You are on page 1of 4

Họ và tên: 1.

Hoàng Ngọc Thịnh Lớp: DCQ2018C


2. Trần Lai Huy Thịnh Nhóm TT: 27 – CT2
3. Nguyễn Thị Mai Thư Tiểu nhóm: 2
4. Sixanamoungkhoun Thevy Ngày TT: 19/10/2020

 
BÁO CÁO THỰC TẬP BÀO CHẾ 1
BÀI 3: THUỐC TIÊM DICLOFENAC NATRI 25 mg/mL
1. Công thức pha chế 
Diclofenac natri 5.0 g 
Benzyl alcohol 8.0 g 
Propylen glycol 40.0 g
NaOH 0.08 g ~ pH 8-9 
Natri metabisulfit 0.6 g 
Natri EDTA 0.06 g 
Khí N2 vđ 
Nước cát pha tiêm  vđ 200 mL 

2. Pha chế - Kết quả - Nhận xét:

Các bước pha chế: 
- Bước 1: Cân, đong nguyên phụ liê ̣u, dung môi. 
- Bước 2: Hòa tan các nguyên liê ̣u tạo dung dịch, theo thứ tự:  
+ Phối hợp Benzyl alcohol và propylene glycol, khuấy đều. 
+ Thêm Diclofenac natri, khuấy đều.  
+ Thêm 20 mL dung dịch NaOH vào, khuấy đều. 
 Bình 1, 2: Thêm từ từ 30 mL dung dịch đã hòa tan Natri metabisulfit và
Natri EDTA, khuấy cho tan. Thêm nước cất pha tiêm đủ thể tích.  
 Bình 3, 4: chỉ thêm nước cất pha tiêm, không thêm các chất chống oxi hóa.
-Bước 3: Lọc chân không qua màng lọc 0,45 μm. Điều chỉnh áp suất hợp lý tránh
tạo vi bọt khí bền. 
- Bước 4: Sục khí N2
 Bình 1, 3 sục khí N2 trong 10 phút để loại khí CO2 và O2  hòa tan rồi đóng
vào 10 ống tiêm, mỗi ống 3mL.
 Bình 2, 4 không sục khí N2
- Bước 5: Sục khí N2 vào mỗi ống (đối với các ống từ bình 1,3) trong 1 phút trước
khi đem đi hàn. Hấp tiệt trùng ở 121oC/15 phút ở áp suất 1.5 BAR. 
- Bước 6: Kiểm tra đô ̣ kín của ống trong Xanh Methylen và đô ̣ trong của ống bằng 
phương pháp soi trong trên nền đen. 
3. So sánh độ trong và đô ̣ ổn định của Diclofenac giữa có và không có khí N2, chất
chống oxy hóa

Có sục khí N2 Không sục khí N2


Có chất chống oxy hóa Dung dịch trong suốt Dung dịch hơi ngả vàng
nhạt
Không có chất chống oxy Dung dịch ngả màu vàng Dung dịch có màu cam
hóa cam

Hình ảnh mình họa: (ống 1,2,3,4 xếp theo thứ tự từ phải sang trái)

4 3 2 1

Nhận xét: Khí N2 được sục vào có khả năng loại bỏ khí CO2 và O2 hòa tan có trong
dung dịch, cùng với các chất chống oxy hóa( natri metabisulfit và natri EDTA)
nhằm bảo vệ hoạt chất trước những tác nhân oxy hóa. Vì vậy thiếu một trong hai
yếu tố đều khiến dung dịch ống tiêm chuyển màu sau khi hấp tiệt trùng ( do hoạt
chất đã bị biến đổi).
 
4. Tính chất sản phẩm và bảo quản ( Bình số 2) 

 Dung dịch thuốc tiêm diclofenac natri trong suốt, màu vàng nhạt được đóng
vào ống thủy tinh trung tính dung tích 3mL, không màu, trong suốt. 
 Bảo quản nơi mát (<30°C, tránh ánh sáng trực tiếp). 
 
5. Trả lời câu hỏi lượng giá 

1. Trình bày các giai đoạn bào chế thuốc tiêm quy mô phòng thí nghiệm?  
Sơ đồ? 
Trả lời: Các giai đoạn bào chế thuốc tiêm quy mô phòng thí nghiê ̣m:  
(Áp dụng cho thuốc tiêm dạng dung dịch, thuốc tiêm dạng hỗn dịch/nhũ
tương phải được thực hiê ̣n pha chế trong điều kiê ̣n vô khuẩn và không lọc tiê ̣t
trùng, còn với các thuốc tiêm không bền với nhiệt chỉ pha chế trong điều kiện vô
khuẩn và dùng màng lọc, không xử lý bằng nhiệt để tiệt trùng và loại bỏ chí
nhiệt tố.) 
 Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liê ̣u và dung môi. 
 Bước 2: Pha chế: hòa tan các nguyên phụ liê ̣u, điều chỉnh pH, thể tích
thích hợp.
 Bước 3: Lọc trong (màng lọc 0.45 μm). 
 Bước 4: Đóng chai: Đuổi khí và đóng hàn ống. 
 Bước 5: Tiê ̣t trùng. 
 Bước 6: Kiểm tra đô ̣ kín và đô ̣ trong của chế phẩm. 
 Bước 7: In nhãn, đóng hộp, bảo quản.

Sơ đồ:

2. Đối với thuốc tiêm sử dụng dung môi là nước, tại sao trước khi sử dụng,
thường đun nóng nước khoảng 80 – 90oC sau đó để nguội rồi mới pha chế? 
Trả lời: Thuốc tiêm sử dụng dung môi là nước, trước khi sử dụng, đun nóng
nước khoảng 80 - 90oC để đuổi khí hòa tan (CO2, O2) trong nước, sau đó để
nguô ̣i rồi mới pha chế để đảm bảo đong đúng thể tích và không ảnh hưởng
đến tá dược (nếu cần). Trong một số trường hợp, tá dược, hoạt chất ổn định, hòa
tan thuận lợi hơn trong nhiệt độ cao vẫn có thể sử dụng nước nóng để pha chế
rồi để nguội, đong đúng thể tích. 

3. Từ kết quả thực nghiệm, đề xuất qui trình sản xuất (vẽ sơ đồ đầy đủ các
công đoạn) pha chế thuốc tiêm diclofenac natri 25 mg/mL qui mô 30000
ống. 
Tính toán:   
30000 ống - 1 ống 3 ml => ΣV = 90000 mL= 90 L 
Tính thêm hao hụt 10% trong quá trình sản xuất:  
30000× 3
mDiclofenac natri = 5 × 200
× 1,1 = 2475 (g)  
30000 ×3
mBenzyl alcol = 8 × 200 × 1,1 = 3960 (g)  
30000 ×3
mPropylen glycol = 40 × 200 ×1,1 = 19800 (g)  
30000 ×3
mNaOH = 0,08 × 200 × 1,1 = 39.60 (g)  
30000 ×3
mNatri metabisulfit = 0,6 × 200 ×1,1 = 297 (g)  
30000 ×3
mNatri EDTA = 0,06 × 200 × 1,1 = 29.70 (g)  
VNước cất pha tiêm vừa đủ = 90 × 1,1 = 99 (l) 
Quy trình:   
Chuẩn bị nguyên liệu đã đạt tiêu chuẩn. Cân đong
nguyên phụ liệu, dung môi.
Kiểm tra/ kiểm soát chống nhầm lẫn,
Phối hợp bezyl alcohol và propylene glycol cùng với sai sót

60000 ml nước trong máy khuấy trộn.

Thêm diclifenac natri, khuấy đều

Thêm NaOH, khuấy đều

Thêm hỗn hợp chống oxi hóa natri metabisulfite và


natri EDTA

Thêm nước cất vừa đủ


Điều chỉnh, kiểm tra thể tích
Lọc trong

Phễu thủy tinh xốp (màng lọc ≤ 0,45μm)


Kiểm tra độ trong
Sục khí N2

Đóng vào đầu ống loe, hàn ống

You might also like