You are on page 1of 4

5 – Kháng sinh macrolid – lincosamid – polypeptid - khác

A. Kháng sinh macrolid


Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm cấu tạo của các kháng sinh macrolid.
2. Tb phân loại, phổ tác dụng cơ chế tác dụng, tính chất lý hóa chính của các kháng sinh macrolid.
3. Thuốc chính:Erythromycin.

1. Cấu trúc
- Heterosid gồm 1 vòng lacton lớn 12-17 nguyên tử (genin) gắn với đường amin qua cầu nối osid.
Genin – O – Ose (đường)
- Các nhóm thế trên vòng lacton: -OH, alkyl, ceton (14 nguyên tử), aldehyd (16 nguyên tử).
2. Phân loại
Genin 12 ng.tử 14 ng.tử 15 ng.tử 16 ng.tử 17 ng.tử
Erythromycin Spiramycin
KS TN
Oleandomycin Josamycin
Roxithromycin Azithromycin
KS BTH
Clarithromycin

3. Tính chất lý học


- Bột màu trắng, vị rất đắng.
- Độ tan: do vòng lacton lớn nên dạng base không thân nước, tan/1 số dmhc (thuận lợi cho chiết xuất
từ môi trường nuôi cấy vi sinh). Dạng muối với acid tan/nước, dung dịch không bền.
- Hấp thụ UV: thử tinh khiết, ĐL bằng HPLC.
- Phổ IR (có thể dùng định tính).
- Góc quay cực riêng α.
4. Tính chất hóa học
- Nhóm chức lacton: dễ bị mở vòng trong mt kiềm.
- Nhóm ceton: Ngưng tụ với các amin.
- Nhóm dimethylamine (phần đường) tạo muối với các acid.
- Các nhóm -OH (phần đường) dễ bị ester hóa.
- Các phản ứng màu với TT đặc trưng hoặc acid đặc.

May mắn sẽ đến với những người chăm chỉ ^^ 1/4


5. Cơ chế và phổ tác dụng.
5.1. Cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp protein của VK bằng cách gắn vào tiểu phần 50S của protein.
5.2. Phổ tác dụng.
- Phổ tương tự của beta- lactam, chủ yếu Gr(+).
- Công dụng:
+ Điều trị nhiễm khuẩn nhạy cảm, dùng tương tự β-lactam.
+ Dùng thay thế β-lactam với nhiễm khuẩn kháng β-lactam hoặc với BN không dung nạp β-lactam
6. Thuốc cụ thể:
Erythromycin
1. Lý tính: Chung
2. Hóa tính
- Phản ứng màu với TT đặc trưng hoặc acid đặc  Màu đặc trưng  ĐT (với xanthydeol  đỏ, với
H2SO4  vàng).
- Nhóm dimethylamine: tính base  Điều chế các dạng dược dụng.
+ Tạo muối (erythromycin lactonionat, glucoceptat) tan trong nước  pha tiêm.
+ Tăng SKD đường uống, giảm vị đắng: Erythromycin estolat, erythromycin sterat (viên bao tan/ruột)
- Nhóm hydroxyl của đường D-desosamin: ester hóa tạo dẫn xuất  Tăng SKD đường uống:
erythromycin ethylsuccinat (viên nén, hỗn hợp đường uống).
- Vòng lacton: Mở vòng trong môi trường kiềm mạnh (pH ruột không ảnh hưởng).
- Không bền trong môi trường acid (kể cả pH dịch vị) do hiện tượng tự ester hóa làm mất hoạt tính
 Phải bào chế dạng viên bao tan trong ruột.
3. Các macrolid bán tổng hợp từ erythromycin
- Clarithromycin, roxithromycin, azithromycin.
- Mục tiêu bán tổng hợp: Bền với acid, kéo dài tác dụng, tăng SKD, mở rộng hoạt phổ.
- Lưu ý: Azi không ức chế p450 còn ery, clari, roxi đều ức chế p450.

May mắn sẽ đến với những người chăm chỉ ^^ 2/4


B. Kháng sinh lincosamid (tự học): Clindamycin
1. Cấu trúc: Là amid của acid 4-n propyl hygric với đường amin có chứa -SCH3.

2. Lý tính
- Bột kết tinh màu trắng, vị đắng.
- Rất tan/nước, dd trong nước bền với nhiệt, tan/EtOH, ít tan/aceton, không tan/ether.
- Hấp thụ UV.
- Có góc quay cực riêng.
3. Hóa tính
- Phản ứng màu: Đun cách thủy dd/HCl loãng, kiềm hóa bằng Na2CO3, thêm dd natri nitroprussiat
 Màu tím đỏ.
- Tính base: Tạo muối với HCl, dễ tan/nước  Chế phẩm dược dụng là dạng muối HCl  ĐT, ĐL.
- Nhóm -OH (vị trí 2 trên phần đường): Ester hóa  Chế phẩm dược dụng (2-palmitat).
4. Định lượng:
- PP vi sinh
- HPLC, SK khí.
5. Phổ tác dụng – chỉ định – TDKMM.
- Phổ tác dụng: VK Gr(+), VK kị khí, 1 số Gr(-).
- Chỉ định:
+ Thay thế KS β-lactam khi kháng sinh này kém hiệu lực.
+ Điều trị viêm gân, khớp cấp do VK.
- Chú ý: Để tránh VK kháng, nên dùng sau KS β-lactam.
- TDKMM: Chủ yếu trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy và viêm ruột kết mạc giả.

May mắn sẽ đến với những người chăm chỉ ^^ 3/4


C. Kháng sinh polypeptid (đọc thêm)
1. Đặc tính chung
- Phần lớn có cấu trúc vòng (trừ 1 số gramicidin), thường chứa D-amino acid và/hoặc “unnatural” aa.
- Nhiều chất chứa dị vòng, acid béo, đường… Các polypeptid có thể là acid, base, chất lưỡng tính
hoặc trung tính.
2. Nguồn gốc
- Chủ yếu phân lập từ Bacillus spp.
- Kháng sinh chống lao (capreomycin, viomycin), chống ung thư (antinomycin, bleomycin) phân lập
từ Streptomyces spp.
- Vancomycin phân lập từ Amycolatopsis orientalis.
3. Một số đại diện
Vancomycin, bacitracin, polymyxin B, colistin, gramicidin.

D. Kháng sinh khác (đọc thêm): Rifamycin


1. Cấu tạo: Gồm:
- 1 nhân naphthalen.
- 1 mạch nhánh 18C đóng vòng, có gắn 1 nhóm acetoxy, 1 nhóm amid.
Các rifamycin tự nhiên: A, B, C, D và E đều có hoạt tính kháng khuẩn yếu  Bán tổng hợp nhiều
dẫn chất tác dụng mạnh hơn như: rifampicin, rifabutin, rifapentin.
2. Phổ tác dụng – chỉ định:
- Là kháng sinh phổ rộng, tốt nhất là trên VK Gr(+) và vi khuẩn lao, phong. Tuy nhiên chúng cũng
có tác dụng trên 1 số VK Gr(-) và nhiều loại VR.
- Chỉ định: Chủ yếu điều trị lao và phong, ngoài ra, cũng dùng điều trị nhiễm trùng nặng như viêm
màng trong tim, viêm xương… do tụ cầu vàng kháng methicillin, phòng viêm não do H.influenzae.

May mắn sẽ đến với những người chăm chỉ ^^ 4/4

You might also like