You are on page 1of 18

1 – Carbohydrat

2. Chế biến tinh bột: Nguyên tắc:

- Làm nhỏ nguyên liệu, giải phóng tinh bột ra khỏi tế bào.

- Nhào với nước, lọc qua rây, lấy phần dưới rây.

- Cho lên men (phân hủy gluten, protein).

- Rửa nước, phơi khô.

3. Xác định sự có mặt trong dược liệu: Tác dụng với dd iod 🡪 Xanh tím (xđ tổ chức chứa tinh bột).

2 - Đại cương về glycosid.

3. Tính chất của glycosid:

3.1. Lý tính:

- Kết tinh, 1 số ở dạng vô định hình/lỏng sánh.

- Đa số không màu, 1 số có màu (anthraglycosid: màu đỏ, flavonoid: màu vàng). Vị đắng.

- Độ tan:

+ Glycosid:

 Tan trong nước, cồn, ít hoặc không tan trong dm hữu cơ.
 Độ tan phụ thuộc vào mạch đường (dài, ngắn); vào nhóm ái nước của aglycon.

+ Phần aglycon có độ tan ngược lại.

- Quay mặt phẳng ánh sáng phân cực (thường là quay trái).

3.2. Hóa tính:

- Đa số glycosid không có tính khử (vì -OH bán acetal của đường đã tham gia vào dây nối).

+ Glycosid có đường đặc biệt (2,6-deoxy) 🡪 Cho phản ứng đặc hiệu.

+ Aglycon: Có thuốc thử đặc hiệu, phụ thuộc vào cấu trúc hóa học.

- Liên kết glycosid dễ bị thủy phân bởi acid, enzym. Sau khi thủy phân các -ose được giải phóng sẽ khử
thuốc thử Tollens hoặc Fehling.

3.3. Tác dụng của enzym:

- Glycosid có thể bị enzym thủy phân.

- Sự thủy phân có tính chọn lọc (mỗi enzym chỉ cắt 1 loại dây nối; trừ emulsin và myrosin).
3 - Glycosid tim
3. Tính chất lý hóa.
3.1. Tính chất lý học:
- Chất kết tinh không màu, vị đắng.
- Tan trong nước, cồn, không tan trong benzene, ether.
- Có năng suất quay cực.
3.2. Tính chất hóa học:
- Đường 2,6 desoxy dễ bị thủy phân bởi:
+ Acid vô cơ 0.05N/MeOH, 30 phút.
+ Enzym, tạo glycosdi thứ cấp.
- Aglycon:
+ Nhân steroid
+ Vòng lacton dễ bị mở vòng trong mt kiềm tạo dẫn chất iso không có tác dụng.
4. Các phương pháp định tính – định lượng.
4.1. Thuốc thử tác dụng lên phần đường (2-desoxy): (3)
- TT Xanthydrol
+ Đường 2-desoxy: Phản ứng (+): Màu đỏ mận rõ, ổn định 🡪 Định lượng (λ = 550nm).
+ Đường 2-desoxy đã acetyl hóa: Phản ứng kém nhạy.
+ Đường 2-desoxy đã nối với glucose ở vị trí số 4, đường 6-desoxy: Phản ứng (-).
- TT H3PO4 đặc: Màu vàng 🡪 Định lượng (λ = 474nm)
- TT Keller-Kiliani: Tạo vòng màu đỏ, màu không ổn định 🡪 Không dùng định lượng.
4.2. Thuốc thử tác dụng lên phần aglycon
a. Nhân steroid
-  TT cho màu: Liebermann – Burchardt: Các dẫn chất có nhân steroid: Phản ứng (+): Tạo vòng màu
hồng – đỏ, trộn đều có màu xanh lá cây.
- TT cho huỳnh quang dưới ánh sáng UV: Các tác nhân dehydrat hóa làm mất nước 🡪 Tạo nối đôi ∆ 14-
15
và ∆16-17 (đối với cardenolid có -OH ở C16) => Phát huỳnh quang.
+ TT H3PO4: Huỳnh quang xanh lá cây.
+ TT Tatjie: Phản ứng với cardenolid có -OH ở C16 🡪 Màu đỏ đậm 🡪 Định lượng (λ = 272nm).
+ TT Svendsen – Jesen: Phản ứng với cardenolid có -OH ở C16 🡪 Hq xanh. Là TT hiện màu SKLM.
b. Vòng lacton
-  Cardenolid tác dụng với dẫn chất nitro thơm/mt kiềm 🡪 Sản phẩm màu đỏ đến tím:
+ TT Baljet: Đỏ da cam.
+ TT Kedde: Đỏ tía 🡪 Định lượng (λ = 540nm).
+ TT Raymond – Marthoud: Màu tím không bền.
+ TT Legal : Màu đỏ
- Bufadienolid: Phản ứng trên âm tính => ĐT: SbCl3/CHCl3: Màu tím hoặc ĐT bằng phổ UV.
4.3. Sắc kí
- Sắc kí giấy: Dung môi: n-BuOH bão hòa nước.
- Sắc kí lớp mỏng: 
+ Chất hấp phụ: Sillicagen G.
+ Dung môi: EtOAc : MeOH : H2O (80:5:5)
+ TT hiện màu: TT Kedde (màu đỏ), TT Raymond – Marthoud (màu tím), TT Xanthydrol…
4.4. Quang phổ
a. Phổ tử ngoại (UV)
- Cardenolid có đỉnh hấp thụ cực đại λ 215-218 nm. Nếu có nhóm carbonyl (C=O) thì có đỉnh hoặc vai ở
λ 272-305 nm.
- Bufadienolid có đỉnh hấp thụ cực đại λ 300 nm.
b. Phổ hồng ngoại (IR).
4.5. Định lượng
- Phản ứng tạo màu/huỳnh quang.
- Định lượng glycosid tim toàn phần hay glycosid tim tinh khiết (tách):
+ Bằng máy đo mật độ quang trên SK đồ.
+ Làm phản ứng màu, đo mật độ quang.
- Định lượng aglycon (genin) sau khi thủy phân bằng HCl 0,2N.
4.6. Đánh giá bằng phương pháp sinh vật.
- Dược điển quy định đánh giá hiệu lực glycosid tim bằng phương pháp sinh vật.
- Súc vật: Mèo, ếch.
- Phương pháp:
+ Mèo: Tiêm tĩnh mạch đùi, dựa vào liều gây ngừng tim ở thời kì tâm trương 🡪 Đơn vị mèo.
+ Ếch: Tiêm dưới da vào túi bạch huyết, dựa vào liều gây ngừng tim ở thời kì tâm thu 🡪 Đơn vị ếch.
*Đơn vị mèo: Là liều tối thiểu cửa dược liệu hay của glycosid tim là cho tim mèo ngừng đập tính theo 1kg thể
trọng.
*Đơn vị ếch: Là liều tối thiểu của dược liệu hay của glycosid tim làm cho đa số ếch trong 1 lô thí nghiệm bị ngừng
tim (TN được tiến hành trong điều kiện quy định).
4 – Saponin

1.2. Tính chất chung:


- Tạo bọt nhiều và bền khi lắc với nước. Có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở nồng độ loãng (tính phá huyết).
- Độc với các, diệt các loài thân mềm: giun, sán, ốc sên.
- Kích ứng niêm mạc, gây hắt hơi, đỏ mắt.
- Tạo phức với cholesterol hoặc các dẫn chất 3-β-hydroxy steroid khác (digitonin).
3. Tính chất của saponin
- Chất vô địn hình, không màu/trắng ngà. Sapogenin thường kết tinh không màu.
- Đa số vị đắng (vị ngọt: glycyrrhizin, abrusosid A).
- Độ tan: Tan trong các dm phân cực (nước, cồn), rất ít tan trong aceton, ether, hexan.
- Khó bị thẩm tích.
- Saponin triterpenoid có loại trung tính/acid (có nhóm -COOH). Saponin steroid có loại trung tính/kiềm.
4. Các phương pháp định tính saponin trong dược liệu:
- Dựa trên tính chất tạo bọt 🡪 Quan sát hiện tượng tạo bọt; xác định chỉ số bọt.
- Dựa trên tính chất phá huyết:
+ Quan sát hiện tượng phá huyết trên lam kính
+ Xđ chỉ số phá huyết.
- Dựa trên tính chất độc với cá 🡪 Chỉ số cá.
- Khả năng tạo phức với cholesterol (Đặc biệt với saponin steroid).
- Các phản ứng màu
- SKLM
a. Xác định chỉ số bọt.
- Chỉ số bọt là số ml nước để hòa tan saponin có trong 1g nguyên liệu cho 1 cột bọt cao 1 cm sau khi lắc
đều và đọc (tiến hành trong điều kiện quy định).
- Cách tiến hành:
+ Cân 1g dược liệu/100ml nước, đun sôi nhẹ trong 30 phút, lọc 🡪 Nước sắc 1%.
+ Pha thành 10 dung dịch với nồng độ 0,1%; 0,2% … 1%.
+ Lắc 15 giây theo chiều dọc. Để yên 15 phút, đo chiều cao cột bọt. Xđ ống có cột bọt cao 1 cm (x%).
+ Tính kết quả.
b. Xác định chỉ số phá huyết.
- Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đêm cần thiết để hòa tan saponin có trong 1g nguyên liệu gây ra sự
phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với 1 thứ máu đã chọn (tiến hành trong điều kiện quy định).
- Cách tiến hành:
+ Pha dung dịch đệm phosphat.
+ Pha loãng máu (đã loại fibrin) (máu thỏ) trong dd đệm để có nồng độ 2%.
+ Pha dung dịch saponin (bồ kết) 1%: Cân 0,5g bột bồ kết/50ml dung dịch đệm 🡪 Đun sôi 30 phút, lọc 🡪
Chuyển dịch lọc vào bình định mức 50ml, thêm dd đệm đến vừa đủ 50ml.
+ Thử sơ bộ.
+ Thử nghiệm quyết định:
 Pha dung dịch bồ kết 0,04%.
 Lấy 20 ống nghiệm, đánh số 1🡪20, cho vào mỗi ống nghiệm lần lượt các dung dịch:
- Dd bồ kết 0,04% theo thứ tự tăng dần: Ống 1: 0,05ml; ống 2: 0,10ml… ống 20: 0,95ml.
- Dd đệm theo thứ tự giảm dần: Ống 1: 0,95ml; ống 2: 0,90ml… ống 20: 0,05ml.
- Dd máu 2% (đã loại fibrin): Mỗi ống 1 ml.
 Trộn đều, nhẹ nhàng các dd, để yên 24h 🡪 Quan sát hiện tượng phá huyết: Xđ ống gây ra hiện
tượng phá huyết đầu tiên và hoàn toàn.
 Tính chỉ số phá huyết.

CSPH=2C x X
C: Nồng độ dd bồ kết.
X: Số ml dd bồ kết đã cho vào ống nghiệm mà ở đó có sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn.
c. Các phản ứng màu:
- Phản ứng Salkowski (H2SO4 đặc): Cho màu thay đổi.
- Phản ứng Rosenthaler (vanillin 1%/HCl, to): Saponin triterpenoid cho màu hoa cà.
- Phản ứng phân biệt saponin triterpenoid và steroid:
Phản ứng Tác nhân Saponin Saponin steroid
triterpenoid
Liebermann – (CH3CO)2O + H2SO4 đặc Màu hồng - tía Màu lơ – xanh lá
Burchardt
SbCl3/CHCl3 + UV365 nm Huỳnh quang xanh Huỳnh quang vàng

d. Sắc kí lớp mỏng: 


- Chiết xuất, tinh chế: DL/EtOH, H + 🡪 Đun hồi lưu 30 phút, lọc nóng 🡪 Chiết bằng CHCl3 🡪 Dịch chiết,
cô cạn 🡪 Cắn, hòa trong MeOH 🡪 Dịch chấm sắc kí
- Hệ dung môi khai triển: CHCl3 : MeOH (19:1)
- Thuốc thử để hiện màu:
+ UV
+ Dung dịch máu.
+ TT Salkowski (H2SO4 10-50%/H2O hoặc EtOH).
+ TT Vanillin sulfuric (vanillin 1%/EtOH + H2SO4)/
+ TT Dragendorff (Nhóm glycoalcaloid).
5. Định lượng:
- Phương pháp cân.
- Phương pháp đo quang.
- HPLC.
4. Chiết xuất và tinh chế
4.1. Chiết xuất:
4.2. Tinh chế:
- Kết tủa bằng dm (hexan, ether, aceton).
- Sắc kí: SK hấp phụ, SK lọc gel, SK trao đổi ion, HPLC.
- Thẩm tích.
- Kết hợp với cholesterol (saponin steroid).
5 – Anthranoid
II. Tính chất lý hóa.
1. Tính chất lý học.
- Màu sắc: vàng, vàng cam đến đỏ .
- Dễ thăng hoa 🡪 ĐT bằng vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính, soi thấy tinh thể hình kim màu vàng.
- Độ tan: Dạng kết hợp (glycosid) tan trong nước, dạng tự do (aglycon) tan trong dung môi hữu cơ.
2. Tính chất hóa học.
a. Tính acid của nhóm -OH phenol
Nhóm -OH ở vị trí α có tính acid yếu hơn nhóm -OH ở vị trí β. Nên, các dẫn chất:
+ Chỉ có α-OH 🡪 Chỉ tan/kiềm mạnh.
+ Có β-OH 🡪 Tan/kiềm yếu.
+ Có -COOH 🡪 Tan/kiềm rất yếu.
b. Phản ứng với (CH3COO)2Mg/MeOH.
- Dẫn chất 1,2-dihyroxy 🡪 Màu tím.
- Dẫn chất 1,8-dihydroxy 🡪 Màu đỏ cam.
Phản ứng (+) với anthraquinon dạng tự do.
c. Phản ứng Borntraeger:
Phản ứng với kiềm tạo phenolat có màu đỏ, UV 365nm cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu.
Phản ứng (+) với anthraquinon dạng tự do.
Chú ý:
- Thủy phân O-glycosid: Môi trường H+.
- Thủy phân C-glycosid hoặc dianthron glycosid: Tác nhân oxy hóa, môi trường H +.
d. Phản ứng đặc hiệu cho các anthranoid dạng khử
- Dẫn chất anthranol: Phản ứng với p-nitrosodimethylanilin 🡪 Azomethin có màu.
- C-glycosid anthron: Khi có mặt natri borat 🡪 Hùynh quang vàng xanh/UV (không cần thủy phân hoặc
oxy hóa trước).
III. Định tính, định lượng.
1. Định tính
a. Vi thăng hoa: Bột DL/nắp nhôm 🡪 Nung nóng trên đậy lam kính có bông thấm nước 🡪 Để nguội lam
kính 🡪 Soi 🡪 Tinh thể hình kim màu vàng, thêm NaOH 🡪 Màu đỏ.
b. Phản ứng Borntraeger
- Định tính anthranoid.
- Xác định sự có mặt của chrysophanol.
c. Các phản ứng màu khác.
d. SKLM
- Chuẩn bị dịch chiết:
+ Chiết bằng MeOH (dạng tự do và dạng glycosid).
+ Thủy phân bằng acid, chiết bằng chloroform (dạng oxy hóa).
- Bản mỏng: Silicagel G
- Hệ dung môi khai triển: EtOAc – MeOH – H20 (100 : 17 : 13).
- Thuốc thử phát hiện: KOH/EtOH (ánh sáng thường và UV) hoặc Mg(CH 3COO)2/EtOH.
2. Định lượng.
a. Phương pháp cân (DĐ Liên Xô áp dụng để ĐL nhóm oxymethylanthraquinon trong Đại hoàng).
b. Phương pháp so màu.
- Dựa trên phản ứng màu Borntrager = phương pháp Auterhoff. Đường cong chuẩn được xây dựng với
chất chuẩn 1,8 – dihydroxyanthraquinon hay acid chrysophanic, dung dịch cobalt clorid.
- Dựa trên phản ứng màu với dung dịch Mg(CH3COO)2/cồn.
c. Phương pháp thể tích.
d. HPLC
*Chiết xuất.
- Chiết dạng glycoid: Dùng cồn EtOH, MeOH hoặc hỗn hợp cồn-nước.
- Chiết dạng aglycon: Thủy phân bằng acid sau đó chiết bằng ete hoặc chloroform.
- Chiết dạng oxy hóa: Phải chuyển dạng khử sang dạng oxy hóa.
*Chú ý: Anthranoid tồn tại trong tự nhiên dạng tự do (aglycon) và dạng toàn phần (aglycon và glycosid).
 6– Flavonoid
II. Tính chất lý hóa
1. Lý tính
- Dạng kết tinh/vô định hình.
- Màu sắc: Thường có màu vàng; màu vàng đậm đến đỏ cam, màu thay đổi theo pH môi trường
(anthocyanidin), không màu.
- Độ tan:
+ Dạng glycosid: Dễ tan trong nước, dm phân cực (tốt nhất là cồn-nước).
+ Dạng aglycon: Tan được trong dm hữu cơ, khó tan trong nước.
- Hấp thụ UV.
2. Hóa tính.
- Tính chất của nhóm -OH phenol.
- Tính chất của nhóm carbonyl ở vị trí C4.
- Nối đôi liên hợp, 
III. Định tính, định lượng.
1. Định tính
a. Phản ứng Cyanidin.
- Là phản ứng khử nhóm carbonyl ở vị trí C 4 bởi hydro mới sinh. Sản phẩm tạo thành là muối của dẫn
chất anthocyan có màu đỏ, hồng, đỏ tím… tùy từng chất => Hay được sử dụng nhất để ĐT flavonoid.
- Phản ứng (+) với dẫn chất flavon, flavonol, flavanon, flavanonol.
b. Phản ứng tạo phức với muối kim loại.
- Với muối Fe3+: Phức màu xanh, xanh đen.
- Với muối Al3+: Phức màu vàng.
c. Phản ứng với kiềm (kiềm loãng): Tạo muối phenolat:
+ Thường có màu vàng.
+ Anthocyan có màu xanh.
+ Chalcon và auron có màu đỏ.
d. Phản ứng diazo hóa: Tạo hợp chất azoic có màu vàng cam đến đỏ (flavonoid có -OH ở vị trí số 7)
e. Các phản ứng khác
- Với H2SO4 đặc:
+ Flavon, flavonol cho màu vàng đậm.
+ Chalcon và auron cho màu đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi.
+ Flavanon cho màu đỏ cam rồi đỏ thắm (do chuyển thành chalcon),
- Phản ứng với SbCl5/CCl4: Chalcon cho màu từ đỏ đến tím, flavon cho màu vàng đến vàng cam.
f. SKLM hoặc SK giấy:
- DL/EtOH, đun nóng 🡪 Lọc nóng 🡪 Dịch chiết.
- Bản mỏng: GF254
- Dung môi: Ethylacetat – acid formic – nước (80:10:10).
- Quan sát màu ở ánh sáng thường, UV (254 và 366nm), hiện màu bằng NH3, AlCl3/EtOH.
g. Phổ UV: Hai băng hấp thu cực đại 320-390nm và 220-290nm.
2. Định lượng
a. Phương pháp cân: Nguyên liệu giàu flavonoid, dịch chiết ít tạp chất. Vd: ĐL rutin trong hoa hòe.
b. Phương pháp đo quang: Làm phản ứng màu và đo quang.
c. Phương pháp đo phổ tử ngoại.
d. HPLC.
IV. Chiết xuất
- Không có phương pháp chung cho chiết xuất flavonoid vì tính tan khác nhau.
- Thường loại các tạp chất than dầu bằng n-hexan hoặc ether dầu hỏa, sau đó chiết bằng nước nóng hoặc
cồn EtOH, MeOH.
- Có thể tủa flavonoid với muối chì sau đó tách chì bằng sục khí H2S 🡪 Giải phóng flavonoid.
- Phân lập flavonoid bằng sắc kí cột với chất hấp phụ là silicagel, polyamid…
A.Phản ứng hóa học
- Tác dụng của FeCl3: Tùy theo nhóm flavonoid và tùy theo số lượng vị trí nhóm OH trong phân tử mà
cho màu lục, xanh, nâu.
- Tác dụng của kiềm: Nếu hơ một tổ chức thực vật như cánh hoa, nhát cắt của gỗ hoặc tờ giấy thấm có
nhỏ dịch chiết trên miệng lọ ammoniac thì có màu vàng tang lên tùy theo nồng độ flavonoid và tùy theo
nhóm flavonoid.
- Phản ứng cyanidin: Đây là phản ứng khử hay được sử dụng nhất để tìm sự có mặt của các dẫn chất
nhóm flavonoid. Dung dịch flavonoid trong ethanol, thêm bột Mg rồi nhỏ từ từ HCl đậm đặc. Sau 1 đến 2
phút sẽ có màu đỏ cam, đỏ thẩm hoặc đỏ tươi với các dẫn chất flavon, flavonol, flavanonol, flavanon.
- Tác dụng của NaOH đậm đặc và đun nóng (phân hủy kiềm). Đun flavonoid với dung dịch KOH 30%
thì sẽ mở vòng C rồi dẫn đến tạo thành dẫn chất acid thơm và dẫn chất phenol. Tùy theo nhóm thế và vị
trí thế vào vòng A và B mà có các dẫn chất acid thơm và phenol khác nhau.
- Tác dụng của H2SO4 đậm đặc: Acid H2SO4 khi nhỏ lên các dẫn chất flavon, flavonol thì cho màu
vàng đậm.
- Tác dụng của antimoin pentachlorid (Phản ứng Martini Bettolo.): SbCl5 trong CCl4 cho màu từ đỏ đến
tím với chalcon, vàng đến vàng cam với flavon.
- Tác dụng của chì acetat trung tính hoặc kiềm: Phản ứng thực hiện trên giấy thấm. Nhiều dẫn chất
flavonoid tạo thành muối hoặc phức có màu khi nhỏ thêm dung dịch chì acetat trung tính hoặc kiềm. Màu
phụ thuộc vào các dẫn chất flavonoid. Nếu tiến hành trong ống nghiệm, chì acetat kiềm cho tủa màu với
hầu hết các flavonoid phenol còn chì acetat trung tính tạo tủa với những dẫn chất có nhóm
odihydroxyphenol.
- Phản ứng ghép đôi với muối diazoni: Các dẫn chất flavonoid có nhóm OH ở vị trí 7 có thể phản ứng
với muối diazoni để tạo thành chất màu azoic vàng cam đến đỏ.
B. Sắc ký
Có thể tiến hành sắc ký lớp mỏng hoặc sắc ký giấy. Sau khi khai triển phần lớn các flavonoid được phát
hiện trên sắc đồ dựa vào màu sắc của chúng ở ánh sáng thường hoặc huỳnh quang ở ánh sáng tử ngoại
(365nm) trước và sau khi tác dụng với kiềm (hơ amoniac). Có thể sử dụng các thuốc thử của nhóm phenol
như bạc nitrat trong môi trường ammoniac, sắt ba chlorid hoặc một số muối kim loại như dung dịch
AlCl3, chì acetat trung tính hoặc kiềm, thuốc thử NP.
C. Quang phổ
Quang phổ tử ngoại giúp ích được nhiều trong việc xác định cấu trúc flavonoid. Trên phổ người ta chia ra
2 băng hấp thu: băng I nằm trong vùng 290nm trở lên và băng II nằm trong vùng 290nm trở xuống. Trong
băng I flavon có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng 310-350nm flavonol có 3-OH đã thế trong vùng 330-
360nm, flavonol có 3-OH tự do thì 350-385nm. Trong băng II thì cả flavon và flavonol đều có đỉnh hấp
thu trong vùng 250-280nm.
1.3.2 Định lượng
A. Phương pháp cân
Chỉ ứng dụng khi nguyên liệu giàu flavonoid và dịch chiết ít tạp chất (Cần tây có hàm lượng flavonoid
thấp nên không áp dụng)
B. Phương pháp đo phổ tử ngoại
Dùng phổ tử ngoại, dựa vào độ hấp thu phân tử (ℇ) hoặc độ hấp thu E(1%,1cm) ở một bước sóng cực đại
và dung môi qui định cho từng loại flavonoid để định lượng. Có thể kết hợp sắc ký để loại tạp chất hoặc
tách thành phần cần định lượng rồi mới đo mật độ quang. Đối với Cần tây sẽ sử dụng chuẩn apigenin để
định lượng.
C. Phương pháp đo màu
Bằng phản ứng cyanidin, phản ứng kết hợp với muối diazoni, tạo phức màu với AlCl3, muối titan,
chrom...
7 - Coumarin
II. Tính chất lý hóa
1. Tính chất lý học
- Kết tinh màu trắng, thơm;
- Gồm 2 dạng:
+ Dạng aglycon (đa số): Dễ tan/dm kém phân cực.
+ Dạng glycosid (hiếm): Tan được/nước nóng, cồn. 
- Đa số coumarin kém phân cực, kém bền/kiềm (mở vòng lacton);
- Dễ thăng hoa, phát quang/UV 365nm, 1 số kém bền/UV 365nm.
2. Tính chất hóa học
a. Đóng mở vòng lacton.

b. Phản ứng với thuốc thử diazo/mt kiềm yếu 🡪 Màu cam – đỏ.
c. Tác dụng với Brom/nhiệt độ lạnh 🡪 Dibromid (làm mất màu nước brom).
d. Tác dụng với kalicyanid 🡪 4-cyanohydrocoumarin.
e. Mở vòng furan (furocoumarin): Tác dụng với Benzen/AlCl 3.

3. Chiết xuất coumarin: Dễ chiết (do coumarin kém phân cực).


- Dùng dãy dm phân cực dần 🡪 Coumarin sẽ ra ở các phân đoạn đầu.
- Dùng kiềm loãng: Dịch chiết kiềm, cô đặc, acid hóa 🡪 Coumarin kết tủa.
III. Định tính – Định lượng.
1. Định tính:
- OH phenol:
 Coumarin + dd NaOH loãng 🡪 Tăng màu.
 Coumarin có -OH phenol + FeCl3 🡪 Màu xanh.
 Coumarin + NH2OH/OH- + FeCl3 🡪 Màu xanh.
- Phản ứng tăng màu (mở/đóng vòng lacton).

- Thử nghiệm vi thăng hoa 🡪 Cho t/d với 1 giọt dd Iod/KI 🡪 Soi thấy tinh thể màu nâu tím.
- Thử nghiệm huỳnh quang (trên giấy lọc): Nhỏ 1 giọt dịch cồn lên giấy thấm, nhỏ tiếp 1 giọt NaOH 🡪
Sấy khô 🡪 Che nửa vết bằng miếng nhôm, chiếu UV 365 vài phút 🡪 Cất miếng nhôm thấy: nửa vòng tròn
không che sáng hơn nửa bị che. Tiếp tục chiếu UV, 2 nửa sáng như nhau.

- Phản ứng với thuốc thử diazo (Ar-N=N-Cl): Đun cách thủy dịch cồn + Na 2CO3 🡪 Để nguội, thêm
thuốc thử diazo 🡪 Màu đỏ cam.
- Phổ UV, phổ IR:
- SKLM:
+ Bản mỏng silicagel GF254.
+ Dịch chiết: DL/EtOH, đun nóng 🡪 Lọc nóng 🡪 Dịch chiết.
+ Dung môi khai triển:
 Hệ 1: Toluen – ethylformat – acid formic (50:40:1)
 Hệ 2: Benzen – aceton (9:1)
 Hệ 3: Benzen – ethylacetat (95:5).
+ Phát hiện: UV 365nm hoặc phun thuốc thử Iod/KI.
2. Định lượng
- Phương pháp oxy hóa – khử (kém chính xác): Chuẩn độ bằng KMnO4:
 Coumarin + dd KMnO4/H2SO4 🡪 Mất màu.
 Khi thừa dd KMnO4 🡪 Tím hồng.
- Phương pháp đo phổ UV (cần mẫu tinh khiết): Đo song song với mẫu chuẩn tại λ max 🡪 Ghi Abs. So
sánh với nồng độ chuẩn => Nồng độ coumarin trong mẫu thử.
- Phương pháp HPLC (thông dụng).

 8 – Tanin

3. Chiết xuất Tanin: Dược liệu + nước, đun sôi 2 phút 🡪 Để nguội, lọc 🡪 Dịch chiết.

4. Tính chất lý hóa - Tanin có vị chát, làm săn da.

- Tan trong nước, kiềm loãng, cồn, glycerin và aceton. Không tan trong dung môi hữu cơ.

5. Định tính .5.1. Các phản ứng hóa học

- Phản ứng kết tủa với gelatin: Dd tanin + dd gelatin 1% 🡪 Tủa.

- Phản ứng tủa với các alkaloid hoặc 1 số d/c chứa nitơ khác như hexamethylen teramin, dibazol…

- Phản ứng tủa với các kim loại nặng

+ Cho tủa với các kim loại nặng như Pb2+, Hg2+, Zn2+, Fe2+,…

+ Với muối sắt, các tanin khác nhau cho màu xanh lá hay xanh đen với độ đậm khác nhau.

- Phản ứng Stiasny: Phân biệt hai loại tanin

5.2. SKLM

- Bản mỏng silicagel GF254.

- Dung dịch thử: DL/MeOH 🡪 Ngâm 15ph 🡪 Lọc 🡪 Dịch lọc = Dịch thử.

- Dung dịch mẫu: Acid gallic/MeOH.

- Dung môi: Cloroform – Ethylacetat – Acid formic (5:5:1).

- Thuốc thử hiện màu: FeCl3/EtOH 🡪 Màu xanh/xanh lục/xanh đen.

6. Định lượng

6.1. Phương pháp bột da

- Nguyên tắc: Dựa vào hấp phụ của tanin lên bột da chuẩn

- Cách tiến hành: + Dược liệu/nước, to 🡪 Dịch chiết nước:

 P1: Lấy chính xác Vml, bốc hơi sấy khô, cân: m1.
 P2: Cho dư bột da khuấy đều, lọc lấy dịch lọc, lấy chính xác Vml, bốc hơi sấy khô, cân m 2
+ Dựa vào sự chênh lệch giữa m1, m2 tính được hàm lượng tanin.

6.2. Phương pháp oxy hóa

- Nguyên tắc: Dựa vào tính chất dễ bị oxy hóa của tanin bởi KMnO 4. Dùng phương chuẩn độ tanin bằng
KMnO4 0,1 N; chỉ thị màu Sulfo-indigo

- Cách tiến hành: DL/nước, to 🡪 DC nước, pha loãng 🡪 chuẩn độ

9 – Lipid

3. Tính chất lý, hóa học

3.1. Tính chất lý học (6):

- Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào cấu tạo của dầu, mỡ: T onc: Acid béo no > acid béo không no. (càng
nhiều dây nối đôi thì to càng thấp).

- Trạng thái dầu mỡ thường quy định ở to 15oC

- Độ tan: không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong cồn.

- Độ sôi của dầu mỡ cao: >300oC

- Tỷ trọng: <1

- Độ nhớt: cao

3.2. Tính chất hóa học (6):

- Ở to cao dầu mỡ bị phân hủy: làm glycerol 🡪 acrolein: mùi khét

- Dễ bị thủy phân bởi enzym (lipase) hay mt acid hoặc t o và áp suất cao.

- Dễ bị xà phòng hóa cho glycerol và muối kiềm của acid béo tan/H 2O.

- Có thể hydrogen hóa dầu 🡪 mỡ.

- Cho phản ứng cộng halogen (gắn iod vào đầu thuốc phiện tạo lipiodol làm chất cản quang).

- Dễ bị oxy hóa tạo sản phẩm có mùi ôi khét.

3.3. Xác định các chỉ số hóa học của chất béo

- Để đánh giá chất lượng của một loại chất béo, người ta thường xác định các chỉ số hóa học của mẫu chất
béo đó. Các chỉ số hóa học thường dùng là: chỉ số iod, chỉ số acid, chỉ số xà phòng và chỉ số este. 

- Các chỉ số này của mỗi loại dầu mỡ được quy định nằm trong một giới hạn nhất định.

a. Xác định chỉ số iod của dầu mỡ

- Định nghĩa:

+ Chỉ số iod của một chế phẩm là số gam iod bị hấp phụ bởi 100g chế phẩm được xác định trong những
điều kiện nhất định.
+ Chỉ số iod của dầu mỡ là số gam iod có thể kết hợp với các acid béo không no có trong 100g dầu mỡ
trong những điều kiện nhất định.

- Nguyên tắc:

+ Acid béo không no trong dầu mỡ kết hợp với iod để bão hòa dây nối đôi. Tác nhân kết hợp: iod clorid
(hay dùng) hoặc iod bromid trong môi trường acid. 

+ Các bước tiến hành:

 Gắn iod clorid vào các mạch nối đôi của acid béo không no (cho thừa lượng iod clorid).
 Lượng iod clorid thừa sẽ kết hợp với kali iodid để giải phóng iod tự do.
 ĐL iod giải phóng bằng dd natri thiosulfat 0,1N, chỉ thị là hồ tinh bột.
 Song song tiến hành với mẫu trắng.

+ Chỉ số iod I được tính theo công thức:

I= 0,01269 xa-b x 100w

a, b: số ml dd natri thiosulfat 0,1N dùng cho mẫu trắng, mẫu thử

w: lượng dầu mỡ dùng để xác định (g)

- Tiến hành: 

+ Cân chính xác w (g) dầu trong một cốc cân nhỏ, đáy bằng 🡪 Thả vào bình nón 🡪 Thêm 3ml cloroform,
lắc đều để hòa tan dầu 🡪 Thêm iod clorid dư, lắc mạnh 1 phút 🡪 Thêm dd kali iodid, nước cất, lắc đều 🡪
Chuẩn độ bằng dd natri thiosulfat 0,1N, khi ĐL gần kết thúc thêm 2 - 3ml cloroform và 2ml dd hồ tinh
bột.

+ Song song tiến hành với mẫu trắng.

+ Tính kết quả.

b. Xác định chỉ số acid, chỉ số xà phòng và chỉ số este của chất béo

- Định nghĩa:

+ Chỉ số acid là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do có trong 1g dầu mỡ.

+ Chỉ số este là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa este có trong 1g dầu mỡ.

+ Chỉ số xà phòng là số mg KOH cần thiết để trung hòa các acid tự do và xà phòng hóa este có trong 1g
dầu mỡ.

- Tiến hành:

+ Xác định chỉ số acid của chất béo:

Cân chính xác b (g) dầu thực vật, cho vào bình nón 🡪Thêm hh cồn tuyệt đối - ether ethylic (1:1) (đã được
trung hòa bằng KOH 0,1N với chỉ thị phenolphtalein), lắc đều 🡪 Thêm phenolphtalein, chuẩn độ bằng dd
KOH 0,1N tới khi xuất hiện màu hồng. Các chất béo có chỉ số acid dưới 1 được định lượng bằng
microburet. Chỉ số acid được xác định theo công thức:

Chỉ số acid= 5,61 x ab


a: Số ml dd KOH 0,1N đã dùng.

b: Lượng chất thử

+ Chỉ số xà phòng hóa:

Cân chính xác c (g) dầu thực vật, cho vào bình nón 🡪 Thêm 25ml KOH 0,5N trong cồn. Lắp sinh hàn hồi
lưu, đun cách thủy 60 - 90 phút cho đến khi chất béo thủy phân hoàn toàn. Song song tiến hành mẫu
trắng. Sau khi phản ứng kết thúc, thêm vào bình 25ml nước mới đun sôi để nguội. Thêm 5 giọt
phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dd HCl 0,5N cho đến khi dd mất màu. Chỉ số xà phòng được xác định
theo công thức:

Chỉ số xà phòng= 28,05 x (a-b)c

a, b: số ml dd HCl 0,5N dùng cho mẫu trắng, mẫu thử.

c: Lượng chất thử (g)

+ Chỉ số este của chất béo: Chỉ số este = chỉ số xà phòng - chỉ số acid.

4. Các phương pháp kiểm nghiệm dầu mỡ

- Cảm quang: màu sắc, mùi vị, thể chất

- Xác định các hằng số vật lý: độ tan, độ nhớt, độ sôi, tỷ trọng…

- Xác định chỉ số hóa học: chỉ số acid, chỉ số ester, chỉ số xà phòng hóa, chỉ số acetyl, chỉ số iod

5. Định lượng bằng phương pháp Shoxhlet

a. Nguyên tắc: Chiết dầu mỡ trong dược liệu bằng dmhc 🡪 Cất thu hồi dmhc và sấy cặn đến trọng lượng
không đổi. Cân cặn còn lại (a gam). Hàm lượng dầu mỡ trong DL được tính theo CT:

D%= aw x 100

a: Lượng cặn còn lại cân được (g).

w: Lượng DL đem định lượng đã trừ độ ẩm (g).

b. Dụng cụ soxhlet.

c. Phương pháp tiến hành:

- Làm túi giấy lọc đựng dược liệu: Túi hình trụ, đường kính nhỏ hơn đường kính trong của thân Soxhlet,
chiều cao của túi thấp hơn đỉnh của ống dẫn dung môi.

- Cân chính xác 5g dược liệu, nghiền trong cối sứ với 2g Natri sulfat khan 🡪 Cho túi đã chuẩn bị sẵn 🡪
Gập miệng túi rồi đặt vào dụng cụ chiết.
- Lắp dụng cụ, đặt lên nồi cách thủy. Đặt phễu lên miệng ống sinh hàn, rót dung môi qua phễu, dung môi
thường dùng là ether ethylic hoặc ether dầu hỏa.

- Chiết hồi lưu nhiều lần đến khi dầu mỡ được chiết kiệt. Cách thử: nhỏ một giọt dịch chiết lên giấy lọc,
hơ nóng 🡪  không để lại vết là đạt yêu cầu.

- Tập trung dịch chiết, cất thu hồi dm, chuyển sang cốc sạch, khô đã được cân bì 🡪 Đun cách thủy đến
khô 🡪 Sấy cắn đến khối lượng không đổi 🡪 Cân cắn và tính hàm lượng dầu mỡ trong dược liệu.

You might also like