You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA DƯỢC

THỰC HÀNH BÀO


CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC 1
BÀI 1: SIRO IODOTANIC

Giáo viên hướng dẫn: Dr. Phùng Chất

Nhóm: 2

Tiểu nhóm: 9

Lớp PH19A1B

Người thực hiện: Dương Thị Thanh Hoài

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 3 năm 2022

I) Vẽ sơ đồ cách tiến hành pha chế sản phẩm

1
Bước 1: Cân đong nguyên liệu

Cân tannin Nước cất Cân đường Cân iod

Bước 2:

- Nghiền mịn Iod, cho vào erlen

Nghiền Iod Cho iod đã


nghiền vào erlen

- Thêm Tannin, nước cất và đường trắng vào erlen:

Thêm Tannin và nước cất vào erlen Thêm đường vào erlen

2
Bước 3:

- Đậy kín bằng bông không thấm nước.

- Đun cách thủy hỗn hợp trên bếp khuấy từ ở nhiệt độ khoảng 60 độ C đến khi Iod
tan hết và dung dịch không còn phản ứng với giấy hộ tinh bột.

Đun cách thủy hỗn


hợp trên bếp khuấy Thử trên giấy tẩm hồ tinh bột

từ ở nhiệt độ khoảng 60 độ C

Bước 4: Cho toàn bộ lượng đường còn lại vào bình và tiếp tục đun cách
thủy cho tới khi đường tan hoàn toàn.

3
Cho lượng đường còn lại vào erlen Đun cách thủy cho đường tan hết

Bước 5: Lọc nóng qua bông cho vào ống đong. Đọc thể tích

Chuẩn bị dụng
cụ lọc Lọc nóng dung dịch Đọc thể tích dung dịch thu được

Bước 6: Đóng chai, dán nhãn đúng quy chế:

Bình đựng chế phẩm Cho chế phẩm vào bình

4
Chế phẩm hoàn thành

Nhãn dán

II) Giải thích lý do của cách làm trong từng bước.

- Dùng giấy làm phễu giả khi cho tannin, đường vào erlen, tránh đường, tannin dính
vào thành bình.

- Khi nào cần sử dụng iod mới lấy Iod tránh hiện tượng thăng hoa của iod.

- Cân Iod trên mặt kính đồng hồ vì tránh dính Iod trên giấy cân làm hao hụt lượng
Iod ban đầu.

- Nghiền mịn Iod cho vào erlen dung bông không thấm nước làm nút chặn erlen
tránh làm hoa hụt Iod.

- Thêm 1/5 lượng đường để tạo cho dung dịch 1 độ nhớt nhất định để hạn chế lod
thăng hoa. Tuy nhiên, không cho hết đường vì dung dịch sẽ quá nhớt, làm chậm quá
trình tiếp xúc và phản ứng của Iod và Tannin.

- Vì Iod khó tan nên cần khuấy và đun ở nhiệt độ khoảng 600C

- Lọc nóng qua bông gòn vì khi còn nóng độ nhớt của siro thấp dễ lọc, còn khi nguội
độ nhớt của siro cao khó lọc.

III) Trả lời câu hỏi

Câu 1: Các phương pháp điều chế siro đơn? Ưu và nhược điểm của các phương
pháp?

a) Phương pháp điều chế siro đơn : Phương pháp nóng và phương pháp nguội

b) Ưu và nhược điểm của các phương pháp:

- Phương pháp nóng:

+ Ưu điểm: điều chế nhanh, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn.

5
+ Nhược điểm: bị caramen hóa có màu hơi vàng, tạo ra đường đơn

- Phương pháp nguội:

+ Ưu điểm: siro thu được không màu, không tạo ra đường đơn

+ Nhược điểm: thời gian hòa tan lâu, dễ bị nhiễm khuẩn.

Câu 2: Các phương pháp điều chế siro thuốc? Trong công nghiệp sử dụng phương
pháp nào? Tại sao?

- Các phương pháp điều chế siro thuốc:

+ Phương pháp hòa tan đường vào dung dịch dược chất.

+ Phương pháp trộn siro đơn vào dung dịch dược chất.

- Trong công nghiệp sử dụng phương pháp trộn siro đơn vào dung dịch dược chất.
Vì thời gian điều chế nhanh (5-10 phút), hạn chế khả năng nghiểm khuẩn,

Câu 3: Nêu vai trò, đặc điểm tính chất các thành phần điều chế siro iodotanic?

- Iod: : Tinh thể hình phiến, nặng, màu xám đen có ánh kim loại, mùi đặc trưng, dễ
thăng hoa, ăn da, ăn mòn kim loại và chất hữu cơ, vai trò là dược chất chính.

- Tannin:

+ Tanin là những hợp chất polyphenol phức tạp, có nguồn gốc thực vật, có vị chát
và có tính thuộc da.

+ Tanin: dễ tan trong nước, hỗn hợp cồn nước, glycerin,… không tan trong dung
môi kém phân cực như benzen , ether dầu hỏa,…

+ Có tác dụng săn se niêm mạc

+ Vai trò của tannin là chất trung gian hòa tan, kết hợp với iod tạo phức iodotanic.

- Đường trắng : tạo độ ngọt, nhớt và tỷ trọng cho siro.

- Nước cất: dung môi hòa tan các chất.

Câu 4: Giải thích phản ứng giữa tannin và Iod?

6
Là phản ứng halogen hóa, Iod gắn vào vòng phenol của tannin tạo dẫn chất dễ tan
hơn vì Iod khó tan trong môi trường nước.

Câu 5. Trình bày cách nhận biết điểm kết thúc của phản ứng tạo Iodotanic?

Ta nhận biết Iod dư bằng giấy tẩm hồ tinh bột, nếu dd còn lod thì thử trên giấy tâm
hồ tinh bột sẽ cho màu xanh tím.

Ta thử đến khi giấy tầm hồ tinh bột không có màu Iod (màu vàng nhạt của
Iodotanic) hoặc khi 2 vết liên tiếp không có sự thay đổi màu. Thời điểm đó lod đã
hết và phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 6: Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của siro Iodotanic?

- Hàm lượng: nồng độ đường 64% (kl/kl)

- Tính chất: chất lỏng màu nâu đỏ, sánh, có vị ngọt đặc trưng của siro, mùi dễ chịu,
siro phải trong (dạng dung dịch), không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến chất trong
quá trình bảo quản

- Tỷ trọng: 1,30 g/ml

- Nồng độ hoạt chất, pH, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác: Đạt theo quy định
trong các chuyên luận riêng

- Giới hạn cho phép thể tích: ±6% đến ±10% tùy thể tích đóng gói.

Câu 7: Công thức điều chỉnh tỷ trọng?

a ×d 2(d 1−d )
X=
d 1 ×(d−d 2)

Trong đó:

- X là lượng nước cần thêm (g)

- d1 là tỷ trọng siro cần pha loãng

- d là tỷ trọng siro cần đạt

- d2 tỷ trọng dung môi pha loãng (d2=1 nếu là nước)


7
- a lượng siro cần pha loãng

You might also like