You are on page 1of 6

4 – Saponin

Mục tiêu:
1. Khái niệm và các tính chất chung.
2. Cấu trúc hóa học, phân loại, cách đánh số thứ tự khung cấu trúc: oleanan, dammaran, spirostan.
3. Phương pháp định tính saponin trong dược liệu.
4. Một số nguyên tắc chiết xuất saponin.
5. Công dụng chính.
6. Vẽ CTCT diosgenin, nguồn nguyên liệu để chiết xuất.
7. DL chứa saponin: Cam thảo bắc, Ngưu tất, Rau má, Cát cánh, Nhân sâm và sâm Việt Nam, Tam
thất.

1. Định nghĩa và các tính chất chung.


1.1. Định nghĩa:
Saponin (saponosid) là những glycosid, phần genin (sapogenin) có nguồn gốc terpen, có thể có 30C
(triterpen) hoặc 27C (steroid).
1.2. Tính chất chung:
- Tạo bọt nhiều và bền khi lắc với nước. Có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở nồng độ loãng (tính phá huyết).
- Độc với các, diệt các loài thân mềm: giun, sán, ốc sên.
- Kích ứng niêm mạc, gây hắt hơi, đỏ mắt.
- Tạo phức với cholesterol hoặc các dẫn chất 3-β-hydroxy steroid khác (digitonin).

1/6
2. Cấu trúc hóa học
2.1. Cấu trúc phần genin
a. Oleanan (30C, 5 vòng 6 cạnh, 8 nhóm -CH3)
- Mạch đường nối vào OH-C3 (dây nối acetal) hoặc dây nối ester nếu có nhóm -COOH.
- Một mạch đường có đến 6 đơn vị đường, nếu kể cả 2 mạch có 10-11
đơn vị đường.

b. Dammaran (30C, 4 vòng (3 vòng 6, 1 vòng 5) + 1 mạch


nhánh (8C)).
- Đường nối vào OH-C3 hoặc OH mạch nhánh.
- Đại diện là các saponin của nhân sâm.

c. Spirostan

2/6
- Mạch nhánh (từ C20  C27) tạo thành 2 vòng có oxy: Hydrofuran (E) và hydropyran (F).
- Là nguyên liệu bán tổng hợp thuốc steroid.

2.2. Cấu trúc phần đường


- Các đường thông thường: D-glucose (glc), D-galactose (Gal), L-rhamnose (Rha), Glc A…
- Monodesmosid (genin liên kết với -OH ở C3) hoặc bidesmosid (C3, C28 hoặc C26).
- Mạch đường thẳng hoặc phân nhánh.
3. Tính chất của saponin
- Chất vô địn hình, không màu/trắng ngà. Sapogenin thường kết tinh không màu.
- Đa số vị đắng (vị ngọt: glycyrrhizin, abrusosid A).
- Độ tan: Tan trong các dm phân cực (nước, cồn), rất ít tan trong aceton, ether, hexan.
- Khó bị thẩm tích.
- Saponin triterpenoid có loại trung tính/acid (có nhóm -COOH). Saponin steroid có loại trung
tính/kiềm.
4. Các phương pháp định tính saponin trong dược liệu:
- Dựa trên tính chất tạo bọt  Quan sát hiện tượng tạo bọt;
xác định chỉ số bọt.
- Dựa trên tính chất phá huyết:
+ Quan sát hiện tượng phá huyết trên lam kính
+ Xđ chỉ số phá huyết.
- Dựa trên tính chất độc với cá  Chỉ số cá.
- Khả năng tạo phức với cholesterol (Đặc biệt với saponin
steroid).
- Các phản ứng màu
- SKLM
a. Xác định chỉ số bọt.

3/6
- Chỉ số bọt là số ml nước để hòa tan saponin có trong 1g nguyên liệu cho 1 cột bọt cao 1 cm sau khi
lắc đều và đọc (tiến hành trong điều kiện quy định).
- Cách tiến hành:
+ Cân 1g dược liệu/100ml nước, đun sôi nhẹ trong 30 phút, lọc  Nước sắc 1%.
+ Pha thành 10 dung dịch với nồng độ 0,1%; 0,2% … 1%.
+ Lắc 15 giây theo chiều dọc. Để yên 15 phút, đo chiều cao cột bọt. Xđ ống có cột bọt cao 1 cm (x%).
+ Tính kết quả.
b. Xác định chỉ số phá huyết.
- Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đêm cần thiết để hòa tan saponin có trong 1g nguyên liệu gây ra
sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với 1 thứ máu đã chọn (tiến hành trong điều kiện quy định).
- Cách tiến hành:
+ Pha dung dịch đệm phosphat.
+ Pha loãng máu (đã loại fibrin) (máu thỏ) trong dd đệm để có nồng độ 2%.
+ Pha dung dịch saponin (bồ kết) 1%: Cân 0,5g bột bồ kết/50ml dung dịch đệm  Đun sôi 30 phút, lọc
 Chuyển dịch lọc vào bình định mức 50ml, thêm dd đệm đến vừa đủ 50ml.
+ Thử sơ bộ.
+ Thử nghiệm quyết định:
 Pha dung dịch bồ kết 0,04%.
 Lấy 20 ống nghiệm, đánh số 120, cho vào mỗi ống nghiệm lần lượt các dung dịch:
- Dd bồ kết 0,04% theo thứ tự tăng dần: Ống 1: 0,05ml; ống 2: 0,10ml… ống 20: 0,95ml.
- Dd đệm theo thứ tự giảm dần: Ống 1: 0,95ml; ống 2: 0,90ml… ống 20: 0,05ml.
- Dd máu 2% (đã loại fibrin): Mỗi ống 1 ml.
 Trộn đều, nhẹ nhàng các dd, để yên 24h  Quan sát hiện tượng phá huyết: Xđ ống gây ra hiện
tượng phá huyết đầu tiên và hoàn toàn.
 Tính chỉ số phá huyết.
2
CSPH =
C xX
C: Nồng độ dd bồ kết.
X: Số ml dd bồ kết đã cho vào ống nghiệm mà ở đó có sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn.

c. Các phản ứng màu:


- Phản ứng Salkowski (H2SO4 đặc): Cho màu thay đổi.
- Phản ứng Rosenthaler (vanillin 1%/HCl, to): Saponin triterpenoid cho màu hoa cà.
- Phản ứng phân biệt saponin triterpenoid và steroid:

4/6
Phản ứng Tác nhân Saponin triterpenoid Saponin steroid
Liebermann – Burchardt (CH3CO)2O + H2SO4 đặc Màu hồng - tía Màu lơ – xanh lá
SbCl3/CHCl3 + UV365 nm Huỳnh quang xanh Huỳnh quang vàng

d. Sắc kí lớp mỏng:


- Chiết xuất, tinh chế: DL/EtOH, H+  Đun hồi lưu 30 phút, lọc nóng  Chiết bằng CHCl3  Dịch
chiết, cô cạn  Cắn, hòa trong MeOH  Dịch chấm sắc kí
- Hệ dung môi khai triển: CHCl3 : MeOH (19:1)
- Thuốc thử để hiện màu:
+ UV
+ Dung dịch máu.
+ TT Salkowski (H2SO4 10-50%/H2O hoặc EtOH).
+ TT Vanillin sulfuric (vanillin 1%/EtOH + H2SO4)/
+ TT Dragendorff (Nhóm glycoalcaloid).
5. Định lượng:
- Phương pháp cân.
- Phương pháp đo quang.
- HPLC.
4. Chiết xuất và tinh chế
4.1. Chiết xuất:
4.2. Tinh chế:
- Kết tủa bằng dm (hexan, ether, aceton).
- Sắc kí: SK hấp phụ, SK lọc gel, SK trao đổi ion, HPLC.
- Thẩm tích.
- Kết hợp với cholesterol (saponin steroid).
5. Công dụng:
- Long đờm, chữa ho: Cam thảo bắc, Cát cánh, viễn chí …Thuốc bổ: Nhân sâm, Tam thất, …
- Làm tăng tính thấm tế bào; chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế VR; diệt các loài thân mềm.
- Sapogenin steroid làm nguyên liệu bán tổng hợp thuốc steroid.
- Làm nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.
- Định lượng cholesterol: Dùng digitonin.
5/6
5. Nguồn nguyên liệu để chiết xuất diosgenin  Tổng hợp thuốc steroid.
5.1. Diosgenin:

5.2. Nguồn nguyên liệu để chiết xuất diosgenin:


Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận dùng Hàm lượng diosgenin
Nần nghệ Dioscorea collettii Thân rễ 2-4%
Củ nêm D. deltoidea Củ 3%
Củ mài gừng D. zingiberensis
Cây mía dò Castus speciosus

6/6

You might also like