You are on page 1of 8

1 – Đại cương dược liệu chứa alcaloid

Mục tiêu:
1. Định nghĩa, danh pháp, các dạng tồn tại, tính chất lý hóa.
2. Phương pháp chiết xuất.
3. Phương pháp kiểm nghiệm (ĐT, ĐL). Các nhóm thuốc thử để định tính alcaloid.
4. Tác dụng, công dụng của alc

1. Định nghĩa alcaloid


- Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ; đa số có nhân dị vòng; có phản ứng kiềm; thường
gặp trong thực vật, đôi khi gặp trong động vật; thường có dược lực tính mạnh; cho phản ứng hóa học
với 1 số thuốc thử gọi là TT chung của alcaloid.
- Một số trường hợp đặc biệt:
+ Nitơ không ở dị vòng mà ở mạch nhánh. Vd: Ephedrin/Ma hoàng (Ephedra); Capsaicin/Ớt
(Capsicum annuum); Colchicin/hạt Tỏi độc (Colchicum autumnale).
+ Không có phản ứng kiềm: Colchicin/hạt Tỏi độc (Colchicum autumnale); Theobromin/hạt Cacao
(Theobroma cacao);
+ Có phản ứng acid yếu: Arecaidin, guvacin/hạt Cau (Areca catechu).
2. Danh pháp
Các alc thường có cấu tạo phức tạp nên không gọi theo danh pháp mà gọi theo tên riêng bằng cách:
- Thêm đuôi “-in” vào:
+ Tên chi hoặc tên loài cây: Papaverin từ Papaver somniferum; Palmatin từ Jatrorrhiza palmata;
Cocain từ Erythroxylum coca.
+ Dựa vào tác dụng sinh học của cây: Emetin từ εμεTOS = gây nôn; Morphin từ morpheus = gây ngủ.
+ Tên người: Pelletirin từ Pelletier; Nicotin từ J. Nicot.
- Thêm tiếp đầu ngữ “Nor-” vào: mất 1 nhóm -CH3: Norephedrin.
- Các chất phụ tìm ra sau: “-in” thành “-idin”, “-anin”, “-alin”.
3. Các dạng tồn tại của alc trong cây
- Dạng base (dạng tự do): ít
- Dạng muối:
+ Muối của các acid hữu cơ: citrat, malat, oleat, acetat.
+ Dạng muối kết hợp với acid của chính cây đó: A.meconic/Thuốc phiện; A.atropic/họ Solanaceae.
- Dạng kết hợp với tannin: ít
- Glycoalcaloid: Alcaloid có đường: Solasonin/Cà lá xẻ.

1/8
4. Tính chất chung của alcaloid
4.1. Lý tính
- Thể chất:
+ Thể rắn, công thức cấu tạo có C, H, N và O như Morphin, Codein, Strychnin, Quinin…
+ Thể lỏng, công thức cấu tạo không có oxi như Coniin, Nicotin, Spartein... Một số alcaloid không
có oxi nhưng vẫn ở thể rắn như Sempecvirin.
- Trong tự nhiên, alc thường:
+ Không mùi.
+ Vị thường đắng (trừ piperin, capsaicin vị cay; aconitin: không đắng!).
+ Thường không màu (trừ berberin, palmatin, chelidonin màu vàng).
+ pKa thường từ 7-9 (nên kiềm hóa về pH = pKa + 2).
- Độ tan:
+ Alc dạng base không tan/nước, dễ tan/dmhc như MeOH, EtOH, Ether, CHCl3…
+ Alc dạng muối tan/nước, không tan/dmhc.
- Năng suất quay cực:
+ Phần lớn alc có khả năng quay cực vì có C*; 1 số alc là hh đ/phân tả tuyền và hữu tuyền (racemic).
+ Có 2 dạng đồng phân D và L: Alcaloid dạng L có t/d sinh học mạnh hơn dạng D.
4.2. Hóa tính
- Tính base yếu  Có thể giải phóng alc ra khỏi muối bằng kiềm trung bình hoặc kiềm mạnh:
NH4OH, NaOH, Na2CO3… Ngoại lệ: 1 số chất có tính base mạnh như Nicotin; hoặc không có phản
ứng kiềm như Theobromin, ricinin, colchicin; hoặc có phản ứng acid yếu như arecaidin, guvacin.
- Tác dụng với acid cho muối tương ứng.
- Kết hợp với kim loại nặng tạo phức.
- Cho phản ứng với TT gọi là “thuốc thử chung” thu được tủa hoặc màu.
5. Các nhóm thuốc thử định tính alcaloid
5.1. Thuốc thử tạo tủa (tủa tinh thể và tủa ít tan trong nước)
- TT Mayer (K2HgI4)  Tủa màu trắng.
- TT Bouchardat (Iodo – iodid)  Tủa màu nâu.
- TT Dragendoff (KBiI4)  Tủa vàng cam đến đỏ.
- TT tạo tủa tinh thể (dd nước bão hòa acid picric).
=> Pứ tạo tủa rất nhạy  Cho biết có alc hay không (thực hiện trong mt acid).

2/8
- Lưu ý đối với các TT tạo tủa vô định hình:
+ Độ nhạy thay đổi tùy loại TT, tùy loại alc.
+ TT kém bền/kiềm (nếu dd thử trung tính  cần acid nhẹ).
+ Tủa có thể tan lại trong:
• TT thừa, trong MeOH, EtOH: Marmé
• TT thừa, trong MeOH, EtOH, AcOH: Mayer
+ Tủa có thành phần ổn định  ĐL bằng pp cân gián tiếp: Bertrand.
5.2. Thuốc thử tạo màu
- Acid sulfuric đậm đặc.
- Acid nitric đậm đặc.
- Acid sulfonitric (TT Erdmann)
=> Pứ tạo màu cho biết alc thuộc loại nào (khung cấu trúc).
- Lưu ý đối với các TT đặc hiệu:
+ Tác nhân: các chất có tính oxy hóa mạnh (a.sulfuric đđ, a.nitric đđ, sulfochromic…).
+ Môi trường thực hiện: thường là khan.
+ Cho sản phẩm màu khá chuyên biệt, giúp định danh alc.
+ Màu thường kém bền (quan sát nhanh).
+ Màu thay đổi tùy các điều kiện phản ứng (t0, pH và nhất là mức độ tinh khiết của mẫu alc).
Thuốc thử Thành phần Alkaloid Màu
Erdmann Acid sulfonitric Conessin Vàng  xanh  lục.
Frohde Acid sulfo-molybdic Morphin tím
Mandelin Acid sulfo-vanadic Strychnin Tím xanh  đỏ
Merke Acid sulfo-selenic Codein Xanh ngọc
Marquis sulfo-formol Morphin Tím đỏ
Wasicky Sulfo-PDAB Indol Xanh tím đến đỏ
HNO3 Brucin Đỏ máu

6. Chiết xuất
6.1. Nguyên tắc chiết xuất: Dựa vào tính chất của alc: Tính base yếu và độ tan.
- Alk là các base yếu, trong cây có thể ở dạng:
+ Alk. muối với acid hữu cơ, vô cơ (dễ chuyển dạng).
+ Alk. phức hợp bền với tannin (khó chuyển dạng).
- 1 số alkaloid bay hơi được có thể dùng phương pháp cất kéo hơi nước.
- Nếu muốn chiết ngay dưới dạng alk. muối: Chiết trực tiếp với dung môi thích hợp.
- Nếu muốn chiết dưới dạng alk. base: Cần dùng kiềm (trung bình/mạnh) để tạo phản ứng:
3/8
6.2. Các phương pháp chiết xuất: 3 phương pháp chính
a. Chiết xuất bằng dung môi hữu cơ trong môi trường kiềm
- Sơ đồ

- Cách tiến hành:


+ Xay bột dược liệu.
+ Làm ẩm vừa đủ với dd kiềm thích hợp.
+ Chiết bằng dung môi hữu cơ kém phân cực: Chloroform …
+ Thu hồi dung môi, tinh chế (loại tạp), kết tinh.
- Lưu ý:
+ Khi làm ẩm, tránh để dược liệu “ướt quá”’
+ Tránh đun nóng (cô…) vì dịch alk. base không bền.
+ Thích hợp khi thao tác nhanh (định tính, định lượng).
+ Không sử dụng cho chiết xuất (ngấm kiệt lâu/ kiềm).
b. Chiết xuất bằng dung dịch acid loãng trong cồn hoặc nước
- Sơ đồ:

4/8
- Cách tiến hành:
+ Xay bột dược liệu.
+ Làm ẩm vừa đủ bằng dung môi chiết, nạp vào bình.
+ Chiết bằng dung môi (cồn/ cồn acid/ nước acid).
+ Cô thu hồi bớt cồn, tinh chế (loại tạp, chuyển dạng); kết tinh.
- Phương pháp này có thể áp dụng cho sản xuất với quy mô trung bình  lớn.
- Phương pháp STAS – OTTO:
+ Chiết lấy alk muối bằng ROH/ aicd.
+ Rửa dịch chiết với ete để loại tạp kém phân cức.
+ Trung hòa dịch chiết với Na2CO3.
+ Lắc lấy phần tan trong ete, cô ete thu alk dạng base.
c. Chiết bằng cồn
- Áp dụng cho 1 số alkaloid dạng muối tan rất tốt trong cồn.
- Cách tiến hành:
+ Tán nhỏ dược liệu.
+ Thấm ẩm và chiết bằng cồn etylic cho tới kiệt alkaloid.
+ Rửa dịch chiết với ete để loại tạp kém phân cực.
+ Trung hòa dịch chiết với Na2CO3.
+ Lắc lấy phần tan trong ete, cô ete thu alk dạng base.
d. Chiết alkaloid dạng base bay hơi
- Xay bột dược liệu.
- Làm ẩm vừa đủ bằng kiềm thích hợp.
- Chiết bằng phương pháp sục hơi nước.
- Dùng cho định tính, định lượng ngay.
7. Định tính alcaloid trong dược liệu
7.1. Định tính alcaloid trên tiêu bản thực vật.
- Alcaloid và protein đều cho tủa với TT Bouchardat.
- Alcaloid tan/cồn tartric, protein không tan/cồn tartric.
Vi Rửa bằng
Thêm TT Bouchardat Kết luận
phẫu cồn tartric
1 Không rửa Có tủa nâu Có protein hoặc alc  Thử tiếp vi phẫu 2 và 3.
2 Rửa Vẫn có tủa nâu Có protein; alcaloid?
3 Rửa Không còn tủa nâu Có alcaloid

5/8
7.2. Định tính alcaloid trong dược liệu và trong các chế phẩm
a. Các bước tiến hành:
- Chiết xuất alcaloid.
- Tác dụng với TT tạo tủa  Có/không alc?
- Tác dụng với TT tạo màu  Alc thuộc loại nào.
- SKLM có chất chuẩn.
b. Sắc kí lớp mỏng:
- Dịch chiết/dmhc.
- Bản mỏng: Silicagel GF254.
- Dung môi khai triển: CHCl3 – CH3OH (9:1 hoặc 98:2), thường thêm kiềm yếu.
- Phát hiện vết: UV 254nm/Dragendorff (vết màu cam hoặc đỏ nâu)/thuốc thử khác.
8. Định lượng
8.1. Nguyên tắc chung

8.2. Các phương pháp định lượng


a. Phương pháp cân.
- Sơ đồ:

- Điều kiện áp dụng:


+ Không định lượng bằng phương pháp acid – base.
+ Alk chưa rõ về cấu trúc hóa học.
+ Hỗn hợp phức tạp của nhiều alk.
+ Muốn đánh giá sơ bộ về tổng hợp alk.
- Mức độ tin cậy:
+ Kém chinh xác (%alk quá thấp, tạp thừa).
+ Khắc phục bằng cách cân gián tiếp.

6/8
b. Phương pháp thể tích
- Sơ đồ:

- Tiến hành: Chiết xuất alk dạng base. Sau đó dùng 1 trong 2 cách sau:
+ Lắc dịch chiết alk với lượng chính xác acid chuẩn độ dư. Định lượng acid dư bằng kiềm tương ứng.
+ Làm bốc hơi dmhc, cắn alk còn lại được định lượng trực tiếp hay gian tiếp bằng acid chuẩn độ.
- Chỉ thị: Methyl đỏ (4.2 đỏ - 6.3 vàng), methyl cam (3.0 đỏ - 4.4 vàng), có thể + methylen xanh.
c. Phương pháp thể tích trong môi trường khan: Với những alk có tính base rất yếu.
- Hòa tan alk vào AcOH băng.
- Định lượng bằng HClO4.
- Chỉ thị: tím tinh thể: Vàng lục (acid)  xanh lục (trung tính)  tím (kiềm).
- Chính xác hơn phương pháp cân.
d. Phương pháp đo màu
- Chỉ cần 1 lượng nhỏ alk, lại có độ nhạy và có kết quả nhanh  Pp này hay dùng để định lượng alk.
- Các alk có thể có màu tự nhiên (berberin, palmatin), màu do phản ứng với TT tạo màu (dragendorff,
oxy hóa), màu huỳnh quang (quinin sulfat).
- Thực hiện:
+ Đo trực tiếp từ dung dịch màu hay quy về 1 alk đại diện.
+ Đo do quét vết màu (scanner/ SKLM) thường làm song song alk chuẩn.
e. Phương pháp TLC, HPLC.
- Phương pháp TLC:

- Phương pháp HPLC:


+ Độ chính xác và độ nhạy cao, có tính đặc hiệu, thực hiên tương đối nhanh và thuận tiện.
+ Yêu cầu:
• Có alk tinh khiết làm chất chuẩn.
• Xây dựng phương pháp chiết kiệu alk trong dược liệu.
• Xây dựng được chương trinh sắc kí trên máy HPLC.
• Tính kết quả:
7/8
9. Tác dụng – công dụng của alcaloid
- Trên thần kinh trung ương:
+ Kích thích: Cafein, strychnin.
+ Ức chế: Morphin, scopolamin, reserpin.
- Trên thần kinh thực vật:
+ Kích thích giao cảm: Ephedrin; Hủy giao cảm: Ergotamin.
+ Kích thích phó giao cảm: Pilocarpin; Hủy phó giao cảm: Atropin.
+ Phong bế hạch giao cảm: Nicotin, spartein.
- Gây tê tại chỗ: Cocain.
- Giãn cơ trơn, chống co thắt: Papaverin.
- Hạ huyết áp: Reserpin.
- Chống loạn nhịp tim: Quinidin.
- Diệt kí sinh trùng: Quinin, emetin.
- Chống ung thư: Vincristin.

8/8

You might also like