You are on page 1of 4

1 – Carbohydrat

Mục tiêu:

1. Phân loại Carbohydrat: Nhóm monosaccharid, oligosaccharid và polysaccharid. Cho ví dụ.

2. Nhóm polysaccharid:

- Tinh bột: Cấu trúc, phương pháp chế tạo, phương xác định sự có mặt, công dụng.

- Cấu trúc và ứng dụng: cellulose, acid alginic, gôm, chất nhày, chitin, chitosan trong ngành dược.

3. Dược liệu chứa Carbohydrat (tên khoa học, đặc điểm thực vật, bộ phận dùng, phân bố, thành phần
hóa học chính, công dụng): Ý dĩ, Củ mài, Mã đề, Sen, Sắn dây.

I. Định nghĩa:

- Carbonhydrat (glucid) là nhóm hợp chất hữu cơ, gồm monosaccharid, dẫn chất và sản phẩm ngưng
tụ của chúng.

- Là polyhydroxy aldehyd hoặc polyhydroxy ceton ở dạng mạch hở hay mạch vòng bán acetal. Tồn
tài trong tự nhiên với số C thường 5 và 6 (pentose hay hexose).

- CTCT chung là Cn(H2O)n, có nhóm aldehyd hoặc ceton (C=O) và (n-1) nhóm -OH.

II. Phân loại

1. Monosacharidơ

Là glucid đơn giản nhất, không bị thủy phân thành chất đơn giản hơn, là đơn vị cấu tạo của glucid.

2. Olygosaccharid:

- Là những carbonhydrat khi bị thủy phân cho 2-9 đơn vị đường.

- Oligosaccarid phổ biến nhất là disaccarid gồm 2 phân tử đường đơn: maltose, lactose, saccarose….

3. Polysaccharid

- Gồm nhiều monosaccharid nối với nhau (100-100.000). Chia làm 2 loại:

+ Homo polysaccharid: Khi thủy phân cho 1 loại monosaccarid.

+ Hetero polysaccharid: Khi thủy phân cho 2 loại monosaccarid trở lên hoặc có thêm thành phần
khác không phải glucid.

- Ví dụ: Tinh bột, cellulose, gôm, chất nhày, chitin, chitosan…

1/4
III. Tinh bột (Sắn dây, mạch nha, ý dĩ, sen, hoài sơn, trạch tả).

1. Cấu trúc hóa học: Có 2 loại là amylose và amylopectin

Amylose Amylopectin
15-30% tinh bột 70-85% tinh bột
Gồm 500 – 20.000 gốc α-D-glucose, Phân tử lượng lớn, gồm 5.000 – 50.000 gốc α-D-Glucose,
nối α (14) nối α(14) ở mạch thẳng và α(16) ở điểm nhánh
Cấu trúc mạch thẳng xoắn vòng Cấu trúc phân nhánh
Thuốc thử iod cho màu xanh đậm Thuốc thử iod cho màu tím đỏ

2. Chế biến tinh bột: Nguyên tắc:

- Làm nhỏ nguyên liệu, giải phóng tinh bột ra khỏi tế bào.

- Nhào với nước, lọc qua rây, lấy phần dưới rây.

- Cho lên men (phân hủy gluten, protein).

- Rửa nước, phơi khô.

3. Xác định sự có mặt trong dược liệu: Tác dụng với dd iod  Xanh tím (xđ tổ chức chứa tinh bột).

4. Công dụng

- Công nghiệp thực phẩm:

+ Lương thực: Hạt ngũ cốc, các loại củ như khoai, sắn, củ mài, củ đao.

+ Tinh bột sắn: là nguyên liệu sản xuất Glucose, bánh kẹo, maltodextrin (sữa)…

- Ngành Dược: Tá dược viên nén.

- Công nghiệp hóa chất: Cồn ethylic.

IV. Cellulose (Bông)

1. Cấu trúc

- Là polysaccharid mạch thẳng, gồm 3.000 – 10.000 các đơn vị β-D-glucose bằng dây nối β (1-4).

- Thủy phân không hoàn toàn cho celltetraose, cellotriose, cellobiose. Thủy phân hoàn toàn cho Glc.

- Các phân tử cellulose kết hợp tạo thành micel (bó sợi có đường kính 2-20nm và chiều dài 100-
40.000 nm). Các micel tạo thành bó microfibril (quan sát được dưới kính hiển vi).

2. Công dụng

- Cellulose vi tinh thể (Cellulose thủy phân một phần): Bào chế làm tá dược rã (cấu trúc mao quản),
tá dược đa năng: dính và trơn, làm ổn định các nhũ dịch và hỗn dịch.

- Methylcellulose (MC) (cellulose kiềm + CH3Cl): Bào chế: Nhũ dịch và hỗn dịch, thuốc mỡ, tá
dược dính và rã cho viên nén.
2/4
V. Gôm và chất nhày (gôm arabic, sâm bố chính, mã đề, thạch, gôm adragant, bạch cập).

1. Cấu trúc: Gôm và chất nhày được chia thành 3 nhóm theo cấu trúc

- Nhóm trung tính:

+ Galactomannan: Polysaccharid của D-mannose (mạch chính) và D-galactose (mạch nhánh).

+ Glucomannan: Polysaccharid của D-mannose và D-glucose

- Nhóm acid, thành phần có acid uronic:

+ Đại diện gôm arabic. Gôm arabic có phân tử lượng lớn: 250.000, phân nhánh nhiều.

+ Cấu tạo: D-galactopyranose (mạch chính, dây nối β (1-3)), L-arabinose, L-rhamnose, acid D-
glucuronic (tỷ lệ: 3:3:1:1)

- Nhóm acid có thành phần gốc sulfat:

+ Gồm polysaccharid, acid uronic, 1 lượng nhỏ ester của nhóm -OH với acid sulfuric.

+ Đại diện thạch Agar.

2. Ứng dụng

- Thực phẩm: bánh kẹo, giải khát

- Chữa ho làm lành vết thương, vết loét; Điều trị táo bón, béo phì; Mỹ phẩm.

- Tá dược trong bào chế: Tá dược rã trong viên nén, chất ổn định trong nhũ dịch, kem và thuốc mỡ.

- Nuôi cấy sinh vật

VI. Acid alginic (tảo nâu)

1. Cấu trúc: Gồm 2 phần: β-D-mannuronic và α-L-guluronic liên kết 1,4-glucosid.

2. Ứng dụng:

- Chống béo phì: Alginat có tính trương nở, không hấp thu ở ruột gây cảm giác đầy ruột.

- Trị loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc tiêu hóa do alginat có tính bám dính và bao quanh chỗ loét.

- Cầm máu: Calci alginat có tính cầm máu nhanh, dùng khi chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy
máu do thương tích.

3/4
VII. Chitin và chitosan

1. Định nghĩa:

- Chitosan là polysaccharid mạch thẳng, cấu tạo bởi các đơn vị D-glucosamin và N-acetyl-D-
glucosamin qua dây nối β (1-4).

- Từ chitin sau phản ứng deacetyl hóa thu được chitosan (vỏ tôm, thân giáp biển).

2. Ứng dụng:

- Tác dụng cầm máu nhanh  băng vết thương

- Tác dụng ngăn cản hấp thu chất béo ở hệ thống tiêu hóa  chất béo giảm

- Tác dụng hạ cholesterol

4/4

You might also like