You are on page 1of 32

THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

Organic Chemistry Lab


EOCH210403

Biên soạn: TS. Võ Thị Ngà


TS. Hoàng Minh Hảo
Bộ môn: Công nghệ Hóa học
Khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm
Bài 1
KỸ THUẬT KẾT TINH,
THĂNG HOA và
ĐO NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY
Crystallization, Sublimation and Melting
point
PHẦN LÝ THUYẾT

KỸ THUẬT KẾT TINH


Kỹ thuật kết tinh
https://www.youtube.com/watch?v=7LBGQHjgHEw

Xem video clip và trả lời các câu hỏi sau :


1. Cho biết các bước chính của quá trình kết tinh.
Xem kỹ từ đầu đến cuối để mô tả chi tiêt từng bước.
2. Tại sao không đun dung môi hữu cơ trên ngọn
lửa trần ?
3. Mô tả thí nghiệm chọn dung môi cho kết tinh ?
4. Cho biết tiêu chí chọn dung môi phù hợp cho kết
tinh.
5. Cho biết cách loại màu dung dịch ?
6. Trong trường hợp đã để nguội nhưng không thấy
tinh thể, có thể áp dụng những phương pháp nào ?
4
Kỹ thuật kết tinh
https://www.youtube.com/watch?v=7LBGQHjgHEw

Quy trình:
1. Chọn lựa dung môi
2. Hòa tan mẫu tạo dung dịch bão hòa
3. Lọc nóng và loại màu.
5. Làm lạnh, kết tinh.
4. Lọc áp suất kém thu, rửa và làm khô tinh thể.
Lưu ý:
-Chọn dung môi sao cho chất cần kết tinh tan tốt ở nhiệt độ cao
và ít tan ở nhiệt độ thấp.
-Loại màu dung dịch bằng than hoạt tính. 5
-Kích thích kết tinh bằng cách cạ đũa hoặc tạo mầm tinh thể.
Lý thuyết Kỹ thuật kết tinh
• Hầu hết các hợp chất hữu cơ khi mới điều chế ra đều không tinh
khiết. Chúng lẫn các chất chưa phản ứng, sản phẩm phụ và tạp chất.
Nếu là chất rắn có thể được tinh chế bằng phương pháp kết tinh.
• Kết tinh là quá trình trong đó chất rắn được hòa tan trong dung môi
nóng sau đó làm lạnh từ từ. Tinh thể của chất cần tinh chế sẽ kết
tủa từ từ và chọn lọc. Tinh thể được tách ra khỏi dịch lọc bằng cách
lọc dưới áp suất kém.
• Tạp chất không tan trong dung dịch được loại đi bằng cách lọc nóng
(trước khi kết tinh), chất màu được loại bằng than hoạt tính và tạp
chất tan rất tốt trong dung môi được loại đi khi lọc áp suất kém. 6
Chọn lựa dung môi trong kỹ thuật kết tinh
• Dung môi được chọn lựa dựa trên khả năng hòa tan của chất cần kết tinh.
Chất cần tinh chế phải hòa tan tốt trong dung môi ở nhiệt độ cao nhưng ít
tan trong dung môi này ở nhiệt độ phòng. Nếu độ tan của chất ở nhiệt độ
phòng cao thì hiệu suất sẽ giảm đáng kể. Cách chọn dung môi luôn dựa
trên thực nghiệm phép thử - sai trừ khi chất đã có ghi nhận trong tài liệu
tham khảo.

Nhiều trường hợp phải dùng hỗn


hợp dung môi kết tinh. Chất cần kết
tinh được hòa tan trong một lượng
nhỏ dung môi mà nó tan rất tốt.
Dung môi thứ hai là dung môi
không hòa tan chất cần kết tinh.
Cho từ từ dung môi thứ hai vào
dung dịch nóng trên đến khi dung
dịch tạo mây mù (bắt đầu có kết
tủa). Thêm dung môi thứ nhất vào
đến khi kết tủa tan hết. Làm lạnh
hỗn hợp từ từ và quá trình kết tinh
xảy ra. 7
Chọn lựa dung môi trong kỹ thuật kết tinh
Điều quan trọng nhất của phương pháp kết tinh là việc chọn dung môi. Dung
môi phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
•Không phản ứng hóa học với chất cần tinh chế.
•Đảm bảo độ hòa tan biến đổi nhiều theo nhiệt độ (nóng tan nhiều, lạnh tan ít).
•Không hòa tan các tạp chất (để có thể loại bỏ khi lọc nóng) hoặc hòa tan rất
tốt tạp chất (khi làm lạnh các tạp chất này vẫn tan, có thể loại bỏ khi lọc áp
suất kém).
•Phải dễ dàng tách ra khỏi bề mặt tinh thể khi rửa hay làm bay hơi dung môi.
•Nhiệt độ sôi của dung môi phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chất cần tinh
chế ít nhất từ 10-15 oC.
Thông thường người ta chọn dung môi theo quy tắc các dung môi không phân
cực sẽ hòa tan tốt các hợp chất không phân cực, còn các dung môi phân cực sẽ
hòa tan tốt các hợp chất phân cực.
Trên thực tế có thể chọn dung môi kết tinh dựa vào handbook. Trường hợp
không có dữ liệu với chất cần tinh chế thì làm thí nghiệm kiểm tra độ hòa tan.
8
Cách kiểm tra chọn dung môi trong kết tinh
1. Cho 0.05 g mẫu vào ống nghiệm;
2. Thêm 0.5 mL dung môi ở nhiệt độ phòng vào ống nghiệm, dùng spatulla nhỏ
xoay giữa 2 ngón tay để khuấy đều. Nếu gần như toàn bộ mẫu hòa tan hoàn
toàn thì dung môi không phù hợp vì mẫu sẽ kết tinh rất ít dẫn tới hiệu suất thu
hồi thấp. Chọn dung môi khác.
3. Nếu có rất ít mẫu hòa tan ở nhiệt độ phòng, đun ống nghiệm trong bếp cách
thủy và khuấy. Vừa khuấy, đun và nhỏ từ từ từng giọt dung môi đến khi mẫu
tan hoàn toàn, nhưng lưu ý lượng dung môi không vượt quá 1.5 mL tổng cộng.
Nếu mẫu tan thì tiếp tục thực hiện bước 4. Nếu mẫu vẫn không tan khi đã sử
dụng tổng cộng 1.5 mL dung môi thì dung môi này không phù hợp. Nếu mẫu
gần tan hoàn toàn thì có thể thêm một ít dung môi nữa cho tan hết.
4. Nếu chất rắn hòa tan hoàn toàn trong <=1.5 mL dung môi sôi thì lấy ống
nghiệm ra khỏi bếp cách thủy, đậy nắp ống nghiệm lại, để nguội đến nhiệt độ
phòng, sau đó đặt vào bể nước đá. Nếu nhiều tinh thể xuất hiện thì đây là dung
môi tốt. Nếu không thấy tinh thể thì dùng đũa thủy tinh cạ vào thành ống
nghiệm để kích thích kết tinh. Nếu vẫn không có tinh thể thì đây là dung 9môi
không phù hợp.
10
11
Nguyên tắc tách tạp chất trong kỹ thuật kết tinh
Sự thành công của phương pháp kết tinh tùy thuộc sự chênh lệch độ tan của chất
cần tinh chế trong dung môi nóng và dung môi lạnh.
Giả sử cần tinh chế hỗn hợp gồm 9 g A và 2 g B. A và B cùng có độ tan trong
dung môi là 1 g/100mL ở 20oC và 10 g/100mL ở 100oC

Loại được 2 g tạp chất B và cũng


thất thoát 2 g chất A

Chỉ áp dụng khi tạp chất B rất


nhỏ so với A để tránh hao12hụt
sản phẩm
Các bước thực hiện
trong kỹ thuật kết tinh

• Bước 1: hòa tan chất rắn bằng


cách thêm từng lượng nhỏ dung
môi nóng.
• Bước 2: loại bỏ tạp chất không
tan (nếu cần, Figure 11.5).
• Bước 3: để yên cho dung dịch
nguội và kết tinh (sau khi dung
dịch nguội, có thể ngâm trong
nước đá để kết tinh hoàn toàn).
• Bước 4: lọc thu tinh thể bằng
cách lọc áp suất kém với phễu
Hinrsch/Buschner

13
14
15
Các phương pháp loại tạp
chất không tan trong kỹ
thuật kết tinh

• Cách A: gạn.
• Cách B: lọc với pipette.
• Cách C: lọc với giấy lọc xếp rãnh

16
Cách loại chất màu trong kỹ thuật kết tinh

• Dùng Norit (bột than hoạt tính) có diện tích bề mặt rộng để
hấp phụ tạp chất màu.
• Mỗi lần dùng một lượng nhỏ (0.01-0.02 g) vì Norit cũng hấp
phụ chất cần tinh chế.
• Có thể cho Norit trực tiếp vào dung dịch mẫu rồi đun nóng và
lọc. Hoặc có thể cho dung dịch (đã pha loãng) đi qua cột nạp
Norit.

17
Cách khơi mào tinh thể trong kỹ thuật kết tinh
Trong trường hợp dịch lọc đã nguội mà vẫn chưa kết tinh có thể kích thích kết tinh bằng một
trong những cách sau:
•Dùng đũa thủy tinh cạ nhẹ vào thành bình chứa, lên và xuống ngay bề mặt dung dịch. Điều
này sẽ làm một lượng nhỏ mẫu bay hơi dung môi nhanh hơn vào tạo thành tinh thể trước. Vài
mẩu tinh thể nhỏ này sẽ là mầm tinh thể cho toàn bộ chất tan trong dung dịch bão hòa kết
tinh.
•Cho 1 mầm tinh thể nhỏ sẵn có vào dung dịch bão hòa.
•Ngâm bình chứa dung dịch bão hòa trong bể nước lạnh. Cách này để giảm độ tan của chất
tan.
•Nếu những cách trên thất bại thì do đã sử dụng quá nhiều dung môi. Cần đun nóng để bay
hơi lượng dung môi thừa và làm lạnh trở lại. (có thể kiểm tra dung dịch đạt bão hòa hay chưa
bằng một kinh nghiệm nhỏ: thổi nhẹ đầu đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung dịch, nếu có vài
tinh thể bám trên đầu đũa thì dung dịch bão hòa, nếu không có tinh thể thì cần đuổi dung
môi thừa đi). 18
Kỹ thuật thăng hoa
https://www.youtube.com/watch?v=dBNELFi5XiY

Xem video clip và trả lời các câu hỏi sau :


1. Cho biết nguyên tắc của kỹ thuật thăng hoa.
2. Mô tả quy trình thăng hoa.
3. Cho biết những lưu ý trong quá trình thí nghiệm.

Đọc thêm:
Technique 17:
Sublimation
Trang 779
19
Lý thuyết Kỹ thuật thăng hoa
• Thăng hoa là kỹ thuật tinh chế chất rắn mà chất rắn chuyển
trực tiếp thành thể hơi mà không qua thể lỏng. Yêu cầu hợp
chất cần tinh chế phải có áp suất hơi tương đối cao trong khi
tạp chất có áp suất hơi rất thấp.
• Bằng cách đun nóng, chất rắn sẽ bay hơi và trở về trạng thái
rắn khi hơi tiếp xúc với bề mặt lạnh.
• Một số hợp chất rắn như iodine, camphor, naphthalene,
acetanilide, benzoic acid, có thể được tinh chế bằng phương
pháp thăng hoa ở áp suất khí quyển. Một vài hợp chất thăng
hoa khi đun nóng dưới áp suất thấp. 20
Từ A, khi tăng nhiệt độ chất rắn, áp suất
hơi tăng theo (AB) đến khi chất rắn nóng
chảy tại B. Tại B áp suất hơi chất rắn và
chất lỏng bằng nhau. Khi nhiệt độ tiếp Khi hợp chất đạt áp suất hơi đủ
tục tăng lên, áp suất hơi tăng lên (BC) để chuyển thành thể hơi ở dưới
đến khi chất lỏng sôi tại C. điểm sôi thì nó chuyển trạng thái
trực tiếp từ rắn thành hơi. Lúc
này áp suất bên ngoài nhỏ hơn
áp suất hơi của pha rắn – lỏng ở
điểm sôi F.

Từ D áp suất hơi của chất rắn


tăng theo nhiệt độ (DF). Do đạt
áp suất hơi bên ngoài tại điểm E
trước khi đến điểm sôi nên chất
rắn sẽ thăng hoa ở điểm E.

liquid Điểm nóng chảy chỉ được quan


sát thấy khi áp suất bên ngoài
lớn hơn áp suất hơi của chất tại
điểm nóng chảy F. Do đó cần
phải dùng dụng cụ được hàn kín
để tăng áp suất.

21
sublimation

evaporation

•Chất rắn thăng hoa nếu áp suất hơi của nó tại điểm nóng chảy lớn hơn áp suất
khí quyển.
•Các hợp chất có tính chất thăng hoa thường là các chất kém phân cực hoặc có
cấu trúc đối xứng. Những chất này có nhiệt độ nóng chảy cao. 22
Các dụng cụ thăng hoa

23
PHẦN LÝ THUYẾT

NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY


Kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy
https://www.youtube.com/watch?v=iinr4-0C0Yc

Xem video clip và trả lời các câu hỏi sau :


1. Định nghĩa nhiệt độ nóng chảy.
2. Mô tả quá trình chuẩn bị mẫu để đo nhiệt độ nóng chảy.
3. Tại sao cần đo nhiệt độ nóng chảy 2 lần: đo thô và đo tinh ?
4. Tại sao không đo nhiệt độ nóng chảy lại mẫu đã từng đo ?
5. Cho biết dấu hiệu ghi nhận nhiệt độ nóng chảy.
6. Cho biết dấu hiệu của chất không tinh khiết.
7. Cách xác định một chất có là tinh khiết hay không ?
8. Những vấn đề thường gặp khi đo nhiệt độ nóng chảy?
9. Những lưu ý để thực hiện tốt kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy
Máy đo nhiệt độ nóng chảy
25
Kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy
• Nhiệt độ nóng chảy của một chất là nhiệt độ tại đó chất bắt
đầu chuyển trạng thái từ rắn thành lỏng.
• Các chất hữu cơ tinh khiết có nhiệt độ nóng chảy cố định. Do
đó, có thể biết một chất có tinh khiết hay không dựa vào nhiệt
độ nóng chảy của nó.
• Những chất còn lẫn tạp chất thường có nhiệt độ nóng chảy
thấp hơn và khoảng giới hạn nhiệt độ nóng chảy rộng (nhiệt
độ bắt đầu chảy và nhiệt độ chảy hoàn toàn).
• Những chất cực kỳ tinh khiết có khoảng giới hạn từ 0.1 đến
0.3 oC. Các chất hữu cơ tinh khiết mức độ phòng thí nghiệm
(ACS) có khoảng giới hạn là 1 oC. Các chất thương mại (tinh
khiết kỹ thuật) có khoảng giới hạn từ 2-3 oC. Khoảng giới hạn
này càng lớn thì chất càng kém tinh khiết. 26
Lý thuyết Kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy

• Đôi khi, hỗn hợp hai chất hữu cơ có cùng nhiệt độ nóng chảy vẫn
có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn khi đo từng chất riêng lẻ. Sự hạ
nhiệt độ nóng chảy là cách hữu hiệu để xác định sự tinh khiết của
chất và cũng để nhận danh hợp chất.
• Khi dự đoán một chất chưa biết X là chất đã biết A, người ta trộn
chất X với chất A và đo nhiệt độ nóng chảy. Nếu hỗn hợp này có
cùng nhiệt độ nóng chảy với chất A thì có thể khẳng định chất X
chính là chất A.
• Không phải tất cả các chất hữu cơ đều nóng chảy. Có một số chất
khi đun nóng sẽ bị phân hủy, thay đổi màu sắc, mềm hoặc co lại.
Trong những trường hợp đó cần đối chiếu với tài liệu tham khảo,
thường được ghi chữ d (decomposition-phân hủy) (ví dụ 198 o d).
27
Lý thuyết Kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy
Thông số nhiệt độ nóng chảy của một chất được dùng để nhận danh hợp chất
và xác định độ tinh khiết của nó.
Đun nóng từ từ một lượng nhỏ hợp chất với thiết bị chuyên dụng là dụng cụ đo
nhiệt độ nóng chảy. Ghi nhận 2 giá trị: nhiệt độ giọt chất lỏng đầu tiên được
hình thành từ bề mặt tinh thể và nhiệt độ toàn bộ mẫu chất chuyển thành thể
lỏng 🡪 khoảng nhiệt độ nóng chảy.

Nhiệt độ nóng chảy cho biết độ


tinh khiết qua 2 cách:
-chất càng tinh khiết có điểm
nóng chảy càng cao.
-chất càng tinh khiết có khoảng
nóng chảy càng hẹp.

28
Lý thuyết Kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy

Điểm eutectic là
trạng thái chất B
tan tối đa trong A,
không thể tan thêm
Eutectic được nữa (bão
hòa)

29
Kỹ thuật thăng hoa
https://www.youtube.com/watch?v=dBNELFi5XiY

1. Nghiền mịn chất cần tinh chế.


2. Đặt chất vào hộp lồng petri.
3. Đun nóng mặt dưới.
4. Làm lạnh mặt trên.
5. Thu tinh thể bám ở mặt trên.

Phương pháp thăng hoa cơ bản

Lưu ý:
-Sự thăng hoa từ bề mặt nên trải
rộng hóa chất trong hộp.
-Khi nhấc cốc nước đá cẩn thận để
không rơi nắp hộp petri.
30
Cách thăng hoa đơn giản
Kỹ thuật đo nhiệt độ nóng chảy
https://www.youtube.com/watch?v=iinr4-0C0Yc
Quy trình:
1.Hàn kín một đầu ống vi quản bằng ngọn
lửa.
2.Làm khô và nghiền mịn mẫu chất.
3.Chuyển chất rắn vào ống vi quản.
4.Đặt ống vi quản vào thiết bị đo nhiệt độ
nóng chảy.
5.Quan sát, ghi nhận điểm bắt đầu nóng
chảy và điểm chảy hoàn toàn.
Ống Thiele Lưu ý:
-Có thể đo lần đầu nhanh để xác định thô
khoảng nóng chảy.
-Đo lần sau điều chỉnh nhiệt độ tăng nhanh đến
điểm nóng chảy đã đo thô, sau đó chỉnh tăng
chậm để biết chính xác điểm chảy.
-Nếu chất chuyển màu thì có thể do phân hủy.
-Một số chất có thể thăng hoa.
-Cột dây thun cao hơn mực dầu DO trong 31ống
Máy đo nhiệt độ nóng chảy Thiele
Đo nhiệt độ nóng chảy bằng ống Thiele

32

You might also like