You are on page 1of 16

Câu 1: phản ứng nào sau đây dùng để định tính thiopental natri

A.phản ứng tạo muối diazoni với HNO2 sau đó ngưng tụ với β naphtol/kiềm tạo
sản phẩm màu đỏ nito

B.làm mất màu tím của kali permanganate

C.tác dụng với thuốc thử chung của alcaloid

D.dạng muối dinatri cho kết tủa màu xanh với Co2+

E.dung dịch trong nước cho phản ứng với AgNO3

Câu 2: các phương pháp có thể sử dụng để định lượng thiopental natri, ngoại trừ:

A.phương pháp đo quang phổ tử ngoại

B.phương pháp chuẩn độ bằng HCl 0,1M, chỉ thị đỏ metyl

C.phương pháp đo nitrit

D.HPLC

E.kết tủa dạng acid, chiết, bay hơi thu cặn, chuẩn độ bằng lithimethoxyd 0,1M,
dung môi DMF.

Câu 3: thuốc gây mê nào sau đây là dẫn chất của acid barbituric và có các phản
ứng đặc trưng của dẫn chất này:

A.thiopental natri

B. methohexital natri

C.lidocain HCl

D.enfluran

E.phenobarbital

Câu 4: bột kết tinh màu trắng ánh vàng nhạt, rất tan trong nước nhưng dung dịch
dễ bị kết tủa lại là tính chất của thuốc nào sau đây:

A.isofluran
B.thiopental natri

C.ketamin HCl

D.procain HCl

E.salbutamol

Câu 5: cấu trúc hóa học của thiopental natri

Câu 6: cấu trúc nào sau đây không phải là thuốc điều trị tâm thần hưng cảm:

A.dẫn chất benzodiazepin

B.dẫn chất phenothiazin

C.dẫn chất butyrophenon

D.các thuốc cấu trúc khác và lithi cacbonat

E.dẫn chất thioxanthen

Câu 7: thuốc điều trị tâm thần hưng cảm có công thức chung (bên dưới) thuộc dẫn
chất nào sau đây:

A.dẫn chất benzodiazepin

B.dẫn chất phenothiazin

C. dẫn chất butyrophenon

D. các thuốc cấu trúc khác và lithi cacbonat

E.dẫn chất thioxanthen

Câu 8: điều nào sau đây không đúng khi nói về tính chất, phương pháp định tính,
định lượng clopromazin:

A.bột kết tinh trắng, vị đắng, dễ bị biến màu khi tiếp xúc với ánh sáng không khí

B.khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ

C.nhân thioxanthen dễ bị OXH bởi oxy không khí, phản ứng màu với các chất
OXH
D.định lượng bằng PP đo acid trong mt khan

E.dung dịch chế phẩm trong nước tác dụng với thuốc thử chung của alkaloid

Câu 9: dung dịch cloprothixen hydroclorid trong HNO3 đặc cho phản ứng màu:

A.đỏ

B.hồng

C.tím

D.xanh

E.xanh tím

Câu 10: phản ứng nào sau đây được dùng để định tính haloperidol:

A.tác dụng với pnitrobenzaldehyde tạo hydrazon màu vàng

B.tác dụng với H2SO4 đặc cho màu đỏ đậm

C.cho muối màu tím đỏ với dd sắt II clorid ở pH 8,5

D.dung dịch haloperidol/ethanol, tác dụng với dinitrobenzen và KOH/ ethanol cho
dung dịch chuyển đỏ nâu

E.với thuốc thử CuSO4 có mặt NaOH, tạo phức nội màu xanh. Thêm ether, lắc rồi
để lớp nước vẫn giữ màu xanh còn lớp ether có màu tím đỏ.

Câu 11: tính chất hóa học của captopril:

A.tính acid do nhóm –COOH, tính khử do nhóm hydrazin

B.tính acid do nhóm –COOH, tính khử do nhóm thiol

C.tính base yếu do nhóm amin bậc III, tính khử do nhóm sulfhydryl

D.tính base yếu do amin bậc III, tính khử do nhân thơm

E.tính base yếu và tính khử do nhóm hydrazin

Câu 12:dựa vào tính khử, có thể định lượng captopril bằng PP sau:
A.PP đo acid/mt khan

B.PP đo bạc

C.PP cân

D.PP đo iod

E.PP đo nitrit

Câu 13:để định tính nhóm amin bậc II có thể sử dụng các phản ứng sau:

A.tác dụng với acid nitro cho chất lỏng sánh màu vàng

B.tác dụng với acid nitro sủi bọt khí N2

C.tác dụng với thuốc thử ninhydrin cho màu xanh tím

D.tác dụng với dd FeCl3 cho màu hồng tím

E.tác dụng với muối tạo muối mới (có thể tạo tủa, màu)

Câu 14: để định tính phần acid malenic trong elanapril người ta thường dùng phản
ứng sau: kiềm hóa chế phẩm bằng NaOH loãng, chia dịch lọc làm 2 phần:

Phần 1: thêm dd resorcinol/H2SO4 đặc, đun cách thủy 15 phút -> không xuất hiện
màu

Phần 2: thêm nước brom, đun cách thủy 15 phút, để nguội, thêm dd
resorcinol/H2SO4 đặc, đun cách thủy 15 phút -> xuất hiện màu xanh lam

Câu 15: tính chất chung của thuốc chẹn kênh calci dẫn chất dihydropyridin, ngoại
trừ:

A.tính khử, dễ bị OXH thành pyridin

B.tính base yếu do hiệu ứng liên hợp nhóm carbonyl nên ko định lượng dc bằng pp
đo acid/mt khan

C.những hợp chất có chứa nhóm nitro thơm dễ bị khử hóa sang amin thơm

D.định lượng dc bằng pp đo ceri


E.dạng bột kết tinh màu trắng, loại thế nitro có ánh vàng

Câu 16: hãy hoàn thành các đặc điểm tác dụng sinh học của các thuốc kiểu giao
cảm:

A.Trên tim mạch: tăng hoạt động, tăng nhịp tim, làm co mạch, tăng HA

B.trên hô hấp: giảm co thắt cơ trơn, giãn cơ PQ

C.trên đồng tử: giãn đồng tử

D.trên sự bài tiết: tăng tiết dịch

Câu 17: đặc điểm liên quan cấu trúc tác dụng nào sau đây ko đúng khi nói về các
thuốc tác dụng kiểu giao cảm:

A.thuốc kiểu giao cảm nhóm I có nhiều nhóm chức –OH phenolic hơn nhóm II nên
kém bền hơn, dễ bị OXH

B.thuốc kiểu giao cảm nhóm II ko có nhóm chức –OH phenolic nên cấu trúc thân
dầu hơn nhóm I

C.thuốc kiểu giao cảm nhóm I có tác dụng cường giao cảm mạnh và thời gian tác
dụng kéo dài

D.thuốc kiểu giao cảm nhóm II có tác dụng cường giao cảm yếu và có tác dụng
KTTKTW

E.thuốc kiểu giao cảm nhóm II trong cấu trúc có nhóm thế -CH3 ở cacbon α nên
bền vững hơn

Câu 18: tính chất hóa học của adrenalin là:

A.tính base yếu và tính khử

B.tính acid yếu và tính khử

C.tính base yếu và tính OXH

D.tính acid yếu và tính OXH

E.chỉ có tính khử


Câu 19:các PP dùng để định tính salbutamol sulfat ngoại trừ:

A.tác dụng với dd FeCl3

B.tác dụng với dd BaCl2

C.tác dụng phổ IR

D.phản ứng màu tạo adrenocrom với bạc amoniac

E.phản ứng tạo màu sau đó quét phổ UV so với phổ chuẩn

Câu 20: các PP sau có thể dùng để định lượng ephedrin HCl, ngoại trừ:

-PP đo bạc

-PP đo màu

-PP đo acid/mt khan

-ĐL HCl kết hợp = dd NaOH 0,1N -> đo thế

Câu 21: hãy hoàn thành cấu trúc hóa học còn thiếu: lidocain

Câu 22:hoàn thành cấu trúc hóa học của procain hydroclorid

Câu 23:định tính procain:

-phản ứng đặc trưng nhóm amin thơm I

-làm mất màu tím KmnO4 (tính khử)

-cho kết tủa với các TT chung của alcaloid, màu vàng với acid picric, màu nâu với
dd iod (tính base)

-phản ứng đặc trưng của ion Cl-

-phổ IR, SKLM

Câu 24:phép đo ĐL nitrit dựa vào nhóm nào ? Đ/A: nhóm amin thơm bậc I

Câu 25: tính chất hóa học của procain. HCl:

Tính base và tính khử (do các nhóm amin):


-phản ứng đặc trưng nhóm amin thơm bậc 1

-dd procain làm mất màu thuốc tím

-dd procain + tt chung alcaloid: kết tủa

-phổ IR,UV, SKLM

Câu 26: điền vào các ý còn thiếu vào 4 nhóm thuốc điều trị trầm cảm:

A.thuốc chống trầm cảm chia thành 4 nhóm TCA, IMAO, SSRI, các thuốc chưa
xếp loại

B.đa số các chất đều có nhóm amin trong phân tử, tính base, dạng dược dụng là
base hoặc muối hydroclorid

C.khung tricyclic và các cấu trúc tương tự ko bền với các tác nhân OXH, dễ bị
chuyển màu khi tiếp xúc lâu với không khí, ánh sáng

D.định lượng = PP đo acid/ dung môi acid actic khan, dd chuẩn là HClO4 0,1M;
chỉ thị đo thế

E.sử dụng phương pháp vật lý: phổ IR,UV,SK để định tính

Câu 27: bột kết tinh màu trắng ánh vàng là t/c của:

A.Imipramin HCl

B.Doxepin HCl

C.Fluoxetin HCl

D.haloperidol

E.clopromozin HCl

Câu 28: t/c hh của phenelzin sulfat:

-tính base, tính khử, tạo hydrazon với aldehyd

Câu 29: PP dùng để ĐL phenelzin sulfat:

PP đo iod, trên cơ sở PƯ OXH-K của hydrazin


Câu 30: hoàn thành pư tạo hydrazon có màu vàng:

Sgk/59

Câu 31: điều nào sau đây ko đúng khi nói về nifedipin:

A.bột kết tinh màu vàng, biến màu trong as, có bước sóng ngắn

B.dễ tan trong nước, ko tan trong các dm hữu cơ

C.bị khử hóa tạo amin thơm bậc I

D.là thuốc điều trị tăng HA do giãn mạch thuộc dẫn chất dihydropyridin

E.Oxh tạo thành dẫn chất pyridin và ĐL= PP đo ceri

Câu 32: chất nào sau đây cho pư màu xanh tím với thuốc thử nynhydrin

A.hydralazin

B.enalapril maleat

C.methyldopa

D.nitroglycerin

Câu 33: định tính clor trong fenofibrat bằng pư sau:

-vô cơ hóa = Na2CO3, xác định = AgNO3

Câu 34: chất lỏng sánh như dầu, màu vàng nhạt là t/c của chất nào sau đây:

A.fenofibrat

B.hydralazin

C.nifedipin

D.nitroglycerin

E.

Câu 35: định tính phần nitrat sau khi thủy phân nitroglycerin = thuốc thử và cho
hiện tượng sau đây:
-t/d với với acid 2,4-phenoldisulfonic tạo màu vàng cam, thêm amoniac chuyển
sang đỏ

Câu 36: pư nào sau đây dc dùng để ĐT nhóm guanidin trong guanethidin
monosulfat?

-pư màu: dd trong NaOH đặc, thêm α naphtol. Thêm từng giọt natri hypoclorid:
tủa màu hồng, để lâu chuyển sang tím đỏ

Câu 37: pư nào sau đây là pư đặc trưng của pilocarpin HCl:

A.tác dụng với dd kiềm mạnh giải phóng dạng base. Thủy phân tạo acid pilocarpic

B.pư với acid picric tạo tủa picrat

C.pư với dd bạc nitrat tạo tủa trắng

D.pư với kalibicromat và oxi già/benzen hoặc cloroform tạo chất màu xanh tím tan
trong benzen

E.với TT CuSO4, có mặt NaOH tạo phức nội có màu xanh. Thêm ether lắc rồi để
phân lớp, lớp nước vẫn giữ màu xanh còn lớp ether có màu tím đỏ

Câu 38:PP nào sau đây dc dùng để định lượng neostigmin bromid:

A.PP vô cơ hóa rồi định lượng nito toàn phần dưới dạng NH3

B.PP đo acid/mt khan

C.PP định lượng phần acid HBr kết hợp

D.PP đo bạc

E.PP đo iod

Câu 39: viết sơ đồ pư vitali dùng để định tính atropin sulfat:

Câu 40:atropin sulfat có tác dụng phong bế hệ M, có các đặc điểm tác dụng sinh
học sau, ngoại trừ:

A.giãn mạch nên điều trị trong trường hợp có thắt mạch ngoại vi, nghẽn tĩnh
mạch, viêm tắc động mạch
B.giãn PQ nên có thể cắt cơn hen PQ

C.giãn cơ trơn đường tiêu hóa nên giảm đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa,
đường tiết niệu

D.giải độc morphin và ngộ độc các chất lân hữu cơ

E.giãn đồng tử, dùng để soi đáy mắt

Câu 41: cafein, theophyllin và theobromin là các dẫn chất xanthin có tác dụng kích
thích TKTW. Hãy thêm các nhóm thế ở các vị trí thích hợp trên nhân xanthin để có
dc cấu trúc hh của các chất trên

Sgk/130

Câu 42:tính chất lý hóa của cafein ngoại trừ:

A.hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, tan trong các dung dịch acid và các
dung dịch kiềm mạnh. Dung dịch trong nước có phản ứng trung hòa với giấy quỳ

B.trong mt kiềm, cafein ko bền dễ bị phân hủy thành cafeidin ko có tác dụng và
độc

C.ko cho pư với tt mayer

D.với dd iod chỉ kết tủa khi mt là acid

E.cho tủa với dd tanin, tủa tan trong khi dd tanin quá thừa

Câu 43: chất nào sau đây có dạng lỏng sánh như dầu, có màu vàng hoặc ko màu:

A.cafein

B.theopyllin

C.theobromin

D.niketamid

E.pentylentetrazol

Câu 44: tính chất hóa học nào sau đây phù hợp với niketamid:
A.tính base yếu của nhân pyrimidin và tính chất của nhóm chức diethylamin

B.tính base yếu của nhân pyridin và tính chất của nhóm chức diethylamin

C.tính base yếu của nhân pyrimidin và tính chất của nhóm chức diethylamid

D.tính base yếu của nhân pyridin và tính chất của nhóm chức diethylamid

E.chỉ có tính base yếu và tính khử của nhân pyrimidin

Câu 45: PP nào sau đây dc sử dụng để định lượng petylentetrazol

A.PP complexon dựa vào phản ứng tạo muối phức với dung dịch đồng I clorid

B.PP đo iod

C.PP đo bạc

D.PP đo màu sau khi tạo phức với dd đồng I clorid

E.PP đo ceri

Câu 46: các thuốc lợi tiểu thẩm thấu có tính chất sau đây, ngoại trừ:

A.là những chất dễ tan trong nước

B.trơ hoàn toàn về mặt dược lý

C.được tái hấp thu ở ống thận

D.tăng độ thẩm thấu của dịch lọc trong ống thận

E.giảm sự tái hấp thu nước, tăng lượng nước tiều

Câu 47: đối với các thuốc lợi tiểu ức chế cacbonic anhydrase để có tác dụng tốt thì
liên quan với đặc điểm cấu trúc, hãy chọn ý đúng nhất:

A.nhóm sulfamoyl cần thiết cho tác dụng, nguyên tử N có thể được thế bởi các
nhóm ...

B.không thế ở nguyên tử N trên vòng thiadiazol, nếu thế thì làm giảm tác dụng

C.nhóm sulfamoyl phải gắn vào nhân thơm mới có tác dụng
D.cấu trúc thuốc có hệ số phân bố dầu/ nước thấp

E.cấu trúc thuốc có giá trị pKa cao

Câu 48: viết các pư dùng để định tính nhóm sulfamoyl:

-t/d với NaOH tạo muối Na, t/d với dd AgNO3 cho tủa trắng

-thủy phân trong NaOH, to cho khí NH3 xanh quỳ tím ẩm

-OXH bằng H2O2 hoặc HNO3 cho SO42- kết tủa trắng với BaCl2

Câu 49: thuốc lợi tiểu acetazolamid có tính chất hóa học nào sau đây:

A.tính acid do nhóm acid –COOH, sulfonamide –SO2NH2, tính base do dị vòng
thiadiazol

B. tính acid do nhóm acid –COOH, sulfonamid –SO2NH2, tính base do có N bậc
III ở dị vòng thiadiazol

C.tính acid do nhóm sulfonamid –SO2NH2, tính base do dị vòng imidazol và amin
thơm bậc I

D.tính acid do nhóm acetamid, sulfonamide –SO2NH2, tính base do dị vòng


imidazol

E.tính acid do nhóm acetamid, sulfonamide –SO2NH2, tính base do dị vòng


thiadiazol

Câu 50: liên quan cấu trúc tác dụng nào sau đây ko đúng khi nghiên cứu về các
thuốc lợi tiểu thiazid:

A.Nhóm sulfamoyl cần cho tác dụng. Thế trên nguyên tử N cho tác dụng giảm

B.thế ở vị trí 4, 5, 8 làm giảm tác dụng

C.vị trí 2 có thể thế bằng nhóm thế nhỏ. Nhóm thế cồng kềnh làm giảm tác dụng

D.vị trí số 6: các nhóm thể đẩy điện tử cho tác dụng tốt hơn các nhóm thế hút điện
tử

E.vị trí số 3: các nhóm thế làm thay đổi hoạt lực và dược động học của thuốc
Câu 51: pư nào sau đây được dùng để định tính hydroclorothiazid:

A.tác dụng với NaNO2/HCl, sau đó t/d với dung dịch β naphtol/kiềm cho phẩm
màu azo

B.thủy phân = dd acid tạo amin thơm bậc 1, sau đó tạo phẩm màu azo

C.trong dd kiềm đặc thêm dd α naphtol, sau đó cho thêm natri hypoclorid, cho
tủa màu hồng, để lâu thành màu xanh tím

D.tác dụng với dd BaCl2 cho tủa trắng

E.dễ t/g pư vào vị trí số 6 tạo phẩm màu indophenol

Câu 52: thuốc thử nào sau đây được dùng trong định tính và định lượng thiamin do
tạo tủa được, tủa có thành phần xác định với hợp chất này:

A.TT mayer

B.acid picric

C.acid silicovolframic

D.thuốc thử tanin

E.dd thủy ngân II clorid

Câu 53: khả năng dễ t/g pư thế vào vị trí số 6 của pyridoxine là do ảnh hưởng của
phần cấu trúc hay nhóm chức nào sau đây:

A.nhóm hydroxyphenol ở vị trí số 3

B.nhóm methanol ở vị trí số 5

C.nhân pyridine

D.

E.

Câu 54: trong mt kiềm và trung tính, thiamin rất dễ bị thủy phân mở vòng và bị
OXH thành các sản phẩm ko có hoạt tính vitamin. T/c này là do phần cấu trúc hay
nhóm chức:
E. vòng thiazol

Câu 55: hóa tính của riboflavin là hóa tính của:

C. đường ribose và nhân benzopteridin-2,4-dion

Câu 56: pyridoxal phosphate-một coenzym có trong thành phần của nhiều enzym
xúc tác các quá trình chuyển hóa acid amin, hydrat cacbon, chất béo được tạo
thành khi pyridoxin ở trong cơ thể được ester hóa bởi acid phosphoric với nhóm
chức hay phần cấu trúc nào sau đây của pyridoxine:

A.Nhóm 2-hydroxyethyl

B.nhóm methanol vị trí 5

C.nhóm hydroxy phenol vị trí 3

D.nhóm 4-hydroxy methyl

E.nhóm 5-hydroxyethyl

Câu 57: để định tính phân biệt hai chất acid nicotinic và nicotinamid, cho tác dụng
với chất nào sau đây:

A.tác dụng với bạc nitrat

B.tác dụng với acid boric

C.tác dụng với thủy ngân II clorid

D.tác dụng với dd iod

E.tác dụng với dd đồng acetat

Câu 58: vitamin nào sau đây ở dạng bột kết tinh màu vàng hoặc vàng cam:

A.riboflavin

B.thiamin

C.pyridoxin

D.acid ascorbic
E.niacin

Câu 59: để phân biệt các dạng muối clorid và bromid của thiamin, dùng các pư đặc
trưng của các anion:

A.tác dụng với dd bạc nitrat

B.tác dụng với dd bạc nitrat và dùng pư với cloramin/cloroform

C.dùng pư với cloramin/ dimethylformamid

D.dùng pư với dd bạc nitrat và dùng pư với cloramin/ acid acetic khan

E.dùng pư với dd bạc nitrat và dùng pư với cloramin/ acid sulfuric đặc

Câu 60: phản ứng thaleoquinin là pư đặc trưng dùng để định tính thuốc nào sau
đây:

A.nitroglycerin

B.pilocarpin HCl

C.atropin sulfat

D.salbutamol sulfat

E.quinindin sulfat

You might also like