You are on page 1of 12

CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN BC&SDH 1

Câu 1: hãy so sánh sinh khả dụng của dạng siro thuốc so với dạng dd thuốc của cùng một
dược chất? giải thích vì sao?
 Sinh khả dụng của dạng dd thuốc sẽ cao hơn dạng siro thuốc vì:
- Dạng siro thuốc có chứa các chất làm tăng độ nhớt làm cản chở quá trinh hấp thu thuốc
dẫn đến sinh khả dụng của thuốc thấp hơn dạng dung dịch thuốc hay dung dịch dầu không
chứa các chất làm tang độ nhớt gây cản trở quá trình hấp thu thuốc như ở dạng siro thuốc
Câu 2: theo anh/chị thì tại sao thuốc nhỏ mắt cũng phải đạt tiêu chuẩn vô khuẩn
giống như thuốc tiêm?
 Vì mắt là một bộ phận rất quan trọng và có cấu tạo phức tạp, niêm mạc mắt rất mỏng dễ
bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và lan truyền do đó thuốc nhỏ mắt cần phải đảm bảo
đạt tiêu chuẩn giống như thuốc tiêm.

Câu 3: Cho công thức Cloramphenicol         

Anh/Chị hãy chỉ ra nhóm cấu trúc nào trong công thức trên dễ bị thủy phân trong dung
dịch? Hãy đề xuất 01 biện pháp khắc phục giúp làm tăng độ ổn định cho dung dịch thuốc?
- Cấu trúc amid dễ bị thủy phân nhất trong môi trường nước:

- Cách khắc phục hạn chế bị thủy phân:


+ Tạo một vùng pH ổn định nhất có thể: 7,0 – 7,5 (môi trường trung tính)
+ Sử dụng hệ đệmtạo pH: acid boric-borax là hệ đệm pH và hỗ trợ thêm tính sát khuẩn. hệ
đệm citric/citrat là hệ đệm pH giúp ức chế oxi hóa - khử
Câu 4: Anh/ Chị hãy cho biết những ứng dụng của Ethanol trong ngành công nghiệp sản
xuất thuốc hiện nay?
- Trong thực phẩm: làm rượu, bia, đồ uống để phụ vụ đời sống
- Trong công nghiệp dươc: sản phẩm sát khuẩn, chế phẩm y tế, chiết suất dược liệu

1
- Trong bào chế: dung môi trung gian hòa tan, bảo vệ chống lại sự nhiếm khuẩn vì cồn có
tính sát khuẩn cao
- Dung ngoài: gel sát khuẩn khô. Lưu ý: cồn 90 độ sẽ gây bỏng tiêu protein
Câu 5: Anh/Chị hãy trình bày phương pháp xác định độ cồn thực trong các sản phẩm Rượu
thuốc được bán trên thị trường hiện nay?    (Gợi ý : Tham khảo Dược điển Việt Nam V)

theo DĐVN V phụ lục 6.5 thì  phương pháp xác định độ cồn thực trong các sản phẩm Rượu thuốc
được bán trên thị trường hiện nay là

- Phương pháp dùng tỷ trọng kế: được đo bằng cồn kế với cách đo lau sạch tỷ trọng kế bằng
ethanol hoặc ether. Dùng đũa thủy tinh trộn đều chất lỏng cần xác định tỷ trọng. Đặt nhẹ nhàng tỷ
trọng kế vào chất lỏng đó sao cho tỷ trọng kế không chạm vào thành và đáy của dụng cụ đựng
chất thử. Chỉnh nhiệt độ tới 20 °C và khi tỷ trọng kế ổn định, đọc kết quả theo vòng khum dưới
của mức chất lỏng. Đối với chất lỏng không trong suốt, đọc theo vòng khum trên. Phương pháp
này cho kết quả với 2 hoặc 3 chữ số lẻ thập phân.

- Phương pháp dùng picnomet: bằng cách Cân chính xác picnomet rỗng, khô và sạch. Đổ vào
picnomet mẫu thử đã điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 20 °C, chú ý không để có bọt khí. Giữ
picnomet ở nhiệt độ 20 °C trong khoảng 30 min. Dùng một băng giấy lọc để thấm hết chất lỏng
thừa trên vạch mức, làm khô mặt ngoài của picnomet, cân rồi tính khối lượng chất lỏng chứa
trong picnomet. Tiếp đó đổ mẫu thử đi, rửa sạch picnomet, làm khô bằng cách tráng ethanol rồi
tráng aceton, thổi không khí nén hoặc không khí nóng đuổi hết hơi aceton, sau đó xác đinh khối
lượng nước cất chứa trong picnomet ở nhiệt độ 20 °C như làm với mẫu thử. Tỷ số giữa khối lượng
mẫu thử và khối lượng nước cất thu được là tỷ trọng  d2020 cần xác định. Phương pháp này cho
kết quả với 4 chữ số lẻ thập phân.
Câu 6: Theo Anh/ Chị thì các yếu tố  nào có tính quyết định đến chất lượng của 1 hỗn dịch
thuốc được bào chế theo Phương pháp ngưng kết? 

 yếu tố  nào có tính quyết định đến chất lượng của 1 hỗn dịch thuốc được bào chế
theo Phương pháp ngưng kết đó là dẫn chất (dung môi hòa tan)

vì phương pháp này thường được áp dụng để điều chế các hỗn dịch thuốc mà chỉ trong quá trình
điều chế được chất rắn ở dạng tiểu phân phân tán giống chất dẫn (dung môi hòa tan) mới tạo ra
dưới dạng kết tủa khi pha chế thay đổi dung môi hoặc phản ứng trao đổi ion với nhau tạo ra chất
mới không hoà tan trong chất dẫn. Hoặc điều chế hỗn dịch dược chất rắn không tan trong chất dẫn
nhưng lại dễ tan trong dung môi trơ khác

CÂU HỎI GIÁO TRÌNH

2
BUỔI 1: SIRO IODOTANIC
Câu 1: có mấy phương pháp điều chế siro, ưu nhược điểm của 2 phương pháp?
Có 2 phương pháp điều chế siro: phương pháp nóng (hòa tan ở nhiệt độ sôi) và phương pháp
nguội
- Phương pháp nóng:
+ Ưu điểm: điều chế nhanh, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn
+ Nhược điểm: bị caramen hóa có màu hơi vàng, tạo ra đường đơn
- Phương pháp nguội:
+ Ưu điểm: siro thu được không màu, không tạo ra đường đơn
+ Nhược điểm: thời gian tan lâu, dễ bị nhiễm khuẩn
Câu 2: có mấy phương pháp kỹ thuật điều chế siro? Phương pháp nào được sử dụng trong
công nghiệp?
Có 2 phương pháp kỹ thuật điều chế siro là: Phương pháp hòa tan dược chất (dung dịch dược
chất) vào siro đơn, hòa tan bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất.
- Phương pháp hòa tan dược chất hoặc dung dịch dược chất vào siro đơn được sử dụng
nhiều trong công nghiệp vì phương pháp này khi sử dụng các dược chất dễ tan (nếu khó
tan thì phải pha trước trong dung môi thích hợp) hoặc bán thành phẩm sau đó mới hòa tan
siro bằng nhiệt độ.
- Phương pháp hòa tan bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất là sử dụng dược
chất không có sẵn, ta phải chiết từ dược liệu rồi thêm đường vào theo tỷ lệ siro cần điều
chế theo phương pháp nguội.
Phương pháp hòa tan dược chất hoặc dung dịch dược chất vào siro đơn được được sử dung
nhiều trong công nghiệp vì quá trình bào chế ít tốn thời gian cho quá trình hòa tan (có sử dụng
nhiệt độ) mà vẫn đem lại hiệu quả tốt, công nghiệp hóa dễ dàng hơn, quá trình thực hiện có
thể khử trùng không bị nhiễm khuẩn đặc biệt là phương pháp này rất dễ kiểm soát được nồng
độ đường. Còn phương pháp thứ 2 rất ít sử dụng vì tồn nhiều thời gian (hòa tan nguội), khó
kiểm soát được nồng độ đường, quá trình thao tác lâu mà không hòa tan được đường nữa sẽ
gặp rủi ro về mặt công nghiệp nếu nồng độ đường vượt quá ngưỡng trong siro dẫn đến quá
trình kết tinh của đường, khi dung dịch đã kết tinh lại rồi cho dù chúng ta có đem đi hòa tan
bằng nhiệt độ thì khi để nguội một thời gian vẫn thấy hiện tượng kết tinh lại, rất khó để điều
chỉnh.
Câu 3: Nêu vai trò, đặc điểm, tính chất thành phần trong công thức điều chế siro iodotanic?
- Iod:
+ Vai trò: iod là dược chất dùng để điều trị ngăn ngừa triệu chứng thiếu iod như trị bệnh
biếu cổ và giải độc alkaloid, sát khuẩn, khử trừng,….
+ Đặc điểm: háo nước, ít tan trong nước, có tính thăng hoa, dễ bị oxy hóa
+ Tính chất: Iod là chất rắn màu xám, có vẻ sáng kim loại. có hiện tượng đặc trưng là hiện
tượng thăng hoa. Iod ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Iod cũng là chất

3
oxy hóa mạnh, nhưng kém hơn Clo và Brom. Trong phản ứng tạo màu iod tạo thành hợp
chất màu xanh với hồ tinh bột
- Tannin:
+ Vai trò: là chất trợ tan choi od
+ Đặc điểm: dễ tan trong nước, hầu như không tan được ytong dung môi hữu cơ
+ Tính chất: là bột vô dịnh hình, màu vàng ngà đến nâu sáng, không mùi, có vị chat, gây
săn se niêm mạc, kích ứng niêm mạc dạ dày nên uống khi no, không để bụng đói. Ta
được trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton, hầu như không tan được trong các
dung môi hữu cơ
- Glucose:
+ Vai trò: là chất tạo vị, tăng độ nhớt
+ Đặc điểm: tan tốt trong nước, tan nhanh trong nhiệt độ nóng
+ Tính chất: là chất kết tinh, không màu, nóng chảy từ 146 độ C ( dạng alpha) và 150 độ
C (dạng beta), có vị ngọt
- Nước
+ Vai trò: dung môi hòa tan các chất
+ Đặc điểm: giúp pha loãng, là môi trường hòa tan của rất nhiều chất
+ Tính chất: là chất lỏng không màu, mùi, vị. nhiệt độ sôi ở 100 độ C, hóa rắn ở 0 độ C
Câu 4: giải thích phản ứng tannin và iod?

- Vì iod rất khó tan lên cúng ta sẽ sử dụng tannin làm chất trợ tan, giúp cho iod liên kết trên
bề mặt tannin là cho iod có thể hòa tan được nhằm tạo phức iodotanic tạo ra được sản
phẩm
Câu 5: kiểm soát chỉ tiêu chất lượng gì trong siro thuốc?
- Nồng độ dược chất
- Tỷ trọng
- Độ nhiễm khuẩn (giới hạn nhiễm khuẩn)
- pH
- Tổng quan
- Định tính/ định lượng
- Thể tích
Câu 6: phương pháp tỷ trọng siro:
- Độ phù kế baumé
- Tỷ trọng kế
Câu 7: công thức tỷ trọng nồng độ đường:
ax d 2 ( d 1−d )
X=
d 1 x ( d −d 2 )

4
Trong đó:
X : lượng nước cần them (g)
d1 : tỷ trọng của siro cần pha loãng
d : tỷ trọng cần đạt đến
d2 : tỷ trọng dung môi pha loãng (d2 =1 nếu là nước)
a : lượng siro cần pha loãng (g)
BUỔI 2: THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT 0,5%
Câu hỏi giáo trình:
Câu 1: các phản ứng xảy ra của kẽm sulfat trong nước và cách khắc phục
Kẽm sulfat trong nước sẽ xảy ra phản ứng có nồng độ pH khác nhau khi them acid boric
để đẳng trương ở pH= 4,5 = 5,5 thì:
+ nếu đo pH < 4,5 phải thêm từng giọt NaOH để pH tăng tới nồng độ đẳng trương
+ nếu đo pH > 5,5 phải thêm từng giọt HCl để pH giảm tới nồng độ đẳng trương
Câu 2: nêu tính chất vai trò của acid borid và các chất có thể thay thể acid boric
- Acid boric:
+ tính chất: tinh thể không màu hoặc bột màu trắng, tan tốt trong nước nóng
+ vai trò: là chất đẳng trương, có tính sát khuẩn và kháng nấm
- Chất thay thế NaCl
3. Nước cất trong công thức trên không thể được thay thế bằng nước RO vì mắt là một bộ
phân rất quan trọng và có cấy trúc phức tạp nên dung môi sử dụng trong các thuốc nhỏ mắt là
nước cất pha tiêm đạt chuẩn DĐVN, phải vô khuẩn, tiệt trùng và không chứa bất cứ vi khuẩn, tạp
chất nào ảnh hưởng đến hoạt chất, pH của thuốc nhỏ mắt.

Câu hỏi trên lớn của giảng viên:


Câu 1. Nêu tính chất, vai trò của từng thành phần trong công thức
- Tính chất:
+ Kẽm sulfat: ZnSO4.7H2O. phải chứa từ 99,0% đến 104,0% là bột kết tinh trắng hoặc

tinh thể trong suốt không màu, không mùi, không vị, dễ thăng hoa khi ở ngoài không khí

khô tan tốt trong nước, tan trong glycerin, thực tế không tan trong ethanol 96%. Dung

dịch chứa 2,5g Kẽm Sulfat trong vừa đủ 50ml nước pH nước có từ 4,4 -5,6

+ Acid boric (H3BO4): tinh thể không màu hoặc bột màu trắng, tan tốt trong nước nóng.
+ Nipagin M: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, dễ tan trong cồn
- Vai trò:
+ Kẽm sulfat: Thành phần hoạt chất chính, có tác dụng sát khuẩn, săn se
+ Acid boric: Chất đẳng trương, có tính sát khuẩn và kháng nấm nhẹ
+ Dung dịch Nipagin M: Chất bảo quản
+ Nước cất: Dung môi hòa tan

5
Câu 2. Tại sao phải để nguội hẳn thì mới cho kẽm sulfat vào?
Khi dung dịch nguội hoàn toàn mới hòa tan kẽm sulfat vào vì kẽm sulfat tan tốt trong
nước, nếu nước nóng thì kẽm sulfat có thể sẽ bị bão hòa.
Câu 3. Tại sao hòa tan acid boric và Nipagin M 20% trong nước nóng?
Phải hòa tan acid boric và Nipagin M 20% trong nước nóng vì acid boric và nipagin M là
tan tốt trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh.
Câu 5: Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat?
- Dung dịch trong suốt, không màu, dễ bị đục nếu đựng trong chai thủy tinh kiềm
- Hàm lượng: Kẽm sulfat đạt 95,0% đến 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn
- pH: 4,5 – 5,5
- Giới hạn cho phép thể tích: +10%
- Các chỉ tiêu khsc: theo DĐVN V
Câu 9: Thuốc tiêm nhược trương hoặc ưu trương khi tiêm vào sẽ có nguy cơ gì?
Đặc điểm khi thuốc được tiêm vào cơ thể là quá trình trao đổi nước và trao đổi ion điện giải:
- Khi tiêm thuốc nhược trương: bản chất của thuốc nhược trương là thuốc có nông độ loãng
theo quy tắc thuốc nhược trương được đưa vào trong cơ thể thì cơ thể sẽ tạo môi trường
ưu trương hơn đặc biệt là tế bào hồng cầu sẽ có xu hướng hút nước làm cho tế bào hồng
cầu trương to lên gây vỡ hồng cầu. khả năng tử vong rất cao
- Khi tiêm thuốc ưu trương vào cơ thể bản chất của ưu trương là sự lấy nước, hút hết nước
từ các tế bào vào thuốc làm cho tế bào hồng cầu mất nước gây co hồng cầu và teo hồng
cầu làm mất chức năng vận chuyển.
BUỔI 3: THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL 0,4%
Câu hỏi giáo trình:
Câu 1: nêu vai trò, tính chất của các thành phần trong công thức Thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol
0,4%?
- Chloramphenicol :
+ tính chất: bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc
phiến dài, ít tan trong nước (1:400), dễ tan trong Ethanol 96% và propylene glycol. Bị
phân hủy ở nhiệt độ trên 80 độ C, nồng độ từ 0,4% trở lên có tác dụng diệt khuẩn
+ vai trò là hoạt chất chính
Nipagin M
+ tính chất: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong mước nóng, dễ tan trong cồn,
được sử dụng làm chất bảo quản, kháng khuẩn,.kháng nấm,
+ vai trò: là chất bảo quản
- Acid boric:
+ tính chất: là tinh thể không màu hoặc bột màu trắng. có thể hòa tan trong nước.
natri borat

6
+ tính chất Là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh, có vị ngọt mặn dễ dàng
hòa tan trong nước nhưng không tan trong cồn 90 độ
+ vai trò: hệ đệm pH
- Natri Clorid:
+ tính chất: là bột tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu hay hạt trắng
hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước thực tế không tan trong ethanol khan
+ vai trò: chất đẳng trương hóa
- Nước cất: dung môi hòa tan (đạt tiêu chuẩn nước cất pha tiêm)
Câu 2: nêu các ưu điểm khi sử dụng hệ đệm Acid boric – Natri borax cho thuốc nhỏ mắt
Chloramphenicol 0,4%
Giữ cho pH ở khoảng 7,2 – 7,4 để Cloramphenicol có thể hòa tan hoàn toàn đồng thời giữ
cho hoạt chất ổn định trong dung dịch và không gây kích ứng mắt. đóng vai trò là hệ đệm pH,
đảm bảo cho độ bền vững, độ hòa tan của hoạt chất, giúp cho mắt không bị kích ứng và khả năng
dung náp thuốc đối với cơ thể tốt hơn
Câu 3: Có thể sử dụng được các hệ đệm khác có khoảng pH phù hợp (7,0-7,5) cho thuốc nhỏ mắt
Chloramphenicol 0,4%?
- Khoảng pH phù hợp: 7,0-7,5 vì pH của mắt là 7,4
- Các hệ đệm có thể sử dụng:
+ hệ đệm Gifford: Acid boric – Natri carbonat
+ hệ đệm Palitzsch: acid boric – borax
+ hệ đệm acid boric – Natri acetat
Câu 4: Có thể tiệt trùng TNM 0,4% Chloramphenicol bằng nhiệt được không? Tại sao?
Không thể tiệt trùng thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% bằng nhiệt độ được vì TNM
Cloramphenicol 0,4 % sẽ bị thủy phân ở nhiệt độ 80 độ C
Câu 5: nồng độ tối thiểu có tác dụng của TNM Chloramphenicol?
Nồng độ tối thiểu là 0,4%
Câu 6: Nêu các chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn TNM Chloramphenicol?
- Chế phẩm phái đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “thuốc nhỏ mắt” (phụ lục 1.14 –
DĐVN V)
- Hàm lượng: Chloramphenicol đạt 90,0% đến 110,0%, so với hàm lượng ghi trên nhãn
- Dung dịch trong suốt, không màu
- Giới hạn thể tích cho phép: + 10% thể tích ghi trên nhãn
- pH từ 7,0 đến 7,5 (pH trung bình của mắt là 7,4)
BUỔI 4: ĐÔ ĐỘ CỒN – PHA CỒN
BUỔI 5: CỒN QUẾ
Câu 1: Dược Điển Việt Nam V quy định cỡ bột nửa mịn sử dụng cỡ rây bao nhiêu?

7
- Bột nửa mịn (355/180) là không ít hơn 95% phân tử qua được rây số 355 và không quá
40% qua được rây số 180.
Câu 2: Yêu bột nửa mịn theo tiêu chuẩn DĐVN V (tra cứu DĐ, ghi rõ ra)
- Theo phụ lục 3.5 của DĐVN V, yêu cầu bột nửa mịn phải sử dụng 2 rây để xác định cỡ
bột thì rây bột qua rây 180 trước và sau đó rây bột qua rây 355. Không được có dưới 95% khối
lượng dược liệu bột qua rây có số rây cao hơn và không được quá 40% khối lượng dược liệu bột
qua rây có số rây thấp hơn.
Câu 3: Nồng độ cồn trên lý thuyết sử dụng cho biết bột dược liệu quế có thể là bao nhiêu
(trong khoảng bao nhiêu?) tại sao?
- Nồng độ cồn lý thuyết sử dụng cho chiết bột dược liệu quế là trong khoảng 70 – 90% vì
mục đích ta chiết tinh dầu quế mà tinh dầu không tan trong nước, mà tan trong EtOH 70-90% và
nếu chiết ở cồn thấp độ thì quá trình ngâm dược liệu rất dễ bị nhiếm khuẩn và làm hư dược chất,
nếu sử dụng cồn cao độ thì khả năng bay hơi rất cao gây ảnh hưởng tới sản phẩm cần thiết.
 Câu hỏi của giảng viên:
Câu 2: Tốc độ hòa tan của chất trong tế bào dược liệu được tuân theo định luật gì?
Tuân theo định luật Fick:
dG DF (C S−C t )
=
dt x
Trong đó:
G: khối lượng chất được hòa tan ở thời điểm t.
F: diện tích bề mặt tiếp xúc tiểu phân chất rắn.
Cs: nồng độ bão hòa.
Ct: Nồng độ tức thời.
x: bề dày lớp khuếch tán.
D: hệ số khuếch tán của chất tan trong chất lỏng.
Bề dày khuếch tán (x) phụ thuộc vào điều kiện thủy động của quá trình hòa tan chiết xuất như:
hiện tượng đối lưu, sự khuấy trộn,…
Câu 3: Dựa vào định luật Fick ở câu 2, hãy cho biết tác động vào yếu tố nào để tăng hiệu
quả chiết xuất?
G: khối lượng chất được hòa tan ở thời điểm t → không thay đổi
F: diện tích bề mặt tiếp xúc tiểu phân chất rắn. → có thể thay đổi bằng cách xay mịn vừa phải
sẽ làm tăng bề mặt tiết xúc giúp triết dược liệu dễ dàng và rút ngắn thời gian ngấm kiệt.
Cs: nồng độ bão hòa. → không thay đổi
Ct: Nồng độ tức thời. → thay đổi theo thời gian sau một giờ khác nhau, ngâm càng lâu thì hệ
số hiệu quả chiết càng cao để làm giảm Ct bằng cách rút dịch chiết + bù dung môi mới vào sẽ làm
nhỏ Ct và giúp hiệu xuất tang lên
x: bề dày lớp khuếch tán.→ không thay đổi

8
D: hệ số khuếch tán của chất tan trong chất lỏng.→ không thay đổi
Ngoài ra, có thể tác động vào quá trình hòa tan bằng cách khuấy trộn bằng cơ học hoặc sử
dụng sóng siêu âm để làm tang hiệu suất.
Câu 8: Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết dược liệu?
- Yếu tố dược liệu: kích thước, bản chất hóa gỗ rất khó chiết vậy nên phải làm nhỏ ra giúp
tăng bề mặt tiếp xúc và ngâm với thời gian lâu.
- Phụ thuộc vào bản chất dung môi: nếu dung môi kém phân cực thì sự ngấm vào tế bào
dược liệu khó, nếu dung môi phân cực thì thấm vào dược liệu tốt.
BUỔI 6: HỖN HỢP LƯU HUỲNH
I. Phân tích đơn

- Lưu huỳnh kết tủa: là dược chất chính, có tác dụng sát khuẩn và điều trị mụn trứng cá.

- Tween 80: chất diện hoạt không ion hóa. Tween 80 là chất lỏng, sánh, dạng dầu màu vàng
trong hơi nâu. Tan trong nước, ethyl acetat và methanol. Trong công thức có vai trò là chất gây
thấm.

- Na CMC: là chất nhũ hoá, chất gây thấm. Ngoài ra còn giúp tăng độ nhớt cho hỗn dịch.

- Glycerin dược dụng: chất lỏng sánh, không màu. Dung môi đồng tan với nước, có tác
dụng dưỡng ẩm và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.

- Nước cất: là dung môi hoà tan các chất trong công thức.
 Câu hỏi kiểm tra đầu giờ
1. Nêu 3 bước điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán

+ Nghiền khô: nghiền dược chất đến độ minn thích hợp.

+ Nghiền ướt: thêm một lượng nhỏ chất dẫn đủ để thấm ướt toàn bộ dược chất rắn.

+ Phân tán khối bột mịn nhão dược chất vào dẫn chất.
2. Phương pháp phân tán so với phương pháp ngưng kết được áp dụng vào những
trường hợp nào?

- Phương pháp phân tán được dùng cho các trường hợp: hoạt chất rắn không hoà tan hay ít hoà
tan trong dẫn chất hay các dung môi trơ thông thường khác.

- Phương pháp ngưng kết thường dùng cho các trường hợp như: khi điều chế hỗn dịch thuốc
trong quá trình điều chế dược chất ở dạng tiểu phân, phân tán như chất dẫn mới tạo được kết tủa.

9
BÀI TẬP TÍNH TOÁN
Câu 3: trình bày định nghĩa, công thức tính độ hạ băng điểm và trị số Spowl?
- Định nghĩa trị số Sprowl: là số mililit (ml) nước được thêm vào 1g hoạt chất để tạo một
dung dịch đẳng trương
- Công thức trị số Sprowl:
Bước 1: Tính lượng cần thiết để hòa tan hoàn toàn dược chất – trị số Sprowl (tra bảng)
Bước 2: Tính lượng nước dư cần đẳng trương
Bước 3:Tính lượng acid boric chất đẳng trương
Ví dụ:
Khi tra bảng:
Kẽm Sulfat = 16,7 (trị số Sprowl – ml nước cất)
Acid boric = 55,7 (trị số Sprowl - ml nước cất)
Tính lượng acid boric vừa đủ thêm vào công thức:
Ta có: Trị số Sprowl của ZnSO4=16,7
 Lượng nước cần đẻ hòa tan ZnSO4 tạo dung dịch đẳng trương theo công thức:
16,7 x mZnSO4 = 16,7 x 0,5 = 8,35 (ml)
 Lượng nước dư cần đẳng trương trong công thức:
100 – 8,35 = 91,65 (ml)
Ta có: Trị số Sprowl của H3BO3 = 55,7
 Lượng acid boric cần đẳng trương 91,65 ml nước còn lại là
(91,65 x 1)/55,7 = 1,65(g)
4/ Biết rằng trị số Sprowl của Kẽm sulfat = 16,7ml. Giả sử cho Acid boric = 1,7g, hãy tính
toán xem công thức trên đã đảm bảo độ đẳng trương hay chưa? (3đ)

Giải:

Trị số Sprowl của ZnSO4 = 16,7 ml

Kẽm sulfat = 0,5 g => nước hòa tan Kẽm sulfat = 0,5 x 16,7 = 8,35 ml

Nước dư (cần đẳng trương hóa) = 100 – 8,35 = 91,65 ml

91,65 x 1
Mà acid boric = 1,7 g, vậy tri số Spowl của H3BO4 là = =53,91 ml
1,7

Mà trị số Sprowl (USP) là số mililit (ml) nước cất được thêm vào 1g hoạt chất để tạo một dung
dịch đẳng trương Nên trị số Sprowl của kẽm sulfat là 16,7 ml thì trị số Sprowl của acid boric là
55,7 ml mới đảm bảo độ đẳng trương. như vậy rằng trị số Sprowl của Kẽm sulfat = 16,7ml. Giả sử
cho Acid boric = 1,7g thì trị số Sprowl của acid boric =53,91 ml là chưa đảm bảo độ đẳng trương

Câu 7: Tính toán được lượng Acid boric, Natri borat và Natri clorid cần dùng trong công thức
Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4%

10
+ Hệ đệm Palitzsch (acid boric – borax) gồm 2 dung dịch:

• Dung dịch 1: Borax 0,05M

+ Natri borat.10H2O 19,108g

+ Nước cất vđ 1000ml

• Dung dịch 2: Acid boric 0,2M

+ Acid boric 12,404g

+ Nước cất vđ 1000ml

+ Để tạo dung dịch có pH = 7,4 thì Dung dịch 1 : Dung dịch 2 = 8 : 92

C M × V × M 0,05 × 8
Ta có: mNa borat = = ×381,37=0,15( g)
1000 1000
C M × V × M 0,2 ×92
Macid boric = = ×61,83=1,14( g)
1000 1000
Câu 8: tính độ hạ băng điểm của dung dịch Cloramphenicol 0,4%

- ∆ t A Cloram1 %=−0,06℃
- ∆ t A H 3 BO 3 1 %=−0,288 ℃
- ∆ t A Naborat 1 %=−0,25 ℃
- ∆ t A NaCl 1%=−0,58℃
- V =100ml

∆ t dung dịch = ∆ t chất tan 1 + ∆ t chất tan 2 + …. + ∆ t chất tan n


∆ t dung dịch =∆t Cloramphenicol + ∆t acid boric +∆ t natri borat
¿ (−0,06 ) ×C %Cloram + (−0,288 ) ×C % A boric + (−0,25 ) ×C % Naborat

¿ (−0,06 ) × 0,4+ (−0,288 ) ×1,14 + (−0,26 ) × 0,15

¿−0,38982←0,52℃

 Đây là dung dich nhược trương


0,52−|∆ t A| 0,52−0,38982
 Thêm NaCl: x= = =0,22( g)
∆ t NaCl% 0,58

1/ Hãy viết công thức pha chế cồn trong 02 trường hợp dưới đây:

     1.1/ Pha cồn từ cồn cao độ và nước cất (2 đ)

Áp dụng công thức: C1.V1 = C2.V2 => V1 = C2.V1/C2


Trong đó: C1 là độ cồn thực của cồn cao độ
V1 là thể tích cồn cao độ muốn pha

11
C2 là độ cồn muốn pha
V2 là thể tích cồn cần pha
     1.2/ Pha cồn trung gian từ cồn cao độ và cồn thấp độ (2 đ)
( C2 −C3 )
Áp dụng công thức: V1 = C2 x
( C1 −C3 )
Trong đó: V1, C1: thể tích và độ cồn của cồn cao độ
V2, C2: thể tích và độ cồn của cồn trung gian
V3, C3: thể tích và độ cồn của cồn thấp độ
2/ Áp dụng các công thức trên vào thực tế pha chế các cồn sau :
    2.1/ Pha 200 ml cồn 45% từ cồn 96% với nước cất (3 đ)
C1.V1 = C2.V2 => V1 = C2.V1/C2 = 45.200/90 = 100ml
Đong chính xác 100ml cồn 90 độ vào ống đong, thêm nước cất từ từ đến thể tích vừa
đủ 200ml
    2.2./ Pha 200 ml cồn 60% từ cồn 96% và cồn 40 % (3đ)
( C2 −C3 ) ( 60−40 )
Áp dụng công thức: V1 = C2 x = 60 x = 21,43 ml
( C1 −C3 ) ( 96−40 )
Tiến hành pha: cho 21,43 ml cồn 96% vào ống đóng 250ml rồi cho từ từ vừa đủ cồn
40% đến vạch 200ml, được 200ml cồn 60%
Câu 4: Tính tốc độ tháo rút dược liệu theo công thức cho 50g bột dược liệu:
- Ta áp dụng công thức rút dịch chiết x=k × √ C
Trong đó:
x số giọt rút trong 1 phút
k hệ số phụ thuộc vào lượng dược liệu (lượng nhỏ dưới 1Kg k = 0.25)
C lượng dược liệu đem triết xuất tính bằng gam
Tốc độ tháo rút của dược liệu theo công thức cho 50g bột dược liệu là:
x=k × √C → x=0,25 × √ 50 =1,76 giọt/phút ≈ 2 giọt/phút ≈ 0,1 ml / phút ≈ 6 ml /giờ
 Kết luận: Vậy tốc độ tháo rút của dược liệu theo công thức cho 50g bột dược liệu
là: 6ml/giờ.

12

You might also like