You are on page 1of 16

CHƯƠNG 3: DUNG DỊCH THUỐC

NỘI DUNG

A. ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH THUỐC

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM

- DD thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan một hay nhiều dược
chất trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi. DD thuốc có thể dùng trong hoặc dùng
ngoài cho tác dụng tại chỗ hay toàn thân, theo nhiều đường sử dụng khác nhau

2. PHÂN LOẠI

a. Phân loại theo trạng thái tập hợp

- DD chất rắn trong chất lỏng

- DD chất lỏng trong chất lỏng

- DD chất khí trong chất lỏng

b. Phân loại theo cấu trúc hóa lý

- DD thật, DD keo, DD cao phân tử.

c. Phân loại theo bản chất dung môi

- DD nước, DD dầu, DD cồn.

d. Phân loại theo tên gọi quy ước

- Potio, Elixir, Thuốc nước chanh, Siro thuốc.

3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA DUNG DỊCH THUỐC

- Ưu điểm: hấp thu nhanh hơn so với dạng rắn. Một số dạng thuốc ở dạng DD, khi tiếp xúc
với niêm mạc không gây kích ứng như khi dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc viên.

 Thích hợp dùng cho trẻ em, người già, người khó nuốt....

- Nhược điểm: Dược chất thường có độ ổn định kém, Các PƯ thủy phân, OXH, racemic hóa,
PƯ tạo phức cũng như sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, có thể là nguyên nhân gây phân
hủy dược chất.
4. THÀNH PHẦN CỦA DD THUỐC.

- DD 2 hợp phần: DUNG MÔI VÀ CHẤT TAN

- DD thuốc gồm: DƯỢC CHẤT VÀ DUNG MÔI

a. Dung môi chính để điều chế dd thuốc

- Nước

+ Nước cất  Pha chế các dạng thuốc nước

+ Nước khử khoáng

+ Nước thẩm khấu ngược (RO)

- Các dung môi phân cực thân nước

+ Ethanol: Sử dụng rộng rãi trong ngành dược. Làm tăng độ ổn định và sinh khả dụng thuốc
uống. Tuy nhiên, Ethanol không hoàn toàn trơ về mặt dược lý, dễ bay hơi, dễ cháy, dễ bị
OXH, làm đông Albumin, enzym.

+ Glycerin: tỷ trọng 1,225 – 1,235. Chủ yếu dùng trong các dạng thuốc dùng ngoài.

- Các dung môi phân cực thân dầu:

+ Dầu thực vật: k tan trong nước, ít tan trong cồn, dễ tan trong Cloroform, ether, ether dầu hỏa.

+ Dầu Parafin

+ Cloroform

b. Chất tan trong DD thuốc: gồm

- Dược chất

- Các chất phụ: Chất ổn định, Làm tăng độ tan, Bảo quản, Tạo hệ đêm pH, Chất đẳng trương.
5. Độ tan của chất tan và nồng độ DD.

a. Độ tan của một chất: trong một dung môi, ở một điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định, là tỷ
lệ giữa chất tan và dung môi của DD bão hòa chất tan trong dung môi đã cho, khi quá trình
hòa tan đã đạt đến tạng thái cân bằng ( Số phân tử hòa tan vào DD bằng số phân tử được kết
tinh lại từ DD). Qui ước 1ml dung môi hòa tan 1g dược chất.

LƯỢNG DM (ML) ĐỂ HÒA TAN


CÁCH GỌI
1G DƯỢC CHẤT
Rất dễ tan Không quá 1ml
Dễ tan Từ 1 – 10ml
Tan được Từ 10 – 30ml
Ít tan Từ 30 – 100ml
Khó tan Từ 100 – 1.000ml
Rất khó tan ( gần như không tan) Từ 1.000 – 10.000ml
Thực tế không tan Quá 10.000ml
Chậm tan Đòi hỏi một thời gian mới tan

6. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ DD THUỐC.

* Gồm 4 bước:

- Cân hóa chất và dung môi

- Hòa tan và phối hợp các thành phần

- Lọc DD thuốc

- Đóng gói thành phẩm.

a. Cân đong dược chất và dung môi.

- Cân đong chính xác để đảm bảo hàm lượng dược chất theo quy định

- Chọn dung môi tùy theo tính chất của dược chất.
b. Hòa tan và các yếu tố ảnh hưởng đến dộ tan và tốc độ hòa tan dược chất.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.

- Độ tan của chất khí trong chất lỏng

- Độ tan của chất rắn trong chất lỏng: Ảnh hưởng của to, pH, Ion, Chất điện ly

Bản chất của chất tan và dung môi

Đặc tính kết tinh, hiện tượng đa hình, sự solvat hóa

Kích thước tiểu phân của chất tan

* Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan.

- Nhiệt độ

- Diện tích bề mặt tiếp xúc.

- Tăng sự chệnh lệch nồng độ, giảm bề dày lớp khuếch tán.

- Hòa tan các tiểu phân chất keo

c. Các phương pháp hòa tan đặc biệt

d. Hoàn chỉnh, đóng gói và kiểm nghiệm thành phẩm

* Kiểm tra chất lượng thuốc

- Độ trong, màu sắc, mùi vị.

- Tỷ trọng, pH

- Định tính, định lượng

- Dung tích đạt dung sai cho phép.

- Giới hạn nhiễm khuẩn.


B. PHA CHẾ DUNG DỊCH THUỐC THEO ĐƠN

- Thuốc sản xuất theo lô, có ưu điểm là cung ứng được số lượng lớn thuốc cho người bệnh,
chất lượng của thuốc được kiểm soát chặt chẽ theo lô sản xuất, ngoài ra thuốc còn được pha
chế theo đơn ngày nay chủ yếu tại khoa dược các bệnh viện.

- Thuốc bào chế theo đơn của bác sĩ, do thành phần và liều lượng các dược chất được thay đổi
tùy theo thể trạng từng bệnh nhân, nên đem lại hiệu quả cao hơn. Nhưng đòi hỏi dược sĩ phải
có kiến thức và kỹ thuật bào chế và trách nhiệm để đảm bảo chất lượng thành phẩm

- Các DD mẹ, DD gốc có nồng độ đậm đặc dùng trong pha chế theo đơn vì các thuốc thường
được kê với số lượng ít, do đó khi pha chế phải mất nhiều thì giờ vào việc cân lượng nhỏ dược
chất. Mặt khác, cân lượng nhỏ thường dẫn đến những sai số lớn.

C. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ CÁC DD THUỐC THÔNG DỤNG

1. DD thuốc uống và dùng ngoài

- DD thuốc là những chế phẩm lỏng, trong suốt được điều chế bằng cách hòa tan một hoặc
nhiều dược chất trong một hoặc hỗn hợp dung môi thích hợp.

VD: DD Dalibour, Lugol, Cồn long não, Cồn bạc hà.....

2. Siro thuốc

- Siro thuốc là những chế phẩm lỏng sánh, đường chiếm tỷ lệ 64%, điều chế bằng cách
Hòa tan dược chất, dd dược chất trong siro đơn hoặc Hòa tan đường trong dd dược chất

- Đặc điểm siro thuốc: + Che dấu vị khó chịu của một số dược chất

+ Thích hợp dùng cho trẻ em

+ Hàm lượng đường cao  hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc.

- Phân loại: + Theo cách hòa tan đường: gồm 2 loại: điều chế nóng và điều chế nguội.

+ Theo mục đích sử dụng: 2 loại: Siro dùng làm chất dẫn ( Siro đơn) và
. Siro thuốc (Chữa dược chất có tác dụng điều trị)
- Thành phần:

+ Thành phần chính của Siro thuốc gồm: Dược chất, Dung môi nước và Đường. Siro thuốc
có thể chứa một hoặc nhiều loại đường như Saccharose, Glucose, Fructose, Sorbitol, Mannitol

+ Các chất làm tăng độ tan, độ ổn định của Siro thuốc: Glycerol, Propylen glycol, Ethanol.

+ Các chất làm tăng độ nhớt: Na.CMC, PEG 1500

+ Các chất tạo hệ đệm pH, điều chỉnh pH nhằm đảm bảo độ ổn định: Acid citric, Acid tartric

+ Các chất chống oxi hóa như Na2EDTA, Natri metabisulfit

+ Các chất bảo quản chống nấm mốc: nipagin, Nipasol

+ Các chất màu, chất làm thơm,...

- Kỹ thuật điều chế:

* Điều chế siro thuốc bằng cách hòa tan dược chất, phối hợp DD dược chất vào siro đơn.

+ Áp dụng cho Siro thuốc có dược chất dễ tan trong Siro đơn và các dược chất độc cần phải
hòa tan trong một dung môi thích hợp, sau đó phối hợp với Siro đơn, đảm bảo đúng hàm
lượng dược chất.

+ Các giai đoạn:  Điều chế Siro đơn

 Đưa nồng độ đường đến giới hạn quy định

 Làm trong Siro

 Chuẩn bị dd dược chất (nếu có)

 Hòa tan dược chất, phối hợp dd dược chất và Siro đơn.

. Siro đơn có độ nhớt cao nên cần đun nóng để dễ hòa tan các dược chất  Không làm
giảm tỷ lệ đường và nước có trong Siro thuốc.

. Các DD thuốc được điều chế với dung môi nước hoặc thân nước ( Ethanol, Glycerol, ...)
dễ dàng phối hợp trộn đều đồng nhất với Siro đơn.

Hoàn chỉnh thành phẩm: Siro thuốc được lọc trong ( lọc nóng), kiểm
nghiệm và đóng gói.
* Điều chế Siro thuốc bằng cách hòa tan đường vào dd dược chất

- Áp dụng để chiều chế phần lớn các Siro thuốc do thuận lợi cho việc pha chế các dd dược
chất cũng như hòa tan các chất phụ, các loại đường khác nhau có trong công thức.

+ Chuẩn bị dung dịch dược chất

+ Hòa tan đường vào dd dược chất.

- Kiểm soát chất lượng

- Một số Siro thuốc: Siro kiến cánh trắng, Siro iodotanic,.....

3. POTIO

- Là dạng thuốc nước ngọt, 1 hoặc nhiều dược chất, pha theo đơn và uống từng thìa(10-15ml)

- Gồm 3 loại: Potio chính tên(Potio dd), Potio hỗn dịch, Potio nhũ dịch.

VD: Potio cồn quế, Potio có cồn thuốc,.....

4. ELIXIR

- Elixir là những chế phẩm lỏng, một hoặc nhiều dược chất, chứa tỷ lệ lớn Ethanol và
Saccharose hoặc Polyalcol(như Glycerol) cùng một số chất( chất bảo quản, chống nấm mốc)

- Elixir thường được bào chế sao liều dùng được tính bằng các thìa cafe(5ml), được bào chế
dưới dạng bột, cồm khô, khi sử dụng thì hòa tan với nước.

- Điều chế giống dd thuốc nước, siro thuốc. Do thành phần có Ethanol, Glycerol, Propylen
glycon nên Elixir có độ ổn định và sinh khả dụng tốt hơn và bảo quản được lâu hơn.

VD: Elixir paracetamol, Elixir Phenobarbital.

5. THUỐC NƯỚC CHANH

- Là những dd Acid, muối HC, VC đôi khi có hơi CO2 để giải khát và có thêm 1 số dược chất.

- Thuốc nước chanh tẩy  điều trị, Nước chanh Acid  giải độc kiềm, Thuốc nước chanh
chống nôn.
6. NƯỚC THƠM

- Thu được bằng cách cất dược liệu hoặc hòa tan tinh dầu trong nước. Nước thơm chứa hoạt
chất dễ bay hơi như tinh dầu, các Acid bay hơi

- Nước thơm dùng làm chất dẫn hoặc dung môi cho một số dược chất có mùi khó chịu.
Nước thơm có tác dụng dược lý như: Nước thơm lá đào, Bạc hà, Hạnh nhân đắng.

- Điều chế bằng PP cất và dược liệu là tươi hoặc khô chứa chất dễ bay hơi hoặc tinh dầu. K
dùng tinh dầu cũ, đã bị oxy hóa do không khí và ánh sáng, đã bị biến màu, và đổi mùi.

VD: Nước thơm lá đào, Bạc hà,.....

CHƯƠNG 4: CÁC DẠNG THUỐC ĐIỀU CHẾ BẰNG KỸ THUẬT VÔ KHUẨN


THUỐC TIÊM – THUỐC TIÊM TRUYỀN – THUỐC NHỎ MẮT
BÀI 1: THUỐC TIÊM
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC TIÊM

1. Định nghĩa

- Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, dạng lỏng hoặc dạng bột( bột vô khuẩn kèm theo
1 chất lỏng thích hợp vô khuẩn và được pha thành dd hay hỗn dịch trước khi tiêm)

+ Tiêm trong da (IC)

+ Tiêm dưới da (SC)

+ Tiêm bắp (IM)

+ Tiêm tĩnh mạch (IV)

+ Tiêm động mạch, tiêm trực tiếp vào tim, Tiêm vào dịch não tủy, tiêm khớp, tiêm mắt,....

- Phân loại:

+ Dựa theo đường tiêm thuốc: Thuốc tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,.....
+ Dựa theo hệ phân tán: Thuốc tiêm DD, hỗn dịch, nhũ tương, dạng bột vô khuẩn.
+ Dựa theo bản chất của dung môi: Thuốc tiêm nước và thuốc tiêm dầu.
+ Dựa theo nguồn gốc và mục địch sử dụng: Thuốc tiêm pha từ chất VC hay HC.
+ Dựa theo liều dùng
- Ưu điểm thuốc tiêm: + Gây ra những đáp ứng sinh học tức thì, thích hợp cho những TH cấp cứu.

+ Thích hợp đối với dược chất không thể dùng đường uống vì dược
chất bị phân hủy trong acid dạ dày hoặc do các enzym tiêu hóa( Insulin, Peni....).

+ Tránh được những TDPKMM khi dùng đường uống

+ Tác dụng trực tiếp tại nơi tiêm.

- Nhược điểm: + Phải đạt quy định về thực hành tốt SX thuốc vô khuẩn.

+ Do có tác dụng nhanh  hậu quả nghiêm trọng, nhất là dược chất độc mạnh,
. quá liều và có thể gây PƯ tại chỗ hay toàn thân do cơ thể không chịu được thuốc.

+ Cách sử dụng là người có trình độ chuyên môn y học nhất định

+ Giá thuốc: thường cao hơn so với các dạng thuốc khác.

2. THÀNH PHẦN THUỐC TIÊM.

- Gồm 3 thành phần chính: + Dược chất

+ Dung môi, các thành phần khác

+ Bao bì đựng thuốc

a. Dược chất:

- Phải đạt 3 yêu cầu: Tinh khiết, Vô khuẩn, Không chứa chất gây sốt.

- Dược chất pha tiêm thì hoạt chất phải tan hoàn toàn trong dung môi và chọn dạng tồn tại bền
vững nhất.

- Dược chất không bền vững ở dạng DD thì pha chế thuốc tiêm ở dạng bột vô khuẩn.

b. Dung môi ( chất dẫn)

- Là chất để hòa tan hoặc phân tán dược chất tạo thành các DD.

- Đạt các tiêu chuẩn pha chế thuốc tiêm

- K có tác dụng dược lý riêng, phải đạt độ tinh khiết cần thiết để pha thuốc tiêm.
* Nước cất để pha thuốc tiêm.

- Là dung môi thông dụng nhất, do nước tương hợp với các mô của cơ thể và hòa tan được
nhiều dược chất. Tuy nhiên, lại là môi trường gây thủy phân nhiều dược chất.

- Đạt tiêu chuẩn DĐVN IV: Tinh khiết, Vô trùng và Không chứa chất gây sốt.

- Nước mới cất sản xuất bảo quản 80oC trong bình sạch, vô khuẩn và dùng trong 24h.

- Loại CO2 và O2 = cách đun sôi 10 phút trước khi pha hoặc sục khí N2

* Dung môi đồng tan với nước

- Ethanol, Propylen glycol, Glycerol,...

- Nhược điểm: gây kích ứng và đau khi tiêm, cho thêm Benzyl benzoat để giảm đau khi tiêm.

- Ethanol có tác dụng dược lý Hàm lượng k nên vượt quá 15%

- Polyetylen glycol: phân hủy thành Formaldehyd khi tiệt khuẩn bằng nhiệt  tăng độc tính

c. Dung môi không đồng tan với nước

- Để hòa tan Steroid, Vitamin A,D,E...

- Thường dùng Dầu thực vật, Ethyl oleat, Benzyl benzoat

 THUỐC TIÊM DẦU CHỈ TIÊM BẮP, TUYỆT ĐỐI KHÔNG TIÊM TĨNH MẠCH.

* Dầu thực vật

- Phải dùng loại ép nguội, trong, tinh khiết, trung tính và đã được tiệt khuẩn.

- Thêm vào chất chống Oxy hóa

- Thường dùng dầu vừng, lạc, hướng dương, ngô,......


d. Các thành phần khác trong dung môi thuốc tiêm

- Để tạo ra thuốc tiêm bền vững, an toàn, sinh khả dụng cao thì thêm các chất phụ:

- Chất làm tăng độ tan

- Chất đệm pH

- Chất chống Oxy hóa

- Chất sát khuẩn: sát khuẩn được nhiều loại VK ở nồng độ thấp và khoảng pH rộng. Không
gây độc, dị ứng, k phá hồng cầu, k cản trở điều trị, tan hoàn toàn, trơ về mặt hóa học, ít liên
kết với các chất có phân tử lượng lớn như chất diện hoạt.

- Chất đẳng trương hóa

- Chất gây thấm và gây phân tán

- Các tá dược khác

e. Các chất đẳng trương trong thuốc tiêm

- Dd đẳng trương với máu là dd không làm thay đổi hình dạng, thể tích của máu và có áp suất
P=7.4atm và độ băng điểm Δt = -0,52oC

mRT
P .V =
M

P=7,4atm, V thể tích, T=t+273

- Các phương pháp tính để đẳng trương 1 thuốc tiêm

+ Dựa vào áp suất thẩm thấu

+ Dựa vào độ băng điểm

+ Dựa vào đương lượng NaCl của dược chất

+ Dựa vào chỉ số thể tích đẳng trương của chất tan

+ Dựa vào miligam đương lượng

* Dựa vào áp suất thẩm thấu m=0.29M/i, i là số tiểu phân tăng lên do sự phân ly của chất tan
trong dd. VD NaCl có i= 1,86 thì m=0,29*58,45/1,86 = 9,1g. Nghĩa là dùng 9,1g NaCl thêm
nước vừa đủ 1 lít thành DD đẳng trương có nồng độ 0,9%
f. Bao bì đóng thuốc tiêm

* Bao bì lý tưởng:

- Bền vững khi tiệt khuẩn ở to cao và áp suất cao

- Độ trong thích hợp

- Cản trở ánh sáng để bảo vệ dược chất

- Giá rẻ

 Thực tế khó có được đầy đủ các đặc tính trên.

* Bao bì bằng thủy tinh

- Ưu điểm: + Trơ với hóa chất trừ thủy tinh kiềm

+ Không cho không khí và hơi thấm quá

+ Bề mặt nhẵn dễ rửa sạch

+ Trong suốt đánh giá chỉ tiêu qua cảm quan thuốc

+ Hình dạng ổn định k bị biến dạng do nhiệt.

- Nhược điểm: + Nặng, giòn, dễ vỡ.

+ Không hoàn toàn trơ về mặt hóa học

+ Độ bền của bề mặt thủy tinh

 BAO BÌ ĐÓNG THUỐC TIÊM BẰNG THỦY TINH  CHỌN LOẠI TRUNG TÍNH

* Bao bì bằng chất dẻo


- Ưu điểm: + Chịu được tác động do hóa chất
+ Có thể rút hết thuốc trong chai hoặc túi dẻo mà không cần dẫn kk vào chai,
giảm nguy cơ thuốc bị ô nhiễm
+ Hầu như k bị vỡ
+ Rất nhẹ, tỷ trọng = 1/10 thủy tinh
+ Tạo được nhiều hình dạng khác nhau
+ Giá thấp hơn thủy tinh
- Nhược điểm: + K đạt được độ trong cần thiết

+ Hơi ẩm và các khí O2, CO2 có thể xâm nhập

+ Dễ bị tác động của nhiệt độ và ánh sáng, không khí

+ Không hoàn toàn trơ về mặt hóa học.

3. KỸ THUẬT PHA CHẾ THUỐC TIÊM

a. Nhà xưởng phải tuân theo quy định thưc hành tốt sản xuất thuốc GMP  sx thuốc vô khuẩn

b. Phòng pha chế

- Cấp không khí bằng thiết bị lọc khí: bằng cách cho kk qua màng tiền lọc( tiểu phân bụi có
kích thước lớn bị giữ lại để bảo vệ màng lọc chính) rồi được nén qua màng lọc HEPA có
kích thước lỗ xốp từ 0,2 đến 0,25µm và đi vào khu vực pha chế với tốc độ thổi kk là 0,54m/s

4. MỘT SỐ THAO TÁC CẦN CHÚ Ý KHI PHA CHẾ THUỐC TIÊM DẠNG LỎNG

- Hòa tan hoạt chất và các chất phụ vào dung môi

 Tiến hành nhanh nhất có thể để hạn chế thời gian thuốc tiếp xúc với kk

- Hòa tan trong bình thủy hoặc thép không gỉ để dễ điều chỉnh theo công thức

- Lọc trong: Phải lọc nhanh, trong, vô khuẩn, chọn vật liệu lọc, PP lọc thích hợp để ktra độ trong

- Tiệt khuẩn: ngay sau khi đóng lọ, để tiệt khuẩn thuốc tiêm dùng 1/3 pp sau:

+ Lọc tiệt khuẩn: áp dụng khi thành phần không bền vững với nhiệt

+ Tiệt khuẩn = nhiệt khô: tiệt khuẩn vỏ đựng thuốc, dụng cụ, ít dùng tiệt khuẩn thành phẩm

+ Tiệt khuẩn = nhiệt ẩm: bằng Autoclave ở 121oC/20 phút


5. QUY TRÌNH PHA CHẾ

- Chuẩn bị cơ sở, thiết bị

- Chuẩn bị hóa chất

- Chuẩn bị bao bì ( tiệt khuẩn bằng nước khử khoáng là tốt nhất, tráng bằng nước cất pha tiêm
đã qua màng 0,45µm, tiệt khuẩn = nhiệt khô 2h, Loại chất gây sốt = HCl, Acid sulfocromic.

- Vệ sinh con người

- Tiến hành pha chế

6. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM

- Chỉ tiêu cảm quan: k màu/màu dược chất, k tách lớp, có lắng nhưng phải phân tán khi lắc.

- Định tính, định lượng

- Thể tích hoặc khối lượng

+ Thể tích phải đạt 100 – 115% thể tích trên nhãn  ống dưới 5ml

+ Thể tích phải đạt 100 – 110% thể tích trên nhãn  ống trên 5ml

- Độ pH

- Vô khuẩn

- Không được chứa chất gây sốt.


KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN – RÂY – TRỘN ĐỀU

I. NGHIỀN TÁN

- Là quá trình làm giảm kích thước của các chất rắn ban đầu đến mức độ thích hợp trong bào
chế các dạng thuốc nhằm:

+ Giúp cho việc hòa tan dễ dàng.

+ Giúp việc trộn bột dễ đồng nhất.

II. RÂY

- Có 12 cỡ rây, 5 cỡ bột.

+ Bột thô (1400/ 355) là bột Không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 1400

Không nhiều hơn 40% qua được rây số 355

+ Bột nửa thô(710/250) là bột Không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 710

Không nhiều hơn 40% qua được rây số 250

+ Bột nửa mịn(355/180) là bột Không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 355

Không nhiều hơn 40% qua được rây số 180

+ Bột mịn (180/125) là bột Không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 180

Không nhiều hơn 40% qua được rây số 125

+ Bột rất mịn(125/90) là bột Không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 125

Không nhiều hơn 40% qua được rây số 90

* Yếu tố ảnh hưởng hiệu suất rây

- Hình dạng tiểu phân

- Đường đi của tiểu phân

- Độ ẩm của nguyên liệu rây


III. TRỘN

* Nguyên tắc trộn

- Trộn đồng lượng: lượng bột thêm vào = lượng bột có sẵn trong cối

- Trộn chất có khối lượng nhỏ trước, sau đó thêm dần chất có khối lượng lớn sau theo
nguyên tắc đồng lượng

- Chất tỷ trọng nặng trộn trước, tỷ trọng nhẹ trộn sau

- Chất màu cho vào giữa khối bột và trộn nhẹ nhàng

- Chất có mùi cho vào sau cùng

- Tránh tương kỵ xảy ra.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỆT KHUẨN.

- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ.

+ Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô

+ Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm: PP luộc (đun sôi), PP hấp ở áp suất thường/ cao.

- Phương pháp Tyndall (dùng to gián đoạn)

+ Dùng to 70-80oC/1giờ * 3 lần, mỗi lần cách nhau 24h.

+ Dùng to 50-60oC/1giờ * 5 lần, mỗi lần cách nhau 24h

 Giữa các lần tiệt trùng, chế phẩm thuốc hoặc vật tiệt trùng được giữ kín trong bao bì và để
trong nồi hấp có to ~ 37oC

- Tiệt khuẩn bằng tia bức xạ: tia cực tím, tia bức xạ ion hóa

- Tiệt khuẩn bằng pp lọc

- Tiệt khuẩn bằng pp hóa học.

You might also like