You are on page 1of 55

BÀI 1

TỔNG HỢP ASPIRIN


Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được nguyên lý phản ứng tổng hợp aspirin.


2. Tiến hành tổng hợp được aspirin và tinh chế sản phẩm đạt yêu cầu về nhiệt độ
nóng chảy.
3. Viết được báo cáo bài thực tập.

1. Nguyên lý phản ứng

H2SO4 đặc
+
+ CH3COOH

Acid salicylic Anhydrid acetic Aspirin

2. Đặc điểm thành phẩm


- Tên khoa học: Acid acetyl salicylic.
- Bột kết tinh trắng, vị chua. Nhiệt độ nóng chảy 132 – 136 oC. Tan trong 300 phần
nước, tan trong ethanol, ether, chloroform, dung dịch kiềm, không cho phản ứng
với FeCl3.
3. Đặc điểm nguyên phụ liệu
- Acid salicylic 50,0g
- Anhydrid acetic 75,0g (70,0ml)
- Acid sulfuric đặc 3,0 ml
4. Dụng cụ, thiết bị
- Bình cầu 1 cổ 250 ml 1 chiếc
- Sinh hàn 1 chiếc

1
- Bộ lọc 1 bộ
- Nhiệt kế 0 – 100oC 1 chiếc
- Máy khuấy từ 1 chiếc
- Cốc có mỏ 1 lít 2 chiếc
- Tủ sấy 1 chiếc
5. Quy trình tổng hợp
5.1. Sơ đồ quy trình:

LẮC KỸ

KHUẤY 50-60oC/45 phút

LÀM LẠNH To < 10oC

Nước cất KẾT TỦA ASPIRIN

LỌC

Ethanol 90o, nước cất TINH CHẾ

ĐỂ KẾT TINH
-
Acid Acid salicylic
Anhydrid acetic LỌC, HÚT KIỆT
Acid sulfuric đặc

SẤY
sulfuric gây an da, gây bỏng.

2
BÀI 2:

TỔNG HỢP DIETHYL PHTHALAT


Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được nguyên lý phản ứng và tiến hành tổng hợp được diethyl
phthalate.
2. Trình bày được và biết cách xử lí các yêu cầu về an toàn lao động.
3. Viết được báo cáo thực tập.

1. Nguyên lý phản ứng:

+ C2H5OH

Anhydrid phthalic

H2SO4 đặc

+ C2H5OH

Diethyl phthalat

2. Đặc điểm thành phẩm


- Tên khoa học: Diethyl phthalate (DEP).
- Diethyl phthalate là chất lỏng trong suốt, không màu hoặc hơi vàng, sánh như dầu,
có mùi thơm nhẹ. Tỷ trọng d 20 4 = 1,123 – 1,125. Nhiệt độ sôi 295oC. Không tan

trong nước, dễ tan trong ethanol và ether. Hòa tan cao su và nhựa. Bị phân hủy ở
nhiệt độ cao.

3
3. Đặc điểm nguyên phụ liệu
- Anhydrid phthalic (tinh thể hình phiến mỏng, kích ứng niêm mạc, hầu như không
tan trong nước lạnh): 91,0g
- Ethanol tuyệt đối 130,0 ml
- Acid sulfuric đặc 33,0g
- Dung dịch natri carbonat bão hòa.
- Natri sulfat khan.
- Nước cất.
4. Dụng cụ
- Bình cầu 1 cổ 500ml 1 cái
- Sinh hàn hồi lưu 1 cái
- Bình gạn 500ml 1 cái
- Cốc có mỏ 500ml 2 cái
- Bình nón 250ml 1 cái
- Giấy lọc 1 tờ
5. Quy trình tổng hợp
5.1. Sơ đồ quy trình (Hình 1)
5.2. Mô tả quy trình
- Trong bình cầu 500ml, cho vào 90,0 g anhydride phthalic và 130,0 ml ethanol
tuyệt đối, thêm từ từ 33,0 ml acid sulfuric đặc, lắc kỹ trong khoảng 15 phút. Lắp
sinh hàn và đun cách thủy. Sau 30 phút, nếu anhydrid phthalic vẫn chưa tan hết thì
lắc tiếp cho tan hết. Sau đó đun cách thủy tiếp 6 giờ nữa thì kết thúc phản ứng. Để
nguội đến nhiệt độ phòng, đổ khối phản ứng vào bình gạn.
- Tinh chế: Rửa khối phản ứng 3 lần, mỗi lần 40ml nước cất, gạn lấy lớp dầu. Nước
rửa của cả 3 lần gộp lại, sau đó pha loãng với nước, lắc nhẹ. Khi đó, sẽ có một lớp
DEP lắng xuống dưới, gạn và gộp với phần DEP ở trên. Dùng Na2CO3 bão hòa để
điều chỉnh về pH = 8. Sau đó rửa DEP với nước cất đến khi nước rửa có pH =7.
Gạn lấy lớp dầu DEP vào một bình nón khô, thêm 7g natri sulfat khan, lắc kỹ, lọc
loại cặn. Cân và tính hiệu suất.
6. An toàn lao động
- Anhydrid phthalic độc, dễ bay hơi, kích ứng niêm mạc.
- Acid sulfuric gây ăn da, gây bỏng.

4
Anhydrid phthalic
Ethanol tuyệt đối LẮC KỸ
Acid sulfuric đặc

CÁCH THỦY 6 GIỜ

ĐỂ NGUỘI

Nước cất RỬA 3 LẦN Nước rửa

Na2CO3 bão hòa ĐIỀU CHỈNH pH = 8

Nước cất RỬA pH = 7

Na2SO4 khan LÀM KHAN

LỌC, CÂN

Hình 1: Sơ đồ quy trình tổng hợp Diethyl phthalat

5
BÀI 3 :

TỔNG HỢP PARACETAMOL


Mục tiêu:

- Trình bày được nguyên lý phản ứng và tiến hành tổng hợp được Paracetamol.
- Trình bày được các yêu cầu về an toàn lao động và biết cách xử lý thao tác kỹ
thuật.
- Giải thích được quy trình các bước trong quy trình tổng hợp.
- Viết được báo cáo thực tập.
 

Quá trình tổng hợp gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: Tổng hợp p-nitrosophenol

1. Nguyên lý phản ứng


 

2NaNO2   +   H2SO4                 2HNO2    +  Na2SO4

2. Đặc điểm thành phẩm


- p-nitrosophenol là bột tinh thể màu nâu, nhiệt độ nóng chảy: 156 - 1580C

3. Đặc điểm nguyên phụ liệu


Phenol                       50,0 gam

Natri nitrit                 50,0 gam

Acid sulfuric 22%     170,0 ml

6
Nước đá

Nước cất

4. Dụng cụ, thiết bị


- Cốc thép không gỉ 1000ml             1 cái

- Máy khuấy cơ                                1 cái

- Nhiệt kế 1000C                               1 cái

- Bình nhỏ giọt 200ml                       1 cái 

- Nồi phản ứng 2 lít                           1 cái

- Bộ lọc Buchner                               1 bộ

5. Quy trình tổng hợp


5.1 Sơ đồ quy trình

7
5.2. Mô tả quy trình
Cho 100 ml nước cất vào cốc thép không gỉ 1 lít, sau đó cho vào 50,0 gam phenol.
Bật máy khuấy, khuấy kỹ cho phenol phân tán đều trong nước. Tính từ thời điểm này,
máy khuấy hoạt động liên tục cho đến khi kết thúc phản ứng nitroso hóa. Sau đó, cho
thêm 240 gam nước đá đập nhỏ vào khối phản ứng, đồng thời làm lạnh phía ngoài bằng
nước đá. Khuấy đều thêm 10 phút nữa để nhiệt độ hạ xuống khoảng 00C- 50C.

Cho vào hỗn hợp trên 50,0 gam natri nitrit phân tán đều trong khối phản ứng
(khoảng 2-3 phút). Sau đó nhỏ từ từ 170 ml H2SO4 22% vào khối phản ứng. Trong quá
trình nhỏ H2SO4 phải đảm bảo nhiệt độ của khối phản ứng luôn dưới 100 C (thời gian nhỏ
khoảng 40-45 phút). Sau khi cho hết acid, khuấy thêm 15 phút nữa.

           Lọc khối phản ứng trên phễu lọc Buchner, rửa tủa bằng nước lạnh cho đến khi n-
ước rửa đạt pH= 4-5. Hút kiệt nước, thu được khoảng 90 gam bột

p-nitrosophenol màu nâu. Sản phẩm thô này làm nguyên liệu cho phản ứng tiếp theo,
không cần tinh chế thêm.

Lấy 1 gam bột thô này đem sấy khô (ở nhiệt độ 70−800 C ) để xác định nhiệt độ
nóng chảy và tính hiệu suất.

Hiệu suất 84%. Sản phẩm chảy ở 136−1400 C .

 Giaiđoạn II: Tổng hợp p-aminophenol

1. Nguyên lý phản ứng

 Đặc điểm thành phẩm

p-aminophenol là tinh thể màu nâu đen, nhiệt độ nóng chảy 180 -1820C.

2. Đặc điểm nguyên phụ liệu

8
              p-nitrosophenol                      54,0 gam (tính ra sản phẩm đã sấy khô)

              Bột lưu huỳnh                         28,0 gam

              NaOH viên                              60,0 gam

              Nước cất                                 130 ml

              Dung dịch H2SO4 10%            vừa đủ

3. Dụng cụ
              - Cốc thép không gỉ dung tích 500 ml          1 chiếc

              - Bộ lọc Buchner                                          1 bộ

              - Bếp  điện                                                    1 chiếc

4. Cách tiến hành


5.1 Sơ đồ quy trình

9
5.3 Mô tả quy trình

- Điều chế tác nhân khử:


           Cho vào cốc thép không gỉ 130 ml nước cất; 60,0 gam NaOH viên; khuấy cho
tan; sau đó thêm 28,0 gam lưu huỳnh bột; khuấy cho tan hoàn toàn. Đun sôi liên tục 60
phút nữa để thủy phân hết các polysulfid (trong quá trình đun sôi, nước bốc hơi được bổ
sung để thể tích dung dịch thu được khoảng 150 ml).

Để dung dịch Na2S này nguội xuống 50-550C, đem tiến hành phản ứng khử hóa.

- Phản ứng khử hóa


              Vừa khuấy  vừa cho từ từ từng lượng nhỏ bột p-nitrosophenol ở trên dung dịch
natrisulfid, sao cho nhiệt độ trong quá trình phản ứng là 55-650C ( nhiệt độ để phản ứng
tốt nhất là khoảng từ 58-600C). Thời gian cho p-nitrosophenol khoảng 30 - 40 phút. Sau
khi  cho hết lượng p-nitrosophenol thì tiếp tục khuấy thêm 15 phút nữa. 

- Trung hòa để kết tủa sản phẩm:


              Làm lạnh khối phản ứng xuống dưới 200C, trung hòa khối phản ứng đến pH = 7
bằng dung dịch H2SO4 10%. Chú ý trong quá trình trung hòa có khí H2S tạo thành rất
độc nên để trong tủ hốt sâu, đồng thời cho acid  từ từ để tránh H2S tạo thành nhiều sẽ đẩy
khối phản ứng trào ra ngoài.

              Sau khi điều chỉnh về pH = 7, để yên khối phản ứng trong 2 giờ, lọc qua phễu
lọc Buchner, rửa lại rồi tủa 3 lần với nớc cất, hút thật kiệt nước lần cuối cùng.

              Lấy 1 g đem đi sấy khô ở 70-800C để xác định điểm chảy và hiệu suất.

              Hiệu suất giai đoạn này khoảng 90%, sản phẩm nóng chảy ở 180-1900C.

Giai đoạn III: Tổng hợp paracetamol

1. Nguyên lý phản ứng


 

10
 

2. Đặc điểm thành phẩm


- Paracetamol là chất dạng bột hoặc tinh thể óng ánh có màu trắng hoặc hơi hồng.

- Không mùi. Độ chảy 169-1720C. Tan trong 7 phần nước sôi hoặc ethanol 950, tan
trong 40 phần glycerin, trong 15 phần aceton, rất ít tan trong nước lạnh, không tan trong
ether.

3. Đặc điểm nguyên phụ liệu


- p-aminophenol                              45,0 g ( tính theo khối lượng đã sấy khô)

- Anhydrid acetic                             43,0 ml

- Nước cất                                        200 ml

- Than hoạt                                       5 g

4. Dụng cụ
- Bình  nón 250ml                  1 chiếc

- Bình cách thủy                               1 chiếc

- Nhiệt kế                                          1 chiếc

- Bộ lọc Buchner                               1 bộ

5. Quy tình tổng hợp


5.1 Sơ đồ quy trình

O
CH11
3 C
HO NH2 + O HO NH C CH3 + CH3 COOH
CH3 C O
O
 

5.2 Mô tả quy trình


- Phản ứng acyl hóa
      Cho tất cả lượng p-aminophenol đã hút kiệt nước ở trên vào bình nón khô, nhúng
bình nón vào nồi đun cách thủy đang sôi cho đến khi nhiệt độ trong bình đạt đến 50-550C.
Thêm 43,0 ml anhydrid acetic vào, khuấy nhẹ, phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Nhiệt độ tăng
lên đến 1100C, sau đó  hạ xuống 900C. Tiếp tục đun cách thủy hỗn hợp này trong 30 phút
nữa. Sau đó làm lạnh hỗn hợp và gãi cho kết tinh.

- Tinh chế:             

12
      Hỗn hợp sau khi đã kết tinh được làm lạnh qua đêm hoặc để trong nước đá từ 2-3 giờ
cho kết tinh hết. Sau đó đem lọc hút kiệt acid acetic, rửa nhanh bằng một lượng rất ít nư-
ớc để loại bỏ bớt acid acetic.

              Tinh thể paracetamol thô được hòa tan trong 4 phần nước sôi, thêm 5 g vào than
hoạt và đun cách thủy trong 30 phút để tẩy màu. Trong quá trình đun cách thủy thỉnh
thoảng lắc nhẹ. Lọc nóng qua phễu lọc Buchner, dịch lọc được làm lạnh bằng nước đá
cho kết tinh hết paracetamol. Lọc thu lấy tinh thể, đem sấy và đo nhiệt độ nóng chảy. Nếu
nhiệt độ nóng chảy mà không đạt thì kết tinh lại một lần nữa như trên.

              Phần nước cái đổ vào bã than và đun nóng lại lần nữa để thu thêm paracetamol
bị kết tinh lẫn than hoạt, thời gian đun cách thủy là 30 phút. Sau đó lại tiếp tục lọc nóng
và để kết tinh như trên. Lọc, sấy và đo nhiệt độ nóng chảy.

              Thu được khoảng 30,0 g paracetamol. Hiệu suất 50-55%.

Næåïc âaï

13
BÀI 4:

CHIẾT XUẤT BERBERIN TỪ VÀNG ĐẮNG


Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được đặc điểm của nguyên liệu và sản phẩm.
2. Thực hiện được các kỹ thuật chiết xuất, tinh chế; thu được sản phẩm cuối cùng là
berberin clorid.
3. Trình bày và giải thích được quy trình sản xuất.

1. Đặc điểm thành phẩm


1.1. Berberin clorid dihydrat (C20H18NO4.Cl.2H2O).
- Tính chất: Tinh thể hình kim màu vàng.
- Tính tan: Ít tan trong nước lạnh, dễ tan trong nước sôi, thực tế không tan trong
ethanol lạnh, chloroform, ether.
- Công dụng: berberin có tác dụng kháng khuẩn, dùng điều trị tiêu chảy, chữa lỵ,
amip, lỵ trực khuẩn, đau mắt.
- Bảo quản: Trong bao bì kín, chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng.
1.2. Berberin ([C20H18NO4]+)
- Công thức cấu tạo berberin:

.OH-

- Tính chất: kết tinh trong ether cho tinh thể hình kim màu vàng, tan chậm trong
nước cho phản ứng base, có tính chất như một base bậc 4, tạo muối bằng cách
thay thế nhóm OH.
1.3. Berberin bisulfat (C20H18NO4.HSO4)
- Tinh thể hình kim màu vàng, tan trong 100 phần nước, ít tan trong ethanol.
1.4. Berberin sulfat trihydrat ((C20H18NO4)2.SO4.3H2O)

14
- Tinh thể hình kim màu vàng, tan trong 30 phần nước, tan được trong ethanol.
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
2.1. Nguyên liệu
- Thân, rễ khô cây vàng đắng (tiêu chuẩn DĐVN, hàm lượng berberin ≥ 1,5%)
- Berberin là alkaloid chính của cây vàng đắng ( Coscinium usitatum Pierre),
thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Trong thân và rễ vàng đắng có chứa
berberin (1,5-3%), và còn có ít palmatin, jatrorrhizin.
- Ngoài ra berberin còn có trong cây thuộc nhiều họ thực vật khác nhau như
hoàng liên chân gà, thổ hoàng liên (họ Hoàng liên, Ranulculaceae), hoàng liên
gai (họ Hoàng liên gai, Berberidaceae), hoàng bá (họ Cam, Rutaceae). Cây
vàng đắng còn có tên gọi là cây mỏ vàng, vàng đằng, hoàng đằng lá trắng,…
2.2. Dung môi: Dung dịch acid sulfuric 0,4%
2.3. Hóa chất

+ Dung dịch HCl 0,4% + Ether

+ Natri clorid + Dung dịch natri hydroxyd 25%

+ Ethanol 96o + Dung dịch acid sulfuric

+ Than hoạt + Dung dịch acid silicovolframic 5%

+ Giấy lọc + Kali dicromat thuốc thử chuẩn.

3. Dụng cụ thiết bị:


- Máy xay
- Bình chiết chịu acid
- Bơm hút chân không
- Phễu lọc Buchner
- Bếp đun cách thủy
- Tủ sấy
4. Quy trình sản xuất
4.1. Sơ đồ quy trình

15
Thân, rễ vàng đắng

Xay thô
Ngâm lạnh
Acid sulfuric 0,4% Bột thô vàng đắng
24 giờ Lọc Bã dược liệu

Dịch chiết
NaCl (berberin bisulfat/nước)

Để kết tủa 24 giờ (


Berberin clorid/nước

Gạn, lọc Nước cái

Ethanol 96o Than hoạt Tẩy màu Berberin clorid thô

Lọc nóng Bã than

Berberin clorid/ethanol

Để kết tinh, lọc Nước cái

Berberin clorid

Sấy, đóng gói

Sản phẩm Berberin clorid

4.2. Mô tả quy trình


4.2.1. Chuẩn bị dược liệu
- Thân rễ vàng đắng được phơi khô, xay thành bột thô (qua rây cỡ 5 mm).
- Cân mỗi nhóm 300g bột.
4.2.2. Chiết xuất
- Lắp lưới và lót bông vào bình chiết.
- Cho bột dược liệu vào bình chiết. Thêm 1 lít dung dịch acid sulfuric 0,4%,
khuấy đều, ngâm trong 24 giờ. Cứ 1 giờ khuấy lại 1 lần. Rút dịch chiết vào cốc
thủy tinh.

16
- Tiến hành chiết tương tự để thu được dịch chiết lần 2. Dịch chiết lần 2 sử dụng
làm dung môi chiết lần một cho mẻ khác.
4.2.3. Tinh chế
- Tạo berberin thô: Thêm 20g natri clorid vào dịch chiết lần 1. Khuấy mạnh cho
tan hết natri clorid rồi để 24 giờ cho berberin kết tủa. Gạn lấy phần tủa. Lọc và
rửa tủa bằng dung dịch acid hydroclorid 0,4% để loại tạp chất. Sau đó rửa tủa
bằng nước cất cho hết phản ứng acid. Thu được berberin clorid thô (hàm lượng
sản phẩm thô khô khoảng 80%).
- Tẩy màu bằng than hoạt: Berberin thô hòa tan trong 5 phần ethanol 96o. Thêm
than hoạt (lượng than bằng 2-5% lượng berberin thô). Lắp sinh hàn hồi lưu,
đun sôi trong 10 phút. Lọc nóng qua phễu Buchner để loại than hoạt. Thu dịch
lọc.
- Thu sản phẩm berberin clorid: Dịch lọc để kết tinh qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Lọc lấy tinh thể trên phễu Buchner. Rửa tinh thể 2 lần bằng ethanol 96o. Sấy
tinh thể trong tủ sấy ở 60oC. Cân sản phẩm thu được.
4.3. Kiểm nghiệm
4.3.1. Định lượng berberin trong thân rễ vàng đắng
 Theo DĐVN IV:
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây có kích
thước mắt rây 1 mm), cho vào bình nón nút mài có dung tích 100 ml (song
song xác định độ ẩm), thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 25% (TT), dùng
đũa thuỷ tinh trộn đều, đậy nút, để ở nhiệt độ phòng 2 giờ, thêm vào bình 50
ml ether (TT), lắc 15 phút rồi để yên 17 giờ, lắc 15 phút, lọc qua giấy lọc vào
bình định mức có dung tích 50 ml, tráng bình và giấy lọc bằng ether (TT),
thêm ether (TT) đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dịch chiết ether, cho
vào bình lắng gạn có dung tích 50 ml và tiến hành chiết berberin bằng dung
dịch acid sulfuric 2% (TT) ba lần với 20, 10, 10 ml. Gộp dịch chiết acid vào
bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều
và đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm (Phụ lục 4.1).
Dung dịch chuẩn: Dung dịch berberin 0,2% trong dung dịch acid sulfuric 2%
(dung dịch A). Hút chính xác 1 ml dung dịch A (tương đương với 2 mg
berberin chuẩn) cho vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric
2% (TT) đến vạch, lắc đều, đo mật độ quang ở bước sóng 420 nm.
Mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 2% (TT).
Hàm lượng berberin được tính theo công thức:

Dm × 100
X ( % )=
Dc ×a ×(100−b)

17
Dm: Mật độ quang của dung dịch thử.
Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn
a: Lượng cân dược liệu (g)
b: Độ ẩm dược liệu
Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 1,5% tính
theo dược liệu khô kiệt.

 Theo DĐVN V, NXB Y học, HN, 2018. Trang 1368 như sau:
Phương pháp sắc ký lỏng:
- Pha động: Hỗn hợp gồm Acetonitril – dung dịch acid phosphoric 0,1 %
(50 :50), thêm vào mỗi 100ml hỗn hợp 0,1g natri dodecylsufonat (TT).
- Dung dịch chuẩn: Hòa tan berberin clorid chuẩn trong pha động để được dung
dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,1 mg/ml.
- Dung dịch thử: Cân chính xác 0,1g bột dược liệu (qua rây 710) vào bình định
mức 100ml, thêm 80ml pha động, lắc siêu âm trong 40 phút, để nguội, thêm
pha động đến vạch, lắc đều. lọc.
- Điều kiện sắc ký:
Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tình C (5 µm)
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm. Tốc độ dòng: 1,0 - 1,5
ml/min.
- Cách tiến hành:
+ Tiến hành sắc ký 5 µl dung dịch chuẩn, số đĩa lý thuyêt của cột tính theo pic
berberin clorid không được thấp hơn 4000.
+ Tiến hành sắc ký riêng biệt 5 µl dung dịch chuẩn và 5 - 20 µl dung dịch thử
(dùng thể tích tiêm thích hợp sao cho diện tích pic berberin trong sắc ký đồ của
dung dịch thử tương ứng với dung dịch chuẩn). Căn cứ vào diện tích pic thu
được từ dung dịch thử, dung dịch chuân và hàm lượng C20H18NO4Cl của
berberin clorid chuẩn tính hàm lượng berberin clorid trong dược liệu.
+ Hàm lượng berberin ciorid (C20H18NO4Cl) trong dược liệu không được ít hơn
1,5 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

4.3.2. Định lượng berberin trong sản phẩm (Theo DĐVN IV).
Cân 20 viên (đã loại bỏ lớp vỏ bao, nếu là viên bao), tính khối lượng trung bình
viên (hoặc viên nhân), nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên
tương ứng với khoảng 80 mg berberin clorid, thêm 200 ml nước, đun sôi trong
5 phút, khuấy liên tục. Để nguội, pha loãng với nước, thành 500,0 ml, lắc đều.
Để lắng tự nhiên hay đem ly tâm. Lấy 5,0 ml dịch trong ở trên, pha loãng
với nước  thành 100,0 ml, lắc đều. Pha dung dịch berberin clorid chuẩn có
nồng độ chính xác khoảng 8 g/ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn và

18
dung dịch thử tại bước sóng cực đại khoảng 345 nm (Phụ lục 4.1), trong cốc đo
dày 1 cm, dùng nước làm  mẫu trắng.
Tính hàm lượng berberin clorid, C 20H18ClNO4.2H2O, trong viên dựa vào độ hấp
thụ đo được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng
C20H18ClNO4.2H2O của berberin clorid chuẩn.

19
BÀI 5:

CHIẾT ROTUNDIN TỪ CỦ BÌNH VÔI


Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được đặc điểm của nguyên liệu và sản phẩm.
2. Thực hiện các kỹ thuật: chuẩn bị nguyên liệu , chiết xuất , tinh chế , thu được sản
phẩm cuối cùng là rotundin.
3. Trình bày và được giải thích được qui trình sản xuất.

1. Đặc điểm sản phẩm : rotundin


- Công thức phân tử : C21H25NO4
- Công thức cấu tạo: rotundin có khung isoquinolin
- Tên khoa học :
5,8,13,13a- tetrahydro – 2,3,9,10 – tetramethoxy-6H – dibenzo [a,g ] quinolizine

L-tetrahydropalmatin

- Tên khác : rotundin , gindarin , caseanin


- Lý tính : rotundin là alcaloid ở thể rắn , có màu trắng , không mùi , không vị .
Không tan trong nước , ít tan trong ethanol và ether , tan trong được chloroform,
dễ tan trong acid sulfuric loãng . Năng suất quay cực : rotundin thuộc loại tả tuyền
do có C bất đối . = -291o( C=0,8 ethanol 95o ) . Điểm chảy : m = 147oC
- Hóa tính. Hóa tính của N . L-tetrahydropalmatin có amin bậc 3 cho
muối hydroclorid :

A1c ≡ N + HCL [ A1c ≡ N] . HCl

Muối hydroclorid
20
Mạch kép : L-tetrahydropalmatin trắng đem oxy hóa bằng iod sẽ chuyển thành
palmatin màu vàng.
- Công dụng : L-tetrahydropalmatin có tác dụng an thần , gây ngủ.
- Bảo Quản : trong lọ kín , để nơi khô ráo , tránh ánh sáng.
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
2.1. Nguyên liệu : Củ bình vôi đã được chọn lọc . Hàm lượng alcaloid toàn phần
trong dược liệu ít nhất là 2% tính theo dược liệu khô.
Rotundin (L-tetrahydropalmatin ) là alcaloid chính có trong củ của cây bình vôi .
Cây bình vôi gồm nhiều loài là dây leo có rể củ thuộc chi Stephania , họ Tiết dê
-Menispermaceae. Cây bình vôi còn gọi là cây củ một, củ mối tròn, dây mối trơn, củ gà
ấp,…. Chi Stephania có khoảng trên 45 loài . Một số loài có ở Việt Nam: Stephania
glabra (Roxb ) Miers, S.kuinnanesis H.S Lo et M.Yang, S pierrei Diels, S. brachyandra
Diels, S. cambodiana Gagnep, ….

Các loài bình vôi phân bố khá rộng trên cả 3 miền Bắc , Trung , Nam . Thường
gặp ở các núi đá vôi : Tuyên Quang , Hòa Bình , Cao Bằng , Lạng Sơn , Thái Nguyên ,
Phú Thọ , Quảng Ninh , Thanh Hóa , Lâm Đồng , Bà Rịa , Vũng Tàu , …. Hiện ta thu hái
củ bình vôi chủ yêu từ nguồn mọc hoang.

Hàm lượng rotundin thay đổi rất khác nhau tùy theo loài và tùy vùng thu hái . Hàm
lượng có thể thay đổi từ 0,21 % ở loài S. pierrei Diels (thu hái ở Tây Nguyên) cho tới
3.55% ở loài S. brachyandra Diels (thu hái ở Hoàng Liên Sơn).

2.2. Dung môi : Dầu hỏa (dung dịch acid sulfuric 0,3 %).
2.3. Hóa chất:
- Nước vôi trong .
- Than hoạt
- Ethanol 96o
- Cloroform , ether dầu hỏa
- Amoniac 6N (TT )
- Dung dịch acid hydrochloric 5 %
- Dung dịch acid sulfuric 0,1 N
- Dung dịch kali hydroxyd 0,1 N
- Đỏ methyl ( CT)
3. Dung cụ , thiết bị
- Thiết bị chiết - Cốc đun các loại 400 , 250 , 100 ml
- Bình gạn 500 ml - Nồi đun cách thủy
- Bơm chân không - Tủ sấy

21
- Phễu lọc Buchner - Bình Soxhlet

4. Qui trình sản xuất

4.1. Sơ đồ quy trình:

22
Củ bình vôi tươi
Vỏ nâu đen Cạo vỏ, thái lát
Lát tươi mỏng
Xay Sấy

dd H2SO4 0,3% Bột thô tươi Lát mỏng khô


Chiết
Bã ép Xay
Chiết
Dịch chiết Trộn Dd H2SO4 0,3%
Dịch ép Bột thô khô

Nước vôi trongpH=9 pH=9 Nước vôi trong


Dịch trộn Dịch chiết
Khuấy Khuấy
Lọc Lọc

L-tetrahydropalmitin thô
Nước cái Nước cái

Phơi khô/sấy
Hòa tan nóng
L-tetrahydropalmitin thô khô
Cồn 96o
c/thủy, kh/trộn

Tẩy màu, t=10’


Dịch hòa tan Than hoạt
c/thủy, kh/trộn
Bã than hoạt Lọc nóng

Dịch lọc

Nước cái Để kết tinh, lọc

L-tetrahydropalmitin

Kiểm nghiệm Sấy cân

L-tetrahydropalmitin dược dụng

23
4.2. Mô tả quy trình

4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Củ bình vôi tươi đã cạo bỏ vỏ nâu đen hoặc khô được đem xay thành bột thô . Lượng
nguyên liệu 300g.

4.2.2. Chiết xuất

- Nguyên tắc chiết :

Chiết bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ thường . Dung môi chiết : dung dịch acid
sulfuric 0,3% .Số lần chiết : 3 lần (mẻ). Thời gian chiết khoảng 3giờ/mẻ. Lượng dung
môi chiết khoảng 1200 ml/mẻ.

+ Nếu là bột tươi: đem ép lấy dịch chiết , phần bã đem chiết bằng dung dịch H 2SO4
0,3% thu được dịch chiết . Sau đó đem trộn dịch ép với dịch chiết thu được dịch trộn rồi
đưa đi tinh chế.

+ Nếu là bột khô : chiết bằng dung dịch H2SO4 0,3%, thu được dịch chiết.

- Tiến hành:
Trước tiên lắp lưới và lót bông vào bình chiết, cho dược liệu vào, đổ dung môi, khuấy
trộn để dung môi tiếp xúc với dược liệu, cứ khoảng 30 phút lại khuấy 1 lần. Sau mỗi mẻ
chiết, mở van hứng dịch chiết cho chảy vào bình thủy tinh nút mài loại 1000 ml. Tiếp
theo lại đổ dung môi mới vào bình chiết để chiết mẻ sau … Như vậy sau giai đoạn chiết
ta sẽ thu được alcaloid dưới dạng muối sunfat tan trong nước. Dịch chiết rút ra để lắng
trong. Gạn phần trong. Phần dịch đục được lọc qua vải. Gộp 2 phần dịch.

4.2.3. Tinh chế

- Tạo tủa thô: dịch thu được sau khi gạn, lọc cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, chỉnh
PH = 9. Để kết tủa, lọc lấy tủa alcaloid toàn phần. Tủa này được sấy cho khô. Tủa
alcaloid toàn phần khô thu được bằng phương pháp này có khoảng từ 10% đến 30% L-
tetrahydropalmatin.

- Tẩy màu bằng than hoạt: cho ethanol 96o vào tủa thô trong bình cầu, lắp sinh hàn hồi
lưu, đun trên nồi cách thủy cho tủa tan hết, cho than hoạt vào, đun sôi trong 10 phút. Lọc
nóng qua phễu Buchner để loại bã than hoạt, lấy dịch lọc.

Thu sản phẩm là rotundin: dịch lọc để kết tinh ở nhiệt độ phòng. Lọc lấy tinh thể, sấy ở
nhiệt độ 60oC- 70oC, thu được L-tetrahydropalmatin tinh khiết.

24
4.3. Kiểm nghiệm: Định lượng rotundin trong củ bình vôi: theo DĐVN

Theo DĐVN III, NXB Y học, HN, 2002, Trang 321 như sau:

Cân chính xác khoảng 10g bột dược liệu. Thấm ẩm bằng ammoniac 6N (TT) trong 2
giờ. Sau đó cho vào bình Soxhlet, chiết bằng chloroform cho đến hết alkaloid.

Cất thu hồi chloroform, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrochloric 5% (TT) (5-7 lần,
mỗi lần 5ml). Rửa dịch chiết acid bằng ether dầu hỏa (3 lần, mỗi lần 10ml), kiềm hóa
bằng ammoniac 6N đến pH = 10-11. Chiết bằng chloroform 5 lần, mỗi lần 10ml để lấy
hết alkaloid. Tập trung dịch chiết, rửa bằng nước cất đến pH trung tính. Bốc hơi dịch
chiết tới khô. Hòa tan cắn với một lượng chính xác 20ml dung dịch acid sulfuric 0,1N
(TT). Định lượng acid dư bằng dung dịch kali hydroxyd 0,1N (TT) với chỉ thị là đỏ
methyl (CT).

1ml dung dịch acid sulfuric 0,1N (TT) tương đương với 71 mg alkaloid toàn phần tính
theo L-tetrahydropalmatin.

Hàm lượng alkaloid toàn phần trong dược liệu tính theo công thức:

( 20−V ) ×0,071
X% = × 100
m

V: Số ml kali hydroxyd 0,1N dùng để trung hòa acid sulfuric 0,1N dư.

m: Số gam dược liệu dùng định lượng đã trừ độ ẩm.

Hàm lượng alkaloid toàn phần trong dược liệu ít nhất 2% tính theo dược liệu khô.

25
BÀI 6:

CHIẾT XUẤT STRYCHNIN TỪ HẠT MÃ TIỀN


 Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm của nguyên liệu và sản phẩm.
- Thực hiện được các kỹ thuật: chuẩn bị nguyên liệu, chiết suất, tinh chế, thu được
sản phẩm cuối cùng là Strychnin sulfat.
- Trình bày và giải thích được quy trình sản xuất.
- Viết được báo cáo thực tập.

1. Đặc điểm sản phẩm, một số chất trung gian


1.1. Strychnin

- Công thức cấu tạo strychnin :


 

- Công thức phân tử: C21H22N2O2


- Tính chất: kết tinh thành tinh thể hình lăng trụ trong ethanol, vị rất đắng, độ chảy
mp=268-2900C, dung dịch bão hòa có pH=9,5.
- Độ tan: 1 gam tan trong 6400 ml nước, 3100 ml nước sôi, 150 ml ethanol, 35 ml
ethanol sôi...
- Độc tính: Mã tiền và Strychnin rất độc. Với liều 60-90 mg strychnin có thể gây
chết người do liệt hô hấp.
1.2.1. Strychninsulftat

- Công thức ( C21H22N2O2)2 H2SO4.

26
- Tính chất: là tinh thể hình kim không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi, vị
đắng, rất độc. Dễ tan trong nước sôi, tan được trong nước lạnh (1/35)
1.2.2. Strychnin nitrat

- Công thức: C21H22N2O2. HNO3.


- Tính chất: là tinh thể hình kim không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi, vị
đắng, rất độc.
- Độ tan: 1 gam tan trong 42 ml nước, 10 ml nước sôi, 150 ml ethanol, 80 ml
ethanol ở nhiệt độ 600C, không tan trong ether....pH của dung dịch chế phẩm
khoảng 5,7.
1.2.3. Brucin

- Công thức: C23H26N2O4


- Tính chất: kết tinh thành tinh thể hình kim trong aceton và nước. Độ chảy 1780C.
Vị rất đắng. Rất độc. Trở nên khan ở 1000C.
- Độ tan: 1 gam tan trong 1320ml nước, 750 ml nước sôi; 1,3ml ethanol; 0,8 ml
methanol..., pH dung dịch nước bão hòa là 9,5.
1.2.4. Brucin nitrat dihydrat

- Công thức: C23H26N2O4.HNO3. 2H2O.


- Tính chất: Thường kết tinh thành tinh thể hình lăng trụ, phân hủy ở 2300C. Dễ tan
trong nước hoặc ethanol.
1.2.5. Brucin sulfat heptahydrat

- Công thức: (C23H26N2O4)2. H2SO4. 7H2O.


- Tính chất: thường kết tinh nhỏ, vị đắng.
- Độ tan: 1 gam tan trong 75 ml nước lạnh, khoảng 10 ml nước sôi, 105 ml
ethanol...

27
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu

2.1. Nguyên liệu:

              Hạt mã tiền đã chọn lọc, loại bỏ các hạt bị hỏng, tỷ lệ strychnin trong hạt thường
chiếm khoảng 1%, tùy theo nguồn gốc nguyên liệu. Hoạt chất trong hạt mã tiền
Strychnos nux vomica. L. là alcaloid (khoảng 2-5%) trong đó gần 50% là strychnin, phần
còn lại là brucin, còn khoảng 2-3 % là các  alcaloid phụ khác như: ỏ-colubrin, β-colubrin,
vomicin, novacin, pseudostrychnin...Strychnin là alcaloid chính có trong hạt của Cây mã
tiền hoặc của các loài khác thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae) , là cây gỗ thân đứng hoặc
leo, mọc hoang nhiều ở Việt Nam.

              Cây Mã tiền thường mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi miền nam Việt Nam:
Quảng Nam, Đà Nẵng... Các loài Mã tiền khác đợc phân bố ở hầu khắp các tỉnh vùng núi
nước ta, ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị , Tây Nguyên, Tây Ninh, Kiên Giang...

2.2. Dung môi: Dầu hỏa

2.3. Hóa chất:

- Vôi bột pha thành sữa vôi.                          - Cloroform

- Dung dịch NaCO3 bão hòa.                        - Amoniac đậm đặc

- Dung dịch H2SO4.                                                            - Acid acetic khan.

- Dung dịch   HNO3.                                               - Anhydrid acetic

- Than hoạt, giấy đo pH, giấy lọc.                - Dung dịch acid percloric 0,1 N

- Chỉ thị xanh malachite.

3. Dụng cụ, thiết bị

- Hệ thống chiết nóng

- Máy xay.

28
- Tủ sấy.

- Bơm chân không, phễu lọc buchner.

- Bình gạn.

- Khay men, cốc đun các loại 400, 250, 100 ml…

4. Quy trình sản xuất

4.1. Sơ đồ quy trình:

29
4.2. Mô tả quy trình:

4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu Hạt mã tiền


Sấy, xay, cân
              Hạt mã tiền sau khi chọn được loại tốt (hàm lượng khoảng trên 1%) đem ngâm
cho mềm, thái mỏng (khoảng 1 mm), sấy khô ở 60-800C, đem
Kiềm xay thànhSữa
hóa 24h bộtvôithô. Cân bột
Bột hạt mã tiền
hạt mã tiền (300 gam/nhóm).
Làm tơi, hong khô
4.2.2. Kiềm hóa dược liệu
Bột hạt mã tiền đã Chiết nóng
kiềm hóa Dung môi
              Bột hạt mã tiền được cho vào khay men, trộn đều với nước sữa vôi, trộn kỹ cho
đến khi Bã liệu bột hơi nhão, vun thànhLọc
dượcdạng
thành đống, ủ khoảng 24 giờ. Sau đó làm tơi và làm
Tạo muối SO4, lắc kỹ 10'
khô trong khay men. Dịch chiết Dd H2SO4

4.2.3. Chiết xuất


Thu hồi Dung môi Để phân lớp, kiềm hóa pH = 11
- Nguyên tắc chiết: Dịch gan Dd Na2CO3
Chiết bằng phương pháp ngâm nóng. Số lần chiết: 3 lần. Thời gian chiết: 1,5 - 2 giờ/ lần
Nước cái Để kết tủa
(tùy theo điều kiện thực tế). Lượng dung môi: 1200ml/lần.
Tạo muối NO3, pH = 45
Tủa alkloid Dd HNO3 3%
- Tiến hành:
Lắp lưới và lót bông vào bình chiết, cho bột dược liệu đã kiềm hóa vào, đổ dung môi,
Để kết tinh lọc
Nước cái (Brucin)
khuấy trộn để dung môi tiếp xúc tốt với dược liệu. Sau mỗi mẻ chiết, mở van cho dịch
Tinh thể Strychinin
Hòa tan, cách thủy
chiết chảy vào 2 bình thủy tinh nút mài 1lít.
NO Sau đó lại đổ dung môi mới vào bình
Nước cấychiết để
3
chiết mẻ sau.

4.2.4. Tinh chế Dd strchinin NO3 Tẩy màu khuấy 10'


Than hoạt
- Tạo muối sulfat tan trong nước của alkaloid:
              Cho khoảng 300hoạt
Bã than ml dung dịch H2Lọc
SOnóng
4.1% vào bình chứa dịch chiết của mẻ đầu,

lắc thật kỹ trong 7 phút. Để yên cho phân


Dịch lớp
lọc (cho tới khi 2 hóa,
Kiềm lớp pH
trong
11 lại và giữa 2 lớp có
Dd Na CO bh 2 3
bề mặt phân chia pha là được). Sau đó gạn dung môi vào xô nhựa (đem thu hồi để chiết
Để kết tinh, lọc
cho mẻ sau). TrongNước
bìnhcái
thủy tinh sẽ còn lại lớp nước acid của mẻ đầu, dịch chiết của mẻ
Tạo muối SO4, pH = 4.5
sau lại được cho vào lắc với lớp nước
Tủaacid của mẻ trước,
strychnin sau đó lại để phânDdlớp và4 3%
H2SO gạn
riêngThu
dung
hồi môi., ... Cứ Dung
làm như
môi thế cho tới Để
mẻkết
cuối cùng
tinh, (chú
lọc, hút ý: chỉ đổ 1 lần acid vào
kiệt,
sấy, cân, kn, dg
dịch chiết của mẻ đầu, những mẻ sau
Tinhphải thử pH của lớp nước acid, pH = 1-2,
thể Strychnin nếu chưa
Sản phẩm strychnin
đủ độ acid thì phải bổ sung thêm ). Cuối SO
cùng
4
sulfat
đổ lớp nước acid vào cốc đun 400 ml. Nếu
30
có tủa không tan thì đem đun trong  nồi cách thủy, khuấy, lọc nóng (không cần rửa) lấy
dịch lọc. Sau đó gạn trong bình gạn, loại bỏ hết dung môi. Hứng lấy lớp nước acid vào
cốc đun

250 ml (là dung dịch muối sulfat của các alkaloid).

- Tạo tủa  alkaloid toàn phần:


Dùng dung dịch Na2CO3 bão hòa cho tác dụng với lớp nước acid trên, vừa nhỏ vừa
khuấy cho đến khi dung dịch hết sủi bọt, chỉnh pH= 10 -11, để nguội cho kết tủa hết
(khoảng 20 phút) sẽ có tủa alkaloid toàn phần dạng bazơ. Lọc hút chân không qua phễu
buchner. Sau khi hút hết nước cái rồi tiến hành rửa ngay trên phễu. Nước rửa là nước cất.
Rửa tủa 3 lần, mỗi lần lượng nước rửa bằng khoảng thể tích của tủa. Loại bỏ nước cái và
nước rửa. Chuyển tủa sang cốc đun bé loại 100ml.

- Tạo muối nitrat của các alcaloid (loại brucin)


Nguyên tắc loại Brucin dựa vào độ tan khác nhau của các muối. Tạo muối
nitratcủa các alcaloid ở pH= 4 - 4,5; tạo dung dịch quá bão hòa sao cho strychnin nitrat
kết tinh được, còn brucin nitrat tan được trong nước cái.

Thử brucin: nhỏ 1 giọt dung dịch HNO3. đặc vào 1 vài hạt tinh thể, nếu có brucin sẽ thấy
xuất hiện màu đỏ hoặc hồng.

Tiến hành: cho 1 lượng nước sao cho vừa đủ ngập tủa alcaloid toàn phần, đun trong nồi
cách thủy, vừa khuấy vừa nhỏ dần dung dịch HNO3. 3% cho đến khi tủa tan hết và pH= 4
- 4,5 (chú ý nếu đủ pH mà tủa vẫn chưa tan hết thì phải bổ sung thêm nước cho đến khi
tan hết, nếu dung dịch bị loãng thì phải cô bớt để tạo dung dịch bão hòa). Để kết tinh qua
đêm sẽ tạo được tinh thể hình kim, thường kết thành chùm. Lọc qua phễu buchner nhỏ.
Rửa tinh thể 3 lần. Loại bỏ nước cái. Chuyển tinh thể sang cốc đun 100

- Tẩy màu bằng than hoạt


Trước tiên phải hòa tan nóng tinh thể vào một lượng nước vừa đủ, đun trong nồi
cách thủy, khuấy cho tan hết. Thêm khoảng 0,5 gam than hoạt, khuấy 10 phút. Các dụng
cụ phải tráng hoặc nhúng nước nóng để tiến hành lọc nóng, rửa bã bằng

31
nước cất sôi ( nước rửa đồng thời là  nước tráng cốc). Loại bã than hoạt. Chuyển dịch lọc
vào cốc 100 ml đã rửa sạch.

- Tạo sản phẩm là strychnin sulfat:


+ Chuyển từ dạng muối sang dạng bazơ: muốn chuyển từ strychnin từ dạng muối nitrat
sang dạng muối sulfat, trước tiên phải chuyển sang dạng bazơ. Dùng dung dịch  Na2CO3
bão hòa cho tác dụng với dịch lọc trên, vừa nhỏ vừa khuấy cho đến khi hết sủi bọt, chỉnh
pH = 10 -11. Để nguội cho tủa hết (khoảng 20 phút) . Lọc lấy tủa bazơ, rửa tủa bằng nước
cất. Loại bỏ nước cái và nước rửa.

+ Chuyển strychnin sang dạng muối sulfat: Cho một lượng nước vào tủa trên sao cho vừa
đủ ngập tủa, đun trong nồi cách thủy, vừa khuấy vừa nhỏ dung dịch H2SO43% cho đến
khi tủa tan hết, chỉnh pH = 4 - 4,5. Để kết tinh qua đêm. Lọc lấy tinh thể. Hút hết nước
cái rồi mới rửa  bằng nước cất. Rửa tủa 2 lần, mỗi lần lượng nước rửa bằng khoảng lượng
tủa. Hút kiệt nước. Rải đều tinh thể trên đĩa thủy tinh. Sấy ở 60 - 700C  đến khô (khoảng
60-90 phút).

4.3. Kiểm nghiệm Strychnin sulfat

4.3.1. Định tính

A.  Hòa tan 0,02g chế phẩm với 1ml acid sulfuric đậm đặc (TT) trong một
chén sứ, thêm 1 hạt kali dicromat (TT) rồi lắc cẩn thận sẽ xuất hiện những
vệt tím và xanh biến mất nhanh.
B. Hòa tan 0,02g chế phẩm vào 5ml nước, thêm 1ml dung dịch bari clorid
(TT) sẽ xuất hiện tủa trắng không tan trong acid hydrocloric.
4.3.2. Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,3g chế phẩm, hòa tan bằng cách đun nóng nhẹ, trong một hỗn
hợp trung tính với phenolphtalein gồm 10ml cồn và 5ml cloroform (TT). Định lượng
bằng dung dịch Natri hydroxyd 0,1N cho tới khi xuất hiện màu hồng nhạt (chỉ thị
phenolphtalein).

1ml dung dịch natri hydroxyd tương ứng với 0,03834g (C21H22O2N2)2.H2SO4.
32
Strychnin sunfat phải chứa ít nhất 88,8% (C21H22O2N2)2.H2SO4.

33
BÀI 7:

SẢN XUẤT NHŨ DỊCH NHUẬN TRÀNG


Mục tiêu học tập:

1. Sản xuất được nhũ dịch nhuận tràng

2. Trình bày được các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng bán thành phẩm và
thành phẩm.

3. Đánh giá một số tiêu chuẩn chất lượng của nhũ dịch.

1. Đặc điểm thành phẩm

- Nhũ dịch bền, vị ngọt, không tách lớp trong khoảng 24 giờ, dễ dàng tái phân tán.

2. Đặc điểm nguyên phụ liệu

Số lượng cho
STT Nguyên phụ liệu Số lượng cho 100ml Tiêu chuẩn
1000ml
1 Dầu khoáng 50 ml 500 ml USP 36
2 Gôm arabic, bột rất mịn 12,5 g 125 g USP 36
3 Siro 10 ml 100 ml USP 36
4 Vanillin 5 mg 50 mg USP 36
5 Ethanol tuyệt đối 6 ml 60 ml DĐVN V
6 Nước cất 100 ml 1000 ml DĐVN V
7 Ethanol 700 Vừa đủ Vừa đủ DĐVN V
8 Chai, nắp nút, nhãn Vừa đủ Vừa đủ TCCS

3. Dụng cụ, thiết bị

Tên máy móc Số lượng


Rây 125 3
Máy đồng nhất hoá 1
Máy khuấy 1
Cân kỹ thuật 1
Thùng chứa 3
Máy phân liều thuốc lỏng 1
Máy xiết chai 1

4. Qui trình sản xuất


34
4.1 Sơ đồ qui trình

GÔ M ARABIC, DẦ U CÂ N

TRỘ N ĐỀ U

2/3 LƯỢ NG NƯỚ C KHUẤ Y TRỘ N NHŨ HOÁ

SIRO,
VANILLIN/ETHANOL, KHUẤ Y TRỘ N
NƯỚ C CÒ N LẠ I

ĐỒ NG NHẤ T
KN BTP
ĐÓ NG GÓ I, DÁ N NHÃ N
KN TP
XUẤ T XƯỞ NG

4.2 Mô tả qui trình

4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

- Cân các thành phần theo công thức

4.2.2. Pha chế nhũ dịch thô

- Trộn dầu với bột gôm arabic trong 1 cối khô.

- Thêm đủ 250 ml nước cất, và nghiền trộn để nhũ hoá hỗn hợp.

- Thêm từng phần, nghiền trộn đều mỗi lần thêm, một hỗn hợp của siro, 50 ml nước cất,
vanillin được hoà tan trong ethanol.

- Cuối cùng thêm nước cất vừa đủ 1000ml, và trộn đều.

35
4.2.3 Đồng nhất hoá

- Lắp đặt thiết bị đồng nhất, điều chỉnh máy đến thông số phù hợp.

- Cho nhũ tương ở mục 4.2.2 qua máy đồng nhất 3-5 lần để thu được nhũ tương, đồng
nhất.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm, kiểm tra các tiêu chuẩn khác của nhũ tương.

- Sản phẩm đạt yêu cầu chuyển sang đóng gói.

4.2.4 Đóng gói

- Nhũ dịch được đóng gói trong chai nút kín, mỗi chai chứa 100 ml nhũ dịch, đủ nhãn
theo yêu cầu.

- In số kiểm soát, hạn dùng phù hợp vào nhãn.

- Lau ethanol 700 để vệ sinh chai, nút, sấy khô.

- Dùng máy phân liều, đóng 100 ml nhũ dịch trong một chai, đậy nút, và xiết chặt.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm thành phẩm.

4.3 Kiểm soát trong quá trình

Các giai đoạn Nội dung kiểm tra


- Nguyên phụ liệu - Chất lượng
- Cân chia lô mẻ - Cân đủ
- Đúng hoá chất
- Pha nhũ tương thô - Thiết bị đúng, sạch
- Đúng và đủ thành phần
- Độ đồng đều của nhũ dịch
- Đồng nhất hoá - Thiết bị sạch
- Số lần đồng nhất
- Độ đồng đều
- Đóng gói - Bao bì khô, kín
- Đúng số lượng
- Đúng lô sản xuất
- Đúng hạn dùng
- Kiểm tra xuất xưởng - Đúng như tiêu chuẩn
- Giao kho - Đúng số lượng, lô SX, HD

36
BÀI 8:

THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH TRỘN BỘT KÉP VÀ TẠO


HẠT ƯỚT BERBERIN CLORID
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được các thiết bị chính trong sản xuất bột kép và tạo hạt ướt.
2. Đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bột kép, hạt.
3. Thực hành được kỹ thuật thẩm định giai đoạn trộn bột kép và tạo hạt ướt trong
sản xuất thuốc.

1. Công thức sản xuất:

STT Tên nguyên phụ liệu Công thức Công thức Công thức Tiêu chuẩn
cho 1 đơn vị lô 15.000 cho 5000 đơn
phân liều đơn vị phân vị phân liều
(viên) (mg) liều (viên) (viên) (g)
(g)
1 Berberin clorid 10,0 150,0 DĐVN V
(C20H18CINO4.2H2O)
2 Tinh bột sắn 45,0 675,0 DĐVN V
3 Avicel PH101 30,0 450,0 TCNSX
4 Lactose monohydrat 45,0 675,0 DĐVN V
5 Tinh bột nấu hồ 10% 3,9 58,5 DĐVN V
6 Bột talc 2,6 39,0 DĐVN V
7 Magnesi sterate 1,3 19,5 DĐVN V
8 Ethanol 96% Vừa đủ Vừa đủ DĐVN V

2. Dụng cụ thiết bị:


- Máy trộn - Rây các loại
- Máy nhào trộn tạo hạt - Thùng chứa
- Tủ sấy tĩnh - Nồi nấu hồ
- Cân các loại - Nồi đun parafin
3. Sơ đồ quy trình sản xuất:

37
Berberin clorid,
XAY – RÂY - CÂN
lactose monohydrate,
Avicel, tinh bột.
TRỘN BỘT KÉP

Tá dược dính NHÀO ẨM

XÁT HẠT IPC

SẤY HẠT

SỬA HẠT KHÔ

Magnesi stearate, talc TRỘN TRƠN

4. Mô tả quy trình
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Xay, rây berberin clorid, lactose, tinh bột qua rây số 180. Cân, rây Avicel
PH101 qua rây 250.
- Rây talc, magnesi stearate qua rây số 125
- Cân các nguyên liệu theo công thức.
4.2. Chuẩn bị hồ tinh bột 10%
- Dùng khối lượng nước bằng với khối lượng tinh bột để phân tán tinh bột thành
hỗn dịch đồng nhất trong nồi nấu hồ.

38
- Đun sôi lượng nước còn lại trong một nồi khác, cho từ từ vào hỗn dịch tinh bột
đã phân tán đều ở trên, vừa cho vừa khuấy đều đến khi hồ hóa hoàn toàn.
- Cân tổng lượng hồ, bổ sung nước vừa đủ khối lượng yêu cầu, khuấy đều.
4.3. Trộn bột kép và tạo hạt ướt

Trộn bột kép:

- Trộn đều các nguyên liệu berberin clorid, Avicel, lactose, tinh bột; rây hỗn hợp
qua rây số 500.
- Đánh giá bột kép
+ Độ ẩm
+ Độ phân tán hàm lượng dược chất.
Nhào ẩm:
- Cho hỗn hợp vào thùng chứa của máy trộn.
- Thêm từ từ hồ tinh bột 10% vào hỗn hợp trong máy, trộn đến khi thu được khối
hạt ẩm đồng nhất (20 phút).
4.4. Xát hạt
- Xát hạt qua rây số 1000.
4.5. Sấy hạt:
- Sấy hạt ở 50-60oC trong khoảng 6-8 giờ đến khi độ ẩm của hạt trong khoảng
3-4%.
- Xây dựng biểu đồ suy giảm hàm ẩm theo thời gian sấy.
4.6. Sửa hạt khô
- Sửa hạt thu được qua rây số 1000.
- Đánh giá:
+ Phân bố kích thước hạt
+ Độ trơn chảy của hạt.
4.7. Trộn tá dược trơn
- Trộn đều hạt khô thu được với talc và magnesi stearate.
- Đánh giá:
+ Đánh giá độ phân tán hàm lượng dược chất.
+ Đánh giá độ trơn chảy
- Từ kết quả hàm lượng dược chất trong hạt bán thành phẩm, tính khối lượng
trung bình của một đơn vị phân liều.
5. Kiểm soát trong quá trình

39
Các giai đoạn Nội dung kiểm tra
- Nguyên phụ liệu - Chất lượng
- Cân chia lô mẻ - Cân đủ
- Đúng hóa chất
- Trộn bột kép - Thứ tự trộn
- Thời gian trộn
- Độ đồng đều của khối bột
- Nhào tạo khối ẩm - Thời gian nhào
- Lượng tá dược dính
- Phân bố dính đồng nhất.
- Sấy hạt - Nhiệt độ, thời gian
- Độ ẩm hạt sau sấy
- Xát hạt, sửa hạt - Cỡ rây
- Phân bố kích thước hạt
- Trộn tá dược trơn - Khối lượng các nguyên liệu
- Đủ thời gian
- Hạt trộn đều
- Độ trơn chảy
- Phân tán hàm lượng dược chất

PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BERBERIN CLORID (DỰA THEO
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV, CHUYÊN LUẬN VIÊN NÉN BERBERIN CLORID)

Cân chính xác khoảng 220,0 mg bột/hạt (tương ứng với khoảng 16 mg berberin clorid).
Thêm 40ml nước, đun sôi trong 5 phút, khuấy liên tục (cốc có mỏ 100ml). Để nguội,
chuyển sang bình định mức 100ml, tráng sạch cốc 5 lần, mỗi lần với 10ml nước, bổ sung
vừa đủ 100,0ml, lắc đều. Để lắng tự nhiên, lọc qua giấy lọc, bỏ 5ml dịch lọc đầu. Lấy
chính xác 5,0ml dịch lọc trên, cho vào bình định mức 100ml, bổ sung nước vừa đủ, lắc
đều thu được dung dịch thử.

Pha dung dịch berberin clorid chuẩn có nòng độ chính xác khoảng 8µg/ml: Cân chính xác
khoảng 32,0 mg berberin clorid vào cốc có mỏ 200ml, bổ sung 80ml nước, đun sôi 5
phút, để nguội chuyển sang bình định mức 200 ml, tráng cốc 5 lần, mỗi lần 20 ml, bổ
sung nước vừa đủ, lắc đều. Lấy chính xác 5,0 ml dung dịch trên, cho vào bình định mức
100 ml, bổ sung nước vừa đủ, lắc đều.

Đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử tại bước song cực đại khoảng
345nm, trong cốc đo dày 1 cm, dùng nước làm mẫu trắng.

40
Tính hàm lượng berberin clorid, C20H18CINO4.2H2O, trong viên dựa vào độ hấp thụ đo
được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C20H18CINO4.2H2O của berberin
clorid chuẩn.

41
BÀI 9:

SẢN XUẤT VIÊN NÉN BAO PHIM B1


Mục tiêu học tập

- Trình bày được các thiết bị chính trong sản xuất thuốc viên nén bằng phương
pháp xát hạt ướt và bao phim bằng nồi bao.
- Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc viên nén bao phim
trong quá trình sản xuất.
- Thực hành kỹ thuật sản xuất thuốc viên nén bao phim bằng phương pháp xát
hạt ướt và bao phim bằng nồi bao.
1. Đặc điểm thành phẩm
Viên nén hình trụ, nhẵn bóng, vỏ bao nguyên vẹn.
2. Công thức sản xuất

Công thức viên nén

Stt Tên nguyên liệu phụ liệu Công thức Công thức lô Tiêu chuẩn
cho 1 viên 3000 viên (g)
(mg)
1 Thianmin nitrat 20 60 DĐVN IV
2 Tinh bột sắn 90 405 DĐVN IV
3 Lactose 150 450 DĐVN IV
4 Tinh bột nấu hồ 10% 6 18 DĐVN IV
5 Bột Talc 5,2 15,6 DĐVN IV
6 Magnesi stearat 2,9 8,7 DĐVN IV

Công thức bao phim mẻ 2 kg.

Stt Tên nguyên liệu Khối lượng Tiêu chuẩn


t
1 HPMC E6 40 DĐVN IV
2 HPMC E15 40 DĐVN IV
3 PEG 400 12 DĐVN IV
4 Sunset yellow lake 4 DĐVN IV
5 Talc 40 DĐVN IV
6 Ethanol 96% (pha dịch) 1080 DĐVN IV
7 Nước cất 380 DĐVN IV
8 Ethanol 96% (lau lọ) Vừa đủ DĐVN IV
9 Parafin Vừa đủ DĐVN IV
10 Lọ, nút, nắp, nhãn 140 bộ DĐVN IV

42
11 Bông Vừa đủ DĐVN IV
3. Dụng cụ, thiết bị
- Máy dập viên quay tròn.
- Máy trộn hạt khô.
- Máy thử độ cứng.
- Máy đo độ ẩm.
- Máy bao phim.
- Máy khuấy từ.
- Cháy cối sứ
- Cốc thủy tinh.
- Tủ sấy tĩnh
- Cân các loại.
- Rây các loại.
- Thùng chứa
- Nồi nấu hồ
- Nồi đun paraffin.
4. Sơ đồ qui trình sản xuất
XAY- RAY-CÂN

TRỘN BỘT KÉP

NHÀO ẨM

XÁT HẠT

SẤY HẠT

SỬA HẠT KHÔ

TRỘN TRƠN

DẬP VIÊN

BAO PHIM

43
ĐÓNG GÓI
5. Mô tả qui trình
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Xây rây thiamin nitrat, lactose, tinh bột qua rây số 180.
Rây talc, magnesi stearate, sunset yellow lake qua rây số 125.
Cân các nguyên liệu theo công thức.
5.2. Chuẩn bị hồ tinh bột 10%
Dùng khối lượng nước khối lượng tinh bột để phân tán tinh bột thành hỗn
dịch đồng nhất trong nồi nấu hồ.
Đun sôi lượng nước còn lại trong một nồi khác, cho từ từ vào hỗn dịch tinh
bột đã phân tán đều ở trên, vừa cho vừa khuấy đều đến khi hồ hóa hoàn
toàn.
Cân tổng lượng hồ, bổ sung nước đến vừa đủ khối lượng yêu cầu, khuấy
đều.
5.3. Trộn tạo hạt
Trộn đều các nguyên liệu thiamin nitrat, lactose, tinh bột; rây qua rây số
250.
Cho hỗn hợp vào thùng chứa của máy trộn, trộn trong 15 phút.
Thêm từ từ hồ tinh bột 10 % vào hỗn hợp trong máy, trộn đến khi thu được
khối ẩm đồng nhất.
5.4. Xát hạt
Xát hạt qua rây số 1000.
5.5. Sấy hạt
Sấy hạt ở 50-600C trong khoảng 6-8 giờ đến khi độ ẩm của hạt trong
khoảng 3-4 %.
5.6. Sửa hạt khô
Sửa hạt qua rây 1000.
5.7. Trộn tá dược trơn
Trộn đều hạt khô thu được với talc và magnesi staerat.
Kiểm nghiệm bán thành phẩm: lấy mẫu để định lượng thiamin và đánh giá
độ đồng đều hàm lượng.
Từ kết quả hàm lượng dược chất trong hạt bán thành phẩm, tính khối lượng
trung bình viên.
5.8. Dập viên
Lắp chày cối vào máy dập viên và vận hành kiểm tra hoạt động của máy.

44
Cho hạt vào phễu chứa hạt của máy, vận hành máy bằng tay để điều khiển
khối lượng, độ cứng của viên đến mức yêu cầu.
Khi các thông số viên đã được điều chỉnh đạt yêu cầu, khởi động cho máy
dập viên.
Trong quá trình dập viên, thường xuyên kiểm tra khối lượng trung bình
viên (5 phút kiểm tra 1 lần).
Lấy mẫu để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của viên nén.
Viên đạt yêu cầu chuyển sang bao phim
5.9. Bao phim
Pha chế dịch bao: phân tán hoàn tàn lượng HPMC E6 và HPMC E15 vào
nước nóng (80-900C); để nguội đến nhiệt độ phòng, phối hợp từ từ PEG
400 thu được dịch A. dùng 20-30 ml ethanol 96 % kéo talc, sunset yellow
lake vào dung dịch A. Bổ sung ethanol 96 % vừa đủ. Tiếp tục khuấy cho tới
khi được hỗn dịch đồng nhất B. Lọc hỗn dịch B qua rây 125.
Tiến hành bao bảo vệ cho viên trên thiết bị bao Aceta cota: thông số của
nồi bao được thiết lập:
Nhiệt độ đầu vào 50-600C.
Nhiệt độ đầu ra 40-450C.
Vận tốc nồi bao 7-10 vòng/phút.
Tốc độ phun dịch 20-25ml/phút.
Áp lức khí nén đầu phun: 1 bar.
Khi hết dịch bao, sấy thêm trong nồi bao 5-10 phút. Lấy viên ra khỏi nồi
bao. Đánh giá chất lượng, viên bao.
5.10. Đóng gói
Lọ nhựa được rửa sạch, sấy khô ở 40-450C. Lau lọ bằng ethanol 96 %, hong
hoặc sấy khô. In số kiểm soát, hạn dùng lên nhãn. Dán nhãn vào lọ. Đếm
viên vào lọ (100 viên/lọ). Chèn bông, đậy nút, gắn parafin, đậy và vặn chặt
nắp ngoài. Xếp lọ vào thùng carton.

6. Kiểm soát quá trình


Các giai đoạn Nội dung kiểm tra
- Nguyên phụ liệu - Chất lượng
- Cân chia lô mẻ - Cân đủ
- Đúng hóa chất
- Trộn bột kép - Thời gian trộn
- Độ đồng đều của khối bột
- Nhào tạo khối ẩm - Thời gian nhào
- Lượng tá dược dính
- Sấy hạt - Nhiệt độ, thời gian

45
- Độ ẩm hạt
- Xát hạt, sửa hạt - Cỡ rây
- Trộn tá dược trơn - Khối lượng các nguyên liệu
- Đủ thời gian
- Hạt trộn đều
- Kiểm tra cốm - Định tính thiamin nitrat
- Hàm lượng thiamin nitrat
- Độ đồng đều của hỗn hợp
- Dập viên - Khối lượng trung bình viên
- Độ đồng đều khối lượng
- Hàm lượng thiamin nitrat
- Độ rã của viên
- Bao phim - Cảm quan viên
- Độ dày lớp bao
- Khối lượng viên
- Đóng gói - Bao bì khô kín
- Đúng lô sản xuất
- Đúng hạn dùng

46
BÀI 10:

SẢN XUẤT HOÀN LỤC VỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỒI DẦN


Mục tiêu

- Trình bày được nguyên tắc sản xuất hoàn cứng bằng phương pháp bồi dần.
- Bào chế được viên hoàn lục vị bằng phương pháp bồi dần.
- Đánh giá được chất lượng viên hoàn theo tiêu chuẩn DĐVN IV 
1. Đặc điểm thành phẩm
Hoàn hình cầu, đường kính 9,0-10 mm. Màu đen, mềm nhuận. Mùi thơm của dược liệu.
vị ngọt, hơi chua.

2. Công thức sản xuất


Stt Tên nguyên phụ liệu Công thức mẻ (Kg) TCCL
1 Thục địa (Radix Rhizoma Rehmannia) 0,96 DĐVN IV
2 Bạch phục linh (Poria cocos) 0,36 DĐVN IV
3 Đơn bì (Cortex Poeonia suffruticosae) 0,36 DĐVN IV
4 Hoài sơn (Rhizoma Dioscorea
0,48 DĐVN IV
persimilis)
5 Sơn thù (Cornus officinalis) 0,48 DĐVN IV
6 Trạch tả (Rhizoma alismatis) 0,36 DĐVN IV
7 Đường kính 1,8 DĐVN IV
8 Tinh bột 0,6 DĐVN IV
9 Than hoạt tính 0,054 DĐVN IV
10 Parafin rắn 0,06 Dược dụng
11 Parafin lỏng 0.00675 Dược dụng
12 Bột talc 0,0125 DĐVN IV
13 Ethanol 96% Vừa đủ DĐVN IV
14 Bông Vừa đủ DĐVN IV
3.  Thiết bị, dụng cụ

STT Tên thiết bị Số lượng


47
1 Cân kỹ thuật 1
2 Tủ sấy 1
3 Nồi nấu cao 1
4 Máy xay 1
5 Sàng viên các cỡ 2,3,4,5 mm 1
6 Máy bao viên 1
7 Rây số 125,180, 250, 500 1
8 Thùng chứa, khay sấy 1

4.  Sơ đồ quy trình sản xuất (cuối bài)

5.    Mô tả quy trình

5.1. Xử lý dược liệu

- Sinh địa: cân theo công thức, rửa sạch; cho vào nồi, thêm nước ngập sạch 1
cm, đun sôi liên tục 5-8 giờ; gạn, lọc dịch chiết (dịch chiết I). Thêm nước vào
bã, đun tiếp 4-5 giờ; gạn lọc dịch chiết, ép bã (dịch chiết II). Gộp dịch chiết (I)
và (II), lọc qua rây 125.Dịch lọc đem cô nhỏ lửa đếm khi đạt tỷ lệ 1 kg sinh
địa cho 1,5 lít cao lỏng. Bã thục địa sấy khô, xay, rây qua rây 180.
- Hoài sơn: rửa sạch, thái lát, sấy khô, sao vàng, xay, rây qua rây số 180.
- Sơn thù (loại bỏ hạt), đơn bì, bạch phục linh, trchj tả: loại tạp (nếu có), rửa
sạch để ráo nước, sấy khô, xay, rây qua rây số 180.
- Đường kính: trộn với tinh bột theo tỷ lệ 10 đường : 1 tinh bột; sấy khô, xay,
rây qua rây số 180, thu được phần: bột đưuòng qua rây số 180 (chiếm xấp xỉ
¾ lượng đường tỏng công thức) và lõi đường trên rây số 180 (chiếm xấp xỉ ¼
lượng đường tỏng công thức).
- Tinh bột: ngoài phần trộn với đường kính, phần còn lại râu qua rây số 180.
5.2. Trộn bột kép

- Thành phần bột kép gồm: bột mịn thục địa, hoài sơn, sơn thù, bạch phục linh,
trạch tả, đơn bì, đường kính, tinh bột.
- Trộn bột kép: trộn thủ công hoặc trong thiết bị nhào trộn để được hỗn hợp bột
đồng nhất.
5.3. Chế tá dược dính

48
- Chế tá dược dính gốc (siro 1/1) theo phương pháp chế nóng: hòa tan đường
trong cao lỏng thục địa theo tỷ lệ 1 kg đường : 1 kg cao lỏng.
- Chế tá dược dính làm việc: tùy từng giai đoạn pha lỏng tá dược dính gốc bằng
cao lỏng thục địa hoặc nước đun sôi để thu được tá dược dính làm việc có độ
nhớt đạt yêu cầu.
5.4. Gây nhân

Dùng hạt đường kính, tá dược dính, hỗn hợp bột để gây nhân trong nồi bao viên.
Nhân bao đạt đường kính 3 mm thì dung sàng định cỡ để sàng nhân đtạ kích thước
ra. Nhân chưa đạt kích thước thì bồi tiếp. Sấy nhân ở 50−600 C đến khô.

5.5. Bồi viên

- Tính toán và cân lượng nhân con cho một mẻ sản xuất (tỷ lệ nhân so với tổng khối
lượng viên khoảng 10-15% kl/kl).
- Dùng tá dược dính và hỗn hợp bột kép để bồi viên trong nồi bao viên.
- Sàng viên: viên bao đạt kích thước 5,0 mm thì dùng sàng định cỡ để sàng viên,
viên nhỏ bao tiếp, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ viên đạt 5,0 mm.
5.6. Bao màu

- Chuyển viên đạt kích thước vào nồi bao, dùng tá dược dính và than hoạt để bao
màu cho đến khi viên có màu đen đồng đều.
5.7. Sấy viên

- Viên bao màu xong, chuyển ra khay, dàn thành lớp mỏng, sấy se viên ở nhiệt độ
550 C /40−60 phút trong tủ sấy, xoa tách viên. Sấy khô viên ở nhiệt độ 50−650 C .
5.8. Bao bóng

- Viên sấy khô (đạt độ ẩm ≤ 9%) chuyển vào nồi để bao bóng bằng parafin và bột
talc. Đánh bóng viên trong nồi bao khoảng 2 giờ.
- Khi viên đạt độ bóng, xúc ra, bảo quản trong túi PE. Lấy mẫu kiểm nghiệm bán
thành phẩm.
5.9. Đóng gói

- Lọ nhựa được rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ , lau ethanol 96%, hong hoặc sấy khô.
- Cân và đóng hoàn vào lọ (50g/lọ). Chèn bông, đậy nút, gắn parafin, đậy và vặn
chặt nắp ngoài.
6. Kiểm soát trong quá trình sản xuất

Công đoạn Nội dung kiểm tra


Nguyên phụ liệu - Chất lượng.

49
Cân chia nguyên liệu - Cân đủ, đúng hóa chất.
Trộn bột kép - Thời gian trộn, độ đồng đều khối bột.
Chế tá dược dính - Độ nhớt của tá dược dính làm việc trong từng giai đoạn.
- Lượng hạt đường đem gây nhân, lượng tá dược dính, bột
Gây nhân kép trong 1 chu kỳ.
- Kích thước nhân.
Sấy nhân - Nhiệt độ sấy, thời gian sấy, hàm ẩm nhân.
Lựa chọn nhân - Kích thước nhân, khối lượng nhân cho một mẻ.

Bao viên - Lượng bột, tá dược dính trong 1 chu kỳ.


- Kích thước viên.
Bao màu - Độ mịn của than hoạt, lượng than hoạt, tá dược dính.
- Lớp bao màu mịn, đều màu.
Sấy viên - Nhiệt độ sấy, thới gian sấy, tần suất đảo viên.
- Hàm ẩm của viên.
Bao bóng - Lượng tá dược bao bóng, thời gian bao bóng.
- Độ bóng của viên.
KN BTP - Đạt tiêu chuẩn
Đóng gói - Đúng khối lượng.
KN TP - Đạt tiêu chuẩn

50
BÀI 11:

SẢN XUẤT VIÊN HOÀN NGHỆ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỒI DẦN
Mục tiêu học tập:

1. Trình bày được nguyên tắc sản xuất hoàn cứng bằng phương pháp bồi dần và
cấu tạo cơ bản của nồi bao quy ước.
2. Phân tích được các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng bán thành phẩm
và thành phẩm.
3. Sản xuất được viên hoàn nghệ bằng phương pháp bồi dần.

1. Đặc điểm thành phẩm

Hoàn hình cầu, đường kính 4,5 -5 mm, màu vàng nghệ, mùi thơm dược liệu.

2. Công thức sản xuất

STT Tên nguyên phụ liệu Công thức Công thức TCCL
cho 1 lọ (g) lô 200 lọ
(kg)
1 Nghệ (Bột mịn nghệ) (Thân rễ - 28 5,6 DĐVN V
Rhizoma Curcumae longae)
2 Đường kính (Saccharum) 14 2,8 DĐVN V
3 Tinh bột sắn (Amylum Manihoti) 7,5 1,5 DĐVN V
4 FD Tartarzine lake 0,10 0,020 TC NSX
5 FD Quinoline yellow lake 0,05 0,010 TC NSX
6 Bột Talc 0,30 0,060 DĐVN V
7 Titan dioxyd 0,05 0,010 DĐVN V
8 Parafin rắn 0,45 0,090 Dược dụng
9 Parafin lỏng 0,05 0,010 Dược dụng
10 Bột Talc 0,05 0,010 DĐVN V
11 Ethanol 96% Vừa đủ Vừa đủ DĐVN V
12 Bông Vừa đủ Vừa đủ DĐVN V
13 Lọ, nút, nắp, nhãn 1 bộ 200 bộ NSX

3. Thiết bị, dụng cụ:


- Nồi bao viên
- Tủ sấy
- Nồi pha chế tá dược dính
- Máy xay
51
- Thiết bị trộn
- Cân kỹ thuật
- Sàng viên các cỡ 2, 3, 4, 5 mm
- Rây số 125, 180, 250, 500
- Thùng chứa, khay sấy.
4. Sơ đồ quy trình

Đường kính, tinh bột, nghệ


SẤY

 XAY-RÂY-CÂN

 TRỘN BỘT KÉP

Tá dược dính  GÂY NHÂN

IPC
 BỒI VIÊN

Hỗn hợp màu  BAO MÀU

Talc, Parafin  BAO BÓNG


KN bán thành phẩm

Bao bì ĐÓNG GÓI 

KN thành phẩm

XUẤT XƯỞNG 

52
5. Mô tả quy trình
5.1. Xử lý dược liệu:
- Nghệ: Thân rễ nghệ rửa sạch, thái lát, sấy khô, xay, rây qua rây số 180.
- Đường kính: Trộn với tinh bột (1,8 kg đường : 0,5 kg tinh bột); sấy khô, xay, rây
qua rây số 180, thu được bột mịn hỗn hợp đường tinh bột.
- Tinh bột: Ngoài phần trộn với đường kính, phần còn lại rây qua rây số 180.
5.2. Trộn bột kép:
- Thành phần bột kép gồm: Bột nghệ, đường kính, tinh bột.
- Trộn bột kép: Trộn thủ công hoặc trộn trong thiết bị trộn để thu được hỗn hợp bột
đồng nhất.
Trộn trong thiết bị trộn chữ Z:
+ Cho các thành phần bột kép vào máy trộn chữ Z
+ Tiến hành trộn trong thiết bị trộn chữ Z: thời gian trộn 20 phút
+ Rây hỗn hợp sau trộn qua rây 500
5.3. Chế tá dược dính:
- Chế tá dược dính gốc (siro 1/1) theo phương pháp chế nóng: hòa tan 1,0 kg đường
trong 1 kg nước tinh khiết.
- Chế tá dược dính làm việc: Tùy từng giai đoạn pha loãng tá dược dính gốc bằng
nước tinh khiết đun sôi để thu được tá dược dính làm việc có độ nhớt đạt yêu cầu.
5.4. Gây nhân:
- Cách 1: Dùng hạt đường kính, tá dược dính, hỗn hợp bột để gây nhân trong nồi
bao viên. Nhân bao đạt đường kính 3 mm thì dùng sàng định cỡ để sàng nhân đạt
kích thước ra. Nhân chưa đạt kích thước thì bồi tiếp. Sấy nhân ở 50-60oC đến khô.
- Cách 2: Bao nhân kèm; khi bồi viên đến kích thước 3-4mm, thêm một lượng hạt
đường kính phù hợp vào nồi bao. Gây nhân và bồi viên bình thường đến khi nhân
đạt kích thước thì lấy ra, sấy nhân và viên đến khô. Sàng lựa kích thước nhân và
viên. Nhân chưa đạt tiêu chuẩn thì đem bồi tiếp đến kích thước qui định.
5.5. Bồi viên:
- Tính toán và cân lượng nhân con cho một mẻ sản xuất (tỷ lệ nhân so với tổng khối
lượng viên khoảng 10-15% kl/kl)
- Dùng tá dược dính và hỗn hợp bột kép để bồi viên trong nồi bao viên.
- Sàng viên: Viên bao đạt kích thước 5,0 mm thì dùng sàng định cỡ để sàng viên,
viên nhỏ bao tiếp, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ viên đạt 5,0 mm.
5.6. Bao màu:
- Chuyển viên đạt kích thước vào nồi bao, dùng tá dược dính và hỗn hợp màu để
bao màu cho đến khi viên có màu đen đồng đều.
5.7. Sấy viên:

53
- Viên bao màu xong, chuyển ra khay, dàn thành lớp mỏng, sấy se viên ở nhiệt độ
50oC/40-60 phút trong tủ sấy, xoa tách viên. Sấy khô viên ở nhiệt độ 50-65oC.
5.8. Bao bóng:
- Viên sấy khô (đạt độ ẩm ≤ 9%) chuyển vào nồi để bao bóng bằng parafin và bột
talc. Đánh bóng viên trong nồi bao khoảng 2-3 giờ.
- Khi viên đạt độ bóng, xúc ra, bảo quản trong hai lần túi PE. Lấy mẫu kiểm nghiệm
bán thành phẩm.
5.9. Đóng gói:
- Lọ nhựa được rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC, tráng 96%, hong hoặc sấy
khô.
- In số kiểm soát, hạn dùng lên nhãn, dán nhãn vào lọ.
- Cân và đóng hoàn vào lọ (50g/lọ). Chèn bông, đậy nút/ lớp lót, đậy và vặn chặt
nắp ngoài.
- Xếp lọ vào thùng carton.
6. Kiểm soát trong quá trình

Công đoạn Nội dung kiểm tra


Nguyên phụ liệu + Chất lượng
Cân nguyên liệu + Cân đúng, đủ hóa chất
Trộn bột kép + Thành phần của bột kép, khối lượng từng thành phần, khối lượng
của hỗn hợp bột, độ đồng đều của khối bột.
Chế tá dược dính + Khối lượng của tá dược dính làm việc trong từng giai đoạn
Gây nhân + Lượng hạt đường đem gây nhân, lượng tá dược dính, bột kép trong
một chu kỳ
+ Khối lượng nhân tạo thành, phân bố kích thước nhân.
Sấy nhân + Nhiệt độ sấy, thời gian sấy, hàm ẩm nhân.
Lựa chọn nhân + Kích thước nhân, khối lượng nhân cho một mẻ.
Bao viên + Lượng bột, tá dược dính trong một chu kỳ
+ Khối lượng bột, khối lượng dính sử dụng
+ Kích thước viên.
Bao màu + Độ mịn của tá dược màu, lượng tá dược màu và tá dược dính.
+ Lớp bao màu mịn, đều màu.
Sấy viên + Nhiệt độ sấy, thời gian sấy, tần suất đảo viên.
+ Hàm ẩm của viên
+ Khối lượng viên sau sấy.
Bao bóng + Lượng tá dược bao bóng, thời gian bao bóng
+ Độ bóng của viên
KN BTP + Đạt tiêu chuẩn
Đóng gói + Đúng khối lượng
KN TP + Đạt tiêu chuẩn.

54
55

You might also like