You are on page 1of 5

5 – Anthranoid

Mục tiêu:
1. Đặc điểm cấu trúc 3 nhóm: 1,2-dihydroxy anthraquinon; 1,8-dihydroxy anthraquinon; nhóm dimer (1
vd: tên chất, CTCT, nguồn gốc).
2. Tính chất lý hóa của các hợp chất anthranoid.
3. Phương pháp định tính, định lượng anthranoid trong dược liệu.
4. Công dụng của anthranoid nhóm nhuận tẩy.
5. Dược liệu chứa anthranoid: Phan tả diệp, thảo quyết minh, đại hoàng, hà thủ ô đỏ, lô hội, nhàu, ba kích

I. Đặc điểm cấu trúc 3 nhóm anthranoid.


1. Khái niệm chung
Anthranoid là những dẫn chất có khung anthracen (anthron, dihydroanthranol, anthraquinon và các
dimer của chúng ở dạng tự do cũng như dạng glycosid).

Anthracen

2. Phân nhóm.
Nhóm 1,2-dihydroxyanthraquinon (nhóm phẩm nhuộm)

Anthranoid Nhóm 1,8-dihydroxyanthraquinon (nhóm nhuận tẩy)

Nhóm dimer

2.1. Nhóm 1,2-dihydroxyanthranoid (nhóm phẩm nhuộm).


- Cấu trúc: Dẫn chất anthraquinon, có 2 nhóm -OH ở vị trí α và β.
- Có màu đỏ cam đến tía, dễ tan trong dung môi phân cực.
- Thường gặp trong 1 số chi họ Cà phê – Rubiaceae.
- Đại diện: Acid carminic: Màu đỏ, chiết từ loài sâu Dactylopius coccus sống trên nhiều loài Xương rồng
thuộc chi Opuntia, họ Xương rồng.

1/5
2.2. Nhóm 1,8-dihydroxyanthraquinon (nhóm nhuận tẩy)
- Cấu trúc:
+ Dẫn chất anthraquinon, 2 nhóm -OH ở vị trí 1 và 8.
+ C3 thường là CH3, CH2OH, CHO, COOH.
- Thường gặp các dẫn chất của C3 trong cùng 1 loài như Đại hoàng, Chút chít, Thảo quyết minh…

- Dẫn chất anthranoid có thể tồn tại trong thực vật dưới dạng oxy hóa (anthraquinon) hoặc dạng khử
(anthron, anthranol).

- Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng gây đau bụng nên 1 số dược liệu chứa anthranoid phải để 1 năm
sau khi thu hái mới sử dụng để dạng khử chuyển thành dạng oxy hóa.
2.3. Nhóm dimer.
- Do 2 phân tử dạng anthron bị oxy hóa rồi trùng hợp tạo dianthron (anthranoid dimer).
- Khi tạo dimer, nếu:
+ 2 nửa phân tử giống nhau  Gọi là homodianthron (sennosid A, B – Phan tả diệp);
+ 2 nửa phân tử khác nhau  Gọi là heterodianthron (sennosid C – Phan tả diệp, rheidein A – Đại hoàng).

II. Tính chất lý hóa.


1. Tính chất lý học.
- Màu sắc: vàng, vàng cam đến đỏ .
- Dễ thăng hoa  ĐT bằng vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính, soi thấy tinh thể hình kim màu vàng.
- Độ tan: Dạng kết hợp (glycosid) tan trong nước, dạng tự do (aglycon) tan trong dung môi hữu cơ.

2/5
2. Tính chất hóa học.
a. Tính acid của nhóm -OH phenol
Nhóm -OH ở vị trí α có tính acid yếu hơn nhóm -OH ở vị trí β. Nên, các dẫn chất:
+ Chỉ có α-OH  Chỉ tan/kiềm mạnh.
+ Có β-OH  Tan/kiềm yếu.
+ Có -COOH  Tan/kiềm rất yếu.
b. Phản ứng với (CH3COO)2Mg/MeOH.
- Dẫn chất 1,2-dihyroxy  Màu tím.
- Dẫn chất 1,8-dihydroxy  Màu đỏ cam.
Phản ứng (+) với anthraquinon dạng tự do.
c. Phản ứng Borntraeger:
Phản ứng với kiềm tạo phenolat có màu đỏ, UV 365nm cho huỳnh quang tím hoặc đỏ nâu.
Phản ứng (+) với anthraquinon dạng tự do.
Chú ý:
- Thủy phân O-glycosid: Môi trường H+.
- Thủy phân C-glycosid hoặc dianthron glycosid: Tác nhân oxy hóa, môi trường H+.
d. Phản ứng đặc hiệu cho các anthranoid dạng khử
- Dẫn chất anthranol: Phản ứng với p-nitrosodimethylanilin  Azomethin có màu.
- C-glycosid anthron: Khi có mặt natri borat  Hùynh quang vàng xanh/UV (không cần thủy phân hoặc
oxy hóa trước).
III. Định tính, định lượng.
1. Định tính
a. Vi thăng hoa: Bột DL/nắp nhôm  Nung nóng trên đậy lam kính có bông thấm nước  Để nguội
lam kính  Soi  Tinh thể hình kim màu vàng, thêm NaOH  Màu đỏ.
b. Phản ứng Borntraeger
- Định tính anthranoid.
- Xác định sự có mặt của chrysophanol.
c. Các phản ứng màu khác.
Phản ứng với Mg acetat/MeOH  Tím/đỏ cam. Anthrol phản ứng với p-nitroso dimethyl anilin 
Azomethin có màu. C-glycosid anthron/Natri borat  Huỳnh quang vàng xanh dưới UV.

3/5
d. SKLM
- Chuẩn bị dịch chiết:
+ Chiết bằng MeOH (dạng tự do và dạng glycosid).
+ Thủy phân bằng acid, chiết bằng chloroform (dạng tự do).
- Bản mỏng: Silicagel G
- Hệ dung môi khai triển: EtOAc – MeOH – H20 (100 : 17 : 13).
- Thuốc thử phát hiện: KOH/EtOH (ánh sáng thường và UV) hoặc Mg(CH3COO)2/EtOH.
2. Định lượng.
a. Phương pháp cân (DĐ Liên Xô áp dụng để ĐL nhóm oxymethylanthraquinon trong Đại hoàng).
b. Phương pháp so màu.
- Dựa trên phản ứng màu Borntrager = phương pháp Auterhoff. Đường cong chuẩn được xây dựng với
chất chuẩn 1,8 – dihydroxyanthraquinon hay acid chrysophanic, dung dịch cobalt clorid.
- Dựa trên phản ứng màu với dung dịch Mg(CH3COO)2/cồn.
c. Phương pháp thể tích.
d. HPLC
*Chiết xuất.
- Chiết dạng glycoid: Dùng cồn EtOH, MeOH hoặc hỗn hợp cồn-nước.
- Chiết dạng aglycon: Thủy phân bằng acid sau đó chiết bằng ete hoặc chloroform.
- Chiết dạng oxy hóa: Phải chuyển dạng khử sang dạng oxy hóa.
*Chú ý: Anthranoid tồn tại trong tự nhiên dạng tự do (aglycon) và dạng toàn phần (aglycon và glycosid).
IV. Tác dụng sinh học
1. Tác dụng nhuận tẩy: Tùy thuộc liều dùng
- Làm tăng nhu động ruột:
+ Liều nhỏ giúp tiêu hóa dễ dàng.
+ Liều trung bình: Tác dụng nhuận.
+ Liều cao: Tác dụng tẩy (xổ).
- Thuốc tác dụng chậm, 10h sau uống mới có hiệu lực.

4/5
*Dược động học
- Dạng genin bị hấp thu ở ruột non, chuyển hóa ở gan, thải trừ phần lớn qua nước tiểu.
- Các dẫn chất anthraglycosid dễ hòa tan trong nước, không bi hấp thu cũng như thủy phân ở ruột non.
Bị thủy phân bởi enzym β-glucosidase của hệ vi khuẩn ở đại tràng và bị khử thành dạng anthon, anthranol
là dạng có tác dụng gây xổ.
- Bài tiết qua sữa, nước tiểu.
- Thành phần đáng quan tâm: dianthron hoặc anthraquinon dạng glycosid (O-glycosid, C-glycosid).
- Anthron hoặc anthron dạng kết hợp: Tác dụng tẩy quá mạnh  DL phải để 1 năm mới sử dụng hoặc
dùng nhiệt để xử lý.
- Anthraquinon dạng tự do không có tác dụng nhuận tẩy.
*Chú ý:
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tránh dùng lâu dài (lệ thuộc thuốc, giảm Kali máu).
2. Các tác dụng khác
- Tác dụng thông mật.
- Tác dụng lợi tiểu, bài trừ sỏi thận.
- Chrysophanol có tác dụng kháng nấm.
- Tác dụng kích thích miễn dịch, chống ung thư.

5/5

You might also like