You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


BỘ MÔN HÓA DƯỢC VÀ KIỂM NGHIỆM THUỐC
______________________

THỰC TẬP HÓA DƯỢC


Tài liệu thực tập dành cho sinh viên dược đại học hệ chính quy năm thứ 3

2020-2021

1
MỤC LỤC

Nội quy thực tập.....................................................................3


Bài 1: Lý thuyết thực tập.........................................................5

Phần 1: Tổng hợp hóa dược..................................................6


Bài 2: Tổng hợp paracetamol...................................................6
Bài 3: Tổng hợp aspirin...........................................................8

Phần 2: Kiểm nghiệm nguyên liệu hóa dược.....................11


Bài 4: Kiểm nghiệm acid ascorbic.........................................11
Bài 5: Kiểm nghiệm paracetamol..........................................14
Bài 6: Kiểm nghiệm aspirin...................................................17

2
NỘI QUY THỰC TẬP

Nhằm đảm bảo cho quá trình thực tập diễn ra an toàn, hiệu quả, sinh viên làm việc
trong phòng thí nghiệm của bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc phải tuyệt đối
tuân thủ các quy định sau:

1. Ý thức, thái độ
- Đi thực tập đúng giờ, đúng nhóm, chỉ được thay đổi khi có sự cho phép của giáo viên
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực thảo luận, xây dựng bài
- Sắp xếp trình tự công việc hợp lý, làm việc nghiêm túc
- Ghi nhận kết quả khách quan, trung thực
- Nộp báo cáo đúng thời hạn
- Phân công người làm vệ sinh phòng thí nghiệm sau mỗi buổi thực tập
- Tuân thủ sự hướng dẫn và các yêu cầu khác của giáo viên.

2. An toàn lao động


- Mặc áo blouse trắng và quần dài, mang giầy kín mũi, đế thấp
- Không gây mất trật tự trong phòng thực tập và khu vực hành lang
- Đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ và thao tác dưới tủ hotte khi làm việc với các
dung môi, hóa chất nguy hiểm như các chất độc, các chất dễ bay hơi, các chất có tính
acid hoặc base mạnh, các chất oxi hóa hoặc khử mạnh,…
- Xếp đặt dung môi, hóa chất đúng nơi quy định
- Không để các dung môi, hóa chất dễ cháy nổ gần nguồn nhiệt
- Không mở cửa sổ khi đang bật tủ hotte
- Khi có sự cố xảy ra phải báo ngay cho giáo viên và tuân theo sự chỉ đạo của giáo
viên.

3. Dụng cụ, trang thiết bị


- Có ý thức bảo quản tài sản chung của bộ môn
- Sử dụng và bảo quản trang thiết bị đúng quy trình, ghi nhật ký sử dụng trang thiết bị
- Không tự ý sử dụng các trang thiết bị khi chưa được phép
- Đầu buổi thực tập: Kiểm tra số lượng và tình trạng các dụng cụ được giao trước khi
sử dụng và báo cáo với giáo viên hướng dẫn nếu cần
- Cuối buổi thực tập: Rửa dụng cụ sạch sẽ, tráng nước cất, xếp đặt đúng vị trí, dọn vệ
sinh khu vực thực tập của mình sau đó mời giáo viên đến kiểm tra

3
- Phải đền bù đúng chủng loại và số lượng nếu làm nứt, vỡ, hư hỏng, mất mát dụng cụ,
trang thiết bị.

4. Dụng cụ cá nhân
Mỗi sinh viên tự trang bị các dụng cụ cá nhân sau: Áo blouse, găng tay, khẩu trang,
kính bảo hộ, quả bóp cao su, thìa cân inox (spatula inox), giấy cân, kéo, khăn vải sạch,
khăn giấy.

Nếu vi phạm nội quy, sinh viên có thể phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ
luật như nhắc nhở, trừ điểm, cảnh cáo, cấm thi,… tùy theo hình thức và mức độ
vi phạm.

4
Bài 1: LÝ THUYẾT THỰC TẬP

1. Giới thiệu về phần thực tập


1.1. Thời lượng

1.2. Thời gian

1.3. Tài liệu

1.4. Yêu cầu

1.5. Quy định về báo cáo thực tập

1.6. Phương pháp đánh giá

2. Vệ sinh, an toàn lao động

3. Giới thiệu một số máy móc, dụng cụ thực tập

4. Giới thiệu kế hoạch nội dung thực tập

5
Phần 1: Tổng hợp hóa dược
Bài 2: TỔNG HỢP PARACETAMOL

OH
O

H3C N
H

Công thức phân tử: C8H9NO2


Khối lượng mol: 151,16 g/mol

1. Mục đích
Tổng hợp, tinh chế paracetamol. Kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm bằng cách đo nhiệt độ
nóng chảy và phương pháp sắc ký lớp mỏng.

2. Tính chất lý hóa của paracetamol


Paracetamol hay N-(4-hydroxyphenyl)-acetamide là chất rắn kết tinh màu trắng, nóng chảy ở
168-172⁰C. Độ tan trong nước lạnh là 14,3g/L, trong nước nóng là 50 g/L và trong ethanol là
140 g/L.

3. Tổng hợp paracetamol


Paracetamol có thể được tổng hợp từ phenol qua ba giai đoạn:
O O
OH OH OH OH
HNO3 H2 H3C O CH3 O

Niken Raney
O2N H2N H3C N
H
- Tổng hợp 4-nitrophenol từ phenol bằng phản ứng nitrat hóa ở vị trí para với acid nitric.
- Khử hóa nhóm nitro của 4-nitrophenol thành nhóm amin bằng hydro với xúc tác Niken
Raney.
- Acetyl hóa amin thơm bậc nhất thành amide.
Trong bài thực tập này, sinh viên chỉ thực hiện bước cuối cùng: acetyl hóa 4-aminophenol
thành paracetamol bằng acetic anhydride trong môi trường nước ở nhiệt độ phòng.
OH O O OH O
O
+ +
H3C O CH3 H3C OH
H2N H3C N
H

4. Quy trình thực nghiệm

4.1. Nguyên liệu ban đầu


4-aminophenol: Gây kích ứng

6
Acetic anhydride: Ăn mòn, gây bỏng, dễ cháy, hơi gây kích ứng cho mắt và hệ hô hấp. Yêu
cầu thao tác dưới tủ hotte, tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Acetic anhydride phản ứng
rất mạnh với nước, khi phản ứng có nước phải thêm vào từ từ.

4.2. Tiến hành tổng hợp


Cho 2,5 g (22,9x10-3 mol) 4-aminophenol vào một bình nón thể tích 100 ml, thêm 22 ml nước
cất. Dùng thanh khuấy từ khuấy trộn ở tốc độ cao để chất rắn phân tán đều trong nước.
Nhỏ thêm vào bình nón 2,8 ml acetic anhydride (d = 1,082; 29,7.10-3 mol; 1,29 đương lượng)
dưới tủ hotte. Khuấy trộn nhẹ. Chất rắn sẽ tan hết sau khoảng 30 giây. 2 phút sau, trong bình
xuất hiện kết tủa.
Đặt bình nón vào bể nước đá trong vòng 10 phút. Thu tủa bằng cách lọc qua phễu Buchner lót
giấy lọc. Rửa tủa bằng một lượng tối thiểu nước tinh khiết đã được làm lạnh trước. Dùng giấy
lọc để làm khô tủa.
Giữ lại khoảng 15 mg sản phẩm thô để đo nhiệt độ nóng chảy và làm sắc ký lớp mỏng, phần
còn lại được tinh chế bằng cách kết tinh lại.

4.3. Kết tinh lại


Hòa tan hoàn toàn sản phẩm thô thu được trong một lượng tối thiểu nước cất (khoảng 25 ml)
trong ly có mỏ 100 ml trên bếp.
Để nguội dung dịch về nhiệt độ phòng trong 15 phút sau đó đặt vào bể nước đá. Tủa được thu
bằng cách lọc qua phễu Buchner và rửa với 5 ml nước tinh khiết lạnh.
Làm khô sản phẩm qua đêm trong tủ sấy ở 55°C.
Để nguội sản phẩm về nhiệt độ phòng, cân, tính hiệu suất tổng hợp.

4.4. Đo nhiệt độ nóng chảy


Đo nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm thô và sản phẩm sau khi kết tinh lại. Nhận xét.

4.5. Sắc ký lớp mỏng


- Pha tĩnh: Bản mỏng silicagel 10 x 4 cm
- Pha động: Cyclohexane : Ethyl acetate (20 : 80; v/v): 20 ml
- Mẫu thử: Chuẩn bị các dung dịch chứa các chất sau trong ethyl acetate:
+ (1) 4-aminophenol thương mại: 5 mg/ml
+ (2) Paracetamol chưa tinh chế: 5 mg/2 ml
+ (3) Paracetamol tinh chế: 5 mg/2 ml
- Tiến hành:
+ Cho pha động vào bình sắc ký, đậy kín nắp, lắc đều rồi để yên để bão hòa bình.
+ Dùng ống mao quản có chia vạch chấm khoảng 2 μl mẫu thử lên bản mỏng, sấy khô các vết
chấm.

7
+ Đặt bản mỏng vào bình sắc ký. Bề mặt của bản
1 cm
mỏng không được chạm vào thành bình. Đậy
nhanh nắp bình.
Lưu ý: Mức pha động phải nằm dưới đường chấm
mẫu.
+ Khi pha động còn cách bờ trên của bản mỏng
khoảng 1 cm thì lấy bản mỏng ra, dùng bút chì
đánh dấu mức pha động.
+ Sấy khô bản mỏng dưới tủ hotte. 8 cm

+ Đặt bản mỏng dưới đèn UV ở 254 nm. Khoanh


vòng các vết quan sát được.
+ So sánh độ tinh khiết của các mẫu thử, tính Rf.
d
Rf=
D
1 cm
D: Khoảng cách từ đường chấm mẫu đến bờ trên
của dung môi
d: Khoảng cách từ đường chấm mẫu đến trung tâm 4 cm
của vết khảo sát

5. Câu hỏi
5.1. Trình bày cơ chế các phản ứng trong quy trình tổng hợp paracetamol từ phenol.
5.2. Nêu nguyên tắc, ứng dụng của phương pháp sắc ký lớp mỏng.

8
Bài 3: TỔNG HỢP ASPIRIN

HO O

Công thức phân tử: C9H8O4


Khối lượng mol: 180,16 g/mol

1. Mục đích
Tổng hợp, tinh chế aspirin. Kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm bằng cách đo nhiệt độ nóng
chảy và phương pháp sắc ký lớp mỏng.

2. Tính chất lý hóa của aspirin


Aspirin hay acid acetylsalicylic là chất rắn kết tinh màu trắng, nóng chảy ở 136-140°C. Độ
tan trong nước ở 20°C là 3,3g/L, trong cồn là 200g/L, trong ether là 80g/L, trong chloroform
là 59g/L, bị phân hủy trong nước sôi, kiềm.

3. Tổng hợp aspirin


Aspirin có thể được tổng hợp bằng một số phương pháp như sau:
Phương pháp 1: Từ acid salicylic, acetic anhydride và acid acetic băng
HO O HO O

O O O
OH CH3COOH glacial O
+ +
H3 C O CH3 H3C OH
O

Việc sử dụng acid acetic băng nhằm tạo lượng dư ion acetate, giúp phản ứng xảy ra theo chiều
thuận. Acid acetic tạo ra được tái sử dụng trong chính phản ứng này.
Phương pháp 2: Từ acid salicylic, acetic anhydride và vài giọt acid sulfuric đậm đặc
Việc sử dụng acid sulfuric đậm đặc làm xúc tác nhằm đẩy nhanh quá trình tách ion acetate đã
được gắn trước với ion H+ của nhóm OH phenol từ acetic anhydride
HO O HO O
O O O
OH H2SO4 conc. O
+ +
H3C O CH3 H3C OH
O

Phương pháp 3: Phản ứng giữa acid salicylic và acetyl chloride với sự hiện diện của
pyridine.

9
HO O HO O
O
OH O
+ + HCl
Cl CH3
O

N N . Cl

+ HCl

HCl được tạo thành từ phản ứng là acid mạnh, nhanh chóng tạo muối pyridine hydrochloride
với pyridine, một bazơ yếu.
Trong bài thực tập này, sinh viên tiến hành tổng hợp aspirin theo phương pháp 1.

4. Quy trình thực nghiệm

4.1. Nguyên liệu ban đầu


Acid salicylic: Có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt
Acetic anhydride: Ăn mòn, gây bỏng, dễ cháy, hơi gây kích ứng cho mắt và hệ hô hấp. Yêu
cầu thao tác dưới tủ hotte, tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Acetic anhydride phản ứng
rất mạnh với nước, khi phản ứng có nước phải thêm vào từ từ.

4.2. Tiến hành tổng hợp


Cân 6 g (33,3x10-3 mol) acid salicylic cho vào bình cầu thể tích 100 ml có sẵn thanh khuấy từ.
Cho 10 ml acetic anhydride và 10 ml acid acetic băng vào một ly có mỏ 100ml dưới tủ hotte.
Bật máy khuấy từ, cho cẩn thận hỗn hợp này vào bình cầu ở trên. Lắp sinh hàn, đun hồi lưu
nhẹ trong vòng 45 phút.
Đổ nhanh hỗn hợp phản ứng đang còn nóng vào 100 ml nước lạnh đựng trong ly có mỏ thể
tích 500 ml được đặt trong bể nước đá. Dùng đũa thủy tinh sạch khuấy thật mạnh đến khi các
tinh thể aspirin tách ra.
Thu tủa bằng cách lọc qua phễu Buchner lót giấy lọc. Rửa tủa bằng một lượng tối thiểu nước
tinh khiết đã được làm lạnh trước. Dùng giấy lọc để làm khô tủa.
Giữ lại khoảng 15 mg sản phẩm thô để đo nhiệt độ nóng chảy và làm sắc ký lớp mỏng, phần
còn lại được tinh chế bằng cách kết tinh lại.

4.3. Kết tinh lại


Hòa tan hoàn toàn sản phẩm thô thu được trong một lượng tối thiểu ethanol nóng (không đun
sôi, khoảng 10 ml) trong ly có mỏ thể tích 100 ml, khuấy đến khi tan hoàn toàn. Có thể thêm
đến 6 ml ethanol nóng nếu vẫn còn chất rắn chưa tan. Thêm 20 ml nước cất nóng. Để nguội
về nhiệt độ phòng trong 15 phút sau đó đặt vào bể nước đá. Tủa được thu bằng cách lọc qua
phễu Buchner.
Làm khô sản phẩm qua đêm trong bình hút ẩm chân không.
Cân, tính hiệu suất tổng hợp.

10
4.4. Đo nhiệt độ nóng chảy
Đo nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm thô và sản phẩm sau khi kết tinh lại. Nhận xét.

4.5. Sắc ký lớp mỏng


1 cm
- Pha tĩnh: Bản mỏng silicagel 10 x 4 cm
- Pha động: Ethyl acetate (100%): 20 ml
- Mẫu thử: Chuẩn bị các dung dịch chứa
các chất sau trong ethyl acetate:
+ (1) Acid salicylic thương mại: 10 mg/ml
+ (2) Aspirin chưa tinh chế: 5 mg/2 ml
+ (3) Aspirin tinh chế: 5 mg/2 ml 8 cm
- Tiến hành:
+ Cho pha động vào bình sắc ký, đậy kín
nắp, lắc đều rồi để yên để bão hòa bình.
+ Dùng ống mao quản có chia vạch chấm
5 μl mẫu thử (1) và 2 μl các mẫu còn lại
lên bản mỏng, sấy khô các vết chấm.
1 cm
+ Đặt bản mỏng vào bình sắc ký. Bề mặt
của bản mỏng không được chạm vào
thành bình. Đậy nhanh nắp bình. 4 cm
Lưu ý: Mức pha động phải nằm dưới đường chấm mẫu.
+ Khi pha động còn cách bờ trên của bản mỏng khoảng 1 cm thì lấy bản mỏng ra, dùng bút
chì đánh dấu mức pha động.
+ Sấy khô bản mỏng dưới tủ hotte.
+ Đặt bản mỏng dưới đèn UV ở 254 nm. Khoanh vòng các vết quan sát được.
+ So sánh độ tinh khiết của các mẫu thử, tính Rf.
d
Rf=
D

D: Khoảng cách từ đường chấm mẫu đến bờ trên của dung môi
d: Khoảng cách từ đường chấm mẫu đến trung tâm của vết khảo sát

4.5. 5. Câu hỏi


5.1. Trình bày cơ chế phản ứng tổng hợp aspirin từ acid salicylic
5.2. Trình bày nguyên tắc của phương pháp tinh chế bằng cách kết tinh lại.
5.3. Nêu các phương pháp có thể được sử dụng để xác định cấu trúc của một hợp chất. Trình
bày nguyên tắc của từng phương pháp.

11
Phần 2: Kiểm nghiệm nguyên liệu hóa dược

Acid ascorbic, paracetamol, aspirin là các hoạt chất được mô tả trong Dược điển Việt Nam
(ấn bản hiện hành là Dược điển Việt Nam V). Việc kiểm nghiệm các hoạt chất này được thực
hiện theo các các chuyên luận có liên quan. Thời gian thực hành không cho phép tiến hành tất
cả các kiểm nghiệm theo yêu cầu của Dược điển. Vì vậy sinh viên chỉ thực hiện một số mục
nhất định, có thể được sửa đổi, điều chỉnh hoặc thay thế cho phù hợp. Cần hiểu rằng trên thực
tế, tất cả các kiểm nghiệm này phải được thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ.

Bài 4: KIỂM NGHIỆM ACID ASCORBIC


H
OH
HO
O
O

HO OH
Công thức phân tử: C6H8O6
Khối lượng mol: 176,12 g/mol

1. Mục đích
Trình bày được nguyên tắc và thực hiện một số phản ứng định tính, phép thử tinh khiết acid
ascorbic.

2. Tính chất
Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, bị biến màu khi tiếp xúc với
không khí, ánh sáng và ẩm. Không mùi hoặc gần như không mùi. Dễ tan trong nước, tan trong
ethanol 96%, thực tế không tan trong cloroform và ether. Chảy ở khoảng 190C cùng với
phân huỷ.

3. Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo Dược điển Việt Nam V
- Định tính:
+ Độ hấp thụ tử ngoại
+ Phổ hồng ngoại
+ pH
+ Tính khử
- Thử tinh khiết:
+ Độ trong và màu sắc của dung dịch
+ Góc quay cực riêng
+ Tạp chất có liên quan: 7 tạp chất

12
+ Acid oxalic
+ Đồng
+ Sắt
+ Kim loại nặng
+ Tro sulfat
- Định lượng

4. Định tính
Độ hấp thụ tử ngoại
Nguyên tắc: Dựa vào hiện tượng hấp thụ năng lượng bức xạ của phân tử
Yêu cầu: Độ hấp thụ riêng A (1%,1cm) ở 243 nm nằm trong khoảng từ 545 đến 585.
Tiến hành: Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng ngay thành 100,0 ml với cùng
dung môi. Cho 1,0 ml dung dịch mới pha vào 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N và pha
loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ tử ngoại của dung dịch thu được ngay sau khi
pha loãng. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở 243 nm.
Mẫu trắng: Lấy 5ml dung dịch HCl 0,1N vào 1 bình định mức 50ml, thêm nước tới vạch và
trộn đều.
4.2. pH
Nguyên tắc: Đo thế hiệu giữa điện cực chỉ thị nhạy cảm với ion hydrogen (thường là điện cực
thủy tinh) và một điện cực so sánh (vd: điện cực calomel bão hòa).
Yêu cầu: pH của dung dịch S nằm trong khoảng từ 2,1 đến 2,6 (phụ lục 6.2)
Tiến hành:
- Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng
thành 20 ml bằng cùng dung môi.
- Tiến hành đo pH của dung dịch S
4.3. Tính khử
Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng
H H
OH OH
HO HO
O O
O O
+ 2Ag+ + 2Ag0 + 2H+

HO OH O O
Tiến hành:
Thêm 0,2 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 2% (TT) vào 1
ml dung dịch S, sẽ xuất hiện tủa màu xám.
5. Thử tinh khiết - Góc quay cực riêng

13
Nguyên tắc: Dựa vào khả năng acid ascorbic làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng phân
cực theo chiều kim đồng hồ.
20
Yêu cầu: Góc quay cực riêng [ α ] D nằm trong khảng từ +20,5 đến +21,5o (Phụ lục 6.4)
Tiến hành:
- Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để tiến
hành thử.
- Xác định góc quay cực α của dung dịch thử ở nhiệt độ 19,5-20,5°C với chùm tia đơn sắc có
bước sóng ứng với vạch D (589,3 nm) của đèn natri phân cực qua lớp dung dịch có bề dày 1
dm. Tiến hành đo ít nhất 5 lần và lấy giá trị trung bình. Xác định điểm “0” của phân cực kế
với ống đo chứa đầy dung môi.
20
- Tính góc quay cực riêng [ α ] D theo biểu thức sau:
α
[ α ]20
D= ×1000
l.c
Trong đó:
α: Góc quay cực đo được
l: Chiều dài ống đo của phân cực kế, tính bằng dm
d: Tỷ trọng tương đối của chất lỏng
c: Nồng độ của chất thử trong dung dịch (g/l)
6. Câu hỏi
6.1. Trình bày khái niệm độ hấp thụ riêng A (1%, 1cm).
6.2. Mô tả cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của điện cực thủy tinh, điện cực calomel bão hòa,
điện cực đo pH điển hình hiện đại.
6.3. Nêu các khái niệm góc quay cực riêng, chất hữu truyền, tả truyền. Trình bày cách xác
định góc quay cực riêng của chất lỏng và chất rắn.

14
Bài 5: KIỂM NGHIỆM PARACETAMOL

OH
O

H3C N
H

Công thức phân tử: C8H9NO2


Khối lượng mol: 151,16 g/mol

1. Mục đích
Trình bày được nguyên tắc và thực hiện một số phản ứng định tính, phép thử tinh khiết và
phản ứng định lượng paracetamol.

2. Tính chất
Bột kết tinh trắng, không mùi. Hơi tan trong nước rất khó tan trong cloroform, ether, dễ tan
trong dung dịch kiềm, ethanol 96%.

3. Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo Dược điển Việt Nam V

- Định tính:
+ Phổ hồng ngoại
+ Độ hấp thụ tử ngoại
+ Phản ứng oxi hóa
+ Phản ứng của nhóm acetyl
+ Nhiệt độ nóng chảy

- Thử tinh khiết:


+ Tạp chất liên quan: 11 tạp chất
+ Kim loại nặng
+ Mất khối lượng do làm khô
+ Tro sulfat

- Định lượng

4. Định tính

Độ hấp thu tử ngoại


Nguyên tắc: Dựa vào hiện tượng hấp thụ năng lượng bức xạ của phân tử
Yêu cầu: Độ hấp thụ riêng A (1%, 1cm) ở bước sóng 249 nm phải trong khoảng 860-980.

15
Tiến hành: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong MeOH vừa đủ 50,0 ml. Lấy 1,0 ml dung dịch,
thêm 0,25 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1M, thêm MeOH vừa đủ 50,0 ml. Bảo quản dung
dịch này tránh ánh sáng và đem đo độ hấp thụ ngay tức khắc ở bước sóng 249 nm.
Mẫu trắng: Lấy 0,25 ml dung dịch HCl 0,1M vào 1 bình định mức 50ml, thêm nước tới vạch
và trộn đều.

5. Thử tinh khiết

5.1. Mất khối lượng do làm khô

Yêu cầu: Không được quá 0,5%

Tiến hành: Sử dụng máy xác định hàm ẩm. Dùng 1,000g chế phẩm; dàn thành lớp mỏng có độ
dày không quá 5 mm. Sấy ở 100oC đến 105oC.

6. Định lượng
Yêu cầu: Phải chứa 99,0-101,0% C8H9NO2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Theo Dược điển Trung Quốc 1997, đo độ hấp thu tử ngoại


Nguyên tắc:
Dùng dung môi hòa tan là dung dịch kiềm. Đo độ hấp thụ dung dịch chế phẩm ở cực đại 257
nm và tính hàm lượng paracetamol dựa vào độ hấp thụ riêng.
Tiến hành:
Cân chính xác khoảng 40 mg chế phẩm, hòa tan bằng 50,0 ml dung dịch NaOH 0,4% trong
một bình định mức dung tích 250 ml. Thêm nước tới vạch và trộn đều. Lấy chính xác 5,0 ml
dung dịch trên vào 1 bình định mức 100ml. Thêm 10 ml dung dịch NaOH 0,4%, thêm nước
tới vạch và trộn đều. Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 257 nm. Song song tiến hành
mẫu trắng trong cùng điều kiện.
Mẫu trắng: Lấy 1ml dung dịch NaOH 0,4% vào 1 bình định mức 100ml, thêm nước tới vạch
và trộn đều.
Tính hàm lượng paracetamol biết A (1%, 1cm) = 715.
7. Câu hỏi
7.1. Trình bày quy định về ống nghiệm dùng trong các phép thử so sánh theo Dược điển Việt
Nam V. Sử dụng ống nghiệm trong thử tinh khiết – kim loại nặng cần đáp ứng yêu cầu gì và
tiến hành quan sát ống nghiệm như thế nào?
7.2. Trình bày nguyên tắc và phương pháp định lượng paracetamol theo Dược điển Việt Nam
V.

16
Bài 6: KIỂM NGHIỆM ASPIRIN
HO O

Công thức phân tử: C9H8O4


Khối lượng mol: 180,16 g/mol

1. Mục đích
- Biện giải phổ hồng ngoại của aspirin.
- Trình bày được nguyên tắc, thực hiện một số phép thử tinh khiết và phản ứng định lượng
aspirin.

2. Tính chất
Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc gần như không mùi. Khó tan
trong nước, dễ tan trong ethanol 96%, tan trong ether và cloroform.
Nóng chảy ở khoảng 143oC.

3. Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo Dược điển Việt Nam V

- Định tính:
+ Phổ hồng ngoại
+ Nhiệt độ nóng chảy của acid salicylic
+ Xác định acid acetic
+ Xác định acid salicylic

- Thử tinh khiết:


+ Độ trong và màu sắc của dung dịch
+ Tạp chất liên quan: 6 tạp chất
+ Kim loại nặng
+ Mất khối lượng do làm khô
+ Tro sulfat

- Định lượng

4. Định tính

Phổ hồng ngoại

17
Nguyên tắc: Dựa vào sự hấp thu hồng ngoại của các chất.
Yêu cầu: Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của acetylsalicylic
chuẩn.
Tiến hành (kiến tập, phụ lục 4.2 – Dược điển Việt Nam IV):
Đo phổ hồng ngoại của aspirin tổng hợp được và của acid salicylic nguyên liệu.
So sánh phổ hồng ngoại của aspirin tổng hợp được với phổ chuẩn của aspirin và với phổ của
acid salicylic nguyên liệu.
Nghiền 1-2 mg chất thử với 300-400 mg bột mịn Kali bromid (IR) hoặc Kali clorid (IR) đã
sấy khô. Lượng này thường đủ để tạo một viên nén có đường kính 13 mm và cho phổ có
cường độ phù hợp. Nghiền hỗn hợp cẩn thận và rải nó trong một khuôn thích hợp. Nén khuôn
có hỗn hợp chất thử tới áp suất khoảng 800 MPa trong điều kiện chân không.
Viên nén không đạt yêu cầu nếu kiểm tra bằng mắt thường thấy viên nén không đồng nhất và
không trong suốt hay độ truyền quang ở khoảng 2000 cm -1 nhỏ hơn 75% khi không có băng
hấp thu đặc hiệu ở vùng này và không có bù trừ bên tia đối chiếu trừ khi có chỉ dẫn khác.
Ghi phổ từ 4000 cm-1 đến 670 cm-1. Cực tiểu độ truyền qua (cực đại hấp thụ) trong phổ của
chất thử và chất đối chiếu phải tương đương về vị trí và cường độ.

5. Thử tinh khiết

5.1. Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 9 ml ethanol 96% (TT). Dung dịch phải trong và không màu.

5.2. Mất khối lượng do làm khô

Yêu cầu: Không được quá 0,5%.

Tiến hành: Cân 1,000g chế phẩm. Làm khô trong chân không đến khối lượng không đổi.

6. Định lượng

Yêu cầu: Phải chứa 99,5-101,0% C9H8O4 tính theo chế phẩm đã làm khô.
Nguyên tắc: chuẩn độ ngược acid-base. Dùng NaOH dư để thủy phân chức ester của aspirin.
Sau đó chuẩn độ lượng NaOH còn lại bằng HCl 0,5 M. Phản ứng xảy ra như sau:
O OH O ONa

O CH3
+ 2NaOH
OH
+ 2H 2O + CH 3COONa

Tiến hành: Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96% trong bình nón 250 ml nút
mài. Thêm 50,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 M. Đậy nút bình và để yên trong 1 giờ.
Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5 M, dùng 0,2 ml dung dịch phenolphtalein làm
chỉ thị. Song song làm mẫu trắng.

18
Mẫu trắng: Lấy10 ml ethanol 96% thêm 50,0 ml dung dịch natri hydroxyd và 0,2 ml dung
dịch phenolphthalein.
1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 M tương đương với 45,04 mg C9H8O4.
7. Câu hỏi
7.1. Trình bày cấu tạo của máy quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR).
7.2. Biện giải phổ hồng ngoại của aspirin, so sánh với phổ hồng ngoại của acid salicylic.
7.3. Có thể chuẩn độ trực tiếp aspirin bằng phương pháp acid-base được không? Tại sao? So
sánh với phương pháp tiến hành trong bài.

19
PHỤ LỤC: Phổ hồng ngoại của aspirin và acid salicylic

20
21

You might also like