You are on page 1of 12

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM BÀI 4

Xà phòng hóa

Nhóm:……4… Lớp TN: ………L02…….. Cán bộ hướng dẫn: TS.Bùi Văn Tiến

Họ và tên sinh viên :

Phạm Xuân Đăng Khoa 2013511 (NT)

Trần Đức Mạnh 2013743

Vi Tấn Hưng 2013402

Nguyễn Ngọc Phương Linh 2013632

Phạm Trung Phong 2014129

Nguyễn Hữu Tuân 2014929

Hồ Tuyết Nhi 2014011

Lương Đức Bình 2012692

Ngày làm TN (buổi, thứ, ngày): 1 - Thứ 6 - 15/4/2022

Nội dung chuẩn bị thí nghiệm (trình bày ngắn gọn theo sự hiểu của từng nhóm) với các nội
dung chính sau:

1. Công thức cấu tạo, Tính chất lý, hóa và ứng dụng của sản phẩm
Công thức cấu tạo của xà phòng

Lý tính: Xà phòng là muối kali hay natri của axit béo hay xà phòng tổng hợp đều có hai
phần. Một là đầu hidrocacbon kị nước, còn một đầu là ion kim loại ưa nước. Đối với các
vết bẩn, dầu mỡ bám trên mặt vải thì đầu kị nước sẽ quay vào trong vết bẩn, đầu ưa nước
hướng ra ngoài. Sau đó sẽ tạo thành mixen là một khối dạng cầu có đầu ưa nước quay ra
ngoài tách vết bẩn ra khỏi bề mặt vải.

Hóa tính: Thành phần của xà phòng là muối natri hoặc kali của acid béo. Xà phòng được
dùng dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng. Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách
cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối
natri hoặc kali của axit béo.

Ứng dụng: Dùng trong tắm, gội, giặt giũ.

2. Các nội dung liên quan đến lý thuyết cơ bản của bài phản ứng: Phương trình
phản ứng, cơ chế phản ứng, các nguyên tắc của các phương pháp thực hiện
(như chưng cất, lọc, rửa, chiết, kết tinh,…)

2.1. Phương trình phản ứng:


2.2. Cơ chế phản ứng:

- Khi cho dung dịch xà phòng tiếp xúc với một chất lỏng không phân cực, không hòa tan
trong nước chẳng hạn vết dầu nhờn, bởi vì những chất không phân cực hòa tan những
chất không phân cực và những chất phân cực hòa tan những chất phân cực nên phân tử xà
phòng định hướng bề mặt phân chia nhóm hóa nước COO- tới pha nước và gốc kỵ nước
R tới pha dầu. Do đó làm giảm sức căng bề mặt chất lỏng và chuyển pha dầu thành những
hạt nhỏ phân tán vào dung dịch xà phòng, ở đây xà phòng có tác dụng của chất nhũ tương
hóa.

- Khi thủy phân các chất béo (triglyceride) như dầu thực vật, mỡ động vật với xúc tác là
các bazơ mạnh như KOH, NaOH… sẽ tạo thành glycerol và muỗi của acid béo mạch dài
(xà phòng).

=> Bản chất của phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong
môi trường kiềm tạo thành ancol và muối Cacboxylat

2.3. Quy trình phản ứng:

● Những anion hydroxit được thêm vào nhóm carbonyl của este thu được sản phẩm
Orthoester.

● Tách phân tử alkoxide (Orthoester) tạo ra axit cacboxylic.


● Cho Ion alkoxide là một bazơ mạnh để proton được chuyển từ axit cacboxylic sang
ion kiềm tạo ra rượu.

2.4. Các nguyên tắc của các phương pháp thực hiện:

● Phương pháp chưng cất:

Tính đặc biệt của chưng cất chính là dùng năng lượng như là phương tiện trợ giúp để tách.
Năng lượng có một ưu thế lớn đó là có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra khỏi một hệ thống.
Các nguyên tắc của quá trình chưng cất như sau:

- Lặp lại bước tách hỗn hợp

Nồng độ của chất cần phải tách có thể được tiếp tục nâng cao bằng cách tiếp tục chưng cất
lại phần cất. Nhiệt độ sôi khác nhau càng lớn thì người ta cần càng ít lần chưng cất để đạt
đến một nồng độ nhất định.

- Chưng cất phân đoạn

Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách các chất
bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp.

- Chưng cất lôi cuốn


- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dựa trên sự khuếch tán và lôi cuốn theo
hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở
nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do
nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định.

- Rượu và các hỗn hợp đẳng phí

Ứng dụng lâu đời nhất và đồng thời là được biết đến nhiều nhất của chưng cất là sản xuất
rượu mạnh.

Đặc biệt, một tỷ lệ nhất định của hỗn hợp hai chất lỏng mà không thể tiếp tục tách bằng
phương pháp chưng cất được nữa. Các hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp đẳng phí. Nếu
muốn tăng nồng độ của cồn phải dùng đến các phương pháp tinh cất đặc biệt khác.

● Phương pháp lọc:

Trong phân tích khối lượng, để lọc kết tủa người ta thường dùng giấy lọc không tàn. Giấy
lọc không tàn là loại giấy sau khi cháy hết, lượng tro còn lại không đáng kể (không quá
0,0002g).

Tùy từng loại kết tủa mà chọn loại giấy lọc dùng cho thích hợp.

- Giấy lọc băng xanh: rất mịn, chảy chậm, dùng để lọc các kết tủa tinh thể nhỏ.

- Giấy lọc băng trắng, băng vàng: độ mịn vừa phải, tốc độ chảy trung bình.

- Giấy lọc băng đỏ: lỗ to, chảy nhanh, dung để lọc các tủa vô định hình.

Tùy theo lượng kết tủa mà chọn loại phễu và giấy lọc có kích thước thích hợp. Kích thước
của giấy lọc dùng khi gấp cho vào phễu, cách miệng phễu 5 – 15 mm.

Trước khi lọc phải tẩm ướt giấy lọc và giữ nước đầy ở cuống phễu (tránh có bọt), cuống
phễu đặt sát vào thành cốc hứng dung dịch, làm như vậy dung dịch chảy thành dòng sẽ
nhanh hơn. Khi lọc đổ từ từ dung dịch vào phễu lọc theo đũa thủy tinh. Lượng dung dịch
đổ vào phễu không được quá đầy, phải cách miệng giấy lọc khoảng 5 mm. Trước tiên gạn
phần dung dịch trong trước, cuối cùng mới chuyển kết tủa lên giấy lọc.
● Phương pháp rửa:

Mục đích của việc rửa kết tủa là để làm sạch kết tủa, nhưng kết tủa không bị tan mất
trong quá trình rửa. Để thỏa mãn yêu cầu trên ta có thể rửa kết tủa bằng một trong các
dung dịch rửa sau đây tùy theo loại kết tủa.

- Nước rửa là dung dịch có chứa thuốc thử. Nếu thuốc thử là chất dễ bị phân hủy
hoặc bay hơi khi sấy và nung kết tủa thì có thể thêm thuốc thử vào nước rửa, rửa bằng
cách này sẽ làm giảm bớt sự tan kết tủa.

- Nước rửa là dung dịch chất điện giải, rửa bằng dung dịch này để tránh hiện
tượng pepti hóa của các kết tủa keo.

- Nước rửa là dung dịch có chứa chất để ngăn cản sự thủy phân của kết tủa làm kết
tủa tan.

- Nếu kết tủa ít tan, không bị thủy phân, không bị pepti hóa khi lọc thì chỉ cần rửa bằng
nước cất.

Đối với mọi loại kết tủa, khi rửa cần nhớ rằng với cùng một lượng nước rửa nên
chia ra rửa nhiều lần và cần để nước rửa của lần trước chảy hết rồi rửa tiếp lần sau, rửa
như vậy kết tủa mới sạch.

3. Hoá chất và dụng cụ sử dụng:

-Dầu dừa: 5g
- NaOH 10%: 25ml

-Các thành phần acid béo trong dầu dừa

ST Acid béo Công thức % Khối lượng


T

1 Caproic CH₃(CH₂)₄COOH 0.5


2 Caprylic CH₃(CH₂)₆COOH 8.0

3 Capric CH₃(CH₂)₈COOH 7.0

4 Lauric CH₃(CH₂)₁₀COOH 48.0

5 Myristic CH₃(CH₂)₁₂COOH 17.0

6 Palmitole CH₃(CH₂)₅CH=CH(CH₂)₇COOH 0.2


ic

7 Oleic CH₃(CH₂)₇CH=CH(CH₂)₇COOH 6.0

8 Linoleic CH₃(CH₂)₄CH=CH-CH₂- 2.3


CH=CH(CH₂)₇COOH

9 Palmitic CH₃(CH₂)₁₄COOH 9.0

10 Stearic CH₃(CH₂)₁₆COOH 2.0


- Các thông tin liên quan đến MSDS của hóa chất sử dụng:
NaOH gây bỏng da và mắt, đồng thời có thể phá hủy kim loại. Khi sử dụng
NaOH cần chú ý xử lý cẩn thận và không để hóa chất tiếp xúc với da.

- Vai trò, tác dụng của hóa chất trong bài thí nghiệm : Thủy phân dầu dừa
với xúc tác NaOH sẽ tạo thành glycerol và muối của acid béo mạch dài (xà
phòng)
Như vậy, NaOH có vai trò là chất xúc tác mạnh.

4. Quy trình thí nghiệm:


- Cho 5g dầu dừa vào cốc 250ml, sau đó cho từ từ 25ml NaOH 10% vào dầu
dừa.

Vẽ sơ đồ thực hiện (hình vẽ) và giải thích. Có thể tham khảo theo tài liệu hướng
dẫn hoặc các tài liệu khác (quy trình tn tương tự nhưng chi tiết hơn hoặc hay hơn).

- Đun cách thủy và khuấy trong 1 giờ 30 phút. Sau khi phản ứng kết thúc, cho
vào hỗn hợp phản ứng 80ml dung dịch NaCl bão hòa, khuấy đều, làm
nguội, xà phòng sẽ tách lớp. Sau đó lọc chân không qua phễu buchner thu
lấy sản phẩm.

5. Kết quả thí nghiệm:

Trình bày sẵn theo hướng dẫn (trong tài liệu) chừa chỗ trống để ghi tay kết quả thí
nghiệm ngay sau khi hoàn thành tất cả thí nghiệm theo yêu cầu của GVHD.

Có thể để trống khoảng 1/2 - 1 trang để khi làm xong, ghi chú thêm những gì các
bạn chưa chuẩn bị đủ nội dung 1-4, GV yêu cầu ghi thêm….
Thu được sản phẩm có màu trắng, dạng rắn, sau khi sấy khô sản phẩm thu được
7.25g xà phòng.

6. Trao đổi thảo luận:

(SV chừa khoảng 2 trang trống, ghi lại toàn bộ các câu hỏi của GVHD và phần trả
lời của SV trong nhóm, ghi vắn tắt các trao đổi thảo luận của thành viên trong
nhóm)

-Làm sao để nhận biết được chất béo dư hoặc NaOH dư và cách lọc như thế
nào ?

=> Để nhận biết chất béo dư hay Naoh dư sau phản ứng, ta cho hết hỗn hợp vào
nước, nếu có chất béo dư sẽ nổi lên trên bề mặt

- Triglyceride dư dễ lọc hơn hay NaOH dư dễ lọc hơn, tại sao ?

=> Ta có Naoh dư dễ lọc hơn Triglyceride dư. Vì độ nhớt của Naoh nhỏ hơn của
của Triglyceride

- Tại sao sản phẩm thu được lại có tính tẩy rửa ?

=> Xà phòng có cấu tạo như sau: R-COO-Na+

Phần gốc hidrocacbon -R là phần kị nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ, dẫu
mỡ nhưng không tan trong nước.

Nhóm -COONa là phần ưa nước bị tan trong nước, ít tan trong các dung môi hữu
cơ.

Khi giặt giũ quần áo bằng nước xà phòng thì phần kị nước (các gốc R khá dài) hòa
nhập vào các hạt dầu mỡ (vì chúng dễ tan vào nhau). Trong khi đó, phần ưa nước
(các gốc -COONa) ở lại trên bề mặt các hạt bẩn đó và làm cho sức căng bề mặt của
hạt bẩn giảm đi vì chúng cùng điện tích. Khi sức căng bề mặt giảm đi các hạt bẩn
sẽ bị chia nhỏ ra, lực liên kết giữa hạt bẩn và quần áo yếu đi làm tăng khả năng
thấm ướt và hạt bẩn tan dần vào trong nước.

- Tác dụng của dd NaCl bão hòa là gì ?

=> Sau khi xà phòng hóa, cho thêm NaCl vào, xà phòng sẽ tách ra khỏi glyxerin,
nước và nổi lên trên. Do NaCl có tỉ trọng lớn nên sẽ đẩy khối xà phòng lên trên.
Muối natri của các axit béo thì khó tan trong dung dịch NaCl bão hòa nên sẽ kết
tinh . Còn glyxerin không kết tinh nên sẽ bị tách ra.

-Tại sao lại phải dùng bếp từ thay vì dùng bếp điện như trong sách hướng dẫn?

=> Ta thay thế bếp điện bằng bếp từ vì các lí do sau :

+ An toàn hơn

+ Sử dụng được ở nhiều không gian

+ Dễ vệ sinh, chùi rửa

+ Hiệu suất cao hơn bếp điện và tiết kiệm được thời gian

+ Tiết kiệm điện năng

7. Tài liệu tham khảo

Hiếu M. (2019, February 14). Phản ứng Xà Phòng Hóa Là Gì? Những ứng Dụng Của
Phản ứng Xà Phòng Hóa. Felix Oils. https://felix.vn/phan-ung-xa-phong-hoa-la-gi/

Bài giảng Thí nghiệm hóa hữu cơ

Phúc H. (2021, September 29). Chưng cất là gì? Các phương pháp chưng cất và tháp
chưng cất là gì? Công ty TNHH Công Nghệ Trung Sơn. https://tschem.com.vn/chung-
cat-la-gi/

Phương pháp kết tủa trong Hóa phân tích. - Nghiên cứu khoa học - Khoa Khoa học tự
nhiên - Đại học Duy Tân. (n.d.). Https://Kkhtn.Duytan.Edu.Vn. Retrieved 2021, from
https://kkhtn.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/94/2360/phuong-phap-ket-tua-trong-
hoa-phan-tich
8. Xác nhận của GVHD

________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________

Yêu cầu về hình thức:

Rõ ràng các phần, có format trang, canh lề, canh font chữ.

Có đánh số trang, chú ý hạn chế lỗi chính tả do đánh máy,..

Công thức cấu tạo sẽ phải được vẽ bằng phần mềm để dán vào word, k được bể
font chữ, kích thước phải phù hợp với font chữ toàn bài.

You might also like