You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT

Khoa: Y – DƯỢC

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP

HÓA DƯỢC
(Dành cho sinh viên lớp Liên Thông)

Giảng viên: Ths. Trần Hoài Khanh


Tranhoaikhanhdhtn@gmail.com

1
MỤC LỤC
1. Tổng hợp acid benzoic ................................................................ trang 3
2. Kiểm định acid benzoic .............................................................. trang 6
3. Tổng hợp aspirin (acid acetylsalicylic) ....................................... trang 9
4. Kiểm định aspirin ........................................................................ trang 11

2
BÀI 1: TỔNG HỢP ACID BENZOIC

1. Nguyên tắc

Acid benzoic (benzen carboxylic acid) được điều chế từ sự oxy hóa benzyl alcol bằng kali
permanganat trong môi trường trung tính.

Trong công nghiệp, acid benzoic được điều chế từ sự oxy hóa trực tiếp toluen bằng KMnO4,
K2CrO4, HNO3 dưới áp suất thấp.
2. Thực hành
1. Cho 100 ml nước cất vào bình cầu 250 ml. Thêm lần lượt 5,5 g KMnO4; 2,5 ml
benzyl alcol và vài hạt đá bọt. Gắn sinh hàn nước vào bình cầu để đun hoàn lưu.
Đun hỗn hợp phản ứng đến sôi nhẹ trong thời gian 90 phút.
2. Để ngụôi, làm lạnh hỗn hợp trong thau nước đá. Tiến hành lọc dưới áp suất giảm để
lấy dịch lọc, tráng phếu với 10 ml nước cất.

3. Cẩn thận thêm từ từ HCl đđ vào dịch lọc đến pH acid (dùng giấy chỉ thị). Cho dung
dịch Na2SO3 20% vào từ từ và lắc đều đến khi hỗn hợp mất màu, chỉ còn lại tủa trắng
của acid benzoic.

4. Để hỗn hợp lạnh hoàn tòan. Lọc dưới áp suất giảm. Rửa tủa với 10 ml nước cất.
5. Hòa tan acid benzoic thô thu được trong 70 ml nước sôi. Đun nhẹ và khuấy mạnh đến
khi hỗn hợp trong suốt. Lọc nhanh hỗn hợp còn nóng trên giấy lọc xếp nếp.
6. Để nguội. Sau đó làm lạnh trong nước đá để kết tinh hòan tòan. Lọc dưới áp suất giảm
cho đến khô. Sấy sản phẩm trong tủ sấy ở 60oC trong 4 giờ. Cân và tính hiệu suất.
3
3. Lưu ý
- Tốt nhất nên hòa tan KMnO4 trong nước, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi các tinh thể
được hòa tan hoàn toàn trước khi tiến hành đun.
- Kết tủa MnO2 có thể gây khó khăn cho việc đánh giá màu của dung dịch bằng mắt thường.
Trong trường hợp này, một giọt hỗn hợp được nhỏ vào một mảnh giấy lọc. Nếu giấy
chuyển sang màu hồng hoặc tím, hỗn hợp phải được khử màu bằng cách thêm một lượng
nhỏ dung dịch Na2SO3.
Yêu cầu trình bày
1. Nêu được tên bài thực hành
2. Nêu được mục tiêu bài thực hành
3. Viết phương trình
4. Vẽ đơn giản hệ thống thiết bị sẽ tiến hành thí nghiệm tổng hợp
5. Nêu các bước tiến hành
6. Kẻ bảng các nêu rõ tính chất của các chất ban đầu sử dụng
Tên gọi Tính chất vật lý Lượng chất sử dụng Số mol Số
và Công - Màu sắc, trạng thái, Thể Khối Số tham mol
thức chất nhiệt độ sôi, nhiệt độ tích lượng mol gia dư
nóng chảy, khối phân tử phản
lượng riêng,… ứng

7. Bảng kết quả chất thu được


Tên gọi và Thông số: nhiệt Hiệu suất Hiệu Khối Khối
Công thức độ sôi, nhiệt độ theo lý suất lượng sản lượng sản
chất sản nóng chảy, khối thuyết thực tế phẩm theo phẩm
phẩm lượng riêng,… lý thuyết theo thực
tế

Câu hỏi chuẩn bị cho bài thực hành


1. Tại sao lại cho đá bọt vào bình cầu hỗn hợp khi đun?
2. Nêu tính chất vật lý, công dụng của acid benzoic?
3. Ảnh hưởng của pH tới khả năng oxy hóa của KMnO4?

4
4. Tóm tắt các giai đoạn tổng hợp acid benzoic bằng phản ứng hóa học.
5. Nêu 1 số phương pháp tổng hợp acid benzoic.
- Các nhóm phân công chuẩn bị đá lạnh để phục vụ cho thí nghiệm tổng hợp acid
benzoic.
- Khi vào phòng thí nghiệm yêu cầu sinh viên phải tuân thủ theo quy định của kỹ
thuật viên.

5
- BÀI 2: KIỂM ĐỊNH ACID BENZOIC

C7H6O2 (M=122,12 g/mol)


1. Tính chất
Tinh thể hình kim hay mảnh không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc thoáng mùi
cánh kiến trắng.
Ít tan trong nước, tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96o, ether,cloroform và dầu béo.
Acid benzoic bắt đầu thăng hoa ở 100oC
2. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm

Chỉ tiêu Phương pháp Tiêu chuẩn


kiểm
• Định tính
— Phản ứng benzoat Dương tính
— Điểm chảy 121-124 oC
• Giới hạn tạp chất Dùng dd 5% /
— Độ trong và màu sắc ethanol Trong suốt và không màu
— Các hợp chất chứa clor Đạt
— Các chất khử KMnO4 Đạt
— Tạp chất hữu cơ Không quá 10%
Không quá 10 ppm
— Kim loại nặng
Không quá 0.1%
— Tro sulfat

• Định lượng Chuẩn độ acid base 99-100.5%

3. THỰC HÀNH
3.1 Định tính
3.1.1 Phản ứng benzoat
Hòa tan 0.1g chế phẩm trong 1 ml dd NaOH 0.1N (TT) và thêm nước vừa đủ 10ml.
Thêm vài giọt FeCl3 10%: dd có tủa vàng nâu.

6
3.1.2 Điểm chảy
Đo bằng phương pháp mao quản trên máy đo điểm chảy
3.2 Kiểm tinh khiết
3.2.1 Các hợp chất chứa clor
Cho vào chén nung 0.5 g chế phẩm và 0.7 g calci carbonat (TT), trộn đều với mộtlượng
nước nhỏ và sấy khô từ từ trên bếp trong hủ hood.
Nung trong lò nung 600oC đến khi vô cơ hóa hoàn toàn (cắn trắng). Hòa
tan cắn trong 20 ml acid nitric loãng (TT) và lọc.
Rửa cắn và phễu lọc với 15 ml nước.
Gộp dịch lọc và nước rửa, thêm nước vừa đủ 50 ml; thêm tiếp 0.5 ml dd bạcnitrat
0.1N (TT).
Dung dịch thu được không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị như sau: Hòa
tan 0.7g calci carbonat (TT) trong 20ml acid nitric loãng (dd 12,5% hay 2M) và lọc. Rửa cắn
và phễu lọc với 15ml nước.
Gộp dịch lọc và nước rửa; thêm tiếp 1,2ml dd acid hydrocloric 0.01N và thêm nước vừa đủ
50ml. Thêm 0.5ml dd bạc nitrat 0.1N (TT) và so sánh.
[Cho 16 ml mỗi dd thử (đã cho bạc nitrat 0.1 N) và dd đối chiếu (đã cho bạc nitrat 0.1 N)
vào 2 ống nghiệm, so sánh độ đục bằng cách quan sát trên nền đen, từ trên xuống theo
trục của ổng nghiệm]
3.2.2 Các chất khử kali permanganat

Thêm từng giọt dd kali permanganat 0.1 N vào 100 ml nước đang sôi đã được acid hóa
bằng acid sulfuric loãng (dd 10%) đến khi màu hồng tím xuất hiện và bền vững trong
30 giây. Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dd đang nóng nêu trên và chuẩn độ bằng dd kali
permanganat 0.1 N đến khi có màu hồng bền vững trong 15 giây.

Lượng kali permanganat 0.1 N dùng không được quá 0.5 ml.

3.2.3 Kim loại nặng: Không được quá 0.001%

Pha 50 ml dd chế phẩm 5% trong ethanol 96 o (bình định mức).

Ống thử: Lấy 12 ml dd trên, thêm 2 ml đệm acetat pH 3.5

Ống đối chiếu: Gồm 5 ml ethanol 96 o trộn đều với 5 ml dd chuẩn chì 1 phần triệuvà 2
ml dd chế phẩm, thêm 2 ml dd đệm acetat pH 3.5

Cách pha dd thioacetamid: Thêm 1 ml hỗn hợp gồm 15 ml dd NaOH 1 N(TT), 5 ml nước cất
và 20 ml glycerin 85% (TT) vào 0.2 ml dd thioacetamid 4%(TT), đun nóng trong cách thủy
20 giây, làm lạnh và dùng ngay.

7
Thêm 1.2 ml dd thioacetamid (TT) vào 2 ống thứ và đối chiếu, lắc đều, đểyên 2 phút.

So sánh màu tạo thành trong ống thử với màu ống đối chiều: Ống thử không đượcđậm
màu hơn trên ống đối chiêu (quan sát trên nền trắng, nhìn từ trên xuống).

3.3 Định lượng

Hướng dẫn cách trung tính hóa alcol dùng cho định lượng :

Lấy khoảng 20 ml ethanol 96 o , thêm vào đó 1-2 giọt phenolphtalein, nếu dd không
màu, nhỏ từ từ từng giọt dd NaOH 0.1 N cho đến khi vừa xuất hiện màu hồng bền trong
30 giây. Dùng ethanol này làm dung môi để định lượng.

Hòa tan một lượng chế phẩm được cân chính xác khoảng 0.2 g trong 20 ml ethanol 96 o
(TT) đã trung tính hóa, thêm 20 ml nước và vài giọt phenolphtalein (CT), chuẩnđộ bằng
dd natri hydroxyd 0.1 N.

1 ml natri hydroxyd 0.1 N tương ứng với 0.012221 g C7H6O2

Câu hỏi
1. Tại sao phải trung tính hóa alcol trước khi định lượng acid benzoic?
2. Giải thích phản ứng định tính với dung dịch NaOH và FeCl3
3. Trong phản ứng định tính, cho quá thừa NaOH sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhưthế nào?
4. Nếu phương pháp so sánh độ đục và độ trong
5. Tại sao phải thử giới hạn tạp chất hữu cơ chứa clor? Nguyên tắc của thử nghiệm

8
BÀI 3.TỔNG HỢP ASPIRIN
(Acid acetylsalicylic)

I. NGUYÊN TẮC
Acetyl hoá acid salicylic (acid o-hydroxybenzoic) bằng anhydrid acetic với sựhiện
diện của H2SO4 đậm đặc.

II. THỰC HÀNH


1. Cho 2,5 g acid salicylic và 3,5 ml anhydrid acetic vào erlen đã sấy khô, khuấy
đều hỗn hợp. Thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc. Ráp hệ thống đun hồi lưu cách thuỷ
ở 70ºC có khuấy từ trong 30 phút.
2. Tháo hệ thống, để hỗn hợp nguội đến nhiệt độ phòng. Thêm vào từ từ 35 ml
nước cất, vừa thêm vừa khuấy mạnh. Sau cùng làm lạnh trong nước đá để kết
tinh hoàn toàn. Lọc dưới áp suất giảm, thu kết tủa.
3. Cho aspirin thô vào trở lại erlen, thêm 5 ml ethanol 96%. Đun cách thuỷ ở
70oC, vừa đun vừa khuấy đều đến khi tan hoàn toàn. Thêm vào erlen 20 ml
nước nóng 60oC, khuấy mạnh, hỗn hợp thoáng đục sẽ trong lại ngay. Nếu có
tủa, đun cách thủy nhẹ để hòa tan.
4. Lọc nhanh hỗn hợp còn nóng trên giấy lọc xếp (phễu và giấy lọc được tráng
trước bằng nước sôi). Để nguội dịch lọc rồi làm lạnh trong nước đá. Lọc dưới
áp suất giảm thu lấy tinh thể.
5. Rửa sản phẩm trên phễu với một ít nước cất lạnh cho đến khi nước qua lọc
không cho màu tím tức khắc với dung dịch FeCl3 10%. Rút khô.
6. Sấy sản phẩm ở 60oC cho đến khô.
7. Cân, tính hiệu suất. Đóng gói và dán nhãn theo quy định.

III. CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI


1. Cho biết các tác nhân acetyl hóa có thể sử dụng để acetyl hóa acid salicylic
tạo aspirin? Nêu ưu điểm của anhydrid acetic so với các tác nhân khác?
2. Tại sao tất cả dụng cụ và nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện phản ứng
phải khô?
3. Cho biết điều kiện cần và đủ của một dung môi có thể dùng để tinh chế sản phẩm
rắn bằng phương pháp kết tinh lại? Trong trường hợp aspirin, tại sao phải dùng hỗn hợp
cồn−nước để tinh chế?

Chú ý:
- Sinh viên không được dùng giấy lọc để sấy sảnphẩm.
9
- Sản phẩm sau khi sấy phải tơi xốp, và được đóng gói cẩn thận vào túi nilon
hoặc giấy xếp gói cẩn thận, có ghi nhãn, kẹp chung với bài báo cáothực tập.

10
BÀI 4. KIỂM ĐỊNH ASPIRIN

C9H8O4
P.t.l: 180,2

Acid acetylsalicylic là acid 2-acetoxybenzoic, phải chứa không ít hơn 99,5% và


không nhiều hơn 101% C9H8O4, tính theo chế phẩm đã làm khan.
Tính chất
- Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc gần như không
mùi. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%, tan trong ether,cloroform.
- Điểm chảy ở khoảng 143oC.
Công dụng
- Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm; kháng kết tập tiểu cầu ở liều thấp.

I. TIÊU CHUẨN

Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn trong phần thực hành


Định tính Phản ứng đặc trưng của gốc salicylat
Phản ứng của acid acetic
Các giới hạn tạp chất
Độ trong và màu sắc Dung dịch thử phải trong suốt và khôngmàu
Acid salicylic Không được quá 0,1%
Clorid Không được quá 0,015%
Sulfat Không được quá 0,04%
Kim loại nặng Không được quá 0,002%
Giảm khối lượng do làm khô Không được quá 0,5%
Định lượng 99,5 – 101% C9H8O4, tính trên chất khan

II. THỰC HÀNH


1. Định tính
A. Đun 0,2 g chế phẩm với 4 ml dung dịch NaOH 10% trong 3 phút, để nguội và
acid hóa bằng 5 ml dung dịch H2SO4 10% (TT), sẽ có tủa dạng tinh thể xuất hiện. Lọc
lấy tủa và rửa với nước. Hòa tan bằng cách đun nóng khoảng 20 mg tủa nói

11
trên với 10 ml nước và làm nguội; thêm 1 giọt dung dịch FeCl310%: dung dịch sẽ có
màu tím.
B. Trong một ống nghiệm, trộn 0,1 g chế phẩm với 0,5 g calci hydroxyd (TT).
Đun hỗn hợp và cho khói sinh ra tiếp xúc với miếng giấy lọc đã được tẩm 0,05 ml
dung dịch 2-nitrobenzaldehyd (TT) sẽ xuất hiện màu vàng ánh lục hoặc xanh lam ánh
lục. (Chú ý: khi có khói bay lên tiếp xúc với tờ giấy lọc mới nhỏ thuốc thử 2-
nitrobenzaldehyd lên miếng giấy lọc). Làm ẩm miếng giấy lọc với dung dịch acid
hydrocloric loãng (TT), màu sẽ chuyển thành xanh lam.

2. Thử tinh khiết


Pha dung dịch A
Cho vào becher 2,0 g chế phẩm và khoảng 40 ml nước cất, đun sôi trong 5 phút. Để
nguội, lọc vào bình định mức và dùng nước cất để tráng giấy lọc đến khi vừa đủ 50 ml
(dung dịch A) để làm các kiểm định dưới đây.
2.1. Giới hạn clorid: không được quá 0,015%
- Ống thử: cho 8,3 ml dung dịch A, thêm nước cất vừa đủ 16 ml.
- Ống chuẩn: cho 10 ml dung dịch chuẩn clorid 5 ppm (10 ml chứa 0,05 mg ion
clorid), thêm nước cất vừa đủ 16 ml.
Cho vào mỗi ống 0,5 ml dung dịch HNO 3 30%, 0,5 ml dung dịch AgNO 3 2%,lắc đều.
Sau 5 phút, so sánh độ đục của 2 ống: ống thử không được đục hơn ống chuẩn. (Cách
quan sát độ đục: đặt ống thử và ống chuẩn thẳng đứng trên nền đen, nhìn từ trên xuống
theo trục ống)
2.2. Giới hạn sulfat: không được quá 0,04%
- Ống thử: lấy 9,4 ml dung dịch A, thêm nước cất vừa đủ 16 ml.
- Ống chuẩn: lấy 15 ml dung dịch chuẩn sulfat 10 ppm (10 ml chứa 0,1 mg ion
sulfat), thêm nước cất vừa đủ 16 ml.
Cho vào mỗi ống thử và chuẩn 0,5 ml dung dịch HCl 3M, 1 ml BaCl2 5%. Lắcđều. Để
yên 5 phút. So sánh 2 ống: ống thử không được đục hơn ống chuẩn.
2.3. Giới hạn acid salicylic tự do: không được quá 0,1%
Pha dung dịch acid salicylic chuẩn: hòa tan 10 mg acid salicylic (TT), 0,1 ml acidacetic
băng (TT) và ethanol 96% (TT) cho vừa đủ 100 ml. (Bộ môn pha sẵn)
- Ống thử: hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml ethanol 96% và lắc đều, thêm ngay
15 ml nước cất lạnh.
- Ống chuẩn: cho 1 ml dung dịch acid salicylic chuẩn, 4 ml dung dịch ethanol
96% (TT), 15 ml nước cất lạnh.
Cho vào mỗi ống thử và chuẩn 0,05 ml dung dịch sắt (III) clorid 0,5% (TT). Lắc đều. Sau
1 phút so sánh màu của 2 ống, ống thử không được có màu thẫm hơn màu của ống chuẩn.
(Cách quan sát màu: đặt ống thử và ống chuẩn trên nền trắng, nhìn ngang)

12
3. Định lượng
3.1. Nguyên tắc
Aspirin là acid nên có thể được định lượng bằng phương pháp chuẩn độ acid-
base. Dung dịch chuẩn độ là NaOH 0,1 N. Chỉ thị là phenolphtalein. Dung môilà
ethanol trung tính.
3.2. Tiến hành
a. Trung tính hóa ethanol
Trong erlen, cho 10 ml ethanol 96%, thêm 2 giọt phenolphtalein. Nếu dung dịch
không màu thì cho từng giọt dung dịch NaOH 0,1 N cho đến khi một giọtthừa
NaOH 0,1 N làm xuất hiện màu hồng nhạt.
b. Chuẩn độ
Cân chính xác khoảng 0,5 g chế phẩm, hòa tan trong 10 ml ethanol đã trung tính
hóa ở trên. Làm lạnh dung dịch đến nhiệt độ 8 – 10oC. Thêm vài giọt chỉ thị
phenolphtalein (CT), chuẩn độ dung dịch này với dung dịch natri hydroxyd 0,1
N.
1 ml dd natri hydroxyd 0,1 N tương ứng với 0,01802 g C9H8O4.

III. CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI


1. Giải thích tại sao khi pha dung dịch A để kiểm tinh khiết, sau khi đun sôi
phải để nguội hẵn rồi mới lọc? Nhận xét về cách chuẩn bị dung dịch A này?
2. Tại sao người ta đặt tiêu chuẩn giới hạn acid salicylic mà không đặt tiêu
chuẩn giới hạn acid acetic, mặc dù acid acetic cũng một chất hiện diện phổ
biến trong quá trình tổng hợp aspirin?
3. So sánh ưu nhược điểm của cách định lượng aspirin trong bài thực tập và
cách định lượng aspirin trong DĐVN V?

13

You might also like