You are on page 1of 6

Sản xuất thuốc 2

Thầy Ánh:
Câu 1: Trong hòa tan chiết xuất, các dung môi phân cực mạnh thì dễ hòa tan những
chất:
A. Có độ phân cực cao B. Thấp C. Vừa
D. Cao và vừa E. Thấp và vừa
Câu 2: Trong hòa tan chiết xuất, các dung môi ít phân cực thì dễ hòa tan những chất:
A. Có độ phân cực cao B. Thấp C. Vừa
D. Cao và vừa E. Thấp và vừa
Câu 3: Các tạp chất có trong dược liệu tan trong dung môi hữu cơ không phân cực là:
A. Gôm B. Nhựa C. Chất màu D. Chất nhầy E. Pectin
Câu 4: Các tạp chất có trong dược liệu tan trong nước là:
A. Gôm và chất nhầy B. Nhựa và sáp C. Sáp và chất béo
D. Chất béo và gôm E. Nhựa và chất nhầy
Câu 5: Theo định luật Fick, yếu tố không ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất là:
A. Độ mịn dược liệu B. Thời gian chiết xuất C. Nhiệt độ
chiết xuất
D. Dung môi chiết xuất E. Thiết bị chiết xuất
Câu 6: Trong quá trình chiết xuất, khi tăng nhiệt độ chiết xuất có thể gặp một số bất
lợi sau, ngoại trừ:
A. Phá hủy một số hoạt chất không bền
B. Tăng khả năng hòa tan tạp chất
C. Gây hao hụt các dung môi dễ bay hơi
D. Tăng độ nhớt dung môi gây khó thấm vào dược liệu
E. Giảm độ tan một số chất có quá trình hòa tan tỏa nhiệt
Câu 7: Đối với quá trình chiết xuất dược liệu, siêu âm không có tác dụng nào sau đây:
A. Làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai pha
B. Một phần màng tế bào bị phá vỡ
C. Phá hủy chất nguyên sinh nên tăng thẩm thấu
D. Tăng cường sự xáo trộn pha
E. Có tác dụng làm nóng tại chỗ
Câu 8: Để thu được hoạt chất có độ tinh khiết cao, tính chất quan trọng cần có đối với
dung môi chiết xuất là:
A. Chọn lọc B. Ít độc C. Ít gây ô nhiễm D. Dễ tan tạp chất E. Rẻ tiền
Câu 9: Để chiết xuất Thevetin nguyên liệu chiết xuất là:
A. Thân rễ thông thiên B. Lá thông thiên C. Hạt thông thiên
D. Hoa thông thiên E. Toàn cây bỏ rễ thông thiên
Câu 10: Để chiết xuất Neriolin nguyên liệu chiết xuất là:
A. Thân rễ trúc đào B. Lá trúc đào C. Hạt trúc đào
D. Hoa trúc đào E. Toàn cây bỏ rễ trúc đào
Câu 11: Để chiết xuất các alcaloid Vinblastin và Vincristin nguyên liệu chiết xuất là:
A. Thân rễ dừa cạn B. Lá dừa cạn C. Hạt dừa cạn
D. Hoa dừa cạn E. Toàn cây bỏ rễ dừa cạn
Câu 12: Dựa vào độ nhớt. Dung môi nào dễ thấm vào dược liệu nhất:
A. Aceton B. Cloroform C. Benzen D. Nước E. Ethanol
Câu 13: Dựa vào sức căng bề mặt. Dung môi nào dễ thấm vào dược liệu nhất:
A. Aceton B. Cloroform C. Benzen D. Nước E. Ethanol
Câu 14: Trong kỹ thuật chiết xuất, phát biểu đúng:
A. Trước khi chiết xuất nên phá hủy chất nguyên sinh trong tế bào dược liệu
B. Trước khi chiết xuất không bao giờ được diệt enzym có trong dược liệu
C. Trước khi chiết xuất nên phá hủy màng tế bào dược liệu
D. Trước khi chiết xuất nên xay mịn các dược liệu chứa nhiều tinh bột
E. Chiết xuất glycoside ở dạng thứ cấp, cần phải làm bất hoạt enzym trong dược liệu
Câu 15: Ưu điểm chính của phương pháp chiết xuất liên tục so với phương pháp chiết
xuất bán liên tục là:
A. Nâng suất cao B. Tiết kiệm được dung môi C. Dịch chiết đậm đặc
D. Thao tác thủ công đơn giản E. Bã được chiết kiệt
Câu 16: Ưu điểm chính của phương pháp ngâm là:
A. Nâng suất cao B. Tốn ít thời gian C. Dịch chiết đậm đặc
D. Thiết bị đơn giản E. Bã được chiết kiệt
Câu 17. Cao khô có hàm ẩm là:
A. < 5% B. 15 – 20% C. 10 – 15% D. > 20% E. < 10%
Câu 18: Khi điều chế cao thuốc, để loại tạp chất tan trong nước có trong dịch chiết
dược liệu, người ta dùng:
A. Nhiệt độ B. Parafin rắn C. Cồn 60o
D. Dầu vaselin E. Bột talc
Câu 19: DĐVN IV quy định điều kiện cô cao là:
A. Áp suất giảm, nhiệt độ < 50oC B. Áp suất thường, nhiệt độ < 60oC
C. Áp suất thường, nhiệt độ < 50oC D. Áp suất giảm, nhiệt độ < 60oC
E. Áp suất thường, nhiệt độ < 80oC
Câu 20: Lượng lactose cần dùng để pha loãng 300gam cao khô benladon chứa 2%
alcaloid toàn phần về cao khô benladon chứa 1,5% alcaloid là:
A. 100gam B. 200gam C. 300gam D. 400gam E. 600gam
Cô Diểm:
Câu 49: B.A.L (2, 3 – dimercapto – propanol) có tác dụng chống ngộ độc thủy ngân,
asen, là dạng thuốc tiêm trong dầu. Muốn tăng độ tan của hợp chất trên trong nước để
có thể pha dưới dạng dung dịch tiêm nước thì có thể sử sụng biện pháp nào sau đây:
A. Chuyển hợp chất trên thành sulfonat natri bằng phản ứng sulfo hóa
B. Dùng chất diện hoạt để tăng độ tan
C. Dùng chất tăng độ tan
D. Dùng hỗn hợp dung môi đồng tan với nước
E. Kết hợp dùng chất làm tăng độ tan và dùng hỗn hợp dung môi
Câu 50: Phản ứng sulfo hóa xảy ra theo cơ chế:
A. Thế ái điện tử hoặc thế gốc tự do
B. Cộng ái điện tử hoặc thế gốc tự do
C. Cộng ái điện tử hoặc thế ái nhân
D. Thế ái điện tử hoặc cộng ái nhân
E. Thế ái điện tử hoặc thế ái nhân
Câu 51: Ý nào không đúng về trioxyd lưu huỳnh:
A. Dạng trime hay được sử dụng trong công nghiệp làm tác nhân sulfo hóa
B. Dạng monomer để trong không khí, nhiệt độ thường sau vài giờ sẽ chuyển sang
dạng β và α
C. Là tác nhân sulfo hóa yếu
D. Để ngăn cản các phản ứng phụ thường phải pha loãng với dung môi như
dicloromethan
E. Dạng β và α đề là polime của SO3 ở thể rắn.
Câu 52: Tác nhân nào thường dùng để điều chế các sulfonat của hydrocarbon mạch
thẳng từ dẫn chất halogen tương ứng:
A. Acid sulfamic B. Các muối sulfit, bisulfit
C. Sulfonyl clorid D. Các acid halogen sulfuric
E. Trioxyd lưu huỳnh
Câu 53: Tác nhân nào thường dùng để sulfo hóa các hợp chất thơm không no (stirol)
và phenol
A. Acid sulfamic B. Các muối sulfit, bisulfit
C. Sulfonyl clorid D. Các acid halogen sulfuric
E. Trioxyd lưu huỳnh
Câu 54: Đặc điểm nào không phải của acid clorosulfuric
A. Là tác nhân sulfo hóa quan trọng nhất của nhóm các acid halogenic sulfuric
B. Rất đắt nên chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt
C. Dùng acid clorosulfuric để sulfo hóa không cần nhiệt độ cao
D. Sản phẩm tạo ra khi dùng tác nhân này tinh khiết hơn khi dùng acid sulfuric hay
oleum
E. Được dùng nhiều trong sản xuất các sulfamid
Câu 55: Pisulfo hóa (π – sulfo hóa)
A. Là giới hạn nồng độ H2SO4 mà ở đó phản ứng sulfo hóa không xảy ra nữa
B. Không phụ thuộc nguyên liệu đem sulfo hóa
C. Không phụ thuộc nhiệt độ phản ứng
D. Được biểu thị bằng nồng độ H2SO4 trong hỗn hợp phản ứng
E. Giá trị π – sulfo hóa càng lớn thì càng dễ phản ứng
Câu 56: Khi dùng hỗn hợp khí SO2 và Cl2 để sulfocloro hóa các paraffin thì phản
ứng xảy ra theo cơ chế:
A. Thế ái điện tử B. Cộng ái nhân C. Cộng ái điện tử
D. Thế gốc tự do E. Thế ái nhân
Câu 57: Sulfo hóa các hợp chất thơm xảy ra theo cơ chế
A. Thế ái điện tử B. Cộng ái nhân C. Cộng ái điện tử
D. Thế gốc tự do E. Thế ái nhân
Câu 58: Mục đích của quá trình sulfo hóa gồm các ý nào sau đây:
(1) Tăng độ tan của phân tử thuốc trong nước
(2) Tăng tác dụng của thuốc (3) Giảm độc tính của thuốc
(4) Tổng hợp một số chất diện hoạt bề mặt (5) Bảo vệ nhóm chức quan trọng
A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2), (3), (4), (5)
D. (1), (2), (5) E. (1), (3), (5)
Câu 59: Phản ứng sulfo hóa có thể được áp dụng cho các nhóm hợp chất nào sau đây:
(1) Hydrocarbon no mạch thẳng(2) Olefin (3) Acid hữu cơ mạch thẳng
(4) Hợp chất thơm no (5) Hợp chất thơm không no
A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2), (3), (4), (5)
D. (1), (2), (5) E. (1), (2), (3), (5)

You might also like