo UV (dựa vào vòng thơm, biết được bước
sóng của nó này kia), định lượng acid bazo (dựa vào tính lưỡng tính) ; oxy hóa khử (dựa vào
nhóm chức, trong bài là đang xài pp này, ngoài ra có thể dùng Br2); định lượng bằng môi trường
khan do trong cấu trúc có nito
ĐIỀU CHẾ VÀ KIỂM ĐỊNH NƯỚC JAVEL

You might also like