You are on page 1of 15

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 6 : KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU


CHỨA SAPONIN

Nhóm 3 - Tiểu nhóm 8


Họ Tên MSSV
Nguyễn Bão Anh H1700003
Ngô Tiến Dũng H1700204
Phạm Chí Thức H1700290
Huỳnh Tấn Phúc H1700260
I. KIỂM NGHIỆM VI HỌC
Quan sát BỘT CAM THẢO:

CẤU TỬ HÌNH ẢNH

Mảnh bần

Mảnh mô mềm chứa hạt


tinh bột, mảnh mạch mạng,
tinh thể calci oxalat.
CẤU TỬ HÌNH ẢNH

Hạt tinh bột

II. ĐỊNH TÍNH


2.1. ĐỊNH TÍNH : THỬ NGHIỆM TÍNH TẠO BỌT
2.1.1. ĐỊNH TÍNH TẠO BỌT
- Cho 1,0 g dược liệu (Cam thảo) vào bình nón 50 ml, thêm 20 ml cồn 70%, đun nhẹ trên cách
thủy trong 5 phút rồi lọc nóng qua bông.
- Cho dịch chiết vào chén sứ, bốc hơi dung môi trên cách thủy cho đến còn khoảng 5 ml. Hết
cồn, chỉ còn nước  Tạo bọt (vì cồn là chất phá bọt).
- Lấy 10 giọt dịch chiết đậm đặc này cho vào một ống nghiệm 1.6  16 cm có nắp đã có sẵn 10
ml nước cất.
- Đậy nắp ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều thẳng đứng của ống nghiệm trong 1 phút (30 lần
lắc) để yên ống nghiệm, quan sát lớp bọt.
- Kết quả: thời gian bọt bền 30 phút ( ++ ).
Sau 15 phút Sau 30 phút

Nhận xét:
- Bọt bền trong 30 phút  Cam thảo có saponin.
- Saponin tạo bọt bền khi lắc với nước là do cấu trúc có phần đường thân nước và phần aglycone
thân dầu  làm giảm sức căng bề mặt của nước  có tính diện hoạt, tạo bọt.

2.1.2. XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ BỌT


- Cân chính xác 1 g bột dược liệu (Cam thảo) cho vào một bình nón 250 ml, thêm 100 ml nước
cất sôi.
- Đun trên cách thủy trong 30 phút, lọc nóng qua bông vào một becher.
- Khi dịch lọc nguội thì nhẹ nhàng chuyển dịch lọc vào 1 bình định mức 100 ml, dùng nước cất
tráng becher rồi thêm vào bình định mức cho đủ 100 ml (dung dịch A).
- Lấy 10 ống nghiệm 1.6  16 cm, đánh số từ 1 đến 10. Cho vào mỗi ống nghiệm lần lượt 1, 2,
3…10 ml dung dịch A.
- Thêm nước cất cho mỗi ống nghiệm đủ 10 ml. Đậy nắp ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc
ống nghiệm trong 1 phút (30 lần lắc). Để yên ống nghiệm 15 phút và đo độ cao của cột bọt trong
các ống nghiệm.

Thứ tự ống từ trái sang phải (ống 10 đến 1)


Nhận xét:
- Từ ống 1 đến ống 10, nồng độ dd A tăng dần nên sự tạo bọt cũng tăng dần.
- Tất cả các ống nghiệm đều có cột bọt <1cm  chỉ số bọt của mẫu dược liệu <100.

2.2 ĐỊNH TÍNH : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC


2.2.1 PHẢN ỨNG LIERBERMANN – BURCHART.
- Cho vào ống nghiệm 0.5 g dược liệu, thêm 5 ml cồn 70%, đun cách thủy trong 5 phút. Lọc qua
bông vào một chén sứ, cô trên bếp cách thủy đến cắn thật khô, để nguội.
- Cho vào cắn 1 ml anhydride acetic và 1 ml CHCl3, khuấy kỹ cho tan. Lọc bằng pipet Pasteur
bịt bông, cho dịch lọc vào một ống nghiệm khô.
- Thêm từ từ theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric. Giữa 2 lớp chất lỏng có vòng
ngăn cách màu nâu đỏ, lớp dung dịch phía trên có màu vàng nâu sẫm hoặc xanh lá, xanh rêu…
Nhận xét:
- Saponin cũng là glycoside gồm phần aglycone và phần
đường nên sẽ dương tính với phản ứng Lierbermann –
Burchart (phản ứng đặc hiệu lên màu với các dẫn chất có
chứa nhân steroid, cơ chế của phản ứng là sự khử nước
của acid mạnh).
- Giữa 2 lớp chất lỏng có vòng ngăn cách nâu đỏ, lớp
dung dịch phía trên có màu vàng nâu sẫm.
 Phản ứng dương tính.

2.3 ĐỊNH TÍNH : SẮC KÝ LỚP MỎNG


- Bản mỏng: Silica gel GF254 tráng sẵn trên nền nhôm.
- Dung môi khai triển: Cloroform - methanol - n-hexane (7 : 1 : 2).
- Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether ethylic (TT), đun hồi lưu
trên cách thủy trong 1 giờ, gạn bỏ dịch ether. Thêm vào bã 1 ml acid hydrocloric (TT) và 20 ml
cloroform (TT), đun hổi lưu trong 1 giờ, để nguội, lọc lấy dịch chiết. Bốc hơi dịch chiết đến cắn,
thêm vào cắn 1 ml methanol (TT).
- Dung dịch Cam Thảo: 0,5g + 0,1ml acetol  đun cách thủy 1-2 phút.
Cách tiến hành:
- Bản mỏng: Chấm 3 vết (acid glycyrrhizic chuẩn, thử và cam thảo).
- Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong methanol (Chất hiện màu).
- Sấy ở 105oC trong 5 phút.
3,5
5

Chuẩn Thử Cam thảo

Rf = = 0,7
Nhận xét: Glycyrrhizin tồn tại dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizinic trong dược
liệu Cam Thảo. Dưới tác dụng của acid Hydrocloric, acid Glycyrrhizinic bị đẩy ra khỏi muối và
thủy phân tạo thành acid Glycyrrhetic.
- Dung dịch Cam Thảo: khi cho thủy phân với acetol 1ml thì vẫn chưa loại hết tạp chất, acid
Glycyrrhetic sinh ra ít  vết sắc ký hiện không rõ.
- Dung dịch Thử: đã được đun hồi lưu cách thủy với ether ethylic để loại chất béo và tạp chất,
thủy phân bằng acid HCl nên acid glycyrrhetic sinh ra nhiều và không lẫn tạp chất vết sắc ký
rõ nét hơn.
BÀI 9 : KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
CHỨA TANNIN
1. KIỂM NGHIỆM VI HỌC
Quan sát bột Ngũ bội Tử :

CẤU TỬ HÌNH ẢNH

Lông che chở


đa bào

Mảnh mô mềm

Mảnh mạch
vạch
Mảnh mạch
xoắn

Khối nhựa màu


vàng

II. ĐỊNH TÍNH.


1. CHIẾT XUẤT TANIN.
- Lấy 1 g dược liệu ( Lá Bàng) cho vào bình nón 50 ml, thêm 30 ml nước, đun trên bếp cách
thủy sôi 10 phút, lắc đều khi đun. Lọc nóng lấy dịch lọc trong.
- Lấy 1 g dược liệu ( Ngũ Bội Tử) cho vào bình nón 50 ml, thêm 30 ml nước, đun trên bếp cách
thủy sôi 10 phút, lắc đều khi đun. Lọc nóng lấy dịch lọc trong.
2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
2.1 Phản ứng với dung dịch protein.
- Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm vào 1 giọt thuốc thử gelatin muối. Phản ứng dương
tính nếu có tủa trắng đục.
Nhận xét :
- Phản ứng dương tính, dược liệu Ngũ Bội
Tử và lá Bàng đều có chứa Tannin.
- Gelatin là các polypeptid cao phân tử dẫn
xuất từ collagen, có cấu tạo từ 3 acid amin
(glycine, proline, hydroproline). Tannin
có nhiều cấu trúc gồm nhiều nhóm -OH
phenol.
- Khi cho Gelatin muối phản ứng với dịch
chiết, cấu trúc protein của gelatin hút
nước từ các phân tử tannin thông qua cơ
chế hấp phụ, tạo nhiều dây nối Hydro với
các mạch Polypeptid của protein, tạo
thành lớp vỏ Tannin không thân nước và
làm mất bề mặt thân nước của protein 
tạo phức Tannin-protein (kết tủa).

2.2 Phản ứng với kim loại nặng.


-Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml dịch chiết Ngũ Bội Tử.
Thêm vào lần lượt các thuốc thử :
+ Ống 1: 1 giọt thuốc thử FeCl3 1%
+ Ống 2: 1 giọt thuốc thử chì acetate 1%
+ Ống 3: 1 giọt thuốc thử đồng acetat 1% Quan sát mức độ tạo màu, tạo tủa các dịch chiết dược
liệu.
- Làm tương tự với dịch chiết Lá Bàng.
1 2 3 1 2 3

3 ống Ngũ Bội Tử 3 ống Lá Bàng

1. Đối với thuốc thử FeCl3 1%


- Ống nghiệm ngũ bội tử: chuyển từ màu vàng sang màu xanh đen, không tủa.
- Ống nghiệm lá bàng: chuyển từ màu vàng sang màu xanh rêu, không tủa.
2. Đối với thuốc thử Chì acetate 1%
- Ống nghiệm ngũ bội tử: chuyển từ màu vàng nhạt trong sang màu vàng đậm.
- Ống nghiệm lá bàng: chuyển từ màu vàng trong sang màu trắng ngà đục, có tủa.
3. Đối với thuốc tử Đồng acetate 1%
- Ống nghiệm ngũ bội tử: chuyển từ màu vàng nhạt trong sang màu cam nhạt.
- Ống nghiệm lá bàng: chuyển từ màu vàng trong sang màu nâu vàng đục, có tủa.

Nhận xét:
- Tannin là hợp chất polyphenol, khi gặp các muối kim loại nặng (sắt, chì, đồng …) sẽ tạo
các phức màu khó tan thay đồi tùy theo dược liệu khác nhau và bản chất của Ion kim loại.
- Cấu trúc Tannin càng có nhiều nhóm -OH phenol tự do thì màu của phức càng đậm.

2.3. ĐỊNH TÍNH PHÂN BIỆT 2 LOẠI TANNIN


Cho vào 3 ống nghiệm lớn (16 × 1,6 cm), mỗi ống 2 ml dịch chiết Ngũ Bội Tử. Thêm vào lần
lượt các thuốc thử:
 Ống 1: 1 giọt TT FeCl3 1%
 Ống 2: 1 ml TT Stiasny
Phản ứng với thuốc thử FeCl3 1%
- Ống nghiệm ngũ bội tử: chuyển từ màu vàng sang màu xanh đen.
- Ống nghiệm lá bàng: chuyển từ màu vàng sang màu xanh rêu.

Ngũ Bội Tử Lá Bàng

Phản ứng với thuốc thử Stiasny + đun cách thủy 10’
- Ống nghiệm ngũ bội tử : có xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch, dung dịch chuyển từ màu
vàng trong sang màu cam nhạt.
- Ống nghiêm lá bàng: không xuất hiện kết tủa, dung dịch chuyển màu từ vàng trong nhạt
sang màu vàng cam trong.
Ngũ Bội Tử Lá Bàng

Nhận xét:

Theo tính chất của Tannin:


Thuốc thử Tannin Tannin pyrocatechic
pyrogallic
FeCl3 1%  Xanh đen  Xanh rêu
Stiasny + đun cách thuỷ  không tủa  tủa vón đỏ gạch
10'

Theo quan sát thực nghiệm:


- Ngũ Bội Tử có màu xanh đen khi phản ứng với FeCl3 1% và có tủa vón đỏ gạch với Stiasny
(đun cách thủy 10’).
 Trong Ngũ bội tử có chứa cả Tannin pyrogallic và Tannin pyrocatechic.
- Lá Bàng có màu xanh rêu khi phản ứng với FeCl3 1% và không có tủa với Stiasny (đun cách
thủy 10’).
 Trong Lá Bàng có chứa Tannin pyrogallic.

You might also like