You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á


KHOA : DƯỢC


BÁO CÁO THỰC HÀNH BÀO CHẾ


VÀ SINH DƯỢC HỌC I

Họ và tên: Phạm Thị Quỳnh

Lớp: PH19A1B
Tổ: 2
Nhóm: 11
GVHD: Phùng Chất

Đà Nẵng, 06 tháng 09 năm 2022

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Ngày 23 tháng 04 năm 2022
KHOA DƯỢC
BÁO CÁO THỰC HÀNH BC&SDH 1
Bài 1: siro Iodotanic

Báo cáo chia làm các phần:


1. Vẽ sơ đồ cách tiến hành pha chế sản phẩm (nêu rõ dụng cụ dùng để thực hiện, có
hình ảnh của bước thực hiện và sản phẩm cuối cùng, nhãn dán).
a) Các dụng cụ dung để thực hiện:
Bước 1: cân phân tích, giấy cân, becher, muỗng múc hóa chất, mặt kích
đồng hồ lõm.
Bước 2 + 3: bộ cối chày mã não, erlen, muỗng, bông không thấm nước
Bước 4 + 5: kẹp, nhiệt kế + nút cao su, bộ giá đỡ + kẹp, nồi nhôm, cá từ,
nhíp, giấy thử hồ tinh bột, bếp gia nhiệt + khuấy từ
Bước 6: phễu thủy tinh, bông lọc, đũa thủy tinh, ống đong, bộ giá đỡ +
kẹp để lọc.
Bước 7: chai đựng sản phẩm, dán nhãn.
b) Hóa chất:
Cân chính xác: 0,25g Iod trên mặt kính đồng hồ có lót giấy, Tannin 1,00g
bang giất cân, đường trắng 75,00g và nước cất 50,00g bằng becher có lót
giấy
c) Sơ đồ tiến hành pha chế

2. Giải thích lý do của cách làm trong từng bước.


- Cân iod bằng mặt kính đồng hồ là vì iod có tính háo nước nếu cân bằng
giấy sẽ làm ướt giấy và gây hao hụt sai số
- Đường để giúp điều vị làm sánh, tăng tỷ trọng của siro
- Tanin để giúp cho iod liên kết trên bề mặt tannin là cho iod có thể hòa tan
được nhằm tạo phức iodotanic

2
- Phải gia nhiệt đun cách thủy hỗn hợp trên bếp khuấy từ ở nhiệt độ khoảng
60 độ C vì nếu gia nhiệt ở nhiệt độ thấp thì iod rất khó tan, iod khó liên
kết ở các vị trí 2, 4, 6 của vòng thơm phenol và làm giảm chất lượng
thuốc, còn nếu đun cách nhiệt ở trên 60 độ C sẽ làm cho phức iodotanic bị
phá hủy iod sẽ không thu được sản phẩm
- Phải nghiền mịn iod vì iod khó tan trong nước, động tác nghiền sẽ làm
tăng bề mặt tiếp xúc giúp cho iod hòa tan dễ hơn, thao tác với iod phải
nhanh và an toàn vì iod có tính thăng hoa
- Khi cho trực tiếp iod từ cối vào bình nón vì iod có tính háo nước vì dễ
thăng hoa thao tác trực tiếp sẽ tránh những vấn đề làm ảnh hưởng đến hàm
lượng
- chúng ta sẽ chia đường làm 2 lần để đun cách thủy, lần 1 sẽ cho khoảng
30g vào trước nhằm để kiểm soát phản ứng đường với tannin nếu cho
nhiều đường sẽ gây phản ứng cạnh tranh vì iod khó tan trong nước mà
đường tan tốt trong nước và khi chia làm 2 lần đường sẽ giúp cho hỗn dịch
không bị nhớt quá sẽ giúp khuấy từ nhanh và tạo ra iodotanic dễ dàng hơn
- khi kết thúc phản ứng, phải quan sát iod tan hoàn toàn không còn thấy tinh
thể iod dưới đáy bình. Khi cho phản ứng với giấy tẩm hồ tinh bột nếu giấy
xuất hiện màu xanh tím thì iod vẫn chưa tan quá trình tạo iodotanic sẽ ít
lên tiếp tục đun cách thủy cho đến khi thử trên giấy tẩm hồ tinh bột có
màu vàng nhạt của iodotanic thì kết thúc phản ứng (bước này rất quan
nhất)
- thêm đường còn lại và đun cách thủy để làm tăng độ nhớt và tăng nồng độ
đường giúp cho siro có thể tránh nhiễm vi sinh vật, giúp bảo quản lâu khi
sử dụng. cách thủy để làm cho đường dễ tan hoàn toàn trong hỗn hợp

3
- lọc bằng bông không thấm vì bông không thấm có lớp bảo vệ không thấm
giúp thu được sản phẩm cao không bị hao hụt nhiều và khi lọc qua bông
sẽ giúp loại bỏ một số cặn dư của các thành phần, làm hỗn dịch trở lên
trong
- dùng phễu giả khi cho tannin, đường vào bình nón vì khối lượng 2 thành
phần này khá nhiều để tránh rơi vãi gây hao hụt vậy dùng phễu giả để thực
hiện
3. Trả lời các câu hỏi của giáo trình và câu hỏi trên lớp của giảng viên (nếu có)
Câu 1: có mấy phương pháp điều chế siro, ưu nhược điểm của 2 phương pháp?
Có 2 phương pháp điều chế siro: phương pháp nóng (hòa tan ở nhiệt độ sôi) và
phương pháp nguội
- Phương pháp nóng:
+ Ưu điểm: điều chế nhanh, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn
+ Nhược điểm: bị caramen hóa có màu hơi vàng, tạo ra đường đơn
- Phương pháp nguội:
+ Ưu điểm: siro thu được không màu, không tạo ra đường đơn
+ Nhược điểm: thời gian tan lâu, dễ bị nhiễm khuẩn

Câu 2: có mấy phương pháp kỹ thuật điều chế siro? Phương pháp nào được sử
dụng trong công nghiệp?
Có 2 phương pháp kỹ thuật điều chế siro là: Phương pháp hòa tan dược chất
(dung dịch dược chất) vào siro đơn, hòa tan bằng cách hòa tan đường vào dung
dịch dược chất.
- Phương pháp hòa tan dược chất hoặc dung dịch dược chất vào siro đơn
được sử dụng nhiều trong công nghiệp vì phương pháp này khi sử dụng
các dược chất dễ tan (nếu khó tan thì phải pha trước trong dung môi thích
hợp) hoặc bán thành phẩm sau đó mới hòa tan siro bằng nhiệt độ.
- Phương pháp hòa tan bằng cách hòa tan đường vào dung dịch dược chất là
sử dụng dược chất không có sẵn, ta phải chiết từ dược liệu rồi thêm đường
vào theo tỷ lệ siro cần điều chế theo phương pháp nguội.

4
Phương pháp hòa tan dược chất hoặc dung dịch dược chất vào siro đơn được
được sử dung nhiều trong công nghiệp vì quá trình bào chế ít tốn thời gian
cho quá trình hòa tan (có sử dụng nhiệt độ) mà vẫn đem lại hiệu quả tốt, công
nghiệp hóa dễ dàng hơn, quá trình thực hiện có thể khử trùng không bị nhiễm
khuẩn đặc biệt là phương pháp này rất dễ kiểm soát được nồng độ đường.
Còn phương pháp thứ 2 rất ít sử dụng vì tồn nhiều thời gian (hòa tan nguội),
khó kiểm soát được nồng độ đường, quá trình thao tác lâu mà không hòa tan
được đường nữa sẽ gặp rủi ro về mặt công nghiệp nếu nồng độ đường vượt
quá ngưỡng trong siro dẫn đến quá trình kết tinh của đường, khi dung dịch đã
kết tinh lại rồi cho dù chúng ta có đem đi hòa tan bằng nhiệt độ thì khi để
nguội một thời gian vẫn thấy hiện tượng kết tinh lại, rất khó để điều chỉnh.
Câu 3: Nêu vai trò, đặc điểm, tính chất thành phần trong công thức điều chế siro
iodotanic?
- Iod:
+ Vai trò: iod là dược chất dùng để điều trị ngăn ngừa triệu chứng thiếu
iod như trị bệnh biếu cổ và giải độc alkaloid, sát khuẩn, khử trừng,….
+ Đặc điểm: háo nước, ít tan trong nước, có tính thăng hoa, dễ bị oxy hóa
+ Tính chất: Iod là chất rắn màu xám, có vẻ sáng kim loại. có hiện tượng
đặc trưng là hiện tượng thăng hoa. Iod ít tan trong nước, tan nhiều trong
dung môi hữu cơ. Iod cũng là chất oxy hóa mạnh, nhưng kém hơn Clo và
Brom. Trong phản ứng tạo màu iod tạo thành hợp chất màu xanh với hồ
tinh bột
- Tannin:
+ Vai trò: là chất trợ tan choi od
+ Đặc điểm: dễ tan trong nước, hầu như không tan được ytong dung môi
hữu cơ
+ Tính chất: là bột vô dịnh hình, màu vàng ngà đến nâu sáng, không mùi,
có vị chat, gây săn se niêm mạc, kích ứng niêm mạc dạ dày nên uống khi
no, không để bụng đói. Ta được trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin và
aceton, hầu như không tan được trong các dung môi hữu cơ
- Glucose:
+ Vai trò: là chất tạo vị, tăng độ nhớt
+ Đặc điểm: tan tốt trong nước, tan nhanh trong nhiệt độ nóng

5
+ Tính chất: là chất kết tinh, không màu, nóng chảy từ 146 độ C ( dạng
alpha) và 150 độ C (dạng beta), có vị ngọt
- Nước
+ Vai trò: dung môi hòa tan các chất
+ Đặc điểm: giúp pha loãng, là môi trường hòa tan của rất nhiều chất
+ Tính chất: là chất lỏng không màu, mùi, vị. nhiệt độ sôi ở 100 độ C, hóa
rắn ở 0 độ C
Câu 4: giải thích phản ứng tannin và iod?

- Vì iod rất khó tan lên cúng ta sẽ sử dụng tannin làm chất trợ tan, giúp cho
iod liên kết trên bề mặt tannin là cho iod có thể hòa tan được nhằm tạo
phức iodotanic tạo ra được sản phẩm
Câu 5: kiểm soát chỉ tiêu chất lượng gì trong siro thuốc?
- Nồng độ dược chất
- Tỷ trọng
- Độ nhiễm khuẩn (giới hạn nhiễm khuẩn)
- pH
- Tổng quan
- Định tính/ định lượng
- Thể tích
Câu 6: phương pháp tỷ trọng siro:
- Độ phù kế baumé
- Tỷ trọng kế
Câu 7: công thức tỷ trọng nồng độ đường:
ax d 2 ( d 1−d )
X=
d 1 x ( d −d 2 )
Trong đó:

6
X : lượng nước cần them (g)
d1 : tỷ trọng của siro cần pha loãng
d : tỷ trọng cần đạt đến
d2 : tỷ trọng dung môi pha loãng (d2 =1 nếu là nước)
a : lượng siro cần pha loãng (g)
Câu 8: nếu cho nồng độ đường thấp hơn ngưỡng cho phép hoặc cao hơn
ngưỡng cho phép thì sao?
- Thấp hơn ngưỡng cho phép thì siro sẽ bị lỏng ảnh hưởng đến quá trình
bào chế và quá trình bảo quản có thể bị nhiễm khuẩn
- Cao hơn ngưỡng cho phép thì đường sẽ bị kết tinh lại tạo thành tinh thể
đường ban đầu ở dạng rắn
Câu 9: tại sao không sử dụng bông thường để lọc?
vì khi lọc sợi bông sẽ không kiểm soát được đến đén việc lọc không đảm bảo
được chất lượng thuốc. trong công nghiệp thì thường dung vải dù có các mắt
nối đều nhau sẽ lọc rất tốt thường để lọc siro và siro thường sủ dụng ở dạng
tinh khiết
Câu 10: Có mấy loại đường?
Có 2 loại đường
- Đường RS: màu vàng, chưa loại tạp
- Đường RE: màu trắng tinh
Câu 11: Vì sao phải đóng thể tích dư 6-10%
Vì để đảm bảo sản phẩm không bị hao hụt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Ngày 28 tháng 04 năm 2022


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH BC&SDH 1


Bài 2: THUỐC NHỎ MẮT KẼM SULFAT 0.5%
Công thức và vai trò:
Rp: kẽm sulfat 0,5g -> hoạt chất chính
Acid boric vđ 1,65g -> chất đẳng trương
Dung dịch Nipagin M 20% 0,25ml (5 giọt) -> chất bảo quản

7
Nước cất pha tiêm vđ 100ml -> dung môi hòa tan
Tính chất
- Dung dịch trong suốt, không màu, dễ bị đục nếu đựng trong chai thủy tinh
kiềm
- Hàm lượng: kẽm sulfat đạt 95,0% đến 105% so với hàm lượng nhãn
- pH: 4,5-5,5
- giới hạn cho thép thể tích +10%
Báo cáo
4. Vẽ sơ đồ cách tiến hành pha chế sản phẩm (nêu rõ dụng cụ dùng để thực hiện, có
hình ảnh của bước thực hiện và sản phẩm cuối cùng, nhãn dán)

5. Giải thích lý do của cách làm trong từng bước.


Câu 1: tại sao phải vệ sinh vô khuẩn dụng cụ?
Vì điều chế thuốc nhỏ mắt cũng tương tự thuốc tiêm phải điều chế thật vô
khuẩn để không gây ra những tác dụng không mong muốn cho mắt vì mắt có cấu
tạo rất phức tạp….
Câu 2: Tại sao phải cân nguyên liệu trên giấy cân?
Vì các chất điều chế như kẽm sulfat và acid boric không có tính hút nước,
có thể thực hiện trên giấy cân và khi cân trên giấy sẽ dễ dàng thao tác cho các
bước hòa tan nếu sử dụng cốc để cân sẽ gây hao hụt
Câu 3: Tại sao phải hòa tan acid boric và Napagin M 20%?
Vì cả hai chất đều dễ tan trong nước nóng
Câu 4: Tại sao phải hòa tan kẽm sulfat phải để dung dịch nguội hoàn toàn?
Vì kẽm sulfat dễ tan trong nước lên không cần phải hòa tan trong dung
dịch nóng mà nếu nước nóng thì kẽm sulfat có thể sẽ bị bão hòa.

Câu 5: Tại sao phải do độ pH từ 4,5 đến 5,5?


Nồng độ pH từ 4,5 đến 5,5 là nồng độ đẳng trương của thuốc nhỏ mắt kẽm
sulfat. Nếu không đo khoảng pH thấp hơn 4,5 hoặc cao hơn 5,5 sẽ dẫn đến của
trình nhược trương hoặc ưu trương: làm cho mắt bị kích thích chảy nước mắt làm
loãng và đẩy thuốc ra ngoài
Câu 6: Tại sao phải lọc trong qua giấy lọc xếp quạt?

8
Vì khi lọc trong qua màng lọc xếp quạt sẽ loại được một số tàn dư của
thành phần khi không hòa tan hết sẽ làm cho dung dịch trong khi sử dụng sẽ
không gây khó chịu gây tổn thương cho mắt
Câu 7: Tại sao phải lọc vô khuẩn cua màng lọc milipore?
Mọi thao tác trong điều chế thuốc tiêm phải thật vô khuẩn, lọc vô khuẩn
qua màng lọc milipore sẽ làm loại bỏ những vi khuẩn và vi sinh vật, tránh làm
cho dung dịch bị nhiễm khuẩn
Câu 8: Tại sao lọc vô khuẩn phải lọc thẳng vào chai sản phẩm?
Vì khi lọc vô khuẩn và lại thực hiện quá trình thao tác nhiều sẽ dân đến
nhiễm vi sinh vật nhiều. vậy kết quả lọc vô khuẩn qua màng milipore không có
hiệu lực
6. Trả lời các câu hỏi của giáo trình và câu hỏi trên lớp của giảng viên (nếu có)
Câu hỏi giáo trình:
Câu 1: các phản ứng xảy ra của kẽm sulfat trong nước và cách khắc phục
Kẽm sulfat trong nước sẽ xảy ra phản ứng có nồng độ pH khác nhau khi
them acid boric để đẳng trương ở pH= 4,5 = 5,5 thì:
+ nếu đo pH < 4,5 phải thêm từng giọt NaOH để pH tăng tới nồng
độ đẳng trương
+ nếu đo pH > 5,5 phải thêm từng giọt HCl để pH giảm tới nồng độ
đẳng trương
Câu 2: nêu tính chất vai trò của acid borid và các chất có thể thay thể acid boric
- Acid boric:
+ tính chất: tinh thể không màu hoặc bột màu trắng, tan tốt trong
nước nóng
+ vai trò: là chất đẳng trương, có tính sát khuẩn và kháng nấm
- Chất thay thế NaCl
Câu 3: trình bày định nghĩa, công thức tính độ hạ bang điểm và trị số Spowl?
- Định nghĩa trị số Sprowl: là số mililit (ml) nước được thêm vào 1g hoạt
chất để tạo một dung dịch đẳng trương
- Công thức trị số Sprowl:

9
Bước 1: Tính lượng cần thiết để hòa tan hoàn toàn dược chất – trị số
Sprowl (tra bảng)
Bước 2: Tính lượng nước dư cần đẳng trương
Bước 3:Tính lượng acid boric chất đẳng trương
Ví dụ:
Khi tra bảng:
Kẽm Sulfat = 16,7 (trị số Sprowl – ml nước cất)
Acid boric = 55,7 (trị số Sprowl = ml nước cất)
Tính lượng acid boric vừa đủ them vào công thức:
Ta có: Trị số Sprowl của ZnSO4=16,7
 Lượng nước cần đẻ hòa tan ZnSO4 tạo dung dịch đẳng trương theo
công thức:
16,7 x mZnSO4 = 16,7 x 0,5 = 8,35 (ml)
 Lượng nước dư cần đẳng trương trong công thức:
100 – 8,35 = 91,65 (ml)
Ta có: Trị số Sprowl của H3BO3 = 55,7
 Lượng acid boric cần đẳng trương 91,65 ml nước còn lại là
(91,65 x 1)/55,7 = 1,56(g)
Câu hỏi trên lớn của giảng viên:
Câu 1. Nêu tính chất, vai trò của từng thành phần trong công thức
- Tính chất:
+ Kẽm sulfat: ZnSO4.7H2O. phải chứa từ 99,0% đến 104,0% là bột kết

tinh trắng hoặc tinh thể trong suốt không màu, không mùi, không vị, dễ

thăng hoa khi ở ngoài không khí khô tan tốt trong nước, tan trong

glycerin, thực tế không tan trong ethanol 96%. Dung dịch chứa 2,5g Kẽm

Sulfat trong vừa đủ 50ml nước pH nước có từ 4,4 -5,6

+ Acid boric (H3BO4): tinh thể không màu hoặc bột màu trắng, tan tốt
trong nước nóng.

10
+ Nipagin M: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hoưn trong nước nóng,
dễ tan trong cồn
- Vai trò:
+ Kẽm sulfat: Thành phần hoạt chất chính, có tác dụng sát khuẩn, săn se
+ Acid boric: Chất đẳng trương, có tính sát khuẩn và kháng nấm nhẹ
+ Dung dịch Nipagin M: Chất bảo quản
+ Nước cất: Dung môi
Câu 2. Tại sao phải để nguội hẳn thì mới cho kẽm sulfat vào?
Khi dung dịch nguội hoàn toàn mới hòa tan kẽm sulfat vào vì kẽm sulfat
tan tốt trong nước, nếu nước nóng thì kẽm sulfat có thể sẽ bị bão hòa.
Câu 3. Tại sao hòa tan acid boric và Nipagin M 20% trong nước nóng?
Phải hòa tan acid boric và Nipagin M 20% trong nước nóng vì acid boric
và nipagin M là tan tốt trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh.
Câu 4. Biết rằng ở pH thấp có thể gây kích ứng mắt, vậy tại sao vẫn phải pha chế
TNM kẽm sulfat 0.5% ở pH = 4,5 – 5,5?
Phải pha chế TNM kẽm sulfat 0.5% ở pH = 4,5 – 5,5 vì vì ở pH 4,5 – 5,5
dung dịch đẳng trương của TNM Kẽm Sulfat, mà dung dịch đẳng trương
thì sẽ không gây kích ứng mắt.
Câu 5: Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat?
- Dung dịch trong suốt, không màu, dễ bị đục nếu đựng trong chai thủy
tinh kiềm
- Hàm lượng: Kẽm sulfat đạt 95,0% đến 105,0% so với hàm lượng ghi
trên nhãn
- pH: 4,5 – 5,5
- Giới hạn cho phép thể tích: +10%
- Tính chất: dung dịch trong suốt không màu
- Định tính: cho phản ứng với ion kẽm và sulfat
- Định lượng: lấy chính xác một thể tích thuốc nhỏ mắt chứa 25mg Kẽm
sulfat, thêm 50ml nước và 10ml dung dịch đệm ammoniac pH=10. Chuẩn
độ dd bằng EDTA 0,01M, dung hỗn hợp Đen ericrom T làm chỉ thị 1ml
EDTA 0,01M tương đương 2,875mg ZnSO4.7H2O

11
- Độ trong: dung dịch thuốc nhỏ mắt phải trong suốt, không có các tiểu
phân quan sát được bằng mắt thường
- kích thước tiểu phân: ( thử theo Phụ lục 11.8 phần A): Lắc mạnh và
chuyển một lượng thể tích tương đương với 10mg pha rắn vào buồng đến
hoặc trên phiến kính quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp.
Không đuowjc có quá 20 tiểu phân phân có kích thuocs hơn 25mm, không
có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 90mm
- Thử vô khuẩn: đạt yêu cầu thử vô khuẩn (Phụ lục 13.7 DĐVN IV)
Câu 6: Tại sao thuốc nhỏ mắt phải vô khuẩn?
Vì mắt có kết mạc chứa nhiều mạch máu lộ thiên, nếu thuốc nhỏ mắt
không đạt độ vô khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến mạch máu do mắt không có lớp
bảo vệ như da (có lớp biểu bì để bảo vệ), sẽ gây tổn thương giác mạc và dẫn đến
các bệnh về mắt: viêm mắt, đau mắt và có thể gây mù
Câu 7: Tại sao thuốc nhỏ mắt phải đẳng trương?
Nếu thuốc nhỏ mắt không đẳng trương làm cho mắt kích thích tiết nước
mắt làm pha loãng nồng độ thuốc và đẩy thuốc ra ngoài => giảm tác dụng
của thuốc.
Câu 8: thuốc tiêm nào cần đẳng trương và thuốc tiêm nào không cần đẳng
trương?
- Thuốc tiêm thể tích nhỏ không cần đẳng trương
- Thuốc tiêm thể tích lớn luôn luôn phải đẳng trương
Câu 9: Thuốc tiêm nhược trương hoặc ưu trương khi tiêm vào sẽ có nguy cơ gì?
Đặc điểm khi thuốc được tiêm vào cơ thể là quá trình trao đổi nước và trao đổi
ion điện giải:
- Khi tiêm thuốc nhược trương: bản chất của thuốc nhược trương là thuốc
có nông độ loãng theo quy tắc thuốc nhược trương được đưa vào trong cơ
thể thì cơ thể sẽ tạo môi trường ưu trương hơn đặc biệt là tế bào hồng cầu
sẽ có xu hướng hút nước làm cho tế bào hồng cầu trương to lên gây vỡ
hồng cầu. khả năng tử vong rất cao

12
- Khi tiêm thuốc ưu trương vào cơ thể bản chất của ưu trương là sự lấy
nước, hút hết nước từ các tế bào vào thuốc làm cho tế bào hồng cầu mất
nước gây co hồng cầu và teo hồng cầu làm mất chức năng vận chuyển.
Câu 10: Có mấy phương pháp đẳng trương?
+ Trị số Sprowl
+ Hạ băng điểm
+ Đương lượng NaCl
Câu 11: Tại sao không cần đẳng trương thuốc tiêm thể tích nhỏ?
Thể tích của thuốc tiêm nhỏ là 1- 15 ml. khi thuốc với thể tích nhỏ không
cần đẳng trương khi không gây hai gì cho cơ thể vì cơ thể có thể tự điều
tiết.
Câu 12: Tại sao cần cần đẳng trương thuốc tiêm thể tích lớn?
Thể tích của thuốc tiêm thể tích lớn >20ml đến 500ml (thể tích tiêm
truyền). khi tiêm thuốc nhược trương thì sẽ gây loãng máu làm vỡ hồng
cầu. khi tiêm thuốc quá ưu trương thì co thể sẽ bị thiếu oxi do hồng cầu bị
teo mất chức năng vận chuyển đấn đén tử vong vất nhanh
Câu 13: Các phương pháp vô khuẩn?
- Phương pháp màng lọc 0,22 μm vì theo các nghiên cứu người ta đo được
thông thường kích thước của con vi khuẩn thường > 0,22 μm
- Phương pháp nhiệt:
+ Nhiệt ẩm: 121 độ C/phút có thể thay thế hấp ở 115 độ C nhưng thời gian
phải kéo dài
+ Nhiệt khô:
150 độ C
160 độ C
170 độ C
Câu 14: tại sao phải lọc vô khuẩn?
Lọc để lại bỏ các tiểu chất và vi t vi khuẩn
Câu 15: Lọc nội độc tố là gì?
Là lọc 0,1 µm là lọc các vi khuẩn và các chất thải của con vi khuẩn hoặc các xác
của con vi khuẩn.

13
Câu 16: nước cất pha tiêm là nước cất mấy lần?
Là nước cất 2 lần gia nhiệt hơn 100 độ -> đạt được độ vô khuẩn tuyệt đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Ngày 07 tháng 05 năm 2022


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH BC&SDH 1


Bài 3: THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL 0,4%
Công thức:
Rp: Chloramphenicol 0,4g
Acid boric 1,14g
Acid borax 0,15 g
NaCl 0,22g
Dung dịch Nipagin M 0,25% 0,25ml (5 giọt)
Nước cất pha tiêm v
Tính chất
Báo cáo
7. Vẽ sơ đồ cách tiến hành pha chế sản phẩm (nêu rõ dụng cụ dùng để thực
hiện, có hình ảnh của bước thực hiện và sản phẩm cuối cùng, nhãn dán)
8. Giải thích lý do của cách làm trong từng bước.
Bước 1:
- Tại sao phải làm sạch dụng cụ? làm sạch và vô khuẩn dung cụ trước khi
làm để tránh những bụi bẩn hoặc hoạt chất còn dư dính vào dụng cụ không
làm ảnh hưởng đến thao tác pha chế thuốc tiêm.
- Tại sao phải vô khuẩn dụng cụ? điều chế TNM quá trình vô khuẩn là rất
quan trọng để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật, làm ảnh hưởng đến nồng
độ thuốc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Bước 2:
- Tại sao phải cân hóa lên giấy cân có lót giấy? Vì hóa chất dạng rắn không
hút nước thì có thể cân lên giấy cân. Lót giấy xuống dưới để tránh rơi vãi
hóa chất gây ảnh hưởng đến chất lượng cân.
Bước 3:

14
- Tại sao phải lót nưới amiang? Vì khi đun trên bếp điện cho các dụng cụ
thủy tinh giúp truyền nhiệt đều, tránh tụ nhiệt ở đáy cốc.
Bước 4:
- Tại sao lại hòa tan các thành phần hóa chất (natri cloric, acid boric, acid
borax, Nipagin) trong nước nóng? vì để giúp cho hoạt chất dễ hòa tan hơn
và do tính chất Nipagin khó trong nước lạnh lrrn hòa tan trong nước nóng
khoảng 80 độ C giúp cho hòa tan.
Bước 5:
- Tại sao phải hòa tan Chloramphenicol không dc thấp hơn 70 độ C và
không được quá 80 độ C? vì Chloramphenicol là hoạt chất rất khó tan
trong nước nếu nhiệt độ thấp sẽ không thể hòa tan được Chloramphenicol
mà nếu hòa tan lớn hơn 80 độ C sẽ làm Chloramphenicol bị thủy phân gây
ảnh hưởng để đồng độ.
Bước 6:
- Tại sao phải để nguội hoàn toàn? Để kết thúc quá trình hòa tan, giúp thực
hiện thao tác đo pH tránh ảnh hưởng tới máy đo pH
Bước 7:
- Tại sao phải đo pH từ 7,0 đến 7,5 vì pH của mắt là pH = 7,4, mà pH của
TMN là pH từ 7 đến 7,5 là nồng độ đẳng trương của thuốc không làm kích
ứng cho mắt, tăng hiệu quả của thuốc đối với mắt.
Bước 8:
- Tại sao phải lấy 60ml để lọc trong khi chai sản phẩm có 50 ml? vì trong
quá trình lọc sẽ bị hao hụt sản phẩm và tổng thể tích của phẩn có thể +
10ml so với thể tích nhãn
- Tại sao phải lọc trong qua giấy lọc xếp quạt? vì lọc trong là quá trình lọc
sạch các cặn dư của hoạt chất truong thuốc, nếu không lọc các cặn dư đó
có thể làm xước giác mạc mắt làm tổn thương mắt
- Tại sao phải lọc vô khuẩn TMN qua màng lọc milipore? Vì quá trình vô
khuẩn TNM là quá trình rất quan trọng, lọc vô khuẩn để cho TNM có thể
lọc những loại VSV, xác VSV đã chết
Bước 9:

15
- Tại sao phải ghi nhãn “THUỐC NHỎ MẮT”? vì để tránh nhầm lẫn với
các thuốc có dạng đóng chai tương tự như thuốc nhỏ mũi, thuốc rửa mắt
9. Trả lời các câu hỏi của giáo trình và câu hỏi trên lớp của giảng viên (nếu có):
Câu hỏi giáo trình:
Câu 1: nêu vai trò, tính chất của các thành phần trong công thức Thuốc nhỏ mắt
Chloramphenicol 0,4%?
- Chloramphenicol :
+ tính chất: bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể
hình kim hoặc phiến dài, ít tan trong nước (1:400), dễ tan trong Ethanol
96% và propylene glycol. Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 80 độ C, nồng độ từ
0,4% trở lên có tác dụng diệt khuẩn
+ vai trò là hoạt chất chính
Nipagin M
+ tính chất: khó tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong mước nóng, dễ
tan trong cồn, được sử dụng làm chất bảo quản, kháng khuẩn,.kháng nấm,
+ vai trò: là chất bảo quản
- Acid boric:
+ tính chất: là tinh thể không màu hoặc bột màu trắng. có thể hòa tan trong
nước.
natri borat
+ tính chất Là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh, có vị
ngọt mặn dễ dàng hòa tan trong nước nhưng không tan trong cồn 90 độ
+ vai trò: hệ đệm pH
- Natri Clorid:
+ tính chất: là bột tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu
hay hạt trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước thực tế không tan
trong ethanol khan
+ vai trò: chất đẳng trương hóa
- Nước cất: dung môi hòa tan (đạt tiêu chuẩn nước cất pha tiêm)
Câu 2: nêu các ưu điểm khi sử dụng hệ đệm Acid boric – Natri borax cho thuốc
nhỏ mắt Chloramphenicol 0,4%

16
Giữ cho pH ở khoảng 7,2 – 7,4 để Cloramphenicol có thể hòa tan hoàn
toàn đồng thời giữ cho hoạt chất ổn định trong dung dịch và không gây kích ứng
mắt. đóng vai trò là hệ đệm pH, đảm bảo cho độ bền vững, độ hòa tan của hoạt
chất, giúp cho mắt không bị kích ứng và khả năng dung náp thuốc đối với cơ thể
tốt hơn

Câu 3: Có thể sử dụng được các hệ đệm khác có khoảng pH phù hợp (7,0-7,5)
cho thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 0,4%?
- Khoảng pH phù hợp: 7,0-7,5 vì pH của mắt là 7,4
- Các hệ đệm có thể sử dụng:
+ hệ đệm Gifford: Acid boric – Natri carbonat
+ hệ đệm Palitzsch: acid boric – borax
+ hệ đệm acid boric – Natri acetat
Câu 4: Có thể tiệt trùng TNM 0,4% Chloramphenicol bằng nhiệt được không?
Tại sao?
Không thể tiệt trùng thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% bằng nhiệt độ được vì
TNM Cloramphenicol 0,4 % sẽ bị thủy phân ở nhiệt độ 80 độ C

Câu 5: nồng độ tối thiểu có tác dụng của TNM Chloramphenicol?


Nồng độ tối thiểu là 0,4%

Câu 6: Nêu các chỉ tiêu chất lượng của tiêu chuẩn TNM Chloramphenicol?
- Chế phẩm phái đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “thuốc nhỏ mắt”
(phụ lục 1.14 – DĐVN V)
- Hàm lượng: Chloramphenicol đạt 90,0% đến 110,0%, so với hàm lượng
ghi trên nhãn
- Dung dịch trong suốt, không màu
- Giới hạn thể tích cho phép: + 10% thể tích ghi trên nhãn
- pH từ 7,0 đến 7,5 (pH trung bình của mắt là 7,4)
Câu hỏi của giảng viên:
Câu 1: kháng sinh nào ít bị kháng thuốc nhất hiện nay?
- Là những kháng sinh như Quinolone, Cafloxacin, Levofloxacin…

17
Câu 2: Trong cấu trúc của Chloramphenicol cấu trúc dễ bị phân hủy nhất là cấu
trúc nào? Cách khắc phục?

- Cấu trúc amid dễ bị thủy phân nhất trong môi trường nước:

- Cách khắc phục hạn chế bị thủy phân:


+ Tạo một vùng pH ổn định nhất có thể: 7,0 – 7,5 (môi trường trung tính)
+ Sử dụng hệ đệmtạo pH: acid boric-borax là hệ đệm pH và hỗ trợ thêm
tính sát khuẩn. hệ đệm citric/citrat là hệ đệm pH giúp ức chế oxi hóa - khử
Câu 3: Tại sao Chloramphenicol lại dễ thủy phân trong môi trường nước ở pH
acid và pH kiềm?
Vì Chloramphenicol có chữa các nhóm cấu trúc dễ bị thủy phân:
- Nhóm amid: dễ bị oxi hóa - khử
- Nhóm halogen (Cl): dễ bị phản ứng thế
Câu 4: Kháng sinh Chloramphenicol hiên nay còn sử dụng nhiều hay không?
- Hiện nay, kháng sinh Chloramphenicol ít dử dụng chủ yếu dùng cho thú Y
vì Chloramphenicol vẫn có công dụng điều trị tủy nhiên vẫn còn gây độc
tính ảnh hưởng đến máu và kháng thuốc khá nhiều.
Câu 5: Ở thị trường Việt Nam, có còn sử dụng TNM Chloramphenicol không?
- Còn sử dụng vì điều kiện kinh tế Việt Nam thấp do TNM này có giá tiền
khá rẻ, dễ dàng mua và phù hợp sử dụng trong một tháng
Câu 6: Tạo sao không được hòa tan Chloramphenicol ở nhiệt độ > 80 độ C

18
Vì Chloramphenicol dễ bị thủy phân ở nhiệt độ >80 độ C, khi hòa tan phải
dung đũa khuẫy nghiền nhỏ hóa chất giúp hòa tan dễ hơn
Câu 7: acid boric – borax có vai trò là gì?
Là chất đẳng trương trong độ hạ băng điểm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Ngày 19 tháng 05 năm 2022


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH BC&SDH 1


Bài 4: ĐO ĐỘ CỒN – PHA CỒN

Họ và tên: Phạm Thị Quỳnh


Lớp : PH19A1B
Tổ: 02
Nhóm: 11
Ngày thực tập: 09/05/2022

Báo cáo chia làm các phần:


10. Vẽ sơ đồ cách tiến hành pha chế sản phẩm:
 Giai đoạn 1: Cách đo nồng độ cồn
 Giai đoạn 2: Tính độ cồn thực và thể tích cồn cao độ 92,7° và cồn thấp
độ 45,4° cần thêm để pha 100 ml cồn 70° .
- Cồn cao độ: t1 = 30℃
- (Độ cồn biểu kiến) B1 = 96° vì độ biểu kiến của cồn cao độ > 56 ° nên
tiến hành tra bảng Gray Lussac trong DĐVN ở t 1 = 30℃ và B1 = 96°
→ (nồng độ thực) T1 = 92,7°
- Cồn thấp độ: t3 = 29°
- B3 = 51° < 56° → ta áp dụng công thức, T3 = B3 – 0,4(t3℃ – 1,5℃ )
= 51° - 0,4(29℃ - 1,5℃ )
= 45,4° (nộng độ thực)
 Để pha đươnc 100ml cồn 70° từ cồn cao độ 92,7° và cồn thấp độ 45,4° , ta
áp dụng công thức: vậy T2 = 70° ; V2 = 100 ml ⇔ V2 = V1 + V3

19
V1 |T 1−T 2| = V3 |T 3 – T 2|
 V1 |92,7−70| = V3 |45,4−70|
 V1.22,7 = V3.24,6

 Ta có phương trình:
{
V 1 .22,7−V 3 .24,6=0
V 1 +V 3=100 {
⇒ V 1=52 ml(thể tích cồn cao 92,7 °)
V 2=48 ml(thể tích cồnthấp 45,4 ° )

Kết luận: đong chính xác 52 ml cồn 92,7° vào ống đong, thêm từ từ chính xác
48 ml cồn 45,4° . Tiến hành đo nhiệt kế, cồn kế
 Giai đoạn 3: Tiến hành pha 100 ml cồn 70° từ cồn 92,7° và cồn 45,4°
Kết quả: Đo ở nhiệt độ t° = 28℃ , đo cồn kế B = 75° với thể tích 100ml => tiến
hành tra bảng Gray Lussac có nồng độ cồn thực T = 70,9°
11. Giải thích lý do của cách làm trong từng bước.
- B1: tại sao phải rửa sạch dụng cụ trước khi thực hành? để rửa sạch
các bụi bẩn và cặn dư còn dư thừa của các hóa chất khác
- B2: dùng ống đong để đong cồn? vì để dễ dàng thao tác khi đo cồn kế
và nhiệt kế vì phải nổi lơ lửng trong cồn mới đo được chính xác
- B3, B5, B8, B10, B12: phải đo nhiệt kế và cồn kế để tìm kiếm được
nồng độ thực trong cồn? vì
+ Khi đo được cồn bằng nhiệt kế có nhiệt độ t °=15 ℃ thi khi đo bằng
cồn kế kết quả sẽ là nộng độ cồn thực ví dụ 100 ml cồn 70 ° khi đô
nhiệt kế t° = 15 độ C thì khi đo cồn kế T = 70° nghĩa là trong thể tích
100ml có chứa 70% cồn tuyệt đối. nếu đo nhiệt độ t° > 15 ℃ thì khi
đo cồn kế B sẽ là nồng độ biểu kiến vậy lên phải tiến hành tra bảng
Gray Lussac tìm nồng độ thực
+ hoặc khi đo cồn kế > 56° thì phải tra bảng Gray Lussac để tra nồng
độ thực và nếu cồn kế < 56 thì áp dục công thức T = B – 0,4(t – 1,5 ° C )
để tìm nồng độ thực
- B4, B5, B9, B11: phải rửa sạch bằng nước cất, lau khô và cho vào
trong vỏ đựng nhiệt kế hoặc cồn kế? vì đây chính là những dụng cụ dễ
vỡ bên trong có chứa thành phần hóa chất gây độc hại lên phải thao tác
cẩn thận, đồng thời giúp bảo quản tốt sẽ có công dụng tốt cho các lần
thực hành sau

20
- B6: tính toán công thức? vì để xác định được lượng chính xác thể tích
của từng nồng độ cần pha, giúp cho quá trình pha cồn sẽ đạt được nồng
độ mong muốn và cồn là dung dịch khó kiếm và đặt hơn nước cất lên
phải tính toán kỹ
- B13: tại sao phải đóng chai và ghi nhãn? vì cồn rất dễ bay hơi tránh
hao hụt thể tích và phỉa ghi nhãn để phân biệt được các loại có nồng độ
cồn khác nhau
12. Trả lời các câu hỏi của giáo trình và câu hỏi trên lớp của giảng viên (nếu có)
Câu 1: cồn được sử dụng như thế nào?
Cồn có mặt trong các đời sống hang ngay, cồn gắn liền với các ethanol,
etylic,… được sử dụng để sát khuẩn, khử trùng. Có thể sử dụng làm bia, rượu,
mỹ phẩm
Câu 2: nguyên liệu và phương pháp nào để sản xuất ethanol?
- Sản xuất từ tinh bột gạo, bắp, sắn -> Dùng phương pháp lên men
- Sản xuất từ đường (Saccarose)
- Sản xuất từ Cellulose
 Đều qua quá trình thủy phân enzyme, lên men,…
Câu 3: ứng dụng của Ethanol?
- Trong thực phẩm: làm rượu, bia và đồ uống để phục vụ đời sống
- Trong công nghiệm dược:
+ sản phấm sát khuẩn
+ chế phẩm Y tế
+ chiết xuất dược liệu
- Trong bào chế
+ dung môi trung gian hòa tan
+ bảo vệ chống sự nhiễm khuẩn vì cồn có tính chất sát khuẩn cao
- Dung ngoài:
+ Gel sát khuẩn khô. Lưu ý: công 90° sẽ gây bỏng, tiêu Protein
Câu 4: Nước phân cực hơn hay cồn phân cực hơn?

21
Độ phân cực của nước lớn hơn cồn. vì độ phân cực liên quan đến liên kết, ion
và liên kết tĩnh định,.. Liên kết tĩnh điện phụ thược vào liên kết Hydro vậy nên
khi hydro càng nhiều thì lực tĩnh điện càng cao
H – OH > C2H5 – OH > CH3 – (C = O) – CH3 > CH3 – O – CH3 …
(nước) (alcol) (acetol)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Ngày 04 tháng 06 năm 2022


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH BC&SDH 1


Bài 5: CỒN QUẾ

 Công thức:
- Vỏ quế (bột rửa mịn): 50g
- Cồn 80 độ: 200ml
 Công dụng:
- Dược liệu Quế: có tính ôn hàn làm ấm, trị đau bụng, làm ấm đi ngoài,
….có thể làm chế phẩm dung ngoài vì có chứa hoạt chất hoạt lạc, tán hàn có tác
dụng giảm đau.
- Ethanol 80o: sát trùng, khử khuẩn. Bảo quản được các dược chất lâu hơn
và dùng làm dung môi hòa tan một số chất hoặc làm nguyên liệu bào chế.
 Dụng cụ:
- Bình ngấm kiệt/ bình lắng gạn (+ giá đỡ)
- Đũa thủy tinh, giấy lọc
- Ống đong 250mL
- Bông viên
- Sỏi nhỏ
- Cân điện tử, giấy cân
- Becher 250mL, becher 50mL (để cân bột)
- Muỗng kim loại

22
- Máy xay khô
- Bộ rây 355/180
NỘI DUNG BÁO CÁO
 Tóm tắt quy trình bằng sơ đồ: (không kèm hình ảnh)
 Tóm tắt quy trình bằng sơ đồ: (kèm hình ảnh)
 Trả lời các câu hỏi của giáo trình và câu hỏi trên lớp của giảng viên (nếu
có)

I. Tóm tắt quy trình bằng sơ đồ: (không kèm hình ảnh)

B1 Cân bột quế, làm ẩm bằng ethanol


80° với lượng vừa đủ. Đậy kín, để
yên trong 2 – 3h

B2
Lót một ít bông xuống đáy bình ngấm
kiệt, đặt giấy lọc lên trên bông

B3

Cho dược liệu đã thấm ẩm vào


bình, vừa cho vừa san đều

B4

Đặt tờ giấy lọc vừa vặn với đường


kính của bình trên mặt dược liệu,
chèn một ít sỏi lên trên

B5
23
Mở khóa bình ngấm kiệt, cho dung môi
từ từ vào bình cho đến khi có vài giọt
dịch chiết ban đầu chảy ra. Khóa vòi

B6
Cho tiếp dung môi ngập dược liệu 2-3cm.
Ngâm lạnh trong 24h

Rút dịch chiết với tốc độ 1ml/ phút. Đồng


thời bổ sung dung môi luôn ngập bề mặt
B7 dược liệu

B8

Tiếp tục rút dịch chiết cho


đến khi thu được 1000ml

B9
Để lắng, gạn lọc lấy dịch
trong

B10

Đóng lọ, dán nhãn đúng


24
quy định
II.Quy trình pha chế sản phẩm ( kèm hình ảnh)

 Dán nhãn đúng quy chế:

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

33 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P. Hòa Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng

CỒN QUẾ
Chai 100 ml

Công thức: Công dụng: Chữa đau bụng, đi ngoài, cảm lạnh; làm nguyên liệu pha thuốc.
Vỏ quế: 50g Cách dùng: Pha loãng trước khi uống.
EtOH 80 độ: 250 ml Bảo quản: Bảo quản trong lọ kín, thoáng mát.
SL: 01 NSX: 02/06/2022 HD: 02/07/2022

ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM – ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Nhãn dán của sản phẩm cồn quế

III.Trả lời câu hỏi:


 Câu hỏi kiểm tra đầu giờ:
Câu 1: Dược Điển Việt Nam V quy định cỡ bột nửa mịn sử dụng cỡ rây
bao nhiêu?
- Bột nửa mịn (355/180) là không ít hơn 95% phân tử qua được rây số 355
và không quá 40% qua được rây số 180.
Câu 2: Yêu bột nửa mịn theo tiêu chuẩn DĐVN V (tra cứu DĐ, ghi rõ ra)
- Theo phụ lục 3.5 của DĐVN V, yêu cầu bột nửa mịn phải sử dụng 2 rây
để xác định cỡ bột thì rây bột qua rây 180 trước và sau đó rây bột qua rây 355.
Không được có dưới 95% khối lượng dược liệu bột qua rây có số rây cao hơn
và không được quá 40% khối lượng dược liệu bột qua rây có số rây thấp hơn.

25
Câu 3: Nồng độ cồn trên lý thuyết sử dụng cho biết bột dược liệu quế có
thể là bao nhiêu (trong khoảng bao nhiêu?) tại sao?
- Nồng độ cồn lý thuyết sử dụng cho chiết bột dược liệu quế là trong
khoảng 70 – 90% vì mục đích ta chiết tinh dầu quế mà tinh dầu không tan trong
nước, mà tan trong EtOH 70-90% và nếu chiết ở cồn thấp độ thì quá trình ngâm
dược liệu rất dễ bị nhiếm khuẩn và làm hư dược chất, nếu sử dụng cồn cao độ
thì khả năng bay hơi rất cao gây ảnh hưởng tới sản phẩm cần thiết.
Câu 4: Tính tốc độ tháo rút dược liệu theo công thức cho 50g bột dược
liệu:
- Ta áp dụng công thức rút dịch chiết x=k × √ C
Trong đó:
x số giọt rút trong 1 phút
k hệ số phụ thuộc vào lượng dược liệu (lượng nhỏ dưới 1Kg k =
0.25)
C lượng dược liệu đem triết xuất tính bằng gam
Tốc độ tháo rút của dược liệu theo công thức cho 50g bột dược liệu là:
x=k × √C → x=0,25 × √ 50 =1,76 giọt/phút ≈ 2 giọt/phút
≈ 0,1 ml / phút ≈ 6 ml /giờ
 Kết luận: Vậy tốc độ tháo rút của dược liệu theo công thức cho 50g
bột dược liệu là: 6ml/giờ.
 Câu hỏi của giảng viên:
Câu 1: Ở Việt Nam quế được trồng nhiều ở đâu?
- Đặc sản quế được trồng nhiều ở Trà My tỉnh Quảng Nam.
Câu 2: Tốc độ hòa tan của chất trong tế bào dược liệu được tuân theo
định luật gì?
Tuân theo định luật Fick:
dG DF (C S−C t )
=
dt x
Trong đó:
G: khối lượng chất được hòa tan ở thời điểm t.
F: diện tích bề mặt tiếp xúc tiểu phân chất rắn.

26
Cs: nồng độ bão hòa.
Ct: Nồng độ tức thời.
x: bề dày lớp khuếch tán.
D: hệ số khuếch tán của chất tan trong chất lỏng.
Bề dày khuếch tán (x) phụ thuộc vào điều kiện thủy động của quá trình hòa tan
chiết xuất như: hiện tượng đối lưu, sự khuấy trộn,…
Câu 3: Dựa vào định luật Fick ở câu 2, hãy cho biết tác động vào yếu tố
nào để tăng hiệu quả chiết xuất?
G: khối lượng chất được hòa tan ở thời điểm t → không thay đổi
F: diện tích bề mặt tiếp xúc tiểu phân chất rắn. → có thể thay đổi bằng cách
xay mịn vừa phải sẽ làm tăng bề mặt tiết xúc giúp triết dược liệu dễ dàng và rút
ngắn thời gian ngấm kiệt.
Cs: nồng độ bão hòa. → không thay đổi
Ct: Nồng độ tức thời. → thay đổi theo thời gian sau một giờ khác nhau, ngâm
càng lâu thì hệ số hiệu quả chiết càng cao để làm giảm Ct bằng cách rút dịch
chiết + bù dung môi mới vào sẽ làm nhỏ Ct và giúp hiệu xuất tang lên
x: bề dày lớp khuếch tán.→ không thay đổi
D: hệ số khuếch tán của chất tan trong chất lỏng.→ không thay đổi
Ngoài ra, có thể tác động vào quá trình hòa tan bằng cách khuấy trộn bằng cơ
học hoặc sử dụng sóng siêu âm để làm tang hiệu suất.
Câu 4: Ngấm kiệt là gì?
- Là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chay rất
chậm đều đặn qua khối dược liệu đã được phân chia thích hợp với thiết bị đặc
biệt gọi là bình ngấm kiệt. Trong quá trình ngấm kiệt không khuấy trộn.
Câu 5: Phương pháp ngâm và ngấm kiệt khác nhau điểm nào?
- Phương pháp ngâm: dung môi không chuyển động. Quá trình ngâm không
bao giờ chiết xuất kiệt được dược chất.
- Phương pháp ngấm kiệt: dung dung môi chuyển động từ trên xuống. Quá
trình ngấm kiệt sẽ ngâm ở thời điểm nào đó sẽ lấy kiệt được dược chất.
Câu 6: Tại sao phải đổ dung môi vào cho nhỏ một vài giọt dịch chiết ban
đầu xuống?

27
- Vì để đuổi bọt khí trong dược liệu chứa trong bình ngấm kiệt giúp không
làm tang áp suất khi chiết dược liệu là cho dịch chiết bị đẩy lên trên trung môi
nhưng vậy quá trình thu dịch chiết sẽ không được đậm đặc theo quy trình: Dung
môi → tế bào dược liệu → hòa tan dược chất (thẩm thấu → thẩm tách).
Câu 7: Chú ý khi ngấm kiệt là gì?
- Ngấm kiệt luôn luôn phải ở trạng thái đứng yên.
Câu 8: Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết dược liệu?
- Yếu tố dược liệu: kích thước, bản chất hóa gỗ rất khó chiết vậy nên phải
làm nhỏ ra giúp tăng bề mặt tiếp xúc và ngâm với thời gian lâu.
- Phụ thuộc vào bản chất dung môi: nếu dung môi kém phân cực thì sự
ngấm vào tế bào dược liệu khó, nếu dung môi phân cực thì thấm vào dược liệu
tốt.
Câu 9: Tại sao lại sử dụng cồn 80 độ để làm dung môi hòa tan trong triết
xuất bột Quế?
- Vì bản chất của dịch chiết trong cồn là andehyd cinnamid là một chất hơi
kém phân cực nên phải chiết xuất ở cồn cao độ 80 độ .
Câu 10:Mục đích của việc làm ẩm được liệu trong phương pháp ngấm
kiệt? trường hợp nào có thể bỏ qua bước này?
- Mục đích làm ẩm: để dược liệu truoeng nở trước, tránh dược liệu trương
nở trong bình, gây tắc bình.
- Dược liệu không có cấu trúc tế bào có thể bỏ qua bước này.
Câu 11: Tại sao sử dụng bột quế nửa mịn mà không sử dụng dạng bột
khác cho phương pháp ngấm kiệt?
- Trong phương pháp ngấm kiệt nếu dung bột quá mịn sẽ gây tắc bình,nếu
dung bột quá thô dung môi sẽ không ngấm. Vậy nên khi chiết được hoàn toàn
dược chất trong dược liệu nên cỡ bột phù hợp nhất là bột nửa mịn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Ngày 04 tháng 06 năm 2022


KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH BC&SDH 1


Bài 6: Hỗn dịch lưu huỳnh

28
Công thức:
Lưu huỳnh kết tủa 4.0g
Tween 80 8.0g
Na CMC 2.0g (pha trong 40ml nước cất)
Glycerin dược dụng 10.0g
Nước cất vđ 100ml
1. Công dụng của hỗn dịch lưu huỳnh:
- Chữa mụn trứng cá bằng cách bôi ngoài da nhiều lần trong ngày.
2. Dụng cụ:

- Chày cối
- Lọ thủy tinh nút mài
- Becher 50ml
- Ống đong 100ml
- Cốc có chân 100ml
- Khăn lót cối
- Giấy cân
- Đũa thủy tinh
- Mặt kính đồng hồ
- Cân kỹ thuật

29
NỘI DUNG BÁO CÁO
 Phân tích đơn
 Tóm tắt quy trình bằng sơ đồ: (không kèm hình ảnh)
 Tóm tắt quy trình bằng sơ đồ: (kèm hình ảnh)
 Dán nhãn đúng quy chế
 Trả lời các câu hỏi của giáo trình và câu hỏi trên lớp của giảng viên (nếu
có)

I. Phân tích đơn

- Lưu huỳnh kết tủa: là dược chất chính, có tác dụng sát khuẩn và điều trị
mụn trứng cá.
- Tween 80: chất diện hoạt không ion hóa. Tween 80 là chất lỏng, sánh, dạng
dầu màu vàng trong hơi nâu. Tan trong nước, ethyl acetat và methanol. Trong
công thức có vai trò là chất gây thấm.
- Na CMC: là chất nhũ hoá, chất gây thấm. Ngoài ra còn giúp tăng độ nhớt
cho hỗn dịch.
- Glycerin dược dụng: chất lỏng sánh, không màu. Dung môi đồng tan với
nước, có tác dụng dưỡng ẩm và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
- Nước cất: là dung môi hoà tan các chất trong công thức.

II. Tóm tắt quy trình bằng sơ đồ: (không kèm hình ảnh)
Vệ sinh, vô khuẩn, chuẩn bị nguyên phụ liệu

Nghiền mịn Nghiền kỹ Dung


Lưu huỳnh Tween 80 dịch
30 NaCMC

Vừa
Tạo thành khối
bột nhão đồng

Khuấy
trộn kỹ

III. Quy trình pha chế sản phẩm:


 Nhãn dán đúng quy chế của Hỗn dịch lưu huỳnh:

KHOA DƯỢC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

33 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P. Hòa Cường Nam – Q. Hải Châu – Tp. Đà Nẵng

HỖN DỊCH LƯU HUỲNH


Chai 100 ml

Công thức: Công dụng:Chữa mụn trứng cá .


Lưu huỳnh kết tủa: 4.0g Cách dùng:Bôi ngoài da nhiều lần trong ngày.
Tween 80: 8.0g Bảo quản:- Bảo quản nơi khô mát.
Na CMC: 2.0g (pha trong - Lưu ý nhiệt độ bảo quản thường ở nhiệt độ
40ml nước cất) phòng, nhỏ hơn 30 độ.
Glycerin dược dụng: 10.0g NSX: 02/06/2022 HD: 02/07/2022
Nước cất vđ: 100ml
SL: 01

LẮC ĐỀU TRƯỚC KHI DÙNG

IV. Trả lời câu hỏi:

 Câu hỏi kiểm tra đầu giờ

31
1. Nêu 3 bước điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán

+ Nghiền khô: nghiền dược chất đến độ minn thích hợp.


+ Nghiền ướt: thêm một lượng nhỏ chất dẫn đủ để thấm ướt toàn bộ dược chất
rắn.
+ Phân tán khối bột mịn nhão dược chất vào dẫn chất.

2. Phương pháp phân tán so với phương pháp ngưng kết được áp dụng
vào những trường hợp nào?

- Phương pháp phân tán được dùng cho các trường hợp: hoạt chất rắn không
hoà tan hay ít hoà tan trong dẫn chất hay các dung môi trơ thông thường khác.
- Phương pháp ngưng kết thường dùng cho các trường hợp như: khi điều chế
hỗn dịch thuốc trong quá trình điều chế dược chất ở dạng tiểu phân, phân tán
như chất dẫn mới tạo được kết tủa.

 Câu hỏi của giảng viên


1. Tại sao hỗn dịch không cần chất nhũ hóa:

Vì là dược chất không tan nên hỗn dịch cần được phân tán dị thể, các pha phân
tán là chất rắn hoà tan dạng hạt thật nhỏ và được phân tán đồng nhất trong môi
trường phân tán lỏng thích hợp.

2. Hỗn dịch là dạng đồng thể hay dị thể?

Hỗn dịch là dạng dị thể vì dược chất không tan trong dung môi. Là dạng rắn -
lỏng, rắn là dược chất còn lỏng là môi trường phân tán (dung môi thân dầu hoặc
dung môi thân nước)

3. Hỗn dịch gồm có mấy loại?

- Dựa vào kích thước tiểu phân hỗn dịch được chia làm 2 loại: hỗn dịch thô và
hỗn dịch mịn.

4. Công thức giữa nhũ tương và hỗn dịch khác nhau ở thành phần nào?

- Công thức nhũ tương cần phải thêm chất nhũ hóa.
- Công thức hỗn dịch không cần chất nhũ hóa vì dược chất không tan mà chỉ
phân tán dưới dạng tiểu phân, và cần sử dụng chất gây thấm hay chất phân tán.

32

You might also like